Kính gửi các anh chị đầu tư!
Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 06/07 -11/07:
- GMD (Khả quan, giá Target: 22.3K): Gemalink đúng tiến độ nhưng triển vọng tương lai chưa rõ ràng (SSI) _ Ngày 06/07/2020
- Cập nhật ĐHCĐ: Khởi động lại mạng lưới nội địa trong bối cảnh đại dịch (SSI) – Ngày 06/07/2020
- VND: Cập nhật ĐHCĐ: Tận dụng số hóa cho chiến lược quản lý tài sản (SSI) – Ngày 08/07/2020
- DGW: Triển vọng tích cực nhờ phân phối Apple (SSI) _ Ngày 08/07/2020
- SAB (Phù hợp thị trường): Dấu hiệu phục hồi từ giữa Q2 được công bố tại ĐHCĐ 2020 (SSI) _ Ngày 08/07/2020
- DRC: Đối mặt với thách thức do dịch Covid19 và cạnh tranh gia tăng _ Báo cáo ĐHCĐ (VCSC) – Ngày 08/07/2020
- FPT (MUA +24.5%): Tăng trưởng duy trì mạnh mẽ mặc dù Covid19 _ Cập nhật bởi VCSC – Ngày 07/07/2020
- VGI (Nắm giữ +0.4%): Ngừng đầu tư thêm thị trường mới, kỳ vọng VGI sẽ có lợi nhuận dương từ năm 2020 (PHS) – Ngày 11/07/2020
- Khuyến nghị trung lập trong ngắn hạn với ngành Vật liệu Xây dựng (PHS) – Ngày 11/07/2020
- Khuyến nghị tích cực đối với ngành Bất động sản Khu công nghiệp (PHS) – Ngày 11/07/2020
- Báo cáo ngắn cổ phiếu D2D (Mirae) – Ngày 07/07/2020
- Báo cáo cập nhật cổ phiếu GAS (PSI) _ Ngày 07/07/2020
- Báo cáo ngắn cổ phiếu AAA (Mirae) _ Ngày 09/07/2020
- Báo cáo ngắn cổ phiếu PTB (Mirae) _ Ngày 09/07/2020
- Báo cao nhanh cổ phiếu PAC (VCBS) – Ngày 09/07/2020
- Báo cáo ngắn cổ phiếu DPM (Mirae) – Ngày 09/07/2020
Quý nhà đầu tư lưu ý:
- Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
1. GMD ( Khả quan, giá Target: 22.3K): Gemalink đúng tiến độ nhưng triển vọng tương lai chưa rõ ràng (SSI) -Ngày 06/07/2020
- Kế hoạch giảm cho năm 2020. Tại ĐHCĐ năm 2020, Ban lãnh đạo quan ngại về diễn biến dịch bệnh covid hiện nay và đã áp dụng các biện pháp cắt giảm chi phí như cắt giảm lương 10% – 30%, đề xuất 2 kịch bản về lợi nhuận trước thuế: (1) giảm -29% YoY và (2) giảm -39% YoY.
- Gemalink vận hành đúng tiến độ và có thể có lãi sớm nhất vào năm 2022. Dự án đã hoàn thành 80% và dự kiến sẽ bắt đầu vận hành kỹ thuật vào quý 4/2020 và chính thức hoạt động vào năm 2021. Theo Ban lãnh đạo, dự án có thể hòa vốn vào năm 2021, và bắt đầu có lãi năm 2021, Gemalink ước đạt doanh thu 37 triệu USD. Ban lãnh đạo kỳ vọng dự án có thể hoạt động hết công suất sau 2 năm hoạt động và tạo ra 20 triệu USD lợi nhuận tại thời điểm đó.
- Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng mảng logistics sau 2 năm hợp tác với Tập đoàn CJ. Công ty đặt kế hoạch tăng gấp đôi doanh thu và lợi nhuận trong 3 năm, tương đương với mức tăng trưởng 30% mỗi năm. Để hoàn thành kế hoạch đầy tham vọng này, công ty đang tăng cường tham gia vào hoạt động thương mại điện tử để hưởng lợi từ sự phát triển nhanh chóng của mảng này. Ban đầu, công ty sẽ tập trung vào hai dịch vụ logistics bao gồm CBT (vận tải liên vận quốc tế) và FC (trung tâm kho vận) trong khi không tham gia giao hàng chặng cuối vì phân khúc này có tính cạnh tranh cao nhưng biên lợi nhuận thấp.
Link tải báo cáo full:
https://drive.google.com/file/d/1w0QG45SawpIlCuKI-Yr9w9IL9MSnoDJH/view?usp=sharing
2. Cập nhật ĐHCĐ VJC: Khởi động lại mạng lưới nội địa trong bối cảnh đại dịch (SSI) _ Ngày 06/07/2020
- Kế hoạch đầy tham vọng là hòa vốn trong năm 2020 trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát: Doanh thu hoạt động kinh doanh cốt lõi theo kế hoạch là 24,6 nghìn tỷ đồng (-40% YoY), dựa trên kế hoạch số lượng hành khách đầy tham vọng là 20,2 triệu lượt khách (- 19% YoY).
- Các chuyến bay nội địa đã hoạt động trở lại vào cuối tháng 6/2020, đây là dấu hiệu hồi phục tích cực
- Cổ tức ở mức 50% trên mệnh giá cho giai đoạn 2018-2019, do điều kiện thị trường hiện tại, VJC đang giữ lại tiền mặt.
- Khuyến nghị theo dõi cổ phiếu VJC, cho đến khi tình hình dịch bệnh trở nên tốt hơn.
Link tải báo cáo full:
https://drive.google.com/file/d/1r3v4H38IAUwTnxyAfy6L_atC2SAFhEYN/view?usp=sharing
3. VND: Cập nhật ĐHCĐ: Tận dụng số hóa cho chiến lược quản lý tài sản (SSI) _ Ngày 08/07/2020
- Kế hoạch kinh doanh thận trọng trong năm 2020: VND đã đưa ra 3 kịch bản của VNIndex cùng với các kế hoạch lợi nhuận sau thuế tương ứng cho mỗi kịch bản. Trong kịch bản cơ sở, VND đặt kế hoạch đạt tổng doanh thu là 1,88 nghìn tỷ đồng tăng 24,4% YoY và lợi nhuận sau thuế đạt 405 tỷ đồng tăng 5,8% YoY
- Hiệu quả hoạt động kinh doanh đáng khích lệ trong 6 tháng đầu năm 2020: VND có 58.000 tài khoản giao dịch mới mở, chiếm 38% tổng số tài khoản mới mở trên thị trường. Phí môi giới trong 6 tháng đầu năm hoàn thành 87% kế hoạch năm 2020. Đồng thời, mảng ngân hàng đầu tư đang phát triển mạnh, với giá trị trái phiếu doanh nghiệp được phát hành và phân phối thông qua công ty tăng lên.
- Hiệu quả hoạt động ổn định trong năm 2019: Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt, VND đã cố gắng duy trì vị trí thứ 4 trên sàn HSX và vị trí thứ 2 tại sàn HNX về thị phần môi giới. Kết quả này đạt được mà không phải cắt giảm phí hoặc lãi suất, cho thấy công ty bị tác động ít nhất trong số 5 công ty hàng đầu.
- Định giá: Tại mức giá ngày 7/7/2020 là 13.150 đồng/cp, công ty đang giao dịch với hệ số P/E và P/B 2020F lần lượt là 6,77 lần và 0,77 lần, thấp hơn so với 4 công ty hàng đầu trong ngành. Tỷ suất cổ tức năm 2020 là 3,8%. Hiện tại, SSI không đưa ra khuyến nghị đối với cổ phiếu này
Link tải báo cáo full:
https://drive.google.com/file/d/1VB1t07wAfwI9OTz0rtyBrvJBcWyEXOrc/view?usp=sharing
4. DGW: Triển vọng tích cực nhờ phân phối Apple (SSI) _ Ngày 08/07/2020
- DGW đặt ra kế hoạch đầy tham vọng: Kế hoạch doanh thu và lợi nhuận ròng lần lượt được đặt ở mức 10,2 nghìn tỷ đồng (+19% YoY) và 202 tỷ đồng (+24% YoY), dựa trên các hợp đồng đã ký trước đó. Cho đến nay, trong năm 2020, DGW đã ký hợp đồng với Huawei, Unilever và Apple, các hợp đồng này chưa được đưa vào kế hoạch của công ty.
- Kết quả kinh doanh sơ bộ trọng 6 tháng đầu năm 2020: DGW dự kiến cả doanh thu và lợi nhuận ròng 6 tháng đầu năm 2020 đều tăng +48% YoY lần lượt đạt 5.018 tỷ đồng và 88 tỷ đồng. Mức tăng trưởng mạnh mẽ này được thúc đẩy bởi doanh thu điện thoại di động Xiaomi và máy tính xách tay. Do đó, công ty đã hoàn thành 49% và 44% kế hoạch năm
- Phân phối lợi nhuận năm 2019: Cổ tức bằng tiền mặt đã được phê duyệt, với tỷ lệ 10% trên mệnh giá (tương đương tỷ suất cổ tức là 2,4%)
- ESOP: ĐHCĐ đã phê duyệt kế hoạch phát hành 1,2 triệu cổ phiếu dưới hình thức ESOP (tương đương 2,8% tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành) với mức giá là 10.000 đồng/cổ phiếu. Hạn chế chuyển nhượng sẽ được áp dụng trong năm đầu tiên và 50% số lượng cổ phiếu này trong năm thứ hai.
- 500 nghìn quyền chọn mua cổ phiếu, với giá thực hiện là 40.000 đồng/cổ phiếu, đã được chấp thuận. Thời gian phát hành cổ phiếu để thực hiện quyền sẽ được tiến hành sau một năm kể từ ngày phát hành quyền chọn mua cổ phiếu.
Link tải báo cáo full:
https://drive.google.com/file/d/1AIx4C1ytKP008k5tByrKRBzx739G_kPN/view?usp=sharing
5. SAB (Phù hợp thị trường): Dấu hiệu phục hồi từ giữa Q2 được công bố tại ĐHCĐ 2020 (SSI) _ Ngày 08/07/2020
- Kế hoạch năm 2020 này được đặt ra vào giữa tháng 4 được đánh giá là khá thận trọng: Kế hoạch SAB sẽ đạt 23,8 nghìn tỷ đồng (-37% YoY) doanh thu thuần và đạt 3,258 nghìn tỷ đồng (-39% YoY) lợi nhuận sau thuế trong năm 2020
- Các biện pháp cắt giảm chi phí vẫn là trụ cột quan trọng để tiết kiệm lợi nhuận. SAB cắt giảm chi phí nhân công bằng cách cắt giảm nhân viên thời vụ và thanh toán lương dựa trên năng suất làm việc.
- Toàn ngành đã có sự phục hồi mạnh trong tháng 5 và tháng 6. Sản lượng bia sản xuất tăng 50%-60% so với mức trung bình 3 tháng trước, trong khi mức tiêu thụ tốt hơn vào mùa hè, cả hai đều được hỗ trợ bởi kinh tế đang phục hồi tương đối tốt
- Chưa có thông tin chi tiết về kế hoạch thoái vốn nhà nước. Theo Quyết định 908, SAB phải chuyển cho SCIC muộn nhất vào ngày 31/8/2020, và sẽ được thoái vốn sau đó. Hiện tại vẫn chưa có thông tin cụ thể về việc SCIC sẽ bán cổ phần của SAB trong năm 2020 hay không.
- Ước tính lợi nhuận và quan điểm đầu tư: SSI ước tính SAB sẽ đạt 27,96 nghìn tỷ đồng (-26% YoY) doanh thu thuần và đạt 4,25 nghìn tỷ đồng (-21% YoY) lợi nhuận sau thuế trong năm 2020. Trong năm 2021, SSI ước tính doanh thu thuần đạt 35,1 nghìn tỷ đồng (+25,6% YoY) và lợi nhuận ròng đạt 5,01 nghìn tỷ đồng (+17,9% YoY), tương đương với kết quả trước khi có dịch Covid-19. Khuyến nghị đối với cổ phiếu là PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG.
Link tải báo cáo full:
https://drive.google.com/file/d/10qM4rx5JAvTkPEN5L7NTOIxEcIu3Pneq/view?usp=sharing
6. DRC: Đối mặt với thách thức do dịch Covid19 và cạnh tranh gia tăng _ Báo cáo ĐHCĐ (VCSC) – Ngày 08/07/2020
- Công ty đã công bố KQKD sơ bộ 6 tháng đầu năm 2020 với doanh thu giảm 13% YoY còn khoảng 1,7 nghìn tỷ đồng và LNST sau lợi ích CĐTS giảm 15% YoY còn khoảng 93 tỷ đồng – lần lượt hoàn thành 55% và 48% dự báo năm 2020 của chúng tôi.
- Ban lãnh đạo đặt mục tiêu cho năm 2020, bao gồm doanh thu đạt 4,4 nghìn tỷ đồng (+5,3% YoY, cao hơn 45% so với dự báo của chúng tôi) và LNTT đạt 280 tỷ đồng (-10,5% YoY, cao hơn 44% so với dự báo của chúng tôi). VCSC cho rằng chênh lệch giữa dự báo của VCSC và kế hoạch của DRC chủ yếu đến từ việc DRC đã đặt kế hoạch kinh doanh từ đầu quý 1/2020 khi dịch COVID-19 chưa ảnh hưởng đến các thị trường xuất khẩu chính của công ty. Tuy nhiên, VCSC nhận thấy khả năng điều chỉnh tăng dự báo khi ghi nhận sự phục hồi trong doanh số xuất khẩu của DRC trong tháng 5 và tháng 6, đặc biệt tại thị trường Mỹ.
- Cổ đông thông qua cổ tức tiền mặt đợt cuối cho năm tài chính 2019 ở mức 1.500 đồng/CP (lợi suất 7,7%). DRC đã thanh toán đợt cổ tức tạm ứng đầu tiên cho năm tài chính 2019 ở mức 500 đồng/CP vào tháng 12/2019.
- Ban lãnh đạo cũng cho biết Vinachem không còn cân nhắc việc bán cổ phần tại DRC.
Link tải báo cáo full:
https://drive.google.com/file/d/129EQEwdpH98MBmNV1ywV9-HGMTu3Nt23/view?usp=sharing
7. FPT (MUA +24.5%): Tăng trưởng duy trì mạnh mẽ mặc dù Covid19 _ Cập nhật bởi VCSC – Ngày 07/07/2020
- VCSC duy trì khuyến nghị MUA dành cho CTCP FPT (FPT) khi nâng giá mục tiêu thêm 3% và điều chỉnh tăng nhẹ dự báo LNST sau lợi ích CĐTS 2020/2021/2022 thêm 4%/1%/1%. Các điều chỉnh này chủ yếu đến từ tăng trưởng doanh thu trong mảng Xuất khẩu Phần mềm (XKPM) duy trì ổn định hơn dự kiến.
- VCSC dự phóng 3 mảng kinh doanh (mảng Xuất khẩu Phần mềm, Viễn thông và Giáo dục) sẽ đóng góp tổng cộng 87% LNST sau lợi ích CĐTS vào năm 2022 so với khoảng 78% năm 2019.
- Bất chấp các khó khăn trong ngắn hạn, VCSC tin rằng mảng Xuất khẩu Phần mềm của FPT có thể hưởng lợi sau dịch COVID-19 khi (1) các khách hàng có thể đa dạng hóa dịch vụ cung ứng khỏi các đối thủ cạnh tranh từ Trung Quốc và Ấn Độ, các quốc gia có hoạt động và khả năng bàn giao dự án đã bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, và (2) CNTT, đặc biệt là chuyển đổi số, hiện đang trở nên quan trọng hơn trong hoạt động, tiếp diễn và chiến lược kinh doanh.
- Rủi ro: cạnh tranh gay gắt trong mảng viễn thông đến từ các đối thủ trong cả mảng băng thông rộng cố định và di động; dịch COVID-19 kéo dài có thể ảnh hưởng chi tiêu cho CNTT trên toàn cầu
Link tải báo cáo full:
https://drive.google.com/file/d/1SvcsfcZFmnbIEmYS5m0iteYDsP77PADn/view?usp=sharing
8. VGI (Nắm giữ +0.4%): Ngừng đầu tư thêm thị trường mới, kỳ vọng VGI sẽ có lợi nhuận dương từ năm 2020 (PHS) – Ngày 11/07/2020
- Kết quả kinh doanh Q1/2020: Doanh thu thuần Q1/2020 đạt 4,304 tỷ VND (+13.4% YoY), LNST đạt 902 tỷ VND (bằng 12.9 lần Q1/2019) với biên lãi gộp đạt 38% nhờ số lượng thuê bao tăng trưởng đạt 22% YoY và sự diễn biến tích cực của tỷ giá ở các thị trường mà VGI đang hoạt động
- Giả định năm 2020 VGI sẽ không còn khoản trích lập lớn nào sau khoản trích lập dự phòng khoản phải thu ở Cameroon 2.417 tỷ đồng trong năm 2019 và VGI sẽ ngừng mở rộng ở các thị trường mới, chỉ tập trung phát triển các thị trường có sẵn như kế hoạch đã đề ra trong ĐHCĐ, PHS dự phóng doanh thu VGI sẽ tăng trưởng 10%, với mức tăng trưởng số thuê bao đạt 10% lên 56 triệu thuê bao.
- Bằng phương pháp EV/EBITDA, P/B và EV/Doanh thu, ước tính thận trọng giá trị hợp lý của VGI là 28.300 đồng/cổ phiếu, tăng 0.4% so với mức giá hiện tại. Do đó, khuyến nghị giữ đối với cổ phiếu này.
- Rủi ro: (1) Dịch bệnh Covid-19 chưa được kiểm soát; (2) Công nghệ viễn thông thay đổi nhanh chóng; (3) Cạnh tranh từ các đối thủ trong ngành; (4) Rủi ro chính trị; (5) Rủi ro tỷ giá.
Link tải báo cáo full:
https://static.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2020_07_11/vgi-20200710-v_JEQK.pdf
9. Khuyến nghị trung lập trong ngắn hạn với ngành Vật liệu Xây dựng (PHS) – Ngày 11/07/2020
Trong bối cảnh thị trường ảm đạm do dịch bệnh, kết quả kinh doanh của các công ty trong ngành vật liệu xây dựng cũng không thực sự khả quan.
- Trong ngành thép, HPG nổi trội lên với doanh thu và LNST tăng trưởng (+29% YoY và +27% YoY), các doanh nghiệp còn lại đối mặt với một năm khó khăn khi doanh thu và LNST đều giảm sâu so với cùng kỳ. Riêng HSG dù doanh thu giảm (-16% YoY) nhưng LNST tăng mạnh (+261% YoY) do được hưởng lợi từ giá nguyên vật liệu giảm.
- Ngành nhựa cũng tương tự với ngành thép khi các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với sự sụt giảm của nhu cầu tiêu thụ. Tuy nhiên, BMP đã duy trì được đà tăng trưởng của mình nhờ vào theo đuổi chiến lược bán hàng mạnh mẽ hơn, khi tập trung bán ở kênh phân phối hơn là bán trực tiếp cho các nhà thầu xây dựng.
- Ngành xi măng vẫn tiếp tục đối mặt với tình trạng thừa cung và phụ thuộc lớn vào doanh thu xuất khẩu. Tuy nhiên, hạn chế giao thương của các quốc gia đã ảnh hưởng lớn khả năng xuất khẩu của các doanh nghiệp. Điều này làm cho cạnh tranh trong nước dần trở nên khốc liệt hơn. 2 doanh nghiệp tiêu biểu của ngành là HT1 và BCC đều ghi nhận LNST giảm lần lượt là -1% YoY và -23% YoY. Để đối phó với tình hình dịch bệnh, các doanh nghiệp đã thực hiện những chiến lược khác nhau để tồn tại. Trong khi doanh thu của HT1 giảm -13.3% YoY do suy giảm sản lượng bán ra thì BCC đạt được tăng trưởng +13.8% YoY nhờ chiến lược giảm giá hàng bán để duy trì thị phần.
- Ngành đá xây dựng cũng ghi nhận mức giảm chung cho doanh thu toàn ngành (trừ C32). Nhu cầu tiêu thụ từ các dự án bất động sản suy giảm đã làm doanh thu lẫn LNST của các doanh nghiệp sụt giảm mạnh. Doanh nghiệp tiêu biểu trong ngành là KSB đã ghi nhận doanh thu quý 1 không tăng trưởng so với cùng kỳ, sụt giảm nhẹ -0.1% YoY; trong khi LNST giảm -9.6% YoY.
Link tải báo cáo full:
https://static.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2020_07_11/nganhvatlieuxaydung_ZPVY.pdf
10. Khuyến nghị tích cực đối với ngành Bất động sản Khu công nghiệp (PHS) – Ngày 11/07/2020
- Cập nhật ngành Bất động sản khu công nghiệp Q1/2010: ngành bất động sản (BĐS) khu công nghiệp (KCN) ghi nhận tổng doanh thu thuần đạt 7,313 tỷ đồng (+2.7% YoY), tương ứng với lợi nhuận sau thuế đạt 1,515 tỷ đồng (-2.4% YoY) do ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19, làm gián đoạn các hoạt động tham quan, khảo sát và cho thuê mới tại các KCN
- Tính đến 5T/2020, FDI đăng ký đạt mức 10.9 tỷ USD (+19.9% YoY), trong khi vốn FDI giải ngân đạt mức 6.7 tỷ USD (-8.2% YoY) cho thấy Việt Nam vẫn là điểm sáng thu hút được nguồn vốn đầu tư trong khu vực dù bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
- Các điểm nhấn của ngành bất động sản khu công nghiệp: Việc ký kết thành công hiệp định EVFTA và EVIPA là một bước tiến quan trọng cả về chiến lược và kinh tế trong quan hệ giữa Việt Nam và EU. Đây sẽ là động lực để thu hút các nguồn vốn từ nước ngoài đầu tư cũng như di chuyển các nhà máy đến Việt Nam để nhận được ưu đãi từ hiệp định, từ đó giúp gia tăng nhu cầu thuê bất động sản tại các khu KCN trong giai đoạn tiếp theo.
- Định giá và khuyến nghị: PHS khuyến nghị KBC và VGC với vị trí đắc địa, sở hữu các KCN rộng lớn, với nguồn đất sẵn sàng cho thuê dồi dào tập trung tại phía Bắc, cùng tiệp khách hàng chất lượng sẽ sẽ tạo lợi thế cạnh tranh vượt trội.
Link tải báo cáo full:
https://static.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2020_07_11/batdongsankhucn_HZIV.pdf
11. Báo cáo ngắn cổ phiếu D2D (Mirae) – Ngày 07/07/2020
- Kết quả năm 2019, doanh thu thuần và lãi ròng lần lượt đạt 763 tỷ và 375 tỷ đồng, lần lượt tăng 170% và 298% so với cùng kỳ: 1) doanh thu kinh doanh bất động sản ở mức 686 tỷ đồng, tăng 230% cùng kỳ trong đó hạch toán dự án Khu dân cư Lộc An với doanh thu 587 tỷ đồng; 2) doanh thu mảng cho thuê hạ tầng khu công nghiệp đạt 65 tỷ đồng, tăng nhẹ 3%YoY; 3) biên lợi nhuận gộp tăng từ 31,3% lên mức 62,2%; 4) lãi tiền gửi đạt 49,8 tỷ đồng, tăng 110% cùng kỳ.
- Kết quả Quý 1/2020, doanh thu thuần và lãi ròng đạt 81 tỷ và 49 tỷ đồng, lần lượt tăng lần lượt 32% và 24% cùng kỳ: 1) doanh thu kinh doanh bất động sản đạt 58,8 tỷ đồng, tăng 44% cùng kỳ trong đó dự án Khu dân cư Lộc An đạt 57,4 tỷ đồng, tăng 166% cùng kỳ; 2) các mảng hoạt động khác như cho thuê khu công nghiệp, cho thuê sạp, ki ốt chợ, dịch vụ khác ở mức tương đương cùng kỳ.
- D2D sở hữu cơ cấu tài chính lành mạnh khi không có nợ vay. Đặc biệt, tổng lượng tiền, tương đương tiền & đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 1.360 tỷ đồng, bằng đến 164% vốn chủ sở hữu và cao hơn cả vốn hóa thị trường của D2D.
- D2D có chính sách cổ tức ổn định bằng tiền, dự kiến năm 2020 ở mức 30%, tương ứng cổ tức/thị giá khoảng 5,5%.
- Doanh thu và lãi ròng năm 2020 dự báo ở mức 538 tỷ và 329 tỷ đồng, giảm 30% và 12% so với cùng kỳ: 1) doanh thu mảng kinh doanh bất động sản ở mức 450 tỷ, giảm 34% cùng kỳ, do đóng góp từ dự án KDC Lộc An giảm mạnh và đóng góp chính đến từ dự án DCN Châu Đức và Chung cư D2D; 2) các mảng hoạt động cho thuê khu công nghiệp & khác dự báo đạt 88 tỷ, ở mức tương đương năm ngoái; 3) doanh thu tài chính dự kiến tăng 81% nhờ lãi từ đầu tư tài chính ngắn hạn gia tăng mạnh đạt mức 92 tỷ đồng.
- Mirae đánh giá TÍCH CỰC dành cho D2D khi doanh thu thường vượt kế hoạch tốt và duy trì tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) ổn định ở mức cao trong nhiều năm, cùng với nền tảng tài chính rất mạnh.
Link tải báo cáo full:
http://images1.cafef.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/D2D_070720_MIRAE.pdf
12. Báo cáo cập nhật cổ phiếu GAS (PSI) _ Ngày 07/07/2020
- Cập nhật tình hình doanh nghiệp quý 2.2020: LNST 6 tháng đầu năm ước đạt 3.930 tỷ. PV GAS ghi nhận tổng doanh thu ước đạt 33.438 tỷ đồng, bằng 106% kế hoạch 6 tháng, giảm 14,6% cùng kỳ năm trước.
- GAS tăng 50% kế hoạch cổ tức tiền mặt năm 2019 lên 4.500 đồng/CP (lợi suất 7,1%).
- Nguồn khí từ bể Nam Côn Sơn nửa đầu năm 2020 ước tính giảm 3,5 triệu m3/ngày đêm so với cùng kỳ
- Dự án đường ống thu gom, vận chuyển khí mỏ Sao Vàng – Đại Nguyệt lùi kế hoạch hoàn thành từ quý III.2020 sang quý IV.2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh.
- Tiến độ của dự án mỏ khí Sư Tử Trắng – giai đoạn 2 dự kiến lùi thêm 1 năm: Theo tài liệu ĐHCĐ, GAS đặt mục tiêu đón dòng khí đầu tiên từ mỏ Sư Tử Trắng – giai đoạn 2 vào quý 4/2023 so với kế hoạch ban đầu là năm 2022. Dự án đã hoàn thành xong FS và đang trình phê duyệt.
- Dự phóng KQKD năm 2020: PSI điều chỉnh giá dầu Brent trung bình trong báo cáo trước từ 35 USD/thùng lên 42 USD/thùng trong năm 2020. Với giả định trên PSI ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2020 của GAS đạt 11,638 tỷ (-22,8% so với 2019) và lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ giảm còn 9,156 tỷ đồng (tương đương -23%)
Link tải báo cáo full:
http://images1.cafef.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/GAS_070720_PSI.pdf
13. Báo cáo cập nhật cổ phiếu GAS (PSI) _ Ngày 09/07/2020
- Kết quả Quý 1/2020 doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 1,573 tỷ (-40 % YoY) và 62 tỷ (- 73% YoY): 1) Doanh thu bán hàng hóa -chiếm 40% tỷ trọng doanh thu chính của AAA, giảm 46.5% so với cùng kỳ; 2) không còn ghi nhận doanh thu thuê đất và bán nhà xưởng với giá trị lần lượt 138 tỷ và 329 tỷ trong quý 1/2019; 3) doanh thu tài chính giảm mạnh (-32% YoY) nguyên nhân đến từ việc không còn ghi nhận hoạt động bán công ty con trong quý 1/2019.
- AAA đang là doanh nghiệp dẫn đầu doanh thu xuất khẩu túi nhựa tại Việt Nam với giá trị đạt 144 triệu USD (3.334 tỷ đồng) tăng nhẹ 0,4% so với cùng kỳ: 1) Châu u chiếm khoảng 50% giá trị xuất khẩu, tuy nhiên khu vực này có sự sụt giảm giá trị khoảng 10% do quy định cấm đồ nhựa sử dụng một lần, đã được áp dụng tại một số nước Châu u và đang được Liên minh Châu u ủng hộ; 2) Điểm tích cực là AAA đã đẩy mạnh thành công việc xuất khẩu sang các thị trường Mỹ và Nhật với mức tăng trưởng giá trị đạt 12% và 36%.
- AAA đang có 7 nhà máy với tổng công suất thiết kế đạt 96,000 tấn/năm; là đơn vị đứng đầu ngành sản xuất bao bì nhựa về công suất hoạt động ở khu vực Đông Nam Á.
- Hiệp định EVFTA kỳ vọng được áp dụng chính thức từ quý 3/2020 khi đó thuế xuất khẩu của AAA sẽ được giảm từ 3% về 0% giúp tăng năng lực cạnh tranh, trong điều kiện các sản phẩm Trung Quốc chịu thuế 6,5%.
- Năm 2020, Mirae ước tính doanh thu và lãi ròng lần lượt đạt 8.682 tỷ đồng và 356 tỷ đồng, lần lượt giảm 6,2% và 22,8% so với cùng kỳ: 1) việc giá dầu giảm mạnh năm 2020 sẽ làm doanh thu mảng túi nhựa giảm ;2) mảng khu công nghiệp dự báo khó khăn hơn với doanh thu ước đạt 470 tỷ, giảm 33% so với năm 2019 với giá cho thuê giảm 15% cùng kỳ; 3) mảng thương mại kỳ vọng giảm nhẹ doanh thu 2% với biên lợi nhuận gộp duy trì 2,6%.
- EPS forward 2020 ước đạt 2.078 đ/cp, tương ứng P/E forward 2020 ở mức 6,1 lần. Đây là mức P/E có phần hấp dẫn nếu so sánh trong 5 năm gần đây. Mirae đánh giá TÍCH CỰC dài hạn dành cho AAA.
Link tải báo cáo full:
http://images1.cafef.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/AAA_100720_MIRAE.pdf
14. Báo cáo ngắn cổ phiếu PTB (Mirae) _ Ngày 09/07/2020
- Năm 2020, đón nhận thông tin tích cực từ hiệp định EVFTA, PTB đặt trọng tâm tăng trưởng mảng gỗ. Trong kế hoạch kinh doanh 2020, tỷ trọng đóng góp của mảng gỗ đã tăng từ 37% (2019) lên 49% (2020) về doanh thu và 27,2% (2019) lên 38,2% (2020) về LNTT.
- Đánh giá tình hình 2020 có nhiều khó khăn hơn thuận lợi, HĐQT PTB đã đưa kế hoạch thận trọng với chỉ tiêu doanh thu đạt 5.160 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ, trong khi đó LNTT đạt 460 tỷ đồng, giảm 16% so với thực hiện 2019.
- Kết thúc quý 1/2020, PTB ghi nhận 1.214 tỷ đồng doanh thu, tương đương cùng kỳ 2019, tuy nhiên các khoản chi phí đồng loạt gia tăng khiến Công ty chỉ mang về gần 61 tỷ đồng lãi ròng, giảm 28% so với kết quả quý 1/2019. PTB cũng đưa ra kế hoạch kinh doanh quý 2 với 1.224 tỷ đồng doanh thu và 120 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, theo đó dự kiến 6 tháng PTB đạt 2.443 tỷ đồng doanh thu và 197 tỷ đồng LNTT, thực hiện lần lượt 47% doanh thu và 42,8% LNTT kế hoạch.
- Trong ngắn hạn, theo quan điểm của Mirae, PTB có thể sẽ hướng đến vùng 60.000 đ/cp, tăng 14,2% so với giá đóng của ngày 09/07/2020.
Link tải báo cáo full:
http://images1.cafef.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/PTB_100720_MIRAE.pdf
15. Báo cao nhanh cổ phiếu PAC (VCBS) – Ngày 09/07/2020
- KQKD Q1.2020: Mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid 19, doanh thu PAC vẫn tăng trưởng nhẹ. Doanh thu Q1.2019 đạt 903 tỷ đồng (+1,1% yoy, đạt 24% KH năm). Với việc giảm chiết khấu hàng bán, DTT Q1.2020 đạt 821 tỷ đồng (+8% yoy). Về cơ cấu doanh thu, DTT nội địa đạt 622 tỷ đồng (+4,7% yoy, chiếm 76% tổng DT), DTT khu vực xuất khẩu duy trì ổn định , đạt 199 tỷ đồng (+19,3% yoy, chiếm 24% DT).
- Thống nhất tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt 2019 là 20% mệnh giá. Tỷ lệ chi trả cổ tức lên tới 56% LNST.
- Tăng trích lập quỹ đầu tư phát triển để đủ vốn tự có cho việc xây dựng nhà máy An Phước. Từ năm 2019, công ty tiến hành trích lập quỹ đầu tư phát triển lên tới 47% LNST thay vì 15% như thời điểm trước đó đồng nghĩa với việc giảm tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền để tập trung tích lũy vốn đầu tư cho nhà máy An Phước
- Đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất ắc quy khô (VRLA), ắc quy miễn bảo dưỡng (CMF) đáp ứng nhu cầu thị trường tăng cao.
- Lộ trình thoái vốn của Tập đoàn HCVN. Theo chia sẻ của đại diện Vinachem, hiện nay Vinachem đang tạm ngưng việc thoái vốn tại PAC và cũng sẽ không đầu tư thêm
- VCBS khuyến nghị Năm Giữ đối với PAC trong năm 2020. Hiện tại, EPS trailing đến cuối Q1/2020 ở mức 3.536 đồng/cp, PE trailing khoảng 5,83 lần, với thị giá đóng cửa ngày 01/07/2020 là 20.600 đồng/cp, lợi tức của PAC đang ở mức 9,7% khá hấp dẫn cho việc mua nắm giữ.
Link tải báo cáo full:
http://images1.cafef.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/PAC_100720_VCBS.pdf
16. Báo cáo ngắn cổ phiếu DPM (Mirae) – Ngày 09/07/2020
- DPM đang sở hữu công suất thiết kế 540.000 tấn NH3/năm; 800.000 tấn phân đạm/năm, và 250.000 tấn phân NPK/năm. Thị phần DPM đang chiếm khoảng 40% nhu cầu phân đạm trên toàn quốc năm 2019.
- Cổ tức DPM năm 2020 kỳ vọng đạt 10% bằng tiền, đây là mức cổ tức khả quan tương ứng cổ tức/thị giá ước đạt hơn 7%. DPM là doanh nghiệp có nền tảng tiền mặt dồi dao, cơ cấu nợ vay thấp.
- Đạm Phú Mỹ cho biết sản lượng hàng bán phân Ure tăng đến 46% so với cùng kỳ giúp doanh thu tăng. Ngoài ra, giá khí là nguyên liệu đầu vào chính của sản phẩm Đạm Phú Mỹ, đã giảm so với cùng kỳ làm cho giá thành sản phẩm của công ty thấp hơn.
- Năm 2020, nhà máy Ure của DPM dự kiến sẽ hoạt động đầy đủ công suất sau giai đoạn bảo dưỡng sửa chữa mất 72 ngày vào nửa đầu năm 2019. Đây là nhân tố kỳ vọng đột biến hơn trong sản lượng sản xuất trong năm 2020.
- Dự báo doanh thu và lãi ròng năm 2020 đạt 9.122 tỷ đồng và 660 tỷ đồng, lần lượt tăng 33,5% và 78,1% so với cùng kỳ: 1) sản lượng phân ure tiêu thụ ước đạt 801 ngàn tấn, tăng 13,1% cùng kỳ; 2) biên lợi nhuận cải thiện từ 16,9% lên 17,9% nhờ chi phí g giá khí đầu vào giảm; 3) chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp dự kiến tăng 7%YoY ở mức 832 tỷ đồng do việc đẩy mạnh trở lại lượng hàng bán.
Link tải báo cáo full:
http://images1.cafef.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/DPM_090720_MIRAE.pdf
Quý nhà đầu tư lưu ý:
- Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
———-Team LTBNM tổng hợp ————-