TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 16/11 – 20/11/2020

Lượt xem: 2526 | Ngày đăng: 28/11/2020 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 16/11 – 20/11/2020

  1. VTP [Khả quan – 121,000đ/cp]: Bảng giá dịch vụ mới hướng đến định vị thị trường tốt hơn – SSI – Cập nhật kết quả kinh doanh – 16/11/2020
  2. POW [MUA – 12,000đ/cp]: Vượt qua khó khăn – BSC – Báo cáo phân tích doanh nghiệp – 16/11/2020
  3. IJC [MUA – 17,300đ/cp]: Tiềm năng dài hạn – BSC – Báo cáo cập nhật doanh nghiệp – 16/11/2020
  4. DPM [Tích lũy – 17,600đ/cp]: Hưởng lợi tạm thời nhờ giá dầu giảm và nhu cầu phân bón thế giới – VDSC – 16/11/2020
  5. ACB [Tích lũy – 29,950đ/cp]: KQKD quý 3 tốt hơn kỳ vọng – VDSC – 16/11/2020
  6. DGW [Outperform – 78,500đ/cp]: Định giá tiếp tục được đánh giá lại trên triển vọng KQKD khả quan và gia tăng năng lực thương thảo – BVSC– 16/11/2020
  7. HDG [Phù hợp thị trường – 25,000đ/cp]: Mục tiêu lợi nhuận đúng kỳ vọng – SSI – 17/11/2020
  8. PVS [Phù hợp thị trường – 16,200đ/cp]: Khối lượng công việc mảng M&C dự kiến giảm trong năm 2021; cổ tức hấp dẫn – SSI – 17/11/2020
  9. PVS [MUA – 18,300đ/cp]: Sau cơn mưa trời lại sáng – BSC – Báo cáo cập nhật doanh nghiệp – 17/11/2020
  10. HPG [Khả quan – 40,500đ/cp]: Trên đà tăng trưởng – VND – 17/11/2020
  11. GMD [Khả quan – 30,800đ/cp]: Gemalink vận hành đúng tiến độ – SSI – 18/11/2020
  12. TCB [Khả quan – 29,300đ/cp]: KQKD 9T/2020 dẫn đầu ngành ngân hàng – VND – 18/11/2020
  13. VHC [MUA – 51,700đ/cp]: Chờ đợi cơ hội phục hồi mạnh mẽ sau dịch Covid-19 – FPTS – Báo cáo cập nhật định giá – 18/11/2020  
  14. PVT [Khả quan – 14,750đ/cp]: Các hoạt động mở rộng đội tàu dự kiến được thực hiện trở lại trong năm 2021 – VCSC – Cập nhật – 17/11/2020
  15. HT1 [MUA– 19,750đ/cp]: Kỳ lân xanh vươn mình – Cập nhật doanh nghiệp – 19/11/2020
  16. LHG [Không đánh giá]: Khu công nghiệp Long Hậu 3 là động lực tăng trưởng chính – VCSC – 17/11/2020
  17. LPB [Trung lập]: Các yếu tố tích cực đã phản ánh vào giá – VND –18/11/2020  
  18. MWG [Khả quan– 151,200đ/cp]: Hồi phục mô hình chữ V – VND – Báo cáo cập nhật – 18/11/2020
  19. MWG [MUA – 147,000đ/cp]: Cập nhật cuộc họp với chuyên viên phân tích – SSI – 20/11/2020
  20. PLX [Khả quan – 55,700đ/cp]: Phục hồi nhẹ trong Q3/2020 nhờ sản lượng bán lẻ xăng dầu tăng trưởng tốt và tỷ suất lợi nhuận ổn định – SSI – 20/11/2020
  21. VTP [Mua – 131,000đ/c]: Tăng trưởng doanh thu chuyển phát chuẩn bị tăng tốc – VCSC – 18/11/2020
  22. PNJ: Nhu cầu diễn biến tích cực, các chiến lược kinh doanh mới – VCSC – Báo cáo thăm doanh nghiệp – 18/11/2020
  23. DRC [Outperform – 26,400đ/cp] Phục hồi tốt hậu COVID-19; Định giá rẻ – BVSC – 20/11/2020

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

1. VTP [Khả quan – 121,000đ/cp]: Bảng giá dịch vụ mới hướng đến định vị thị trường tốt hơn – SSI – Cập nhật kết quả kinh doanh – 16/11/2020

  • Doanh thu Q3/2020 tăng 137% so với cùng kỳ, lợi nhuận trước thuế tăng 5% so với cùng kỳ, do đợt giảm giá mới. Lũy kế 9T2020 lợi nhuận trước thuế tăng 14,9% so với cùng kỳ, hoàn thành 62% kế hoạch năm 2020.
  • Việc thoái vốn của Tập đoàn Viettel (6% cổ phần ở VTP) đã hoàn thành ngày 11/11/2020. Hiện chưa có kế hoạch thoái vốn thêm.
  • Lặp lại khuyến nghị KHẢ QUAN. Giá mục tiêu 1 năm mới là 121.000 đồng/cp (12% so với giá hiện tại) (từ 112.000 đồng/cp như báo cáo trước đây), dựa trên tăng trưởng ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2021 mới là 35% so với cùng kỳ (ước tính cũ là +44,8% so với cùng kỳ).

Link tải full báo cáo:

https://drive.google.com/file/d/1K2NQRd-YEKMz0TJ-oPH8tqnEH49DjB3L/view

2. POW [MUA – 12,000đ/cp]: Vượt qua khó khăn – BSC – Báo cáo phân tích doanh nghiệp – 16/11/2020

  • Định giá: BSC khuyến nghị MUA cho cổ phiếu POW với giá mục tiêu 12,000 đồng/cp, upside 20% so với giá ngày 15/11/2020. Định giá dựa trên phương pháp EV/EBITDA với kỳ vọng: (1) Mỏ Sao Vàng – Đại Nguyệt bắt đầu vận hành từ cuối năm 2020 giúp bù đắp khí thiếu hụt cho NMĐ NT1 & NT2; (2) Nhà máy Vũng Áng tiếp tục duy trì hiệu suất hoạt động ổn định và (3) tình hình thủy văn thuận lợi giúp thúc đẩy sản lượng các nhà máy thủy điện.
  • Catalyst: Thị trường sẽ đón nhận dòng tiền mới từ các quỹ đầu tư theo bộ chỉ số MSCI FM Index và MSCI FM 100 Index từ tháng 11/2020 khi Kuwait nâng hạng. Theo đó, tỷ trọng cổ phiếu POW trong quỹ iShare dự kiến tăng từ 0.13% lên 0.33%.
  • Rủi ro: (1) tỷ giá tăng làm ảnh hưởng tới LNST của doanh nghiệp. (2) giá khí và than tăng do nguồn cung trong nước hạn chế. (3) bị cạnh tranh bởi các nhà máy điện năng lượng tái tạo.

Link tải full báo cáo:

https://drive.google.com/file/d/1RHpVLIQERXkM6BSTYrhISDeSawfqQh5_/view

3. IJC [MUA – 17,300đ/cp]: Tiềm năng dài hạn – BSC – Báo cáo cập nhật doanh nghiệp – 16/11/2020

  • Định giá: BSC đưa ra khuyến nghị MUA cổ phiếu IJC với giá mục tiêu 17,300 đồng/cp (+30.3% so với mức giá đóng cửa ngày 16/11/2020) dựa trên phương pháp RNAV với mức chiết khấu WACC = 13% cho các dự án bất động sản và mảng thu phí với mức tỷ lệ chiết khấu rủi ro là 10% về rủi ro chung của thị trường bất động sản.
  • Quan điểm đầu tư: (1) Mảng thu phí mang lại thu nhập và dòng tiền ổn định cho IJC, về dài hạn IJC sẽ được hưởng lợi lớn khi hạ tầng giao thông các khu vực được kết nối. (2) IJC đứng vị trí số 1 về quy mô Vốn hóa, Hiệu quả hoạt động kinh doanh và Quy mô quỹ đất trong nhóm công ty con của Becamex. (3) Dư địa tăng trưởng mảng BĐS của IJC trong trung hạn còn lớn nhờ Khu vực thu hút vốn đầu tư FDI lớn và Đầu tư công giúp hạ tầng cải thiện. (4) Duy trì trả cổ tức bằng tiền mặt đều đặn.
  • Rủi ro: (1) Kế hoạch mở bán các dự án bị chậm lại do vấn đề pháp lý và dịch Covid-19. (2) Rủi ro chung ngành bất động sản (lãi suất cho vay, tính chu kỳ ngành)

Link tải full báo cáo:

https://drive.google.com/file/d/1vX6xZ6LfuJxjUC2JwvBJ6AucMhPI9RI9/view

4. DPM [Tích lũy – 17,600đ/cp]: Hưởng lợi tạm thời nhờ giá dầu giảm và nhu cầu phân bón thế giới – VDSC – 16/11/2020

  • Hiệu quả mảng ure sẽ giảm dần khi giá khí đầu vào ngày một cao trong khi mảng NPK vẫn cần thêm nhiều thời gian để có thể góp phần đáng kể vào lợi nhuận chung. VDSC bảo lưu quan điểm DPM không còn nhiều động lực tăng trưởng và đơn thuần chỉ là một công ty chi trả cổ tức, mặc cho kết quả khả quan năm nay.
  • Luật thuế GTGT mới, nếu được thông qua, sẽ hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất phân bón. Tuy nhiên, với các chỉ đạo của Chính phủ về điều chỉnh giá bán, DPM có thể sẽ không hưởng lợi nhiều từ chính sách này.
  • VDSC nâng giá mục tiêu từ 15.000 đồng/cp lên 17.600 đồng/cp nhằm phản ánh kết quả bất ngờ trong Q3. Với cổ tức tiền mặt 12 tháng tới 2.000 đồng/cp, VDSC khuyến nghị TÍCH LŨY cổ phiếu DPM với tổng mức sinh lời 12%.

Link tải full báo cáo:

https://drive.google.com/file/d/16-RyjbPuhi8luVnrUVBnD18BN_adqV6p/view

5. ACB [Tích lũy – 29,950đ/cp]: KQKD quý 3 tốt hơn kỳ vọng – VDSC – 16/11/2020

  • VDSC duy trì quan điểm tích cực trong dài hạn đối với ACB dựa trên hoạt động cho vay lành mạnh, lượng khách hàng phân khúc trung và cao cấp trung thành, thanh khoản tốt và bộ đệm vốn an toàn.
  • Thỏa thuận bancassurance độc quyền với Manulife sẽ là động lực mạnh mẽ cho đà tăng trưởng ổn định của thu nhập dịch vụ, trong bối cảnh thị trường banca còn nhiều dư địa.
  • Trong chu kỳ xấu, hoạt động kinh doanh cốt lõi thận trọng và hiệu quả, khả năng mở rộng tập khách hàng trung thành cũng như duy trì tỷ lệ đòn bẩy là những luận điểm thuyết phục để tin rằng ACB sẽ thể hiện vượt trội hơn ngành.
  • Tuy nhiên, khẩu vị rủi ro thấp cũng là con dao hai lưỡi, nên VDSC không đánh giá ACB sẽ là ngân hàng tăng trưởng hàng đầu trong chu kỳ tín dụng mở rộng. Do đó, phần bù của ACB đối với hệ số định giá của trung bình ngành sẽ không quá vượt trội.
  • ACB hiện đang giao dịch ở mức 26.500 đồng, tương đương PBR 2021 là 1,3 lần. VDSC ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu là 29.950 đồng/cổ phiếu. Nếu không chia cổ tức bằng tiền mặt trong 12 tháng tới, tổng mức tăng sẽ là 13%. VDSC lặp lại khuyến nghị TÍCH LŨY đối với cổ phiếu.

Link tải full báo cáo:

https://drive.google.com/file/d/1wSmp8ZmyoZJrfoVj0ZbQbhXf-QCnhZoz/view

6. DGW [Outperform – 78,500đ/cp]: Định giá tiếp tục được đánh giá lại trên triển vọng KQKD khả quan và gia tăng năng lực thương thảo – BVSC– 16/11/2020

  • Theo quan điểm của BVSC, DGW đang ở vị thế tốt để hưởng lợi từ các xu hướng mới nổi của thị trường CNTT-TT Việt Nam, bao gồm: (1) Xu hướng gia tăng hợp nhất của thị trường phân phối laptop, và (2) Chu kỳ thay thế mới cho điện thoại di động khi 2G ngừng hoạt động và phát triển 5G.
  • Triển vọng tương lai rất hứa hẹn, được hỗ trợ bởi sự phục hồi mạnh mẽ của các phân khúc có tỷ suất lợi nhuận cao hơn (thiết bị văn phòng và hàng tiêu dùng), tạo ra cơ cấu doanh thu tốt hơn và mở rộng tỷ suất lợi nhuận gộp.
  • BVSC cũng thích mô hình kinh doanh của DGW, tạo sự khác biệt với các công ty phân phối khác thường chỉ cung cấp dịch vụ đơn lẻ, giá trị thấp. Quản lý dòng tiền từ HĐKD hiệu quả gần đây không chỉ cho phép DGW giữ đòn bẩy ở mức hợp lý, mà nó còn chứng tỏ khả năng thương thảo của công ty tốt hơn đối với các nhà cung cấp và khách hàng của mình.
  • BVSC kỳ vọng triển vọng tăng trưởng KQKD mạnh mẽ của Công ty và khả năng thương thảo gia tăng sẽ tiếp tục hỗ trợ đánh giá lại định giá của DGW trong những năm tới.

Link tải full báo cáo:

https://drive.google.com/file/d/1VmAMBMCbhOo8cIAs58XM0IrN966xGXo3/view

7. HDG [Phù hợp thị trường – 25,000đ/cp]: Mục tiêu lợi nhuận đúng kỳ vọng – SSI – 17/11/2020

  • HDG đã công bố kết quả kinh doanh Q3/2020, với tổng doanh thu thuần hợp nhất lũy kế 9T2020 đạt 3,8 nghìn tỷ đồng (+23% so với cùng kỳ) và LNST đạt 962 tỷ đồng (+21% so với cùng kỳ), lần lượt hoàn thành 71% và 82% kế hoạch năm 2020. Kết quả tích cực này chủ yếu đến từ việc bàn giao dự án Centrosa, cũng như hiệu quả hoạt động được cải thiện của mảng năng lượng với các dự án mới như Hồng Phong và Infra.
  • Trong năm 2020, do tiến độ bàn giao dự án Centrosa được đẩy nhanh, SSI nâng ước tính LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ (NPATMI) năm 2020 lên 16% so với ước tính gần đây nhất lên 1,1 nghìn tỷ đồng (+17% so với cùng kỳ).
  • Trong năm tới, SSI ước tính NPATMI của công ty sẽ đạt mức tương tự 2020 với việc bàn giao đợt đầu tiên của dự án Charm Villa, trong khi mảng năng lượng tái tạo sẽ tăng trưởng hơn nữa từ mức tỷ trọng 15% tổng doanh thu trong năm 2020 lên 30% trong năm 2021.
  • SSI cho rằng chiến lược của công ty khi chuyển hướng sang hoạt động kinh doanh mảng năng lượng tái tạo là một bước tiến vững chắc trong tương lai. Tuy nhiên, khả năng mở rộng công suất phát điện của HDG phụ thuộc nhiều vào cơ chế hỗ trợ giá của Chính phủ, cũng như khả năng tìm kiếm dự án phù hợp cho mục đích M&A trong thời gian tới.
  • Dựa trên các dự án danh mục đầu tư hiện tại, SSI lặp lại khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG đối với HDG, với giá mục tiêu 1 năm không đổi là 25.000 đồng/cổ phiếu.

Link tải full báo cáo:

https://drive.google.com/file/d/1LQYumvi0-mIE_lqvGoXqa6Y3d8A4jA5s/view

 

8. PVS [Phù hợp thị trường – 16,200đ/cp]: Khối lượng công việc mảng M&C dự kiến giảm trong năm 2021; cổ tức hấp dẫn – SSI – 17/11/2020

  • Giá cổ phiếu đã tăng 20% kể khuyến nghị của chúng tôi vào ngày 24/6/2020, SSI cho rằng cổ phiếu PVS được định giá hợp lý và hạ khuyến nghị cổ phiếu xuống Phù hợp thị trường từ Khả quan.
  • Mặc dù SSI tăng giá mục tiêu 1 năm lên 16.200 đồng/cp (từ 15.300 đồng/cp) [tương ứng với ROI là 16%, bao gồm tỷ suất cổ tức là 6,6%], do SSI áp dụng ước tính lợi nhuận năm 2021 và nâng hệ số P/E mục tiêu lên 12x từ 11x kết hợp với phương pháp DCF.
  • Trong Q3/2020, PVS đã ghi nhận kết quả khả quan với doanh thu thuần đạt 6,0 nghìn tỷ đồng (+28,4% so với cùng kỳ) và lợi nhuận ròng đạt 223 tỷ đồng (+165% so với cùng kỳ). Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, doanh thu đạt 14,7 nghìn tỷ đồng (+8,5% so với cùng kỳ), LNST đạt 635 tỷ đồng (đi ngang so với cùng kỳ) và LNST của cổ đông công ty mẹ (NPATMI) đạt 575 tỷ đồng (-11% so với cùng kỳ).
  • Nhờ kết quả kinh doanh khả quan đạt được trong Q3/2020 do đó chúng tôi điều chỉnh ước tính LNST năm 2020 và 2021 của PVS lần lượt đạt 764 đồng (-5,5% so với cùng kỳ) và 685 tỷ đồng (-10,4% so với cùng kỳ). Ước tính lợi nhuận năm 2021 giảm là do tổng giá trị hợp đồng còn lại (backlog) đã được xác nhận cho mảng M&C giảm mạnh (-44% so với cùng kỳ).
  • SSI chỉ đưa vào trong ước tính giá trị hợp đồng còn lại từ các dự án đang triển khai như LNG Thị Vải, Đại Nguyệt WHP và các dự án khác. Điều đó có nghĩa là ước tính năm 2021 của SSI có thể sẽ tăng nếu PVS có thể giành được các hợp đồng EPC mới mà PVS đang đấu thầu.

Link tải full báo cáo:

https://drive.google.com/file/d/1yCE6LG5B050SZ7W373cSSK3URUcG9Tix/view

9. PVS [MUA – 18,300đ/cp]: Sau cơn mưa trời lại sáng – BSC – Báo cáo cập nhật doanh nghiệp – 17/11/2020

  • Định giá: BSC khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu PVS với giá mục tiêu 18,300 VND, +17.3% so với mức giá ngày 17/11/2020 là 15,600 VND dựa trên phương pháp P/E 2021= 10.5.
  • Luận điểm đầu tư: Các dự án dầu khí lớn được tập trung đầu tư, kỳ vọng đem lại sự tăng trưởng cho PVS.
  • Catalyst: Thị trường sẽ đón nhận dòng tiền mới từ các quỹ đầu tư theo bộ chỉ số MSCI FM Index và MSCI FM 100 Index từ tháng 11/2020 khi Kuwait nâng hạng. Theo đó, tỉ trọng cổ phiếu PVS trong quỹ iShare dự kiến tăng từ 0.09% lên 0.22% (tương đương giá trị mua 0.49 triệu USD).
  • Rủi ro: (1) Giá dầu giảm làm ảnh hưởng tiến độ các dự án. (2) Các dự án chậm tiến độ vì không đồng bộ thượng – hạ nguồn.

Link tải full báo cáo:

https://drive.google.com/file/d/1p0Db0QSxG8qDA7b8NlOSE1xnxSBxdFn6/view

10. HPG [Khả quan – 40,500đ/cp]: Trên đà tăng trưởng – VND – 17/11/2020

  • LN ròng 9T20 của HPG vượt quá kỳ vọng trước đó của chúng tôi khi đạt 89,9% dự phóng cả năm nhờ KQKD mảng thép ấn tượng.
  • VND điều chỉnh dự phóng EPS năm 2020-22 tăng 22,7-38,4% nhờ sản lượng tiêu thụ thép cao hơn và giá than luyện cốc thấp hơn dự phóng trước.
  • Duy trì khuyến nghị Khả quan và tăng giá mục tiêu lên 40.500 đồng/cp.

Link tải full báo cáo:

https://drive.google.com/file/d/1QaUZ_3S0c_oSnNbsZWSIbbHYA4TCyiBA/view

11. GMD [Khả quan – 30,800đ/cp]: Gemalink vận hành đúng tiến độ – SSI – 18/11/2020

  • SSI lặp lại khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu GMD, và nâng giá mục tiêu 1 năm từ 22.300 đồng/cp lên 30.800 đồng/cp sau khi xem xét tới mức định giá cao hơn của ngành cảng biển trong thời gian gần đây nhờ triển vọng tươi sáng hơn đối với hoạt động thương mại của Việt Nam và môi trường lãi suất thấp.
  • SSI ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2020 và 2021 lần lượt là 616 tỷ đồng (-12,6% so với cùng kỳ) và 555 tỷ đồng (-9,9% so với cùng kỳ). Gemalink sẽ là động lực tăng trưởng chính cho GMD trong dài hạn khi đi vào hoạt động trong năm 2021. Tuy nhiên, trong ngắn hạn có một số rủi ro như sau: khả năng cạnh tranh với các cảng hiện tại để gia tăng sản lượng; và thời điểm đạt hòa vốn. Cả hai yếu tố này đều rất quan trọng đối với sự thành công và do đó cần được theo dõi chặt chẽ.
  • Về dài hạn, GMD là một lựa chọn tốt giúp nhà đầu tư tham gia vào câu chuyện tăng trưởng thương mại của Việt Nam, là một trong số ít các công ty tư nhân sở hữu cảng biển nước sâu. GMD cũng sở hữu mạng lưới cơ sở logistics rộng khắp trên toàn quốc.

Link tải full báo cáo:

https://drive.google.com/file/d/1Q9q2scv_3FcoFKjiPYkLXEqXuBWVgDj7/view

12. TCB [Khả quan – 29,300đ/cp]: KQKD 9T/2020 dẫn đầu ngành ngân hàng – VND – 18/11/2020

  • LN ròng Q3/20 tăng trưởng 21,3% svck, đạt 3.099 tỷ đồng, giúp LN ròng 9T/20 đạt 8.372 tỷ đồng (+18,8% svck), hoàn thành 78,1% dự báo cả năm của VND.
  • VND tăng dự phóng EPS 0,9%-3% cho giai đoạn 2020-22, dựa trên giả định tỷ lệ NIM cao hơn.
  • Duy trì đánh giá Khả quan với giá mục tiêu cao hơn ở mức 29.300 đồng/cp.

Link tải full báo cáo:

https://drive.google.com/file/d/12Ag1dl1wfYobpjxDU85MEvmQJ7kEYCgZ/view

13. VHC [MUA – 51,700đ/cp]: Chờ đợi cơ hội phục hồi mạnh mẽ sau dịch Covid-19  – FPTS – Báo cáo cập nhật định giá – 18/11/2020

  • Mặc dù kết quả kinh doanh 9T/2020 bị ảnh hưởng tiêu cực bởi tác động của dịch COVID-19, nhưng với sự kỳ vọng về nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường trọng điểm của cá tra Việt Nam sẽ bắt đầu hồi phục kể từ cuối năm 2020. FPTS tiếp tục duy trì khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu VHC cho mục tiêu trung và dài hạn, với giá mục tiêu là 51.700 đồng/cổ phiếu.
  • Các luận điểm đầu tư: (1) Thị phần dẫn đầu trong mảng cá tra xuất khẩu Việt Nam. (2) Mảng Collagen và Gelatin tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao. (3) Hoạt động xuất khẩu cá tra Việt Nam được kỳ vọng phục hồi từ cuối năm 2020.

Link tải full báo cáo:

https://drive.google.com/file/d/1Yn_A7GXVtGEKUNfAZIKMFGRj_GKNYAqm/view

14. PVT [Khả quan – 14,750đ/cp]: Các hoạt động mở rộng đội tàu dự kiến được thực hiện trở lại trong năm 2021 – VCSC – Cập nhật – 17/11/2020

  • VCSC tăng giá mục tiêu cho Tổng CTCP Vận tải Dầu khí (PVT) thêm khoảng 17% khi tăng dự báo lợi nhuận cố lõi năm 2020 thêm 7%, cập nhật giá mục tiêu đến cuối năm 2021 và giảm tỷ lệ WACC thêm 70 điểm cơ bản. Tuy nhiên, VCSC hạ khuyến nghị từ MUA còn KHẢ QUAN khi giá cổ phiếu đã tăng khoảng 40% trong 3 tháng qua.
  • VCSC tăng dự báo lợi nhuận năm 2020 thêm 7% do số dư tiền mặt tính đến cuối quý 3 cao hơn dự kiến và thu nhập tài chính ròng cao hơn khi không có hoạt động đầu tư nào trong 9 tháng năm 2020. Trong khi đó, VCSC duy trì dự báo lợi nhuận giai đoạn 2021-2024 gần như không đổi khi VCSC kỳ vọng chi phí tài chính thấp hơn sẽ bù đắp cho tác động từ đóng góp lợi nhuận thấp hơn của các tàu chở dầu mới do tiến độ đầu tư chậm trong năm 2020/2021.
  • PVT có năng lực tài chính mạnh mẽ với số dư tiền mặt cuối kỳ đạt 147 triệu USD, tỷ lệ đòn bẩy ròng âm ở mức -10,5% tính đến cuối quý 3/2020 và triển vọng phục hồi lợi nhuận, sẽ hỗ trợ triển vọng gia tăng cổ tức tiền mặt, từ 700 đồng trong năm 2020 (lợi suất khoảng 5%) lên 1.000 đồng trong năm 2021 (lợi suất khoảng 7%).
  • Định giá của PVT hấp dẫn tại EV/EBITDA dự phóng là 4,1 lần – thấp hơn 55,9% trung vị của các công ty cùng ngành – trong khi PVT có bảng cân đối kế toán lành mạnh hơn và tỷ lệ ROE cao hơn đáng kể so với các đối thủ.
  • Yếu tố hỗ trợ: cổ tức tiền mặt năm 2020 cao hơn dự kiến. Rủi ro: giá thuê tàu quốc tế biến động mạnh.

Link tải full báo cáo:

https://drive.google.com/file/d/1DPKnX_mlZWFDetWYIPwsH9G4RtudRbU0/view

15. HT1 [MUA– 19,750đ/cp]: Kỳ lân xanh vươn mình – Cập nhật doanh nghiệp – 19/11/2020

  • Định giá: BSC khuyến nghị MUA cổ phiếu HT1 với giá mục tiêu năm 2021 là 19,750 đồng/CP dựa trên kết hợp phương pháp so sánh P/E và EV/EBITDA (tỷ trọng 50:50)
  • Luận điểm đầu tư: (1) Tiêu thụ xi măng toàn ngành dự báo sẽ tăng trưởng tốt trong năm 2021 nhờ đầu tư công và xuất khẩu sang Trung Quốc. (2) Vị thế vững chắc và việc đầu tư tăng công suất nghiền clinker thêm 14% (2022F) giúp HT1 hưởng lợi từ tăng trưởng nhu cầu toàn ngành.
  • Rủi ro đầu tư: (1) Rủi ro biến động giá nguyên vật liệu (than, điện…) (2) Rủi ro gia tăng công suất của các DN trong ngành làm trầm trọng tình trạng dư cung hiện tại.

Link tải full báo cáo:

https://drive.google.com/file/d/1PJgab_b4119mnKIOvziJbeqV7uBdkiu2/view

 

16. LHG [Không đánh giá]: Khu công nghiệp Long Hậu 3 là động lực tăng trưởng chính – VCSC – 17/11/2020

  • CTCP Long Hậu (LHG) là chủ đầu tư khu công nghiệp (KCN) có trụ sở tại Long An, hiện đang vận hành KCN Long Hậu 1 (LH1) (137 ha), KCN Long Hậu 2 (LH2) (108,5 ha) và KCN Long Hậu 3 – Giai đoạn 1 (LH3.1) (124 ha).
  • LNST 9 tháng năm 2020 tăng 37,5% YoY, phần lớn đến từ 8 ha đất KCN cho thuê tại KCN LH3.1 và đóng góp doanh thu từ các RBF hoàn thiện gần đây.
  • Với doanh thu từ LH1 và LH2 đã được ghi nhận hết, chúng tôi kỳ vọng LH3.1 sẽ là yếu tố dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận chính cho LHG từ năm 2020 trở đi.
  • Tỷ lệ P/B của LHG là 1,1 lần, cao hơn trung vị của các công ty cùng ngành là 0,6 lần. VCSC cho rằng con số này là hợp lý khi LHG có tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) LNST sau lợi ích CĐTS và ROE trung bình trong giai đoạn 2014-2020 lần lượt là 36,4% và 13,5%, cao hơn so với trung vị các công ty cùng ngành là 4,4% và 4,6%.
  • LHG chia cổ tức tiền mặt ở mức 1.500-1.900 đồng/CP trong vòng 3 năm qua. Dựa theo diễn biến tỷ lệ cổ tức/cổ phiếu trong quá khứ và kế hoạch mới nhất của LHG, VCSC dự báo tỷ lệ cổ tức/cổ phiếu đạt 1.900 đồng/CP trong năm 2020 và 2021.
  • Rủi ro: (1) bồi thường giải phóng mặt bằng tiếp tục kéo dài; (2) rủi ro trì hoãn phê duyệt giai đoạn sau của LH3; (3) mâu thuẫn giữa CT TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (IPC) và LHG liên quan đến việc đền bù tái định cư đất LH1.

Link tải full báo cáo:

https://drive.google.com/file/d/1xiFFJ9JmZLo0Zl_iXcxw38cgQO_GmgPP/view

17. LPB  [Trung lập]: Các yếu tố tích cực đã phản ánh vào giá – VND –18/11/2020

  • LN ròng Q3/20 tăng mạnh 42,5% svck do tín dụng tăng trưởng ấn tượng và chi phí dự phòng thấp.
  • LN ròng 9T20 của LPB tăng 6,4% svck, đạt 1.741 tỷ đồng nhờ tăng trưởng cao của cho vay và thu nhập phí, hoàn thành 91% dự phóng năm 2020 của VND.
  • Hạ khuyến nghị xuống TRUNG LẬP với giá mục tiêu cao hơn 13.100 đồng/cp do tăng trưởng cho vay và thu nhập ngoài lãi cao hơn.

Link tải full báo cáo:

https://drive.google.com/file/d/1P5AF7GVHD4WZHN7QbyV7c3HzPZ97wxFg/view       

18. MWG [Khả quan– 151,200đ/cp]: Hồi phục mô hình chữ V – VND – Báo cáo cập nhật – 18/11/2020

  • DT Q3/20 của MWG tăng 2,1% svck lên 26.022 tỷ đồng và LNR tăng 11,2% svck lên 950 tỷ đồng, trở lại đà tăng trưởng sau khi sụt giảm vào Q2/20.
  • DT 9T20 đạt 82.289 tỷ đồng (+ 5,8% svck) và LNR đạt 2.976 tỷ đồng (tương đương với LNR 9T19), đạt 85,8% dự báo cả năm của VND.
  • Duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN với giá mục tiêu là 151.200 đồng.

Link tải full báo cáo:

https://drive.google.com/file/d/1XqpWSUNvdfkp-VpFB6Q5kkLG7t9M1UaJ/view

19. MWG [MUA – 147,000đ/cp]: Cập nhật cuộc họp với chuyên viên phân tích – SSI – 20/11/2020

  • SSI đã tham dự cuộc họp với các nhà phân tích trực tuyến do MWG tổ chức vào ngày 13/11/2020 và nhận thấy khả năng phục hồi của MWG khi đối mặt với nhiều thách thức. Đối với mảng ICT, ban lãnh đạo dự kiến doanh thu sẽ tăng 15% so với quý trước hay tăng 6% so với cùng kỳ trong Q4/2020, bất chấp những cơn bão lớn và lũ lụt sau đó ở miền Trung (cùng những thách thức khác). Đối với mảng bách hóa, lợi nhuận trong Q3/2020 cải thiện chậm là do việc nâng cấp mô hình cửa hàng về quy mô và đầu tư vào các trung tâm phân phối. Tuy nhiên, những thay đổi này sẽ giúp mở rộng tỷ suất lợi nhuận trong dài hạn.
  • SSI duy trì ước tính cho năm 2020/2021, với doanh thu thuần ước đạt 112,4 nghìn tỷ đồng (+10% so với cùng kỳ) trong năm 2020 và 140,8 nghìn tỷ đồng (+25% so với cùng kỳ) trong năm 2021, trong khi lợi nhuận ròng năm 2020 và 2021 lần lượt ước đạt 3,9 nghìn tỷ đồng (+1% so với cùng kỳ) và 5,3 nghìn tỷ đồng (+36% so với cùng kỳ). Với mức giá 110.600 đồng/cp, MWG hiện đang giao dịch với hệ số P/E năm 2021F là 9,7x, theo quan điểm của SSI là rất hấp dẫn. SSI duy trì khuyến nghị MUA với giá mục tiêu không đổi dựa trên phương pháp SOTP là 147.000 đồng, triển vọng tăng giá là 33%. Rủi ro: ảnh hưởng kéo dài hơn dự kiến của dịch COVID-19 và có thể phải giãn cách xã hội trên toàn quốc.

Link tải full báo cáo:

https://drive.google.com/file/d/1TI7TNqIUhQmd–C0i1tGsM0E-BRKDJah/view

20. PLX [Khả quan – 55,700đ/cp]: Phục hồi nhẹ trong Q3/2020 nhờ sản lượng bán lẻ xăng dầu tăng trưởng tốt và tỷ suất lợi nhuận ổn định – SSI – 20/11/2020

  • Với giá cổ phiếu của PLX đã giảm xuống mức hấp dẫn, SSI nâng khuyến nghị đối với cổ phiếu từ PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG lên KHẢ QUAN với giá mục tiêu 1 năm là 55.700 đồng/cp – triển vọng tăng giá là 15%. Lợi nhuận của PLX trong 9T20 đạt 193 tỷ đồng, -96% so với cùng kỳ và chỉ đạt 12% kế hoạch năm chủ yếu do khoản lỗ lớn trong Q1/2020.
  • SSI tin rằng hoạt động kinh doanh cốt lõi của PLX sẽ tiếp tục đã hồi phục như đã ghi nhận trong Q3/2020 với lợi nhuận trước thuế đạt 1,1 nghìn tỷ đồng – tăng 41% so với quý trước.
  • Do LNTT trong Q3/2020 sát với ước tính, SSI duy trì ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2020 là 1,6 nghìn tỷ đồng. Với sự phục hồi của nhu cầu xăng dầu trong tháng, SSI ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2021 sẽ tăng gần gấp 3 lần so với mức cơ sở thấp trong năm 2020 lên 4,8 nghìn tỷ đồng.
  • Do LNTT phục hồi về mức dương nên PLX cũng có thể được loại ra khỏi danh sách không đủ điều kiện cho vay ký quỹ của HOSE sau khi báo cáo tài chính kiểm toán được công bố.

Link tải full báo cáo:

https://drive.google.com/file/d/1tSS0SFRFIWWIKEk8M4vnZ3gFm-86BjNT/view

21. VTP [Mua – 131,000đ/c]: Tăng trưởng doanh thu chuyển phát chuẩn bị tăng tốc – VCSC – 18/11/2020

  • VCSC duy trì khuyến nghị MUA khi đánh giá cao khả năng của Tổng CTCP Bưu chính Viettel (VTP) trong việc hưởng lợi từ thương mại điện tử (e-commerce) đang bùng nổ tại Việt Nam, thị trường có giá trị giao dịch gộp ghi nhận tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) tối thiểu là 30% trong giai đoạn 2020-2023, theo quan điểm của VCSC.
  • VCSC tăng giá mục tiêu thêm 16% khi VCSC cập nhật giá mục tiêu đến cuối năm 2021 và ghi nhận mức giảm 1,2 điểm phần trăm trong chi phí vốn chủ sở hữu của chúng tôi, còn 13,0%, dù giảm 3% dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2020-2023 khi tăng trưởng doanh thu và biên lợi nhuận gộp mảng dịch vụ 9 tháng năm 2020 thấp hơn kỳ vọng của VCSC.
  • VCSC dự báo tăng trưởng EPS sẽ giảm tốc còn 16% trong năm 2020 do các gián đoạn của dịch COVID-19 đến chi tiêu tiêu dùng và biểu giá thấp hơn của VTP, có hiệu lực từ tháng 8/2020.
  • Trong giai đoạn 2020-2023, VCSC dự báo CAGR EPS đạt 22% nhờ chi tiêu của người tiêu dùng phục hồi cùng với hệ thống bưu cục rộng khắp và các kế hoạch cải thiện hiệu suất của VTP.
  • Giá mục tiêu của VCSC tương ứng P/E dự phóng năm 2021 của VTP là 23,4 lần, so với trung vị ngành là 26,9 lần.
  • Rủi ro: thị phần giảm ảnh hưởng lợi thế quy mô; không thể cải thiện hiệu suất của chi phí; chi tiêu của người tiêu dùng thấp hơn do các gián đoạn kinh tế từ dịch COVID-19.

Link tải full báo cáo:

https://drive.google.com/file/d/1XZE5b8Hx95Tw9CI4AFiAujtpj_FnAhp0/view

 

22. PNJ: Nhu cầu diễn biến tích cực, các chiến lược kinh doanh mới – VCSC – Báo cáo thăm doanh nghiệp – 18/11/2020

Chúng tôi có quan điểm tích cực sau chuyến thăm doanh nghiệp, dựa trên:

  • Nhu cầu phục hồi tích cực sau khi các gián đoạn do dịch COVID-19 đạt đỉnh.
  • Các hoạt động marketing hiệu quả tiếp tục hỗ trợ cho KQKD tích cực gần đây.
  • Hệ thống ERP mới, bắt đầu hoạt động trong tháng 3/2019, giúp cải thiện việc quản lý hàng tồn kho, phân tích khách hàng và bán hàng trực tuyến.
  • PNJ nâng cấp các cửa hàng PNJ Gold có diễn biến kinh doanh tích cực lên mô hình PNJ Center – mô hình mới hướng đến việc cải thiện trải nghiệm của khách hàng.
  • Style by PNJ – thương hiệu phụ kiện trang sức mới nhắm đến giới trẻ.

Link tải full báo cáo:

https://drive.google.com/file/d/1G9awq38vvc7Z7SSm6yU4AGRDISO8V9cV/view

 

23. DRC [Outperform – 26,400đ/cp] Phục hồi tốt hậu COVID-19; Định giá rẻ – BVSC – 20/11/2020

  • DRC ghi nhận KQKD khả quan, phục hồi QoQ đáng kể trong Quý 3/2020 – Doanh thu thuần phục hồi đạt 946,7 tỷ (+20,0% QoQ; -2,5% YoY), trong khi LNST sau CĐTS tăng 42,1% QoQ lên 76,9 tỷ (-24,9% YoY từ mức cơ sở cao Quý 3/2019). Các động lực tăng trưởng chính: (1) Hoạt động xuất khẩu phục hồi tốt; (2) Chi phí khấu hao giảm mạnh; và (3) Sụt giảm lỗ tài chính ròng.
  • Cho năm 2020, BVSC hiện dự báo doanh thu thuần của DRC đạt 3.549,2 tỷ (-8,0% YoY) và LNST sau CĐTS đạt 232,9 tỷ (-7,0% YoY).
  • DRC ở vị thế tốt để phục hồi mạnh mẽ hậu đại dịch COVID-19. BVSC đưa ra dự báo KQKD năm 2021 cho DRC – Doanh thu thuần đạt 3.965,0 tỷ (+11,7% YoY) và LNST sau CĐTS đạt 313,7 tỷ (+34,7% YoY).
  • Chính sách chi trả cổ tức tiền mặt cao hơn trong giai đoạn bình thường mới. Với các yếu tố cơ bản vững chắc và triển vọng lợi nhuận sáng sủa, BVSC kỳ vọng DRC sẽ củng cố mức cổ tức tiền mặt cao (tỷ lệ payout giai đoạn 2016-19 là 71,2-93,0%).
  • BVSC cho rằng DRC hấp dẫn với sự kết hợp của khả năng sinh lời hàng đầu trong ngành, triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ, vị thế tài chính vững chắc và suất cổ tức hấp dẫn. Duy trì khuyến nghị OUTPERFORM với giá mục tiêu 1 năm là 26.400 đồng/cp (lợi nhuận tiềm năng: 33,8%; bao gồm lợi suất cổ tức hấp dẫn 7,2%), định giá công ty ở mức EV/EBITDA năm 2021 hợp lý là 6,0x.

Link tải full báo cáo:

https://drive.google.com/file/d/1sEd__G-zVH5MV6MoZUFvPCKeTYN4POjs/view?fbclid=IwAR00EUB66ULwefHoje2FT2ULWE9ba_YMRCOtj-Qh5DJWdeI0L4hoElHPBLk

 

Quý nhà đầu tư lưu ý:

  • Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN