Kính gửi các anh chị đầu tư!
Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 06/05 – 10/05/2024
- TPB [ Tích cực – 26,800đ/cp]: Chi phí dự phòng cao hơn kỳ vọng – VND..
- STK [ Theo dõi – 30,200đ/cp ]: Kế hoạch tham vọng so với triể vọng hồi phục chậm của ngành – FPTS.
- VSC [ Theo dõi – 19,500đ/cp ] Thách thức khi tang sở hữu Cảng Nam Hải Đình Vũ – FPTS.
- SCS [ Trung lập ] Cập nhật nhanh SCS – ACBS.
- QTP [ Tích cực – 17,749đ/cp ] Cổ tức tăng trưởng hấp dẫn trong dài hạn – MAS.
- MSN [ Trung lập – 84,800đ/cp] Các điểm chính từ ĐHCĐ năm 2024 và KQKD Q1/2024 – SSI.
- MWG [ Tích cực – 65,800đ/cp] KQKD Q1/2024 khả quan – SSI.
- HT1 [ Trung lập – 11,600đ/cp ] Kết quả kinh doanh có thể đã chạm đáy trong Q1/2024 – SSI.
- PLX [ Tích cực – 43,800đ/cp] Báo cáo cổ phiếu – MBS
- MWG [ MUA – 69,300đ/cp] Bước đầu thu trái ngọt – BSC..
- TCB [ Trung lập – 50,300đ/cp]: LNST Q1/2024 tăng trưởng vượt kỳ vọng – MBS.
- DBC [ MUA – 33,751đ/cp ]: Nắm bắt thời cơ gia tang thị phần – VCBS.
- MBB [ Trung lập – 26,300đ/cp ] Cập nhật cuộc họp với nhà đầu tư – SSI.
- SAB [ Theo dõi – 61,700đ/cp ] Lợi nhuận phục hồi chậm do áp lực chi phí đầu vào ở mức cao – FPTS.
- PVT [ Tích cực – 30,000đ/cp ] Cập nhật KQKD Q1/2024 và ĐHCĐ năm 2024 – SSI.
- CTD [ MUA – 81,350đ/cp] Viết tiếp câu chuyện riêng – FPTS.
- TPB [ MUA – 20,000đ/cp] Hoàn thiện mẫu hình Extended V bottom, TPB đang cho tín hiệu đảo chiều xu hướng ngắn hạn. – FPTS.
- REE [ Tích cực – 76,800đ/cp ] Báo cáo cổ phiếu – MBS.
- VTP [ Kém khả quan – 70,000đ/cp] Chi phí đầu tư mới ảnh hưởng đến lợi nhuận trong ngắn hạn – SSI
- CEO [ Trung lập – 17,425đ/cp] Vị thế tài chính tốt trong chu kì đầu tư mới – VCBS.
- DGC [ Theo dõi – 109,000đ/cp] Mảng Photpho duy trì ổn định, động lực tang trưởng đến từ dự án Xút- Clo – FPTS
- Ngành dệt may: Thị phần duy trì xu hướng tăng – MAS
- Báo cáo chiến lược: Thời điểm sàng lọc – SSI.
Quý nhà đầu tư lưu ý:
Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
1. TPB [ Tích cực – 26,800đ/cp]: Chi phí dự phòng cao hơn kỳ vọng – VND
- LNTT Q1/24 tăng nhẹ 3,6% svck, đạt 1.829 tỷ đồng, nhờ NIM tăng svck.
- Trong năm 2023, LN ròng tăng 3,5% svck, đạt 1.463 tỷ đồng, hoàn thành 21,6% dự phóng của VNDS.
- VNDS sẽ giảm giá mục tiêu hiện tại là 26.800 đồng; và sẽ cập nhật thêm trong báo cáo tiếp theo.
Link tải full báo cáo:
2. STK [ Theo dõi – 30,200đ/cp ]: Kế hoạch tham vọng so với triể vọng hồi phục chậm của ngành – FPTS
- FPTS sử dụng phương pháp định giá FCFE và FCFF để xác định giá mục tiêu của cổ phiếu STK ở 30.200 VND/cp, cao hơn 2,9% so với giá đóng cửa ngày 06/05/2024. FPTS đưa ra khuyến nghị THEO DÕI với cổ phiếu STK khi triển vọng hồi phục đã phản ánh phần lớn trong giá cổ phiếu, các luận điểm chính: Doanh thu 2024 dự phóng hồi phục +19,8% YoY (đạt 1.706 tỷ đồng) nhờ sản lượng bán sợi +16,5% YoY, thúc đẩy bởi hoạt động sản xuất và xuất khẩu quần áo sôi động hơn (KNXK dệt may của Việt Nam kỳ vọng +8,3% YoY). BLNG năm 2024 dự phóng cải thiện +02 đpt YoY (đạt 15,4%). Thúc đẩy bởi BLNG sợi nguyên sinh +7,1 đpt YoY (đạt 11,1%) nhờ giá bán tăng, ngược lại BLNG sợi tái chế dự phóng giảm 3,2 đpt YoY (đạt 20,0%) do STK hạ giá bán để thúc đẩy tiêu thụ. Nhà máy Unitex chưa đóng góp công suất và doanh thu như kỳ vọng tại Báo cáo cập nhật định giá T05/2023 do vận hành muộn hơn 02 quý và nhu cầu 2024 tăng chậm.
Link tải full báo cáo:
3. VSC [ Theo dõi – 19,500đ/cp ] Thách thức khi tang sở hữu Cảng Nam Hải Đình Vũ – FPTS
- Doanh thu thuần (DTT) năm 2023 của VSC đạt 2.181 tỷ VND (+8,4% YoY & 97% KH2023). Sản lượng khai thác cảng tăng 4,5% YoY. Biên lợi nhuận gộp giảm 2,8 đpt YoY do VSC đẩy mạnh thuê ngoài dịch vụ bốc xếp khi tình trạng trùng lịch tàu làm hàng gia tăng trở lại. Lợi nhuận trước thuế (LNTT) năm 2023 của VSC đạt 265 tỷ VND (-44,4% YoY & 102% KH2023) do chi phí lãi vay tăng mạnh để góp vốn cho dự án khách sạn và mua lại 35% cổ phần cảng Nam Hải Đình Vũ.
- KQKD Q1/2024 tăng mạnh nhờ hoạt động xuất nhập khẩu hồi phục. DTT và LNST Q1/2024 đạt 586 tỷ VND (+25,6% YoY) và 70 tỷ VND (+63,3% YoY) nhờ sản lượng hàng container qua cảng biển của VSC ước tăng 19,2% YoY.
- Tiếp tục nâng tỷ lệ sở hữu tại cảng Nam Hải Đình Vũ lên 100% trong năm 2024. VSC thực hiện phát hành 1:1 đầu năm 2024 nhằm kế hoạch mua thêm 65% cổ phần tại cảng Nam Hải Đình Vũ, giá trị mua dự kiến là 2.170 tỷ VND (tương đương ~42% tổng tài sản tại BCTC năm 2023).
- Ngày 29/04/2024, Đại hội cổ đông lần 1 của VSC không đủ điều kiện tiến hành do số cổ đông tham dự thấp hơn so với quy định, chỉ chiếm 36,7% vốn điều lệ. Đồng thời, Đại hội đặt kế hoạch trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 7,5%. Trích quỹ khen thưởng, phúc lợi 20,2% (25 tỷ VND) và thưởng ban lãnh đạo 1,6% (2 tỷ VND).
- Năm 2024, FPTS cho rằng DTT và LNTT của VSC đạt lần lượt 2.431 tỷ VND (+11,4% YoY & 99% KH2024) và 328 tỷ VND (+23,7% YoY & 103% KH2024). (Chi tiết triển vọng) Cập nhật khuyến nghị: Bằng phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền tự do, FPTS khuyến nghị THEO DÕI đối với cổ phiếu VSC với mức định giá cập nhật là 19.500 VND/cp, cao hơn 16,9% so với mức định giá (đã điều chỉnh) tại Báo cáo cập nhật tin tức tháng 03/2023. Nhà đầu tư có thể xem xét bán cổ phiếu VSC ở mức giá hiện tại và mua vào ở mức giá 16.250 VND/cp (tương đương mức sinh lời kỳ vọng 20%). (Chi tiết khuyến nghị).
Link tải full báo cáo:
4. SCS [ Trung lập ] Cập nhật nhanh SCS – ACBS
- Kế hoạch kinh doanh năm 2024: Dự kiến doanh thu và lợi nhuận trước thuế đạt 968 tỷ đồng và 680 tỷ đồng, tăng lần lượt 37,3% và 19,6% so với năm 2023. Tổng sản lượng hàng hóa thông qua theo kế hoạch đạt 248.000 tấn (+30,7% svck), trong đó sản lượng hàng hóa quốc tế đạt 190.000 tấn (+38,7% svck) và hàng hóa nội địa là 58.000 tấn (+10% svck).
- Phân phối lợi nhuận năm 2023: Chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 50% (tương đương 5.000 đồng/cổ phiếu), trích 5% LNST cho quỹ khen thưởng phúc lợi và 1% cho quỹ hoạt động của Hội đồng quản trị.
- Kế hoạch phát hành ESOP: SCS dự kiến phát hành cổ phiếu ESOP với số lượng tối đa 1,0% số lượng cổ phiếu đang lưu hành, với mức giá tối thiểu bằng 20% giá đóng cửa bình quân của 10 ngày làm việc trước khi Hội đồng quản trị thông qua kế hoạch này. 100% sốlượng cổ phiếu ESOP sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong năm đầu tiên, và 50% trong năm thứ hai..
- Kết quả kinh doanh quý 1 năm 2024: Doanh thu đạt 212,8 tỷ đồng (+31,3% svck). Lợi nhuận gộp đạt 168,3 tỷ đồng (+37,2% svck) giúp biên lợi nhuận đạt 79,1%, tăng 3,4% so với Q1/2023. Trong đó, tổng sản lượng thông qua đạt 58.442 tấn (+34,2% svck), đáng chú ý hàng hóa quốc tế đạt 42.632 tấn (+38,9% svck) nhờ đóng góp của khách hàng mới –hãng Qatar Airways và nhu cầu phục hồi chung của nền kinh tế toàn cầu. LNST đạt 147,3 tỷ đồng (+30,1% svck).
Link tải full báo cáo:
5. QTP [ Tích cực – 17,749đ/cp ] Cổ tức tăng trưởng hấp dẫn trong dài hạn – MAS
- Tận dụng nhu cầu năng lượng tăng cao và mùa khô ở khu vực phía Bắc: Theo Quy hoạch điện VIII, tỷ lệ tăng trưởng dựkiếnvề nhu cầu năng lượng của khu vực Bắc Bộlà 11% trong giai đoạn 2021-2030. Tuy nhiên, khu vực Bắc Bộ có thể đối mặt với nguy cơ thiếu điện từ năm 2024 trở đi do tác động của hiện tượng El Nino, tình trạng khô hạn nghiệm trọng, thiếu nguồn điện mới cũng như nhucầu năng lượng tăng cao trong khu vực kinh tế phía Bắc (Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh) và các khu công nghiệp công nghệ cao tại Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên và Hà Nam. Nhiệt điện Quảng Ninh (QTP) nằm ở tại tỉnh Quảng Ninh, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống cung cấp điện cho khu vực Bắc Bộ. Tỉnh này cũng là khu vực có trữ lượng than lớn nhất trong cả nước.
- Cơ cấu tài chính lành mạnh: Trong giai đoạn 2018–2023, nợ vay của QTP giảm mạnh, từ 7,533 tỷ đồng (2018) xuống còn 316 tỷ đồng (2023). MAS kỳ vọng công ty hoàn toàn trả hết nợ dài hạn vào năm 2024.
- Cổ tức duy trì ở mức cao trong tương lai: MAS kỳ vọng QTP sẽ duy trì việc thanh toán cổ tức cao từ năm 2024 trở đi, nhờ việc hoàn trả toàn bộ nợ và chi phí khấu hao giảm dần qua các năm.
Link tải full báo cáo:
6. MSN [ Trung lập – 84,800đ/cp] Các điểm chính từ ĐHCĐ năm 2024 và KQKD Q1/2024 – SSI
- Trong Q1/2024, MSN đạt 18,85 nghìn tỷ đồng doanh thu (tăng 0,8% svck) và 479 tỷ đồng LNST (tăng 9,6% svck). Tuy nhiên, LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ (NPATMI) chỉ đạt 104 tỷ đồng (giảm 51,4% svck). Về mặt doanh thu, tăng trưởng ghi nhận ở mảng kinh doanh tiêu dùng, bao gồm MCH (tăng 7,4 % svck) và WCM (tăng 8,5% svck) và MML (tăng 7,5% svck) giúp bù đắp cho mức giảm doanh thu ở mảng khai khoáng, cụ thể, doanh thu của MHT giảm 18,4% svck. Về mặt lợi nhuận EBITDA, động lực tăng trưởng chính đến từ lợi nhuận khả quan của TCB (tăng 28% svck) và EBITDA cao hơn cùng kỳ của MCH, WCM và MML. Ngược lại, MHT là yếu tố chính cản trở đà tăng. Trong năm 202 , MSN đặt kế hoạch doanh thu đạt 8 đến 90 nghìn tỷ đồng (tăng từ 7% đến 15% svck) và LNST đạt 2,25 đến 4 nghìn tỷ đồng (tăng 20% đến 114% svck). Hiện tại, SSI ước tính LNST năm 202 là 2,98 nghìn tỷ đồng, trong phạm vi kế hoạch của công ty.
- Về cơ cấu vốn, EBITDA/nợ ròng lên mức 4,1 lần trong Q1/2024, đây là mức cao nhất trong các quý gần đây, nhưng đã giảm xuống 3,7 lần vào cuối tháng 4 nhờ khoản đầu tư 250 triệu USD từ Bain Capital. Tập đoàn ưu tiên đưa tỷ lệ này xuống dưới 3,5 lần trong năm 202 nhờ (1) dòng tiền hoạt động kinh doanh cải thiện và (2) có một số phương án huy động vốn, bao gồm khả năng IPO công ty con, thoái vốn mảng khai khoáng… SSI cũng lưu ý rằng khoản cổ tức đặc biệt bằng tiền mặt của Masan Consumer (nếu được thực hiện) sẽ mang lại dòng tiền đáng kể cho tập đoàn MSN, giúp giảm bớt đòn bẩy cao như hiện tại. Đồng thời, TCB cũng đã phê duyệt mức cổ tức bằng tiền mặt 15% cho năm 2023.
- Hiện tại SSI có giá mục tiêu cho MSN là 84.800 đồng/cổ phiếu (tiềm năng tăng giá là 19% so với giá hiện tại). SSI sẽ cung cấp báo cáo cập nhật chi tiết hơn sau khi tham dự “Community Day” trong tuần này.
Link tải full báo cáo:
7. MWG [ Tích cực – 65,800đ/cp] KQKD Q1/2024 khả quan – SSI
- MWG công bố KQKD Q1/2024 khả quan, quay lại với mức lợi nhuận ròng đạt 903 tỷ đồng (tăng 4143% svck). Kết quả này cao hơn ước tính của SSI nhờ biên lợi nhuận của mảng điện thoại điện máy và bách hóa tăng nhanh hơn dự kiến. Mặc dù ban đầu SSI kỳ vọng biên lợi nhuận của chuỗi điện thoại điện máy sẽ được cải thiện đáng kể sau một thời gian giảm hàng tồn kho và công ty thực hiện một số biện pháp cắt giảm chi phí nhất định, nhưng kết quả tốt hơn kỳ vọng của SSI nhờ (1) doanh thu máy điều hòa đột biến vốn có biên lợi nhuận cao hơn điện thoại và (2) mức tồn kho trong ngành giảm làm gia tăng biên lợi nhuận cho các doanh nghiệp bán lẻ điện thoại điện máy – SSI nhận thấy đối thủ cạnh tranh (FPT Shop) đã giảm số dư hàng tồn trong Q1/2024. Với kết quả kinh doanh Q1/2024 tốt hơn kỳ vọng ở cả mảng điện thoại điện máy và bách hóa, SSI điều chỉnh lợi nhuận ròng năm 2024-2025 lần lượt lên 3,47 nghìn tỷ đồng (tăng 1968% svck, từ 2,5 nghìn tỷ đồng) và 4,5 nghìn tỷ đồng (tăng 30% svck, từ 3,4 nghìn tỷ đồng). Với việc điều chỉnh hệ số mục tiêu sang năm 2025 (từ mức bình quân năm 2024-2025), SSI đưa ra mức giá mục tiêu 1 năm mới theo pp SOTP là 65.800 đồng/cp (từ 56.200 đồng/cp) và duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN.
Link tải full báo cáo:
8. HT1 [ Trung lập – 11,600đ/cp ] Kết quả kinh doanh có thể đã chạm đáy trong Q1/2024 – SSI
- SSI duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu HT1. SSI áp dụng P/E mục tiêu là 12x (từ 15x) và EV/EBITDA là 6x (từ 7x), theo đó giá mục tiêu 1 năm là 11.600 đồng/cp (từ 11.300 đồng/cp), khi SSI chuyển cơ sở định giá sang giữa năm 2025.
- KQKD Q1/2024: HT1 đạt doanh thu thuần 1,5 nghìn tỷ đồng (giảm 12% svck, giảm 16% so với quý trước) và lỗ ròng 25 tỷ đồng (so với mức lỗ ròng 86 tỷ đồng trong Q1/2023 và lãi ròng 54 tỷ đồng trong Q4/2023) do tiêu thụ xi măng suy giảm. Sản lượng tiêu thụ giảm 6% svck (giảm 22% so với quý trước) do ảnh hưởng theo mùa và nhu cầu yếu từ năm 2023. Giá bán trung bình giảm 6% svck (giảm 6% so với quý trước), do: (i) tỷ lệ tiêu thụ xi măng rời cao hơn; và (ii) thương hiệu xi măng “PowerCement” phân khúc giá rẻ ra mắt vào cuối năm 2023. Biên lợi nhuận gộp đã cải thiện lên 6,9% trong Q1/2024 so với 4,5% trong Q1/2023 nhờ giá than đầu vào giảm 30% svck.
- Kế hoạch kinh doanh: Công ty đặt kế hoạch doanh thu thuần và LNST lần lượt là 7 nghìn tỷ đồng (giảm 0,2% svck) và 23 tỷ đồng (tăng 29% svck), với sản lượng tiêu thụ xi măng đạt 5,66 triệu tấn (tăng 5% svck).
- Ước tính lợi nhuận: Cho năm 2024, SSI ước tính doanh thu thuần và LNST lần lượt đạt 7,5 nghìn tỷ đồng (tăng 7% svck) và 115 tỷ đồng (tăng 542% svck). Cho năm 2025, SSI dự báo doanh thu thuần và LNST lần lượt là 7,9 nghìn tỷ đồng (tăng 5% svck) và 212 tỷ đồng (tăng 84% svck) nhờ sản lượng tiêu thụ phục hồi.
Link tải full báo cáo:
9. PLX [ Tích cực – 43,800đ/cp] Báo cáo cổ phiếu – MBS
- PLX ghi nhận LN ròng Q1/24 đạt 1,073 tỷ (+73.2% svck), tương đương 38% lợi nhuận ròng cả năm 2023, với đóng góp chủ yếu từ lợi nhuận gộp.
- MBS dự báo LN ròng GĐ 2024-2025 lần lượt tăng 16.4% và giảm 0.9% svck do kỳ vọng tổng sản lượng tăng trưởng 4.1% và 2.6%, trong khi kỳ vọng biên lợi nhuận gộp 2025 giảm nhẹ so với 2024.
- MBS đưa ra khuyến nghị KHẢ QUAN với giá mục tiêu 43,800 đồng/cp (tiềm năng tăng giá +19.4%, thị suất cổ tức 2.7%).
Link tải full báo cáo:
10. MWG [ MUA – 69,300đ/cp] Bước đầu thu trái ngọt – BSC
- BSC duy trì khuyến nghị MUA cổ phiếu MWG với giá mục tiêu trung hạn = 69,300 VNĐ/CP (Upside +19% so với giá đóng cửa ngày 6/5/2024) dựa trên PP SOTP. BSC nâng +26%với báo cáo trước đó nhờ điều chỉnh dự trên KQKD TGĐ+ĐMX tích cực hơn kì vọng.
- KQKD 2024E kỳ vọng phục hồi tích cực +2,115%YoY từ (1) TGDĐ+ ĐMX: cải thiện biên hoạt động từ 3.6% lên 5% và (2) BHX có có lãi tại mức biên lợi nhuận hoạt động +0.4%. Hai nút thắt trong định giá của MWG dần được gỡ bỏ khi: TGDĐ+ ĐMX duy trì xu hướng phục hồi doanh thu và biên lợi nhuận, BHX kì vọng có lãi trong 2024 và nhân rộng mô hình kinh doanh.
Link tải full báo cáo:
11. TCB [ Trung lập – 50,300đ/cp]: LNST Q1/2024 tăng trưởng vượt kỳ vọng – MBS
- LNST Q1/2024 tăng mạnh 38.3% svck nhờ thu nhập hoạt động tăng 31.8% svck trong khi CIR giảm mạnh xuống mức 26.5%.
- MBS thay đổi khuyến nghị sang TRUNG LẬP đối với TCB và giá mục tiêu mới là 50,300 đ/cp do giá cổ phiếu đã phản ánh rất tích cực những triển vọng về tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2024.
Link tải full báo cáo:
12. DBC [ MUA – 33,751đ/cp ]: Nắm bắt thời cơ gia tăng thị phần – VCBS
- VCBS khuyến nghị MUA với giá mục tiêu 33.751 đồng/cp, tương đương với P/E mục tiêu đạt 18x dựa trên triển vọng tích cực của thị trường chăn nuôi trong năm tới.
- Cơ cấu chăn nuôi chuyển dần từ hộ nhỏ lẻ sang các doanh nghiệp lớn. Luật chăn nuôi sẽ chính thức có hiệu lực từ 2025, theo đó đẩy nhanh quá trình dịch chuyển thị phần từ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ sang các doanh nghiệp lớn. Trong bối cảnh đó, DBC đã thực hiện đầu tư mở rộng trang trại Thanh Hoá nhằm gia tăng sản lượng.
- Giá các loại ngũ cốc đang có xu hướng giảm giúp tiết kiệm chi phí đầu vào cho ngành chăn nuôi. Dự báo nguồn cung các mặt hàng ngũ cốc như ngô và đậu tương sẽ tiếp tục dư thừa trong năm nay, giúp cho giá nguyên liệu đầu vào thức ăn chăn nuôi duy trì ở mức thấp.
- Giá heo hơi có khả năng sẽ tiếp tục duy trì đà tăng khi nguồn cung heo đã giảm và tình trạng heo nhập lậu đã được kiểm soát. Nhu cầu tái đàn của người dân là khá thấp trong bối cảnh dịch bệnh có thể bùng phát trở lại và việc luật hạn chế các hộ dân nhỏ lẻ thực hiện chăn nuôi trong nội thành. Vì vậy, giá heo hơi được dự kiến sẽ duy trì ở mặt bằng khá cao trong thời gian tới.
- Tiềm năng lớn từ hoạt động sản xuất vacxin. Hiện nay DBC đang thử nghiệm vacxin trên đàn lợn của công ty và đang cho kết quả khả quan. Nếu thành công và đưa vào thương mại, sản phẩm này có thể mang lại lợi nhuận đáng kể trong tương lai.
Link tải full báo cáo:
13. MBB [ Trung lập – 26,300đ/cp ] Cập nhật cuộc họp với nhà đầu tư – SSI
- MBB đã tổ chức cuộc họp với nhà đầu tư vào ngày 3/5 để trao đổi với nhà đầu tư về KQKD Q1/2024. Chất lượng tài sản giảm và xu hướng NIM trong các quý tới là những vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm. MBB khá tự tin về chất lượng tài sản sẽ cải thiện trong Q2/2024 vì khách hàng doanh nghiệp lớn bị chuyển nhóm nợ trong Q1/2024 dự kiến sẽ phục hồi trong tháng 5/2024. NIM dự kiến sẽ duy trì ổn định hoặc cải thiện nhẹ trong 2 quý tới.
- SSI cho rằng khách hàng doanh nghiệp nói trên sẽ được chuyển về nhóm nợ thông thường trong Q2/2024 thông qua đàm phán. Do đó, SSI duy trì giả định hiện tại về chi phí tín dụng là 1,5% cho năm 2024. Tuy nhiên, NIM của MBB yếu hơn kỳ vọng của SSI do rủi ro tín dụng tiềm ẩn cũng như việc hỗ trợ lãi suất cho vay đối với khách hàng. Theo đó, SSI điều chỉnh ước tính LNTT cho MBB xuống mức 29,1 nghìn tỷ đồng (+10,6% svck) từ 30 nghìn tỷ đồng (+13,7% svck).
- Về định giá, SSI thực hiện điều chỉnh giảm vốn chủ sở hữu để phản ánh rủi ro về khả năng dòng tiền của khách hàng tiếp tục bị ảnh hưởng kém tích cực bởi các điều kiện thị trường hiện tại. Do đó, giá mục tiêu 1 năm đối với MBB được điều chỉnh xuống 26.300 đồng/cổ phiếu (từ 27.600 đồng/cổ phiếu), tương đương tiềm năng tăng giá là 15,6%. Theo đó, SSI duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu MBB.
Link tải full báo cáo:
14. SAB [ Theo dõi – 61,700đ/cp ] Lợi nhuận phục hồi chậm do áp lực chi phí đầu vào ở mức cao – FPTS
- Bằng phương pháp so sánh EV/EBITDA với mức EBITDA forward năm 2024 là 4.713 tỷ đồng, FPTS xác định mức giá mục tiêu của SAB là 61.700 VNĐ/cp (+6,9% so với mức giá đóng cửa ngày 07/05/2024). FPTS khuyến nghị THEO DÕI đối với cổ phiếu SAB. Nhà đầu tư có thể xem xét bán ở mức giá hiện tại và theo dõi thêm các yếu tố liên quan đến triển vọng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Doanh thu và LNST của SAB năm 2024 dự phóng đạt lần lượt 32.441 tỷ đồng (+6,5% YoY & 94,3% KH2024) và 4.394 tỷ đồng (+3,3% YoY & 95,9% KH2024). Doanh thu mảng bia dự phóng đạt 28.673 tỷ đồng (+6,5% YoY), chiếm tỷ trọng 88%. Trong đó: Sản lượng bia tiêu thụ dự phóng đạt 1,54 tỷ lít (+6,5% YoY và thấp hơn mức CAGR (2015 – 2019) = +7,6%/năm) với kỳ vọng sức mua của người tiêu dùng sẽ phục hồi chậm trong năm 2024. Biên lợi nhuận gộp mảng bia dự phóng đạt 33,6% (-0,5 đpt YoY) khi giá nguyên liệu đầu vào vẫn neo ở mức cao. Lượng tồn kho malt và vỏ nhôm giá cao từ năm 2023 sẽ được tiêu thụ hết trong năm 2024. Do đó, chi phí sản xuất bia bình quân kỳ vọng tiếp tục ở mức cao, dự kiến tăng 0,8% YoY. Với giá bán, bối cảnh mức độ cạnh tranh trong ngành bia ngày càng gay gắt, nhiều khả năng SAB sẽ không tăng giá bán đầu ra năm 2024. FPTS giả định giá bán bia của SAB duy trì bằng với mức giá của năm 2023.
Link tải full báo cáo:
15. PVT [ Tích cực – 30,000đ/cp ] Cập nhật KQKD Q1/2024 và ĐHCĐ năm 2024 – SSI
- Trong Q1/2024, PVT đạt mức tăng trưởng mạnh cả về doanh thu và lợi nhuận ròng, cụ thể, doanh thu tăng 24% svck và LNTT tăng 28% svck đạt 386 tỷ đồng, cao hơn một chút so với ước tính của SSI là 360 tỷ đồng do một số khoản thu nhập khác từ thu tiền phạt. Kết quả kinh doanh khả quan trong quý đến từ nỗ lực của công ty trong việc đầu tư công suất cao hơn trong nửa cuối năm 2023, cũng như việc gia hạn hợp đồng kỳ hạn mới với giá cho thuê cao hơn (SSI ước tính cao hơn 10% svck).
- Nhìn chung, SSI cho rằng hiệu quả hoạt động trong quý phù hợp với kỳ vọng chung của SSI và SSI duy trì các ước tính hiện tại cho năm 2024-2025 như trong báo cáo trước. Cụ thể, SSI kỳ vọng doanh thu mảng vận tải năm 2024F và 2025F sẽ tăng lần lượt 20% svck đạt 9,1 nghìn tỷ đồng và 13% svck đạt 10,3 nghìn tỷ đồng. Lợi nhuận gộp cho mảng này ước tính lần lượt là 1,8 nghìn tỷ đồng (+19% svck) cho năm 2024F và 2 nghìn tỷ đồng (+13% svck) cho năm 2025F. Đối với mảng FSO và FPSO, SSI kỳ vọng doanh thu và lợi nhuận gộp đi ngang svck lần lượt là 377 tỷ đồng và 227 tỷ đồng cho năm 2024F và 2025F, do tính chất dài hạn của các hợp đồng này đảm bảo nguồn lợi nhuận dễ dự báo hơn. SSI kỳ vọng mức tăng trưởng LNTT cốt lõi lần lượt là 18,7% và 17% svck cho năm 2024F và 2025F (không bao gồm lợi nhuận bất thường từ việc thanh lý tàu). Tăng trưởng lợi nhuận ròng danh nghĩa cho năm 2024F và 2025F ước tính lần lượt là 7,5% và 17% svck, và mức tăng trưởng có thể thay đổi nếu PVT thanh lý thêm tàu trong 2 năm tới.
Link tải full báo cáo:
16. CTD [ MUA – 81,350đ/cp] Viết tiếp câu chuyện riêng – FPTS
- Tăng trưởng doanh thu khả quan nhờ tăng tỷ trọng các dự án xây dựng công nghiệp trong bối cảnh xây dựng dân dụng ảm đạm: Vốn FDI thực hiện tại Việt Nam dự kiến tiếp tục tăng trưởng 5% trong năm 2024, theo IMF. Tỷ trọng các dự án xây dựng công nghiệp trong doanh thu năm 2023 của CTD đạt 35%, cao hơn ~15 đpt so với cùng kỳ nhờ (1) năng lực thi công tốt và (2) áp dụng ESG vào hoạt động xây dựng, trong bối cảnh các chủ đầu tư FDI chú tâm tới hoạt động phát triển bền vững. Giá trị backlog dự phóng đạt 24.665 tỷ đồng vào cuối FY24 (~150% doanh thu năm dương lịch 2023), trong đó đóng góp ~45% đến từ các dự án xây dựng công nghiệp.
- Biên lợi nhuận gộp cải thiện ~1,4 đpt từ mức rất thấp: 9T FY24, CTD đạt biên lợi nhuận gộp 3,4%, cao hơn ~1,4 đpt so với cùng kỳ ở mức 2%, do (1) các dự án ký với giá thầu thấp giai đoạn 2021 – 2022 đang dần tiến đến giai đoạn kết thúc xây dựng và (2) các dự án xây dựng công nghiệp có biên lợi nhuận gộp cao hơn các dự án dân dụng dần phản ánh kể từ năm 2023.
- Tình hình tài chính an toàn đảm bảo nguồn vốn thực hiện dự án: CTD sở hữu lượng tiền mặt lớn ~2.382 tỷ đồng (chiếm 11% tổng tài sản cuối Q3 FY24), tương quan với 1.478 tỷ đồng nợ ngắn hạn và (2) lãi tiền gửi gấp ~1,8 lần chi phí lãi vay do gửi tiết kiệm tại ngân hàng và vay nợ ngắn hạn để chủ động hơn trong việc quản lý dòng tiền giữa các lần thanh toán của chủ đầu tư. 9T FY24, lãi tiền gửi của CTD đạt 117 tỷ đồng, gấp 1,8 lần chi phí lãi vay ở mức 66 tỷ đồng.
Link tải full báo cáo:
17. TPB [ MUA – 20,000đ/cp] Hoàn thiện mẫu hình Extended V bottom, TPB đang cho tín hiệu đảo chiều xu hướng ngắn hạn. – FPTS
- Sau nhịp điều chỉnh ngắn hạn kéo dài 02 tháng, đồ thị TPB đang cho tín hiệu tích cực trở lại khi hình thành tín hiệu tạo đáy ngắn hạn dưới dạng mẫu hình Extended V bottom.
- Nến Long bullish của phiên 09/05 giúp đường giá vượt qua mức cao của phiên 24/04. Khối lượng khớp lệnh cũng cao gấp 2 lần so với mức bình quân 20 phiên. Các tín hiệu này đã kích hoạt tín hiệu đảo chiều của mẫu hình và đồng thời mở ra khả năng đảo chiều xu hướng ngắn hạn của cổ phiếu.
- Về mặt chỉ báo, RSI (14) đã vượt qua ngưỡng giá trị trung bình 50 và tín hiệu phân kỳ báo hiệu tăng giá tại MFI (14) cũng đang được kích hoạt.
- Với việc cho tín hiệu sớm về cấu trúc đáy cao dần, TPB được kỳ vọng sẽ hình thành xu hướng tăng ngắn hạn và hướng tới mục tiêu gần tại vùng giá 20.000 đồng – vùng đỉnh cũ tháng 2 và ngưỡng Fibonacci hồi quy 100% tính cho nhịp điều chỉnh ngắn hạn vừa qua.
Link tải full báo cáo:
18. REE [ Tích cực – 76,800đ/cp ] Báo cáo cổ phiếu – MBS
- LN ròng Q1/24 giảm 36% svck, sự phục hồi của mảng cơ điện không bù đắp được đà giảm nhóm thủy điện và kinh doanh nước sạch.
- LN ròng 2024-25 tăng 5% svck và 11% svck với động lực tăng trưởng chính đến từ nhóm cho thuê văn phòng và BDS nhà ở, bù đắp cho thủy điện giảm.
- Khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu 76,800đ/cp.
Link tải full báo cáo:
19. VTP [ Kém khả quan – 70,000đ/cp] Chi phí đầu tư mới ảnh hưởng đến lợi nhuận trong ngắn hạn – SSI
- 2023 là một năm ấn tượng và có ý nghĩa quan trọng đối với VTP khi công ty đạt mức tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng 48% svck, một phần nhờ mức nền lợi nhuận thấp trong năm 2022. LNTT đạt 480 tỷ đồng (+48% svck), và LNST đạt 381 tỷ đồng (+48% svck). EPS 2023 là 2.654 đồng/cổ phiếu. Động lực tăng trưởng chính bao gồm thị phần +3%, doanh thu cốt lõi +12% svck, biên lợi nhuận gộp +1,9 điểm phần trăm.
- Trong Q1/2024, VTP ghi nhận tốc độ tăng trưởng chậm lại cả về doanh thu và lợi nhuận, cụ thể, doanh thu giảm 2,1% svck và LNTT giảm 22,4% svck, chỉ hoàn thành 16% kế hoạch LNTT 2024 của công ty sau quý 1 và phù hợp với dự báo của SSI. Một số nguyên nhân ảnh hưởng như sau: Doanh thu mảng thương mại bị cắt giảm 30% svck, chi phí đầu tư mới cao hơn, biên lợi nhuận gộp giảm 2,4% điểm phần trăm.
- ĐHCĐ tổ chức thành công với một số kế hoạch chính bao gồm: doanh thu -33% svck do cắt giảm mảng thương mại, LNTT kế hoạch 462 tỷ đồng (đi ngang svck), cổ tức bằng tiền mặt 15%/mệnh giá.
- Điều chỉnh ước tính: SSI ước tính doanh thu của VTP giảm 15% svck trong năm 2024 và giảm 10% svck trong năm 2025 (do mảng thương mại bị cắt giảm 50%/năm). LNTT dự kiến đạt 513 tỷ đồng (+5,9% svck, chậm lại do chi phí cao hơn và cắt giảm mảng thương mại) trong năm 2024 và 619 tỷ đồng (+20% svck) trong năm 2025.
- P/E dự phóng cho năm 2024-2025 lần lượt là 27x và 24x, cao hơn nhiều so với lịch sử và các công ty cùng ngành. SSI hạ khuyến nghị đối với cổ phiếu VTP xuống KÉM KHẢ QUAN, với giá mục tiêu điều chỉnh là 70.000 đồng/cổ phiếu. VTP vẫn là cổ phiếu ưa thích của SSI với động lực chính từ câu chuyện tăng trưởng thương mại điện tử và tiềm năng tăng trưởng mảng fulfillment/logistics. Tuy nhiên, SSI khuyến nghị nhà đầu tư nên tích lũy cổ phiếu ở điểm mua phù hợp hơn.
Link tải full báo cáo:
20. CEO [ Trung lập – 17,425đ/cp] Vị thế tài chính tốt trong chu kì đầu tư mới – VCBS
- Trong chu kì đầu tư dự án mới, VCBS đánh giá cao vị thế tài chính và hiệu quả dòng tiền của CEO nhờ: (1) Nguồn tiền mặt dồi dào và tỷ lệ đòn bầy nợ vay ở mức an toàn, (2) Dự án trọng điểm Sonasea Vân Đồn đã hoàn thành đầu tư các hạ tầng quan trọng và bắt đầu kinh doanh các phân khu tiếp theo.
- Tuy vậy, trong 1-2 năm tiếp theo việc bán hàng mới vẫn gặp những khó khăn nhất định, và sẽ cần thêm thời gian để EPS hồi phục về mặt bằng cũ sau đợt phát hành cổ phiếu pha loãng trong năm 2023. VCBS đưa ra khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu CEO với mức định giá hợp lý là 17.425 VND/ cổ phiếu.
Link tải full báo cáo:
21. DGC [ Theo dõi – 109,000đ/cp] Mảng Photpho duy trì ổn định, động lực tang trưởng đến từ dự án Xút- Clo – FPTS
- FPTS tiến hành định giá lần đầu cổ phiếu DGC của CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang niêm yết trên sàn HSX. Bằng cách sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền, FPTS xác định giá mục tiêu cổ phiếu DGC 109.000 đồng/cp, thấp hơn 12,0% so với mức giá đóng cửa ngày 10/05/2024. FPTS đưa ra khuyến nghị THEO DÕI đối với cổ phiếu DGC, nhà đầu tư có thể cân nhắc mua vào cổ phiếu DGC tại mức giá 87.200 VND/cp, với lợi nhuận mục tiêu đạt 25% dựa trên các luận điểm sau:
Link tải full báo cáo:
22. Ngành dệt may: Thị phần duy trì xu hướng tăng – MAS
- Các nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng: Trong Q1, các thị trường trọng điểm của Việt Nam nhìn chung ghi nhận mức tăng trưởng GDP khá tốt: Mỹ (+3% CK); EU (+0.4% CK, cao hơn mức kỳ vọng là 0.2%); Trung Quốc (+5.3% CK, trên mức dự báo là 5%); và Hàn Quốc (+3.4% CK, cao hơn nhiều so với mức dự báo là 2.4%). Theo Ngân hàng Thế giới, dự báo GDP thực tế năm 2024 của các thị trường trọng điểm của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng gồm Mỹ (+1.6%); EU (+0.7%); Nhật Bản (+0.9%); và Trung Quốc (+4.5%). Sự tăng trưởng liên tục ở các nền kinh tế này sẽ dẫn đến sự phục hồi về thu nhập và nhu cầu ở những thị trường này.
- Hàng tồn kho và doanh số của các thương hiệu lớn: Vào cuối năm 2023 và đầu năm 2024, tỷ lệ hàng tồn kho trên doanh số bán hàng của các thương hiệu lớn như Nike, Inditex, GAP, H&M và Puma có xu hướng giảm, duy trì ở mức thấp so với giai đoạn Q4 2022 và Q1 2023. Ngoài ra, tỷ lệ tồn kho trên doanh thu của các cửa hàng thời trang và các nhà bán sỉ cũng ghi nhận sự sụt giảm so với số liệu cuối năm 2022 và đầu năm 2023. Những tín hiệu tích cực về doanh số bán hàng và hàng tồn kho sẽ dẫn đến sự gia tăng số lượng đơn đặt hàng trong năm 2024.
- Niềm tin người tiêu dùng được duy trì: Cùng với tốc độ tăng trưởng GDP, chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại các thị trường trọng điểm vẫn ổn định trong Q1. So với số liệu đầu năm 2023, tâm lý tiêu dùng dường như mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, ở thị trường Mỹ – thị trường dệt may trọng điểm của Việt Nam – ghi nhận mức tiết kiệm của hộ gia đình giảm và duy trì ở mức thấp, điều này báo hiệu không tốt cho hoạt động tiêu dùng trong tương lai.
- Với kỳ vọng, giải tỏa bớt phần nào áp lực tỷ giá, NHNN đã phát hành tín phiếu với hình thức đấu thầu lãi suất kể từ ngày 11/03. Tuy vậy, biện pháp chỉ giúp làm chậm đà giảm giá của tiền đồng trong bối cảnh diễn biến thị trường thế giới không thuận lợi. Trong tháng 3, VND giảm giá khoảng 0,6% so với đồng USD, đánh dấu mức giảm ~2,2% kể từ đầu năm. Với các áp lực tỷ giá thường trực, VCBS dự báo VND có thể giảm giá ~3% so với USD trong năm 2024.
Link tải full báo cáo:
23. Báo cáo chiến lược: Thời điểm sàng lọc – SSI
- Dòng tiền đầu tư vào các tài sản tài chính trên quy mô toàn cầu đều tương đối thận trọng trong tháng 4 nhưng đã có xu hướng đảo chiều trong những ngày đầu tháng 5. Dòng tiền đầu tư vào TTCK Việt Nam duy trì quán tính rút vốn ở các quỹ ETF và có sự phân hóa ở các quỹ chủ động.
- Về vĩ mô, số liệu về sản xuất và tiêu dùng trong tháng 4 không có quá nhiều khác biệt với xu hướng trong 3 tháng đầu năm và cho thấy nền kinh tế khó có thể tạo ra sự bứt phá ngay trong Quý 2. Dòng vốn FDI tiếp tục là điểm sáng. Áp lực về tỷ giá xuất hiện rõ rệt trong tháng 4 và NHNN đã sử dụng một số biện pháp can thiệp, và tỷ giá đã phần nào ổn định hơn về cuối tháng. Tuy nhiên, mặt bằng lãi suất trên thị trường 1 và 2 đều bật tăng trong tháng 4 và đánh dấu điểm đảo chiều về lãi suất.
- Trên TTCK, sau 5 tháng đi lên liên tiếp, thị trường biến động giảm trong tháng 4 khi lực bán quyết liệt hơn. Nhịp điều chỉnh diễn ra mạnh, nhưng khá nhanh và độ bật lại tốt ở các nhóm ngành triển vọng cho thấy dòng tiền chờ cơ hội đã hoạt động tích cực. Dư nợ cho vay ký quỹ vào cuối Q1.2024 vẫn nằm trong giới hạn kiểm soát rủi ro, trong khi tốc độ tăng trưởng tiền gửi NĐT ở mức cao.
- Bức tranh chung KQKD Q1.2024 cho thấy có sự phân hóa rõ nét khi một số nhóm xoay chuyển được tình tình tích cực (Bán lẻ, Du lịch & giải trí) và một số nhóm tiếp tục duy trì đà tăng trưởng (Dịch vụ chứng khoán, Tài nguyên cơ bản, Công nghệ thông tin…). Yếu tố tăng trưởng đã có LN tác động tích cực đến giá cổ phiếu.
- Tín hiệu kỹ thuật chưa ủng hộ cho sự hồi phục xu hướng hoàn toàn toàn và thị trường vẫn còn rủi ro điều chỉnh kỹ thuật, nhưng đây có thể là pha cuối của chu kỳ điều chỉnh. Sự quan tâm của TTCK sẽ quay lại chú ý đến các biến động về lãi suất, lạm phát và các thông tin chính sách từ Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khai mạc vào ngày 20/5/2024..
Link tải full báo cáo:
Quý nhà đầu tư lưu ý:
Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
———-Team LTBNM tổng hợp và phân tích ————-
Nhập mã “LTBNM” để được giảm giá 10% khi mua acc tại wichart.vn. Áp dụng cùng với các chương trình khuyến mại khác nếu có.
– Link room zalo miễn phí: https://zalo.me/g/xtdspd746
– Đăng kí dịch vụ tư vấn: https://langtubuonnuocmam.com/dich-vu