Kính gửi các anh chị đầu tư!
Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 17/03 – 21/03/2025
- LAS [ Theo dõi – 20,700đ/cp] Sản lượng tiêu thụ giảm do giá nông sản hạ nhiệt – FPTS.
- GMD [ Trung lập – 67,400đ/cp] Chờ đợi các dự án đầu tư mới – MBS.
- LHG [ Tích cực – 43,049đ/cp] Triển vọng ngắn hạn ổn định; dài hạn phụ thuộc vào tiến độ dự án KCN mới – BVSC
- KDH [ Nắm giữ – 37,400đ/cp ] Duy trì tăng trưởng – SSV..
- CTD [ Trung lập – 95,400đ/cp ] Đã phản ánh kỳ vọng, chờ đợi KQKD – KBSV..
- PC1 [ MUA – 28,800đ/cp ] Triển vọng dài hạn từ mảng BĐS Khu công nghiệp – FPTS.
- BWE [ MUA – 50,500đ/cp ] Kỳ vọng tăng giá nước củng cố triển vọng dài hạn – KBSV..
- IMP [ Trung lập – 48,200đ/cp] Cập nhật IMP – ACBS.
- FRT [ Trung lập – 203,800đ/cp] Kế hoạch năm 2025 tiếp tục tăng trưởng mạnh – BVSC..
- NT2 [ Theo dõi – 19,900đ/cp] Sản lượng điện đi ngang do nguồn cung khí hạn chế – FPTS.
- CEO [ Trung lập ] Hưởng lợi lớn từ quỹ đất chiến lược – PHS.
- BCM [ Tích cực – 92,000đ/cp] Cập nhật BCM – ACBS.
- ACV [ MUA – 122,600đ/cp ] Đẩy nhanh tiến độ Long Thành – KBSV..
- QNS [ Trung lập – 55,100đ/cp ] Biên lợi nhuận gộp mảng sữa phục hồi – VNDS.
- SIP [ MUA – 106,200đ/cp ] Đất rộng vững thế – FPTS.
- MSN [ MUA – 87,500đ/cpTập trung phát triển mảng tiêu dùng & bán lẻ – KBSV..
- DGW [ MUA – 48,500đ/cp]: Hướng đi mới, cơ hội mới – PHS.
- GEG [ MUA – 16,000đ/cp ]: Nút thắt dần được tháo gỡ – VCBS.
- HSG [ Trung lập – 19,100đ/cp ]: Những điểm chính từ ĐHCĐ của HSG – VNDS.
- MSN [ MUA – 87,500đ/cp ] Tập trung phát triển mảng tiêu dùng & bán lẻ – KBSV..
- GAS [ Tích cực – 78,400đ/cp] Tăng trưởng LNG mạnh bù đắp thách thức ngắn hạn – VNDS.
- VHM [ Tích cực – 54,300đ/cp ]: Tận dụng đà phục hồi của thị trường, vượt qua thách thức để tăng trưởng – VNDS
- HSG [ Tích cực – 21,600đ/cp] Động lực tăng trưởng chính từ tiêu thụ nội địa trong 2025 – BVSC..
- FPT [ Tích cực – 145,700đ/cp] Cập nhật nhanh FPT – ACBS.
- PC1 [ MUA – 28,400đ/cp ] KQKD năm 2024 tăng trưởng ấn tượng nhờ mảng năng lượng & khai khoáng – ABS
- PHP [ MUA – 52,500đ/cp ] Động lực tăng trưởng mới từ Cảng nước sâu Lạch Huyện 3 & 4 – ABS.
- GVR [ Trung lập – 38,800đ/cp] Mở khóa triển vọng chuyển đổi đất cao su – KBSV..
- MWG [ Tích cực – 70,500đ/cp] Tái lập vị thế dẫn đầu – MAS.
- VPB [ MUA – 25,700đ/cp] Chuyển mình tích cực – KBSV..
- VIB [ Trung lập – 22,650đ/cp ] Tăng trưởng lợi nhuận có dấu hiệu tạo đáy trong Q3/2024 – MBS.
- DBC [ Trung lập ] Cập nhật buổi gặp gỡ với Ban lãnh đạo – KBSV..
- VSC [Theo dõi – 19,500đ/cp]: Dự báo tang trưởng chậm do áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt – FPTS
- HSG [ Trung lập – 18,000đ/cp] Thách thức phía trước – SSI.
- VHC [ Trung lập – 61,454đ/cp ] Chờ đợi tín hiệu tích cực từ thị trường Mỹ – VCBS.
- KDH [ Tích cực – 39,100đ/cp ] Tiềm năng tăng trưởng vững chắc – MBS.
- HSG [ Trung lập – 18,600đ/cp ] Tập trung phát triển Hoa Sen Home – KBSV..
- IDC [ Tích cực – 61,719đ/cp ] Giải tỏa áp lực dự án gối đầu – VCBS.
- GEG [ Trung lập – 14,600đ/cp ] Kết quả đàm phán giá phù hợp với kỳ vọng – KBSV..
- Báo cáo vĩ mô: Báo cáo kinh tế vĩ mô – MBS.
- Báo cáo vĩ mô: Sự thận trọng của FED và chính sách thúc đẩy nền kinh tế nội địa của Việt Nam – PHS.
Quý nhà đầu tư lưu ý
Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
1. LAS [ Theo dõi – 20,700đ/cp] Sản lượng tiêu thụ giảm do giá nông sản hạ nhiệt – FPTS
- Trong năm 2025, FPTS dự phóng doanh thu thuần của LAS đạt 3.134 tỷ đồng (-9,6% YoY) do: (1) sản lượng tiêu thụ giảm do giá gạo dự báo hạ nhiệt khiến khả năng chi trả phân bón của nông dân giảm, (2) giá bán phân bón dự báo tiếp tục giảm.
- Lợi nhuận sau thuế năm 2025 dự phóng đạt 174,6 tỷ đồng (+3,6% YoY) nhờ: (1) giá bán phân bón giảm nhẹ hơn so với giá phân đơn đầu vào giúp biên lợi nhuận gộp cải thiện +1,4 đpt YoY và, (2) chi phí sản xuất ước tính giảm khoảng 23 tỷ đồng (tương đương 10,4% lợi nhuận trước thuế 2025 của LAS) khi thuế VAT đầu vào được khấu trừ từ tháng 7/2025.
- FPTS định giá cổ phiếu LAS bằng phương pháp so sánh P/E với P/E trung bình của nhóm doanh nghiệp được so sánh là 13,4x và EPS forward 2025 của LAS là 1.547 đồng/cp, FPTS xác định giá mục tiêu của LAS là 20.700 đồng/cp (cao hơn 6,7% so với giá đóng cửa ngày 13/03/2025) và đưa ra khuyến nghị THEO DÕI đối với cổ phiếu LAS ở thời điểm hiện tại. Nhà đầu tư có thể xem xét mua vào cổ phiếu LAS tại mức giá 16.500 VNĐ/cp với mức sinh lời kì vọng đạt 25%.
Link tải full báo cáo:
2. GMD [ Trung lập – 67,400đ/cp] Chờ đợi các dự án đầu tư mới – MBS
- Hoạt động khai thác cảng của GMD đối mặt với thách thức trong ngắn hạn khi các cảng lớn đã vượt công suất và áp lực cạnh tranh gia tăng.
- LN ròng giai đoạn 2025-2026 dự kiến tăng lần lượt tăng 12.8%/8.5% svck, nhờ Nam Đình Vũ GĐ3 và kế hoạch bổ sung đội tàu ở mảng logistics.
- MBS khuyến nghị TRUNG LẬP cho GMD với giá mục tiêu 67,400 đ/cp.
Link tải full báo cáo:
3. LHG [ Tích cực – 43,049đ/cp] Triển vọng ngắn hạn ổn định; dài hạn phụ thuộc vào tiến độ dự án KCN mới – BVSC
- Hiện tại, LHG chỉ còn KCN Long Hậu 3 – Giai đoạn 1 đang còn đất thương phẩm sẵn có có thể kinh doanh. Giai đoạn 3 của Long Hậu 3.1: quy mô 43,9825ha, đang triển khai; Đền bù còn khoảng 3,4ha chưa hoàn thành, đất xen kẹt, khó thực hiện. Việc GPMB còn lại khá phức tạp do các hộ dân không hợp tác, yêu cầu đơn giá bồi thường cao gấp nhiều lần phương án phê duyệt, hoặc yêu cầu bố trí nền đất tái định cư ngoài quy định. Thời gian dự kiến thu hồi đất kéo dài. Tuy nhiên, hai giai đoạn đầu của KCN Long Hậu đã hoàn thành lấp đầy 100%, các khu công nghiệp khác trong pipeline vẫn đang tích cực được hoàn thành pháp lý, nên quỹ đất hiện có của LHG còn khá hạn chế so với các doanh nghiệp trong ngành.
- Long Hậu dành khá nhiều diện tích đất trong KCN để thực hiện xây nhà xưởng. Loại hình này đem lại dòng tiền ổn định cho LHG, cũng như phù hợp với khách hàng quy mô vừa và nhỏ. Khu nhà xưởng đang hoạt động của LHG ước tính khoảng 173.262m2, có quy mô lớn, chuyên sâu dành cho ngành Công nghiệp công nghệ cao và phụ trợ công nghệ cao. Với tỷ lệ lấp đầy cao, doanh thu nhà xưởng đem lại mỗi năm cho LHG khoảng 180-200 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp mảng này đem lại cho LHG năm 2024 là 111 tỷ đồng (chiếm 51% lợi nhuận gộp cả năm). Trong giai đoạn 2021-2024, mảng này đem lại cho LHG từ 58-111 tỷ đồng lợi nhuận gộp, chiếm trung bình 34% lợi nhuận gộp toàn doanh nghiệp; và tỷ lệ động góp lợi nhuận gộp liên tục tăng qua các năm.
- Mặc dù câu chuyện dài hạn của LHG còn phụ thuộc nhiều vào tiến độ các khu công nghiệp mới, BVSC vẫn thấy những điểm tích cực với Long Hậu ở i) nguồn tiền mặt dồi dào; ii) dòng tiền từ cho thuê nhà xưởng và khai thác quỹ đất LHG3.1; iii) tỷ lệ cổ tức đều 19% tiền mặt; và iv) LNST tăng trưởng trở lại trong 2025. Do đó, cơ hội đầu tư với LHG vẫn hiện hữu trong năm 2025. Với trung bình hai phương pháp NAV và P/B, BVSC khuyến nghị OUTPERFORM với mức giá hợp lý cho 12 tháng tới là 43.049 đồng/cp; tương đương +21% so với giá đóng cửa ngày 14/3/2025.
Link tải full báo cáo:
4. KDH [ Nắm giữ – 37,400đ/cp ] Duy trì tăng trưởng – SSV
- CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (HOSE: KDH) là doanh nghiệp hiếm hoi sở hữu quỹ đất lớn ngay tại khu đô thị TPHCM (hơn 500ha). Đồng thời, đây cũng là doanh nghiệp thuộc top chủ đầu tư uy tín tại Việt Nam và là doanh nghiệp niêm yết hàng đầu về phát triển nhà ở phân khúc trung và cao cấp. Dựa trên phương pháp RNAV, SSV đưa ra khuyến nghị giữ KDH với giá mục tiêu ở mức 37,400 đồng. Dù KQKD của KDH năm 2024 thấp hơn kì vọng của SSV, nhưng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp vẫn ghi nhận những kết quả tích cực khi tăng lần lượt 57.0% YoY và 10.0% YoY. Sang năm 2025, SSV dự phóng KDH tiếp tục duy trì đà tăng trưởng nhờ (1) đón đầu sự hồi phục của thị trường nhà liền thổ giai đoạn 2025-2026 với việc mở bán dự án liên doanh với Keppel và (2) tiếp tục bàn giao dự án Privia.
- Sang năm 2025, SSV nhận định tình hình kinh doanh của KDH vẫn tiếp tục khả quan. SSV ước tính doanh thu cả năm đạt 6,131 tỷ đồng (+87.0% YoY) với LNST đạt 1,818 tỷ đồng (+126.4% YoY) chủ yếu đến từ việc tiếp tục bàn giao dự án Privia và bắt đầu bàn giao dự án liên doanh với Keppel từ quý 3/2025.
- Trong đó, dự án liên doanh với Keppel hiện đã hoàn thành phần lớn nhà liền thổ (~200 căn) và sẵn sàng mở bán. Tuy vậy, dự án vẫn đang điều chỉnh thiết kế cảnh quan để đáp ứng yêu cầu của chứng nhận Green Mark do BCA (Singapore) cấp. Chứng nhận này có thể giúp dự án hấp dẫn hơn nhờ việc cung cấp môi trường sống lành mạnh hơn cho cư dân. Sau thay đổi cảnh quan, SSV kì vọng doanh nghiệp sẽ được phê duyệt thiết kế cơ sở điều chỉnh và các hoàn thiện các thủ tục pháp lý cần thiết trong 1H2025, từ đó, đủ cơ sở mở bán và bàn giao từ quý 3/2025.
Link tải full báo cáo:
5. CTD [ Trung lập – 95,400đ/cp ] Đã phản ánh kỳ vọng, chờ đợi KQKD – KBSV
- Doanh thu và LNST cổ đông ty mẹ đạt 11,645/199 tỷ VND (tăng 19%/47% YoY) trong 1H FY25. Động lực chính thúc đẩy sự tăng trưởng trên tới từ mảng kinh doanh cốt lõi (xây dựng) với doanh thu xây dựng tăng 17% YoY, biên lãi gộp tăng 67bps so với cùng kỳ.
- KBSV duy trì quan điểm rằng sự hồi phục của thị trường xây dựng sẽ là tiền đề giúp CTD duy trì đà tăng trưởng backlog trong thời gian tới nhờ vị thế dẫn đầu. Một số động lực chính thúc đẩy nguồn cung công việc bao gồm (1) dòng vốn FDI ổn định giúp duy trì backlog công nghiệp, (2) sự hồi phục của thị trường Bất động sản, (3) bổ sung backlog từ các dự án đầu tư công. KBSV ước tính doanh thu của CTD đạt 25,685/27,459 tỷ VND (tăng 22%/7% YoY).
- KBSV ước tính biên lãi gộp của CTD đạt 4.0%/4.5% trong FY25/FY26, chi phí dự phòng ước tính đạt 0.2%/0.3% doanh thu (so với 1.2% trong FY24). Sự hồi phục của thị trường Bất động sản được kỳ vọng sẽ giúp CTD cải thiện tiến độ thu hồi công nợ, giảm rủi ro phát sinh nợ xấu, chi phí dự phòng trong thời gian tới.
- Covestcons (CTD sở hữu 100%) vừa được chấp thuận chủ trương đầu tư KDC Thành Phú, Long An, dự kiến bán giao hơn 1,000 căn thấp tầng từ 4Q2029. KBSV kỳ vọng dự án Emerald68 được bàn giao trong FY27-FY28, đóng góp 377 tỷ VND lợi nhuận cho CTD.
Link tải full báo cáo:
6. PC1 [ MUA – 28,800đ/cp ] Triển vọng dài hạn từ mảng BĐS Khu công nghiệp – FPTS
- Triển vọng ngắn hạn từ mảng xây lắp: PC1 ghi nhận doanh thu tăng trưởng mạnh trong năm 2024 nhờ dự án 500kV mạch 3 với mảng xây lắp điện đạt 3.686 tỷ đồng (+39% YoY) và sản xuất công nghiệp đạt 1.456 tỷ đồng (+25% YoY). Với lượng backlog chuyển tiếp lớn (đạt 6.892 tỷ đồng, gấp 1,9 lần doanh thu xây lắp 2024) từ 2 dự án EPC Côn Đảo và nhà máy điện gió Philippines, FPTS cho rằng PC1 sẽ ghi nhận 5.729 tỷ đồng doanh thu xây lắp trong năm 2025 (+55% yoy).
- Triển vọng dài hạn từ mảng BĐS KCN: Bên cạnh việc ghi nhận đều đặn 600 tỷ đồng doanh thu từ quản lý vận hành dự án Nomura 1, PC1 đang phát triển 6 dự án KCN thông qua công ty liên kết Western Pacific. Hiện có 5/6 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư và dự kiến sẽ mang lại 173 tỷ đồng lãi từ công ty liên kết cho PC1 cho năm 2025 (+284% yoy).
Link tải full báo cáo:
7. BWE [ MUA – 50,500đ/cp ] Kỳ vọng tăng giá nước củng cố triển vọng dài hạn – KBSV
- Trong năm 2024, CTCP Biwase ghi nhận tổng doanh thu và LNST lần lượt 3,959 tỷ VND và 642 tỷ VND (+12% YoY/-4% YoY), đạt 107% và 81% kế hoạch đặt ra. Đóng góp chính vào doanh thu là mảng cấp nước, đạt 2,611 tỷ VND (+13% YoY), nhờ sản lượng nước tăng trưởng vượt bậc đạt 200 triệu m3 (+9% YoY).
- Chuỗi giá trị cung cấp nước hoàn thiện theo chiều dọc và khả năng vận hành đường ống duy trì tỷ lệ thất thoát ở mức thấp là những lợi thế cạnh tranh của Biwase giúp doanh nghiệp hưởng trọn vẹn tốc độ gia tăng sử dụng nước sạch tại khu vực, ước tính đạt tăng trung bình 3% cho khối sản xuất và 5% cho khối sinh hoạt đến 2035.
- BWE đã M&A các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp nước sạch tại các địa bàn giàu tiềm năng tăng trưởng đến từ triển vọng kinh tế khả quan và xu hướng chuyển dịch sang sử dụng nguồn nước mặt với chất lượng nước được bảo đảm. Sản lượng tiêu thụ nước tại Long An đạt 15% CAGR đến năm 2030. Việc sở hữu 43% vốn của CTCP Cấp nước Tân Hiệp sẽ giúp lợi nhuận từ công ty liên doanh liên kết cải thiện trong năm 2025, ước 89 tỷ VND (+104% YoY).
- Triển vọng tăng trưởng thu nhập đầu người sẽ thúc đẩy giá nước sạch được điều chỉnh tăng hằng năm trong bối cảnh chi phí đầu tư hạ tầng nước gia tăng. KBSV ước tính giá bán nước điều chỉnh tăng 3%/năm đến năm 2030.
Link tải full báo cáo:
8. IMP [ Trung lập – 48,200đ/cp] Cập nhật IMP – ACBS
- Công ty duy trì tăng trưởng với mức 10,6% svck về doanh thu thuần và 7,1% svck vềLNSTtrong năm 2024, từ nền cao trước đó. LNSTnăm 2025 được dự phóng tăng 18% svck nhờ tiếp tục thúc đẩy các sản phẩm có giá trị cao, tiêu chuẩn sản xuất tiên tiến, và tác động từ việc khấu hao tăng do có thêm nhà máy IMP4 sẽ trở lại bình thường. Giá mục tiêu của ACBS cho cổ phiếu IMP đến cuối 2025 là 48.200 đ/cp, tương đương tổng tỷ suất sinh lợi 3,9%. Xếp hạng TRUNG LẬP.
- IMP công bố doanh thu thuần (chưa kiểm toán) đạt 2.205 tỷ đồng (+10,6% svck) và LNST đạt 321 tỷ đồng (+7,1 svck) trong năm 2024, vớitốc độ tăng trưởng trở lại bình thường sau khi tăng vọttrong giai đoạn 2022-2023. Doanh số hàng tự sản xuất chiếm gần 100% doanh thu thuần.
- Tăng trưởng doanh thu thuần được thúc đẩy bởi kênh bệnh viện (+45% svck theo ước tính của ACBS), vượt qua kênh nhà thuốc và đóng góp doanh thu lớn nhất cho IMP. Kênh nhà thuốc ước tính giảm 7% svck, bao gồm mức tăng 74% svck từ các chuỗi bán lẻ (đóng góp doanh thu vào kênh nhà thuốc hiện vẫn khiêm tốn ở mức 9%).
- Tăng trưởng giá trị, nhờ nhu cầu tăng đối với các sản phẩm giá trị cao, là động lực tăng trưởng cho các nhà máy EU-GMP (IMP2, IMP3, ngoài sự tham gia mới của IMP4) dù tăng trưởng sản lượng sản xuất chậm (không có thông tin về sản lượng tiêu thụ). Kháng sinh vẫn là nhóm sản phẩm quan trọng nhất, chiếm 76% doanh thu của IMP.
Link tải full báo cáo:
9. FRT [ Trung lập – 203,800đ/cp] Kế hoạch năm 2025 tiếp tục tăng trưởng mạnh – BVSC
- FRT công bố KQKD quý 4/2024 phù hợp với kỳ vọng, doanh thu 11.448 tỷ (+31,7% YoY) và LNST-CĐTS 111 tỷ. Lũy kế cả năm 2024, FRT ghi nhận doanh thu hợp nhất 40.104 tỷ (+25,9% YoY) hoàn thành 108% kế hoạch và LNST-CĐTS đạt 318 tỷ đồng.
- Chuỗi nhà thuốc Long Châu. Doanh thu quý 4 đạt 7.225 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng 52,9% YoY và đạt 152 tỷ đồng LNTT. Long Châu mở mới 94 nhà thuốc trong quý, BVSC ước tính doanh thu bình quân vẫn duy trì mức trên 1,2 tỷ đồng/tháng. Lũy kế năm 2024, doanh thu Long Châu đạt 24.978 tỷ đồng (+59,5% YoY) và LNTT ước tính đạt 582 tỷ đồng.
- Trung tâm tiêm chủng vaccine mở rộng mạnh mẽ. Hiện tổng số TTTC đạt 126 trung tâm tại 52 tỉnh thành, tăng mạnh so với chỉ 10 TTTC đầu năm 2024. BVSC nhận thấy triển vọng kinh doanh của Long Châu trong 3-5 năm tới vẫn rất tích cực. Số lượng cửa hàng của Long Châu sẽ tiếp tục được mở mới, song tốc độ mở mới sẽ chậm dần ở các năm sau và đạt 3.000 cửa hàng vào cuối năm 2028F. Sau giai đoạn tập trung mở rộng cửa hàng, Long Châu sẽ tập trung vào việc cải thiện biên LN gộp nhờ gia tăng các sản phẩm ngoài thuốc, hoặc có thể là các sản phẩm private label có biên lợi nhuận cao.
- Chuỗi FPT Shop. Quý 4/2024, FPT Shop có doanh thu 4.222 tỷ đồng (+6,5% YoY), và duy trì lợi nhuận trước thuế dương đạt 18 tỷ đồng (-55% QoQ). Lũy kế, năm 2024 doanh thu đạt 15.126 tỷ đồng (-6,5% YoY) và LNTT âm 55 tỷ đồng, giảm so với mức âm 475 tỷ đồng 2023. Số cửa hàng đạt 634 cửa hàng, giảm 121 so với đầu năm và doanh thu/cửa hàng đạt 2,1 tỷ/cửa hàng.
Link tải full báo cáo:
10. NT2 [ Theo dõi – 19,900đ/cp] Sản lượng điện đi ngang do nguồn cung khí hạn chế – FPTS
- Sản lượng khí duy trì ở mức thấp dù được bổ sung từ các nguồn mới. NT2 sẽ nhận thêm khí từ NMĐ BOT Phú Mỹ 2.2 vào năm 2025F và từ hai mỏ khí mới trong giai đoạn 2026F – 2027F. Lượng khí này giúp nguồn cung của nhà máy ổn định hơn trong dài hạn, dao động trong khoảng ±10% so với mức 516 triệu m³ trong năm 2024 (chi tiết).
- Năm 2025F: Sản lượng khí đi ngang nhờ nhận thêm nguồn cung của NMĐ BOT Phú Mỹ 2.2. Kể từ năm 2025F, tỷ lệ phân bổ khí cho NT2 dự kiến tăng từ 12% lên 15% tổng sản lượng khí dành cho sản xuất điện nhờ được nhận thêm nguồn khí của NMĐ BOT Phú Mỹ 2.2 do đơn vị này đã hết hợp đồng BOT. Qua đó giúp sản lượng khí trong năm của nhà máy đi ngang, đạt 513 triệu m³ (-1% YoY) (chi tiết).
- Sau năm 2026F: Nguồn cung được ổn định nhờ hai mỏ khí mới. Tổng cung khí tại bể Nam Côn Sơn tiếp tục giảm còn 3,2 & 2,9 tỷ m³/năm (-16% & -9% YoY) trong 2025F – 2026F. Kể từ năm 2027F, sản lượng khí tại bể sẽ ổn định hơn, đạt mức 3,0 – 3,6 tỷ m³/năm nhờ được bổ sung 2,4 – 3,0 tỷ m³/năm từ hai mỏ khí mới (chi tiết).
- Chênh lệch giá bán điện bình quân và giá thành sản xuất điện tăng nhờ chi phí khấu hao giảm. Chênh lệch giá bán và giá thành điện của NT2 dự kiến đạt 35 VND/kWh (+160% YoY so với mức 13 VND/kWh năm 2024) trong năm 2025F và tăng lên mức 174 – 320 VND/kWh trong giai đoạn 2026F – 2036F, chủ yếu nhờ chi phí khấu hao liên tục giảm 124 tỷ VND (-18% YoY) trong năm 2025F và 409 tỷ VND (-73% YoY) trong năm 2026F (chi tiết).
Link tải full báo cáo:
11. CEO [ Trung lập ] Hưởng lợi lớn từ quỹ đất chiến lược – PHS
- Ngày 14-15/03/2025, Chính phủ đã công bố quyết định công nhận Phú Quốc và Rạch Giá là đô thị loại 1; việc này trực tiếp giúp Phú Quốc được hưởng lợi lớn khi được tăng hỗ trợ ngân sách, tăng quyền tự chủ, nâng cấp hạ tầng giao thông và thu hút FDI. Bên cạnh đó, Phú Quốc cũng chính thức khởi công các dự án trọng điểm phục vụ APEC 2027: mở rộng sân bay (công suất 20 triệu khách), cảng quốc tế An Thới (100 ha), tổ hợp APEC (57 ha), nâng cấp nhiều tuyến đường bộ. Đây là các bước tiến quan trọng để Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng và giao thương quốc tế.
- Song song đó, Bộ Chính trị chỉ đạo Quảng Ninh xây dựng đề án chính sách thí điểm cho Khu kinh tế Vân Đồn theo mô hình đặc khu.
- CEO sở hữu quỹ đất lớn tại các khu vực hưởng lợi từ các chính sách trên với 450 ha tại Bãi Trường, Dương Tơ, Phú Quốc: 450 ha, 300 ha tại Vân Đồn (Sonasea Vân Đồn Harbor City), hơn 80 ha tại Rạch Giá và nhiều quỹ đất chiến lược khác ở Hà Nội cũng như Hà Nam. Từ đó, giúp cho CEO là một trong số rất ít công ty Bất động sản thỏa được cùng lúc hai yếu tố: quỹ đất chiến lược & tài chính mạnh.
Link tải full báo cáo:
12. BCM [ Tích cực – 92,000đ/cp] Cập nhật BCM – ACBS
- LNST Q4/2024 sụt giảm nhưng LNST cả năm 2024 đi ngang và phù hợp với dự phóng của ABCS. Điều chỉnh LNST của cổ đông công ty mẹ năm 2025 tăng 18% lên 3.152 tỷ đồng (+50% svck) do cộng thêm giao dịch chuyển nhượng một lô đất tại Thành phố mới Bình Dương. Tăng giá mục tiêu cuối năm 2025 thêm 23% lên 92.000 đồng/cổ phiếu chủ yếu nhờ giá cho thuê đất công nghiệp và giá đất ở tại tỉnh Bình Dương tăng. Lặp lại khuyến nghị Khả quan.
- BCM công bố KQKD Q4/2024 suy giảm với doanh thu 2.013 tỷ đồng (-61% svck) và LNST 1.540 tỷ đồng (-25% svck). Sự sụt giảm này chủ yếu do trong Q4/2023 ghi nhận giao dịch chuyển nhượng lô đất rộng 18,9 ha cho CapitaLand với giá trị 242 triệu USD.
- Trong năm 2024, BCM ghi nhận doanh thu là 5.225 tỷ đồng (-36% svck) và LNST là 2.310 tỷ đồng (+1% svck), hoàn thành 98% kế hoạch lợi nhuận và 94% dự phóng của ACBS. Sự sụt giảm chủ yếu là do Q4/2023 ghi nhận giao dịch chuyển nhượng đã đề cập ởtrên, một phần được bù đắp bởi lợi nhuận được chia cao hơn từcác công ty liên doanh, liên kết, đặc biệt là từ VSIP, đạt gần 2.000 tỷ đồng (+145% svck).
Link tải full báo cáo:
13. ACV [ MUA – 122,600đ/cp ] Đẩy nhanh tiến độ Long Thành – KBSV
- 4Q2024, ACV ghi nhận doanh thu đạt 5,721 tỷ VND (+13% yoy). Trong đó, doanh thu hàng không chiếm tỷ trọng 83%, ghi nhận 4,764 tỷ VND (+18% yoy). LNST ghi nhận 3,089 tỷ VND (+97% yoy). Lũy kế cả năm, doanh thu và LNST của ACV lần lượt đạt 22,555 tỷ VND (+13% yoy) và 11,577 tỷ VND (+37% yoy).
- Số lượt hành khách hàng không và hàng hóa vận tải hàng không dự kiến đều hồi phục và tăng trưởng tích cực trong 2025 do: (1) chính phủ tập trung nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, (2) các hãng hàng không mở rộng đội bay, tuyến bay mới và (3) các thay đổi tích cực trong chính sách visa thúc đẩy du lịch mới ban hành.
- KBSV đẩy thời gian hoàn thành Long Thành giai đoạn 1 lên 2026 so với 2027 trong báo cáo trước do các nỗ lực hỗ trợ và xúc tiến tiến độ dự án của chính phủ. Cùng với T3 Tân Sơn Nhất đi vào hoạt động từ quý 2 năm nay, Long Thành GD1 sẽ đảm bảo tiềm năng tăng trưởng lớn trong dài hạn cho ACV.
- Việc hoạt động an ninh hàng không được chuyển giao về Bộ Công an từ đầu tháng 3/2025 dự kiến sẽ đẩy nhanh quá trình lên sàn HOSE của ACV. Bên cạnh đó KBSV đánh giá việc chuyển giao sẽ ảnh hưởng không đáng kể tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời tác động tích cực đến biên lợi nhuận khi loại bỏ được chi phí vận hành an ninh.
Link tải full báo cáo:
14. QNS [ Trung lập – 55,100đ/cp ] Biên lợi nhuận gộp mảng sữa phục hồi – VNDS
- VNDS duy trì khuyến nghị Trung lập với tiềm năng tăng giá 10% và tỷ suất cổ tức 4,0%. VNDS nâng giá mục tiêu lên 7,2% trong khi giá cổ phiếu đã tăng 6,8% kể từ báo cáo gần nhất.
- Giá mục tiêu thấp hơn do thay đổi dự phóng EPS 2025-26 và chuyển mô hình định giá sang năm 2025.
- VNDS cho rằng định giá hiện tại của QNS ở mức hợp lý, do dự phóng giá đường giảm nhẹ và lợi LN ròng đi ngang trong năm 2025.
Link tải full báo cáo:
https://www.vndirect.com.vn/cmsupload/beta/QNS_BCCapnhat_20250317.pdf
15. SIP [ MUA – 106,200đ/cp ] Đất rộng vững thế – FPTS
- Kết quả kinh doanh 2025 của SIP dự kiến đạt 8.876 tỷ doanh thu thuần (+13,8% YoY) và 1.270 tỷ lợi nhuận sau thuế (+9,1% YoY). Theo đó: Lợi nhuận gộp tăng 20% nhờ (1) diện tích cho thuê đất và nhà xưởng lũy kế kỳ vọng tăng 5% YoY và 13% YoY; (2) sản lượng điện, nước tăng trưởng bền vững khi số lượng khách thuê gia tăng theo diện tích cho thuê lũy kế và hoạt động sản xuất của các nhà máy tiếp tục cải thiện. Doanh thu tài chính giảm 4% YoY đạt 600 tỷ đồng dựa vào giả định (1) doanh nghiệp sẽ không tiếp tục thoái vốn các khoản đầu tư trong năm (ngoại trừ cổ phiếu NTC đã bán trong 2 tháng đầu năm) và (2) lãi tiền gửi tăng trưởng ~20% YoY.
- VCBS đưa ra khuyến nghị MUA cổ phiếu SIP với mức giá mục tiêu là 106.200 VNĐ/cổ phiếu, cao hơn 16,9% so với giá đóng cửa ngày 17/03/2025. Giá mục tiêu được xác định bằng phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền FCFE và FCFF, tỷ trọng mỗi phương pháp là 50%.
Link tải full báo cáo:
16. MSN [ MUA – 87,500đ/cpTập trung phát triển mảng tiêu dùng & bán lẻ – KBSV
- Trong 4Q, doanh thu đạt 22,702 tỷ VNĐ (+5.7%YoY) và lợi nhuận sau thuế đạt 691 tỷ VNĐ (+1,279%) chủ yếu nhờ mảng tiêu dùng tăng trưởng so với mức nền thấp và lợi nhuận từ thoái vốn công ty con mảng hạ nguồn Vonfram. Kết thúc năm, doanh thu và lợi nhuận của MSN đạt 83,178 tỷ VNĐ (+6%YoY) và 1,999 tỷ VNĐ (+378%YoY).
- Biên lợi nhuận hoạt động (EBIT) của mảng tiêu dùng cải thiện rõ rệt, đặc biệt lần đầu dương đối với WCM và MML. KBSV kỳ vọng mảng tiêu dùng thực phẩm thương hiệu và bán lẻ hiện đại sẽ tiếp tục tăng trưởng từ 8-10%/năm nhờ MCH tiếp tục ra mắt sản phẩm mới, cao cấp hóa với giá bán cao hơn, mở rộng WCM và khai thác chương trình hội viên WIN để tăng sức cạnh tranh.
- Mảng Vonfram của MSR sẽ hoạt động hiệu quả hơn sau khi thoái vốn HCS (mảng kinh doanh hạ nguồn của doanh nghiệp tại Đức, Trung Quốc). KBSV kỳ vọng lợi nhuận của MSR sẽ được cải thiện đáng kể từ mức lỗ 1,665 tỷ VND xuống còn lỗ 757 tỷ VNĐ trong 2025.
- KBSV đưa ra khuyến nghị MUA với cổ phiếu MSN với giá mục tiêu là 87,500 VND dựa trên phương pháp tổng các thành phần (SOTP) với tiềm năng tăng giá là 28%. Tăng trưởng ngành bán lẻ và ảnh hưởng từ mảng không cốt lõi là yếu tố cần theo dõi trong 2025.
Link tải full báo cáo:
17. DGW [ MUA – 48,500đ/cp]: Hướng đi mới, cơ hội mới – PHS
- Kết thúc năm 2024, DGW ghi nhận mức tăng trưởng tích cực ở tất cả các ngành hàng, với doanh thu thuần tăng 17.3% YoY đạt 22,078 tỷ đồng và LNST tăng 25.3% YoY đạt 444 tỷ đồng, hoàn thành 96% kế hoạch doanh thu và 91% kế hoạch lợi nhuận.
- DGW sở hữu lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ với dịch vụ phát triển thị trường (MES), chiến lược D2C (Direct-to-Customer) và hệ sinh thái phân phối đa kênh hiệu quả. Về triển vọng năm 2025F, PHS kỳ vọng ngành hàng ICT sẽ bước vào chu kỳ nâng cấp thiết bị mới đối với nhóm người dùng mua máy trong giai đoạn 2020 – 2021 và được thúc đẩy khi Windows 10 ngừng hỗ trợ từ tháng 10/2025. Ngoài ra, xu hướng cao cấp hóa diễn ra mạnh mẽ sẽ là động lực tăng trưởng cho ngành.
- Bên cạnh đó, PHS kỳ vọng ngành hàng thiết bị văn phòng và đồ gia dụng sẽ đóng góp lớn vào tốc độ tăng trưởng chung của DGW qua xu hướng chuyển đổi số, quá trình đô thị hóa mạnh mẽ tại Việt Nam và sự hợp tác với các thương hiệu lớn như Xiaomi, Philips…
- Tại Forward P/E 25E là 14.9x, DGW đang giao dịch thấp hơn mức trung bình 5 năm là 16.8x. Sử dụng phương pháp DCF và P/E, KBSV ước tính giá hợp lý đối với DGW là 48,500 VND/cổ phiếu. Do đó, PHS đưa ra khuyến nghị MUA với mức tăng giá tiềm năng là 21%.
Link tải full báo cáo:
18. GEG [ MUA – 16,000đ/cp ]: Nút thắt dần được tháo gỡ – VCBS
- Các nhà máy của GEG kỳ vọng hoạt động ổn định, LNST phục hồi với dư nợ giảm. Doanh thu của GEG kỳ vọng tăng trưởng 8% YoY với giả định sản lượng thủy điện phục hồi nhẹ, bên cạnh các nhà máy NLTT duy trì ổn định. Về giá bán, VCBS kỳ vọng giá bán bình quân của GEG trong năm 2025 tăng 7% YoY nhờ dự án Tân Phú Đông 1 đàm phán xong giá bán điện mới. Bên cạnh đó, chi phí lãi vay kỳ vọng giảm với dư nợ ngắn và dài hạn cuối Q4/2024 giảm 9% YoY cùng góp phần giúp lợi nhuận của GEG phục hồ.
- Các nút thắt của dự án điện dần được tháo gỡ. Đối với dự án điện gió Tân Phú Đông 1 (100MW), ngày 17/3/2025, doanh nghiệp cho biết đã đàm phán xong giá bán điện mới của dự án Tân Phú Đông 1 và ký kết các biên bản tổng và biên bản thành phần cho dự án điện gió Tân Phú Đông 1với giá bán điện đạt 1.813 VND/kWh (tương đương 99,8% giá trần theo khung giá điện gió chuyển tiếp). Đối với dự án ĐMT Đức Huệ 2 (39,2MWp), tồn tại của dự án hiện nằm ở việc không nằm trong Quy hoạch điện 8 (QHĐ 8) và Kế hoạch QHĐ 8, trong trường hợp xấu nhất, GEG có thể phải trích lập các khoản đầu tư đã thực hiện (ước khoảng 240 tỷ đồng). Hiện tại, QHĐ 8 đang trong quá trình lấy ý kiến sửa đổi, với kịch bản điện mặt trời được gia tăng công suất. VCBS cho rằng dự án Đức Huệ 2 của GEG có thể có phương án triển khai khả thi, giúp doanh nghiệp không phải trích lập.
Link tải full báo cáo:
19. HSG [ Trung lập – 19,100đ/cp ]: Những điểm chính từ ĐHCĐ của HSG – VNDS
- HSG dự báo kết quả kinh doanh năm tài chính 2024-2025 giảm svck với cả doanh thu và LN ròng giảm 3% svck.
- Ban lãnh đạo nhận định thị trường tôn mạ năm 2025 sẽ tiếp tục gặp khó khăn do căng thẳng thương mại leo thang và tình trạng dư cung trong nước.
- Động lực tăng trưởng của HSG trong thập kỷ tới sẽ là Hoa Sen Home.
Link tải full báo cáo:
https://www.vndirect.com.vn/cmsupload/beta/HSG_DHCD_20250319.pdf
20. MSN [ MUA – 87,500đ/cp ] Tập trung phát triển mảng tiêu dùng & bán lẻ – KBSV
- Trong 4Q, doanh thu đạt 22,702 tỷ VNĐ (+5.7%YoY) và lợi nhuận sau thuế đạt 691 tỷ VNĐ (+1,279%) chủ yếu nhờ mảng tiêu dùng tăng trưởng so với mức nền thấp và lợi nhuận từ thoái vốn công ty con mảng hạ nguồn Vonfram. Kết thúc năm, doanh thu và lợi nhuận của MSN đạt 83,178 tỷ VNĐ (+6%YoY) và 1,999 tỷ VNĐ (+378%YoY).
- Biên lợi nhuận hoạt động (EBIT) của mảng tiêu dùng cải thiện rõ rệt, đặc biệt lần đầu dương đối với WCM và MML. KBSV kỳ vọng mảng tiêu dùng thực phẩm thương hiệu và bán lẻ hiện đại sẽ tiếp tục tăng trưởng từ 8-10%/năm nhờ MCH tiếp tục ra mắt sản phẩm mới, cao cấp hóa với giá bán cao hơn, mở rộng WCM và khai thác chương trình hội viên WIN để tăng sức cạnh tranh.
- Mảng Vonfram của MSR sẽ hoạt động hiệu quả hơn sau khi thoái vốn HCS (mảng kinh doanh hạ nguồn của doanh nghiệp tại Đức, Trung Quốc). KBSV kỳ vọng lợi nhuận của MSR sẽ được cải thiện đáng kể từ mức lỗ 1,665 tỷ VND xuống còn lỗ 757 tỷ VNĐ trong 2025.
Link tải full báo cáo:
21. GAS [ Tích cực – 78,400đ/cp] Tăng trưởng LNG mạnh bù đắp thách thức ngắn hạn – VNDS
- VNDS duy trì khuyến nghị Khả quan với tiềm năng tăng giá 16,3% và tỷ suất cổ tức 5,2%. VNDS giảm giá mục tiêu 7,8%, trong khi giá cổ phiếu hầu như không thay đổi kể từ báo cáo gần nhất.
- VNDS giảm giá mục tiêu do dự báo EPS năm tài chính 2025-2026 thấp hơn và giả định WACC cao hơn
- P/E dự phóng năm 2025 ở mức 14,5x, thấp hơn mức trung bình 5 năm của GAS là 16,5x, VNDS cho rằng đây là điểm vào tốt để tích lũy cổ phiếu.
Link tải full báo cáo:
https://www.vndirect.com.vn/cmsupload/beta/GAS_BCCapnhat_20250318.pdf
22. VHM [ Tích cực – 54,300đ/cp ]: Tận dụng đà phục hồi của thị trường, vượt qua thách thức để tăng trưởng – VNDS
- VNDS duy trì khuyến nghị Khả quan với tiềm năng tăng giá là 15,7%. Giá mục tiêu tăng 11,3% trong khi giá cổ phiếu đã tăng 13,7% kể từ báo cáo trước.
- Giá mục tiêu cao hơn do định giá RNAV cao hơn khi VNDS giảm tỷ lệ chiết khấu NPV các dự án, dựa trên tiến độ triển khai pháp lý và bán hàng.
- Với mức P/B 0,9 lần hiện tại, cổ phiếu đang được định giá thấp hơn so với nền tảng cơ bản của doanh nghiệp.
Link tải full báo cáo:
https://www.vndirect.com.vn/cmsupload/beta/VHM_BCCapnhat_20250317.pdf
23. HSG [ Tích cực – 21,600đ/cp] Động lực tăng trưởng chính từ tiêu thụ nội địa trong 2025 – BVSC
- Thị trường nội địa là động lực tăng trưởng chính trong 2025. BVSC dự báo sản lượng nội địa của công ty đạt mức gần 1,1 triệu tấn (+13,2%YoY) nhờ (1) Bộ Công thương sẽ qua áp thuế chống bán phá giá tôn mạ lạnh tạm thời vào sớm nhất là cuối Quý 1.2025. BVSC xem xét lại sự kiện áp thuế AD02 thì sản lượng tôn mạ kẽm tiêu thụ toàn ngành tăng 22%, riêng HSG tăng 30% so với lúc chưa áp thuế; và (2) Kỳ vọng bất động sản trong nước sẽ ấm dần lên trong năm nay.
- Giá HRC tăng hỗ trợ đà tăng cho giá bán tôn mạ. BVSC ước tính giá HRC 2025 có thể ở mức 540-550 USD/tấn nhờ (1) Kỳ vọng bất động sản trong nước phục hồi từ việc hoàn thiện lành lang pháp lý ngành Bất động sản, hỗ trợ tài chính và tín dụng cho vay mua nhà, chuyển dịch dòng vốn FDI vào thị trường Việt Nam, phát triển đầu tư công…; và (2) Các biện pháp áp thuế chống bán phá giá thép HRC và tôn mạ nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc.
- Biên lợi nhuận HSG tiếp tục được hỗ trợ nhờ giá bán tăng. BVSC dự báo giá tôn mạ của HSG sẽ tăng 3-5% trong 2025 nhờ (1) Giá HRC tăng; (2) Nhu cầu tiêu thụ nội địa phục hồi; và (3) Mức áp thuế CBPG tôn mạ màu là khoảng 5%- 34,27% và tôn mạ kẽm có thể là 3,41%-69,23%, điều này làm thu hẹp mức chênh lệch giá tôn mạ nội địa và tôn mạ Trung Quốc từ 35-40% xuống còn 5-10%, thậm chí giá tôn mạ Trung Quốc cao hơn giá nội địa nếu áp mức 69,23%. Giá bán tôn mạ duy trì đà tăng ổn định trong bối cảnh nhu cầu thép nội địa phục hồi phần nào bù đắp được giá đầu vào HRC tăng, từ đó “bảo vệ” được biên lợi nhuận.
Link tải full báo cáo:
24. FPT [ Tích cực – 145,700đ/cp] Cập nhật nhanh FPT – ACBS
- Giá cổ phiếu đã giảm 18% so với đầu năm và 10% trong 1 tháng qua, thiết lập ngưỡng thấp mới của 6 tháng. ACBS cho rằng sự điều chỉnh này có thể xuất phát từ 1) áp lực chốt lời sau khi cổ phiếu đã tăng vọt 85% trong 2024 và 2) tác động tâm lý do xu hướng giảm gần đây của cổ phiếu công nghệ toàn cầu sau các đợt tăng mạnh, mà việc đánh giá lại kỳ vọng vào mảng kinh doanh AI, đặc biệt khi các mô hình chi phí thấp như DeepSeek xuất hiện, có thể là một trong những nguyên nhân. Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài rút vốn cũng có thể góp phần vào sự giảm giá FPT. Khối ngoại đã bán ròng FPT với giá trị khoảng 6.000 tỷ đồng từ đầu năm tới nay. Trong khi đó, ACBS chưa nhận thấy có thay đổi đáng kể nào về các yếu tố cơ bản tại FPT
- Chúng tôi duy trì dự phóng doanh thu thuần và LNTT cho FPT trong 2025 lần lượt là 74.800 tỷ đồng (+19% svck) và 13.245 tỷ đồng (+19,6% svck), với động lực chính là đà tăng trưởng của mảng dịch vụ CNTT thịtrường nước ngoài và đóng góp ổn định của mảng dịch vụ viễn thông. Dịch vụ CNTT thị trường nước ngoài vẫn là mảng hứa hẹn tăng trưởng tốt nhất với tăng trưởng doanh thu dự phóng 26,6% svck trong 2025. Nhật Bản và châu Á-TBD có thể vẫn là những thị trường nổi bật nhất với mức tăng trưởng doanh thu dự phóng 30% svck nhờ nhu cầu gia tăng chi tiêu cho CNTT, đặc biệt là chuyển đổi số và AI. Đối với thị trường Mỹ, FPT kỳ vọng có sự phục hồi tại thị trường này với tăng trưởng doanh thu 20% svck, được hỗ trợ bởi các yếu tố như tổng thống Trump có định hướng thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp và tín hiệu tích cực hơn của doanh thu ký mới trong Q4/2024. Đóng góp từ các nhà máy AI sẽ bắt đầu được ghi nhận trong 2025 với doanh thu dự kiến 40 triệu USD. ACBS duy trì giá mục tiêu của cho FPT đến cuối năm 2025 là 145.700 đồng/cp, tương đương tổng tỷ suất lợi nhuận 18,5% so vớithị giá hiện tại. Để có thêm thông tin chi tiết, vui lòng xem báo cáo cập nhật gần nhất của ACBS tại đây. Đánh giá KHẢ QUAN.
Link tải full báo cáo:
25. PC1 [ MUA – 28,400đ/cp ] KQKD năm 2024 tăng trưởng ấn tượng nhờ mảng năng lượng & khai khoáng – ABS
- ABS Research duy trì dự phóng LNST cổ đông Công ty mẹ của PC1 năm 2025F dự kiến đạt 527 tỷ đồng (+14,5% svck). EPS & BVPS 2025F dự kiến đạt 1.474 đ/cp & 16.890 đ/cp, tương ứng P/E và P/B lần lượt đạt 15,747 và 1,37 lần tại mức giá hiện tại. ROE 2025F dự kiến đạt 8,7%. ABS duy trì giá mục tiêu 28.400 đồng/cp với PC1 và giữ khuyến nghị MUA với PC1 với tiềm năng tăng giá 22,4%.
Link tải full báo cáo:
26. PHP [ MUA – 52,500đ/cp ] Động lực tăng trưởng mới từ Cảng nước sâu Lạch Huyện 3 & 4 – ABS
- Kết quả kinh doanh năm 2024 khởi sắc. Lũy kế năm 2024, DTT và lợi nhuận gộp của PHP lần lượt là 2.595 tỷ đồng (+20,4% svck) và 990 tỷ đồng (+31,0% svck). Đây là mức lợi nhuận gộp cao nhất trong vòng 10 năm của PHP, đưa biên lợi nhuận gộp năm tăng kỷ lục lên mức 38,1% (+3,1 điểm phần trăm svck). Tổng sản lượng hàng hóa thông cảng của PHP tăng trưởng ổn định đạt khoảng 40 triệu tấn. Hàng container đạt gần 2 triệu TEU, gần xấp xỉ công suất khai thác thiết kế tối đa là 2,1 triệu TEU/năm. Kết thúc năm, LNST của Cổ đông Công ty mẹ đạt 807 tỷ đồng (+42,3% svck). Biên lợi nhuận ròng tăng vượt trội đạt 31,1%. Với kết quả này, công ty đã hoàn thành 112% kế hoạch doanh thu và 143% kế hoạch lợi nhuận trước thuế.
- Triển vọng của PHP cho đến cuối năm được chúng tôi đánh giá là tích cực với sản lượng thông cảng được dự báo tăng nhờ các yếu tố: (i) Gia tăng sản lượng hàng hóa thông quan tại Hải Phòng. Theo Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng phấn đấu sản lượng hàng hóa thông qua cảng đạt 115 triệu tấn (+10% svck), được thúc đẩy nhờ các yếu tố (1) gia tăng đầu tư FDI đóng góp quan trọng vào việc mở rộng sản xuất và tăng kim ngạch xuất nhập khẩu và (2) xu hướng tích trữ hàng tồn kho để tránh các rủi ro thuế quan. (ii) Gia tăng sản lượng container khai thác đến từ dự án bến nước sâu số 3 & 4 Lạch Huyện. Dự án cảng nước sâu bến số 3 và số 4 của PHP đã qua thẩm định và đi vào hoạt động từ cuối tháng 02/2025, tổng công suất thiết kế là 1,1 triệu TEU/năm. Theo đó, tổng công suất thiết kế của PHP được nâng lên 3,2 triệu TEU/năm – lớn nhất tại khu vực Hải Phòng. Đây là bước tiến quan trọng trong việc nâng cao năng lực khai thác của PHP, đáp ứng xu hướng gia tăng kích cỡ tàu của các hãng vận tải trên thế giới..
Link tải full báo cáo:
27. GVR [ Trung lập – 38,800đ/cp] Mở khóa triển vọng chuyển đổi đất cao su – KBSV
- Năm 2024, doanh thu và LNST của GVR đạt lần lượt là26,254/5,103 tỷ VND (+19%/+51%YoY). Trong đó, doanh thu từ mảng cao su đạt 20,362 tỷ VND (+21%YoY) đóng góp chính vào mức tăng trưởng, nhờ giá xuất khẩu cao su tăng tích cực trong năm 2024 (+25-30% YoY).
- KBSV đánh giá tích cực về triển vọng chuyển đổi đất cao su của GVR, nhờ các KCN đã có pháp lý rõ ràng hơn. KBSV ước tính GVR sẽ chuyển đổi với hơn 3,444 ha diện tích đất cao su trong giai đoạn 2025 – 2028, đóng góp thu nhập 1,911 tỷ đồng/năm. Phần diện tích đất chuyển đổi gồm Bình Dương (786 ha), Đồng Nai (2,658 ha) và Bình Phước (184 ha), trong đó, diện tích đất tại Đồng Nai đã được HĐND tỉnh phê duyệt và thống nhất phương án bồi thường GPMB (T2/2025), tạo điều kiện thuận lợi giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi đất.
- KBSV kỳ vọng thị trường xuất khẩu chính Trung Quốc, sẽ đẩy mạnh nhập khẩu cao su do nhu cầu sản xuất lốp xe tăng và lượng hàng tồn kho cao su đang ở mức thấp nhất lịch sử. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu cung toàn cầu sẽ hỗ trợ giá duy trì ở mức cao. KBSV dự báo doanh thu mảng cao su trong năm 2025/2026 đạt 22,004/22,374 tỷ VND (+8%/2%YoY).
- Giá cổ phiếu của GVR đã tăng 25% tính từ đầu năm, phản ánh một phần tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận. Do đó, KBSV khuyến nghị TRUNG LẬP với GVR, định giá hợp lý ở mức 38,800VND/cổ phiếu, tương ứng với mức tăng 12% so với giá đóng cửa ngày 19/03/2025.
Link tải full báo cáo:
28. MWG [ Tích cực – 70,500đ/cp] Tái lập vị thế dẫn đầu – MAS
- Lũy kế 2 tháng đầu năm 2025, MWG đạt doanh thu thuần 24.524 tỷ đồng (+13,5% YoY). Động lực tăng trưởng chủ yếu đến từ mức tăng hơn 13% YoY của TGDD & DMX và BHX với mức tăng ấn tượng 16% YoY.
- Mảng TGDD & DMX: Trong năm 2025, công ty tiếp tục mở rộng danh mục sản phẩm, tối ưu tăng trưởng doanh thu tại cửa hàng hiện có thay vì mở mới, đặc biệt là mảng hàng gia dụng khi thị phần hiện tại còn thấp (25%). Đồng thời, công ty sẽ hợp tác với các đối tác tài chính lớn nhằm hỗ trợ thúc đẩy doanh thu. Sự phát triển của mạng 5G và chu kỳ thay mới điện thoại/laptop được kỳ vọng sẽ kích thích nhu cầu tiêu dùng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng trong phân khúc này.
- Mảng BHX: Sau gần 2 năm tái cơ cấu, BHX đã bắt đầu ghi nhận lãi trong năm 2024 và tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của MWG. Trong năm 2025, BHX đặt mục tiêu mở rộng mạng lưới với khoảng 200-400 cửa hàng mới (tập trung 70% tại khu vực miền Trung)- tính đến cuối tháng 2/2025, công ty đã mở thêm 94 cửa hàng mới. MAS kỳ vọng doanh thu trung bình mỗi cửa hàng BHX duy trì ổn định ở mức 2 tỷ đồng/tháng/cửa hàng trong năm 2025, góp phần củng cố vị thế trên thị trường bán lẻ và tạo nền tảng cho tăng trưởng dài hạn.
Link tải full báo cáo:
29. VPB [ MUA – 25,700đ/cp] Chuyển mình tích cực – KBSV
- Luật hoá Nghị quyết 42 – Động lực quan trọng giúp VPB cải thiện chất lượng tài sản và xử lý nợ xấu. VPB có khoản nợ xấu đã xử lý và lãi phải thu ngoại bảng lớn (~46% vốn chủ) sẽ hưởng lợi từ NQ 42 nhờ rút ngắn thời gian xử lý, từ đó tăng thu nhập từ thu hồi nợ xấu.
- Triển vọng tích cực cho NIM của VPB nhờ tỷ trọng cho vay bán lẻ cao, đóng góp từ FE Credit và cải thiện chất lượng tài sản. Chi phí vốn kỳ vọng kiểm soát nhờ lãi suất huy động đi ngang, lợi thế vay vốn khi tiếp nhận TCTD yếu kém.
- Mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận và tín dụng năm 2025 (20-25%) tương đối khả thi. VPB được hỗ trợ bởi sự hồi phục kinh tế, mở rộng tín dụng từ GPBank và thu nhập tăng từ xử lý nợ xấu theo NQ 42.
Link tải full báo cáo:
30. VIB [ Trung lập – 22,650đ/cp ] Tăng trưởng lợi nhuận có dấu hiệu tạo đáy trong Q3/2024 – MBS
- Lợi nhuận ròng tăng mạnh 20.1% so với quý trước trong Q4/2024. dự báo tăng trưởng lợi nhuận phục hồi trong năm 2025;
- Mặc dù chất lượng tài sản chưa hoàn toàn phục hồi. nhưng đã có dấu hiệu chạm đáy thể hiện qua tỷ lệ nợ nhóm 2 giảm đáng kể;
- MBS duy trì khuyến nghị NẮM GIỮ đối với VIB do hạ dự báo lợi nhuận ròng năm 2025F/2026F và giữ nguyên P/B mục tiêu ở mức 1.3x lần.
Link tải full báo cáo:
31. DBC [ Trung lập ] Cập nhật buổi gặp gỡ với Ban lãnh đạo – KBSV
- Triển vọng mảng chăn nuôi khá lạc quan — Nhờ giá heo ở mức cao từ đầu năm nên dự kiến lợi nhuận sau thuế của 1Q2025 đạt khoảng 400 tỷ đồng, hoàn thành khoảng 40% kế hoạch LNST của 2025 và tương ứng mức tăng trưởng khoảng 450% YoY so với mức 72.6 tỷ của 1Q2024. — Giá bán có xu hướng giảm nhẹ trong thời gian gần đây do các trang trại nuôi “heo gột” (mua heo từ 80kg về để nuôi lên 100 kg rồi bán) từ giai đoạn trước Tết bắt đầu xuất chuồng. — BLĐ chia sẻ DBC hiện vẫn đang thiếu chuồng nuôi do năng suất cao nên phải xuất bán lợn giống, ước khoảng 25-30 nghìn con/tháng trong thời gian gần đây. — Nguồn cung chưa thể tăng mạnh do (1) dịch tả lợn Châu Phi vẫn còn diễn biến phức tạp khiến các hộ chưa thể tái đàn quá nhiều; (2) tác động của Luật chăn nuôi có hiệu lực từ 1/1/2025 khiến các hộ nuôi thu hẹp quy mô. Tổng lượng nuôi bởi hộ dân nhỏ dự kiến sẽ chỉ chiếm khoảng 10%-15% cả nước vào năm 2027, giảm mạnh từ khoảng mức 60%-70% trước đây. — Trong năm 2025, DBC sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư trang trại ở Thanh Hóa (quy mô 3,600 nái và 60,000 lợn thịt ) và Quảng Trị (quy mô 6,200 nái và 90,000 lợn thịt), Quảng Ninh (quy mô 2,400 nái và 40,000 lợn thịt), Lào Cai (quy mô 3,200 nái và 50,000 lợn thịt). Định hướng quy mô đàn đạt khoảng 60 nghìn heo nái và sản lượng heo thịt đạt khoảng 1.2-1.5 triệu con/năm.
- Tiến độ mảng Vaccine dịch tả lợn Châu Phi khả quan — Lễ cắt băng, khánh thành nhà máy Dacovet và công bố thương mại hóa vaccine dịch tả lợn châu phi Dacovac-ASF2 sẽ được tổ chức vào ngày 29/03/2025. Ban lãnh đạo kỳ vọng sẽ đẩy mạnh sản xuất thương mại hóa trong 2025. — Dabaco cho biết hiện Vaccine đã được sử dụng trên 100% đàn lợn thịt nội bộ từ đầu năm ngoái đến nay, với tỷ lệ bảo hộ lên đến 98-99%.
Link tải full báo cáo:
32. VSC [Theo dõi – 19,500đ/cp]: Dự báo tang trưởng chậm do áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt – FPTS
- Sản lượng tăng nhẹ trong năm 2024 do chịu áp lực cạnh tranh với cảng nước sâu Lạch Huyện và cảng Nam Đình Vũ. Sản lượng hàng container qua cảng của VSC năm 2024 chỉ tăng +2% YoY, trong khi toàn khu vực Hải Phòng tăng +13% YoY.
- Sản lượng tăng nhẹ trong năm 2024 do chịu áp lực cạnh tranh với cảng nước sâu Lạch Huyện và cảng Nam Đình Vũ. Sản lượng hàng container qua cảng của VSC năm 2024 chỉ tăng +2% YoY, trong khi toàn khu vực Hải Phòng tăng +13% YoY.
- Kỳ vọng lợi nhuận năm 2025 giảm 47% do tăng khấu hao khi hợp nhất cảng Nam Hải Đình Vũ và cải thiện dần khi hiệu suất tăng cao. Với động lực từ việc nhu cầu chi tiêu tại các thị trường nội Á cải thiện giúp thúc đẩy sản lượng hàng container qua các cảng feeder trên sông Cấm, doanh thu thuần của VSC năm 2025 dự phóng đạt 2.958 tỷ VND (+6,1% YoY) và lợi nhuận sau thuế đạt 296 tỷ VND (-47,2% YoY) khi phải ghi nhận thêm chi phí khấu hao cho dự án cảng Nam Hải Đình Vũ. Doanh thuần và lợi nhuận sau thuế năm 2026 dự phóng đạt 3.124 tỷ VND (+5,6% YoY) và 324 tỷ VND (+43,8% YoY) với kỳ vọng VSC sẽ cắt giảm dần chi phí thuê ngoài. Trong dài hạn, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của VSC dự phóng có mức tăng trưởng kép lần lượt +7,2%/năm và +13,8%/năm (giai đoạn 2024-2029).
Link tải full báo cáo:
33. HSG [ Trung lập – 18,000đ/cp] Thách thức phía trước – SSI
- Một số điểm chính từ Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025: HSG đặt kế hoạch kinh doanh niên độ tài chính (NĐTC) 2025 theo 2 kịch bản, với tăng trưởng lợi nhuận sau thuế (LNST) lần lượt là -22% svck và -3% svck, tương đương 2 kịch bản sản lượng giảm 8% svck và đi ngang svck. Ban lãnh đạo chia sẻ kế hoạch thận trọng này là do chủ nghĩa bảo hộ toàn cầu gia tăng, và HSG dự kiến chuyển trọng tâm về thị trường nội địa trong năm nay. LNST sơ bộ Q2/NĐTC 2025 ước tính đạt 100 tỷ đồng, giảm 39% so với quý trước và thấp hơn 69% svck. Lũy kế nửa đầu NĐTC 2025, LNST ước tính đạt 265 tỷ đồng, giảm 37% svck. Tái cấu trúc mô hình hoạt động của HSG: HSG sẽ tiếp tục thực hiện kế hoạch tái cấu trúc mô hình hoạt động để gia tăng lợi ích cho cổ đông. Trong đó, chiến lược phát triển hệ thống Hoa Sen Home (mảng kinh doanh phân phối vật liệu xây dựng và nội thất) sẽ là trọng tâm trong những năm tới, bên cạnh việc thoái vốn một phần khỏi mảng sản xuất kinh doanh ống nhựa.
Link tải full báo cáo:
34. VHC [ Trung lập – 61,454đ/cp ] Chờ đợi tín hiệu tích cực từ thị trường Mỹ – VCBS
- VCBS khuyến nghị TRUNG LẬP với mức giá mục tiêu là 61.454 đồng/cp, tương ứng P/E 10,3x trong bối cảnh thị trường xuất khẩu cá tra sang các thị trường phương Tây chưa sôi nổi và thị trường TQ gặp nhiều khó khăn.
- Tiêu dùng được dự báo sẽ tiếp tục cải thiện đáng kể ở Mỹ. Tồn kho cá da trơn ở Mỹ tại thời điểm T1/2025 giảm từ 18-19% yoy. Lợi thế cạnh tranh của cá tra Việt Nam được cải thiện nhờ hưởng mức thuế chống bán phá giá 0% khi nhập khẩu vào thị trường Mỹ, trong khi các loại cá khác từ Canada, Mexico và TQ sẽ phải chịu mức thuế nhập khẩu lần lượt 25% và 20% khi đưa vào thị trường Mỹ.
- Tiêu dùng tại thị trường EU được dự báo sẽ tăng trưởng nhẹ. Các tín hiệu vĩ mô có nhiều dấu hiệu hồi phục, bên cạnh đó EU tiếp tục áp dụng lệnh trừng phạt lên Nga sẽ tạo lợi thế cho cá tra VN xuất khẩu vào thị trường này.
- Nhu cầu tiêu thụ cá tra ở TQ có thể vẫn tiếp tục giảm. Chỉ số tiêu dùng ở TQ được cải thiện nhưng vẫn ở mức thấp. Bên cạnh đó, cá minh thái Nga chuyển hướng sang thị trường TQ, tạo áp lực cạnh tranh lớn cho cá tra Việt Nam khi nhập khẩu vào thị trường này.
Link tải full báo cáo:
35. KDH [ Tích cực – 39,100đ/cp ] Tiềm năng tăng trưởng vững chắc – MBS
- Năm 2024, lợi nhuận ròng của KDH đạt mức 810 tỷ VNĐ (+13% svck) nhờ bàn giao dự án Classia trong 3 quý đầu năm và The Privia trong quý cuối năm.
- MBS kỳ vọng lợi nhuận của KDH GĐ 2025-2026 sẽ tăng lần lượt 21%/8% svck với động lực chính đến từ các dự án Clarita, Emeria và The Solina.
- Khuyến nghị KHẢ QUAN với giá mục tiêu 39,100 VNĐ/cp.
Link tải full báo cáo:
36. HSG [ Trung lập – 18,600đ/cp ] Tập trung phát triển Hoa Sen Home – KBSV
- HSG ghi nhận doanh thu, LNST công ty mẹ đạt 10,222/166 tỷ VND (tăng 13%/60% YoY) nhờ (1) sản lượng tiêu thụ tăng 11% YoY, (2) biên lãi gộp Q1 FY25 tăng 132bps so với cùng kỳ nhờ giá HRC giảm 8% YoY.
- KBSV duy trì quan điểm rằng thị trường nội địa sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng của HSG nhờ (1) vị thế dẫn đầu với thị phần tôn mạ xấp xỉ 29% trong 2024, (2) hơn 400 cửa hàng Hoa Sen Home trong nước thúc đẩy năng lực bán lẻ với biên lãi gộp cao hơn so với các đối thủ và (3) kỳ vọng thuế CBPG tôn mạ Trung Quốc, Hàn Quốc được áp dụng trong 1H2025. KBSV ước tính doanh thu HSG đạt 40,645/42,518 tỷ VND trong FY25/FY26 (tăng 3%/5% YoY).
- KBSV kỳ vọng giá bán trung bình tăng 1% YoY nhờ triển vọng tiêu thụ tại thị trường nội địa, tuy nhiên, giá xuất khẩu giảm nhẹ để tăng tính cạnh tranh do tác động của các biện pháp bảo hộ. Với việc AD20 được phê duyệt, chúng tôi cho rằng chi phí đầu vào của HSG sẽ tăng so với cùng kỳ. KBSV kỳ vọng HSG sẽ hoàn nhập 122 tỷ VND dự phòng hàng tồn kho sau khi giá HRC đã hồi phục từ tháng 09/2024.
Link tải full báo cáo:
37. IDC [ Tích cực – 61,719đ/cp ] Giải tỏa áp lực dự án gối đầu – VCBS
- Sau giai đoạn khai thác thành công các KCN có sẵn, IDC chuẩn bị bước sang một thời kỳ phát triển mới với hàng loạt dự án được phê duyệt trong khoảng đầu 2025. Hoạt động cho thuê đất KCN của IDC được kỳ vọng ở mức cao trong các năm tới nhờ: (1) Quỹ đất thương phẩm đạt 1.090 tại các vị trí thuận tiện, (2) Sự phục hồi của dòng vốn đầu tư. Với việc được bổ sung 2 KCN mới tại Bà Rịa – Vũng Tàu và Hải Phòng, VCBS đánh giá tích cực đối với cổ phiếu IDC và đưa ra mức định giá hợp lý là 61.719 VND/cổ phiếu.
- Phục hồi tích cực diện tích cho thuê mới trong 2025 VCBS kì vọng diện tích cho thuê mới trong năm 2025 của IDC sẽ ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể so với năm 2024 nhờ sự trở lại tích cực của dòng vốn FDI sau cuộc bầu cử Mỹ, đặc biệt các nhà đầu tư từ Hàn Quốc, Đài Loan.
- Quỹ đất thương phẩm liên tục mở rộng Với việc được phê duyệt thêm KCN Vinh Quang vào tháng 1/2025, quỹ đất của IDC tăng lên thành 1.090 ha, giải toả nỗi lo dự án gối đầu của dự án. Ngoài các dự án được phê duyệt, IDC còn khoảng 1.000ha các dự án đang chờ phê duyệt pháp lý.
Link tải full báo cáo:
38. GEG [ Trung lập – 14,600đ/cp ] Kết quả đàm phán giá phù hợp với kỳ vọng – KBSV
- Doanh thu 4Q2024 đạt 555 tỷ (-2.4% YoY/+2.3% QoQ) và lợi nhuận sau thuế đạt 12.4 tỷ VND (-61.3% YoY), với đóng góp chính của đến từ mảng điện gió và điện mặt trời. Mảng điện gió và mặt trời lần lượt ghi nhận doanh thu 213 tỷ VND và 168 tỷ VND, – 14% YoY và +7% YoY.
- Cả năm 2024, sản lượng điện của GEG đạt 1.35 tỷ kWh (+9.2% YoY), chủ yếu đến từ đóng góp nhiều hơn của mảng điện gió. Sản lượng điện gió ghi nhận 647 triệu kWh, tăng 27% YoY nhờ dự án điện gió Tân Phú Đông đi vào hoạt động. Trong Q4/24, dưới tác động yếu của Lanina, lượng mưa trung bình thấp hơn so với cùng kỳ buộc các nhà máy thủy điện lớn tích nước sớm khiến cho sản lượng huy động thủy điện nhỏ của GEG dưới hạ lưu giảm, đạt 134 triệu kWh (-4% YoY).
- Ngày 17/03/2025, GEG thông báo đã hoàn tất ký kết Biên bản tổng và các Biên bản thành phần cho dự án Điện gió Tân Phú Đông 1 (TPĐ1). Giá điện được chốt ở mức 1,813 đồng/kWh, đạt trên 99% khung giá chuyển tiếp dành cho các dự án điện gió gần bờ. Khoản lợi nhuận khoảng hơn 400 tỷ VND dự kiến được hồi tố trong năm 2025. Việc ghi nhận đủ doanh thu từ dự án sẽ hỗ trợ GEG có dòng tiền phục vụ đầu tư các dự án NLTT trong tương lai.
Link tải full báo cáo:
39. Báo cáo vĩ mô: Báo cáo kinh tế vĩ mô – MBS
- Ngành sản xuất vẫn tiếp tục trì trệ trong tháng 2 với chỉ số PMI ở dưới ngưỡng 50 điểm tháng thứ ba liên tiếp trong bối cảnh nhu cầu suy yếu.
- Mức tăng mạnh của giá thịt lợn được bù trừ bởi giá dầu giảm, qua đó giúp đà tăng của lạm phát chậm lại khi tăng 2.9% svck trong tháng 2 và tăng 3.3% svck trong 2T2025 (thấp hơn mức tăng 3.7% svck của 2T2024). Chúng tôi dự báo CPI bình quân 2025 sẽ tăng 3.9% svck.
Link tải full báo cáo:
40. Báo cáo vĩ mô: Sự thận trọng của FED và chính sách thúc đẩy nền kinh tế nội địa của Việt Nam – PHS
- Fed quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 4.25-4.5%, dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất 2 lần trong năm nay, với mỗi lần giảm là 25bps. Bên cạnh đó, chủ tịch Fed vẫn để ngõ về việc Fed có thể sẵn sàng duy trì lãi suất ở mức cao nếu cần thiết. Tuy nhiên, PHS cho rằng nếu lạm phát giảm nhanh hơn và thị trường lao động suy yếu trong thời gian tới, Fed cũng sẽ linh hoạt trong việc điều chỉnh lộ trình cắt giảm lãi suất của mình hơn 2 lần, do thực tế nền kinh tế Mỹ cũng đã có dấu hiệu chậm lại.
- Việc giảm tốc độ cắt giảm quy mô bảng cân đối kế toán có thể coi là một bước đi gián tiếp nhằm nới lỏng chính sách tiền tệ và là lựa chọn ít gây xáo trộn nhất trong bối cảnh Fed phải cân nhắc nhiều rủi ro như hiện tại, đồng thời vẫn hỗ trợ được phần nào cho nền kinh tế.
- Kỳ vọng của Fed đang làm dấy lên lo ngại về nguy cơ đình lạm, khi dự báo tăng trưởng GDP bị hạ thấp trong khi lạm phát lại có xu hướng gia tăng. Tâm lý tiêu dùng, hoạt động chi tiêu của người dân Mỹ bị ảnh hưởng, yếu tố chiếm tới hai phần ba hoạt động kinh tế của Mỹ có thể gây ra những tác động tiêu cực đáng kể đối với nền kinh tế Mỹ, kéo theo hệ lụy trên phạm vi toàn cầu.
- Do đó, các động lực tăng trưởng nội địa sẽ là yếu tố then chốt trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, lợi nhuận và triển vọng của doanh nghiệp niêm yết trong năm 2025.
Link tải full báo cáo:
Quý nhà đầu tư lưu ý:
Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
———-Team LTBNM tổng hợp ————-
Nhập mã “LTBNM” để được giảm giá 10% khi mua acc tại wichart.vn. Áp dụng cùng với các chương trình khuyến mại khác nếu có.
– Link room zalo miễn phí: https://zalo.me/g/xtdspd746
– Đăng kí dịch vụ tư vấn: https://langtubuonnuocmam.com/dich-vu