TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 15/6-20/6/2020

Lượt xem: 1268 | Ngày đăng: 25/06/2020 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Bên cạnh các báo cáo từ phía team thì nhiều quý nhà đầu tư có nhu cầu tham khảo thêm các quan điểm từ bộ phận nghiên cứu của các công ty chứng khoán. Nhận thấy nhu cầu đó, team triển khai bản tin tổng hợp lại các báo cáo này cho quý anh chị.

Quý nhà đầu tư lưu ý:

  • Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

Trong tuần vừa qua từ 15/6-20/6 có các báo cáo đáng chú ý từ phía các công ty chứng khoán:

+ EVFTA – động lực phục hồi hậu covid (VNDIRECT) – Ngày 16/06/2020

+ Báo cáo kinh tế vĩ mô VN (The WorldBank Group)-Ngày 16/06/2020

+ Cập nhật tình hình vĩ mô nguồn VNDS (ghi tên cty)- Ngày 16/06/2020

+ Kiến nghị khả quan với PPC (VNDIRECT)- Ngày 16/06/2020

+ Cập nhật ĐHCĐ MWG (AGRS) – Ngày 16/06/2020

+ Cập nhật ĐHCĐ PNJ (ACBS) – Ngày 16/06/2020

+ Báo cáo cập nhật cổ phiếu VSC (Mirae) – Ngày 16/06/2020

+ Báo cáo Vinhomes (CSI) – Ngày 16/06/2020

+ Báo cáo khuyển nghị HT1 (BVSC) _ Ngày 19/06/2020

+ Báo cáo khuyến nghị tích cực với ACB, TCB và VCB (PHS)- Ngày 19/06/2020

  1. EVFTA – động lực phục hồi hậu covid (VNDIRECT)- Ngày phát hành 16/06/2020

Ngày 8 tháng 6 năm 2020, Quốc hội Việt Nam đã bỏ phiếu và chính thức thông qua hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa Việt Nam với Liên minh Châu Âu (EU).

EVFTA mang lại nhiều lợi thế cho hàng xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường EU, EU cam kết xóa bỏ 85,6% số dòng thuế đối với hàng hóa Việt Nam, tương ứng với 70,3% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Hiện tại, chỉ có hơn 42% giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU được hưởng thuế suất 0% theo Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Trong vòng 7 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, EU cam kết xóa bỏ 99,2% các dòng thuế, tương đương 99,7% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Đối với các mặt hàng còn lại, EU cam kết cung cấp cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu bằng 0%. EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau Mỹ trong năm 2019. Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và EU (28 nước, bao gồm cả Vương quốc Anh) đạt 56,4 tỷ USD trong năm 2019, chiếm gần 11% tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Trong đó, tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang EU trong năm 2019 đạt 41,5 tỷ USD, chiếm 15,7% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu từ EU về Việt Nam đạt 14,9 tỷ USD, chiếm 5,9% tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Việc giảm thuế đối với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn so với các đối thủ khác như Trung Quốc và các nước ASEAN. Cụ thể, giày dép của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU sẽ được hưởng thuế suất thấp hơn 3,5-4,2% so với hàng từ Trung Quốc khi khi thuế suất giảm về 0% sau 3-7 năm. Đặc biệt, Việt Nam là quốc gia thứ hai ở Đông Nam Á sau Singapore có hiệp định thương mại tự do với EU.

Các ngành được hưởng lợi theo phân tích của VND bao gồm:

Thủy sản, Điện thoại, dệt may, cafe, cảng biển, KCN, Giày dép, đồ gỗ

Ngược lợi 1 số ngành sẽ chịu áp lực là dược phẩm, sữa, chăn nuôi.

Link tải báo cáo full:

https://i.ndh.vn/attachment/2020/06/11/BCChuyende-EVFTA-20200608-1591885604.pdf

  1. Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam (WorldBank Group) -Ngày 16/06/2020

Các hoạt động kinh tế trong nước khởi sắc trở lại, nhưng tài khoản kinh tế đối ngoại và ngân sách yếu đi

  • Trong tháng 5, doanh số bán lẻ và hoạt động chế tạo chế biến trong nước đã có dấu hiệu hồi phục, tăng khoảng 10% so với tháng 4 nhưng vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.
  • Sức cầu ngoài nước yếu đi, thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu và dòng vốn FDI giảm nhẹ (so cùng kỳ năm trước).
  • Ở mức khoảng 10% (so cùng kỳ năm trước), tăng trưởng tín dụng trong nền kinh tế hiện đã cao hơn khoảng ba lần so với tăng trưởng GDP trong bốn tháng đầu năm 2020, theo chủ trương nới lỏng chính sách tiền tệ từng bước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  • Trong tháng 4, thu ngân sách của Chính phủ mới chỉ đạt khoảng 65% so với cùng kỳ năm trước, do tăng trưởng kinh tế chững lại và các biện pháp giãn giảm thuế mới ban hành.
  • Đến đầu tháng 7, các cơ quan có thẩm quyền sẽ công bố các số liệu quan trọng về GDP cho quý hai và 6 tháng đầu năm 2020.

Link tải báo cáo full:

http://images1.cafef.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/Vimo_160620_WB.pdf

  1. Cập nhật tình hình vĩ mô ( Vndirect)-Ngày phát hành 16/06/2020

Tình hình vĩ mô tháng 5 sau thời gian giãn cách xã hội được VNDS cập nhật những thông tin đáng chú ý như sau:

  • Ngành dịch vụ có dấu hiệu phục hồi trong tháng 5

Ngành dịch vụ ghi nhận sự phục hồi trong tháng 5 sau khi chính phủ nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội từ ngày 23/4. Theo Tổng cục Thống kê (GSO), tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tháng 5/2020 tăng 26,9% sv tháng trước lên mức 384.817 tỷ đồng, tuy nhiên vẫn giảm 4,8% sv cùng kỳ năm trước. Du lịch là ngành bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi COVID 19, đã tăng mạnh 782,4% sv tháng trước sau khi Chính phủ cho phép mở cửa trở lại ngành du lịch nội địa

  • Ngành công nghiệp phục hồi khiêm tốn

Theo Tổng cục thống kê, chỉ số sản xuất công nghiệp của Việt Nam (IIP) trong tháng 5/2020 tăng 11,2% sv tháng trước nhưng giảm 3,1% sv cùng kì năm 2019. Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam trong tháng 5/2020 đã tăng lên 42,7 điểm từ mức thấp kỷ lục là 32,7 điểm trong tháng trước (lưu ý rằng PMI thấp hơn 50 điểm cho thấy sự sụt giảm trong lĩnh vực sản xuất). Sự phục hồi tương đối chậm của ngành công nghiệp chủ yếu là do cầu từ các thị trường bên ngoài còn yếu trong bối cảnh nhiều nước vẫn còn duy trì giãn cách xã hội để ngăn chặn dịch COVID-19.

  • Lạm phát tiếp tục xu hướng giảm, tháng 5 giảm 0,03% sv tháng 4 và tăng 2,4% sv cùng kỳ 2019
  • Lãi suất liên ngân hàng qua đêm về mức thấp nhất kể từ tháng 10/2016

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) đã bơm ròng gần 120.000 tỷ đồng vào hệ thống thông qua nghiệp vụ thị trường mở (OMO) trong tháng 5. Trong khi đó, nhu cầu tín dụng của nền kinh tế duy trì ở mức thấp khi dữ liệu của SBV cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng nửa đầu tháng 5 thấp hơn sv thời điểm cuối tháng 4. Điều đó dẫn đến dư thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng và khiến lãi suất vay qua đêm cuối tháng 5 về mức 0,3%, mức thấp nhất kể từ tháng 10/2016.

  • Giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP năm 2020 ở mức 4,5%

Link tải báo cáo full:

http://images1.cafef.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/Vimo_090620_VNDS.pdf

  1. CTCP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI (PPC) – CẬP NHẬT (VNDIRECT-ngày 16/06/2020):

VND phát hành báo cáo cập nhật về PPC với kiến nghị khả quan, luận điểm được đưa ra nhờ vào sản lượng điện 2020 ổn định nhờ huy động cao :

▪ Doanh thu Q1/20 đạt 2.233 tỷ đồng (+30,7% sv cùng kỳ) nhờ sản lượng tăng nhưng LN ròng giảm 44% sv cùng kỳ, đạt 135 tỷ đồng do chi phí NVL đầu vào cao.

▪ VND dự phóng EPS năm 2020 thêm 6,6% trên cơ sở nâng dự báo sản lượng 15% và thu nhập cổ tức từ HND cao hơn sv dự phóng cũ.

▪ VND Duy trì đánh giá Khả Quan với mức giá mục tiêu dựa trên phương pháp DCF là 27.400 đồng/cp

 

Doanh thu Q1/20 của PPC đạt mức tăng trưởng ấn tượng 30,7% so với cùng kỳ, tương ứng 2.233 tỷ đồng, nhờ vào sản lượng gia tăng 42% sv cùng kỳ lên 1.588tr kWh khi EVN huy động sản lượng cao từ nhiệt điện than để bù đắp cho sự thiếu hụt nguồn cung từ thủy điện và điện khí.

Tuy nhiên giá than đầu vào điều chỉnh tăng mạnh từ tháng 1 và tháng 3 năm 2019 đã khiến cho chi phí nguyên vật liệu của PPC trong Q1/20 tăng vọt 45% sv cùng kỳ và biên lợi nhuận gộp giảm 11,8 điểm phần trăm. Lợi nhuận ròng Q1/20 chỉ đạt 135,2 tỷ đồng, giảm 44% sv cùng kỳ.

PPC sẽ tiếp tục hưởng lợi từ việc gia tăng huy động điện than của EVN để bổ sung cho nguồn cung thủy điện và điện khí thiếu hụt trong 6T20. Do vậy chúng tôi nâng dự phóng sản lượng 2020 của PPC thêm 15% sv dự phóng cũ, tương ứng 5.728tr kWh (+4,0% sv cùng kỳ). Dự phóng này đã phản ánh việc nhà máy PL1 và 2 sẽ bảo dưỡng lớn trong Q3/20. VND cũng điều chỉnh giảm giá bán điện TB 2,5% do ảnh hưởng của dịch COVID-19 lên giá điện trên thị trường cạnh tranh (CGM). Tuy vậy, nhờ sản lượng gia tăng mạnh bù đắp cho giá bán thấp, doanh thu 2020 ước đạt 8.276 tỷ đồng, tăng 1,1% sv cùng kỳ.

Chi phí bảo dưỡng dự báo sẽ tăng mạnh trong năm 2020 và giảm dần trong năm 2021. PPC dự kiến sẽ chi 567 tỷ đồng (+76% sv cùng kỳ) cho công tác sửa chữa, bảo dưỡng do hoạt động bảo dưỡng năm 2019 chậm tiến độ và phải chuyển tiếp sang 2020. Tuy nhiên chi phí bảo dưỡng thực tế thường thấp hơn sv kế hoạch trong vòng 5 năm qua. Do vậy VND dự báo chi phí bảo dưỡng năm 2020 ở mức 450 tỷ đồng, tăng 21% sv dự phóng cũ và 39% sv cùng kỳ, sau đó giảm trở về mức 400 tỷ đồng trong năm 2021.

VND nâng dự phóng LN ròng năm 2020 thêm 6,6%, tương đương 810 tỷ đồng, trên cơ sở:

1) Tăng dự phóng sản lượng điện thương phẩm 15%,

2) Tăng dự phóng mức cổ tức nhận từ HND từ 750 đồng/cp lên 1.500 đồng/cp, giả định KQKD năm 2020 duy trì ở mức tốt như 2019.

LN ròng 2020 dự báo giảm 35,8% sv cùng kỳ do giá than đầu vào cao hơn, chi phí bảo dưỡng sửa chữa tăng và không còn các khoản hoàn nhập dự phòng như năm 2019.

Duy trì đánh giá Khả quan với giá mục tiêu giảm nhẹ xuống 27.400 đồng/cp. Chúng tôi duy trì đánh giá Khả quan do triển vọng 2020 của PPC vẫn tích cực nhờ được huy động cao, DN có nợ vay thấp, các nhà máy khấu hao gần hết và tỷ suất cổ tức hấp dẫn.

Rủi ro giảm giá: 1) sự cố kỹ thuật trong quá trình vận hành, và 2) giá CGM thấp hơn so với kỳ vọng.

Link tải báo cáo full:

http://images1.cafef.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/PPC_080620_VNDS.pdf

  1. Cập nhật ĐHCĐ MWG (AGRS, VCBS) – Ngày 16/06/2020

2 CTCK VCBS và AGRS cập nhật thông tin trong cuộc họp ĐHCĐ MWG với những quan điểm khả quan trong triển vọng tươi sáng của Bách Hoá Xanh cũng như tiềm năng khai thác lợi nhuận lớn từ 2 chuỗi TGDĐ và Điện máy xanh (ĐMX) như sau:

  • Mảng kinh doanh Điện thoại và Điện máy còn có thể gia tăng lợi nhuận: Mặc dù tăng trưởng doanh thu 2 mảng này không được như trước nhưng với quy mô hiện tại, MWG có thể khai thác lợi nhuận từ việc: (1) Chuyển đổi tiếp chuỗi TGDĐ lên ĐMX, mở ĐMX super mini đi đến vùng xa hơn để khai thác thêm thị phần; (2) Triển khai thêm nhãn hàng riêng với một số mặt hàng điện máy như nồi cơm, bàn là, máy sấy,… thương hiệu ĐMX và (3) Nhân viên của MWG sẽ làm hộ công việc tư vấn và thủ tục trả góp cho các công ty tài chính từ đó ăn hoa hồng, giảm lượng nhân viên các bên thứ ba (khoảng 10000 người).
  • Bách Hoá Xanh (BHX) mở ra triển vọng lớn: theo lãnh đạo MWG chia sẻ, BHX đang duy trì được biên lợi nhuận gộp ở mức 24-25% sau dịch, đủ bù các chi phí ngoài khấu hao. Sắp tới một loạt các chiến lược mới sẽ giúp BHX có lời và trở thành mũi nhọn tăng trưởng cho MWG như: (1) Tiếp tục tăng quy mô tại 24 tỉnh phía Nam, thúc đẩy doanh thu để nhận thêm chiết khấu; (2) Mở rộng quanh các DC sẵn có và mở thêm các DC nhỏ giúp tiết giảm chi phí và hiệu quả hơn cho BHX online; (3) Nâng cao thương hiệu và hút khách qua dự án 4K farm – Mô hình gần giống Vineco nhưng chỉ liên kết với hộ dân. Thời gian tới BHX cũng có thể bắt đầu bán nhưng sản phẩm thương hiệu riêng ở các mặt hàng tiêu dùng nhanh để khai thác lợi nhuận.

MWG – được AGRS khuyến nghị là cơ hội tốt để đầu tư dài hạn với những luận điểm:

  • Đội ngũ lãnh đạo và core về công nghệ rất mạnh >>> khả năng vượt trội trong giải các bài toán kinh doanh cực khó.
  • Góc nhìn về BHX sẽ thay đổi trong thời gian tới và định giá của MWG sẽ được nâng lên mặt bằng cao hơn.
  • Với giả định dịch bệnh đã hoàn toàn được kiểm soát trong nước và giảm dần mức độ ảnh hưởng trên thế giới, MWG đang giao dịch ở P/Ef 10 lần, khá rẻ so với tiềm năng.
  • Rủi ro MWG có thể gặp là Dịch bệnh quay lại giai đoạn 2 ảnh hưởng đến tiêu dùng.

Link tải báo cáo full:

http://images1.cafef.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/MWG_090620_AGR.pdf

http://images1.cafef.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/MWG_110620_VCBS.pdf

  1. Cập nhật ĐHCĐ PNJ (ACBS) – Ngày 16/06/2020

ACBS cập nhập thông tin trong cuộc họp ĐHCĐ của PNJ với những tin đáng chú ý sau:

a. Kế hoạch kinh doanh 2020 được điều chỉnh giảm do các tác động của dịch covid19.

DTT và LNST tương ứng giảm 24% và 38% so với kế hoạch trước đó, trước khi dịch bệnh bùng phát trên diện rộng. Cụ thể:

  • Doanh thu thuần: 14.485 tỷ đồng (-15% n/n).
  • Lợi nhuận gộp: 2.896 tỷ đồng (-16% n/n)
  • LNTT: 1.047 tỷ đồng (-30% n/n)
  • LNST: 832 tỷ đồng (-30% n/n)
  • Số lượng cửa hàng mới dự kiến: 31

b. PN J dự định xây dựng một nhà máy mới (tại Long An; công suất thiết kế 500.000 sp/năm; đầu tư ban đầu khoảng 15 tỷ đồng) xử lý tốt các vấn đề môi trường để sản xuất các sản phẩm mà trước đây PNJ chưa làm được.

PNJ thúc đẩy kế hoạch thay thế dần các hàng nhập khẩu bằng cách cho các nhà máy hiện tại sản xuất nhiều các sản phẩm cao cấp hơn, giảm thiểu sự phụ thuộc vào hàng nhập khẩu.

c. Kết quả DT trong tháng 5 cho thấy sự phục hồi, với mức tăng trưởng 20% n/n, mặc dù vẫn còn những lo ngại về nhu cầu sụt giảm trong thời gian tới do tác động của dịch COVID-19 đối với thu nhập người tiêu dùng. Doanh thu xuất khẩu và bán sỉ được cho biết là không tích cực mặc dù chưa có con số cụ thể. Trong khi đó, theo cuộc họp gần đây của chúng tôi với công ty, doanh thu mảng bán lẻ tăng ~20% n/n và doanh thu vàng miếng tiếp tục tăng mạnh 30% n/n trong tháng 5.

d. Kế hoạch tài chính: Công ty dự định tiếp tục duy trì nợ vay cao để phản ứng với những biến động có thể có do dịch COVID-19 gây ra.

Link tải báo cáo full:

http://images1.cafef.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/PNJ_110620_ACBS.pdf

  1. Báo cáo cập nhật cổ phiếu VSC (Mirae) – Ngày 16/06/2020

Mirae phát hành báo cáo cập nhật về VSC với khuyến nghị khả quan, những thông tin đáng chú ý về ngành vận tải biển và luân điểm đầu tư sau:

  • VSC đang vận hành hoạt động logistics với 2 cảng lớn: cảng Green – thượng nguồn sông Cấm (công suất 350,000 TEUs) & cảng VIP Green – hạ nguồn (720.000 TEUs). Khu vực Hải Phòng đang xảy ra tình trạng dư cung khi nhu cầu chung chỉ đạt khoảng 6 triệu Teus, bằng khoảng 70% công suất.
  • Cảng Lạch Huyện ra đời đã tạo áp lực rất lớn lên sự cạnh tranh cảng ở khu vực Hải Phòng khi nhóm doanh nghiệp thượng nguồn sông Cấm, trong đó có cảng Green mất lợi thế do vị trí địa lý thiếu cạnh tranh. Nhóm doanh nghiệp hạ nguồn sông Cấm vẫn còn cạnh tranh được với cảng Lạch Huyện trong ngắn hạn nhờ vị trí giao thông phù hợp cũng như cảng Lạch Huyện chưa hoàn thiện hệ thống hạ tầng vận chuyển trong ngắn hạn.
  • Năm 2019, doanh thu và lãi ròng đạt 1.793 tỷ đồng và 286 tỷ đồng, lần lượt tăng 5,8% và giảm 19,3% cùng kỳ do: 1) tỷ suất lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 29,3% xuống 24,4% để tăng cường giữ khách hàng; 2) sản lượng đạt 1.173.000 Teus, tăng 1,3% cùng kỳ.
  • Doanh thu và lãi ròng quý 1/2020 đạt 409 tỷ đồng (-3.5%YoY) và lãi ròng đạt 57 tỷ đồng (+42%YoY) do: 1) tổng lượng hàng hóa chỉ đạt 262.000 TEUs, giảm 7% cùng kỳ trước áp lực dịch bệnh trong đó riêng sản lượng cảng Green giảm 22% cùng kỳ còn cảng VIP Green chỉ giảm nhẹ 3,9% nhờ lợi thế về vị trí tại khu vực Hải Phòng; 2) tỷ suất lợi nhuận gộp tăng 1,3% lên mức 24,9% nhờ sự kiểm soát chi phí hiệu quả, giảm chi phí thuê ngoài; 3) chi phí bán hàng và quản lý cũng điều chỉnh giảm 3%; 4) chi phí lãi vay giảm 81%, chỉ ở mức 1,1 tỷ đồng.
  • Cảng cạnh tranh khu vực Hải Phòng là Lạch Huyện đang triển khai hai bến cảng container số 3 và số 4 với tổng vốn đầu tư gần 7.000 tỷ đồng, sản lượng khoảng 1,1 TEUs/năm lần lượt đi vào hoạt động bến số 3 (2022) và bến số 4 (2025).
  • Năm 2020, dự báo doanh thu và lãi ròng VSC ước đạt 1.752 tỷ đồng và 300 tỷ đồng lần lượt giảm 2,3% và tăng 4,9% cùng kỳ do: 1) sản lượng ước đạt 1,13 triệu Teus, giảm 3,7% cùng kỳ do tác động dịch Covid đặc biệt hàng hóa từ Trung Quốc thông quan; 2) biên lợi nhuận gộp cải thiện nhẹ từ 24,4% lên 24,7% nhờ hạn chế thuê ngoài, cắt giảm chi phí; 3) doanh thu tài chính tăng 20% và chi phí tài chính giảm 79% do VSC tận dụng lợi nhuận để giảm nợ vay cũng như tăng lượng tiền gửi; 4) thuế suất doanh nghiệp dự báo ở mức 15,5% giảm so với mức 16,5% cùng kỳ do VSC tăng sản lượng hàng hóa ở cảng VIP Green do vị trí địa lý thuận lợi, cũng như ưu đãi thuế 15 năm ở mức 10% (2013 – 2027).
  • EPS forward 2020 ở mức 5.478 đ/cp, tương ứng P/E forward 2020 ở mức 6,1 lần, đây là mức quanh vùng thấp nhất 5 năm gần đây. Mirae đánh giá TÍCH CỰC đối với VSC nhờ định giá hấp dẫn cũng như lợi thế nhất định trong ngắn hạn của cảng VIP Green để cạnh tranh cảng Lạch Huyện khi từ đây đến hết 2021 thì VSC vẫn duy trì được lợi thế cạnh tranh của mình.

Link tải báo cáo full:

http://images1.cafef.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/VSC_120620_MIRAE.pdf

  1. Báo cáo Vinhomes (CSI) – Ngày 16/06/2020

CSI phát hành báo cáo nhận định sự tăng trưởng của VHM trong năm 2020, luận điểm được đưa ra như sau:

  • Kinh tế vĩ mô tăng trưởng trở lại, nguồn vốn đầu tư đổ vào BĐS lớn, dân số ở tầng lớp trung lưu và giàu có đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, tốc độ đô thị hóa nhanh, các chính sách liên quan đến BĐS được nới lỏng là những điều kiện tốt nhất cho thị trường bất động sản nhà ở và các doanh nghiệp trong ngành phát triển.
  • Vinhomes là Nhà phát triển BĐS nhà ở dẫn đầu thị trường với 22% thị phần, cùng quỹ đất rất lớn, khả năng triển khai hiệu quả chuỗi giá trị BĐS. Thời gian tới, tổng diện tích quỹ đất mà công ty sở hữu có thể lên tới 168 triệu m2, giúp Vinhomes đảm bảo sự tăng trưởng các dự án của mình.
  • Doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế liên tục tăng trưởng trong 4 năm gần đây giúp biên lợi nhuận sau thuế của Vinhomes luôn ở mức cao, năm 2019 đạt đến 47,1%, kết quả này chủ yếu nhờ các dự án hợp tác kinh doanh với Vingroup và các công ty con.
  • Năm 2020 dự báo sẽ tiếp tục là năm bứt phá của Vinhomes với mục tiêu tăng trưởng 88% doanh thu và 27,5% lợi nhuận so với năm 2019, nhờ kế hoạch kinh doanh rõ ràng và sắc nét. Kết thúc quý 1 năm 2020, Vinhomes đã hoàn thành đượ c khoảng 25% kế họach này.
  • Tình hình tài chính lành mạnh khi tổng tài sản và VCSH của Vinhomes đều tăng trưởng cao trong những năm gần đây. Tỷ lệ tổng nợ/tổng tài sản và tổng nợ/vốn chủ sở đang được cải thiện.

Rủi ro VHM đối mặt:

  • Rủi ro chung khi các yếu tố kinh tế vĩ mô thay đổi và dịch bệnh Covid-19 ảnh hướng đến chi phí vốn kinh doanh BĐS và khả năng tiêu thụ của thị trường.
  • Rủi ro của Công ty còn nằm ở rủi ro chung của ngành bất động sản đó là tiến độ thực hiện dự án và tính thanh khoản của dòng tiền, tuy nhiên với tình hình tài chính và thực tế triển khai các dự án hiện nay thì rủi ro này là không đáng ngại với Vinhomes.

Link tải báo cáo full:

http://images1.cafef.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/VHM_090620_CSI.pdf

  1. Báo cáo khuyển nghị HT1 (BVSC) – Ngày 19/06/2020

Theo BVSC, HT1 có sự tiếp xúc tốt nhất đối với việc thị trường xi măng phục hồi, với xu hướng tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng từ Chính phủ Việt Nam trong thời gian tới. Điều này nhờ những lợi thế cạnh tranh sau:

  • Vị thế thống lĩnh với 30,2% thị phần ở thị trường miền Nam;
  • Chuỗi giá trị clinker/máy xay tích hợp cao;
  • Tài sản thương hiệu mạnh cùng với danh mục sản phẩm đa dạng nhất;
  • Mạng lưới phân phối rộng;
  • Tiềm lực tài chính vững chắc hơn nhờ những nỗ lực giảm dư nợ ngoại hối.

BVSC khuyến nghị khả quan với HT1 với những luận điểm sau:

  • HT1 công bố KQKD năm 2020 khả quan với doanh thu thuần và LNTT tăng trưởng tốt, lần lượt đạt 8.838,6 tỷ đồng (+5,5% YoY) và 928,0 tỷ đồng (+14,2% YoY). Sản lượng tiêu thụ năm 2019 tăng, đạt 7,28 triệu tấn (+6,8% YoY) so với -2.9% YoY sản lượng tiêu thụ miền Nam – cho thấy thị phần của HT1 trong 2019 đã mở rộng lên 30,2% từ mức 28,5% năm 2018.
  • Xu hướng chuyển dịch từ xi măng bao sang xi măng rời vẫn tiếp diễn. Tỷ trọng doanh thu của xi măng bao và xi măng rời của HT1 là 63,5%/ 36,5% năm 2019 so với 66,3%/ 33,7% năm 2018.
  • Năm 2020, HT1 đặt kế hoạch doanh thu thuần đạt 8.583,8 tỷ đồng (-2,9% YoY) và LNTT đạt 830 tỷ đồng (-10,6% YoY).
  • BVSC nhận thấy hai nhân tố chính hỗ trợ cho LNST năm 2020 của HT1, gồm: 1) Môi trường giá than thấp; và 2) Dư nợ ngoại hối của HT1 giảm.
  • Ban lãnh đạo Công ty nhận thấy những tín hiệu hồi phục từ thị trường trong nước và kỳ vọng thị trường sẽ tăng trưởng trở lại trong nửa cuối năm 2020 nhờ chính phủ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như phục hồi hoạt động xuất khẩu nằm làm dịu bớt áp lực từ thị trường trong nước.
  • Cổ tức tiền mặt FY19/20 là 1.000-1.200 đồng/cp sẽ đóng vai trò động lực hỗ trợ với suất cổ tức hấp dẫn từ 7,3-8,8% so với giá hiện hành.

Link tải báo cáo full:

https://static.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2020_06_20/bvsc2b-2bbao2bcao2bdhcd2bht12b62020_BFIU.pdf

  1. Khuyến nghị tích cực với ACB, TCB và VCB (PHS)- Ngày 19/06/2020

PHS đưa ra dự phóng tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng thương mại trong năm 2020 này sẽ giảm hoặc đi ngang dưới tác động của dịch bệnh. Đồng thời đưa ra khuyến nghị trung lập cho toàn bộ ngành ngân hàng dưới tác động tương đối tiêu cực của dịch bệnh Covid19.

Trong danh mục các ngân hàng theo dõi và phân tích, PHS đưa ra khuyến nghị tích cực hơn cả đối với 3 cổ phiếu: VCB, ACB và TCB.

  • VCB với vị thế doanh nghiệp đầu ngành cùng hiệu suất hoạt động vượt trội so với toàn ngành cùng bảng cân đối mạnh mẽ có thể giúp ngân hàng chống chịu tốt tác động của dịch bệnh. Cùng với đó là các thông tin hỗ trợ như bán vốn cho đối tác nước ngoài và hợp đồng bảo hiểm độc quyền sẽ bù đắp cho sự sụt giảm từ thu nhập lãi.
  • ACB là ngân hàng đang được hưởng lợi từ khẩu vị rủi ro thấp với các khoản tín dụng và trái phiếu chính phủ tương đối an toàn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng mạnh mẽ lên ngành. Cùng với đó một số thông tin hỗ trợ như ký kết hợp đồng bảo hiểm độc quyền như VCB hay thoái vốn tại ACBS và chuyển sàn sẽ là những động lực hỗ trợ cho ngân hàng này.
  • TCB được đánh giá cao với mô hình kinh doanh của mình cùng với đó là tệp khách hàng có chất lượng cao sẽ giúp ngân hàng hoạt động ổn định trong giai đoạn này. Cộng thêm đó, bộ đệm vốn dày

Rủi ro: Tác động của dịch bệnh có ảnh hưởng nghiêm trọng hơn tới nền kinh tế do đó ảnh hưởng tới ngành ngân hàng, trong đó nợ xấu gia tăng là điều đáng lo ngại hơn cả. Ngoài ra ngành ngân hàng nói chung vẫn cần gấp rút tăng vốn do bộ đệm vốn còn mỏng trong bối cảnh nợ xấu đang có khả năng gia tăng mạnh nhất hệ thống sẽ giúp TCB chống chịu tốt hơn so với các ngân hàng trong ngành.

Link tải báo cáo full:

https://static.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2020_06_20/nganhang_CTOT.pdf

 

 

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN