TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 12/05 – 16/05/2025

Lượt xem: 58 | Ngày đăng: 20/05/2025 | Báo cáo từ CTCK Blog

 Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 12/05 – 16/05/2025

  1. PVD [ Tích cực – 21,800đ/cp] Nền tảng bền vững – MAS.
  2. CTD [ Tích cực – 101,700đ/cp] Giá trị backlog kỷ lục bù đắp sụt giảm lợi nhuận tạm thời – VNDS.
  3. BSR [ Trung lập – 22,200đ/cp] LN ròng dương nhờ doanh thu tài chính – VNDS.
  4. PET [ Tích cực – 23,800đ/cp ] Vững vàng trước thách thức – KBSV..
  5. DCM [ MUA – 41,600đ/cp ] Hưởng lợi từ giá dầu ở mức thấp – MAS.
  6. AST [ Tích cực – 72,100đ/cp ] Lợi nhuận tăng tốc trong Q1/25 – VNDS.
  7. TPB [ Tích cực – 21,000đ/cp ] NIM thu hẹp nhưng chi phí dự phòng giảm – VNDS.
  8. VHC [ Trung lập – 54,500đ/cp] Triển vọng khó lường tại các thị trường – KBSV..
  9. KDH [ Tích cực – 41,300đ/cp] Bàn giao dự án The Privia tiếp tục thúc đẩy lợi nhuận Q1 – VNDS.
  10. MSH [ Trung lập – 54,100đ/cp] Biên lợi nhuận cải thiện nhờ chuyển dịch sang mảng gia công – VNDS
  11. QNS [ Tích cực – 50,000đ/cp ] Vị ngọt cổ tức – MAS.
  12. PVS [ Tích cực – 45,800đ/cp] Thu nhập tài chính ròng hỗ trợ lợi nhuận 1Q25 – VNDS.
  13. BAF [ Trung lập – 33,300đ/cp ] Mảng 3F trở thành trụ cột doanh thu – VNDS.
  14. PVD [ MUA – 25,155đ/cp ] Hiệu suấ và giá thuê giàn khoan vẫn duy trì mức cao hỗ trợ hoạt động doanh nghiệp – VCBS.
  15. PHP [ Tích cực – 43,536đ/cp ] Khi xuân sang trên bến cảng PHP – SHS.
  16. KBC [ Trung lập – 30,000đ/cp] Lợi nhuận bứt phá bởi hoạt động KCN – VNDS.
  17. CTR [ Tích cực – 119,900đ/cp]: Vùng định giá hấp dẫn để tích lũy – MBS.
  18. C4G [ Tích cực – 8,300đ/cp ]: BOT tạo đà, lợi nhuận thăng hoa – MAS.
  19. VJC [ Trung lập – 113,600đ/cp ]: Hoạt động kinh doanh cốt lõi cải thiện – VNDS.
  20. PHR [ Tích cực – 55,400đ/cp ] Thu nhập bất thường từ đền bù đất cao su – MBS.
  21. DXG [ Trung lập – 18,300đ/cp] Tăng trưởng LN Q1/25 hỗ trợ bởi biên LN gộp từ mảng bán BĐS – VNDS
  22. MBB [ MUA – 28,400đ/cp ]: KQKD Quý 1/2025 kỷ lục – MAS.
  23. VCG [ MUA – 25,000đ/cp] Thiên thời địa lợi nhân hòa – KBSV..
  24. DBC [ MUA – 38,829đ/cp] Nắm bắt thời cơ mở rộng thị phần chăn nuôi và phát triển mảng Vacxin – VCBS 
  25. CSV [ Nắm giữ – 38,100đ/cp ] Kỳ vọng nhu cầu thị trường hóa chất dần hồi phục trở lại, động lực tang trưởng dài hạn từ dự án khu công nghiệp Nhơn Trạch 6 – SHS.
  26. VTP [ Trung lập – 126,500đ/cp ] Mảng dịch vụ tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận – VNDS.
  27. TPB [ Tích cực – 18,200đ/cp] Định giá hấp dẫn bù đắp rủi ro – MBS.
  28. TCB [ Tích cực – 31,800đ/cp] KQKD Q1/2025 giảm tốc – MBS.
  29. Báo cáo vĩ mô: Nhiều thách thức đang chờ đón – MBS.
  30. Ngành dệt may: Chuẩn bị cho kết quả đàm phán – MAS.

Quý nhà đầu tư lưu ý

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

1. PVD [ Tích cực – 21,800đ/cp] Nền tảng bền vững – MAS

  • Nhu cầu giàn khoan duy trì ở mức cao: Theo Riglogix, thị trường Đông Nam Á cần 45 – 50 giàn khoan mỗi năm nhưng nguồn cung chỉ đáp ứng 70–80% nhu cầu. Hoạt động thăm dò khai thác, đặc biệt tại Malaysia và Indonesia, có nhu cầu trung bình 14 giàn mỗi năm cho 160–175 giếng khoan. West Global Energy dự báo giá thuê giàn sẽ duy trì ở mức 110.000–140.000 USD/ngày trong 5 năm tới, tùy theo đặc tính kỹ thuật và khu vực.
  • Bổ sung giàn khoan mới: PVD hoàn tất mua giàn khoan tự nâng Seadrill West Prospero (PVD VIII) vào cuối tháng 12/2024 với tổng vốn đầu tư 81 triệu USD, dự kiến đưa vào sử dụng từ quý 3/2025. Năm 2025, nhiều dự án lớn Đại Hùng Pha 3, Sư Tử Trắng Pha 2B, Lô B – Ô Môn sẽ khởi động, giúp PVD vận hành giàn PV VIII, tạo tiền đề xem xét đầu tư thêm giàn PV DRILLING IX. Bên cạnh đó, PVD cũng lên kế hoạch thuê thêm hai giàn mới, nâng tổng số giàn thuê lên 4, đáp ứng nhu cầu thị trường.
  • Đảm bảo hợp đồng hoạt động dài hạn: Các giàn khoan của PVD (PVD I, II, III, V, VI) đang hoạt động theo hợp đồng dài hạn ở nước ngoài đến năm 2028–2029. Trong đó, PVD VI sẽ quay lại Việt Nam từ giữa 2027 để phục vụ dự án Lô B. PVD VIII dự kiến vận hành cho khách hàng trong nước, với giá thuê thấp hơn kỳ vọng dưới 100.000 USD/ngày nhưng đảm bảo hiệu quả đầu tư. Năm 2025, PVD triển khai giàn Hakuryu-11 cho Murphy, Borr-Thor cho VSP.
  • Hoạt động trong nước: Triển khai 2 dự án trọng điểm: chương trình khoan mỏ Đại Hùng Pha 3 (Lô 05-1a) và dịch vụ hủy mỏ Sông Đốc – dự án hủy mỏ đầu tiên tại Việt Nam, PVD giữ vai trò chính trong liên doanh PVD-POS.

Link tải full báo cáo:

https://masvn.com/api/attachment/file/1747020664642-PVD_Companynote_MAS09.05.2025.pdf

2. CTD [ Tích cực – 101,700đ/cp] Giá trị backlog kỷ lục bù đắp sụt giảm lợi nhuận tạm thời – VNDS

  • LN ròng Q3 năm tài chính 2024/25 giảm 45,5% svck, chủ yếu do giá vật liệu xây dựng đầu vào tăng, dẫn đến giá vốn hàng bán tăng 9% svck trong Q3.
  • Kết quả kinh doanh trong 9 tháng đầu năm thấp hơn dự phóng của VNDS, do doanh thu và LN ròng chỉ hoàn thành 66,5%/54,8% dự phóng cả năm.
  • VNDS nhận thấy áp lực gia tăng đối với giá mục tiêu 101.700 đồng/cp, giá mục tiêu sẽ được cập nhật trong báo cáo tiếp theo.

Link tải full báo cáo:

https://www.vndirect.com.vn/cmsupload/beta/CTD_BCKQKD_20250506.pdf

3. BSR [ Trung lập – 22,200đ/cp] LN ròng dương nhờ doanh thu tài chính – VNDS

  • LN ròng Q1/25 giảm 65,1% svck nhưng ghi nhận dương trở lại nhờ đóng góp từ doanh thu tài chính ròng.
  • LN ròng Q1/25 phù hợp dự phóng của VNDS, hoàn thành 21% dự báo cả năm, trong bối cảnh VNDS kỳ vọng KQKD sẽ cải thiện trong các quý tới nhờ biên crack phục hồi.
  • VNDS thấy khả năng điều chỉnh giảm giá mục tiêu 22.200 đồng, phản ánh tâm lý thị trường kém tích cực đối với ngành dầu khí trong bối cảnh giá dầu suy yếu.

Link tải full báo cáo:

https://www.vndirect.com.vn/cmsupload/beta/BSR_KQKD_20250506.pdf

4. PET [ Tích cực – 23,800đ/cp ] Vững vàng trước thách thức – KBSV

  • Quý 1/2025, PET ghi nhận doanh thu thuần ở mức 4.016 tỷ đồng (-5,9% YoY) và lãi ròng đạt 44,7 tỷ đồng (+14% YoY): 1) Lợi nhuận gộp tăng từ 3,9% lên 4,8%; 2) Doanh thu tài chính tăng 80% YoY; 3) Chi phí bán hàng và chi phí quản lý lần lượt tăng 13% và 41% YoY.
  • Mảng dịch vụ phân phối: Là mảng chiếm tỷ trọng lớn với 83% cơ cấu doanh thu. Trong quý I/2025, PET mở rộng danh mục sản phẩm đã đóng góp doanh thu trong quý 1/2025 với nhiều thương hiệu mới như Moto, Mezu, Belkin, TCL, Transsion, Zotac, … Đặc biệt, các sản phẩm tích hợp AI được kỳ vọng sẽ là điểm sáng tăng trưởng doanh thu trong dài hạn. Từ 1/1/2025, PET đã chuyển đổi từ mô hình chỉ làm trung gian giao hàng sang mô hình nhập hàng và trực tiếp bán cho Samsung. Mô hình mới này kỳ vọng giúp PET cải thiện biên lợi nhuận hơn nhưng cũng đi kèm thách thức về chi phí và vận hành. Hiện tại, công ty đang trong giai đoạn thử nghiệm phân phối cho hơn 1.200 cửa hàng.
  • Mảng catering (Cung cấp suất ăn): Hiện PET chiếm gần như toàn bộ thị phần trong ngành dầu khí, đồng thời đạt tỷ lệ trúng thầu 100% đối với dịch vụ catering cho giàn khoan quốc tế tại Việt Nam. Bên cạnh đó, công ty đã mở rộng hoạt động sang lĩnh vực y tế thông qua việc ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ với nhiều bệnh viện lớn như Chợ Rẫy, Việt Đức và Ung Bướu. PET cũng đang lên kế hoạch tiếp tục mở rộng sang các bệnh viện khác và khu công nghiệp. Đây được xem là bước đi chiến lược nhằm đa dạng hóa thị trường, mở rộng quy mô hoạt động và xây dựng nền tảng tăng trưởng bền vững cho mảng dịch vụ catering.

Link tải full báo cáo:

https://masvn.com/api/attachment/file/1747022321827-PET_Companynote_MAS08.05.2025.pdf

5. DCM [ MUA – 41,600đ/cp ] Hưởng lợi từ giá dầu ở mức thấp –  MAS

  • Trong Quý I/2025, DCM ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt 3.407 tỷ đồng, tăng 24% YoY. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp đạt 412 tỷ đồng, tăng 18% YoY: 1) Mảng NPK tăng trưởng ấn tượng: Doanh thu từ phân bón NPK đạt 521 tỷ đồng, tăng gấp 8 lần so với Quý I/2024 nhờ hoạt động kinh doanh hiệu quả; 2) Đẩy mạnh xuất khẩu urê: Sản lượng xuất khẩu urê trong quý đạt gần 150 nghìn tấn, mang về 1.396 tỷ đồng doanh thu, tăng 17% YoY.
  • Sản lượng urê quy đổi trong Quý I/2025 đạt 249,7 nghìn tấn, giảm nhẹ 0,06% so với cùng kỳ, hoàn thành 27,4% kế hoạch năm. Sản lượng tiêu thụ urê đạt 246,64 nghìn tấn, giảm 5,81% YoY, hoàn thành 32,5% kế hoạch năm.
  • Sản lượng sản xuất NPK đạt 68,1 nghìn tấn, tăng 41,1% YoY, hoàn thành 31% kế hoạch năm. Sản lượng tiêu thụ NPK đạt 22,95 nghìn tấn, tăng mạnh 316,5% so với cùng kỳ, hoàn thành 10,43% kế hoạch năm.
  • Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế năm 2025 lần lượt ước đạt 14.397 tỷ đồng (+7% YoY) và 1.553 tỷ đồng (+8,8% YoY): 1) Biên lợi nhuận gộp dự kiến đạt 19,8%, cao hơn mức 18,7% của năm trước. 2) Chi phí lãi vay tăng nhẹ lên hơn 46 tỷ đồng (+3,5% YoY). 3) Thu nhập khác giảm mạnh xuống khoảng 10 tỷ đồng do không còn ghi nhận khoản mua giá rẻ như năm 2024 (209 tỷ đồng). 4) Sản lượng tiêu thụ urê ước đạt 780 nghìn tấn (-3% YoY), trong khi NPK dự kiến tăng mạnh lên 327 nghìn tấn (+87% YoY).

Link tải full báo cáo:

https://masvn.com/api/attachment/file/1747042063213-DCM_BCDN12.05.2025.pdf

6. AST [ Tích cực – 72,100đ/cp ] Lợi nhuận tăng tốc trong Q1/25 – VNDS

  • AST ghi nhận DT tăng 13,3% svck, đạt 385 tỷ đồng trong Q1/25 nhờ lượng khách du lịch quốc tế và nội địa tiếp tục tăng trưởng.
  • KQKD Q1/25 phù hợp dự phóng với LN ròng hoàn thành 28,6% dự phóng cả năm.
  • VNDS không thấy áp lực đáng kể lên giá mục tiêu hiện tại 72.100đồng/cp, VNDS sẽ tiếp tục cập nhập trong các báo cáo tới.

Link tải full báo cáo:

https://www.vndirect.com.vn/cmsupload/beta/AST_BCKQKD_20250506-.pdf

7. TPB [ Tích cực – 21,000đ/cp ] NIM thu hẹp nhưng chi phí dự phòng giảm – VNDS

  • TOI trong Q1/25 giảm 4.3% svck đạt 4.482 tỷ đồng, do NIM bị thu hẹp
  • Trong Q1/25, lợi nhuận trước thuế (LNTT) đạt 2.109 tỷ đồng, do chi phí dự phòng giảm mạnh, nhờ đó hoàn thành 25% dự phóng của VNDS
  • VNDS thấy có một vài áp lực thay đổi đối với dự phóng của VNDS, và sẽ cập nhật định giá sau khi xem xét thêm.

Link tải full báo cáo:

https://www.vndirect.com.vn/cmsupload/beta/TPB_BCKQKD_20250506.pdf

8. VHC [ Trung lập – 54,500đ/cp] Triển vọng khó lường tại các thị trường – KBSV

  • Trong 1Q2025, doanh thu của VHC đạt 2,648 đồng (-7.3% YoY), chủ yếu do quý 1 là giai đoạn thấp điểm nhập khẩu cá tra và thủy sản. Lợi nhuận ròng thuộc cổ đông mẹ tăng 14% YoY, đạt 193 tỷ đồng nhờ chi phí nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thấp hơn so với giai đoạn 1Q2024.
  • Sản lượng xuất khẩu cá Tra của VHC giảm 16% YoY, đặc biệt tại Mỹ và Trung Quốc, nhưng giá bán chung cải thiện 7.8% YoY. Điều này đến từ việc tồn kho tại Mỹ còn cao do sản lượng nhập tăng mạnh trong nửa cuối 2024, trong khi nhu cầu từ Trung Quốc ảm đạm do lo ngại từ căng thẳng thương mại với Mỹ và VHC mất thị phần. Thị trường Châu Âu cho thấy có dấu hiệu cải thiện nhẹ, với doanh thu chung tăng 4%.
  • KBSV cho rằng cạnh tranh nội địa Mỹ sẽ gay gắt hơn do chính phủ Mỹ thúc đẩy sản xuất nội địa để tăng việc làm. Điều này sẽ thúc đẩy doanh nghiệp thủy sản Trung Quốc quay lại tập trung hơn vào thị trường nội địa khiến triển vọng xuất khẩu của cá tra Việt Nam không khả quan tại Trung Quốc. Ngược lại, Châu Âu dự kiến là điểm sáng của VHC nhờ kì vọng đà tăng trưởng kinh tế cao hơn nhờ chính sách kích thích từ tài khóa và tiền tệ trong khi lạm phát đã giảm mạnh giúp cải thiện sức tiêu dùng.
  • KBSV điều chỉnh giảm lợi nhuận dự phóng 2025 từ 1,550 tỷ VNĐ xuống 1,224 tỷ VNĐ, tương đương mức giảm 1% so với 2024. KBSV khuyến nghị TRUNG LẬP với định giá mục tiêu cho năm 2025 là 54,500 VNĐ/cổ phiếu, tương đương tiềm năng tăng giá là 3%.

Link tải full báo cáo:

https://www.kbsec.com.vn/pic/Service/KBSV_Baocaocapnhat_VHC_1Q2025.pdf

9. KDH [ Tích cực – 41,300đ/cp] Bàn giao dự án The Privia tiếp tục thúc đẩy lợi nhuận Q1 – VNDS

  • Doanh thu Q1/25 tăng 112,6% svck đạt 709,9 tỷ đồng, trong khi LN ròng sau lợi ích CĐTS tăng 92,5% svck đạt 121,9 tỷ đồng, chủ yếu được thúc đẩy bởi hoạt động bàn giao tiếp tục dự án Privia – phân khúc căn hộ tầm trung.
  • Kết quả kinh doanh Q1/25 phù hợp dự phóng của VNDS, do doanh thu và LN ròng sau thuế CĐTS lần lượt hoàn thành 14,6%/12,3% dự phóng năm 2025 của VNDS.
  • VNDS nhận thấy các thách thức gia tăng đối với giá mục tiêu 41,300 đồng/cp, sẽ được điều chỉnh lại sau khi xem xét kỹ hơn trong báo cáo tiếp.

Link tải full báo cáo:

https://www.vndirect.com.vn/cmsupload/beta/KDH_BCKQKD_20250507.pdf

10.  MSH [ Trung lập – 54,100đ/cp] Biên lợi nhuận cải thiện nhờ chuyển dịch sang mảng gia công – VNDS

  • Doanh thu thuần Q1/25 tăng mạnh 34,5% svck, nhờ đơn hàng CMT gia tăng.
  • LNST tăng 76,8% svck, phù hợp với kỳ vọng của VNDS.
  • VNDS chưa nhận thấy áp lực lên giá mục tiêu VND54.100, và sẽ cập nhật sau khi rà soát lại các giả định liên quan.

Link tải full báo cáo:

https://www.vndirect.com.vn/cmsupload/beta/MSH_BCKQKD_20250507.pdf

11.  QNS [ Tích cực – 50,000đ/cp ] Vị ngọt cổ tức – MAS

  • Quý 1/2025, QNS ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt 2.269 tỷ đồng (-10% YoY), và lãi ròng đạt 392 tỷ đồng (-26% YoY). Trong đó, doanh thu mảng đường giảm 35%, xuống còn 734 tỷ đồng, chiếm 32% tổng doanh thu. Ngược lại, mảng sữa đậu nành tăng trưởng 19%, đạt 937 tỷ đồng và đóng góp hơn 41% vào tổng doanh thu: 1) Sản phẩm đường: Biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 32,7% xuống còn 24,1%. Nguyên nhân do sức cầu yếu và giá đường trong nước giảm so với nền cao năm 2024; 2) Sản phẩm sữa đậu nành: Biên lợi nhuận gộp tăng từ 39,2% lên 42,5%. Đây là mảng có mức tăng trưởng hiệu quả cao nhất, đóng góp cao nhất và là điểm sáng về động lực tăng trưởng của QNS trong các năm tới khi mảng kinh doanh vẫn tăng trưởng tốt trong điều kiện thị trường khó khăn.
  • Trong năm 2025, QNS dự kiến đầu tư khoảng 4.000 tỷ đồng vào ba dự án lớn: 1) Nâng công suất Nhà máy Đường An Khê từ 18.000 tấn mía/ngày lên 25.000 tấn mía/ngày; 2) Mở rộng Nhà máy Điện sinh khối An Khê từ 95 MW lên 135 MW; 3) Xây dựng Nhà máy Ethanol An Khê với công suất 200.000 lít/ngày. Cả 3 dự án dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2027 và đóng góp doanh thu từ năm 2028.
  • Cổ tức tiền mặt năm 2024 đạt mức 4.000 đ/cp, tương ứng tỷ suất cổ tức/thị giá gần 9%. QNS thường duy trì mức chia cổ tức tiền mặt cao qua nhiều năm, là điểm đến phù hợp cho nhà đầu tư dài hạn, ưa thích sự ổn định. Tổng giá trị đầu tư lớn lên tới 4.000 tỷ đồng. MAS cho rằng đây là bước đi mang tính chiến lược, hướng đến sự phát triển dài hạn, đóng góp tích cực vào hiệu quả kinh doanh trong những năm tiếp theo.
  • Dưới góc nhìn thận trọng, MAS cho rằng giá đường sẽ tiếp tục đi ngang trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu có sự cải thiện tích cực từ yếu tố này, QNS có cơ hội tạo nên đột phá trong doanh thu và lợi nhuận.

Link tải full báo cáo:

https://masvn.com/api/attachment/file/1747041527532-QNS_Companynote_MAS12.05.2025.pdf

12.  PVS [ Tích cực  – 45,800đ/cp] Thu nhập tài chính ròng hỗ trợ lợi nhuận 1Q25 – VNDS

  • Lợi nhuận ròng Q1/25 tăng 10,4% svck, đạt 332 tỷ đồng nhờ thu nhập tài chính ròng tăng mạnh.
  • LN ròng Q1/25 phù hợp với kỳ vọng của VNDS, hoàn thành 25,8% dự phóng cả năm.
  • VNDS nhận thấy áp lực lên giá mục tiêu 45.800đ/cp và sẽ cập nhật trong các báo cáo sau.

Link tải full báo cáo:

https://www.vndirect.com.vn/cmsupload/beta/PVS_BCKQKD_20250507.pdf

13.  BAF [ Trung lập – 33,300đ/cp ] Mảng 3F trở thành trụ cột doanh thu – VNDS

  • Trong Q1/25, BAF ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.123 tỷ đồng, giảm 9,9% svck. Mức sụt giảm chủ yếu đến từ việc công ty đã chính thức dừng hoạt động kinh doanh nông sản.
  • KQKD Q1/25 phù hợp với dự phóng của VNDS với LN ròng đạt 132 tỷ, hoàn thành 27,7% dự báo cả năm.
  • VNDS nhận thấy áp lực tăng giá lên giá mục tiêu là 33.300 đồng/cp, và sẽ được cập nhật trong các báo cáo tiếp theo.

Link tải full báo cáo:

https://www.vndirect.com.vn/cmsupload/beta/BAF_BCKQKD_20250507.pdf

14.  PVD [ MUA – 25,155đ/cp ] Hiệu suấ và giá thuê giàn khoan vẫn duy trì mức cao hỗ trợ hoạt động doanh nghiệp – VCBS

  • VCBS kỳ vọng giá và hiệu suất thuê giàn khoan tự nâng sẽ tiếp tục neo giữ ở mức cao nhờ lượng giàn khoan tự nâng có sẵn trên thị trường giữ mức thấp trong bối cảnh nhu cầu cao.
  • Triển vọng tích cực đến từ giá thuê giàn tăng và hiệu suất hoạt động giàn cao. Các giàn khoan của PVD luôn vận hành với hiệu suất cao, trên 98%. Hiện tại các giàn khoan tự nâng và 1 giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm của PVD đều làm việc ở nước ngoài và có hợp đồng đến hết năm 2025.
  • Đầu tư thêm giàn khoan giúp thúc đẩy khả năng tăng trưởng kể từ cuối năm 2025. Giàn PVD VIII mới đầu tư, đang thực hiện công tác tái khởi động, dự kiến sẽ vận hành từ tháng 9.2025 tại thị trường nội địa.
  • Mảng dịch vụ kỹ thuật giếng khoan kỳ vọng hồi phục kể từ năm 2025 khi các dự án nội địa tái khởi động.
  • Tác động tỷ giá: Việc giữ tiền từ hoạt động kinh doanh bằng đồng USD giúp doanh nghiệp hạn chế tác động tiêu cực từ lỗ tỷ giá. Tuy nhiên, trong trường hợp doanh nghiệp chuyển đổi nguồn tiền này sang đồng VND để thực hiện các khoản đầu tư tài chính, phần lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư tài chính có thể góp phần bù đắp chi phí tài chính phát sinh do lỗ tỷ giá.

Link tải full báo cáo:

https://vcbs.com.vn/api/v1/ttpt-reports/download-with-token?download_token=95dacdf1-3e84-4da3-893a-af2714cd48e2&locale=vi

15.  PHP [ Tích cực – 43,536đ/cp ] Khi xuân sang trên bến cảng PHP – SHS

  • Dự án cảng nước sâu Lạch Huyện được kỳ vọng sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kết quả kinh doanh dài hạn của PHP, giúp doanh thu tăng trung bình 9,1%/năm giai đoạn 2025 – 2030F. Chính thức đi vào hoạt động từ Quý II/2025, dự kiến trong thời gian tới, cảng Lạch Huyện sẽ nâng công suất container của PHP lên 3,2 triệu TEU/năm (+52,4%). Đây sẽ là bước ngoặt giúp PHP mở rộng quy mô, tăng khả năng tiếp nhận các tàu container cỡ lớn và nắm bắt xu hướng thay đổi đội tàu toàn cầu.
  • SHS đánh giá triển vọng tăng trưởng của cảng Lạch Huyện là tích cực, dựa trên các lợi thế then chốt của thành phố Hải Phòng: (i) Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng đặt mục tiêu đạt sản lượng 115 triệu tấn trong năm 2025, tăng 10% so với năm trước; (ii) Hải Phòng là trung tâm FDI lớn, có hệ thống KCN và logistics phát triển, đóng vai trò cửa ngõ xuất nhập khẩu miền Bắc; (iii) Xu hướng tích trữ hàng tồn kho: Các doanh nghiệp toàn cầu gia tăng dự trữ để ứng phó với rủi ro từ chính sách thuế quan và biến động kinh tế.
  • Sản lượng hàng hóa qua các cảng hiện tại của PHP là Đình Vũ, Tân Vũ và Chùa Vẽ được kỳ vọng phục hồi nhờ đà tăng của xuất nhập khẩu và xu hướng đẩy mạnh nhập hàng trước khi Mỹ áp thuế đối ứng. Trong ngắn hạn, cảng Tân Vũ và Đình Vũ duy trì hoạt động ổn định nhờ uy tín và năng lực xếp dỡ, nhưng về dài hạn có thể chịu áp lực do cạnh tranh từ các cảng nước sâu mới.

Link tải full báo cáo:

https://www.shs.com.vn/Sites/QuoteVN/SiteRoot/reportattach/20250513_93458_20250513_93458_PHP_TP%2043.536%20VND.pdf

16.  KBC [ Trung lập – 30,000đ/cp] Lợi nhuận bứt phá bởi hoạt động KCN – VNDS

  • Doanh thu thuần Q1/25 tăng gấp 4 lần sv quý trước, đạt 3.117 tỷ đồng.
  • LNST công ty mẹ tăng hơn 10 lần sv quý trước, đạt 783 tỷ đồng – hoàn thành 49% dự phóng cả năm của VNDS.
  • Về cơ bản, kết quả kinh doanh tích cực này tạo áp lực tăng đối với giá mục tiêu. Tuy nhiên, thuế quan đối ứng của Mỹ khiến triển vọng mảng cho thuê đất KCN vẫn còn bất định.

Link tải full báo cáo:

https://www.vndirect.com.vn/cmsupload/beta/KBC_BCKQKD_20250507.pdf

17.  CTR [ Tích cực – 119,900đ/cp]: Vùng định giá hấp dẫn để tích lũy – MBS

  • LN ròng Q1/25 tăng 5% svck, thấp hơn kỳ vọng và hoàn thành 19% dự phóng của chúng tôi; Mảng cho thuê hạ tầng là đầu tàu tăng trưởng bù đắp KQKD ảm đạm các mảng xây lắp và vận hành.
  • Điều chỉnh giảm dự phóng LN ròng 2025/26/27 lần lượt 12%/19%/23% do quan điểm thận trọng hơn về triển vọng tăng trưởng mảng vận hành, xây lắp và hạ tầng cho thuê, LN ròng sau điều chỉnh tăng trưởng 5%/10%/14% svck.
  • Duy trì khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu 119,900đ/cp.

Link tải full báo cáo:

https://mbs.com.vn/files/uploads/2025/05/CTR_BCPT_20250515.pdf

18.  C4G [ Tích cực – 8,300đ/cp ]: BOT tạo đà, lợi nhuận thăng hoa – MAS

  • Hợp đồng xây dựng chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất (86,2%) nhưng hiệu quả thấp với biên lợi nhuận gộp chỉ 4,6% do giá vốn hoạt động xây dựng tăng 12,5% YoY khi gặp tình trạng khan hiếm vật tư, dù vẫn duy trì đà tăng trưởng doanh thu +10,2%YoY.
  • Dịch vụ BOT dù doanh thu sụt giảm mạnh (-45,4%) nhưng vẫn đóng góp lợi nhuận gộp cao nhất (40,7%) nhờ biên lợi nhuận vượt trội khoảng 42%.
  • Hiện tại C4G đang triển khai Gói thầu số 10 Nâng cấp mở rộng Tỉnh lộ 1B – Khánh Hòa với giá trị trúng thầu 396 tỷ đồng. Ngoài ra, còn có 1 số dự án như: Dự án Hạt quản lý tuyến tránh TP Vinh, trạm dừng xe Bắc – Nam và Trung tâm thương mại dịch vụ Hưng Nguyên; Dự án khu du lịch, dịch vụ hỗn hợp và nghỉ dưỡng cầu Cau; Khu văn phòng tại 116 Lê Văn Duyệt, 37 Đào Duy Anh (TP.HCM) và 29 Quang Trung (TP Vinh); Dự án đầu tư sân bay Quảng Trị; Dự án Khu ẩm thực sinh thái Nghi Hải (TP Vinh); và Dự án khu đô thị xã Văn Thành (Yên Thành, Nghệ An).
  • Trong năm 2025 – 2026, C4G dự kiến tập trung vào: 1) Dự án Cầu Cau (Nghệ An): Đầu tư khoảng 1.700 tỷ đồng cho các hạng mục như khu du lịch, dịch vụ hỗn hợp và nghỉ dưỡng; 2) Dự án BOT Thái Nguyên – Chợ Mới: Tập đoàn làm việc với Bộ GTVT và Chính phủ để hỗ trợ kỳ vọng sẽ thu hồi về khoảng hơn 937 tỷ đồng, trong điều kiện thuận lợi sẽ được thông qua trong tháng 6/2025.

Link tải full báo cáo:

https://masvn.com/api/attachment/file/1747303190869-C4G_Companynote_MAS15.05.2025.pdf

19.  VJC [ Trung lập – 113,600đ/cp ]: Hoạt động kinh doanh cốt lõi cải thiện – VNDS

  • LN ròng Q1/25 đạt 640 tỷ đồng (+19,4% svck), nhờ hoạt động vận tải cốt lõi tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, kết quả này thấp hơn kỳ vọng của VNDS, chỉ hoàn thành 18,4% dự phóng cả năm 2025.
  • VNDS nhận thấy áp lực giảm lên mức giá mục tiêu hiện tại là 113.600 đồng, VNDS sẽ cập nhật mức giá này sau khi xem xét thêm.

Link tải full báo cáo:

https://www.vndirect.com.vn/cmsupload/beta/VJC_BCKQKD_Q1.25_20250506.2.pdf

20.  PHR [ Tích cực – 55,400đ/cp ] Thu nhập bất thường từ đền bù đất cao su – MBS

  • Q1/25 doanh thu giảm 4% svck nhưng lợi nhuận (LN) ròng tăng 31% svck nhờ giá mủ cao su tăng 37% svck, hoàn thành 18% dự phóng của MBS;
  • MBS giảm dự báo LN ròng 2025-26 đi 1%/35% so với dự phóng trước do giảm triển vọng ở mảng KCN trong bối cảnh thận trọng của ngành. LN ròng 2025-26 sau điều chỉnh +11%/-5% svck nhờ LN bất thường từ đền bù đất cao su bù đắp cho mảng KCN kém tích cực.
  • MBS thay đổi khuyến nghị sang KHẢ QUAN cho cổ phiếu PHR do giá giảm về vùng giá hấp dẫn, giá mục tiêu mới là 55,400 đồng/CP.

Link tải full báo cáo:

https://mbs.com.vn/files/uploads/2025/05/PHR_BCPT_20250516.pdf.

21.  DXG [ Trung lập – 18,300đ/cp] Tăng trưởng LN Q1/25 hỗ trợ bởi biên LN gộp từ mảng bán BĐS – VNDS

  • Doanh thu Q1/25 giảm 13,1% svck, đạt 924,9 tỷ đồng, trong khi LN ròng sau lợi ích CĐTS tăng 54,6% svck, đạt 48,4 tỷ đồng. Sự tăng trưởng lợi nhuận này được hỗ trợ bởi biên LN gộp cao hơn từ hoạt động bán BĐS.
  • Kết quả kinh doanh Q1/25 phù hợp kỳ vọng của VNDS, với doanh thu và LN ròng sau lợi ích CĐTS hoàn thành 20%/18% so với dự phóng năm 2025.
  • VNDS nhận thấy ít áp lực lên mức giá mục tiêu 18.300 đồng/cp, và sẽ cập nhật sau khi xem xét kỹ lưỡng.

Link tải full báo cáo:

https://www.vndirect.com.vn/cmsupload/beta/DXG_BCKQKD_20250508.pdf

22.  MBB [ MUA – 28,400đ/cp ]: KQKD Quý 1/2025 kỷ lục – MAS

  • Trong quý 1/2025, Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBB) ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực, củng cố niềm tin của nhà đầu tư vào triển vọng tăng trưởng của ngân hàng. Thu nhập lãi thuần (NII) tăng mạnh (+29% svck) nhờ biên lãi ròng (NIM) cải thiện, trong khi thu nhập phí thuần (NFI) cũng ghi nhận mức tăng đáng kể (+30,7%), được hỗ trợ bởi mảng bảo hiểm và thu nhập từ dịch vụ khác. Thu nhập ngoài lãi (NOI) ghi nhận mức tăng trưởng +19,3% svck nhưng giảm -43,2% QoQ, do quý 4/2024 ghi nhận khoản thu từ thu hồi nợ đã xử lý đột biến. Chi phí hoạt động tăng ở mức kiểm soát (+14,5%), góp phần thúc đẩy lợi nhuận hoạt động trước dự phòng (PPOP) tăng mạnh (+33,8%). Chi phí dự phòng chỉ tăng nhẹ (+10,3%). Lợi nhuận trước thuế đạt 8.386 tỷ đồng, tăng mạnh 44,7% svck – mức cao kỷ lục trong lịch sử hoạt động của ngân hàng, phản ánh năng lực tăng trưởng nổi bật bất chấp môi trường kinh doanh còn nhiều bất định.
  • Tỷ lệ nợ xấu (NPL) trong quý 1/2025 tăng nhẹ lên 1,84% (+22bps QoQ; -64bps svck), với tổng nợ xấu đạt 14,7 nghìn tỷ, phản ánh sự gia tăng theo mùa sau kỳ nghỉ Tết và đà tăng trưởng tín dụng ở mức khiêm tốn (+2,3% YTD). Tỷ lệ nợ xấu mở rộng (nhóm 2–5) tăng lên 3,75% (+56bps QoQ; –103bps svck), cho thấy xu hướng tích lũy nợ cần chú ý và nợ dưới chuẩn. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm mạnh xuống còn 75,26% (-4,8%p svck; -17%p svck). Trong bối cảnh diễn biến các quý gần đây, tỷ lệ nợ xấu trong quý 1/2025 vẫn cho thấy xu hướng hồi phục — giảm khoảng 100bps so với mức trung bình năm 2024.

Link tải full báo cáo:

https://masvn.com/api/attachment/file/1747380132924-VN_MBB_Report_1Q25_ed_S_2025.pdf

23.  VCG [ MUA – 25,000đ/cp] Thiên thời địa lợi nhân hòa – KBSV

  • Hưởng lợi từ kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công kỷ lục VCG là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư công với năng lực xây dựng đã được kiểm chứng và tỷ lệ đấu thầu thành công vượt trội so với các đối thủ trong ngành.
  • Động lực tăng trưởng trong trung hạn từ các dự án Bất động sản VCG có thể ghi nhận lợi nhuận đột biến từ việc chuyển nhượng dự án Cát Bà Amatina trong 2025. Cùng với đó, theo chia sẽ của Ban lãnh đạo, Vinaconex Diamond Tower và KĐT Đại lộ Hòa Bình dự kiến sẽ đóng góp 200/500 tỷ VND lợi nhuận cho VCG trong kỳ.

Link tải full báo cáo:

https://www.kbsec.com.vn/pic/Service/KBSV_VCG_Stockpitch_1Q2025_250516.pdf

24.  DBC [ MUA – 38,829đ/cp] Nắm bắt thời cơ mở rộng thị phần chăn nuôi và phát triển mảng Vacxin –  VCBS

  • VCBS khuyến nghị MUA và nâng giá mục tiêu lên 38.829 đồng/cp, tương ứng P/E 8,1x trong bối cảnh thị trường chăn nuôi đang dịch chuyển về phía doanh nghiệp
  • Thị phần chăn nuôi của hộ gia đình ngày càng thu hẹp. Dự báo thị phần chăn nuôi của hộ chăn nuôi nhỏ lẻ sẽ chỉ còn 25% cho đến năm 2030, các doanh nghiệp chăn nuôi sẽ có cơ hội mở rộng thị phần trong những năm tới.
  • Giá heo được dự báo sẽ tiếp tục đà tăng ít nhất là cho đến nửa năm 2025. VCBS kỳ vọng mặt bằng giá heo hơi trong nửa đầu năm 2025 sẽ cao hơn 18% so với cùng kỳ năm trước, trong bối cảnh nguồn cung heo thiếu hụt ở đầu năm, sau một đợt bán chạy dịch và xả đàn từ hộ chăn nuôi, khiến giá heo có thể duy trì mức sấp xỉ 70 ngàn đồng/kg trong nửa đầu năm.
  • Mảng vacxin có thể đem về thêm 94 tỷ đồng LNTT cho DBC trong năm 2025. Ngoài kết quả khả quan sau khi tiêm chủng cho đàn heo nội bộ, vacxin dịch tả lợn châu Phi Dacovac-ASF2 của DBC đang được xúc tiến thử nghiệm ở các trang trại khác trong nước và Philippines.

Link tải full báo cáo:

https://vcbs.com.vn/api/v1/ttpt-reports/download-with-token?download_token=9c9e68ca-42fe-4dbc-a60c-1cf8f949b454&locale=vi

25.  CSV [ Nắm giữ – 38,100đ/cp ] Kỳ vọng nhu cầu thị trường hóa chất dần hồi phục trở lại, động lực tang trưởng dài hạn từ dự án khu công nghiệp Nhơn Trạch 6 – SHS

  • Sau khi tiến hành định giá lần đầu cổ phiếu CSV của CTCP Hóa chất cơ bản miền Nam bằng cách sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF), SHS đưa ra khuyến nghị NẮM GIỮ đối với cổ phiếu CSV, với mức giá mục tiêu là 38.100 VND/cổ phiếu, cao hơn 8,4% so với mức giá đóng cửa ngày 14/05/2025.

Link tải full báo cáo:

https://www.shs.com.vn/Sites/QuoteVN/SiteRoot/reportattach/20250515_105445_CSV%2025.pdf

26.  VTP [ Trung lập – 126,500đ/cp ] Mảng dịch vụ tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận – VNDS

  • Doanh thu Q1/25 của VTP tăng 7,9% svck, đạt 5.042 tỷ đồng nhờ mảng dịch vụ cốt lõi tăng trưởng mạnh 25% svck.
  • Tuy LN ròng Q1/25 tăng 18,5% svck, đạt 69 tỷ đồng nhưng vẫn thấp hơn kỳ vọng của VNDS, chỉ hoàn thành 13,9% dự phóng cả năm.
  • VNDS nhận thấy không có áp lực đáng kể nào đối với giá mục tiêu 126.500 đồng/cp, và sẽ cập nhật sau khi xem xét thêm.

Link tải full báo cáo:

https://www.vndirect.com.vn/cmsupload/beta/VTP_BCKQKD_20250509.pdf

27.  TPB [ Tích cực – 18,200đ/cp] Định giá hấp dẫn bù đắp rủi ro – MBS

  • MBS kỳ vọng lợi nhuận ròng năm 2025/2026 tăng trưởng 18.3%/14.1% svck, với mức tăng trưởng tín dụng dự kiến đạt 19%/15%.
  • Tỷ lệ nợ xấu năm 2024 giảm đáng kể, tuy nhiên MBS dự tính tỷ lệ này năm 2025 tăng 37đcb svck do tình hình kinh tế còn nhiều biến động.
  • Duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN với giá mục tiêu 18,200 VNĐ/cổ phiếu.

Link tải full báo cáo:

https://mbs.com.vn/files/uploads/2025/05/TPB_BCCN_20250512.pdf

28.  TCB [ Tích cực – 31,800đ/cp] KQKD Q1/2025 giảm tốc – MBS

  • LNST trong Q1/2025 giảm tốc dự báo những thức thách sẽ đối mặt trong những quý tiếp theo.
  • MBS giữ nguyên khuyến nghị KHẢ QUAN đối với TCB với giá mục tiêu mới đạt 31,800 VND/cp. Mặc dù dự báo LNST 2025/2026 giảm đi, mức P/B cao hơn sử dụng cho giá trị sổ sách cuối năm 2025 bù đắp cho phần sụt giảm trên.

Link tải full báo cáo:

https://mbs.com.vn/files/uploads/2025/05/TCB_BCCN_20250509.pdf

29.  Báo cáo vĩ mô: Nhiều thách thức đang chờ đón – MBS

  • Hoạt động thương mại duy trì đà tăng trưởng trong T4. Tuy nhiên, bất ổn thuế quan đã làm ngành sản xuất suy giảm mạnh với chỉ số PMI chạm đáy 2 năm tại 45.6 điểm.
  • Áp lực tỷ giá vẫn kéo dài dù chỉ số DXY giảm mạnh. Đến cuối T4, tỷ giá neo ở mức 25,994 VND/USD (+2.1% so với đầu năm).
  • Lãi suất huy động vẫn trên đà giảm nhưng tốc độ đã chậm lại trong T4.

Link tải full báo cáo:

https://mbs.com.vn/files/uploads/2025/05/VietnamOutlook_20250514_TV.pdf

30.  Ngành dệt may: Chuẩn bị cho kết quả đàm phán –  MAS

  • MAS duy trì khuyến nghị Trung tính cho Ngành Dệt may Việt Nam trong bối cảnh các yếu tố vĩ mô tích cực và tiêu cực đan xen. Theo quan điểm của MAS, kết quả đàm phán Việt Nam-Hoa Kỳ, cho đến nay, chắc chắn là sự kiện quan trọng nhất để đánh giá triển vọng trung và dài hạn của ngành dệt may Việt Nam. Cuộc chiến thuế quan gần đây giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ và lệnh tạm dừng thuế quan trong 90 ngày đối với Việt Nam hiện là những động lực hỗ trợ chính cho ngành dệt may Việt Nam. Các bất ổn khác nhau nảy sinh giữa các đối thủ dệt may Việt Nam mang lại sự hỗ trợ nào đó cho ngành. MAS tin rằng mảng may mặc sẽ ghi nhận mức tăng trưởng cao trong Q2 trong khi nhu cầu sợi trong nước sẽ tăng dần để bù đắp cho nhu cầu thị trường Trung Quốc;
  • Mảng may mặc tăng tốc trong khi mảng sợi chậm lại: Trong 4T 2025, hai mảng chính của dệt may Việt Nam có diễn biến trái chiều. Sản phẩm dệt may có tốc độ tăng trưởng đáng kể về giá trị xuất khẩu, ở mức 12.8% CK. Đáng chú ý, vào T4 khi Chính phủ Hoa Kỳ công bố mức thuế mới đối với các đối tác thương mại, sản phẩm dệt may đã có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức trung bình từ đầu năm, ở mức 17.7% CK. Về khía cạnh thị phần, tính đến cuối T4, thị phần hàng may mặc của Việt Nam tại các thị trường chính tiếp tục duy trì ổn định: Hoa Kỳ (18.8%; 2024: 18.9%), Nhật Bản (18.7%; 2024: 17.9%), Hàn Quốc (30.4%; 2024: 29.2%). Nhìn chung, tại các thị trường chính, sản phẩm dệt may của Trung Quốc tiếp tục mất thị phần vào tay các đối thủ như Việt Nam và xu hướng này tăng tốc trong 4T 2025 khi căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ leo thang. Hơn nữa, việc giảm thị phần của các sản phẩm Trung Quốc tại Nhật Bản và Hàn Quốc cũng có thể là kết quả của việc tăng cường kiểm soát đối với các hoạt động lẩn tránh thuế của các công ty Trung Quốc trong bối cảnh các cuộc đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và các đối tác thương mại. Cùng với tăng trưởng xuất khẩu, sản xuất hàng may mặc trong nước duy trì mạnh mẽ khi IIP và chỉ số lao động duy trì tăng trưởng liên tục mà không có tháng nào thu hẹp từ đầu năm nay (sản xuất dệt may thường có một hoặc hai tháng thu hẹp trong Q1 do mùa thấp điểm và các kỳ nghỉ). Ngoài ra, nhập khẩu vải đầu vào duy trì mức tăng trưởng lành mạnh 8.5% CK (tương quan với tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu và sản xuất) trong 4T.

Link tải full báo cáo:

https://masvn.com/api/attachment/file/1747646109976-VietnamTextile_Neutral_MAS_20250519VN.pdf

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

———-Team LTBNM tổng hợp  ————-

Nhập mã “LTBNM” để được giảm giá 10% khi mua acc tại wichart.vn. Áp dụng cùng với các chương trình khuyến mại khác nếu có.

– Link room zalo miễn phí: https://zalo.me/g/xtdspd746
– Đăng kí dịch vụ tư vấn: https://langtubuonnuocmam.com/dich-vu

BÀI VIẾT LIÊN QUAN