Kính gửi các anh chị đầu tư!
Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 30/06 – 04/07/2025
- TNG [ Theo dõi – 19,100đ/cp] Bất định thuế quan Mỹ – FPTS.
- VCB [ Tích cực – 69,300đ/cp] Chính sách thuế quan ít ảnh hưởng đến tăng trưởng – VNDS.
- LCG [ MUA – 11,200đ/cp] Hạ tầng dẫn đường, lợi nhuận dẫn dắt – MAS.
- HCM [ Theo dõi – 23,700đ/cp ] Triển vọng 2025 – DSC..
- CTG [ Tích cực – 49,000đ/cp ] Hưởng lợi từ làn sóng đầu tư công – VNDS.
- SSI [ MUA – 29,000đ/cp ] Triển vọng 2025 – DSC..
- VTP [ Theo dõi – 122,600đ/cp ] Triển vọng 2025 – DSC..
- ANV [ MUA – 24,058đ/cp] TIỀM NĂNG TĂNG TRƯỞNG TỪ THỊ TRƯỜNG CHÂU MỸ VÀ EU – VCBS.
- ACV [ Tích cực – 120,600đ/cp] Kế hoạch 2025 thận trọng do rủi ro tỷ giá – VNDS.
- BMP [ Theo dõi – 143,500đ/cp] Triển vọng 2025 – DSC..
- VCB [ MUA – 66,000đ/cp ] Bứt phá kênh sideway down ngắn hạn, VCB để ngỏ khả năng phục hồi lên vùng đỉnh 3 tháng – FPTS.
- HVT [ MUA – 39,900đ/cp] Mảng xút là động lực tang trưởng chính, dư địa tiêu thụ xút nội địa lớn – FPTS
- PLC [ Tích cực – 31,200đ/cp ] Đầu tư công thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận 2025 – VNDS.
- DVP [ Theo dõi – 70,200đ/cp ] Duy trì ổn định nhờ tệp khách hang trung thành – FPTS.
- HSG [ Trung lập – 18,100đ/cp ] Thiếu động lực tăng trưởng mới – VNDS.
- VIP [ MUA – 15,400đ/cp]: Mở rộng công suất đội tàu là động lực tăng trưởng mảng vận tải – FPTS.
- Báo cáo vĩ mô: Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam Trước ‘Bức Tường Thuế’ 20% – PSI.
- Ngành điện: Điện năng tăng trưởng – MAS.
- Báo cáo vĩ mô: Mềm mại uyển chuyển – Bứt phá vươn mình – VCBS.
- Báo cáo vĩ mô: Việt Nam đạt thoả thuận thương mại với Mỹ – MAS.
- Báo cáo vĩ mô: Thỏa thuận thuế quan sơ bộ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam – MAS.
- Ngành cao su thiên nhiên: “ Vàng trắng” vẫn tỏa sang giữa những lớp bụi thuế quan – PHS.
Quý nhà đầu tư lưu ý
Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
1. TNG [ Theo dõi – 19,100đ/cp] Bất định thuế quan Mỹ – FPTS
- Triển vọng về thị trường EU (34% doanh thu năm 2024) tích cực trong cả 02 kịch bản thuế quan: Động lực tăng trưởng doanh thu và cải thiện biên lợi nhuận từ tăng cường hợp tác với khách hàng lớn Decathlon (90% doanh thu tại EU). (Chi tiết)
- Kết quả kinh doanh ngắn hạn 2025F khả quan nhờ khách hàng gia tăng hàng trong 1H2025: Trong cả 02 kịch bản thuế quan, doanh thu của TNG đều ghi nhận tăng trưởng nhẹ bởi khách hàng tại Mỹ thúc đẩy đơn hàng được giao trong 1H2025 bởi lo ngại về thuế quan. (Chi tiết)
- FPTS kỳ vọng TNG sẽ hoàn tất giải phóng mặt bằng CCN Sơn Cẩm trong trong năm 2027F và ghi nhận tổng lợi nhuận cho dự án ~290 tỷ đồng (~92% lợi nhuận sau thuế năm 2024) trong vòng 03 năm sau đó. (Chi tiết) Triển vọng về thị trường EU (34% doanh thu năm 2024) tích cực trong cả 02 kịch bản thuế quan: Động lực tăng trưởng doanh thu và cải thiện biên lợi nhuận từ tăng cường hợp tác với khách hàng lớn Decathlon (90% doanh thu tại EU). (Chi tiết)
Link tải full báo cáo:
2. VCB [ Tích cực – 69,300đ/cp] Chính sách thuế quan ít ảnh hưởng đến tăng trưởng – VNDS
- VNDS duy trì khuyến nghị Khả quan với tiềm năng tăng giá 22,2%, nhưng điều chỉnh giảm giá mục tiêu 0,4%.
- Nguyên nhân chính dẫn đến việc điều chỉnh giá mục tiêu là do VNDS giảm dự báo NIM và thu nhập ngoài lãi cho giai đoạn 2025–2026.
- Hệ số P/B hiện tại ở mức 2,5 lần đang chưa phản ánh đúng triển vọng của VCB với ROE dự phóng của VNDS cho năm 2025.
Link tải full báo cáo:
https://www.vndirect.com.vn/cmsupload/beta/VCB_BCCapnhat_20250630.pdf
3. LCG [ MUA – 11,200đ/cp] Hạ tầng dẫn đường, lợi nhuận dẫn dắt – MAS
- Quý 1/2025, doanh thu đạt 428,3 tỷ đồng (+37,8% YoY) và lãi ròng 20,3 tỷ đồng (+40% YoY). Mức tăng chủ yếu đến từ mảng xây dựng với 409,2 tỷ đồng (+43,4% YoY). Biên lợi nhuận gộp mảng xây dựng giảm từ 15,1% xuống 11,7% do giá vốn tăng nhanh (+49% YoY) hơn doanh thu (+43% YoY).
- Các dự án LCG hiện đang thực hiện chính: 1) Cao tốc Vân Phong – Nha Trang; 2) Cao tốc Hữu Nghị – Chi Lăng; 3) Vành đai 4 – Hưng Yên; 4) Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu; 5) Cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn; 6) Cao tốc QL45 – Nghi Sơn; 7) Dự án đường Tân Phúc – Võng Phan. Các dự án cao tốc và vành đai 4 đều là các tuyến nằm trong quy hoạch giao thông cấp quốc gia, thuộc chương trình đầu tư công trọng điểm của chính phủ. Tiến độ triển khai các dự án hạ tầng quốc gia được kỳ vọng sẽ được đẩy mạnh nhằm hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra.
- Triển vọng 2025, MAS dự báo doanh thu đạt 2.989 tỷ đồng (+6% YoY) và lãi ròng đạt 134 tỷ đồng (+10% YoY). Dựa trên khối lượng công việc đã ký từ 2024 được chuyển qua năm 2025, với các dự án trọng điểm như Vành đai 4 Hưng Yên, Tân Phúc – Võng Phan, Biên Hòa – Vũng Tàu và cao tốc Hữu Nghị – Chi Lăng, dự kiến đóng góp lớn vào doanh thu. Tổng giá trị hợp đồng chưa thực hiện (backlog) đã ký hơn 4.400 tỷ và ban lãnh đạo kỳ vọng sẽ sớm trúng thầu các dự án mới, nâng mức backlog ước đạt trên 5,000 tỷ đồng.
Link tải full báo cáo:
4. HCM [ Theo dõi – 23,700đ/cp ] Triển vọng 2025 – DSC
- Quan điểm ngành: Lợi nhuận từ margin và tự doanh bù đắp cho áp lực hoạt động môi giới Nhóm Chứng khoán sẽ tiếp tục đà tăng trưởng lợi nhuận với động lực quan trọng là sức tăng của dư nợ margin và hỗ trợ bởi hiệu suất hoạt động tự doanh. Sự phát triển của dịch vụ quản lý tài sản và tư vấn đầu tư, cùng với lãi từ cho vay sẽ giúp giảm áp lực cho hoạt động môi giới.
- Triển vọng TTCK đến từ (1) mặt bằng lãi suất thấp thu hút dòng tiền vào TTCK, (2) khối ngoại giảm tốc độ bán ròng và (3) triển vọng nâng hạng TTCK Việt Nam.
- Danh mục đầu tư của HSC được mở rộng với tốc độ nhanh trong các quý gần đây tuy nhiên vẫn giữ được độ an toàn cao. Danh mục cổ phiếu tập trung vào nhóm vốn hóa lớn kỳ vọng đóng góp tích cực với kịch bản VNIndex vượt mốc 1.400 điểm.
- HSC dự kiến sẽ tăng vốn điều lệ thêm tới 50% trong năm 2025. Việc tăng vốn sẽ giúp bổ sung vốn cho việc mở rộng danh mục tự doanh, đồng thời đây cũng là một yêu cầu cấp thiết để đáp ứng nhu cầu vốn vay margin đang rất nóng ở thời điểm hiện tạ.
Link tải full báo cáo:
5. CTG [ Tích cực – 49,000đ/cp ] Hưởng lợi từ làn sóng đầu tư công – VNDS
- VNDS nâng khuyến nghị từ Trung lập lên Khả quan với tiềm năng tăng giá là 18,5%, tương đương giá mục tiêu 49.000 đổng/cp.
- Giá mục tiêu phản ánh dự phóng tăng trưởng tín dụng cao hơn và BVPS cao hơn do VNDS chuyển định giá sang trung bình giai đoạn 2025-2026.
- P/B hiện tại của CTG ở mức 1,5x, cao hơn mức trung bình của ngành (1.3x) và danh mục theo dõi của VNDS (1,4x).
- VNDS cho rằng giá cổ phiếu đã phản ánh kỳ vọng tăng trưởng tín dụng tích cực, nhờ đầu tư công tăng.
Link tải full báo cáo:
https://www.vndirect.com.vn/cmsupload/beta/CTG_BCCapnhat_20250630.pdf
6. SSI [ MUA – 29,000đ/cp ] Triển vọng 2025 – DSC
- Sự sôi động của TTCK trong Quý đầu năm đã giúp SSI đạt được kết quả tương đối tích cực, trong đó doanh thu hoạt động và lợi nhuận trước thuế đạt lần lượt 2.159 tỷ (+9% YoY) và 1.047 tỷ (+11% YoY), hoàn thành 25% kế hoạch năm.
- Năm 2025, DSC ước tính SSI sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng nhờ (1) triển vọng TTCK hỗ trợ hoạt động cho vay margin và (2) tăng trưởng lợi nhuận tự doanh sau mở rộng danh mục. Lợi nhuận trước thuế theo đó ước tính đạt 4.255 tỷ (+19% YoY).
- Mức P/B mục tiêu cho cổ phiếu SSI năm 2025 là 2,0 lần, tương đương mức P/B TB 5 năm. Mức giá mục tiêu năm 2025 cho cổ phiếu SSI là 29.000 VND/cp.
Link tải full báo cáo:
7. VTP [ Theo dõi – 122,600đ/cp ] Triển vọng 2025 – DSC
- VTP đang chuyển đổi từ công ty chuyển phát sang doanh nghiệp logistics công nghệ, theo chiến lược trung và dài hạn đến 2029 với mục tiêu làm chủ công nghệ và xây dựng hạ tầng logistics xuyên biên giới. Trong năm 2025, dự án Công viên Logistics Lạng Sơn dự kiến đóng góp 4% vào LNST và sẽ tăng mạnh giai đoạn 2027–2029. Kết hợp với cửa khẩu thông minh, dự án sẽ hình thành chuỗi cung ứng khép kín, giúp rút ngắn 40% thời gian thông quan, nâng hiệu suất kho bãi 30% và giảm 25% chi phí quản lý kho.
- Triển vọng ngành thương mại điện tử tích cực đi cùng với cơ sở hạ tầng logistics phát triển sẽ là động lực tăng trưởng về dài hạn cho những doanh nghiệp e-logistics như VTP. Năm 2025, công ty đặt mục tiêu đạt 20% thị phần chuyển phát tại Việt Nam, tiến gần đến vị trị dẫn đầu ngành.
Link tải full báo cáo:
8. ANV [ MUA – 24,058đ/cp] TIỀM NĂNG TĂNG TRƯỞNG TỪ THỊ TRƯỜNG CHÂU MỸ VÀ EU – VCBS
- VCBS khuyến nghị MUA với mức giá mục tiêu là 24.058 đồng/cp, tương ứng P/E 11,5x trong bối cảnh thị trường xuất khẩu cá tra và cá rô phi gặp nhiều thuận lợi ở thị trường châu Mỹ và EU.
- Trong quý 1/2025, DTT và LNST của ANV đạt lần lượt là 1.106 tỷ VND (tăng 9% yoy) và 132 tỷ VND (tăng 676% yoy). Động lực tăng trưởng chính đến từ mảng xuất khẩu thủy sản sang Mexico và Brazil với trị giá xuất khẩu tăng lần lượt là 160% và 60%. LNST được cải thiện nhờ giá thức ăn cho cá giảm bình quân 12% yoy trong những tháng đầu năm.
Link tải full báo cáo:
9. ACV [ Tích cực – 120,600đ/cp] Kế hoạch 2025 thận trọng do rủi ro tỷ giá – VNDS
- Năm 2025, công ty đặt mục tiêu doanh thu đạt 22.239 tỷ đồng (+1,9% svck) và LNTT đạt 10.531 tỷ đồng (-17,2% svck).
- BLĐ ước tính doanh thu và LNTT 6T/25 lần lượt đạt khoảng 11.700 tỷ đồng (+5% svck) và 5.851 tỷ đồng (-23% svck).
Link tải full báo cáo:
https://www.vndirect.com.vn/cmsupload/beta/ACV_BCDHCD_20250701.pdf
10. BMP [ Theo dõi – 143,500đ/cp] Triển vọng 2025 – DSC
- Biên lợi nhuận của BMP tiếp tục duy trì ở mức nền cao do giá PVCđầu vào vẫn đang ở mức xấp xỉ 4700 CNY/T (-6% YoY), đây là mứcthấp kỷ lục trong 10 năm qua. Giá PVC tiếp tục được dự báo sẽ duy trìở mức độ thấp do: (1) Thị trường Bất động sản Trung Quốc vẫn chưahồi phục trong khi tổng công suất PVC tại trung quốc được dự báotăng từ 28,7 triệu tấn/năm hiện tại lên 31,5 triệu tấn/năm làm nguồncung tiếp tục dư thừa trong khi cầu không đáp ứng đủ, (2) Các chínhsách áp thuế chống bán phá giá của chính phủ Ấn Độ đối với mặthàng PVC Trung Quốc chuẩn bị có hiệu lực trở lại, đặc biệt là lệnhhoãn việc thực thi quy định kiểm soát chất lượng của Cục Tiêu chuẩnẤn Độ (BIS) đối với nhựa PVC nhập khẩu sẽ hết hạn vào 24/6/2025.
- Thị phần của BMP thuộc top đầu ngành nhựa, chiếm lĩnh hơn 50% thịtrường miền Nam, và thị phần mảng nhựa xây dựng đứng thứ hai cảnước (cập nhật cuối năm 2023). Trong quý 1/2025 đánh dấu xuhướng phục hồi sản lượng trong tháng 3 ở các nhóm ngành VLXDnhư xi măng, nhựa, điều này đến từ việc thị trường bất động sảnđang phục hồi rõ rệt (1) các dòng đầu tư lớn đang chảy vào thịtrường phía Nam (2) nguồn cung BĐS liên tục cải thiện. Cùng với đóchính phủ đang đẩy mạnh các dự án đầu tư công trong năm 2025,với vị thế sẵn có, DSC kỳ vọng sản lượng ống nhựa của BMP tiếp tụcgia tăng trong thời gian tới.
Link tải full báo cáo:
11. VCB [ MUA – 66,000đ/cp ] Bứt phá kênh sideway down ngắn hạn, VCB để ngỏ khả năng phục hồi lên vùng đỉnh 3 tháng – FPTS
- Trong bối cảnh đà tăng của thị trường đang được dẫn dắt luân phiên giữa các cổ phiếu vốn hoá lớn, cơ hội bứt phá đang rộng mở đối với VCB khi đây là 1 trong những mã Bluechip còn nhiều dư địa tăng giá.
- Về đồ thị của VCB, giai đoạn sideway down kéo dài 3 tháng ghi nhận diễn biến tích cực khi chứng kiến động lượng cải thiện rõ nét ở những phiên tăng giá. Đặc biệt tại phiên giao dịch ngày 01/07/2025, giá đã breakout khỏi biên trên của kênh giá với khối lượng lớn đạt trên 10 triệu đơn vị, xác nhận cho sự tham gia mạnh mẽ của dòng tiền, qua đó mở ra cơ hội cho một nhịp tăng mới.
Link tải full báo cáo:
12. HVT [ MUA – 39,900đ/cp] Mảng xút là động lực tang trưởng chính, dư địa tiêu thụ xút nội địa lớn – FPTS
- Mảng xút (chiếm 53,4% doanh thu năm 2024) – Động lực tăng trưởng cốt lõi của HVT từ nhu cầu tiêu thụ cao Trong bối cảnh nguồn cung xút nội địa mới đáp ứng 58,5% tổng nhu cầu thị trường, HVT có nhiều dư địa để gia tăng sản lượng và mở rộng thị phần. FPTS dự phóng doanh thu mảng xút năm 2025 đạt 818 tỷ đồng (+14,9% YoY), được thúc đẩy bởi: (1) Sản lượng tiêu thụ tăng trưởng 7-8%/năm trong giai đoạn 2025-2027 nhờ nhu cầu ổn định từ các ngành công nghiệp hạ nguồn như giấy, luyện nhôm, dệt may (chi tiết). (2) Giá bán xút năm 2025 dự kiến tăng 1 triệu đồng/tấn (+7,0% YoY) phản ánh nhu cầu cao của của các ngành công nghiệp hạ nguồn và ảnh hưởng tích cực từ giá xút Trung Quốc – nhân tố chi phối giá xút nội địa (chi tiết).
- Mảng clo – Tái cấu trúc để giải quyết bài toán dư cung. FPTS dự phóng doanh thu mảng PAC đạt 353 tỷ đồng (+4,4% YoY) từ nhu cầu xử lý nước ngày càng tăng trong bối cảnh đô thị hóa và mở rộng các ngành công nghiệp. Với các sản phẩm clo khác, HVT công bố về việc đang nghiên cứu và có kế hoạch thay thế axit HCl bằng sản phẩm clo mới có khả năng tiêu thụ clo cao hơn và giá bán cao hơn so với sản phẩm axit HCl vào cuối năm 2025. Đối với sản phẩm Vi-chlorine (bắt đầu kinh doanh từ 2024), HVT có kế hoạch nâng gấp đôi công suất sản xuất của sản phẩm này trong năm 2025 dựa trên kỳ vọng sản lượng bán hàng đầu ra tăng từ mở rộng quy mô nhân sự bán hàng.
Link tải full báo cáo:
13. PLC [ Tích cực – 31,200đ/cp ] Đầu tư công thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận 2025 – VNDS
- VNDS duy trì khuyến nghị Khả quan với tiềm năng tăng giá 25,3% và tỷ suất cổ tức 3,6%. VNDS đã nâng giá mục tiêu thêm 1,3% trong khi giá cổ phiếu đã giảm 3,5% kể từ báo cáo gần nhất.
- Giá mục tiêu cao hơn chủ yếu nhờ dự phóng EPS 2025 tăng.
- P/E trượt ở mức 35,1x cao hơn P/E bình quân 5 năm là 19,7x do EPS năm 2024 thấp, nhưng vẫn chưa phản ánh đầy đủ triển vọng lợi nhuận năm 2025 và vị thế dẫn đầu của doanh nghiệp trên thị trường nhựa đường.
Link tải full báo cáo:
https://www.vndirect.com.vn/cmsupload/beta/PLC_BCCapnhat_20250704.pdf
14. DVP [ Theo dõi – 70,200đ/cp ] Duy trì ổn định nhờ tệp khách hang trung thành – FPTS
- Sản lượng cảng Đình Vũ duy trì ổn định nhờ (1) Vị trí thuận lợi; (2) mối quan hệ hợp tác chiến lược với hãng tàu SITC chuyên vận tải tuyến nội Á với tần suất cao và (3) diện tích kho bãi lớn, giúp đảm bảo nguồn hàng đều đặn và giảm cạnh tranh với các cảng khác (chi tiết). Nhờ vậy, FPTS dự phóng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của DVP có mức tăng trưởng kép lần lượt đạt +0,6%/năm và +2,8%/năm (giai đoạn 2025F-2029F).
- Tài chính lành mạnh, dòng tiền ổn định giúp đảm bảo khả năng chi trả cổ tức. DVP có lịch sử chi trả cổ tức tiền mặt cao, trung bình 4.000-8.000 đồng/cp, tương đương tỷ lệ cổ tức/thị giá khoảng 9%-12%/năm. Dòng tiền hoạt động kinh doanh dồi dào và nhu cầu đầu tư tài sản cố định thấp (chủ yếu thay thế máy móc và thiết bị) giúp DVP duy trì khả năng trả cổ tức tiền mặt đều đặn qua các năm (chi tiết).
- Tài chính lành mạnh, dòng tiền ổn định giúp đảm bảo khả năng chi trả cổ tức. DVP có lịch sử chi trả cổ tức tiền mặt cao, trung bình 4.000-8.000 đồng/cp, tương đương tỷ lệ cổ tức/thị giá khoảng 9%-12%/năm. Dòng tiền hoạt động kinh doanh dồi dào và nhu cầu đầu tư tài sản cố định thấp (chủ yếu thay thế máy móc và thiết bị) giúp DVP duy trì khả năng trả cổ tức tiền mặt đều đặn qua các năm (chi tiết).
Link tải full báo cáo:
15. HSG [ Trung lập – 18,100đ/cp ] Thiếu động lực tăng trưởng mới – VNDS
- VNDS giữ khuyến nghị trung lập đối với HSG với tiềm năng tăng giá 8%. VNDS điều chỉnh tăng giá mục tiêu lên 18.100 đồng/cp, trong khi giá cổ phiếu đã tăng 22% kể từ báo cáo gần nhất.
- VNDS điều chỉnh giảm dự phóng lợi nhuận năm 2025–2026 lần lượt 37%/11%, xuống còn 926 tỷ đồng và 1.012 tỷ đồng, tương ứng tăng 62%/9% svck, chủ yếu do biên EBITDA dự kiến cao hơn.
- Xét theo P/B, với ROE dự phóng duy trì thấp quanh mức 8% cho 2025/2026, cổ phiếu HSG đang giao dịch ở mức P/B 0,8x, mà theo quan điểm của VNDS là chưa đủ hấp dẫn.
Link tải full báo cáo:
https://www.vndirect.com.vn/cmsupload/beta/HSG_NKG_BCCapnhat_20250704.pdf
16. VIP [ MUA – 15,400đ/cp]: Mở rộng công suất đội tàu là động lực tăng trưởng mảng vận tải – FPTS
- Năm 2025, FPTS dự phóng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của VIP lần lượt đạt 541,9 tỷ đồng (-5% YoY & 94,1% KH2025) và 76,3 tỷ đồng (-18% YoY & 87,5% KH2025) do: Dự báo giá cước giảm 5,5% YoY do nguồn cung đội tàu thế giới vượt nhu cầu. Chi phí khấu hao tăng 17% YoY do hoàn thành đầu tư tàu mới và đưa vào hoạt động cuối năm.
- Giai đoạn 2025 – 2028, doanh thu kỳ vọng tăng trưởng CAGR bằng 9,7%/năm, biên lợi nhuận gộp trung bình đạt 25,1% (+6,6 đpt so với giai đoạn 2019 – 2024). Động lực tăng trưởng đến từ các triển vọng sau đây. Theo dự báo của Bộ Công Thương, giai đoạn 2025 – 2030, tốc độ tăng trưởng tiêu thụ xăng dầu Việt Nam đạt 4,0 – 4,5%/năm, cao hơn mức tăng trưởng 1,7%/năm của nguồn cung nội địa. Qua đó, VIP có cơ sở để hưởng lợi từ tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu nhập khẩu nhờ nguồn hàng đảm bảo bởi công ty mẹ, cùng mức giá cước duy trì ổn định. Việc hoàn tất đầu tư đội tàu vào cuối năm 2025 sẽ giúp công suất vận tải của VIP đạt 200.727 DWT, tăng 33,2% so với công suất hiện tại, tạo dư địa tăng trưởng cho mảng vận tải.
Link tải full báo cáo:
17. Báo cáo vĩ mô: Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam Trước ‘Bức Tường Thuế’ 20% – PSI
- Nhìn chung, PSI cho rằng tình hình vẫn còn thách thức nhưng nằm trong ngưỡng có thể kiểm soát khi mức thuế này không quá thuận lợi cũng không quá tồi tệ. Mặc dù cao hơn mức hiện tại là 10%, nhưng vẫn thấp hơn đáng kể so với mức 46% trước đó. Điều này cho thấy Việt Nam đã tránh được kịch bản xấu nhất. Tuy nhiên, (1) Mức thuế 20% sẽ được áp dụng cho tất cả hàng hóa “Sản xuất tại Việt Nam”, hay sau này sẽ có sự phân biệt và mức trung bình là 20% cho Việt Nam; (2) Mức thuế 20% sẽ là tổng cộng hay bổ sung trên các mức thuế hiện hành; (3) Thế nào được định nghĩa là “transshipment“ và bao nhiêu phần trăm giá trị từ nước thứ 3 sẽ bị đánh giá là “transshipment”. Do đó, PSI nhận thấy việc thỏa thuận 20% của Việt Nam có phải là kết quả tương đối tốt hay không vẫn còn là một dấu hỏi, và sẽ cần thêm thông tin chi tiết hơn để đánh giá cụ thể hơn.
Link tải full báo cáo:
18. Ngành điện: Điện năng tăng trưởng – MAS
- Theo EVN, quy mô hệ thống điện Việt Nam đang đứng đầu khu vực ASEAN về công suất nguồn điện và đứng thứ 22 trên thế giới. Tổng vốn đầu tư phát triển nguồn điện và lưới điện giai đoan 2026 – 2030 dự kiến đạt 136,3 tỷ USD.
- Lũy kế 4 tháng năm 2025, hệ thống điện huy động 98,9 tỷ kWh, tăng 2,8% so với cùng kỳ. Trong đó, nhiệt điện than chiếm tỷ trọng lớn nhất (57,2%) do ảnh hưởng của El Nino khiến thủy điện (18,7%) chủ động tích nước chuẩn bị cho mùa khô. Các nguồn khác bao gồm: tua bin khí (6,9%), năng lượng tái tạo (15,3% – điện mặt trời 9,3 tỷ kWh, điện gió 5,4 tỷ kWh), và điện nhập khẩu (1,7%).
- Năm 2025, Bộ Công Thương đặt kịch bản cơ sở tăng trưởng tiêu thụ điện đạt mức khá cao 11-13%. Đây là mức cao hơn so với kịch bản cao trong QHĐ8 là 9,8%. Tuy nhiên, nguồn cung điện dự báo chỉ tăng khoảng 7,8% so với năm 2024.
- Các dự án lớn được đưa vào vận hành bổ sung vào nguồn cung năm 2024: Nhiệt điện BOT Vân Phong 1 (1.320 MW), Thủy điện Laly mở rộng (360MW).
Link tải full báo cáo:
19. Báo cáo vĩ mô: Mềm mại uyển chuyển – Bứt phá vươn mình – VCBS
- Kể từ đầu năm 2025, Vnindex vẫn đang giao dịch ở mức P/E 13.3x, khá thấp so với bình quân khu vực (~15x) và bình quân 5 năm (~14.4x).
- Như dự đoán trong Báo cáo triển vọng 2025 từ đầu năm của VCBS, Vnindex sau khi về giao dịch tại khu vực P/E dưới 1 độ lệch chuẩn so với bình quân 5 năm (5Y avg – 1stdv), đã hồi phục trở lại và tiếp tục hướng về vùng kháng cự tại 5Y avg (~14.4x), tương đương với Vnindex tại 1647 (với dự báo tăng trưởng EPS 12%).
- Vnindex đang giao dịch quanh vùng 5Y – 1stdv của P/B. Mốc P/B này đang thể hiện rõ là vùng hỗ trợ khá cứng cho P/B của Index.
Link tải full báo cáo:
20. Báo cáo vĩ mô: Việt Nam đạt thoả thuận thương mại với Mỹ – MAS
- Ngày 2/7/2025, Tổng thống Donal Trump cho biết ông đã đạt được thoả thuận thương mại với Việt Nam: Mỹ sẽ áp thuế 20% đối với hàng xuất khẩu từ Việt Nam và 40% đối với hàng hoá trung chuyển (transshipping); trong khi đó Việt Nam sẽ cắt giảm toàn bộ thuế nhập khẩu với hàng hoá từ Mỹ xuống 0%.
- KBSV cho rằng mức thuế đối ứng 20% được đánh giá cao hơn so với mức “đồn đoán” của thị trường trong những ngày qua, nhưng đây vẫn được coi là một kịch bản chấp nhận được khi (1) mức thuế mới thấp hơn đáng kể từ mức 46% trước đó; (2) Việt Nam là một trong 3 nước đạt thoả thuận sớm với Mỹ. Tuy nhiên, những thông tin về thuế suất hiện tại mới chỉ là “khung sơ bộ”, nhiều chi tiết quan trọng vẫn chưa được thống nhất, đặc biệt là tiêu chí xác định hàng hóa “trung chuyển” (transshipping) và thuế cho các măt hàng cụ thể. Trên cơ sở đó, KBSV sẽ tạm chia cách hiểu về mức thuế mới này theo 2 kịch bản.
Link tải full báo cáo:
21. Báo cáo vĩ mô: Thỏa thuận thuế quan sơ bộ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam – MAS
- Mức thuế đối ứng 20% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam được xem là thành công ban đầu khi đưa ra kịch bản cơ sở cho quá trình đàm phán về các yếu tố kỹ thuật trong tương lai và đồng thời ổn định tâm lý đối với hoạt động sản xuất nội địa. Mức thuế cơ sở này giúp bảo toàn lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong chiến lược “Trung Quốc +1” khi mức thuế nhập khẩu hiệu dụng (effective tariff rate) mà Hoa Kỳ đang áp dụng cho Trung Quốc là khoảng 41,4% theo Fitch Ratings (cập nhật ngày 27/06/2025). Tuy nhiên, MAS cho rằng vẫn còn tương đối sớm để kết luận rằng mức thuế này thực sự mang lại lợi thế cạnh tranh bền vững và dài hạn khi so sánh với các quốc gia trong khu vực như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, và Bangladesh khi quá trình đàm phán vẫn còn đang diễn ra.
- Cách xác định hàng hóa chuyển tải được cho là tương đối phức tạp và kết quả đánh giá sẽ được kết luận bởi Cục Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) dựa trên cơ sở đánh giá về tiêu chí chuyển đổi cơ bản (substantial transformation). Trong đó, doanh nghiệp sản xuất nội địa sẽ cần chuẩn bị kỹ càng về hồ sơ cũng như thông tin chi tiết về toàn bộ chuỗi cung ứng nhằm giải trình và phản biện trước các quyết định về áp thuế đối với hàng hóa chuyển tải. Dù vậy, nghiên cứu đến từ John M. Peterson (2023) đã đề cập đến việc áp dụng tiêu chí chuyển đổi cơ bản của CBP trong việc xác định quy tắc xuất xứ đang dần thiếu nhất quán, dẫn đến nhiều tranh chấp và thách thức đối với doanh nghiệp. Do đó, bằng cách không đưa ra một quy tắc rõ ràng, minh bạch (bright-line rule), Hoa Kỳ duy trì quyền tùy quyết cho các cơ quan hành pháp và thực thi của mình với sự bất định này đóng vai trò như một đòn bẩy, đảm bảo rằng các doanh nghiệp Việt Nam phải luôn thận trọng và tuân thủ các mục tiêu chiến lược của Hoa Kỳ, ngay cả sau khi thỏa thuận đã chính thức có hiệu lực.
- Thỏa thuận hiện tại chưa đề cập đến các hàng rào phi thuế quan (NTBs) mà Hoa Kỳ cáo buộc Việt Nam đang áp đặt lên hàng hóa nhập khẩu của Mỹ. Trên thực tế, Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) đã chỉ ra các hàng rào phi thuế quan này, cùng với mức thuế suất Tối huệ quốc (MFN) mà Việt Nam áp dụng, là yếu tố chính làm suy giảm năng lực cạnh tranh của hàng hóa Mỹ tại thị trường Việt Nam. Vì vậy, MAS sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tiến trình đàm phán giữa Việt Nam và Hoa Kỳ về các vấn đề phi thuế quan này để có một góc nhìn toàn diện hơn về thỏa thuận thương mại dự kiến được ký kết trong thời gian tới.
Link tải full báo cáo:
22. Ngành cao su thiên nhiên: “ Vàng trắng” vẫn tỏa sang giữa những lớp bụi thuế quan – PHS
- Thị trường dường như đang đánh giá chưa thực sự khách quan về giá bán cao su tại Việt Nam và các tác động của thuế quan trong khi thực tế có thể không quá tiêu cực: (i) Cao su thiên nhiên nằm ngoài danh mục thuế đối ứng từ Mỹ; (ii) tình hình sản xuất các sản phẩm cao su (lốp xe) tại Việt Nam vẫn tăng trưởng 02 chữ số đảm bảo cho nhu cầu tiêu thụ trong nước (iii) Giá bán cao su loại SVR10 trong quý 2 ước tính tiếp tục tăng trưởng 8% YoY, khả năng duy trì 1.8 USD/kg đến hết 3Q25.
- Nhu cầu tiêu thụ cao su toàn cầu vẫn sẽ được duy trì ổn định từ lĩnh vực lốp xe, dẫn dắt chính từ phân khúc lốp xe thay thế (sản phẩm tiêu dùng thường xuyên), khi (i) 75% – 85% sản lượng tiêu thụ lốp xe hàng năm toàn cầu và các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Châu Âu đến từ phân khúc lốp xe thay thế; (ii) Nhu cầu đi lại tại các thị trường lớn đã quay trở về mức trước COVID-19 và được dự báo tiếp tục quỹ đạo tăng trưởng.
- Ngành công nghiệp cao su nội địa tại Việt Nam đang được mở ra nhiều cơ hội hơn, phần lớn đến từ sự chuyển dịch của các nhà máy lốp xe nước ngoài từ các cuộc chiến thuế quan trước đó, củng cố nhu cầu tiêu thụ cao su trong nước và phần nào đảm bảo giá bán và tiêu thụ đầu ra cho các doanh nghiệp cao su nội địa. Đối với cuộc chiến thuế quan lần này bao gồm (i) Mỹ áp dụng thuế sắc 232 với 25% ngành công nghiệp ô tô; (ii) Châu Âu sẽ có thể đánh thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm lốp xe từ Trung Quốc từ 2026; PHS đánh giá rằng sự chuyển dịch sẽ tiếp tục diễn ra khi Việt Nam sở hữu lợi thế về chi phí sản xuất.
Link tải full báo cáo:
https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/438907072025091359.pdf
Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
———-Team LTBNM tổng hợp ————-
Nhập mã “LTBNM” để được giảm giá 10% khi mua acc tại wichart.vn. Áp dụng cùng với các chương trình khuyến mại khác nếu có.
– Link room zalo miễn phí: https://zalo.me/g/xtdspd746
– Đăng kí dịch vụ tư vấn: https://langtubuonnuocmam.com/dich-vu