Kính gửi các anh chị đầu tư!
Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 30/11 – 04/12/2020
- ELC – Báo cáo cập nhật doanh nghiệp – BSC – 01/12/2020
- VHM [MUA – 82,600đ/cp]: Xây dựng tương lai từ hôm nay – BSC – Báo cáo doanh nghiệp – 30/11/2020
- ADG: Hệ sinh thái công nghệ số là động lực tăng trưởng dài hạn – SSI – Cập nhật chuyến thăm công ty – 01/12/2020
- BCM [Phù hợp thị trường – 40,300đ/cp]: Tăng trưởng tích cực nhờ bất động sản khu dân cư trong Q3/2021 – SSI – 02/12/2020
- TCB [Khả quan – 29,300đ/cp]: Hưởng lợi nhiều nhất từ môi trường lãi suất thấp – SSI – 01/12/2020
- DGC [Theo dõi – 55,000đ/cp]: Cắt giảm chi phí từ Khai trường 25 – BSC – Báo cáo cập nhật doanh nghiệp – 01/12/2020
- VPB [Khả quan – 35,000đ/cp]: Xứng đáng mức định giá cao hơn – VND – 04/12/2020
- GMD [Trung lập – 31,400đ/cp]: Điều chỉnh dự phóng do tăng phí dịch vụ – VND – 02/12/2020
- PVS [Khả quan – 17,700đ/cp]: Sẵn sàng cho các hợp đồng mơi – VND – Báo cáo cập nhật – 04/12/2020
- VPB [Phù hợp thị trường – 30,200đ/cp]: Thương vụ bán FeCredit là tâm điểm chú ý – SSI – 04/12/2020
- PVD [Khả quan – 15,400đ/cp]: Lựa chọn tốt cho chiến lược đầu tư theo giá dầu – SSI – 04/12/2020
- FRT [Kém khả quan – 20,000đ/cp]: Mảng ĐTDĐ sẽ dẫn dắt phục hồi tăng trưởng trong năm 2021 – VCSC – Cập nhật – 30/11/2020
- ACV [Khả quan – 81,500đ/cp]: Dự án LTA được phê duyệt – đảm bảo tăng trưởng dài hạn – VCSC – Cập nhật – 30/11/2020
- VJC [Phù hợp thị trường – 123,000đ/cp]: Vượt qua một năm thách thức nhưng cần nhiều thời gian hơn để phục hồi – VCSC – Cập nhật – 01/12/2020
- SAB [MUA – 230,000đ/cp]: Diễn biến phục hồi kinh doanh tích cực – VCSC – Cập nhật – 30/11/2020
- VIB [Phù hợp thị trường – 25,700đ/cp]: Đà tăng trưởng ổn định của VIB dự kiến sẽ đối mặt cạnh tranh gay gắt hơn trong năm 2021– VCSC – Cập nhật – 30/11/2020
- GEX [MUA – 25,300đ/cp]: Triển vọng tươi sáng được dẫn dắt bởi CAV và VGC – VCSC – Cập nhật – 01/12/2020
- KDH [MUA – 31,500đ/cp]: Lợi nhuận dự báo 2021 tiếp tục tăng trưởng hai chữ số – VCSC – Cập nhật – 30/11/2020
- BSR [Phù hợp thị trường – 7,800đ/cp]: Dịch COVID-19 tiếp tục ảnh hưởng biên dầu nhiên liệu bay và biên dầu diesel – VCSC – Cập nhật – 30/11/2020
- MSN [Khả quan – 91,200đ/cp]: Các mảng kinh doanh cốt lõi có diễn biến tích cực – VCSC – Cập nhật – 1/12/2020
Quý nhà đầu tư lưu ý:
Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
1.ELC – Báo cáo cập nhật doanh nghiệp – BSC – 01/12/2020
- Định giá: Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/11/2020, cổ phiếu ELC đóng cửa ở mức giá 6,970 VND; tương đương với mức P/E là 7.0, vùng định giá thấp nhất trong 5 năm gần nhất.
- Kế hoạch kinh doanh: (1) Năm 2020, ELC đặt kế hoạch kinh doanh lần lượt là 722 tỷ doanh thu (-17.4% YoY) và 25 tỷ lợi nhuận sau thuế (-18.6% YoY). (2) Trong giai đoạn 2020 – 2023, ELC đặt kế hoạch doanh thu trên 1,000 tỷ đồng với mức tăng trưởng lợi nhuận trên 10%/năm.
- Rủi ro: (1) Rủi ro khả năng thu hồi từ các dự án cũ. (2) Rủi ro doanh nghiệp phụ thuộc vào chính sách đầu tư của chính phủ và doanh nghiệp
Link tải full báo cáo:
https://drive.google.com/file/d/1WZOp-tYkp8C0OElG7BjIfajPKXL_-u74/view
2. VHM [MUA – 82,600đ/cp]: Xây dựng tương lai từ hôm nay – BSC – Báo cáo doanh nghiệp – 30/11/2020
- Định giá: BSC khuyến nghị MUA cổ phiếu VHM với giá mục tiêu trong 1 năm tới =102.400 VND (+23,9% so với giá ngày 30/11/2020) dựa theo phương pháp RNAV (phản ánh giá trị tài sản ròng sau khi chiết khấu 155 triệu m2 sàn thương phẩm của VHM và mảng cho thuê văn phòng/thương mại) với WACC= 11,4%, tỷ lệ chiết khấu 5% và g= 1%.
- Luận điểm đầu tư:
(1) Mô hình kinh doanh thành công đã được chứng minh với danh mục dự án đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đoạn 15 năm tiếp theo.
(2) VHM được đánh giá là cơ hội tiềm năng để đầu tư vào ngành BĐS Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài.
(3) Chính sách đầu tư công, môi trường lãi suất thấp và nhân khẩu học sẽ là đòn bẩy hỗ trợ cho giá trị mở bán của VHM trong dài hạn.
(4) Hiệu quả hoạt động duy trì mức cao – Cấu trúc tài chính khoẻ.
(5) Định giá VHM đang ở mức tương đối hấp dẫn do đang chịu độ trễ nhất định so với quá khứ và so với sự phục hồi thị trường chung VNI-Index, hưởng lợi khi thị trường Việt Nam được nâng hạng.
- Rủi ro: (1) Rủi ro về tiến độ triển khai kế hoạch và hiệu quả kinh doanh dự án. (2) Rủi ro chu kỳ ngành bất động sản và chính sách pháp lý. (3) Rủi ro về các giao dịch liên quan nội bộ
Link tải full báo cáo:
https://drive.google.com/file/d/1SPHaOlmahB5iL6HWxiew2azfwo53audT/view
3. ADG: Hệ sinh thái công nghệ số là động lực tăng trưởng dài hạn – SSI – Cập nhật chuyến thăm công ty – 01/12/2020
- Quan điểm đầu tư: SSI cho rằng ADG có những điểm mạnh và thuận lợi đến từ (i) kinh nghiệm và năng lực thực hiện các chiến dịch quảng cáo; (ii) tăng trưởng của thị trường quảng cáo trực tuyến; (iii) hệ sinh thái công nghệ số giúp doanh nghiệp bổ sung thêm giá trị gia tăng cho khách hàng, đa dạng hóa nguồn thu và cải thiện biên lợi nhuận trong tương lai.
- Đối với năm 2021, khi tác động của Covid-19 dần giảm nhẹ kết hợp với tỷ trọng doanh thu từ các công ty mới trong hệ thống tăng lên, lợi nhuận sau thuế của ADG dự kiến hồi phục tích cực +33% YoY. Dựa trên giá đóng cửa vào ngày 30/11/2020, hiện ADG đang giao dịch tại mức P/E 2021F là 21,6 lần, cao hơn so với mức định giá bình quân 20,3 lần của các công ty nằm trong danh sách so sánh.
- Rủi ro: Rủi ro cạnh tranh trong ngành quảng cáo trực tuyến; Rủi ro chính sách từ các nền tảng công nghệ.
Link tải full báo cáo:
https://drive.google.com/file/d/14OnwcemHpgNjIb_-fhn5Eoc3R3k4B6H7/view
4. BCM [Phù hợp thị trường – 40,300đ/cp]: Tăng trưởng tích cực nhờ bất động sản khu dân cư trong Q3/2021 – SSI – 02/12/2020
- Doanh thu Q3 của BCM tăng 11,6% so với cùng kỳ chủ yếu nhờ vào ghi nhận chuyển nhượng đất ở cho các nhà đầu tư thứ cấp. Mặc dù doanh thu từ các khu công nghiệp giảm 27% so với cùng kỳ do không có nhà đầu tư mới, tỷ suất lợi nhuận gộp của hoạt động này cải thiện lên 54,3% do tăng giá cho thuê. Trong 9T2020, doanh thu bất động sản khu công nghiệp đạt 1.216 tỷ đồng (-27% so với cùng kỳ) trong khi doanh thu bất động sản dân cư đạt 2,7 nghìn tỷ đồng (+165% so với cùng kỳ).
- Trong năm 2021, SSI ước tính hiệu quả hoạt động kinh doanh của BCM sẽ cải thiện do nhu cầu thuê đất khu công nghiệp (KCN) hậu Covid-19 sẽ gia tăng. Trong đó, SSI ước tính BCM sẽ cho thuê được 136 ha (+35% so với cùng kỳ) đất KCN chủ yếu từ KCN Bàu Bàng mở rộng và KCN Cây Trường. Ngoài ra, SSI cũng ước tính chi phí lãi sẽ giảm 29% so với cùng kỳ sau khi hoàn trả 3,1 nghìn tỷ đồng dư nợ từ việc phát hành cổ phiếu trong năm 2021. Lợi nhuận ròng thuộc về cổ đông công ty mẹ (NPATMI) trong năm 2021 ước tăng 44,7% so với cùng kỳ đạt 2,3 nghìn tỷ đồng.
- Giá cổ phiếu BCM đã giảm 10,5% từ báo cáo ngày 9/9/2020, SSI nâng khuyến nghị cổ phiếu BCM từ BÁN lên PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG, và lặp lại giá mục tiêu là 40.700 đồng/cp (-3,2% so với giá tại ngày 1/12/2020).
Link tải full báo cáo:
https://drive.google.com/file/d/1OuvzxhbywDwxikHlNYL875XWpRXd7tlk/view
5. TCB [Khả quan – 29,300đ/cp]: Hưởng lợi nhiều nhất từ môi trường lãi suất thấp – SSI – 01/12/2020
- SSI duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu TCB, nhưng tăng giá mục tiêu 1 năm lên 29.300 đồng/cp (trước đây là 22.200 đồng/cp) – với triển vọng tăng giá là 23,6%. Với kết quả kinh doanh Q3/2020 đầy ấn tượng, VCSC tăng dự phóng LNTT năm 2020 và 2021 lần lượt thêm +8,6% và +10,9% lên 14,6 nghìn tỷ đồng (+13,4% so với cùng kỳ) và 15,8 nghìn tỷ đồng (+8,6% so với cùng kỳ).
- Trong Q3/2020, tổng thu nhập hoạt động và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 7,5 nghìn tỷ đồng (+39,9% so với cùng kỳ) và 4 nghìn tỷ đồng (+24,2% so với cùng kỳ). Lũy kế 9T2020 lần lượt đạt 19,3 nghìn tỷ đồng (+33,5% so với cùng kỳ) và 10,7 nghìn tỷ đồng (+20,9% so với cùng kỳ) – vượt cả kế hoạch của công ty và ước tính của SSI. Nợ xấu hiện tại đang có xu hướng giảm, và tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu cải thiện đáng kể.
- SSI cũng cho rằng nền kinh tế phục hồi đang diễn ra cùng với việc kiểm soát dịch Covid- 19. Với môi trường lãi suất thấp tiếp tục duy trì, SSI tin rằng hoạt động kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp của TCB sẽ phát triển mạnh do nhiều doanh nghiệp lớn có nhu cầu phát hành nợ. Hơn nữa, TCB đã vượt xa các công ty cùng ngành với hệ thống phân phối các sản phẩm đầu tư hiệu quả đối với khách hàng cá nhân.
Link tải full báo cáo:
https://drive.google.com/file/d/1rYeNifedTGCNS3eD2HQWMliC_ZeBtHkH/view
6. DGC [Theo dõi – 55,000đ/cp]: Cắt giảm chi phí từ Khai trường 25 – BSC – Báo cáo cập nhật doanh nghiệp – 01/12/2020
- Định giá: BSC khuyến nghị THEO DÕI đối với cổ phiếu DGC với giá mục tiêu 2021 là 55,000 đồng, +16.9% so với mức giá ngày 30/11/2020 là 45,500 đồng (tăng 48.6% so với giá mục tiêu cũ, do điều chỉnh kết quả kinh doanh và cổ tức của năm 2020/+11% và 2021/+21%) sau khi BSC đánh giá lại ảnh hưởng của Khai trường 25 (nhân tố quan trọng nhất trong năm 2021).
- Quan điểm đầu tư: (1) Doanh nghiệp đầu ngành với chuỗi giá trị hoàn chỉnh trong ngành nghề có rào cản gia nhập lớn. (2) Kỳ vọng năm 2021 tiếp tục tăng trưởng khả quan (+17.6% lợi nhuận sau thuế) nhờ biên gộp tăng mạnh lên mức 24.2% từ mức 22.1% khi Khai trường 25 đi vào hoạt động.
- Rủi ro: (1) Rủi ro về chính sách do xu hướng bảo vệ môi trường ngày càng được chú trọng. (2) Việc triển khai, xây dựng dự án “Tổ hợp Hóa chất Đức Giang – Nghi Sơn” bị chậm trễ.
Link tải full báo cáo:
https://drive.google.com/file/d/1MKHRtT_LwOoFpG2-qHayDomIuGFLOvvO/view
7. VPB [Khả quan – 35,000đ/cp]: Xứng đáng mức định giá cao hơn – VND – 04/12/2020
- VND dự báo CAGR EPS sẽ ở mức 16% trong giai đoạn 2020-2022 nhờ tăng trưởng tín dụng ấn tượng và tăng NIM.
- Duy trì đánh giá Khả quan với giá mục tiêu tăng lên 35.000 đồng/cp bằng cách áp dụng P/BV mục tiêu 2021 là 1,4 lần và chi phí vốn chủ sở hữu giảm.
Link tải full báo cáo:
https://drive.google.com/file/d/1gMIbOpH0A-IoEhrd2o6ozutvL-Hy_g5q/view
8. GMD [Trung lập – 31,400đ/cp]: Điều chỉnh dự phóng do tăng phí dịch vụ – VND – 02/12/2020
- VND tăng dự phóng EPS 2021-2022 11,4-11,5% nhằm phản ánh việc phí xếp dỡ tại Gemalink tăng từ năm 2021.
- VND bổ sung giá trị tài sản ngoài ngành của GMD vào định giá do GMD có ý định thoái vốn tài sản ngoài ngành gần đây.
- Duy trì đánh giá Trung lập và tăng giá mục tiêu lên 31.400đ/cp.
Link tải full báo cáo:
https://drive.google.com/file/d/14UTwJIizl8qzpEghzACAO4UsCulFPVBu/view
9. PVS [Khả quan – 17,700đ/cp]: Sẵn sàng cho các hợp đồng mơi – VND – Báo cáo cập nhật – 04/12/2020
- LN ròng 9T20 đạt 68,4% dự phóng của VND do ghi nhận chi phí dự phòng bất thường tại công ty LDLK và lợi ích cổ đông thiểu số cao.
- VND hạ dự phóng EPS 2020-2022 từ 5,0-13,6% do tiến độ các dự án lớn trong nước như Lô B, Cá Voi Xanh chậm hơn dự kiến.
- Duy trì đánh giá Khả quan và tăng giá mục tiêu lên 17.700đ/cp do chuyển mô hình định giá DCF sang năm 2021 và sử dụng P/E mục tiêu mới là 8,4 lần.
Link tải full báo cáo:
https://drive.google.com/file/d/1ixIE1Zo_7CCASk1L3IaqWgcjMU2TvqSn/view
10. VPB [Phù hợp thị trường – 30,200đ/cp]: Thương vụ bán FeCredit là tâm điểm chú ý – SSI – 04/12/2020
- SSI duy trì khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG đối với cổ phiếu VPB, mặc dù tăng giá mục tiêu 1 năm lên 30.200 đồng/cp (từ 25.000 đồng/cp) khi áp dụng ước tính năm 2021 làm cơ sở định giá và tính đến việc IPO/chuyển nhượng thành công cổ phần của công ty con FeCredit trong năm 2021.
- Giao dịch này sẽ giúp VPB củng cố bảng cân đối kế toán và vị thế để giải quyết các tài sản có vấn đề tốt hơn. Tuy nhiên, rủi ro tín dụng là vấn đề thách thức đối với VPB, cùng với việc tăng vốn FeCredit, nền kinh tế phục hồi sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát cũng sẽ giúp tỷ lệ thu hồi nợ tái cấu trúc cải thiện.
- SSI ước tính tăng trưởng lợi nhuận trước thuế so với cùng kỳ trong năm 2020 và 2021 lần lượt là 10,8% và 10,1%, đạt 11,4 nghìn tỷ đồng và 12,6 nghìn tỷ đồng – nâng ước tính EPS lần lượt thêm 5,5% và 9,1%.
Link tải full báo cáo:
https://drive.google.com/file/d/1SiqL5C8GFaN2dqjgBS5EXAsmneMTgWfx/view
11. PVD [Khả quan – 15,400đ/cp]: Lựa chọn tốt cho chiến lược đầu tư theo giá dầu – SSI – 04/12/2020
- SSI nâng khuyến nghị cổ phiếu PVD lên KHẢ QUAN, giá mục tiêu 1 năm lên 15.400 đồng/cp (từ 11.450 đồng/cp) – với triển vọng tăng giá là 18,5%. SSI cũng nâng dự báo lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ (NPATMI) năm 2020 và 2021 thêm 88% và 47% lần lượt đạt 136 tỷ đồng và 178 tỷ đồng, để phản ánh lợi nhuận từ công ty liên kết cao hơn và khả năng thu hồi nợ xấu tốt hơn.
- PVD cũng sẽ được hưởng lợi từ triển vọng tươi sáng hơn đối với giá dầu thế giới trong năm 2021, khi niềm tin về việc vắc xin Covid-19 sẽ được phân phối rộng rãi bắt đầu từ đầu năm sau. OPEC+ đã quyết định cắt giảm 7,2 triệu thùng dầu/ngày kể từ tháng 1/2021 (từ mức 7,7 triệu thùng trước đó), theo SSI đây cũng là quyết định rất tích cực cho giá dầu. Nguồn cung hạn chế như vậy sẽ hỗ trợ giá dầu thô Brent lên 50 USD/thùng trong năm 2021-là kịch bản cơ sở mới của SSI, (tăng so với giả định trước đây là 47 USD/thùng).
- PVD đã vượt qua khó khăn từ dịch Covid-19 và giá dầu thấp và dự kiến sẽ đạt lợi nhuận ổn định trong năm 2020. PVD có cơ cấu chi phí hiệu quả, minh bạch và tỷ lệ đòn bẩy tài chính thấp hơn so với các công ty cung cấp dịch vụ khoan cùng ngành, điều này hỗ trợ cho việc định giá của PVD.
Link tải full báo cáo:
https://drive.google.com/file/d/12gSg8fmJU_Ly6YFPAWgGjRbxBjzykrj2/view
12. FRT [Kém khả quan – 20,000đ/cp]: Mảng ĐTDĐ sẽ dẫn dắt phục hồi tăng trưởng trong năm 2021 – VCSC – Cập nhật – 30/11/2020
- VCSC duy trì khuyến nghị KÉM KHẢ QUAN dành cho CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FRT) dù VCSC đã nâng giá mục tiêu thêm 10% nhờ cập nhật mô hình định giá đến cuối 2021 giúp bù đắp cho mức điều chỉnh giảm trong dự báo lợi nhuận của VCSC.
- VCSC điều chỉnh giảm dự phóng LNST sau lợi ích CĐTS 2021-2023 thêm 9% chủ yếu do chuỗi nhà thuốc Long Châu – chuỗi nhà thuốc của FRT – hiện đang theo sau kỳ vọng của VCSC tính theo biên LN và doanh thu của các cửa hàng mới.
- VCSC ước tính khoản lỗ ròng đóng góp từ Long Châu sẽ tăng tốc trong năm 2021 do chi phí ban đầu để mở mới các cửa hàng gia tăng nhanh chóng. Dù vậy. VCSC dự phóng biên LN ròng sẽ dần cải thiện nhờ biên LN gộp cải thiện và tối ưu hóa chi phí.
- Đối với mảng ĐTDĐ, VCSC dự báo LNST sẽ giảm mạnh 44% trong năm 2020 do tác động tiêu cực của dịch COVID-19 đến chi tiêu tiêu dùng, lượng khách đến cửa hàng và vận hành cửa hàng, và sau đó phục hồi 87% YoY trong năm 2021 từ mức cơ sở thấp.
- Yếu tố hỗ trợ tiềm năng: việc mở rộng chuỗi nhà thuốc Long Châu và khả năng sinh lời cải thiện vượt kỳ vọng của VCSC; các ngành hàng phụ tăng trưởng tích cực (cụ thể như gia tăng các nhóm sản phẩm mới) ở các cửa hàng điện thoại di động.
Link tải full báo cáo:
https://drive.google.com/file/d/12HW5ErWgiEn40XBAnvhQLfn4Nu-eztnl/view
13. ACV [Khả quan – 81,500đ/cp]: Dự án LTA được phê duyệt – đảm bảo tăng trưởng dài hạn – VCSC – Cập nhật – 30/11/2020
- VCSC tăng giá mục tiêu theo mô hình định giá chiết khấu dòng tiền (DCF) thêm 34% đạt 81.500 đồng/CP nhưng duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN khi giá cổ phiếu của Tổng CT Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã tăng mạnh 30% trong vòng 3 tháng qua.
- Giá mục tiêu cao hơn yếu đến từ mức tăng 24% trong dự báo LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2026-2035 khi VCSC ghi nhận dự phóng doanh thu phí cất cánh và hạ cánh tại sân bay quốc tế Long Thành (LTA) trong dự báo của VCSC.
- Tác động tích cực kể trên một phần bù đắp cho mức giảm 9,8% trong dự báo LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2020-2025 của VCSC. Cụ thể, VCSC giảm dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2021/2022/2023 thêm 41%/2,9%/3,7%, chủ yếu do lượng hành khách quốc tế dự kiến phục hồi chậm hơn khi dịch COVID-19 diễn biến không đồng đều trên toàn cầu.
- VCSC nhìn chung duy trì dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2020 đạt 1,7 nghìn tỷ đồng (-80% YoY) dù giảm dự báo doanh thu năm 2020 thêm 7,5% còn 7,1 nghìn tỷ đồng (-61% YoY) khi VCSC giảm dự báo lượng hành khách quốc tế còn 7,5 triệu (-82% YoY), một phần được bù đắp bởi việc kiểm soát chi phí hiệu quả của ACV, được phản ánh thông qua biên lợi nhuận gộp dự phóng cao hơn, đạt 18,3% so với 14,5% trước đây.
- VCSC kỳ vọng sự phục hồi từ mức thấp trong năm 2021 với doanh thu đạt 10 nghìn tỷ đồng (+41% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 3,2 nghìn tỷ đồng (+91% YoY). VCSC dự báo lượng hành khách quốc tế đạt 11,6 triệu trong năm 2021 – tương ứng khoảng 28% lượng hành khách quốc tế năm 2019 – khi VCSC kỳ vọng lượng hành khách quốc tế sẽ duy trì ở mức thấp trong 6 tháng đầu năm 2021 và phục hồi nhẹ trong 6 tháng cuối năm 2021.
- Dù lợi nhuận giảm mạnh, VCSC cho rằng ACV có vị thế tốt để duy trì tình hình tài chính ổn định – dù dịch COVID-19 kéo dài hơn kỳ vọng. ACV có số dư tiền mặt ròng đạt 19 nghìn tỷ đồng tính đến cuối quý 3/2020 trong khi chi phí phi tiền mặt chiếm khoảng 38% tổng chi phí năm 2019.
- Rủi ro: vốn XDCB cao hơn dự kiến; trì hoãn mở rộng công suất sân bay, từ đó hạn chế tăng trưởng lưu lượng hành khách; các lệnh cấm di chuyển quốc tế kéo dài; lỗ tỷ giá từ khoản nợ vay ngoại tệ JPY..
Link tải full báo cáo:
https://drive.google.com/file/d/1Btx3VHvpdjYOn5bJ94_rx8K6d3xoKVmC/view
14. VJC [Phù hợp thị trường – 123,000đ/cp]: Vượt qua một năm thách thức nhưng cần nhiều thời gian hơn để phục hồi – VCSC – Cập nhật – 01/12/2020
- VCSC tăng giá mục tiêu thêm 36% lên 123.000 đồng/CP nhưng duy trì khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG khi giá cổ phiếu của CTCP Hàng không Vietjet (VJC) đã tăng 18% trong vòng 3 tháng qua.
- Giá mục tiêu cao hơn của VCSC chủ yếu đến từ việc cập nhật giá mục tiêu theo mô hình định giá chiết khấu dòng tiền đến cuối năm 2021 và giảm dự báo chi phí vốn chủ sở hữu từ 13,8% còn 12,6%. Các tác động tích cực này một phần bị ảnh hưởng bởi mức giảm 48%/23%/13%/13% lần lượt trong dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2021/2022/2023/2024.
- Các mức điều chỉnh giảm trong dự báo LNST sau lợi ích CĐTS của VCSC chủ yếu đến từ (1) kéo dài khung thời gian giả định để phục hồi sản lượng (tính theo RPK), hiện được VCSC dự báo sẽ quay về mức đã ghi nhận vào năm 2019 trong năm 2024 so với năm 2023 như dự báo trước đây; (2) giả định giá vé máy bay quốc tế thấp hơn khi VCSC cho rằng VJC sẽ cạnh tranh với mức giá thấp hơn trong giai đoạn phục hồi ban đầu của mảng hàng không quốc tế.
- Trong năm 2020, VCSC dự báo VJC sẽ ghi nhận khoản lỗ trị giá 2,9 nghìn tỷ đồng trong LNST cốt lõi, chủ yếu đến từ (1) RPK giảm 67% chủ yếu do trì hoãn việc gỡ bỏ lệnh cấm đối với các chuyến bay quốc tế; và (2) giá vé máy bay nội địa trung bình (tính theo lợi suất hành khách) giảm 22% YoY. Lợi nhuận tính theo cơ sở hợp nhất dự kiến ở mức âm (1,7 nghìn tỷ đồng) khi VCSC dự báo khoản lỗ trong mảng vận tải của VJC chỉ được bù đắp bởi mảng kinh doanh liên quan đến bán máy bay, bao gồm các hợp đồng bán và cho thuê lại (SALB) và quyền từ chối đầu tiên (ROFR).
- VCSC cho rằng ngành hàng không của Việt Nam sẽ phục hồi như đã phục hồi mạnh mẽ sau các đợt đại dịch và cú sốc kinh tế trong quá khứ. Tuy nhiên, VCSC cho rằng cần nhiều thời gian hơn để phục hồi so với trước đây do dịch COVID-19 diễn biến trái chiều trên toàn cầu.
Link tải full báo cáo:
https://drive.google.com/file/d/1yc1ZNYRWpcmM77jvXSKEPc5Vwp9Z5LNw/view
15. SAB [MUA – 230,000đ/cp]: Diễn biến phục hồi kinh doanh tích cực – VCSC – Cập nhật – 30/11/2020
- VCSC nâng khuyến nghị từ KHẢ QUAN lên MUA khi VCSC kỳ vọng Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (SAB) sẽ ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận hai chữ số sau năm 2020 nhờ KQKD phục hồi sau các gián đoạn do dịch COVID-19 và các quy định của Việt Nam về phòng chống tác hại của rượu bia khi tham gia giao thông bên cạnh các giải pháp cải thiện tăng trưởng và biên lợi nhuận khác.
- VCSC tăng giá mục tiêu thêm 14% khi cập nhật giá mục tiêu đến cuối năm 2021 và tăng nhẹ dự báo LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 22021-2023 thêm 4% khi doanh thu mảng bia 9 tháng năm 2020 vượt kỳ vọng của VCSC.
- VCSC dự báo doanh thu mảng bia phục hồi 15% trong năm 2021 từ mức cơ sở thấp, sau đó đạt tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) 11% trong giai đoạn 2021-2023. Bên cạnh sự phục hồi của toàn ngành, VCSC kỳ vọng các sản phẩm mới của SAB – đặc biệt là ‘Saigon Chill’ (phân khúc cao cấp phổ thông) – sẽ hỗ trợ tăng trưởng doanh thu của công ty.
- Giá mục tiêu của VCSC tương ứng P/E dự phóng năm 2021 của SAB là 28 lần, phù hợp với trung vị P/E trượt trung bình 3 năm của các công ty cùng ngành là 27 lần.
- Rủi ro: thực thi chặt Nghị định 100 về phòng chống tác tại của rượu bia khi tham gia giao thông; doanh thu và khả năng sinh lời thấp hơn dự kiến do cạnh tranh gay gắt; thách thức trong việc cao cấp hóa danh mục sản phẩm nhằm tận dụng xu hướng cao cấp hóa hiện tại của khách hàng.
Link tải full báo cáo:
https://drive.google.com/file/d/1B-nvBXhLJMzbArm7Cic5TgtDg6mVGrSS/view
16. VIB [Phù hợp thị trường – 25,700đ/cp]: Đà tăng trưởng ổn định của VIB dự kiến sẽ đối mặt cạnh tranh gay gắt hơn trong năm 2021– VCSC – Cập nhật – 30/11/2020
- VCSC nâng giá mục tiêu cho Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) thêm 25,4% đạt 25.700 đồng/CP nhưng duy trì khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG dành cho VIB khi giá cổ phiếu đã tăng 49,7% trong 3 tháng qua.
- Giá mục tiêu cao hơn của VCSC được dẫn dắt bởi 1) mức giảm trong chi phí vốn CSH của VCSC và hiệu ứng tích cực từ cập nhật mô hình định giá đến cuối 2021, 2) mức tăng trung bình 12,5% trong dự báo LNST sau lợi ích CĐTS 2020-2023 và 2) áp dụng mức P/B dự phóng cao hơn đạt 1,25 lần so với 1,19 báo cáo trước đây.
- Mức tăng trong dự phóng lợi nhuận giai đoạn 2021-23 của VCSC là nhờ mức tăng trung bình 12% trong dự báo thu nhập lãi ròng (NII) phần nào bị ảnh hưởng bởi mức tăng trung bình 8,1% trong dự phóng chi phí dự phòng.
- Trong năm 2020, VCSC điều chỉnh tăng trưởng tín dụng dự báo lên 24% từ 20% ở báo cáo trước, cùng với mức tăng 15 điểm cơ bản trong giả định NIM dẫn đến mức tăng 7,4% trong dự phóng lợi nhuận lãi thuần. Ngoài ra, chi phí dự phòng thấp hơn 28,4% sau khi các khoản vay tái cơ cấu theo TT01 thấp hơn dự kiến giúp hỗ trợ mức tăng 18,7% trong LNST sau lợi ích CĐTS.
- ROE và ROA dự phóng 2021 của VCSC đạt lần lượt 25,1% và 2,0% so với trung vị ngành đạt lần lượt 17,2% và 1,9%. Tuy nhiên, VCSC cho rằng định giá của VIB hiện đang khá phù hợp với P/B 2021 đạt 1,4 so với trung vị ngành là 1,1 lần.
- Rủi ro: (1) tăng vốn là cần thiết để duy trì tăng trưởng cho vay trong dài hạn, tạo ra rủi ro pha loãng; (2) cạnh tranh gia tăng có thể tạo ra áp lực với lên NIM; (3) các yếu tố vĩ mô tiêu cực nếu có sẽ tạo ra áp lực lên khả năng dự phòng của VIB trong bối cảnh tỷ lệ LLR thấp và dư nợ vay ôtô cao.
Link tải full báo cáo:
https://drive.google.com/file/d/16ksbVL82TDlpEpav4q2d3ubrcO6rZ8aG/view
17. GEX [MUA – 25,300đ/cp]: Triển vọng tươi sáng được dẫn dắt bởi CAV và VGC – VCSC – Cập nhật – 01/12/2020
- VCSC nâng dự phóng giá mục tiêu thêm 14% lên 25.300 đồng/CP cho Tổng CTCP Thiết bị Điện Việt Nam (GEX) chủ yếu do mức tăng trung bình 3% trong dự báo lợi nhuận 2020- 2024, tỷ lệ WACC thấp hơn và cập nhật mô hình định giá mục tiêu đến cuối 2021. VCSC nâng khuyến nghị từ PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG lên MUA.
- Mức điều chỉnh tăng trong dự báo lợi nhuận của GEX đến từ lợi nhuận cao hơn từ công ty liên kết Viglacera do triển vọng tươi sáng hơn cho mảng cho thuê KCN. Trong khi đó, công ty con chính yếu CAV (nhà sản xuất cáp điện) đã giành thêm thị phần, củng cố cho dự báo lợi nhuận của VCSC.
- VCSC dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) EPS báo cáo giai đoạn 2020-2024 đạt 25% nhờ tăng trưởng công suất cáp, đóng góp lợi nhuận bổ sung từ VGC, hiệu suất hoạt động cao hơn từ các nhà máy điện mặt trời và điện gió hiện tại, và lợi nhuận ổn định từ công ty nước VCW. Ngoài ra, VCSC cũng ghi nhận khả năng điều chỉnh tăng dự báo LNST do đánh giá lại khoản lãi bất thường từ hợp nhất VGC.
- VCSC cho rằng cổ phiếu GEX sẽ là cơ hội đầu tư hấp dẫn vào ngành hạ tầng còn kém phát triển của Việt Nam – đặc biệt là trong bối cảnh triển vọng tiêu thụ điện lớn của Việt Nam và dòng vốn FDI mạnh mẽ. GEX hiện đang giao dịch với P/E dự phóng 2021 đạt 11,7 lần và PEG hấp dẫn đạt 0,5 lần.
- Rủi ro: rủi ro pha loãng sau khi tăng vốn qua phát hành quyền mua.
Link tải full báo cáo:
https://drive.google.com/file/d/1IcEEK6G1JUOn25ooTuQBKyUufJh1joh-/view
18. KDH [MUA – 31,500đ/cp]: Lợi nhuận dự báo 2021 tiếp tục tăng trưởng hai chữ số – VCSC – Cập nhật – 30/11/2020
- VCSC duy trì khuyến nghị MUA cho KDH và tăng giá mục tiêu thêm 6% lên mức 31.500 đồng/CP, chủ yếu đến từ việc cập nhật giá mục tiêu đến cuối năm 2021 và tỷ lệ WACC thấp hơn do giả định chi phí vốn thấp hơn. Trong khi đó, VCSC nhìn chung vẫn giữ nguyên dự báo lợi nhuận và doanh số bán hàng của công ty khi KQKD 9 tháng năm 2020 phù hợp với kỳ vọng của VCSC.
- VCSC dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2020 đạt 1,14 nghìn tỷ đồng (+24% so với năm trước – đi ngang so với dự báo trước đây là 1,12 nghìn tỷ đồng) do VCSC tiếp tục kỳ vọng công ty sẽ bàn giao toàn bộ các căn hộ đã bán tại dự án Safira trong năm nay.
- VCSC duy trì kỳ vọng cho rằng tiến độ bán hàng tiếp tục khả quan (tại dự án Verosa Park & Lovera Vista) với tiến độ thi công tích cực, cùng với triển vọng doanh số bán hàng mạnh mẽ tại các dự án thấp tầng mới (Armena & Clarita) sẽ hỗ trợ dự báo của VCSC cho LNST sau lợi ích CĐTS sẽ tăng trưởng 19%/14% trong năm 2021/2022.
- Yếu tố hỗ trợ: dự án mở rộng KCN Lê Minh Xuân (110 ha tại huyện Bình Chánh, TP. HCM). Dự phóng lợi nhuận của VCSC hiện chưa bao gồm dự án này do thông tin chi tiết về kế hoạch phát triển vẫn còn khá hạn chế.
- Rủi ro cho quan điểm tích cực của VCSC: triển khai chậm hơn dự kiến tại các dự án quy mô lớn như dự án Tân Tạo (330 ha tại quận Bình Tân, TP. HCM).
Link tải full báo cáo:
https://drive.google.com/file/d/1PNaoA8wHekmedhL62-zjdnFZVvcPWg1v/view
19. BSR [Phù hợp thị trường – 7,800đ/cp]: Dịch COVID-19 tiếp tục ảnh hưởng biên dầu nhiên liệu bay và biên dầu diesel – VCSC – Cập nhật – 30/11/2020
- VCSC nâng khuyến nghị từ KÉM KHẢ QUAN lên PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG cho CTCP Lọc hóa Dầu Bình Sơn (BSR) trong khi tăng giá mục tiêu thêm khoảng 32% khi VCSC 1) loại bỏ mức chiết khấu 20% cho biến động giá dầu khi VCSC giả định giá dầu đã bình ổn sau khi biến động mạnh trong 6 tháng đầu năm 2020, 2) VCSC cập nhật giá mục tiêu đến cuối năm 2021 và 3) giảm tỷ lệ WACC thêm 1 điểm phần trăm.
- VCSC lưu ý rằng VCSC chuyển sang áp dụng 100% mô hình định giá chiết khấu dòng tiền (DCF) so với phương thức định giá chung trước đây (50% DCF, 25% EV/EBITDA và 25% tỷ lệ P/E) khi VCSC cho rằng các phương thức EV/EBITDA và P/E không còn phù hợp để định giá BSR vì giá dầu và biên xăng dầu biến động mạnh đã ảnh hưởng lợi nhuận và phương thức định giá dựa theo P/E áp dụng cho BSR và các công ty cùng ngành trong khu vực.
- VCSC tăng khoản lỗ ròng dự phóng năm 2020 lên 2,6 nghìn tỷ đồng và giảm LNST sau lợi ích CĐTS dự phóng năm 2021 khoảng 50% khi dịch COVID-19 tiếp tục ảnh hưởng biên lợi nhuận của tất cả các sản phẩm, đặc biệt là dầu nhiên liệu bay và dầu diesel trong quý 4/2020 và 6 tháng đầu năm 2021. VCSC hầu như giữ nguyên dự báo LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2022-2030.
- Tuy nhiên, dự báo của VCSC tương ứng BSR sẽ ghi nhận lợi nhuận dương trở lại trong năm 2021 với LNST sau lợi ích CĐTS đạt 1 nghìn tỷ đồng, đến từ biên dầu nhiên liệu bay/dầu diesel/xăng phục hồi lần lượt 6 lần/2 lần/khoảng 50% YoY và tăng trưởng sản lượng bán khoảng 20% sau khi bảo trì định kỳ trong năm 2020.
- VCSC cũng kỳ vọng BSR sẽ quay về mức thanh toán cổ tức năm 2021 là 300 đồng/CP (lợi suất cổ tức 4,2%) sau khi không chia cổ tức tiền mặt cho năm 2019 và 2020.
- VCSC cho rằng định giá của BSR hợp lý tại P/E dự phóng năm 2021 là 22,3 lần và P/B là 0,7 lần.
- Yếu tố hỗ trợ: biên xăng dầu phục hồi mạnh mẽ hơn dự kiến từ năm 2021.
- Rủi ro: giá dầu biến động mạnh; biên dầu nhiên liệu bay và dầu diesel thấp hơn dự kiến.
Link tải full báo cáo:
https://drive.google.com/file/d/1PNaoA8wHekmedhL62-zjdnFZVvcPWg1v/view
20. MSN [Khả quan – 91,200đ/cp]: Các mảng kinh doanh cốt lõi có diễn biến tích cực – VCSC – Cập nhật – 1/12/2020
- VCSC điều chỉnh khuyến nghị từ MUA thành KHẢ QUAN sau khi cổ phiếu của Tập đoàn Masan (MSN) đã tăng giá 52% trong 3 tháng qua. Mặc dù vậy, VCSC vẫn giữ quan điểm tích cực về vị thế của MSN trong việc tận dụng tiềm năng tăng trưởng dài hạn của ngành tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt thông qua nền tảng kinh doanh sản phẩm tiêu dùng – bán lẻ – The CrownX của công ty.
- VCSC tăng giá mục tiêu 32% do (1) các mảng kinh doanh tiêu dùng của MSN có diễn biến vượt kỳ vọng trước đây của VCSC; trong báo cáo này, VCSC nâng dự phóng LN EBITDA (bao gồm đóng góp LN từ TCB) tổng cộng cho năm 2021F-2022F thêm 21% và (2) cập nhật giá mục tiêu đến cuối năm 2021.
- Các yếu tố hỗ trợ tiềm năng: Các giao dịch huy động vốn ở cấp độ tập đoàn hoặc công ty con mà trong đó các giao dịch này sẽ giúp củng cố định giá cho các công ty này cũng như giúp MSN giảm nợ vay.
- Các rủi ro tiềm năng: Không thành công trong việc huy động vốn, tạo áp lực lên vị thế tài chính của MSN trong bối cảnh nợ vay của công ty đang ở mức cao; nỗ lực tái cấu trúc VCM không mang lại nhiều hiệu quả; MCH triển khai các sản phẩm mới cũng như marketing không hiệu quả khiến tốc độ tăng trưởng chậm lại.
Quý nhà đầu tư lưu ý:
- Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
———-Team LTBNM tổng hợp ————-