Ngành bank đang cho thấy nhiều dấu hiệu tích cực cả về vĩ mô và hành động giá cổ phiếu trong các phiên gần đây. Với việc NQ42 sẽ sớm được áp dụng sẽ là động lực lớn cho các ngân hàng và ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng đi phân tích cổ phiếu ACB để xem cổ phiếu đang ở trạng thái như thế nào trước giai đoạn quan trọng phía trước.
I. Kết quả kinh doanh
ACB kết thúc Q1-2025 với kết quả kinh doanh có phần đi xuống dần so với giai đoạn trước, cụ thể tổng thu nhập thuần Q1-2025 đạt 7,915 tỷ đồng, giảm 3.1% yoy. Lợi nhuận trước thuế đạt 4,597 tỷ đồng, giảm 6.1% yoy. (Hình 1)
Nguyên nhân khiến cho kết quả kinh doanh của ACB có phần đi ngang và giảm nhẹ trong các quý gần đây tới từ 2 yếu tố chính:
- Một là do NIM của ngân hàng liên tục suy giảm từ cuối 2023 cho tới nay khi đã giảm từ 4.35% xuống chỉ còn 3.46%.
- Hai là tăng trưởng tín dụng của ACB kém khi chỉ tăng 3.1% trong Q1-2025, thấp hơn cả trung bình ngành và cũng thấp hơn so với cùng kỳ 2024.
Hệ quả là thu nhập lãi thuần của ACB cũng suy giảm 5.4% yoy và cũng là quý thứ 3 sụt giảm về thu nhập lãi thuần sau khi tạo đỉnh vào Q2-2024. Với ngân hàng việc sụt giảm thu nhập lãi thuần là rất báo động vì hàng năm tăng trưởng tín dụng vẫn luôn ở mức trên 15% mà lợi nhuận lại không thể tăng được chứng tỏ hiệu suất kinh doanh sụt giảm lớn hơn cả tăng trưởng tín dụng đạt được. (Hình 2)
Các mảng kinh doanh ngoài lãi của ACB tăng trưởng khá tốt trong Q1 như dịch vụ tăng 17.1% yoy, mảng kinh doanh ngoại hối tăng 103.9% và mảng thu nhập khác tăng 192% yoy. Tuy nhiên do tỉ trọng không cao nên tác động của mảng kinh doanh ngoài lãi tới kết quả kinh doanh chung của ngân hàng. Cụ thể tổng các mảng kinh doanh ngoài lãi chỉ chiếm 19.6%. Còn mảng tín dụng đóng góp 80.4% tỉ trọng vào lợi nhuận của ngân hàng.
II. Bức tranh tài chính và mảng tín dụng
1. Mảng tín dụng
Mảng tín dụng của ACB đóng góp tỉ trọng 80.4% vào tổng thu nhập thuần của ACB, tuy nhiên mảng đang có phần hoạt động không tốt trong thời gian qua đến từ một số vấn đề sau:
- Tăng trưởng tín dụng vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi trong cả Q1-2025 tăng trưởng chỉ đạt 3.1%, thấp hơn so với tăng trưởng tín dụng toàn ngành. Chúng tôi cho rằng nguyên nhân đến từ 2 lý do sau: 1 là do Q4-2024 ACB có phần đẩy mạnh tín dụng để chốt năm 2024 tăng trưởng tín dụng đạt mức cao 19.1% và Q1-2025 phải làm biện pháp nghiệp vụ đáo hạn lại nên tăng trưởng trong Q1 đạt mức thấp. 2 là Q1 không phải thời điểm cao điểm giải ngân của ACB trong lịch sử các năm gần đây nên khả năng các quý sau mức tăng trưởng tín dụng sẽ có phần tốt hơn. (Hình 3)
- Cho vay BDS của ACB tập trung nhiều ở khu vực miền nam và trong năm 2024 cũng như đầu 2025 BDS khu vực này có vẻ trầm lắng hơn khá nhiều so với khu vực miền bắc dẫn tới tình trạng giải ngân vốn cho vay BĐS của ACB chậm hơn.
- NIM của ACB giảm khá mạnh trong gần 2 năm qua khi giảm từ mức đỉnh 4.38% tại Q1-2023 xuống chỉ còn 3.46% vào Q1-2025. Hiện đà suy giảm của NIM chưa có dấu hiệu đảo chiều tăng lại nhưng chúng tôi kỳ vọng sẽ có thể duy trì đi ngang trong các quý tới nhờ việc lãi suất huy động được duy trì ở mức thấp hỗ trợ phần nào cho chi phí đầu vào của ngân hàng.
- Tệp khách hàng cho vay của ACB chủ yếu là nhóm khách hàng cá nhân, SME. Nhóm khách hàng này hiện đang gặp nhiều khó khăn khi trong thời gian gần đây nhà nước tiến hành thanh kiểm tra rất gắt gao về các vấn đề như nguồn gốc xuất sứ, truy thu thuế khiến nhiều tiểu thương phải dừng hoạt động, chuyển hướng kinh doanh dẫn đến nhu cầu vay vốn giảm, thậm chí đối mặt rủi ro phát sinh và hình thành nhiều nợ xấu trong tương lai nếu các hoạt động thanh kiểm tra vẫn duy trì.
Về chi phí đầu vào, ACB hiện cũng đang quản lý khá tốt các yếu tố trên khi COF và CIR đều đang duy trì xu hướng giảm cũng như đi ngang trong thời gian qua. Tuy nhiên theo chúng tôi dư địa giảm là không còn nhiều và khả năng sẽ là đi ngang trong giai đoạn tới. (Hình 4)
Như vậy trong các quý tới động lực chính với mảng tín dụng sẽ nằm ở tăng trưởng tín dụng. Chúng tôi cho rằng sau quý 1 có phần “ sổ sách” hóa để bù lại phần tăng trưởng tín dụng mạnh cuối 2024 thì các quý tới tăng trưởng tín dụng của ACB sẽ tốt hơn với động lực chính sẽ đến từ nhóm khách hàng bán lẻ và BDS với kỳ vọng khu vực phía nam sẽ sôi động hơn sau hoạt động sát nhập tỉnh vào đầu Q3 vừa qua.
2. Bức tranh tài chính
ACB trước nay vẫn luôn thuộc top những ngân hàng tư nhân có nền tảng tài chính tốt nhất nên nếu nhìn về cơ bản thì bức tranh tài chính của ACB vẫn là rất ổn khi so với các ngân hàng khác trong ngành ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên nếu nhìn hiện tại so với chính ACB trong quá khứ cũng như vị thế của ngân hàng thì bức tranh tài chính trong vài năm gần đây của ngân hàng đang có xu hướng kém đi và chưa thấy có dấu hiệu tốt dần trở lại, ít nhất là cho tới Q1-2025.
Cụ thể nợ xấu và tỉ lệ nợ xấu của ACB cuối Q1-2025 lần lượt là 8,844 tỷ đồng và 1.48%. Mức tỉ lệ nợ xấu này đã đi ngang liên tục trong 5 quý gần đây và chưa có dấu hiệu giảm xuống. Tuy so với trong ngành thì đây là mức hoàn toàn an toàn và tích cực nhưng cần biết các năm trước tỉ lệ nợ xấu của ACB chỉ dao động ở quanh vùng 0.7-0.9%. (Hình 5)
Bóc tách nợ xấu của ngân hàng theo từng nhóm nợ cũng thấy nợ xấu chủ yếu nằm tại nợ nhóm 5 – nhóm có nguy cơ mất vốn. Nợ nhóm này cũng liên tục tăng trong các quý qua phần nào gây áp lực lên ngân hàng về trích lập nợ xấu. Ngoài ra nợ nhóm 2 – nhóm có nguy cơ hình thành nợ xấu trong tương lai cũng có xu hướng tăng trở lại trong Q1-2025 sau khi thông tư 02 hết hạn vào cuối 2024. (Hình 6)
Tuy áp lực trích lập nợ xấu gia tăng khi nợ xấu đa phần là nợ nhóm 5 (nhóm phải trích lập 100%) nhưng hiện bộ đệm dự phòng của ngân hàng là khá mỏng khi tỉ lệ bao phủ nợ xấu chỉ ở mức 72% vào cuối Q1-2025. Trước đó do ACB không gia tăng nhiều trích lập trong giai đoạn 2023 tới nay trong khi nợ xấu tăng lên nhiều đã khiến cho tỉ lệ bao phủ nợ xấu của ngân hàng giảm khá mạnh từ vùng 200% cuối 2021 xuống chỉ còn 72% vào Q1-2025. (Hình 7)
Điều này sẽ đặt áp lực lớn lên ACB trong thời gian tới khi mà bộ đệm dự phòng đã cạn trong khi tỉ lệ nợ xấu chưa có dấu hiệu giảm nhiệt và điều này sẽ khiến ACB gần như chắc chắn phải gia tăng trích lập trong giai đoạn các quý tới. Cùng lắm ngân hàng cũng chỉ có thể duy trì trích lập đi ngang trong năm 2025 để hỗ trợ lợi nhuận.
Với việc NQ42 sẽ được đưa vào áp dụng chính thức sẽ phần nào giúp ngân hàng bớt áp lực hơn trong quá trình xử lý nợ xấu của mình nhưng cũng không thể thay đổi xu hướng sẽ phải tăng trích lập trong các năm tới đề làm dày lại bộ đệm của mình.
III. Tổng kết và định giá
Như vậy có thể thấy ACB đang phải đối mặt với khá nhiều bài toán và khó khăn phía trước khi NIM suy giảm, tăng trưởng tín dụng còn yếu trong khi bức tranh tài chính cũng không được tích cực, thậm chí ngân hàng sẽ phải tăng cường trích lập trong các năm tới và làm ảnh hưởng tới lợi nhuận. Điều này sẽ khiến ACB khó có thể bứt phá được về lợi nhuận trong các năm tới theo xu hướng chung của ngành.
Vì vậy với những phân tích ở trên chúng tôi không đánh giá cao tiềm năng của ACB trong giai đoạn tới dù cho NQ42 sẽ giúp toàn ngành bank đều được lợi nhưng chúng ta nên tìm các cơ hội ở những ngân hàng có chuyển biến tích cực hơn. Về định giá hiện ACB đang giao dịch tại vùng giá 22.x tương ứng mức P/B khoảng gần 1.2 lần. Đây là mức định giá khá rẻ so với lịch sử công ty nhưng cũng là hợp lý với hiện tại và tiềm năng của ngân hàng trong thời gian tới. Định giá cho giai đoạn tới chúng tôi cho rằng với việc NQ42 được đưa vào áp dụng thì ACB sẽ được hưởng lợi phần nào và với định giá đã hợp lý thì cổ phiếu sẽ tăng thêm được nhờ kỳ vọng NQ42 và có thể sẽ lên vùng 24-25k/cp. Và ACB không phải là cổ phiếu chúng tôi đánh giá cao trong ngành bank.
– Link room zalo miễn phí: https://zalo.me/g/xtdspd746
– Đăng kí dịch vụ tư vấn: https://langtubuonnuocmam.com/dich-vu
———-Team LTBNM tổng hợp và phân tích ————-
Nhập mã “LTBNM” để được giảm giá 10% khi mua acc tại wichart.vn. Áp dụng cùng với các chương trình khuyến mại khác nếu có.