TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 28/04 – 30/04/2025

Lượt xem: 50 | Ngày đăng: 08/05/2025 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 28/04 – 30/04/2025

  1. PLC [ Tích cực – 30,800đ/cp] Mảng nhựa đường phục hồi thúc đẩy lợi nhuận – VNDS.
  2. NT2 [ MUA – 21,300đ/cp] Bất định thuế quan mở ra vùng giá hấp dẫn – MAS.
  3. IDC [ Trung lập] Cập nhật nhanh – ACBS.
  4. GMD [ Tích cực – 58,800đ/cp ] KQKD Q1/2025: Vươn lên trong bất ổn – SSI.
  5. VRE [ Tích cực – 20,200đ/cp ] Lợi nhuận phục hồi theo hoạt động cho thuê mặt bằng bán lẻ – VNDS.
  6. VHC [ MUA – 58,300đ/cp ] Trong nguy có cơ – FPTS.
  7. HDG [ MUA – 31,000đ/cp ] Cập nhật nhanh – ACBS.
  8. QTP [ Tích cực – 14,600đ/cp] Cập nhật nhanh – ACBS.
  9. SIP [ Trung lập] Kế hoạch kinh doanh thận trọng – KBSV..
  10. KDH [ Tích cực – 41,300đ/cp] Thị trường duy trì đà phục hồi– VNDS.
  11. MBB [ Tích cực – 28,600Đ/CP ] Kế hoạch năm 2025: vẫn ổn định và vững vàng – VNDS.
  12. FCN [ Tích cực ] Tiềm năng tang trưởng vững chắc – PSI.
  13. IMP [ MUA – 50,600đ/cp ] Vị thế dẫn đầu, tang trưởng bền vững – PHS.
  14. PNJ [ MUA – 88,000đ/cp ] Cập nhật PNJ – ACBS.
  15. VCB [ MUA – 25,000đ/cp ] Động lực tăng trưởng lợi nhuận 2025 từ bất động sản – AGR..
  16. SZC [ Theo dõi – 29,700đ/cp] KQKD Quý 1 tăng mạnh nhờ bàn giao cho thuê KCN – AGR..
  17. MWG [ MUA – 74,000đ/cp]: Đẩy mạnh mở rộng mạng lưới cửa hàng bách hóa – SSI.
  18. NLG [ Tích cực ]: Kế hoạch doanh số tham vọng – ABS.
  19. PLX [ Trung lập ]: Kế hoạch kinh doanh năm 2025 sụt giảm do rủi ro giá dầu – ABS.
  20. TNG [ Trung lập – 17,500đ/cp ] Nhu cầu thế giới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro – VCBS.
  21. DGC [ Gia tăng tỷ trọng – 90,800đ/cp] Tươi sang dài hạn, thận trọng ngắn hạn – PHS.
  22. MBB [ MUA – 23,550đ/cp ]: Quý 1/2025 ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận cao – AGR..
  23. HCM [ Trung lập – 25,800đ/cp] Phù hợp thị trường – SHS
  24. HPG [ Tích cực – 33,000đ/cp] Tiềm năng tăng trưởng vượt trội – MBS.
  25. Báo cáo vĩ mô: Bước qua màn sương – MAS.

Quý nhà đầu tư lưu ý

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

1. PLC [ Tích cực – 30,800đ/cp] Mảng nhựa đường phục hồi thúc đẩy lợi nhuận – VNDS

  • LN ròng Q1/25 tăng mạnh 105,6% svck, đạt 31,5 tỷ đồng, chủ yếu nhờ sự phục hồi của mảng nhựa đường và biên LN gộp mảng dầu nhờn cải thiện.
  • LN ròng Q1/25 phù hợp với kỳ vọng của VNDS, đạt 25% dự báo cả năm.
  • VNDS thấp áp lực tối thiểu lên giá mục tiêu 30.800 đồng. VNDS sẽ cập nhật sau khi xem xét thêm.

Link tải full báo cáo:

https://www.vndirect.com.vn/cmsupload/beta/PLC_BCKQKD_20250429.pdf

2. NT2 [ MUA – 21,300đ/cp] Bất định thuế quan mở ra vùng giá hấp dẫn – MAS

  • Tổng sản lượng điện đạt 593 triệu kWh (+291% CK), tương đương 17% kế hoạch năm và sản lượng hợp đồng (Qc) là 628 triệu kWh, tăng mạnh so với chỉ 1 triệu kWh trong quý 1/2024. Việc EVN huy động sản lượng Qc cao giúp hệ số alpha (%Qc) đạt 106%, thúc đẩy doanh thu thuần đạt 1,427 tỷ đồng (+445% CK). Việc tăng giá bán đã đủ để bù đắp hoàn toàn mức tăng 3% CK của giá khí đốt trung bình ước tính trong Q1/2025, ở mức 9.55 USD/MMBTU. Vềhoạt động tài chính, thu nhập tài chính thuần đạt 18 tỷ đồng (+54% CK), nhờ thu nhập tài chính tăng 62% CK, dù chi phí tài chính cũng tăng 73% CK. Tổng kết, NT2 ghi nhận LNST đạt 37 tỷ đồng, so với khoản lỗ ròng 158 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.
  • NT2 đặt kế hoạch sản lượng điện năm 2025 đạt 3,467 triệu kWh (+26% CK), tương ứng doanh thu 8,211 tỷ đồng (+38% CK). Công ty kỳ vọng đạt 309 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (+198% CK) và 278 tỷ đồng LNST (+236% CK). NT2 dự kiến sử dụng khoảng 581 triệu m³ khí tự nhiên và 85 nghìn m³ dầu.
  • Tổng sản lượng điện 2025 ước đạt 3,292 triệu kWh (+20% CK), trong đó sản lượng hợp đồng (Qc) ước đạt 2,798 triệu kWh (+26% CK). MAS dự phóng sản lượng thực tế sẽ thấp hơn kế hoạch do điều kiện thủy điện thuận lợi, khiến EVN giảm huy động nhiệt điện khí, cùng với tình trạng thiếu hụt nguồn cung khí nội địa tiếp diễn. Tuy nhiên, NT2 vẫn có thể hưởng lợi từ việc các nhà máy nhiệt điện khí Phú Mỹ 2.2 và 3 có khả năng chuyển sang sử dụng LNG sau khi hợp đồng BOT hết hạn. Bên cạnh đó, NT2 chỉ lên kế hoạch thực hiện đợt tiểu tu vào tháng 7/2025. Tổng kết, MAS dự phóng doanh thu thuần của NT2 đạt 7,262 tỷ đồng và LNST đạt 200 tỷ đồng (tăng lần lượt 22% và 142% CK).

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/NT2_5525_MIRAE05052025134925.pdf

3.  IDC [ Trung lập] Cập nhật nhanh – ACBS

  • Kế hoạch kinh doanh năm 2025: IDC đặt mục tiêu doanh thu là 8.918 tỷ đồng (-1% svck) và LNTT là 2.596 tỷ đồng (-13% svck), tương đương 110% và 112% dự phóng của ACBS. Mặc dù tình hình thuế quan có nhiều biến động nhưng ở thời điểm hiện tại công ty vẫn giữ nguyên kế hoạch này.
  • Kế hoạch cho thuê đất công nghiệp: Năm 2025, IDC có kế hoạch cho thuê 123,5 ha đất công nghiệp (+23% svck), tương đương 100% dự phóng của ACBS.
  • Kế hoạch đầu tư: Công ty dự kiến đầu tư tổng cộng gần 7.000 tỷ đồng (gấp 7 lần svck), trong đó bao gồm hơn 5.400 tỷ đồng cho các khu công nghiệp (KCN) (gấp 8 lần svck) chủ yếu để giải phóng mặt bằng và đền bù 4 KCN mới với tổng diện tích 1.300 ha bao gồm KCN Tân Phước 1 tại Tiền Giang, KCN Mỹ Xuân B1 mở rộng tại Bà Rịa – Vũng Tàu, KCN Vinh Quang tại Hải Phòng và KCN Phú Long tại Ninh Bình.
  • Kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2024: Trả cổ tức bằng tiền mặt 3.500 đồng/cổ phiếu (trong đó đã trả 2.000 đồng/cổ phiếu) và cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 15%. Công ty không trích quỹ khen thưởng và phúc lợi.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/2504281025041015101500000205052025134210.pdf

4.  GMD [ Tích cực – 58,800đ/cp ] KQKD Q1/2025: Vươn lên trong bất ổn – SSI

  • KQKD Q1/2025 ấn tượng: GMD ghi nhận sản lượng container Q1/2025 đạt 1,3 triệu TEU, tăng 30% svck, được thúc đẩy bởi hoạt động tích trữ hàng hóa của các doanh nghiệp để tránh rủi ro thuế quan. Lợi nhuận trước thuế (LNTT) đạt 583 tỷ đồng, tương đương LNTT cốt lõi tăng 57% svck. Công ty kỳ vọng kết quả tương tự trong Q2/2025.
  • Tác động tiềm năng của thuế quan: Sản lượng hàng hóa đến Mỹ của GMD hiện chiếm khoảng 15% tổng sản lượng. Trong ngắn hạn, công ty sẽ được hưởng lợi từ hoạt động tích trữ hàng hóa, giúp sản lượng tăng mạnh trong quý 1 và dự kiến sẽ tiếp diễn trong quý 2. Tuy nhiên, trong trường hợp thuế đối ứng không được đàm phán thành công để giảm xuống từ mức đề xuất 46%, SSI kỳ vọng áp lực lên sản lượng và kết quả kinh doanh sẽ bắt đầu có tác động từ nửa cuối năm 2025.
  • Giá xếp dỡ hàng hóa dự kiến tăng 10 -15% trong nửa cuối năm 2025 đối với cảng nước sâu.
  • 3 kịch bản thuế quan: Dựa trên 3 kịch bản thuế quan 10%/20%/30%, SSI điều chỉnh LNTT lần lượt là 0%/-15%/-22% từ ước tính trước.
  • SSI duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN, và điều chỉnh giá mục tiêu xuống 58.800 đồng/cp – tương đương tiềm năng tăng giá là khoảng 15%. GMD vẫn là cổ phiếu yêu thích của SSI trong ngành vận tải với chất lượng tài sản tốt và tài chính mạnh để ứng phó với những cú sốc ngắn hạn.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/GMD_2025_04_28_SSIResearch05052025135430.pdf

5. VRE [ Tích cực – 20,200đ/cp ] Lợi nhuận phục hồi theo hoạt động cho thuê mặt bằng bán lẻ –  VNDS

  • LN ròng Q1/25 tăng 8,8% svck, chủ yếu nhờ hoạt động cho thuê mặt bằng bán lẻ phục hồi. Tuy nhiên, tổng doanh thu Q1/25 giảm nhẹ 5,5% svck, do DT chuyển nhượng BĐS thấp hơn khi các dự án hiện tại đã gần hoàn thiện bàn giao.
  • DT chuyển nhượng BĐS giảm 82,6% svck, trong khi chi phí tài chính tăng 72,7% svck, kết quả lợi nhuận ròng chỉ đạt 19,1% sv dự phóng 2025, thấp hơn kỳ vọng của VNDS.
  • VNDS nhận thấy tiềm năng tăng định giá, và sẽ đề cập chi tiết trong báo cáo cập nhật.

Link tải full báo cáo:

https://www.vndirect.com.vn/cmsupload/beta/VRE_BCKQKD_20250428.pdf

6. VHC [ MUA – 58,300đ/cp ] Trong nguy có cơ – FPTS

  • Mảng cá tra (72% doanh thu) kỳ vọng tăng trưởng tích cực Doanh thu mảng cá tra năm 2025 dự kiến đạt 9.446 tỷ đồng (+5,6% YoY) và tăng trưởng với CAGR = +3,0%/năm trong giai đoạn 2025 – 2029F, nhờ: Với thị trường xuất khẩu: Doanh thu năm 2025 ước tính đạt 8.686 tỷ đồng (+4,9% YoY) chủ yếu nhờ giá xuất khẩu tăng +13,8% YoY do thiếu hụt nguồn cung cá tra nguyên liệu. Trong giai đoạn 2025F – 2029F, doanh thu tăng trưởng với CAGR = +1,8%/năm, trong đó dự kiến đạt đỉnh năm 2026 với doanh thu 9.616 tỷ đồng (+10,7% YoY) trước khi hạ nhiệt -11,0% YoY năm 2027. Nguyên nhân do giá xuất khẩu duy trì đà tăng và đạt đỉnh trong năm 2026 trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung, sau đó giảm mạnh và đi ngang kể từ năm 2027 do tình trạng dư thừa nguồn cung cá tra nguyên liệu và Đề án liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp dần hoàn thiện. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ trong giai đoạn dự phóng ước tính tăng trưởng +5,5%/năm bởi cá tra Việt Nam duy trì lợi thế cạnh tranh về giá so với: (1) Cá rô phi Trung Quốc tại Mỹ kể cả trong trường hợp bị áp thuế đối ứng tối đa và (2) Cá thịt trắng khác tại châu Âu nhờ được miễn thuế thông qua FTAs và xu hướng tiêu dùng thủy sản giá rẻ (Chi tiết). Với thị trường nội địa: Doanh thu năm 2025 kỳ vọng đạt 760 tỷ đồng (+14,5% YoY) và tăng trưởng với CAGR = +14,4%/năm trong giai đoạn 2025F – 2029F nhờ (1) Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm đông lạnh gia tăng bởi sự tiện lợi và (2) VHC mở rộng phân phối sản phẩm BASAmaster (Chi tiết).
  • Mảng collagen và gelatin (7% doanh thu) kỳ vọng tích cực nhờ nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng Doanh thu mảng sản phẩm C&G của VHC kỳ vọng đạt 869 tỷ đồng (+12,4% YoY) năm 2025 và tăng trưởng với CAGR = +23,1%/năm giai đoạn 2025F – 2029F nhờ (1) Nhu cầu tiêu thụ C&G được chiết xuất từ cá gia tăng và (2) Đóng góp doanh thu từ dây chuyền sản xuất Gelatin mở rộng thêm 3.500 tấn/năm (+100% YoY) kể từ năm 2025 (Chi tiết).

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/VHC_5525_FPTS05052025112650.pdf

7. HDG [ MUA – 31,000đ/cp ] Cập nhật nhanh – ACBS

  • Kế hoạch doanh thu 2025 là 2.936 tỷ đồng, +8,0% svck; kế hoạch LNST 2025 là 1.057 tỷ đồng, +136,5% svck.
  • Cổ tức 2024 dự kiến bằng cổ phiếu tỷ lệ 10%, năm 2025 tỷ lệ cổ tức là 15%. ACBS cho rằng khả năng cao cũng bằng cổ phiếu do HDG đang cần nhiều nguồn lực để chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn phát triển các dự án sắp tới. HDG cũng chưa có kế hoạch mua lại cổ phiếu quỹ khi giá đang thấp, vì lý do tương tự.
  • KQKD Q1/2025: Sản lượng Q1/2025 ước đạt 320 triệu kWh, +29,6% svck; trong đó thủy điện là 235 triệu kWh, +39,1% svck. Doanh thu Q1/2025 ước đạt 540 tỷ đồng, -36,3% svck; trong đó đóng góp chủ yếu là mảng năng lượng (514 tỷ đồng, +24,1% svck), LNST ước đạt 136 tỷ đồng, -48,5% svck. Nguyên nhân chủ yếu do quý này công ty không ghi nhận doanh thu mảng bất động sản.
  • Mảng BĐS: doanh thu 2025 dự kiến 755 tỷ đồng, +81,5% svck, con sốnày có thể thay đổi tùy theo tiến độ bán nốt các căn còn lại tại dự án Hado Charm Villas, với giá bán ước tính 120 triệu đồng/m2, dự án này sẽ mang về khoảng gần 3.000 tỷ đồng cho giai đoạn 2025 – 2027. HDG dự kiến sẽ bắt đầu mở bán lại từ tháng 05/2025, số tiền sử dụng đất nộp bổ sung cho dự án này là 500 tỷ đồng. Bên cạnh đó, HDG đang nghiên cứu 1 dự án nhà ở tại huyện Vũ Thư, và đang làm việc với huyện Tiền Hải để nghiên cứu đầu tư một dự án khu công nghiệp thuộc xã Đông Long, thông tin chi tiết chưa được hé lộ. -Dự án HH, Dịch Vọng: HDG và NTL trước đây đã có một thỏa thuận về việc phân chia sản phẩm tại dự án này từ năm 1999. Hiện HDG chưa thanh toán số tiền ứng trước trong chi phí phát triển dự án cho NTL. – Dự án Linh Trung, Quận 8 đã được đưa vào danh sách thí điểm để trình phê duyệt, nhưng chưa có thông tin cập nhật.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/2504281030171015101500000205052025114018.pdf

8. QTP [ Tích cực – 14,600đ/cp] Cập nhật nhanh – ACBS

  • Sản lượng điện Q1/2025 đạt 1,8 tỷ kWh, xấp xỉ svck, nhưng doanh thu Q1/2025 giảm 3,3% svck, do giá bán bình quân giảm tương ứng 3,3% svck, đạt 1.621 đồng/kWh. Nguyên nhân do ảnh hưởng chung từ giá bán điện toàn phần (FMP) sụt giảm trên thị trường cạnh tranh.Cụ thể, giá FMP Q1/2025 bình quân đạt 1.249 đồng/kWh, -16,7% svck. Theo đó, lãi gộp giảm 15,8% svck, còn 239 tỷ đồng và biên lãi gộp giảm còn 8,2% so với 9,4% (Q1/2024). Chi phí tài chính cũng giảm từ 9 tỷ đồng Q1/2024 xuống còn 4 tỷ đồng Q1/2025; nhưng mức thuế suất phải chịu tăng lên 20% từ 10% (Q1/2024) do hết thời gian được hưởng ưu đãi thuế theo Nghị định 218/2013/NĐCP. Từ đó, làm cho LNST Q1/2025 của QTP giảm còn 173 tỷ đồng, -23,8% svck, biên lãiròng giảm từ 7,5% (Q1/2024) còn 5,9% (Q1/2025).
  • QTP hoàn thành 37,6% kế hoạch và 39,1% dự phóng của ACBS cho cả năm 2025. KQKD khá tốt so với kế hoạch đặt ra; tuy nhiên ban lãnh đạo đặt kế hoạch đi lùi do khó khăn chung của nền kinh tế, nỗi sợ lạm phát có thể gia tăng từ các chính sách thuế quan và cuộc chiến thương mạitrên toàn cầu, làm cho giá điện có thể giảm nhưng giá nguyên liệu đầu vào và các chi phí khác lạităng cao. Điểm tích cực cho các doanh nghiệp điện than là chu kỳ La Nina đã kết thúc chóng vánh trong 3 tháng đầu năm 2025, cùng với kỳ vọng sản lượng điện huy động tiếp tục gia tăng trong khi các nguồn thay thế vẫn chưa thể đáp ứng kịp, từ đó đảm bảo đầu ra cho QTP.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/QTP_5525_ACBS05052025113943.pdf

9. SIP [ Trung lập] Kế hoạch kinh doanh thận trọng – KBSV

  • Tại ĐHĐCĐ năm 2025, Công ty đã thông qua kế hoạch kinh doanh với Doanh thu và LNST hợp nhất đạt lần lượt là 5,657.3 tỷ VND (-27% so với thực hiện 2024) và 832.5 tỷ VND (-35% so với thực hiện 2024). Đối với hoạt động cho thuê đất KCN, SIP đặt mục tiêu bàn giao 45ha, giảm 40% so với năm 2024, bao gồm 30ha KCN Phước Đông, 5ha KCN Lê Minh Xuân 3, 5ha KCN Lộc An – Bình Sơn, 5ha KCN Đông Nam.
  • Ban lãnh đạo cho biết, các doanh nghiệp trong KCN của SIP hiện vẫn duy trì công suất sản xuất và 100% công suất tiêu thụ điện. Do đó, trong ngắn hạn, công ty kỳ vọng những tác động tiêu cực trong Tradewar 2.0 sẽ chưa gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp này. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro đối với mảng cung cấp dịch vụ điện và nước của SIP trong 2025 (chiếm ~50% LNST của SIP).
  • Tại các KCN do SIP quản lý, ước tính có khoảng 10% – 20% tổng công suất sản xuất của các doanh nghiệp đang được sử dụng để phục vụ cho thị trường Mỹ. Do đó, Ban lãnh đạo cho rằng các doanh nghiệp có thể chủ động đa dạng hóa thị trường, từ đó kiểm soát và giảm thiểu các tác động tiêu cực.
  • Mặc dù doanh số bàn giao đất KCN trong năm 2025 được dự báo có thể giảm so với năm 2024 (năm 2024 đạt 74.3 ha), nhưng điều này không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả kinh doanh của SIP. Nguyên nhân là do công ty ghi nhận doanh thu và lợi nhuận theo phương pháp phân bổ 50 năm..

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/SIP_5525_KBSV05052025104143.pdf

10.  KDH [ Tích cực – 41,300đ/cp] Thị trường duy trì đà phục hồi– VNDS

  • Năm 2025, KDH đặt mục tiêu doanh thu đạt 3.800 tỷ đồng tăng 16% so với kết quả thực hiện được của năm 2024.
  • KDH đặt mục tiêu lợi nhuận ròng năm 2025 đạt 1.000 tỷ đồng, tăng 24% so với kết quả thực hiện được của năm 2024.

Link tải full báo cáo:

https://www.vndirect.com.vn/cmsupload/beta/KDH_DHCD_20250425.pdf

11.  MBB [ Tích cực – 28,600Đ/CP ] Kế hoạch năm 2025: vẫn ổn định và vững vàng – VNDS

  • LNTT tăng 44,7% svck, đạt 24,8% dự phóng cả năm FY25 của VNDS.
  • MBB đặt mục tiêu tăng trưởng LNTT 2025 là 10% svck và hướng đến tăng trưởng tín dụng 23,7%, theo phê duyệt hạn mức của NHNN.
  • MBB dự định chia cổ tức 35% cho năm 2025, bao gồm 32% cổ tức bằng cổ phiếu và 3% cổ tức tiền mặt. Ngân hàng cũng muốn được chấp thuận của cổ đông để mua lại 100 triệu cổ phiếu quỹ.

Link tải full báo cáo:

https://www.vndirect.com.vn/cmsupload/beta/MBB_bao-cao-DHCD_20250426.pdf

12.  FCN [ Tích cực  ] Tiềm năng tang trưởng vững chắc – PSI

  • Doanh thu cải thiện. FCN đã công bố kết quả kinh doanh năm 2024 với doanh thu đạt mức 3,375 tỷ đồng (+17.0% YoY), lợi nhuận sau thuế (LNST) đạt 30 tỷ đồng (+171% YoY), hoàn thành lần lượt 84% và 50% kế hoạch kinh doanh năm 2024. Tuy không hoàn thành kế hoạch năm nhưng kết quả này cho thấy công ty vẫn trên đà phục hồi mạnh mẽ, với hiệu suất thi công ổn định để kịp hoàn thành các gói thầu đúng tiến độ của chủ đầu tư.
  • Kế hoạch tham vọng cho năm 2025. Trong năm 2025, FECON đã đặt ra kế hoạch kinh doanh đầy tham vọng cho năm 2025. Doanh thu hợp nhất dự kiến đạt 5,000 tỷ đồng, tăng 48% so với thực hiện năm 2024, trong khi doanh thu Công ty mẹ dự kiến đạt 3,000 tỷ đồng, tăng 27%. Về lợi nhuận, công ty đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 200 tỷ đồng, tăng trưởng ấn tượng 565%. Lợi nhuận sau thuế Công ty mẹ dự kiến đạt 60 tỷ đồng, tăng 807%, và lợi nhuận sau thuế của cổ đông Công ty mẹ đạt 179 tỷ đồng, tăng tới 1,834%.
  • Backlog ký mới gia tăng. Giá trị hợp đồng chuyển tiếp (backlog) từ năm trước còn khoảng 2,500 tỷ đồng, gồm Cảng Mỹ Thủy (hơn 600 tỷ đồng); Khu công nghiệp Hà Khánh – Quảng Ninh; trụ sở Công an tỉnh Quảng Ninh; gói thầu tại tuyến Metro số 3 Hà Nội dự kiến xong trong năm nay để ghi nhận vào doanh thu. Tính đến hết quý 1/2025, công ty cũng đã ký mới thêm khoảng 1,300 tỷ đồng.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/PSI_HC%20FCN%20202505052025142747.pdf

13.  IMP [ MUA – 50,600đ/cp ] Vị thế dẫn đầu, tang trưởng bền vững – PHS

  • IMP công bố KQKD Q1/2025 tăng trưởng mạnh mẽ so với cùng kỳ năm ngoái, hoàn thành 23% kế hoạch doanh thu và 19% kế hoạch lợi nhuận năm 2025. Mức tăng trưởng được hỗ trợ đồng đều từ cả hai kênh ETC và OTC, lần lượt đạt 27% YoY và 25% YoY.
  • Cho năm 2025, IMP đặt kế hoạch kinh doanh năm 2025 với tổng doanh thu tăng 18.6% YoY đạt 2,981 tỷ đồng và LNTT tăng 22.1% YoY đạt 493.5 tỷ đồng. Chiến lược trọng tâm của công ty gồm: (1) khai thác phân khúc dược phẩm công nghệ cao tại kênh ETC, (2) tăng cường hợp tác với các chuỗi nhà thuốc và mở rộng mạng lưới phân phối tại miền Bắc tại kênh OTC. Bên canh đó, dự án nhà máy IMP5 sẽ khởi công xây dựng vào cuối năm 2025 và sản xuất thương mại từ năm 2028, tập trung vào các nhóm điều trị ngoài kháng sinh như tim mạch, tiểu đường, tiêu hóa….
  • PHS duy trì đánh giá tích cực về triển vọng tăng trưởng của IMP dựa trên các kỳ vọng: (1) xu hướng ngành thuận lợi, (2) lợi thế sản xuất theo tiêu chuẩn cao EU-GMP, (3) dẫn đầu thị trường thuốc kháng sinh và (4) chiến lược mở rộng danh mục sản phẩm ngoài kháng sinh trong trung và dài hạn. Cho năm 2025F, PHS dự phóng IMP sẽ ghi nhận doanh thu gộp tăng 14.8% YoY đạt 2,886 tỷ đồng và LNTT tăng 18.1% YoY đạt 477 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp cải thiện nhẹ lên mức 39.5% (+70bps YoY) nhờ đóng góp tích cực từ thuốc kháng sinh giá trị cao và kiểm soát chi phí NVL hiệu quả.
  • Sử dụng phương pháp định giá DCF và P/E, PHS đưa ra khuyến nghị TĂNG TỶ TRỌNG dành cho IMP với giá hợp lý là 50,600 VND/cổ phiếu (tăng 19% so với định giá trước đó), tương ứng mức tăng giá tiềm năng là 18%.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/433805052025104431.pdf

14.  PNJ [ MUA – 88,000đ/cp ] Cập nhật PNJ – ACBS

  • Mảng bán lẻ tiếp tục ghi nhận tăng trưởng, ở mức 6% svck, mặc dù có sự chậm lại. Tỷ trọng đóng góp doanh thu của mảng tăng vọt lên 69,3% do tỷ trọng doanh thu vàng 24K giảm mạnh. Tính đến cuối Q1/2025, PNJ có 429 cửa hàng đang hoạt động, không đổi so với cuối năm 2024.
  • Doanh thu vàng 24K giảm 65,8% svck do nền cao trong Q1/2024, nguồn cung vàng thu hẹp và PNJ ưu tiên nguyên liệu vàng cho mảng bán lẻ trang sức.
  • Lợi nhuận sụt giảm phần lớn do biên lợi nhuận gộp loại trừ vàng 24K giảm. Biên lợi nhuận gộp tổng thể trong Q1/2025 tăng lên mức 21,3%so với 17,1% trong Q1/2024 do tỷ trọng đóng góp doanh thu vàng 24K giảm. Tuy nhiên, ACBS ước tính biên lợi nhuận gộp không bao gồm vàng 24K giảm xuống 25,4% so với mức 27,5% trong Q1/2024, do chi phí tìm kiếm nguồn nguyên liệu và tái chế sản phẩm tăng trong bối cảnh nguồn cung nguyên liệu thu hẹp.
  • ACBS dự phóng doanh thu thuần và LNST của PNJ trong năm 2025 ở mức 30.086 tỷ đồng (-20,5% svck) và 1.939 tỷ đồng (-8,2% svck), thấp hơn 12% và 17,5% so với cập nhật trước do nguồn cung vàng eo hẹp hơn có thể cản trở sự tăng trưởng của phân khúc bán lẻ và việc mở rộng mạng lưới cửa hàng chậm lại trong năm nay. Giá mục tiêu của ACBS cho PNJ đến cuối năm 2025 là 88.000 đồng/cp, tương đương tổng tỷ suất lợi nhuận 26,6%.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/PNJ_5525_ACBS05052025134242.pdf

15.  VCB [ MUA – 25,000đ/cp ] Động lực tăng trưởng lợi nhuận 2025 từ bất động sản – AGR

  • Cập nhật KQKD Quý 1/2025: Doanh thu hợp nhất Q1/2025 đạt 2.596 tỷ đồng (-2% yoy), LNST đạt 151,4 tỷ đồng (-68% yoy). Nguyên nhân sụt giảm lợi nhuận do mảng bất động sản chưa ghi nhận kết quả đáng kể trong khi Q1/2024, VCG ghi nhận lợi nhuận đột biến nhờ bàn giao và hạch toán các dự án bất động sản có biên lợi nhuận cao như Green Diamond 93 Láng Hạ.
  • Lĩnh vực xây lắp hạ tầng dẫn dắt tăng trưởng doanh thu: Năm 2025 đánh dấu mốc quan trọng trong việc hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025. Trong năm 2024, VCG trúng thầu nhiều dự án xây lắp với tổng giá trị hơn 11.600 tỷ đồng. Một số gói thầu lớn đã trúng trong năm gồm: Gói thầu 4.7 & 4.8 Dự án Cảng HKQT Long Thành (2.663 tỷ đồng), Dự án mở rộng nhà ga hành khách T2 – Cảng HKQT Nội Bài (2.554 tỷ đồng). Dự án đường vành đai 3.5 – Hà Nội (1.364 tỷ đồng),…Việc triển khai công tác thi công tại các dự án đang hoàn thành đúng và vượt tiến độ. Bên cạnh đó, VCG cũng đang đẩy mạnh nghiên cứu, chuẩn bị nguồn lực tham gia các dự án mới thuộc lĩnh vực đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị.
  • Lĩnh vực kinh doanh bất động sản dự kiến đóng góp 70% cơ cấu lợi nhuận năm 2025: Mảng bất động sản dự kiến sẽ là động lực tăng trưởng lợi nhuận chính trong năm nay nhờ vào việc đẩy mạnh triển khai và bàn giao hàng loạt dự án trọng điểm có biên lợi nhuận cao. Nổi bật có các dự án Vinaconex Diamond Tower (dự kiến đóng góp từ 200-400 tỷ đồng lợi nhuận năm 2025), KĐT Đại lộ Hòa Bình, Dự án Cát Bà Amanita.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/29042025_snapshot%20VCG05052025140203.pdf

16.  SZC [ Theo dõi – 29,700đ/cp] KQKD Quý 1 tăng mạnh nhờ bàn giao cho thuê KCN – AGR

  • KQKD Quý 1 năm 2025: Quý 1, doanh thu đạt 414 tỷ đồng (+94% yoy) và LNST đạt 126 tỷ đồng (+94% yoy), hoàn thành 42% kế hoạch cả năm. KQKD tăng cao đóng góp chủ yếu từ doanh thu cho thuê đất KCN đạt 394 tỷ đồng (+103% yoy).
  • Hoạt động cho thuê KCN tăng trưởng: Doanh thu cho thuê KCN đạt 394 tỷ đồng (+103% yoy), chủ yếu nhờ bàn giao đất cho hai khách hàng lớn là Electronic Tripod Việt Nam và Tôn Vina One – các hợp đồng đã được đặt cọc từ cuối năm 2024. Khoản người mua trả tiền trước cuối quý 1 đạt 437 tỷ đồng, giảm 33% so với đầu năm. Tổng diện tích ký biên bản ghi nhớ với đối tác đạt 24,7ha, kỳ vọng tiếp tục đóng góp tích cực vào KQKD các quý còn lại. AGR đánh giá diện tích cho thuê năm 2025 có thể thấp hơn so với 2024, một phần do tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ gây lo ngại đối với các DN FDI dự kiến đầu tư vào Việt Nam.
  • Khu dân cư Hữu Phước kém tích cực: Trong quý, SZC không ghi nhận doanh thu từ dự án. Công ty dự kiến mở bán giai đoạn 2 của KDC Hữu Phước (shophouse, nhà liền kề, nhà ở xã hội), kỳ vọng hoạt động bán hàng sẽ cải thiện nhờ triển vọng phục hồi của thị trường bất động sản Vũng Tàu khi hạ tầng được nâng cấp và thông tin sáp nhập tỉnh vào TP. HCM và Bình Dương.
  • Cập nhật ĐHĐCĐ thường niên 2025: SZC đặt kế hoạch kinh doanh 2025 với doanh thu đạt 931 tỷ đồng, tăng 7% và lợi nhuận sau thuế 302 tỷ đồng, tương đương năm 2024. Trong đó, doanh thu cho thuê KCN 748 tỷ đồng, giảm 2%, doanh thu kinh doanh 78 tỷ đồng, gấp 2,5 lần với kế hoạch mở bán KDC Hữu Phước. SZC dự kiến chia cổ tức 10% trong năm 2024 và 2025.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/250429_snapshot%20SZC05052025140540.pdf

17.  MWG [ MUA – 74,000đ/cp]: Đẩy mạnh mở rộng mạng lưới cửa hàng bách hóa – SSI

  • Cập nhật Đại hội cổ đông (ĐHCĐ): Tại ĐHCĐ diễn ra vào ngày 26/04/2025, MWG đã thông qua kế hoạch lợi nhuận ròng năm 2025 đạt 4,85 nghìn tỷ đồng (+30% svck). Ngoài ra, chương trình ESOP cũng được thông qua với tỷ lệ phát hành phụ thuộc vào lợi nhuận năm 2025, tối đa 1% số lượng cổ phiếu đang lưu hành. ĐHCĐ cũng đã thông qua kế hoạch mua lại 10 triệu cổ phiếu quỹ. Chi tiết xem thêm tại báo cáo phát hành ngày 10/4/2025 của SSI.
  • KQKD Q1/2025: Mặc dù tốc độ mở mới cửa hàng bách hóa nhanh làm tăng chi phí trong ngắn hạn, MWG vẫn ghi nhận KQKD tích cực với doanh thu thuần đạt 36 nghìn tỷ đồng (+15% svck) và lợi nhuận ròng đạt 1,5 nghìn tỷ đồng (+71% svck). Kết quả này đã vượt kỳ vọng và gần đạt mức kỷ lục trong Q4/2021, quý ghi nhận nhu cầu dồn nén sau khi các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng.
  • Với kết quả kinh doanh mảng sản phẩm công nghệ & điện máy tốt hơn dự kiến và tốc độ mở mới cửa hàng bách hóa nhanh trong Q1/2025, SSI điều chỉnh ước tính lợi nhuận ròng năm 2025 lên 5,56 nghìn tỷ đồng (+49% svck, từ 5 nghìn tỷ đồng). Các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận năm 2025 đến từ (1) chu kỳ thay mới điện thoại cùng với áp lực cạnh tranh suy giảm từ các đối thủ thương mại điện tử khi người bán có thể nâng giá bán cho người tiêu dùng cuối sau khi bị sàn tăng phí gần đây; (2) mở rộng mạng lưới cửa hàng và cải thiện biên lợi nhuận chuỗi cửa hàng bách hóa; (3) không phát sinh chi phí bất thường; và (4) chuỗi sản phẩm công nghệ & điện máy tại Indonesia, chuỗi nhà thuốc và chuỗi mẹ & bé đều ghi nhận kết quả hoạt động tốt hơn. Với lợi nhuận điều chỉnh, SSI nâng giá mục tiêu 1 năm lên 74.000 đồng/cổ phiếu (từ 69.000 đồng), và duy trì khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu MWG.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/MWG_2025_04_29_SSIResearch05052025135525.pdf

18.  NLG [ Tích cực ]: Kế hoạch doanh số tham vọng – ABS

  • ABS đánh giá triển vọng năm 2025 của NLG sẽ tiếp tục tích cực, dựa trên các yếu tố: Duy trì KQKD tích cực với sự đóng góp doanh số và bàn giao tại loạt dự án như Akari City, Cần Thơ, Izumi City, Paragon Đại Phước với danh mục sản phẩm đa dạng. NLG sở hữu quỹ đất sạch rộng lớn hơn 680ha chủ yếu tập trung trong các khu đô thị và dân cư trọng điểm tại TP.HCM và các địa phương lân cận như Đồng Nai, Long An, Cần Thơ. Đây là quỹ dự án hấp dẫn nhờ việc hướng tới nhu cầu thực, pháp lý tốt cùng uy tín và năng lực chuyên môn chủ đầu tư của NLG. Với quỹ đất hiện tại, NLG có thể tiếp tục cung cấp sản phẩm ra thị trường trong 5 năm tiếp theo, đặc biệt trong bối cảnh yêu cầu với các chủ đầu tư chặt chẽ hơn, chi phí phát triển dự án tăng (chi phí GPMB, tiền sử dụng đất, …) theo tác động của các luật mới của ngành BĐS, NLG với quỹ đất lớn đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính, còn nhiều tiềm năng để tăng trưởng với vị thế tốt. NLG cũng thường xuyên duy trì tình hình tài chính lành mạnh, cổ tức tiền mặt ổn định, ưu tiên về quản trị doanh nghiệp và sản phẩm phủ rộng các phân khúc, được hỗ trợ bởi nhu cầu ở thực và nâng cao chất lượng cuộc sống.
  • Theo kế hoạch kinh doanh 2025 của NLG, doanh thu năm 2025 là 6.794 tỷ đồng, LNST MI là 701 tỷ đồng. Theo đó, ABS ước tính EPS của công ty trong năm 2025F là 1.703 đồng/cổ phiếu, P/E 2025F ở mức 16,1x lần, P/B 2025F ở mức 1,1x lần. ABS cho rằng mức định giá P/E và P/B 2025F hiện tại của NLG đang ở mức hấp dẫn, thấp hơn trung bình 5 năm gần đây (P/E khoảng 21,5 lần; P/B khoảng 1,6 lần).

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/NLG_250429_DHDCD05052025103845.pdf

19.  PLX [ Trung lập ]: Kế hoạch kinh doanh năm 2025 sụt giảm do rủi ro giá dầu – ABS

  • Triển vọng giá dầu năm 2025 dự báo suy yếu khi OPEC+ tăng sản lượng và các tổ chức lớn trên thế giới giảm dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu. Bên cạnh đó, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung và việc Mỹ áp thuế đối ứng lên các quốc gia khác dự báo cũng ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế thế giới, từ đó ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu thụ dầu. Giá dầu sụt giảm có thể làm tăng trích lập dự phòng hàng tồn kho của PLX, từ đó ảnh hưởng tới KQKD của DN.
  • Triển vọng của PLX được nâng đỡ bởi:Dư địa tăng trưởng ngành xăng dầu còn lớn khi nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tăng trưởng tốt. Thị trường phân phối xăng dầu của Việt Nam dự báo tăng trưởng ổn định với tốc độ tăng trưởng kép CAGR trong giai đoạn 2022-2030 dự kiến chỉ đạt 4,3%/năm. PLX có cơ hội gia tăng thị phần từ việc làm đầu mối xăng dầu khi các công ty đầu mối khác bị rút giấy phép, cũng như từ bán lẻ xăng dầu nhờ sớm triển khai xuất hóa đơn bán lẻ. PLX dự kiến sẽ hưởng lợi nếu Dự thảo về kinh doanh xăng dầu được thông qua do PLX có lợi thế về thương hiệu, quy mô (mạng lưới trên 5.500 cửa hàng), thị phần (chiếm 50% thị phần kinh doanh xăng dầu nội địa).
  • Với kế hoạch LNTT 2025F của PLX dự kiến đạt 3.200 tỷ đồng (-19,4% svck). EPS & BVPS 2025F dự kiến đạt 1.800 đ/cp & 20.713 đ/cp, tương ứng P/E và P/B lần lượt đạt 19,02 và 1,65 lần tại mức giá hiện tại. ROE 2025F dự kiến đạt 8,7%. Lợi nhuận năm 2024 của PLX đang cao hơn nhưng kế hoạch lợi nhuận năm 2025 mà PLX đưa ra lại đang thấp hơn so với dự báo của ABS trong BCCL đầu năm 2025. Giá cổ phiếu PLX cũng đã đạt được giá mục tiêu 43.500 đ/cp mà ABS đưa ra trong BCCL đầu năm 2025 vào thời gian cuối tháng 2 và đầu tháng 3/2025. Do xuất hiện yếu tố mới là chính sách thuế đối ứng của Mỹ với các quốc gia khác nên giá dầu đã bị ảnh hưởng mạnh, nên ABS đang xem xét lại dự phóng và sẽ cập nhật trong các báo cáo tiếp theo.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/PLX_250429_DHCD05052025103720.pdf

20.  TNG [ Trung lập – 17,500đ/cp ] Nhu cầu thế giới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro – VCBS

  • VCBS khuyến nghị TRUNG LẬP với giá mục tiêu 17.500 đồng/cp, tương đương với P/E mục tiêu đạt 7,1x dựa trên triển vọng xuất khẩu của ngành dệt may. TNG chủ động đa dạng hoá thị trường xuất khẩu để ứng phó với thuế nhập khẩu của Mỹ, tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn rủi ro đối với nhu cầu hàng may mặc trong ngắn hạn. Biên lợi nhuận có thể thu hẹp với giá nguyên phụ liệu nhập khẩu đang có dấu hiệu tăng.
  • Chủ động ứng phó với thuế nhập khẩu của Mỹ: TNG chủ động đa dạng hoá các thị trường xuất khẩu và đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng có độ khó và yêu cầu kỹ thuật cao hơn nhằm gia tăng giá trị trung bình trên mỗi đơn hàng, qua đó bù đắp cho sự sụt giảm sản lượng tại một số thị trường. Tuy nhiên, TNG vẫn đang đối mặt với không ít thách thức từ biến động của thị trường toàn cầu.
  • Biên lợi nhuận gộp có thể giảm: Giá xơ, sợi dệt nhập khẩu có dấu hiệu tăng trở lại từ đầu năm 2025, trong khi giá nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ từ Việt Nam tiếp tục đà giảm. Bên cạnh đó, một số khách hàng đề xuất giảm giá bán trong bối cảnh thuế nhập khẩu của Mỹ tăng.
  • Áp dụng công nghệ hiện đại để tối ưu chi phí: TNG đang ứng dụng nhiều giải pháp công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng năng suất lao động trong bối cảnh tăng lương cho nhân công để thu hút lao động chất lượng cao.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/TNG_5525_VCBS05052025111422.pdf

21.  DGC [ Gia tăng tỷ trọng – 90,800đ/cp] Tươi sang dài hạn, thận trọng ngắn hạn – PHS

  • DT thuần năm 2024 đi ngang svck, đạt 9,865 tỷ đồng, LNST giảm nhẹ 3.7% svck đạt 2,987 tỷ, phù hợp với kỳ vọng của PHS.
  • Năm 2025, PHS kỳ vọng doanh thu tăng trưởng nhẹ, biên LN gộp giảm do (1) sự đóng góp nhiều hơn của các mảng có biên LN gộp thấp hơp như phân bón, ethanol và (2) chi phí sản xuất tăng
  • PHS duy trì khuyến nghị GIA TĂNG TỶ TRỌNG với giá mục tiêu 102,300 đồng/cp (-19.7% sv báo cáo trước), tiềm năng tăng giá 12.7%. Giá mục tiêu giảm do giả định giảm sản lượng bán và biên LN gộp năm 2025.
  • Gần đây, giá cổ phiếu DGC đã giảm 25% sv đầu năm do tâm lý tiêu cực của thị trường trước thông tin về thuế đối ứng từ Mỹ áp lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. DGC cho biết mặc dù thị trường Mỹ rất ưa chuộng sản phẩn hóa chất phosphor của DGC tuy nhiên tỷ trọng doanh thu tại thị trường này rất thấp (3-5% tổng doanh thu). PHS cho rằng tác động từ thuế quan lên DGC là trực tiếp nhưng không đáng kể. DGC hoàn toàn có thể tìm kiếm khách hàng mới từ thị trường châu Á, châu Âu nhờ sản phẩm có chất lượng rất cao.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/433605052025104507.pdf

22.  MBB [ MUA – 23,550đ/cp ]: Quý 1/2025 ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận cao – AGR

  • KQKD Q1/2025 tăng trưởng tích cực: LNTT Q1/2025 đạt 8.386 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2024 (svck) nhờ thu nhập lãi thuần tăng 29% và tổng thu nhập hoạt động tăng 28%, trong đó MBB ghi nhận khoản thu nhập hoạt động khác tăng đột biến (1.179 tỷ đồng) do thu nhập xử lý nợ xấu tăng mạnh (+278% svck). Tỷ lệ chi phí/thu nhập (CIR) giảm xuống 25,78% (so với mức 30,6% năm 2024), riêng NH mẹ đạt 23,8% nhờ đẩy mạnh số hóa, tinh gọn vận hành và kiểm soát chi phí hiệu quả. Tỷ lệ nợ xấu cuối ngày 31/3/2025 tăng nhẹ lên 1,84% do nợ nhóm 3 và 5 tăng trở lại.
  • Biên lãi ròng (NIM) cải thiện tích cực: Tính đến hết Q1/2024, dư nợ cho vay khách hàng đạt gần 798.000 tỷ đồng, tăng 2,7% so với cuối năm 2024 tập trung giải ngân lĩnh vực BĐS (+9%), công nghiệp và thương mại (+5%) ngược lại cho vay tiêu dùng cá nhân phục hồi chậm hơn. Tăng trưởng huy động đạt 3,1% so với cuối năm 2024 và tỷ lệ CASA đạt 36%, nhờ đó tỷ lệ NIM Q1/2025 cải thiện lên 4,17%. Với chiến lược duy trì cân bằng tín dụng bán lẻ và DN lớn/SME, kỳ vọng MBB sử dụng hết room tín dụng 24% trong năm 2025 và tận dụng tỷ lệ CASA cao để mở rộng tỷ lệ NIM trong các quý tới.
  • Cập nhật thông tin ĐHĐCĐ năm 2025: Ngày 26/04/2025, ĐHCĐ đã thông qua KHKD năm 2025 với LNTT dự kiến tăng gần 10% so với năm 2024 (31.712 tỷ đồng), tổng tài sản đạt 1,37 triệu tỷ đồng (+21,2% svck), nợ xấu kiểm soát dưới 1,7%. Tín dụng và huy động tăng trưởng lần lượt là 23,7% và 23,3%, trong đó hơn 50% tín dụng tập trung vào KHCN. MBB dự kiến chia cổ tức với tỷ lệ 35% (32% cổ phiếu và 3% tiền mặt). AGR cho rằng với nền tảng tài chính tốt và hiệu quả hoạt động cao, MBB có cơ sở để hoàn thành KHKD năm 2025.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/MBB_5525_AGR05052025140134.pdf

23.  HCM [ Trung lập – 25,800đ/cp] Phù hợp thị trường – SHS

  • LNST năm 2025 dự báo tăng 16% YoY, được dẫn dắt từ mảng cho vay ký quỹ nhờ nguồn vốn tăng thêm trong năm 2025. Lợi nhuận năm 2026 kỳ vọng khả quan hơn với biên lợi nhuận phục hồi ở mảng tự doanh.
  • Hiệu quả sử dụng vốn ROE sau tăng vốn đạt 10,5%, vẫn đạt mức cao so với trung bình ngành và so với các CTCK khu vực.
  • TOP CTCK được hưởng lợi nhiều nhất từ nâng hạng thị trường. HCM là CTCK đầu ngành với TOP 1 thị phần giao dịch của khách hàng tổ chức, có thế mạnh ở mảng tự doanh và cho vay ký quỹ.
  • HFIC có kế hoạch thoái vốn tại HCM. Giải quyết nút thắt sở hữu nhà nước giúp HCM có điều kiện tăng vốn mở rộng quy mô, đầu tư công nghệ và mở rộng cạnh tranh tăng thị phần.
  • Định giá cổ phiếu tương đương trung bình các CTCK so sánh. Hiện HCM đang giao dịch ở mức P/B 1,7x, tương đương trung bình các CTCK so sánh, thấp hơn so với mức P/B trung bình 1,88x của HCM trong giai đoạn 2015-2025.
  • Sử dụng phương pháp định giá P/E, P/B và RI, định giá của cổ phiếu HCM là 25.800 đ/cp, cao hơn 3% so với giá đóng cửa ngày 29/04/2025.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/HCM_5525_SHS05052025112101.pdf

24.  HPG [ Tích cực – 33,000đ/cp] Tiềm năng tăng trưởng vượt trội –  MBS

  • Q1/2025: LN ròng đạt 3,300 tỷ VNĐ (+15% svck), nhờ sản lượng tăng mạnh, phù hợp với dự báo của MBS và hoàn thành 18% kế hoạch LN cả năm 2025.
  • Điều chỉnh giảm dự báo LN ròng 2025-2026 lần lượt 7%/6% sv dự báo trước do áp lực từ thép TQ; LN ròng 2025-2026 của HPG có thể đạt 17,036/22,313 tỷ VNĐ (+42%/31% svck) nhờ DQ2 và thuế chống bán phá giá (CBPG).
  • MBS đưa ra khuyến nghị KHẢ QUAN cho HPG với giá mục tiêu 33.000 đồng/cp.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/hpg_bccn_2025042905052025110736.pdf

25.  Báo cáo vĩ mô: Bước qua màn sương – MAS

  • Bối cảnh kinh tế toàn cầu hiện vẫn đang đối diện với nhiều yếu tố bất định, chủ yếu do các chính sách thương mại khó lường từ chính quyền Tổng thống Trump. Đã ba tuần trôi qua kể từ khi ông Trump tuyên bố kế hoạch áp thuế trên diện rộng đối với cả đồng minh và đối trọng kinh tế, thị trường chứng khoán đã bắt đầu có dấu hiệu ổn định trở lại sau quyết định tạm hoãn áp thuế đối ứng trong 90 ngày (bắt đầu từ ngày 9/4), đồng thời miễn trừ thuế cho các mặt hàng quan trọng như điện tử, bán dẫn, điện thoại di động, và phát đi tín hiệu về khả năng giảm thuế áp lên Trung Quốc từ mức 145% xuống còn khoảng 50-65%. Tuy nhiên, động thái hạ nhiệt này lại nhận với không ít hoài nghi, bởi 100 ngày đầu nhiệm kỳ của ông Trump ghi dấu bằng hàng loạt thay đổi chính sách bất ngờ và chưa đạt được thành tựu đáng kể nào liên quan đến các cam kết tranh cử lớn, chẳng hạn như chấm dứt xung đột tại Ukraine hay kiểm soát lạm phát.
  • Phong cách điều hành khó đoán này, thường được lý giải qua lăng kính “Lý thuyết Người Điên” (Madman Theory) – một chiến lược cố tình tạo ra sự bất định để ép đối phương nhượng bộ – đã khiến các đồng minh và giới đầu tư lo ngại, từ đó góp phần kích hoạt xu hướng “Bán Tháo Tài Sản Mỹ” (Sell America). Tâm lý bất ổn được phản ánh rõ qua mức giảm mạnh 12% của chỉ số S&P 500 trong khoảng thời gian từ 02/04 đến 07/04, lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng từ 4,2% lên 4,5%, chỉ số DXY giảm 4%, và chỉ số biến động VIX bất ngờ bật tăng 180% sau các thông báo về thuế quan. Chiến lược của chính quyền Mỹ, được đánh giá là tận dụng thuế quan như một công cụ để thúc đẩy hợp tác với đồng minh đồng thời cô lập Trung Quốc, thay vì thực sự đưa sản xuất về nước (reshoring), đang gặp phải thách thức khi nhiều quốc gia đẩy mạnh tìm kiếm các đối tác thương mại thay thế. Điển hình là Liên minh Châu Âu (EU) đang tăng tốc đàm phán với Khối Thị trường chung Nam Mỹ, Ấn Độ, Úc và ASEAN, trong khi Trung Quốc cũng không ngừng mở rộng các hoạt động ngoại giao tại khu vực Đông Nam Á.
  • Trong bối cảnh địa chính trị đầy biến động này, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm năng sớm đạt thỏa thuận thuế quan với Hoa Kỳ, nhờ vào lập trường chính trị nhất quán và sự linh hoạt trong chính sách ngoại giao. Tuy nhiên, mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc lại trở thành một rào cản đáng kể trong đàm phán, đặc biệt khi so sánh với các quốc gia như Ấn Độ. Theo kịch bản trung lập, dự kiến Việt Nam có thể thuyết phục Hoa Kỳ giảm mức thuế quan xuống còn 10-20%, đồng thời đạt được miễn trừ thuế cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như linh kiện điện tử, điện thoại thông minh, dệt may và giày dép. Dù vậy, kết quả cuối cùng vẫn phụ thuộc vào tiến trình đàm phán trên diện rộng, khi các vòng đàm phán sơ bộ với sự tham gia của EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Singapore chưa ghi nhận bước đột phá nào đáng kể, mà thay vào đó lại làm nổi bật những bất đồng dai dẳng về các vấn đề thương mại và thuế quan. Sự gia tăng căng thẳng địa chính trị cùng với tính khó lường trong chính sách, được thể hiện qua Chỉ số đo lường mức độ bất định về chính sách kinh tế (Economic Policy Uncertainty index), đã kéo giảm triển vọng tăng trưởng toàn cầu theo dự báo của các tổ chức như Fed, WTO và IMF cho năm 2025, đồng thời làm gia tăng nguy cơ suy thoái kinh tế trên diện rộng nếu chính sách thuế quan cứng rắn tiếp tục được duy trì.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/BCVM_5525_MIRAE05052025135201.pdf

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

———-Team LTBNM tổng hợp  ————-

Nhập mã “LTBNM” để được giảm giá 10% khi mua acc tại wichart.vn. Áp dụng cùng với các chương trình khuyến mại khác nếu có.

– Link room zalo miễn phí: https://zalo.me/g/xtdspd746
– Đăng kí dịch vụ tư vấn: https://langtubuonnuocmam.com/dich-vu

BÀI VIẾT LIÊN QUAN