Kính gửi các anh chị đầu tư!
Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 15/07 – 19/07/2024
- PLX [ Nắm giữ – 46,700đ/cp]: Định giá phù hợp – Tăng trưởng ổn định – BSC..
- BMP [ MUA – 114,200đ/cp ] Lợi suất cổ tức hấp dẫn – MAS.
- SBT [ MUA – 15,500đ/cp] Tín hiệu đảo chiều tại vùng hỗ trợ mạnh đang mở ra kỳ vọng hình thành pha tăng giá trung hạn. – FPTS.
- NT2 [ Trung lập – 27,100đ/cp] Sản lượng Q2 tích cực tuy nhiên chi phí đầu vào tăng – [Thấp hơn dự phóng] – VNDS
- HSG [ Tích cực – 34,000đ/cp ] Xuất khẩu thúc đẩy tăng trưởng sản lượng bán hàng – [Cao hơn dự phóng] – VNDS
- VEA [ MUA – 51,600đ/cp] Thời điểm chuyển mình – BSC..
- SCS [ Trung lập – 95,100đ/cp ] Sản lượng tăng thúc đẩy doanh thu – VNDS
- SZC [ Trung lập – 42,700đ/cp ] Biên LN mở rộng nhờ tăng trưởng giá thuê – VNDS.
- TRA [ Trung lập ] Cập nhật kết quả kinh doanh sơ bộ nửa đầu năm 2024 – SSI.
- FMC [ Tích cực – 55,500đ/cp] Cập nhật Ngành Thủy sản và KQKD nửa đầu năm 2024 của FMC – SSI.
- MBB [ Tích cực – 28,400đ/cp]: Bán lẻ phục hồi, nợ xấu giảm thúc đẩy giá cổ phiếu – VNDS.
- QTP [ MUA – 17,500đ/cp ]: Cập nhật nhanh – ACBS.
- FPT [ Tích cực – 136,800đ/cp ] Kết quả kinh doanh Q2/2024 thấp hơn so với kỳ vọng của VNDS – VNDS
- ACB [ Trung lập] Cập nhật KQKD với các chuyên viên phân tích – KBSV..
- HDG [ Trung lập – 35,700đ/cp] Thủy điện vào mùa – VNDS.
- CTD [ MUA – 97,000đ/cp] Vững càng vượt thử thách – ACBS.
- Ngành BĐS: Kỳ vọng hồi phục vào cuối năm – KBSV..
- Ngành BĐS Nhà ở: Triển vọng nửa cuối 2024 – IVS.
- Ngành Cảng & Vận tải biển: Sản lượng 2H2024 tăng trưởng tích cực – KBSV..
- Ngành thép: Tiêu thụ nội địa trở lại – KBSV..
- Ngành dầu khí: Năm bản lề cho thị trường dầu khí nội địa – KBSV..
Quý nhà đầu tư lưu ý:
Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
1. PLX [ Nắm giữ – 46,700đ/cp]: Định giá phù hợp – Tăng trưởng ổn định – BSC
- BSC đưa ra khuyến nghị NẮM GIỮ đối với cổ phiếu PLX với giá mục tiêu 2024F là 46,700VND/CP (Upside 4% so với giá đóng cửa ngày 08/07/2024, đã bao gồm cổ tức) dựa trên phương pháp định giá P/E với tỷ lệ mục tiêu là 17.x, P/E fw 2024F = 14.9x.
- (1) Mảng kinh doanh cốt lõi xăng dầu duy trì mức tăng trưởng nhẹ 4 – 5% chủ yếu nhờ sản lượng tiêu thụ tăng: (1.1) thị phần tăng do điều kiện kinh doanh xăng dầu thắt chặt và (1.2) nhu cầu tiêu thụ tăng tự nhiên; (2) Tiềm năng tăng trưởng tương lai đến từ việc gia tăng các hoạt động phi xăng dầu tại các CHXD tuy nhiên trong ngắn hạn tỷ trọng đóng góp lợi nhuận chưa đáng kể; (3) Định giá đã về vùng phù hợp để nắm giữ với P/E mục tiêu 17.x phản ánh triển vọng tăng trưởng ổn định từ PLX.
- BSC dự phóng doanh thu thuần và LNST-CĐTS PLX năm 2024F lần lượt đạt: 276,742 tỷ VND (+1%) và 3,370 tỷ VND (+19%), EPS 2024F = 2,749 VND với các giả định chính: (1) Sản lượng tiêu thụ xăng dầu đạt 14.97 triệu m3/tấn (+4% YoY) và sản lượng các sản phẩm hoá dầu đạt 0.43 triệu tấn, đi ngang svck 2023; (2) Biên LNG đi ngang svck đạt 5.6%, trong đó: biên LNG mảng xăng dầu cải thiện +0.2 bsp lên mức 4.8% bù đắp lại mảng hoá dầu có biên LNG sụt giảm -0.6bsp về mức 11.6%; Lợi nhuận gộp đạt 15,373 tỷ VND (+0.7% YoY); (3) Tỷ lệ chi phí BH & QLDN/DTT đạt 4.5%, tương ứng chi phí bán hàng và QLDN 2024F đạt 12,340 tỷ VND (-5.7% YoY).
Link tải full báo cáo:
2. BMP [ MUA – 114,200đ/cp ] Lợi suất cổ tức hấp dẫn – MAS
- Lợi nhuận sau thuế (LNST) đã qua vùng đỉnh nhưng lợi suất cổ tức của BMP vẫn hấp dẫn. Giai đoạn từ cuối 2022 đến nay, BMP được hưởng lợi lớn từ việc giá nguyên liệu đầu vào là PVC giảm mạnh do nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc suy giảm. Sự kiện này đã giúp LNST của BMP tăng tốc trong Q4/2022 và đã tạo đỉnh Q2/2023 khi diễn biến chậm lại của nền kinh tế đã tác động làm giảm đáng kể sản lượng tiêu thụ của công ty.
- Kinh tế dần hồi phục có thể giúp lợi nhuận các quý tiếp theo của BMP khả quan hơn. Kết quả Q1/2024 là mức thấp nhất trong giai đoạn BMP được hưởng lợi từ giá nguyên liệu đầu vào thấp. Ngoài việc sản lượng suy giảm, các chính sách bán hàng theo hướng kích cầu cũng đã làm gia tăng chi phí bán hàng khiến lợi nhuận rơi về mức thấp nhất. Với đối tượng khách hàng chính thuộc lĩnh vực xây dựng dân dụng dân cư, MAS kỳ vọng nếu nền kinh tế duy trì đà hồi phục với mức tăng trưởng như hiện tại, doanh số của BMP sẽ cải thiện và lợi nhuận các quý còn lại của năm sẽ khả quan hơn.
- Dự phóng kết quả kinh doanh: Năm 2024 BMP đặt kế hoạch 5.540 tỷ đồng doanh thu và 1.030 tỷ đồng LNST, như vậy sau Q1/2024, BMP đã thực hiện được 18,3% kế hoạch doanh thu và LNST. Đánh giá năm 2024 là năm khó khan với lĩnh vực xây dựng dân dụng, MAS dự báo BMP sẽ ghi nhận mức doanh thu 5.085 tỷ đồng và 850 tỷ đồng LNST, hoàn thành 92% kế hoạch doanh thu và 83% kế hoạch LNST đề ra. EPS tương ứng đạt 10.389 đ/cp.
Link tải full báo cáo:
3. SBT [ MUA – 15,500đ/cp] Tín hiệu đảo chiều tại vùng hỗ trợ mạnh đang mở ra kỳ vọng hình thành pha tăng giá trung hạn. – FPTS
- Xu hướng trung hạn của SBT kể từ quý 4/2023 đến nay vẫn đang là trạng thái tiêu cực. Tuy nhiên, kể từ sau nhịp giảm mạnh Tháng 4/2024 thì tín hiệu giao dịch tại cổ phiếu này đang ghi nhận nhiều sự cải thiện mạnh. Cụ thể, cổ phiếu đã có lần thứ 04 liên tiếp củng cố thành công vai trò hỗ trợ của vùng giá 10.000 đồng và khung giao dịch dạng Choppy Market 10.000 – 18.000 được kỳ vọng sẽ giúp định hình các biến động ngắn và trung hạn tiếp theo của cổ phiếu. Mặt khác, tuần giao dịch gần nhất của cổ phiếu cũng cho tín hiệu đảo chiều xu hướng trung hạn và hình thành cấu trúc của kênh tăng giá mới.
- Tín hiệu bứt phá lên khỏi xu hướng giảm trung hạn đang để ngỏ khả năng hình thành pha tăng mới dựa trên quy luật của Choppy Market dài hạn . Cấu trúc giá lên ngắn hạn cũng đang được định hình. Trong đó, phiên tăng ngày 15/07 đang mở ra điểm Mua mới cho kỳ vọng tiếp diễn chiều giá lên. Tín hiệu từ các chỉ báo động lượng và dòng tiền cũng đang có sự cải thiện mạnh mẽ sau thời gian dài biến động tiêu cực. SBT có thể sẽ hướng tới vùng giá 15.500 đồng, tương ứng ngưỡng hồi quy Fibonacci 61,8% dựa trên tín hiệu đảo chiều xu hướng trung hạn.
Link tải full báo cáo:
4. NT2 [ Trung lập – 27,100đ/cp] Sản lượng Q2 tích cực tuy nhiên chi phí đầu vào tăng – [Thấp hơn dự phóng] – VNDS
- LN ròng Q2/24 của NT2 giảm 15,3% svck xuống còn 122 tỷ đồng do giá khí đầu vào tăng cao, khiến biên LN thu hẹp
- Kết quả kinh doanh Q1/24 thấp hơn dự phóng của VNDS, với kỳ vọng EPS năm 2024 giảm 76% svck.
- VNDS nhận thấy áp lực giảm giá lên mức giá mục tiêu 27.100 đồng/cp và VNDS sẽ cập nhật trong báo cáo gần nhất.
Link tải full báo cáo:
https://www.vndirect.com.vn/cmsupload/beta/NT2_BCKQKD_20240718.pdf
5. HSG [ Tích cực – 34,000đ/cp ] Xuất khẩu thúc đẩy tăng trưởng sản lượng bán hàng – [Cao hơn dự phóng] – VNDS
- Doanh thu Q1/24 tăng 34% svck lên 9.500 tỷ đồng (390 triệu USD) nhờ sản lượng bán hàng tăng đáng kể 53% svck.
- LN ròng Q1/24 tăng 27% svck lên 319 tỷ đồng (13 triệu USD), hoàn thành 20% dự phóng cả năm của VNDS.
- Do biên LN thu hẹp và mức tồn kho cao, KQKD và giá mục tiêu của cổ phiếu đang được VNDS đánh giá lại .
Link tải full báo cáo:
https://www.vndirect.com.vn/cmsupload/beta/HSG_BCKQKD-_20240517.pdf
6. VEA [ MUA – 51,600đ/cp] Thời điểm chuyển mình – BSC
- BSC đưa ra khuyến nghị MUA với cổ phiếu VEA, giá mục tiêu năm 2025 là 51,600 VND/CP (upside 25% so với giá đóng cửa ngày 08/07/2024, đã bao gồm tỷ suất cổ tức 10%) nhờ doanh số xe máy và ô tô tạo đáy trong năm 2024 và tăng trưởng trở lại từ năm 2025.
- Tỷ suất cổ tức hấp dẫn ở mức 11%. 2. Catalyst: chuyển sàn Hose giúp cổ phiếu dễ dàng tiếp cận với các nhà đầu tư. 3. Tầm nhìn 2024: doanh số tạo đáy a. Xuất khẩu xe máy là điểm nhấn giúp nâng đỡ lợi nhuận liên doanh. b. Doanh số xe máy Honda nội địa có tín hiệu tạo đáy trong năm 2024. c. Doanh số ô tô tăng trưởng tích cực trong 2H2024 nhờ 1) chính sách giảm lệ phí trước bạ, 2) niềm tin của người tiêu dùng với Toyota phục hồi trở lại. 4. Tầm nhìn 2025: doanh số tăng trưởng dương trở lại a. Doanh số cả xe máy và ô tô tăng trưởng nhờ kinh tế phục hồi. b. Cơ sở hạ tầng giao thông phát triển thúc đẩy nhu cầu sử dụng ô tô.
Link tải full báo cáo:
7. SCS [ Trung lập – 95,100đ/cp ] Sản lượng tăng thúc đẩy doanh thu – VNDS
- Trong 6T24, SCS đã khai thác tổng cộng 128.729 tấn hàng hóa, tăng 42,6% svck và đạt 53,7% so với dự phóng của VNDS.
- Bên cạnh đó, LN ròng đạt 358 tỷ đồng, hoàn thành 58,1% dự phóng của VNDS.
- VNDS thấy nhận thấy áp lực tăng nhẹ đối với mức giá mục tiêu VND95.100 và sẽ thực hiện cập nhật sau.
Link tải full báo cáo:
https://www.vndirect.com.vn/cmsupload/beta/SCS_BC-KQKD_20240718.pdf
8. SZC [ Trung lập – 42,700đ/cp ] Biên LN mở rộng nhờ tăng trưởng giá thuê – VNDS
- Doanh thu Q2/24 giảm 8,9% svck xuống 262 tỷ đồng nhưng LN ròng vẫn tăng trưởng 6,5% svck, đạt 102 tỷ đồng.
- Doanh thu và LN ròng lũy kế 6T24 lần lượt hoàn thành 44,5%/49,1% dự phóng cả năm.
- VNDS nhận thấy không có áp lực lên giá mục tiêu 42.700đ/cp.
Link tải full báo cáo:
https://www.vndirect.com.vn/cmsupload/beta/SZC_BCKQKD_20240718.pdf
9. TRA [ Trung lập ] Cập nhật kết quả kinh doanh sơ bộ nửa đầu năm 2024 – SSI
- TRA công bố doanh thu và lợi nhuận ròng chưa kiểm toán sơ bộ nửa đầu năm 2024 lần lượt đạt 1,1 nghìn tỷ đồng (đi ngang svck) và 133 tỷ đồng (-16% svck), phù hợp với kỳ vọng của SSI. Riêng trong Q2/2024, doanh thu và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 598 tỷ đồng (+15% svck) và 73 tỷ đồng (- 7,3% svck). Mặc dù doanh thu thuốc tự sản xuất đều giảm (đông dược/ngoài đông dược giảm lần lượt 5 và 6%). Tuy nhiên, có sự khác biệt về kênh phân phối: doanh thu kênh bệnh viện tăng 20% trong khi doanh thu từ kênh bán lẻ giảm 6%. Một số sản phẩm chủ chốt như Boganic ghi nhận doanh thu giảm, công ty cũng cho rằng một phần là do việc áp dụng chặt quy định nồng độ cồn khi lái xe khiến giảm tiêu thụ bia rượu. Hiện tại, kênh thương mại hiện đại (Long Châu, Pharmacity) chiếm 12% tổng doanh thu của TRA. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh nguyên liệu đã bù đắp một phần cho khoản giảm của doanh thu thuốc tự sản xuất.
- Trong năm 2024, công ty vẫn duy trì kế hoạch doanh thu và lợi nhuận, khi công ty đã hoàn thành 44% kế hoạch đối với cả doanh thu và lợi nhuận. Động lực tăng trưởng chính đến từ các sản phẩm bán chạy (như Hoạt huyết dưỡng não & Boganic) cũng như các sản phẩm chuyển giao công nghệ từ Dược phẩm Daewoong. Doanh thu kênh bán lẻ dự kiến sẽ phục hồi phần nào trong nửa cuối năm 2024 (so với mức nền thấp của 2023) và ban lãnh đạo công ty cũng đang cân nhắc thực hiện nhiều hoạt động tiếp thị hơn nữa để giành thị phần trong thời gian này.
Link tải full báo cáo:
10. FMC [ Tích cực – 55,500đ/cp] Cập nhật Ngành Thủy sản và KQKD nửa đầu năm 2024 của FMC – SSI
- Đối với FMC, trong nửa đầu năm 2024, công ty ghi nhận doanh thu đạt 95 triệu USD hay 2,38 nghìn tỷ đồng (+16% svck) nhờ sản lượng tiêu thụ phục hồi (+15% svck), trong khi giá bán bình quân duy trì ổn định ở mức 10,5 USD/kg. Thị trường Nhật Bản tiếp tục là động lực tăng trưởng cho FMC, mang về hơn 40% tổng doanh thu trong nửa đầu năm 2024 (2023: 45%). Theo đó, doanh thu Q2/2024 ước giảm khoảng 10% svck, chủ yếu là do giá bán bình quân giảm. Ban lãnh đạo kỳ vọng sản lượng tiêu thụ sẽ tiếp tục đà tăng trưởng trong thời gian tới và đạt mức tăng trưởng khoảng 15% svck trong nửa cuối năm 2024. SSI quan sát thấy giá nguyên liệu tôm giảm 2% svck, trong khi giá thức ăn thủy sản giảm 7% svck trong nửa đầu năm 2024. Mặc dù SSI kỳ vọng biên lợi nhuận gộp có thể cải thiện nhẹ nhưng lợi nhuận ròng sẽ vẫn bị ảnh hưởng kém tích cực do chi phí vận chuyển tăng cao so với đầu năm.
- SSI điều chỉnh giảm ước tính cho FMC dựa trên kết quả kinh doanh sơ bộ. Cho năm 2024, SSI ước tính doanh thu thuần và LNST của FMC lần lượt đạt 5,8 nghìn tỷ đồng (+13,9% svck) và 315 tỷ đồng (+14,1% svck). Cho năm 2025, SSI ước tính doanh thu thuần và LNST của FMC sẽ lần lượt đạt 6,2 nghìn tỷ đồng (+7,1% svck) và 362 tỷ đồng (+15,2% svck). Với mức giá hiện tại là 49.150 đồng/cổ phiếu, cổ phiếu FMC đang giao dịch ở mức P/E 2024 và 2025 lần lượt là 10,2x và 8,9x. SSI hiện có giá mục tiêu 1 năm là 55.500 đồng/cổ phiếu (tiềm năng tăng giá là 12,8%), và duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu FMC.
Link tải full báo cáo:
11. MBB [ Tích cực – 28,400đ/cp]: Bán lẻ phục hồi, nợ xấu giảm thúc đẩy giá cổ phiếu – VNDS
- VNDS duy trì khuyến nghị Khả quan với mức tiềm năng tăng giá 22,4% và tỷ suất cổ tức 1,8%. VNDS hạ giá mục tiêu xuống 12% khi giá cổ phiếu đã giảm 3% kể từ báo cáo gần nhất của VNDS.
- VNDS điều chỉnh giá mục tiêu xuống 28.400 đ/cp do tỷ lệ nợ xấu tăng lên 2,5% (+73 điểm cơ bản svck và +88 điểm cơ bản sv quý trước) trong Q1/24, dẫn đến chi phí dự phòng cao hơn (+46% svck) làm ảnh hưởng đến lợi nhuận.
- P/B hiện tại ở mức 1,2x chưa phản ánh hết triển vọng tăng trưởng ROE nhờ tăng trưởng tín dụng tốt và chất lượng tài sản được cải thiện.
Link tải full báo cáo:
https://www.vndirect.com.vn/cmsupload/beta/MBB_BCCapnhat_2024.07.18.pdf
12. QTP [ MUA – 17,500đ/cp ]: Cập nhật nhanh – ACBS
- QTP công bố kết quả kinh doanh (KQKD) quý 2/2024 với doanh thu đạt 3.628 tỷ đồng, -2,2% svck, lợi nhuận gộp đạt 211 tỷ đồng (-29,7% svck) và LNST đạt 160 tỷ đồng (-35,5% svck). Lũy kế 6T2024, LNST đạt 387 tỷ đồng, hoàn thành 73,4% kế hoạch năm2024 và 47,1% dự phóng của ACBS.
- Doanh thu Q2/2024 giảm 2,2% svck và tăng 20,5% so với Q1/2024, đạt 3.628 tỷ đồng. Quý 2 thường là quý các doanh nghiệp nhiệt điện có KQKD tích cực nhất khi vào cao điểm mùa cao điểm nắng nóng hằng năm ở Việt Nam, dẫn đến giá thị trường điện cạnh tranh (FMP) cao, từ đó làm tăng biên lợi nhuận. Tuy nhiên, năm nay do giá than đầu vào tăng cao và giá FMP không cao hơn mặt bằng chung năm ngoái dẫn đến biên lợi nhuận sụt giảm. Theo đó, biên lợi nhuận gộp 2024 chỉ đạt 5,8% so với 8,1% cùng kỳ năm ngoái.
- Chi phí tài chính giảm mạnh, ghi nhận ở mức 7 tỷ đồng trong Q2/2024, – 58,8% svck, chủ yếu do chi phí lãi vay giảm mạnh, ghi nhận 5 tỷ đồng, -68,8% svck. Lũy kế 6T/2024, chi phí tài chính ghi nhận 16 tỷ đồng, -55,5% svck, và lũy kế chi phí lãi vay ghi nhận 11 tỷ đồng, – 68,6% svck.
Link tải full báo cáo:
13. FPT [ Tích cực – 136,800đ/cp ] Kết quả kinh doanh Q2/2024 thấp hơn so với kỳ vọng của VNDS – VNDS
- PPC ghi nhận doanh thu Q2/2024 đạt 2,5 nghìn tỷ đồng (+77% svck), chủ yếu nhờ sản lượng tăng trưởng 91% svck. Cả hai kết quả này đều cao hơn một chút so với dự báo của VNDS do máy phát điện S2 (nhà máy Phả Lại 1) hoạt động trở lại từ tháng 6/2024. Tuy nhiên, LNST Q2/2024 chỉ đạt 94 tỷ đồng (-42% svck), thấp hơn dự báo của VNDS, chủ yếu là do 1) hiệu quả hoạt động cốt lõi thấp hơn so với dự kiến và 2) thu nhập từ cổ tức thấp hơn dự kiến. VNDS cho rằng kết quả hoạt động cốt lõi thấp hơn dự kiến chủ yếu là do sản lượng cao hơn dự kiến từ nhà máy Phả Lại 1, trong khi nhà máy này hiện đang chạy với suất hao nhiệt cao. Theo đó, trong nửa đầu năm 2024, PPC ghi nhận doanh thu đạt 4,5 nghìn tỷ đồng (+65% svck) và LNST đạt 251 tỷ đồng (+25% svck) và hoàn thành 44% dự báo LNST năm 2024 của VNDS. Một số điểm chính trong báo cáo KQKD Q2/2024 cụ thể như sau:
Link tải full báo cáo:
14. ACB [ Trung lập] Cập nhật KQKD với các chuyên viên phân tích – KBSV
- Kết thúc 6 tháng đầu năm 2024, ACB ghi nhận tăng trưởng tín dụng đạt 8.4% so với cuối năm 2023 – mức tăng trưởng tín dụng tích cực so với toàn ngành (6% trong 1H2024); tín dụng tăng trưởng bền vững, phân bổ đều qua các tháng chứ không tập trung vào tháng 6 như một số ngân hàng khác. Tăng trưởng tín dụng được có sự tăng trưởng đồng đều ở cả nhóm KHCN (+12%ytd) và KHDN (+12% YTD) với các lĩnh vực cho vay gồm cho vay SXKD, mua nhà (bán lẻ) và thương mại, xuất-nhập khẩu (bán buôn). Dư nợ cho vay đối với lĩnh vực BĐS khoảng 115 nghìn tỷ đồng, chiếm 21% tổng dư nợ, trong đó phần lớn (81-82%) là cho vay mua nhà.
- Tính đến thời điểm tháng 7 hiện tại, tín dụng đã ghi nhận tăng trưởng khoảng 12%, ngân hàng tự tin có thể hoàn thành hạn mức tín dụng 16.1% được SBV cấp từ đầu năm. ACB cho biết việc có được cấp thêm hạn mức tín dụng hay không sẽ tuỳ thuộc vào đánh giá của SBV với từng ngân hàng theo những tiêu chí như: có mức tăng trưởng tốt trong 6T2024, tín dụng tăng trưởng bền vững và đảm bảo 1 số chỉ tiêu tài chính khác. Do vậy, KBSV kỳ vọng ACB sẽ là một trong những ngân hàng được cấp thêm hạn mức tín dụng trong nửa sau năm 2024, ở kịch bản tích cực KBSV dự phóng ACB có mức tăng trưởng tín dụng 20% trong năm 2024.
- Thị trường BĐS được đánh giá vẫn còn nhiều khó khăn, nên trong nửa đầu năm 2024 ACB không tập trung giải ngân cho lĩnh vực này. Thay vào đó, trong thời gian tới ACB đang có kế hoạch thu xếp vốn với các dự án BĐS khu công nghiệp (KCN) – đây có thể là động lực tăng mới cho ACB, trong khi ngân hàng sẽ vẫn giữ khẩu vị rủi ro an toàn khi chỉ cho vay các doanh nghiệp lớn đầu ngành.
Link tải full báo cáo:
15. HDG [ Trung lập – 35,700đ/cp] Thủy điện vào mùa – VNDS
- VNDS hạ khuyến nghị xuống TRUNG LẬP với tiềm năng tăng giá 12,3% và tỷ suất cổ tức 1,6%. VNDS tăng giá mục tiêu thêm 5,8% so với báo cáo trước. Trong cùng thời gian, giá cổ phiểu đã tăng mạnh 19,8%.
- Giá mục tiêu cao hơn do VNDS tăng dự phóng EPS trong hai năm 2024- 25, đồng thời giảm nhẹ giả định WACC.
- P/E trượt ở mức 18,3, thấp hơn nhiều so với mức trung bình ngành 40,3, phản ánh một phần kỳ vọng tăng trưởng LN ròng 67,8% trong năm 2024.
Link tải full báo cáo:
https://www.vndirect.com.vn/cmsupload/beta/HDG_BCCapnhat_20240712.pdf
6. CTD [ MUA – 97,000đ/cp] Vững càng vượt thử thách – ACBS
- CTCP Xây dựng Coteccons (CTD VN) – giữ vững vị thế công ty xây dựng hàng đầu Việt Nam. Sau nhiều thay đổi từ nhân sự và chiến lược, Coteccons vẫn giữ vị thế số 1 trong ngành xây dựng cạnh tranh cực kỳ khốc liệt ở Việt Nam. Giá trị hợp đồng thi công đã ký kết (backlogs) gần 25.000 tỷ đồng là một minh chứng. Bên cạnh đó, CTD là một trong số ít các công ty xây dựng ở Việt Nam có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn xây dựng khắt khe của các chủ đầu tư lớn trong và ngoài nước đối với việc áp dụng công nghệ xanh, ví dụ như các tiêu chuẩn LEED, LOTUS và ESG.
- Ngành xây dựng sẽ cùng ngành bất động (BĐS) dần hồi phục trở lại. Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ chính thức có hiệu lực từ 01/08/2024, sớm hơn 5 tháng so với quy định trước đây. Điều này sẽ hỗ trợ giải quyết các “nút thắt” pháp lý hiện tại, cung cấp khung pháp lý rõ ràng và hiệu quả hơn, giúp cho thịtrường bất động sản phát triển bền vững. Từ đó, nguồn cung dự án ở các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội được ACBS kỳ vọng sẽ phục hồi, đồng thời nhu cầu xây dựng sẽ bắt đầu tăng trở lại từ nửa cuối năm 2024.
Link tải full báo cáo:
17. Ngành BĐS: Kỳ vọng hồi phục vào cuối năm – KBSV
- Sau năm 2023 và 2 tháng đầu năm 2024 trầm lắng bởi Tết, kể từ tháng 3/2024, thị trường đã sôi động hơn với nhiều dự án được mở bán với kết quả bán hàng tốt. Các dự án mở bán ghi nhận tỷ lệ hấp thụ cao do (1) nguồn cung mới khan hiếm, các dự án mở bán có vị trí thuận lợi, đến từ các CĐT uy tín (2) các CĐT đưa ra nhiều chính sách bán hàng ưu đãi và chiết khấu cao. KBSV nhận thấy niềm tin thị trường có dấu hiệu cải thiện tích cực hơn và cho rằng các CĐT sẽ mạnh dạn mở bán các dự án trong các quý tới.
- 15 DN BĐS mà KBSV quan sát hiện đang có P/B trung bình ở mức 1.6x – ở trên đường -1 std trung bình 5 năm. KBSV kỳ vọng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp BĐS trong nửa cuối năm 2024 sẽ có sự hồi phục rõ rệt hơn nhờ (1) Tâm lý người mua nhà được cải thiện và (2) Nguồn cung gia tăng từ mở bán các dự án mới và giai đoạn tiếp theo của các dự án cũ. Tuy nhiên, KBSV cũng lưu ý đến rủi ro vĩ mô khi sức ép từ tỷ giá và lạm phát đang gây tác động khiến lãi suất tăng. NĐT có thể xem xét và lựa chọn những doanh nghiệp có triển vọng tốt với quỹ đất sạch lớn, đầy đủ pháp lý, khả năng triển khai dự án mạnh và cơ cấu tài chính an toàn. Một số cơ hội đầu tư đáng chú ý là các cổ phiếu VHM, KDH và NLG.
Link tải full báo cáo:
18. Ngành BĐS Nhà ở: Triển vọng nửa cuối 2024 – IVS
- Thị trường BĐS cả nước trong 6 tháng đầu năm 2024 vẫn đang bám sát tiến trình phục hồi, số lượng nguồn cung mới khiêm tốn so với cùng kỳ và quý trước đó, song giao dịch bất động sản cải thiện qua từng quý phản ánh nhu cầu nhà ở cao, được thúc đẩy một phần nhờ môi trường lãi suất thấp, mức thu nhập cải thiện và xu hướng sử dụng BĐS như phương tiện tích lũy tài sản. Một số dấu hiệu tích cực cho triển vọng nguồn cung mới trong tương lai đến từ số dự án đang triển khai lớn và số dự án Nhà ở xã hội được cấp phép mới trong Quý 1 tăng cao so với các quý trước đó, đến từ 4 dự án với 5919 căn hộ.
- IVS kỳ vọng rằng giao dịch nhà ở sẽ nối dài đà cải thiện trong các tháng cuối năm trong bối cảnh lãi suất tiếp tục giữ ở mức thấp trong giai đoạn ưu tiên tập trung phục hồi kinh tế. Áp lực về việc nắm bắt cơ hội vay lãi suất thấp trước khi lãi suất tăng trở lại có thể là động lực cho xu hướng trên. Bên cạnh đó, việc Quốc hội cho phép 3 luật liên quan tới thị trường bất động sản là: Luật Đất đai, Nhà ở và Kinh doanh bất động sản có hiệu lực từ 1/8/2024 (sớm hơn 5 tháng so với thời điểm đã được quyết định trước đó) sẽ hỗ trợ gỡ rối các vướng mắc pháp lý hiện hữu, thúc đẩy phát triển dự án mới trong trung và dài hạn.
Link tải full báo cáo:
19. Ngành Cảng & Vận tải biển: Sản lượng 2H2024 tăng trưởng tích cực – KBSV
- Doanh thu của các doanh nghiệp cảng biển và vận tải biển đều chứng kiến sự tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ do sự phục hồi mạnh của sản lượng hàng. Tuy nhiên trái với biên gộp cải thiện của khối ngành cảng biển (chủ yếu do đợt điều chỉnh tăng giá dịch vụ vào đầu năm và chi phí được tối ưu nhờ các dự án nâng cấp cảng), biên gộp của các doanh nghiệp vận tải biển giảm mạnh do giá cước giao ngay 1Q2024 cũng như giá hợp đồng cho thuê tàu tái ký đều ở mức thấp.
- Sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển cả nước dự kiến có thể đạt mức tăng trưởng 7-9% so với 2023 trong năm nay do: (1) triển vọng XNK tiếp tục khả quan về cuối năm, (2) vốn FDI duy trì ở mức cao và (3) các dự án nâng cấp cảng và cơ sở hạ tầng liên quan đang lần lượt được hoàn thiện.
- KBSV điều chỉnh nhận định với các doanh nghiệp vận tải biển từ trung lập sang tích cực trong 2H2024 do: (1) giá cước vận tải biển dự kiến vẫn neo ở mức cao trong thời gian tới do nhu cầu về tàu biển tăng cũng như nguy cơ về thiếu container rỗng dần hiện hữu và (2) sản lượng vận tải tăng đến từ xu hướng tăng tích trữ hàng do lo ngại giá vận tải biển tiếp tục tăng phi mã sẽ còn kéo dài, cũng như đứt gãy chuỗi cung ứng trở nên nghiêm trọng hơn.
Link tải full báo cáo:
20. Ngành thép: Tiêu thụ nội địa trở lại – KBSV
- Giá thép Trung Quốc có xu hướng giảm từ đầu năm tới nay do triển vọng tiêu thụ thấp, chịu áp lực từ thị trường Bất động sản ảm đạm. Đối với giá thép nội địa tại Việt Nam, KBSV cho rằng nhu cầu hồi phục sẽ giúp giá thép cân bằng và kỳ vọng có thể cải thiện nhẹ trong 2H2024. Bên cạnh đó, chi phí đầu vào giảm sẽ giúp các doanh nghiệp thép cải thiện biên lãi gộp trong thời gian tới.
- Tính tới cuối T5/2024, tỷ trọng thép mạ từ Trung Quốc, Hàn Quốc chiếm 80% tổng sản lượng nhập khẩu vào Việt Nam. KBSV cho rằng HSG, GDA, NKG sẽ là các doanh nghiệp hưởng lợi nhiều nhất trong trường hợp AD19 được áp dụng nhờ thị phần tôn mạ lớn nhất toàn ngành, đạt 28%/18%/17% tại cuối 2023.
- 3 doanh nghiệp thép mà KBSV quan sát định kỳ đang được giao dịch với P/B trung bình ở sát đường P/B trung bình 5 năm, KBSV cho rằng mức định giá hiện tại đã phản ánh triển vọng KQKD toàn ngành hồi phục trong 2024. KBSV đánh giá triển vọng tăng trưởng của ngành thép trong giai đoạn 2025-2027 ở mức TÍCH CỰC nhờ (1) nhu cầu nội địa hồi phục từ 2H2024 trở đi, (2) nhà máy mới đi vào hoạt động, (3) bắt đầu chu kỳ giá thép mới khi thị trường Bất động sản Trung Quốc dần hồi phục chậm từ 2025 trở đi. Một số cơ hội đầu tư đáng chú ý bao gồm HPG, HSG, NKG.
Link tải full báo cáo:
21. Ngành dầu khí: Năm bản lề cho thị trường dầu khí nội địa – KBSV
- Trong 1Q2024, dự án Lô B Ô Môn đã đạt được một số bước tiến khi nhà đầu tư MOECO đã đưa ra FID và PVN cũng đã ký kết được các thỏa thuận nền tảng cho việc mua bán khí thượng và trung nguồn. Tuy nhiên, hợp đồng mua bán điện PPA vẫn gặp vướng mắc do giá khí mỏ Lô B quá cao, khiến giá điện quy đổi lên tới 2,500- 3,000 VND/kWh. Vào tháng 4/2024, Bộ Công Thương đã đưa ra Dự thảo đề xuất cơ chế chuyển ngang giá khí sang giá điện cho các dự án trọng điểm trong đó có Lô B Ô Môn. KBSV cho rằng cơ chế này nếu được thông qua sẽ giải quyết được vướng mắc mấu chốt cho dự án, giúp mở đường cho việc ký kết FID chính thức vào cuối năm 2024.
- PVD và PVS vẫn là những sự lựa chọn hàng đầu của KBSV do triển vọng tăng trưởng tích cực trong khi rủi ro biến động tương quan với giá dầu tương đối hạn chế. PVT vẫn có khả năng tăng trưởng tốt trong năm 2024, nhưng thị giá đang dần phản ánh triển vọng tích cực của doanh nghiệp. GAS và BSR có triển vọng kém khả quan trong năm 2024, nhưng vẫn sẽ là khoản đầu tư tốt trong dài hạn nếu có mức giá chiết khấu đủ sâu.
Link tải full báo cáo:
Quý nhà đầu tư lưu ý:
Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
———-Team LTBNM tổng hợp và phân tích ————-
Nhập mã “LTBNM” để được giảm giá 10% khi mua acc tại wichart.vn. Áp dụng cùng với các chương trình khuyến mại khác nếu có.
– Link room zalo miễn phí: https://zalo.me/g/xtdspd746
– Đăng kí dịch vụ tư vấn: https://langtubuonnuocmam.com/dich-vu