Kính gửi các anh chị đầu tư!
Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 30/12/2024 – 03/01/2025
- MSB [ Theo dõi – 12,900đ/cp] Triển vọng 2025 – DSC..
- SAM [ MUA – 9,000đ/cp ] Giá trị tài sản lớn – VCBS.
- NT2 [ Tích cực – 23,900đ/cp] Triển vọng phục hồi từ nền thấp – MBS.
- DGW [ MUA – 47,900đ/cp ] Triển vọng tang trưởng lạc quan – FPTS.
- PVT [ MUA – 33,543đ/cp] Triển vọng phụ thuộc vào đội tàu vận tải quốc tế – VCBS.
- Ngành cảng biển: Báo cáo cập nhật – ABS
- Ngành BĐS KCN: Thuận nước đẩy thuyền – MBS.
- Báo cáo vĩ mô: Tổng quan thị trường trung tâm dữ liệu – ACBS.
- Ngành BĐS Dân cư: Khởi đầu chu kỳ mới – MBS.
- Ngành bán lẻ: Cần thêm thời gian phục hồi – MBS.
- Báo cáo vĩ mô: Triển vọng TTCK 2025 – KBSV..
- Ngành chứng khoán: Kì vọng nâng hạng thị trường trong năm 2025 – KBSV..
Quý nhà đầu tư lưu ý
Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
1. MSB [ Theo dõi – 12,900đ/cp] Triển vọng 2025 – DSC
- KQKD Q3/2024 của MSB suy giảm so với cùng kỳ và quý trước, lũy kê 9 tháng, MSB hoàn thành 72% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Trong đó, thu nhập ngoài lãi là nguyên nhân chính khiến kết quả kinh doanh thu hẹp. Ngược lại, chất lượng tài sản có xu hướng cải thiện quý thứ 2 liên tiếp. Dự báo năm 2024, TOI và LNTT của MSB lần lượt đạt 13.256 tỷ và 6.357 tỷ.
- Đối với năm 2025, dựa trên giả định tăng trưởng tín dụng đạt 20%, biên lãi thuần tiếp tục giảm nhẹ, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống 2,6% và tỷ lệ LLR là 67%, TOI và LNTT lần lượt ước đạt 14.787 tỷ và 7.106 tỷ. Với P/B mục tiêu là 0,8 lần, giá cổ phiếu MSB kỳ vọng năm 2025 là 12.900 VND.
Link tải full báo cáo:
2. SAM [ MUA – 9,000đ/cp ] Giá trị tài sản lớn – VCBS
- VCBS khuyến nghị MUA với giá mục tiêu 9.000 đồng/cp, VCBS đánh giá định giá của SAM khá hấp dẫn với định giá tài sản lớn của DN và nhiều câu chuyện tiềm năng trong tương lai. Câu chuyện SAM tích cực tái cơ cấu DN mạnh tay cắt bỏ các mảng kinh doanh không hiệu quả cũng là điểm bứt phá cho DN trong tương lai. Ngoài ra, các khoản đầu tư của SAM có nhiều tiềm năng đem lại giá trị lớn và có khả năng triển khai khi bộ máy Ban lãnh đạo mới tham gia tái cấu trúc doanh nghiệp.
- Tính đến 30.09.2024, SAM đã đầu tư vào dự án cảng Mỹ Thủy với tổng giá trị theo vốn góp là 667 tỷ đồng với quyền sở hữu 36%. Dự án được chia thành 3 giai đoạn với 10 bến cảng, mỗi bến có công suất xếp dỡ hàng rời lên tới 3 triệu tấn/năm với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 với 4 bến vào khoảng 4.946 tỷ đồng và dự kiến đi vào hoạt động vào đầu năm 2026. Theo ước tính của VCBS, doanh thu ước tính hàng năm khi giai đoạn 1 hoạt động hết công suất có thể đem lại khoảng 1.100 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận đem lại khoảng 250 tỷ đồng tổng và đem lại cho SAM 90 tỷ đồng lợi nhuận (gấp đôi lợi nhuận 1 năm hiện tại). Câu chuyện cảng Mỹ Thủy đang được đốc thúc xây dựng rất mạnh vì là dự án trọng điểm của tỉnh, VCBS cho rằng dự án sẽ giúp SAM nhảy vọt KQKD trong tương lai.
- SAM đã mạnh tay thoái vốn Hạ Tầng An Việt và CTCP SAM Nông nghiệp Công nghệ cao (SAM Agritech) vơi hiệu quả kinh doanh kém vì thua lỗ dài trong nhiều năm. Bên cạnh đó, các dự án BĐS đầu tư của SAM cũng đến lúc hái quả khi liên tục đem lại mức lãi tốt trong những năm gần đây như KDL Sinh thái SAM Tuyền Lâm, BĐS KCN Tam Thăng 2 bắt đầu cho thuê và đem lại lợi nhuận tốt. Ngoài ra, các dự án BĐS còn lại khác như Samland Riverside và KDC tại Long Tân dự kiến là khoản tài sản có giá trị rất lớn trong tương lai nếu giải quyết xong vấn đề GPMB và thuận lợi triển khai dự án.
Link tải full báo cáo:
3. NT2 [ Tích cực – 23,900đ/cp] Triển vọng phục hồi từ nền thấp – MBS
- MBS dự báo LN ròng 2024 giảm 82% svck đạt 85 tỷ đồng, chủ yếu do huy sản lượng sụt giảm trong bối cảnh thiếu khí.
- Nhìn sang 2025-26, phân bổ khí cải thiện cùng tăng trưởng nhu cầu điện cao sẽ hỗ trợ LN ròng phục hồi 289% svck và 63% svck.
- Khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu 23,900đ/cp.
Link tải full báo cáo:
4. DGW [ MUA – 47,900đ/cp ] Triển vọng tang trưởng lạc quan – FPTS
- FPTS tiến hành cập nhật định giá cổ phiếu DGW – CTCP Thế Giới Số bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền FCFE và FCFF với tỷ trọng 50:50. FPTS xác định mức giá mục tiêu của DGW là 47.900 đồng/cp, cao hơn 19,2% so với mức giá đóng cửa ngày 31/12/2024, qua đó đưa ra khuyến nghị MUA ở thời điểm hiện tại.
- Năm 2024, FPTS dự báo doanh thu MTXT & MTB và ĐTDĐ của DGW dự kiến lần lượt đạt 6.300 tỷ đồng (+6,7% YoY) và 9.540 tỷ đồng (+18,3% YoY). Trong giai đoạn 2024-2029F, doanh thu MTXT và MTB của DGW dự kiến tăng trưởng ở mức thấp CAGR = 4,2%/năm, tuy nhiên vẫn cao hơn so với mức tăng trưởng chung của ngành nhờ (1) hưởng lợi lời xu thế sử dụng MTXT tích hợp AI và (2) thế mạnh của DGW trong việc phân phối các sản phẩm cao cấp. Trong khi đó, doanh thu ĐTDĐ dự kiến sẽ tăng trưởng với CAGR = +13,1%/năm (Chi tiết).
- Năm 2024, doanh thu thiết bị văn phòng ước đạt 4.471 tỷ đồng (+29,9% YoY), trong đó doanh thu thiết bị IoTs và thiết bị văn phòng (ngoài IoTs) lần lượt đạt 950 tỷ đồng (+42,4% YoY) và 3.521 tỷ đồng (+26,9% YoY). Giai đoạn 2024-2029F, doanh thu thiết bị IoTs dự kiến sẽ tăng trưởng với CAGR = +15,5%/năm nhờ triển vọng tích cực của thiết bị đeo tay (đóng góp chính trong thiết bị IoTs). Đối với thiết bị văn phòng (ngoài IoTs), doanh thu dự báo tăng trưởng với CAGR = +20,2%/năm, nhờ (1) việc đầu tư vào trung tâm dữ liệu và nhu cầu chuyển dữ liệu lên đám mây vẫn là xu hướng dài hạn và (2) thị trường thiết bị công nghiệp có tiềm năng lớn (Chi tiết).
Link tải full báo cáo:
5. PVT [ MUA – 33,543đ/cp] Triển vọng phụ thuộc vào đội tàu vận tải quốc tế – VCBS
- PVT liên tục đầu tư tăng năng lực vận tải đội tàu khi nguồn cung tấn – dặm tiếp tục bị kéo căng do xung đột chính trị và hải trình bị kéo dài. Giá cước giao ngay và cho thuê định hạn tiếp tục neo cao nhờ nhu cầu tốt.
- 2024 PVT tăng công suất đội tàu lên 19% sv đầu năm – mua 8 tàu (2023: tăng 25% sv đầu năm – mua 12 tàu). Biên lợi nhuận gộp của thị trường quốc tế tích cực.
- 2025 VCBS kỳ vọng nhu cầu tấn-dặm vẫn tiếp tục tích cực khi biển Đỏ vẫn tiếp diễn trong khi các đơn đặt hàng mới đến 2026 mới được giao nhiều.
Link tải full báo cáo:
6. Ngành cảng biển: Báo cáo cập nhật – ABS
- Theo Cục hàng hải Việt Nam, trong năm 2024, tổng khối lượng hàng hóa thông cảng biển Việt Nam ước đạt 864,4 triệu tấn, tăng 14% so với cùng kỳ. Sự tăng trưởng sản lượng hàng hóa thông cảng cảng biển là do các yếu tố: Tình hình xuất nhập khẩu chung của Việt Nam cải thiện. Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế 11T/2024, tổng giá trị xuất khẩu cả nước đạt 715,56 tỷ USD (tăng 15,4% svck), trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 369,93 tỷ USD (+14,4% svck) và trị giá nhập khẩu đạt 345,62 tỷ USD (+16,3% svck). Đáng chú ý, sản lượng xuất khẩu đóng góp từ các doanh nghiệp FDI tăng trưởng đáng kể. Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, tính đến hết ngày 15/12/2024, tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của nhóm các doanh nghiệp FDI đạt 275,09 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ, chiếm 71% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước. Xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng, chủ yếu là mặt hàng máy tính, linh kiện điện tử. Đây là mặt hàng chủ lực đóng góp tăng trưởng sản lượng ở cả chiều xuất khẩu và nhập khẩu. Xuất khẩu mặt hàng này trong 11 tháng đạt 65,23 tỷ USD (+26,3% svck), nhập khẩu đạt 97,73 tỷ USD (+22,4% svck). Thị trường xuất khẩu chính là Mỹ và thị trường nhập khẩu chính là Trung Quốc.
- Bộ Công thương dự báo trong năm 2025, tình hình xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng đạt 12%, hỗ trợ sản lượng thông cảng tăng trưởng. Theo tầm nhìn Bộ Giao thông Vận tải, đến năm 2030 dự báo hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam sẽ tăng đáng kể so với Quyết định 1579/QĐ-TTg, với hàng container đạt 46,3 triệu TEU (tập trung ở nhóm cảng biển số 1 và 4) và hàng khô đạt 423,5 triệu tấn (chủ yếu từ alumin, gang thép, và than).
Link tải full báo cáo:
7. Ngành BĐS KCN: Thuận nước đẩy thuyền – MBS
- Việt Nam được đánh giá là điểm đến hàng đầu của doanh nghiệp nước ngoài nhờ chiến lược “Trung Quốc+1”;
- Thị trường phía Bắc hấp dẫn hơn trong việc thu hút dòng vốn FDI trong khi thị trường phía Nam sẽ được bổ sung nguồn cung đất mới;
- MBS lựa chọn BCM và KBC nhờ các khu công nghiệp (KCN) mới có thể được phê duyệt và kế hoạch tăng vốn trong năm 2025.
Link tải full báo cáo:
8. Báo cáo vĩ mô: Tổng quan thị trường trung tâm dữ liệu – ACBS
- Thị trường DC trở thành tâm điểm chú ý trong những năm gần đây do xu hướng mở rộng tại nhiều quốc gia. Trong dự báo chi tiêu CNTT toàn cầu của Gartner cập nhật vào tháng 10/2024, chi tiêu cho DC được ước tính tăng 34,7% svck trong năm 2024, cao hơn nhiều so với mức tăng ở những năm trước và so với chi tiêu cho các hạng mục khác. Tổng dung lượng các DC đang vận hành trên toàn thế giới ước tính đạt gần 33 gigawatt (GW)trong năm 2023 (theo DB Byte, Cushman & Wakefield), với CAGR giai đoạn 2018- 2023 là 16,7% ở khu vực Châu Mỹ, 19,1%ở APAC và 13,6%ở EMEA (theo DB Byte).
- Sự trỗi dậy của AI, đặc biệt là AI tạo sinh (Generative AI), được cho là động lực chính của xu hướng này. Nhu cầu áp dụng, triển khai AI gia tăng đã thúc đẩy việc mở rộng dung lượng DC trên toàn cầu nhằm đáp ứng cho các mô hình tính toán hiệu suất cao và tiêu tốn nhiều điện năng của các nhánh công việc AI.
- Thị trường DC toàn cầu được dự báo sẽ duy trì đà tăng trong những năm tới do nhu cầu chuyển đổi số, các dịch vụ sử dụng nhiều dữ liệu, kết nối nhiều thiết bị và khaithác các tiến bộ công nghệ như AI, điện toán đám mây, mạng 5G, v.v. ngày càng tăng. Trong kịch bản trung bình của McKinsey, công suất DC toàn cầu được dự phóng tăng trưởng với tốc độ CAGR 22% trong giai đoạn 2023-2030 (từ 55 GW vào năm 2023 lên 219 GW vào năm 2030, mặc dù số liệu ước tính 2023 của đơn vị này có sự khác biệt với các công ty nghiên cứu phía trên).
Link tải full báo cáo:
9. Ngành BĐS Dân cư: Khởi đầu chu kỳ mới – MBS
- MBS nhận định một chu kỳ mới của ngành bất động sản đang bắt đầu, dựa trên ba động lực chính: lãi suất thấp, cải thiện cơ sở hạ tầng, và hoàn thiện khung pháp lý.
- Nguồn cung nhà thấp tầng và căn hộ tại TP.HCM, và nguồn cung căn hộ tại Hà Nội năm 2025 dự kiến sẽ tăng svck, với giá bán tăng trưởng 1 con số.
- MBS ưu tiên các cổ phiếu KDH, DXG, và NLG nhờ nền tảng tài chính vững chắc và các dự án có pháp lý rõ ràng, kỳ vọng đạt tỷ lệ hấp thụ cao.
Link tải full báo cáo:
10. Ngành bán lẻ: Cần thêm thời gian phục hồi – MBS
- 2024 cho thấy bức tranh phục hồi khác nhau với các chuỗi bán lẻ tại Việt Nam. Lợi nhuận (LN) ròng chuỗi bán lẻ ICT-CE có tốc độ phục hồi tốt nhất với trung bình, tăng trưởng đạt 1.2 lần svck, LN chuỗi bán lẻ trang sức tăng khoảng 10% svck và chuỗi bán lẻ tạp hóa lớn (WCM, BHX) thành công có được lãi ròng trong 2H24.
- Trong năm 2025, chuỗi bán lẻ dược phẩm và tạp hóa có khả năng tiếp tục mở rộng trong bối cảnh thu nhập người tiêu dùng sẽ cải thiện tốt hơn svck khi sự lan tỏa của khu vực sản xuất mạnh mẽ kể từ đầu năm, trong khi chuỗi bán lẻ ICT-CE và trang sức nhìn chung sẽ duy trì số lượng cửa hàng, tập trung vào các chiến lược bán hàng nhằm kích thích nhu cầu tiêu thụ.
- MBS ưa thích MWG trong năm 2025 với kỳ vọng vào sự thành công mở rộng của Bách Hóa Xanh và sự phục hồi mạnh mẽ hơn nữa của nhu cầu tiêu thụ điện tử tiêu dùng. Bên cạnh đấy, MBS cũng ưa thích PNJ với định giá hấp dẫn.
Link tải full báo cáo:
11. Báo cáo vĩ mô: Triển vọng TTCK 2025 – KBSV
- KBSV dự báo vùng điểm hợp lí của chỉ số VNIndex thời điểm cuối năm 2025 ở mức 1,460 điểm, tương ứng với mức tăng 16.7% của EPS bình quân các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HSX, vùng P/E mục tiêu là 14.6 lần (theo cách tính P/E của Bloomberg), tương đương mức ở thời điểm cuối 2024 và thấp hơn mức bình quân 10 năm ở 16.6.
- Bối cảnh vĩ mô năm 2025 tiềm ẩn nhiều bất định khi bắt đầu nhiệm kỳ mới của Donald Trump, có thể đi kèm với nhiều xáo trộn về dòng chảy thương mại, môi trường lãi suất và tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Dù vậy, các phân tích của KBSV cho thấy năm 2025 nhiều khả năng sẽ là 1 năm ổn định về vĩ mô đối với Việt Nam ở góc độ tỷ giá (USD/VND tăng 1-2%), và lãi suất (mặt bằng lãi suất huy động tăng nhẹ 0.3%-0.5% ở nhóm ngân hàng quốc doanh). Kết hợp với mức tăng trưởng lợi nhuận ổn định của các doanh nghiệp niêm yết nhờ nền kinh tế tăng trưởng cao, TTCK Việt Nam được kỳ vọng sẽ có 1 năm khởi sắc.
- Rủi ro và xu hướng biến động giằng co được dự báo sẽ còn duy trì trong quý đầu năm, đặc biệt khi thị trường có các phản ứng tiêu cực với tác động thực tế từ các chính sách mới của ông Trump được thể hiện qua đà tăng của chỉ số DXY và lợi suất Trái phiếu Chính phủ Mỹ. Mặc dù vậy, bất kỳ nhịp điều chỉnh đáng kể nào trong giai đoạn này sẽ là cơ hội để nhà đầu tư tích luỹ cổ phiếu cơ bản tốt ở vùng giá thấp.
Link tải full báo cáo:
12. Ngành chứng khoán: Kì vọng nâng hạng thị trường trong năm 2025 – KBSV
- Lợi nhuận hoạt động và lợi nhuận sau thuế của nhóm công ty chứng khoán theo dõi trong 9M2024 có sự cải thiện mạnh mẽ so với cùng kì 9M2024, tổng lợi nhuận hoạt động của nhóm 35 Công ty chứng khoán có quy mô vốn chủ sở hữu lớn nhất đạt 32,592 tỷ VND (+25.5% YoY); LNST đạt 17,791 tỷ VND, tăng 40.6% YoY. Lợi nhuận toàn ngành phục hồi mạnh mẽ trong 9M2024 nhờ đà hồi phục của thị trường sau mức nền thấp của năm 2023.
- Đà tăng đến từ tất cả các mảng kinh doanh, đặc biệt ở mảng cho vay ký quỹ và mảng đầu tư 9M2024, lợi nhuận gộp mảng môi giới nhóm CTCK theo dõi đạt 2,217 tỷ VND, tăng 13.4% YoY; Mảng đầu tư đạt 14,569 tỷ VND tăng 60.3% YoY; Mảng cho vay ký quỹ đạt 13,516 tỷ VND, tăng 43.0% YoY với lợi suất trung bình đạt 9.5%. ROE lũy kế 12 tháng đạt 10.0%, tăng nhẹ so với năm 2023 đạt 8.8% tuy nhiên vẫn ở mức thấp so với các năm trước do các CTCK đẩy mạnh tăng vốn.
- KBSV kì vọng thị trường có diễn biến tích cực về giá và thanh khoản trong 2025 KBSV duy trì quan điểm tích cực về giá và thanh khoản đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong 2025 dựa trên: (1)Định giá thị trường ở ngưỡng hấp dẫn; (2) Thanh khoản thị trường sẽ duy trì ở mức cao trong 2025 nhờ nền lãi suất thấp và kì vọng dòng tiền khối ngoại quay trở lạ.
Link tải full báo cáo:
Quý nhà đầu tư lưu ý:
Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
———-Team LTBNM tổng hợp ————-
Nhập mã “LTBNM” để được giảm giá 10% khi mua acc tại wichart.vn. Áp dụng cùng với các chương trình khuyến mại khác nếu có.
– Link room zalo miễn phí: https://zalo.me/g/xtdspd746
– Đăng kí dịch vụ tư vấn: https://langtubuonnuocmam.com/dich-vu