Tổng hợp báo cáo Vĩ mô từ các CTCK tuần 15/06 – 26/06

Lượt xem: 786 | Ngày đăng: 26/06/2020 | Báo cáo phân tích

Kính gửi các anh chị đầu tư!
Bên cạnh các báo cáo từ phía team thì nhiều quý nhà đầu tư có nhu cầu tham khảo thêm các quan điểm từ bộ phận nghiên cứu của các công ty chứng khoán. Nhận thấy nhu cầu đó, team triển khai bản tin  tổng hợp lại các báo cáo này cho quý anh chị.

Trong tuần vừa qua từ 22/6-26/6 có các báo cáo đáng chú ý từ phía các công ty chứng khoán :

  • Bản tin thị trường tiền tệ, trái phiếu tuần 15/06/2020 – 19/06/2020 (SSI) – Ngày 22/06/2020
  • Cập nhật diễn biến dòng vốn đầu tư toàn cầu – tháng 6/2020 (SSI) – Ngày 22/06/2020
  • Triển vọng kinh tế thế giới số 15/06/2020 ( MBS) – Ngày 20/06/2020
  • Triển vọng kinh tế thế giới số 15/06/2020 ( MBS) – Ngày 20/06/2020
  • Báo cáo Ngành Đá xây dựng – Nhu cầu tăng lên từ 2H2020 ( VDSC) – Ngày 25/6/2020
  1. Bản tin thị trường tiền tệ, trái phiếu tuần 15/06/2020 – 19/06/2020 (SSI) – Ngày 22/06/2020

SSI cập nhật thị trường tiền tệ:

  • NHNN không thực hiện giao dịch trên kênh thị trường mở, số dư OMO và tín phiếu đều giữ ở mức 0. Thanh khoản duy trì dồi dào khiến lãi suất tiếp tục giảm trên liên ngân hàng, xuống vùng lãi suất thấp chưa từng có trên liên ngân hàng.
  • Theo thông tin từ NHNN, tăng trưởng tín dụng toàn ngành tính từ đầu năm đến 16/6/2020 chỉ đạt 2.13%.
  • Thị trường 1 cũng khá bình lặng, lãi suất tiền gửi duy trì ở mức 3.5-4.25%/năm với kỳ hạn dưới 6 tháng, 4.9-6.9%/năm với kỳ hạn từ 6 đến dưới 12 tháng, từ 6-7.6%/năm với kỳ hạn 12- 13 tháng.

Thị trường ngoại hối:

Tỷ giá USDVND diễn biến trái chiều trên ngân hàng và tự do

  • Tâm lý thị trường tuần qua nhìn chung là thận trọng. JPY và vàng tiếp tục lên giá +0.47% và +0.76%. Chỉ số DXY cũng quay đầu tăng từ 96.7 lên 97.6, EUR và GPB giảm giá -0.69% và -1.52% so với USD trong tuần vừa qua.
  • Tại Việt Nam, Tỷ giá giao dịch USD/VND giảm 10đ/USD trên ngân hàng, xuống mức120/23.330. Tuy nhiên, diễn biến quốc tế khiến tỷ giá nhích tăng 20đ/USD chiều mua và 10đ/USD chiều bán ra trên thị trường tự do, lên mức 23.200/23.230. Tỷ giá trung tâm cũng tăng 12đ/USD trong khi tỷ giá mua vào – bán ra của NHNN giữ nguyên ở mức 23.175/23.650.
  • Sau hơn 2 tháng hồi phục, tỷ giá USD/VND hiện đã về sát với tỷ giá tại cuối năm 2019 và tỷ giá mua của các NHTM đã thấp hơn tỷ giá mua của NHNN 55đ/USD.

Thị trường trái phiếu chính phủ:

Lợi suất trái phiếu đi ngang trên cả sơ cấp và thứ cấp

  • KBNN phát hành 8.846 tỷ đồng trái phiếu ở cả 4 kỳ hạn gọi thầu là 5, 10, 15 và 20 năm. Đây là phiên phát hành nhiều nhất kể từ đầu năm đến nay, tỷ lệ trúng thầu/gọi thầu là 93.3% cũng là mức cao nhất trong 3 tháng trở lại đây.
  • Tính từ đầu tháng 6 đến nay, KBNN đã phát hành tổng cộng 22.114 tỷ đồng trái phiếu, tương đương 120% lượng phát hành cả tháng 5 và bằng 41% tổng lượng phát hành 5 tháng đầu năm.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1yHkE25LOgV4XOPUNW1of_ltJKE9KOELp/view?usp=sharing

  1. Cập nhật diễn biến dòng vốn đầu tư toàn cầu – tháng 6/2020 (SSI) – Ngày 22/06/2020

 

SSI báo cáo cập nhật dòng vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, sự dịch chuyển của dòng vốn đầu tư từ các thị trường tài chính trong tháng 6/2020

 

– Dòng tiền đầu tư trên thế giới: Dao động và chuyển hướng sang thị trường trái phiếu

  • Các nước lớn như đi đầu trong làn sóng nới lỏng tiền tệ và tài khóa mạnh mẽ: FED (Mỹ) tuyên bố nới lỏng định lượng không giới hạn; những nước không thể giảm thêm lãi suất như Nhật, EU thì đều công bố các gói kích thích kinh tế cao kỷ lục (989 tỷ USD, 825 tỷ USD); Trung Quốc hạ lãi suất 2 lần và công bố gói kích thích trị giá 559 tỷ USD.
  • Niềm tin vào tác động tích cực từ các gói cứu trợ cộng hưởng với môi trường tiền rẻ đã khiến dòng tiền chảy vào các quỹ tiền tệ chậm lại và chuyển hướng sang trái phiếu.
  • Dòng tiền đầu tư vào cổ phiếu dao động khá mạnh.
  • Trung Quốc và Hàn Quốc là 2 thị trường mới nổi bị rút ròng nhiều nhất tại khu vực Châu Á. Dòng tiền rút khỏi 2 thị trường này trong 10 tuần gần đây lần lượt là -13 tỷ USD và -7.8 tỷ USD.
  • Các nhà đầu tư cá nhân là động lực chính cho sự hồi phục mạnh mẽ của các thị trường chứng khoán thế giới

– Dòng tiền đầu tư tại thị trường Việt Nam: Tăng trưởng nhờ sự tham gia mạnh mẽ của NĐT cá nhân

  • Dòng tiền dồi dào từ các NĐT cá nhân trong nước thúc đẩy đà tăng của chỉ số: có gần 100 nghìn tài khoản mở mới – cao đột biến trong nhiều năm trở lại đây.
  • Dòng vốn nước ngoài của các quỹ đầu tư chủ động (active fund) đóng góp khá nhỏ bé trong đợt hồi phục này và có sự cải thiện trong những tuần gần đây
  • Các quỹ đầu tư chủ động ở Vietnam: Tỷ trọng tiền mặt của quỹ VEIL (Dragon Capital) – quỹ chủ động lớn nhất tại thị trường Việt Nam hiện ở mức 1.84% AUM. Một quỹ lớn khác là VOF (Vinacapital) duy trì tỷ trọng tiền mặt tại cuối tháng 5 là 5.6%.
  • Dòng vốn ETF có diễn biến tích cực với 943 tỷ vốn tăng thêm tính từ đầu tháng 5 đến nay. Đóng góp chủ yếu là từ các quỹ ETF nội là VFMVN Diamond ETF (+1.133 tỷ) và SSIAM VNFIN Lead ETF (+271 tỷ).

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1fKg7s3iSFKhJgXutNusGw-K39cKm_GjO/view?usp=sharing

  1. Triển vọng kinh tế thế giới số 15/06/2020 ( MBS) – Ngày 20/06/2020

 

MBS cập nhật tình hình kinh tế thới sau thời gian giãn cách xã hội – hậu Covid:

  • Các nước đang dần mở cửa trở lại giúp tình hình kinh tế được cải thiện. Một số chỉ số như tỷ lệ thất nghiệp, doanh số bán lẻ, đơn đăng ký mua nhà tại Mỹ đều tăng vượt dự báo trong tháng 5. Anh ghi nhận GDP giảm 20,4% so với tháng trước trong tháng 5, là một chỉ báo cho sự suy giảm đáng kể của các nền kinh tế trong Quý 2.
  • Giá dầu WTI ghi nhận tháng tăng giá mạnh nhất trong lịch sử khi tăng 88% trong tháng 5 do nhu cầu tăng khi các nước mở cửa trở lại và hiện giao dịch quanh mốc 35 USD/thùng.
  • Việc mở cửa các cửa hàng, quán ăn giúp ngành dịch vụ, lĩnh vực quan trọng nhất trong nền kinh tế Mỹ hồi phục mạnh mẽ. Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ trong tháng 5 gây bất ngờ khi giảm về 13,3% sau khi đạt đỉnh 14,7% tháng trước. Doanh số bán lẻ cũng tăng 17% so với tháng 4, gấp đôi so với dự báo.
  • Fed đã chuyển từ các chính sách quản lý khủng hoảng sang duy trì điều kiện tài chính ổn định.
  • Chính phủ các quốc gia vẫn tiếp tục thực hiện các gói tài khoá hỗ trợ kinh tế. Mới đây, chính phủ Đức vừa công bố gói kích cầu trị giá 130 tỷ EUR, đưa các gói kích thích tài khoá của Đức kể từ khi bắt đầu xảy ra cuộc khủng hoảng lên mức 35% GDP, một trong những quốc gia có quy mô gói kích cầu lớn nhất thế giới.

Link tải báo cáo full:

http://images1.cafef.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/Vimo_190620_MBS.pdf

  1. Báo cáo thị trường trái phiếu tiền tệ (MBS) – Ngày 20/06/2020

MBS phát hành báo cáo cập nhật thị trường tiền tệ, thị trường trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp  những điểm đáng chú ý sau:

– Thị Trường Tiền Tệ

  • Lượng tín phiếu đáo hạn khá lớn trong khi không có giao dịch nào mới khiến số tiền NHNN bơm ròng vào hệ thống đạt 27.000 tỷ đồng trong kỳ. Lãi suất liên ngân hàng qua đêm ở mức thấp kỷ lục do lượng thanh khoản dư thừa này.
  • Tỷ giá USD/VND tiến sát về mức đầu năm, ổn định nhất khu vực.

– Thị Trường Trái Phiếu Chính Phủ

Thị trường sơ cấp

  • Tỷ lệ TPCP trúng thầu gia tăng tích cực do lợi suất trúng thầu tại đa số các kỳ hạn tiếp tục được cải thiện.

Thị trường thứ cấp

  • Lợi suất TPCP thứ cấp đồng loạt giảm khá sâu. Giao dịch trên thị trường TPCP thứ cấp kém sôi nổi. NĐTNN tiếp tục mua ròng tới 2.048 tỷ đồng TPCP trong kỳ.

– Thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Một số TPDN được phát hành trong thời gian gần đây:

  • VPB huy động 1.200 tỷ đồng kỳ hạn 3 năm, trả lãi hàng năm, lãi suất cố định 6%/năm;
  • HDB phát hành 2.000 tỷ đồng kỳ hạn 3 năm, trả lãi hàng năm, lãi suất cố định 5,8%/năm;
  • BIDV phát hành 500 tỷ đồng kỳ hạn 15 năm, trả lãi hàng năm, lãi suất cố định 7,95%/năm;
  • Đô thị FPT Đà Nẵng phát hành 380 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 42 tháng, trả lãi 6 tháng/lần, lãi suất 2 kỳ đầu 10- 11%/năm, các kỳ sau thả nổi ở mức LSTC+4%/năm.

Link tải báo cáo full:

http://images1.cafef.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/TPTT_190620_MBS.pdf

  1. Báo cáo Ngành Đá xây dựng – Nhu cầu tăng lên từ 2H2020 ( VDSC) – Ngày 25/6/2020

VDSC cập nhật báo cáo Ngành Đá xây dựng với kỳ vọng tăng trưởng vào 6 tháng cuối năm khi nhu cầu xây dựng hạ tăng cao:

  • Nhu cầu xây dựng nhà ở khu vực Tây Nam Bộ tiếp tục được duy trì
  • Đầu tư công đã có dấu hiệu khởi sắc trở lại. Nhu cầu vận tải liên kết hai vùng TPHCM và Tây Nam Bộ ở mức cao, tuy nhiên hiện nay mới chỉ có 40 km đường cao tốc (TPHCM – Trung Lương) được xây dựng ở trong tổng số 1.000 km đường cao tốc trên cả nước
  • Thay thế hai mỏ đá Tân Đông Hiệp và Núi Nhỏ. Theo Đánh giá từ chất lượng đá đến vị trí, cụm mỏ Tân Cang ở Biên Hòa, Đồng Nai nổi lên như ứng cử viên chính thay thế hai cụm mỏ trên. Một số các doanh nghiệp niêm yết có sở hữu mỏ đá ở cụm mỏ này như VLB, DHA, CTI, DND và DGT. Trong số đó, VLB đang sở hữu diện tích được cấp phép khai thác lớn nhất cùng với thời hạn khai thác dài.
  • Một số cổ phiểu tiêu biểu được VDSC lưu ý trong ngành đá xây dựng là DHA và KSB.

Link tải báo cáo full:

https://www.vdsc.com.vn/vn/downloadRptAttachment.rv?rptId=40597554AD948E4DC4954E33E739CA9D

Quý nhà đầu tư lưu ý:
– Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

                                     

                                               —– Team LTBNM tổng hợp và phân tích —— 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN