TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 05/04- 09/04/2021

Lượt xem: 1681 | Ngày đăng: 19/04/2021 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 05/4 – 09/04/2021

  1.   Ngành Hàng không [ Trung lập ]: Dấu hiệu khởi sắc  – Báo cáo ngành – MAS – 05/04/2021.
  2.   AGG [ Trung lập – 41.900đ/cp]: Cập nhật đại hội cổ đông AGG – PHS – 05/04/2021.
  3.   GAS [ Trung lập – 97.300đ/cp]: Sản lượng khí khô giảm làm mờ tác động tích cực của giá dầu tăng – Báo cáo cập nhật – VNDS – 05/04/2021.
  4.   PDR [ Trung lập – 68,000đ/cp]: Cập nhật Đại hội Cổ đông PDR – Phân tích công ty – PHS – 06/04/2021.
  5. DGC [ Tích cực – 70,900đ/cp]: Doanh thu và tỷ suất lợi nhuận sản phẩm mới cải thiện, thúc đẩy lợi nhuận 2021– SSI – 07/04/2021.
  6. Ngành ngân hàng [ Tích cực ]: TT 03/2021/TT-NHNN: Tác động phân hóa – Báo cáp chuyên đề – VCBS – 07/04/2021.
  7. DPM [ Tích cực – 24,100đ/cp]: Triển vọng tươi sáng vẫn tiếp diễn  – VNDS – 07/04/2021.
  8. ACB [ Tích cực – 34,400đ/cp ]: Cập nhật ĐHCĐ 2021 –  Cập nhật công ty – SSI – 07/04/2021.
  9.   Cập nhật ngành Ngân hàng [ Trung lập]: Báo cáo cập nhật – SSI– 07/04/2021.
  10. GEX [ MUA – 32,400đ/cp]: Thương vụ bạc tỷ – Báo cáo ngắn – MAS – 07/04/2021.
  11. Ngành dệt may [ Tích cực ]: Triển vọng ngành dệt may 2021  – BSC – 07/04/2021.
  12. GMD [ Tích cực – 43,400đ/cp]: Gemalink – Điểm bùng nổ – Báo cáo ngắn – MAS – 07/04/2021.
  13. MBB [ MUA- 31,200đ/cp ]: Tài liệu họp Đại hội Cổ đông– Cập nhật công ty – SSI – 08/04/2021.
  14. DBC [ Tích cực – 70,000đ/cp]: Vững bước sau đỉnh cao –  Báo cáo cập nhật – VNDS– 08/04/2021.
  15. VHC [ MUA – 48,900đ/cp]: “Nữ hoàng” cá tra mạnh mẽ vượt đại dương  – Báo cáo cập nhật – PHS – 08/04/2021.
  16. TPB [ Tích cực – 33,968đ/cp]: Triển vọng KQKD lạc quan; Định giá hấp dẫn  – Báo cáo cập nhật  – BVSC – 08/04/2021.
  17. ACB [ Tích cực – 39,500đ/cp]: 2021: Lợi nhuận tăng trưởng ổn định – Cập nhật – VNDS – 09/04/2021.
  18. FPT [ Trung lập ]: Lợi nhuận 1Q2021 tăng 22% YoY– Cập nhật công ty – KBSV – 09/04/2021.
  19. DGW [ Tích cực – 139,000đ/cp]: Cập nhật ĐHCĐ 2021 –  Cập nhật công ty – SSI– 09/04/2021.
  20. ACB [ MUA – 42,400đ/cp]: Phần thưởng từ chất lượng của tài sản và tăng trưởng  – Câp nhật KQKD Q4 2020 – VDSC – 09/04/2021.
  21. VHC [ Tích cực – 45,400đ/cp]: Lạc quan hậu Covid-19  – Báo cáo cập nhật  – MAS – 09/04/2021.

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

1.    Ngành Hàng không [ Trung lập ]: Dấu hiệu khởi sắc  – Báo cáo ngành – MAS – 05/04/2021

  • Tính đến T3/2021, tổng số chuyến bay hồi phục mạnh lên mức -19% so với CK, từ mức đáy -92% so với CK của T4/2020 (Hình 1). Sau khi lập đỉnhtrong T11/2020, số chuyến bay T3/2021 sụt giảm22% so với T11/2020 do dịch bệnh bùng phát trở lại tại Hải Dương, Quảng Ninh trong T2/2021 và Phú Quốc T3/2021 khiến nhu cầu đi lại suy giảm.
  • Dòng tiền hoạt động (chưa bao gồm thay đổi vốn lưu động) của 2 hãng hàng không trong Q4/2020 cải thiện đáng kể so với Q3/2020. Cụ thể, dòng tiền hoạt động của HVN và VJC đạt lần lượt -1,029 tỷ VNĐ và 910 tỷ VNĐ, so với mức -2,510 tỷ VNĐ và -857 tỷ VNĐ của Q3/2020.
  • Sự hồi phục này đến từ việc khôi phục hoàn toàn các tuyến nội địa, giúp biên lợi nhuận gộp của 2 công ty hồi phục về mức dương 6.3% với HVN và 15.4% với VJC (so với mức biên lợi nhuận gộp -42.1% của HVN và -21.8% của VJC trong Q3/2020, đã loại trừ lợi nhuận từ hoạt động bán và thuê lại).
  • Từ 01/04–30/06, HVN mở lại đường bay Hà Nội–Narita (Tokyo, Nhật Bản), Hà Nội–Incheon (Seoul, Hàn Quốc), Hà Nội–Sydney (Úc) và TP.HCM–Sydney, với tần suất mỗi tuyến trung bình 1–2 chuyến/tuần.
  • Dù đã mở lại một số đường bay quốc tế, tuy nhiên tần suất bay còn rất thấp, chưa đóng góp nhiều cho KQKD trong thời gian tới của cả 2 hãng bay.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7170__MAS_2021-4-5.pdf

2.    AGG [ Trung lập – 41.900đ/cp]: Cập nhật đại hội cổ đông AGG – PHS – 05/04/2021

  • Cập nhật KQKD 2020: Năm 2020, AGG đạt 1,753.6 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng trưởng mạnh gấp 4.6 lần so với năm 2019. Động lực tăng mạnh đến từ việc công ty ghi nhận bàn giao căn hộ River Panorama 1&2. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận 415 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ.
  • Kế hoạch kinh doanh năm 2021: Năm 2021, AGG đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 3,600 tỷ đồng, gấp đôi năm trước và lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ 500 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ. Nguồn thu dự kiến đến từ việc hoàn tất bán hàng, xây dựng và bàn giao sản phẩm của các dự án Sky89 (TP HCM) và The Sóng (TP Vũng Tàu).
  • Cổ tức năm 2020: HĐQT đã thông qua tờ trình kế hoạch phát hành hơn 8.27 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2020, tỷ lệ 10% và chào bán hơn 82.7 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ 1:1. Tổng lượng phát hành dự kiến hơn 91 triệu cổ phiếu. Số tiền thu được từ phát hành được sử dụng để bổ sung vốn đầu tư, mở rộng quỹ đất.
  • Hiện tại, AGG đang tập trung phát triển dự án nhà ở vừa túi tiền, đáp ứng được nhu cầu nhà ở thực trên thị trường BĐS. Do đó nguồn cung sản phẩm của công ty luôn được khách hàng đón nhận. Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm cao cấp giúp AGG có giá chào bán cao hơn từ 15-20% giá trị so với các dự án cùng cùng phân khúc.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7174_AGG_PHS_2021-4-5.pdf

3.     DGC [ Tích cực – 70,900đ/cp]: Doanh thu và tỷ suất lợi nhuận sản phẩm mới cải thiện, thúc đẩy lợi nhuận 2021– SSI – 07/04/2021

  • Tại ĐHCĐ đã thông qua kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận 2021 rất thận trọng chỉ 16% YoY. Kế hoạch này không bao gồm các dự án mới như Khai trường 25 (ước tính vận hành thương mại trong Q2/2021) và acid phosphoric điện tử (ước tính vận hành thương mại trong tháng 8/2021). Do đó, SSI ước tính lợi nhuận năm 2021 sẽ tăng 40% so với cùng kỳ.
  • Chính sách cổ tức tiền mặt 2020-21 không thay đổi. Cổ tức tiền mặt năm 2020 ở mức 1.200 đồng/ cổ phiếu (tỷ lệ chi trả 69%; suất cổ tức 4,1% với giá cổ phiếu hiện tại), đã được cổ đông thông qua trong ĐHCĐ năm ngoái, sẽ được thực hiện vào ngày 26/04/2021.
  • Phát hành ESOP. TDM được cổ đông chấp thuận phát hành 1,8 triệu cổ phiếu ESOP với giá 15.000 đồng/ cổ phiếu, nhằm tài trợ cho việc mở rộng nhà máy xử lý nước Bàu Bàng lên 200.000 m3 / ngày đêm
  • KQKD sơ bộ Quý 1/2021. Ban lãnh đạo đã công bố doanh thu thuần và LNST cốt lõi của TDM 2 tháng đầu năm 2021 lần lượt đạt 58,6 tỷ và 19,4 tỷ. Cho cả Quý 1/ 2021, TDM ước tính doanh thu thuần đạt 89 tỷ (+7% YoY), mà BVSC tin rằng phần lớn là nhờ tăng giá bán bình, khi ước tính sản lượng thương phẩm.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7190_DGC_SSI_2021-4-7.pdf

 

4.     Ngành ngân hàng [ Tích cực ]: TT 03/2021/TT-NHNN: Tác động phân hóa – Báo cáp chuyên đề – VCBS – 07/04/2021

  • Ngày 02/04/2021, Ngân hàng nhà nước ban hành Thông tư số 03/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (1) cơ cấu lại thời hạn trả nợ; (2) miễn, giảm lãi, phí; (3) giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ các khách hàng có doanh thu/thu nhập giảm do tác động của dịch bệnh Covid-19. Nội dung sửa đổi, bổ sung được tóm tắt như trong bảng sau.
  • Mở rộng phạm vi các khoản dư nợ được phép giữ nguyên nhóm nợ với việc cho phép cơ cấu các khoản nợ phát sinh trong giai đoạn từ 23/01/2020 đến 10/06/2020. Các ngân hàng có thể xem xét mở rộng lượng dư nợ tái cơ cấu với thời hạn giãn nợ tối đa 12 tháng.
  • Ngoài ra, Thông tư 03/2021/TT-NHNN cũng quy định rõ ràng hơn ở một số nội dung bao gồm: Bổ sung điều kiện thời hạn phát sinh của dư nợ là trước 10/06/2020 cho cả 2 loại hình Cơ cấu thời hạn trả nợ và Miễn giảm lãi, phí. – Ấn định thời hạn kết thúc trong điều kiện phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc/lãi là 31/12/2021 thay cho quy định cũ là đến ngày liền kề sau 03 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid -19.
  • Mức độ tác động tới các ngân hàng có sự phân hóa cao: – Nhóm ngân hàng có nhiều dư nợ tái cơ cấu như BID, VPB,… có thể sẽ trải qua một giai đoạn trích lập dự phòng cho lượng dư nợ tái cơ cấu mà khách hàng không thể hồi phục hoạt động sản xuất kinh doanh tương tự như giai đoạn trích lập dự phòng trái phiếu VAMC trong quá khứ. Cụ thể với trường hợp của BID, ban lãnh đạo chia sẻ tại đại hội cổ đông rằng chi phí trích lập cho cả năm 2021 dự kiến ở mức 24.000 tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2020 khi ngân hàng cộng thêm khoản chi phí trích lập tăng thêm theo thông tư 03/2021.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7187__VCBS_2021-4-7.pdf

5.     DPM [ Tích cực – 24,100đ/cp]: Triển vọng tươi sáng vẫn tiếp diễn  – VNDS – 07/04/2021

  • Doanh thu thuần năm 2020 của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) tăng 1,1% svck trong khi sản lượng tiêu thụ urê của công ty tăng 19,6% so với cùng kỳ. Giá khí đầu vào thấp đã nâng biên lợi nhuận gộp của DPM trong năm 2020 lên 22,3% từ mức 18,2% năm 2019. Lợi nhuận tài chính trong 2020 tăng từ 33 tỷ đồng lên 85 tỷ đồng nhờ khoản đầu tư ngắn hạn tăng trong khi chi phí lãi vay giảm, từ đó cắt giảm được chi phí tài chính.
  • DPM đã hoãn kế hoạch bảo dượng định kì nhà máy tới tháng 4 năm 2021 để tận dụng nguồn cung khí giá rẻ trong năm 2020. Do đó, VNDS kì vọng sản lượng sản xuất năm 2021 của DPM sẽ giảm 5% xuống mức 785.000 tấn.
  • VNDS nâng giả định giá dầu trung bình năm 2021 lên 60 USD/thùng (+20% svck), nhờ các gói kích thích kinh tế cùng các tín hiệu tích cực từ phía OPEC+ nhằm bình ổn giá dầu trong năm 2021. Giá urê trong nước đồng thời tăng mạnh (+ 51,6% kể từ đầu năm) nhờ: (1) giá khí tăng đẩy chi phí sản xuất lên cao, (2) giá lương thực tăng hỗ trợ giá phân bón tăng, (3) xu hướng giá phân bón toàn cầu tăng.
  • VNDS điều chỉnh tăng lợi nhuận ròng năm 2021 lên mức 799 tỷ đồng (+21% sv dự báo cũ), với biên lợi nhuận gộp tăng 2,6 điểm % do giá urê tăng, từ đó tăng doanh thu thuần thêm 4,7% lên 9.144 tỷ đồng. VNDS kỳ vọng doanh thu urê, NH3, UFC85 và NPK lần lượt đạt 5.855/370/132/1.210 tỷ đồng trong năm 2021.
  • VNDS nâng giá mục tiêu 1 năm lên 24.100 đồng. Giá mục tiêu của VNDS dựa trên tỷ trọng bằng nhau của hai phương pháp định giá DCF và P/E mục tiêu năm 2021. VNDS tăng dự báo EPS cho năm 2021-2022 lên 21,0% – 19,5% với giả định giá bán urea cao hơn và nhu cầu tăng dần nhờ có vắc xin.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7194_DPM_VNDS_2021-4-7.pdf

6.   ACB [ Tích cực – 34,400đ/cp ]: Cập nhật ĐHCĐ 2021 –  Cập nhật công ty – SSI – 07/04/2021

  • SSI đã tham gia ĐHCĐ của ACB tổ chức vào ngày 6/4/2021. Ngân hàng đặt kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận là 10,5% so với cùng kỳ, dựa trên mức tăng trưởng dự kiến là 9% cho cả dư nợ tín dụng và tiền gửi khách hàng. Kế hoạch được đặt ra với hạn mức tăng trưởng tín dụng ban đầu được NHNN cấp.
  • Ngân hàng luôn đặt kế hoạch thận trọng trong 5 năm qua và liên tục hoàn thành vượt kế hoạch đặt ra tại ĐHCĐ với mức vượt kế hoạch bình quân 14%.
  • SSI ước tính ACB sẽ đạt lợi nhuận trước thuế năm 2021 là 11,8 nghìn tỷ đồng (+22,8% so với cùng kỳ), cao hơn 11% so với kế hoạch đặt ra tại ĐHCĐ. SSI cho rằng áp lực trích lập dự phòng của ACB liên quan đến các khoản nợ tái cơ cấu là không nhiều do các khoản dư nợ tái cấu trúc ở mức 1 nghìn tỷ đồng (chiếm 0,3% trong tổng dư nợ so với mức bình quân toàn ngành là 4%) tại thời điểm cuối năm 2020.
  • SSI lặp lại khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu ACB.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7188_ACB_SSI_2021-4-7.pdf

7.     Cập nhật ngành Ngân hàng [ Trung lập]: Báo cáo cập nhật – SSI– 07/04/2021

  • Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành Thông tư 03/2021 sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2020. Thông tư 03 có hiệu lực từ ngày 17/5/2021 quy định về việc tổ chức tín dụng cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi phí, và giữ nguyên nhóm nợ để tiếp tục hỗ trợ các khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
  • Thông tư 03 cũng quy định việc trích lập dự phòng của ngân hàng liên quan đến khoản vay được giữ nguyên nhóm nợ (bao gồm các khoản vay tái cơ cấu và khoản vay được miễn, giảm lãi suất). Cụ thể, các ngân hàng phải tính toán mức trích lập dự phòng cụ thể trong trường hợp các khoản vay này không được giữ nguyên nhóm nợ (X) so với mức trích lập dự phòng theo quy định hiện hành (Y).
  • Thông tư 03 cũng cho phép các ngân hàng phân bổ chi phí trích lập dự phòng trong vòng ba năm, thay vì trích lập luôn sau khi tái cơ cấu. Dựa trên dư nợ tái cơ cấu tại ngày 25/12/2020 là 355 nghìn tỷ đồng (tương đương 3,7% tổng dư nợ), Thông tư này cho phép các ngân hàng giãn áp lực dự phòng và tỷ lệ nợ xấu cho cả giai đoạn 2021-2024. Chi tiết tác động của Thông tư này đối với hệ thống ngân hàng nói chung cũng như từng ngân hàng nói riêng, SSI sẽ cung cấp phân tích chi tiết trong các báo cáo sắp tới.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7189__SSI_2021-4-7.pdf

8.     GEX [ MUA – 32,400đ/cp]: Thương vụ bạc tỷ – Báo cáo ngắn – MAS – 07/04/2021

  • GEX là tập đoàn đa ngành với các hoạt động chính: Sản xuất thiết bị điện, lắp đạt máy biến áp điện, xây dựng và kinh doanh bất động sản, khu công nghiệp và vật liệu xây dựng.
  • Năm 2020, doanh thu thuần đạt 18,086 tỷ đồng (+17,1% YoY) và lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 638 tỷ (+26.3% YoY): 1) biên lợi nhuận gộp giảm từ 17,9% xuống 14,6%; 2) mảng kinh doanh thiết bị điện đạt 18.232 tỷ đồng doanh thu, tăng 27% cùng kỳ; 3) mảng năng lượng tăng trưởng 26% doanh thu, đạt 898 tỷ đồng; 4) doanh thu tài chính đạt 697 tỷ, tăng trưởng hơn 104% cùng kỳ.
  • VGC có lợi thế lớn khi nắm giữ qũy đất khu công nghiệp hàng đầu Việt Nam với hơn 2000 ha. Ngoài ra, VGC và GEX tiếp tục có những bước phát triển cùng nhau để mở rộng quỹ đất trong tương lai, tận dụng dòng dịch chuyển vốn từ nước ngoài vào Việt Nam.
  • Dự báo doanh thu năm 2021 dự kiến đạt 28.343 tỷ đồng, tăng 56,7% cùng kỳ và lãi ròng sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 1.903 tỷ đồng, tăng 94,2% cùng kỳ: 1) doanh thu và lãi ròng sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ của VGC năm 2021 dự báo đạt 11.201 tỷ (+18,4%YoY) và 703 tỷ đồng (+17,2%); 2) biên lợi nhuận gộp hợp nhất GEX tăng từ 14,6% lên mức 17,9% chủ yếu nhờ biên lợi nhuận gộp VGC đạt mức cao; 3) doanh thu mảng thiết bị điện đạt 17.810 tỷ đồng, tăng 9,7% cùng kỳ.
  • EPS dự phóng năm 2021 đạt 3,948 đ/cp, tương ứng P/E forward ở mức 6,5 lần, quanh vùng thấp nhất kể từ khi chào sàn. MAS đánh giá TÍCH CỰC dành cho GEX nhờ: 1) doanh thu và lãi ròng giai đoạn 2021 – 2025 kỳ vọng khả quan; 2) lợi thế lớn ở mảng khu công nghiệp và năng lượng.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7186_GEX_MAS_2021-4-7.pdf

9.     Ngành dệt may [ Tích cực ]: Triển vọng ngành dệt may 2021  – BSC – 07/04/2021

  • Trong năm 2020, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid – 19, ngành Dệt may Việt Nam gặp nhiều nhiều khó khăn và thách thức: (i) Đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên vật liệu (ii) Đơn hàng sụt giảm nghiêm trọng khi lệch giãn cách xã hội và thói quen tiêu dùng thay đổi. Mặc dù dịch bệnh làm tăng nhu cầu các sản phẩm bảo hộ, sản phẩm y tế khẩu trang (cả nội địa và nước ngoài), tuy nhiên không quá nhiều doanh nghiệp niêm yết được hưởng lợi từđiều này (trừ TCM là doanh nghiệp hiếm hoi tự chủ được nguồn vải cũng như có đơn hàng khẩu trang 15 triệu USD trong Quý 2).
  • Sang năm 2021, với một mức nền thấp của năm 2020, BSC kỳ vọng ngành Dệt may phục hồi nhờ (i) Chuỗi sản xuất phục hồi với đơn hàng truyền thống tăng trở lại (ii) Một số sựkiện kỳ vọng thúc đẩy việc dịch chuyển đơn hàng Dệt may sang Việt Nam (iii) Một số doanh nghiệp Dệt may triển khai Bất động sản dựa trên lợi thế quỹ đất hiện hữu.
  • Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ngành Dệt may Việt Nam được kỳ vọng quay lại mức kim ngạch xuất khẩu năm 2019 (trước dịch Covid – 19) là 39 tỷ USD, tương ứng với mức tăng trưởng 11.4% so với cùng kỳ. Tính đến giữa tháng 3 năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 7 tỷ USD, tăng trưởng 1% so với cùng kỳ (kim ngạch 2T.2021 giảm 1% do cùng kỳ chưa chịu ảnh hưởng của Covid – 19). Riêng nửa đầu tháng 3 tăng trưởng 11% so với năm ngoái, khi dịch bệnh Covid – 19 bắt đầu ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7201__BSC_2021-4-8.pdf

10.  GMD [ Tích cực – 43,400đ/cp]: Gemalink – Điểm bùng nổ – Báo cáo ngắn – MAS – 07/04/2021

  • Là công ty niêm yết duy nhất sở hữu và khai thác hệ thống cảng trải dài từ Bắc vào Nam với chuỗi 8 cảng bao gồm cảng nước sâu Gemalink quy mô hàng đầu cả nước đã được đưa vào hoạt động giai đoạn 1 với quy mô 1,5 triệu TEUs/năm trong tháng 1/2021. GMD hướng đến mục tiêu năm 2022 sẽ đạt tổng công suất lên đến 5 triệu TEUs. Riêng Gemalink giai đoạn 2 dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2025 với công suất thêm vào 900,000 TEUs/năm.
  • GMD cũng là doanh nghiệp duy nhất trong nước cung cấp chuỗi hệ thống Logistics hoàn chỉnh bao gồm 6 mảng: Cảng hàng hóa hàng không, Trung tâm phân phối hàng hóa, Vận tải hàng siêu trường siêu trọng, Vận tải biển-thủy, Logistics hàng lạnh & Logistics ô tô.
  • Năm 2020, doanh thu và lãi ròng thuộc về công ty mẹ đạt 2,606 tỷ và 371 tỷ đồng, lần lượt giảm 1,4% và 28,2% so với cùng kỳ do: 1) mảng khai thác cảng đạt 2.172 tỷ đồng doanh thu, giảm 7% do khó khăn từ dịch Covid-19; 2) biên lợi nhuận gộp giảm còn 36,5% từ mức 38,3%.
  • Dự án Gemalink do GMD sở hữu 75% và hãng tàu lớn thứ 4 thế giới – CMA CGM sở hữu 25%. Cảng Gemalink nằm trong 19 cảng nước sâu trên thế giới có thể đón tàu trọng tải lên đến 200,000 DWT. Trong tương lai, GMD có thể giảm bớt tỷ lệ sở hữu cho đối tác khác cũng thuộc lĩnh vực Logistics để mang lại thêm nguồn doanh thu thu ổn định cũng như tạo thêm doanh thu tài chính đột biến.
  • Năm 2021, doanh thu và lãi ròng thuộc về cổ đông công ty mẹ lần lượt đạt 3.807 tỷ đồng và 688 tỷ đồng, lần lượt tăng 46% và 56% so với cùng kỳ: 1) Tổng sản lượng hàng container thông qua hệ thống cảng GMD đạt 2,55 triệu TEUs. Trong đó, riêng đóng góp từ cảng Gemalink là 0,75 triệu TEUs; 2) biên lợi nhuận gộp kỳ vọng phục hồi nhẹ lên mức 37,1%; 3) mảng logistics kỳ vọng đạt 457 tỷ doanh thu, tăng 11,1%; 4) doanh thu tài chính tăng 17,9%YoY trong khi chi phí tài chính giảm 18,9%YoY.
  • MAS đánh giá TÍCH CỰC dành cho GMD nhờ: 1) kỳ vọng sức bật tăng trưởng doanh thu mạnh trong giai đoạn 2021 – 2025 từ hoạt động cảng, đặc biệt ở Gemalink; 2) GMD đang là doanh nghiệp ngành cảng ở vị trí dẫn đầu cả nước với chuỗi giá trị logistics hoàn thiện tạo lợi thế cạnh tranh rõ nét

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7198_GMD_MAS_2021-4-8.pdf

11.    MBB [ MUA- 31,200đ/cp ]: Tài liệu họp Đại hội Cổ đông– Cập nhật công ty – SSI – 08/04/2021

  • Trong tài liệu họp ĐHCĐ năm 2021 của MBB, ban lãnh đạo đặt mục tiêu tăng trưởng LNTT 20%, cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 35%, phát hành 19,2 triệu cổ phiếu ESOP và dự kiến phát hành 70 triệu cổ phiếu mới (2,5% số cổ phiếu đang lưu hành) cho các cổ đông hiện tại: Viettel và Công ty Xuất Nhập khẩu Viettel.
  • Sau phát hành, Tập đoàn Viettel & công ty con dự kiến sẽ sở hữu 19,9% cổ phần tại MBB (so với mức 18,5% như hiện tại). Sau khi tăng vốn, nếu đúng như giả định của SSI, thì CAR của MBB sẽ cải thiện khoảng 30-50 bps so với CAR hiện tại là 10,42%. SSI cũng tin rằng giao dịch này sẽ gắn kết chặt chẽ hơn giữa MBB với Tập đoàn Viettel, với lộ trình số hóa MBB đã đề ra.
  • Hiện tại SSI đưa ra khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu MBB.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7210_MBB_SSI_2021-4-8.pdf

12.  DBC [ Tích cực – 70,000đ/cp]: Vững bước sau đỉnh cao –  Báo cáo cập nhật – VNDS– 08/04/2021

  • Trong năm 2020, DBC ghi nhận DT đạt 10.022 tỉ đồng (+39,4% svck) và LN ròng đạt 1.400 tỷ đồng (+359,1% svck) chủ yếu nhờ giá lợn hơi tăng đột biến do dịch tả lợn Châu Phi – ASF (+64,2% svck).
  • Trong giai đoạn 2021-22, ngoài các mảng doanh thu liên quan đến thịt lợn, DBC sẽ ghi nhận DT từ 2 dự án BĐS là Lotus Center và Huyền Quang tại Bắc Ninh với giá trị lần lượt là 845 tỷ và 802 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nhà máy ép dầu đã hoạt động hết công suất thiết kế của GĐ 1 và GĐ 2 sẽ đi vào hoạt động trong Q4/2022 với công suất gấp đôi GĐ 1 cùng tổng mức đầu tư 650 tỷ đồng.
  • VNDS kỳ vọng LN ròng của DBC sẽ giảm lần lượt 24%/15,8% svck trong 2021-22 do giá bán thịt lợn giảm 13,3%/8% svck nhưng vẫn cao hơn 250,1%/ 194,7% so với 2019. DBC có vẻ đã qua giai đoạn “rực rỡ nhất” nhưng VNDS cho rằng mức P/E và P/B 2021 lần lượt 7,0x/1,4x là mức định giá hấp dẫn đối với một trong những doanh nghiệp 3F lớn nhất Việt Nam.
  • VNDS nâng giá mục tiêu lên 70.000 đồng do điều chỉnh nâng dự phóng EPS 8,9%-7,9% trong giai đoạn 2021-22 và nâng P/E mục tiêu lên 7,0x (dự phóng trước đó là 5,5x)

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7202_DBC_VNDS_2021-4-8.pdf

13.  VHC [ MUA – 48,900đ/cp]: “Nữ hoàng” cá tra mạnh mẽ vượt đại dương  – Báo cáo cập nhật – PHS – 08/04/2021

  • Thuận lợi xuất khẩu sang Mỹ – Hưởng thuế suất xuất khẩu sang Mỹ thấp hơn các doanh nghiệp cùng ngành. Mỹ là một trong các thị trường xuất khẩu chính của VHC. Theo kết quả sơ bộ của đợt rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 16 (POR16), sản phẩm cá tra xuất khẩu của VHC được hưởng mức thuế là 0.09 USD/kg, thấp hơn 2.7 lần so với mức thuế áp dụng cho toàn quốc.
  • Hưởng lợi từ hiệp định EVFTA và UKFTA. Ngay khi EVFTA có hiệu lực, thuế nhập khẩu đối với cá phi-lê đông lạnh sang EU từ 1/8/2020 giảm từ 5.5% xuống 4.13% và đến năm 2023 sẽ còn 0%. Kỳ vọng EVFTA và UKFTA sẽ là động lực tăng trưởng dài hạn cho xuất khẩu cá tra sang EU và Anh.
  • Vị thế đầu ngành trang bị cho VHC nguồn lực kinh doanh và sản xuất mạnh. VHC là doanh nghiệp dẫn đầu ngành xuất khẩu cá tra và duy trì thị phần quanh mức trung bình là 15% trong giai đoạn 2016-2020.
  • Bằng phương pháp định giá DCF và EV/EBITDA, mức giá hợp lý cho cổ phiếu VHC khoảng 48,900 đồng/cổ phiếu (+24% so với giá hiện tại). Do đó đưa ra khuyến nghị MUA cổ phiếu VHC.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7215_VHC_PHS_2021-4-8.pdf

14.  TPB [ Tích cực – 33,968đ/cp]: Triển vọng KQKD lạc quan; Định giá hấp dẫn  – Báo cáo cập nhật  – BVSC – 08/04/2021

  • Các hoạt động kinh doanh chính của TPB đã phục hồi mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2020 với NIM cao kỷ lục 4,50% vào Quý 4/2020, tăng trưởng tín dụng cao đạt 30,7% năm 2020 và CASA đạt 19,4%. Chất lượng tài sản được cải thiện với tỷ lệ nợ xấu là 1,18% và tổng tỷ lệ nợ có rủi ro (LAR) ở mức thấp nhất từ trước đến nay là 2,54%.
  • BVSC nâng dự báo KQKD năm 2021-22 cho TPB trung bình 12,5% dựa trên KQKD Quý 4/2020 cốt lõi vững chắc và kế hoạch kinh doanh năm 2021 khả quan của Ban lãnh đạo.
  • Sau khi giá cổ phiếu ngành ngân hàng tăng mạnh so với đầu năm, giá cổ phiếu của TPB đang underperform so với toàn ngành ngân hàng, chỉ tăng 5,6% và do đó, chỉ nhỉnh hơn so với VCB (-0,1% YTD) và BID (-6,1% YTD.
  • BVSC khuyến nghị OUTPERFORM với giá mục tiêu 1 năm theo phương pháp thu nhập thặng dư là 33.968 đồng/ cp (Upside: 20%), định giá ngân hàng ở mức P/B hợp lý năm 2021 là 1,66x

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7183_TPB_BVSC_2021-4-8.pdf

15.  ACB [ Tích cực – 39,500đ/cp]: 2021: Lợi nhuận tăng trưởng ổn định – Cập nhật – VNDS – 09/04/2021

  • Theo ĐHCĐ ngày 06/04, ACB đặt kế hoạch LNTT đạt 10.602 tỷ đồng (+10,5% svck) và tăng trưởng tín dụng 9,5% svck cho năm 2021. Đối với hoạt động kinh doanh Q1/2021, ngân hàng ghi nhận LNTT đạt 3.100 tỷ đồng (+61% svck), tăng trưởng tín dụng đạt 4% sv thời điểm đầu năm và tỷ lệ nợ xấu (NPL) quanh mức 0,7%.
  • Đối với năm 2021, VNDS kỳ vọng thu nhập lãi thuần (NII) sẽ tăng trưởng 15% svck, nhờ tăng trưởng tín dụng 12% svck và biên lãi suất (NIM) tăng 3 điểm cơ bản (đcb) svck. Ngoài ra, VNDS dự báo NFI sẽ tăng 54,2% so với mức giảm thực tế 10,6% vào năm 2020 nhờ vào hợp đồng bancassurance với Sun Life Việt Nam.
  • ACB có chất lượng tài sản vững chắc (tỷ lệ NPL theo báo cáo thấp thứ hai và tỷ lệ bao nợ xấu cao thứ ba trong số các ngân hàng khác tính tới cuối năm 2020) và nguồn vốn dồi dào (hệ số an toàn vốn CAR là 11,06% vào cuối năm 2020), cho phép ngân hàng duy trì mức tăng trưởng cao bền vững và lợi nhuận cao.
  • ACB có chất lượng tài sản vững chắc (tỷ lệ NPL theo báo cáo thấp thứ hai và tỷ lệ bao nợ xấu cao thứ ba trong số các ngân hàng cùng ngành cuối năm 2020) và nguồn vốn dồi dào (hệ số an toàn vốn CAR là 11,06% vào cuối năm 2020), cho phép ngân hàng duy trì mức tăng trưởng cao bền vững và lợi nhuận cao.
  • VNDS duy trì khuyến nghị Khả Quan đối với cổ phiếu ACB. Giá mục tiêu mới của VNDS tăng 11,6% lên 39.500 đồng, phản ánh kết quả hoạt động thực tế năm 2020 cao hơn sv dự báo trước đó và P/B mục tiêu năm 2021 tăng lên 2,0x so với 1,8x trước đó.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7220_ACB_VNDS_2021-4-9.pdf

16.    FPT [ Trung lập ]: Lợi nhuận 1Q2021 tăng 22% YoY– Cập nhật công ty – KBSV – 09/04/2021

  • FPT tiếp tục đặt kế hoạch duy trì tăng trưởng tương tự các năm gần đây với doanh thu đạt 29,830 tỷ VND, tăng 16.4% YoY; LNST đạt 6,210 tỷ VND tăng 18% YoY. Cụ thể về từng mảng kinh doanh, doanh thu và LNTT khối công nghệ lần lượt tăng 16.8% YoY và 21.6% YoY trong đó doanh thu chuyển đổi số kì vọng tăng từ 30-40% YoY với đóng góp chính từ thị trường nước ngoài (+50% YoY).
  • Với triển vọng tăng trưởng cao, FPT sẽ thực hiện tuyển mới 7,000 nhân lực trong năm 2021 để đáp ứng nhu cầu công việc. Có thể thấy, đảm bảo nguồn nhân lực sẽ là vấn đề lớn cho câu chuyện tăng trưởng của FPT trong dài hạn.
  • ĐHCĐ thông qua phương án chia 20% cổ tức tiền mặt năm 2020 trong đó 10% đã được chi trả trong năm 2020, phần còn lại dự kiến trả trong 2Q2021; thông qua phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 15%. Bên cạnh đó, FPT dự kiến tiếp tục chia cổ tức bằng tiền mặt 20% cho năm 2021.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7203_FPT_KBSV_2021-4-9.pdf

17.  DGW [ Tích cực – 139,000đ/cp]: Cập nhật ĐHCĐ 2021 –  Cập nhật công ty – SSI– 09/04/2021

  • Gần đây SSI đã tham dự ĐHCĐ của DGW và giá cổ phiếu đã tăng lên đáng kể trong thời gian gần đây. Mặc dù ban lãnh đạo đặt kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận ròng năm 2021 rất thận trọng chỉ +19% so với cùng kỳ (trong khi lợi nhuận Q1 tăng +113% so với cùng kỳ), SSI nâng ước tính lợi nhuận năm 2021 thêm 25% lên 391 tỷ đồng (+54% so với cùng kỳ).
  • Năm 2022, SSI ước tính lợi nhuận ròng sẽ tăng thêm 31%. Với việc Xiaomi tiếp tục giành được thị phần, triển vọng dài hạn từ việc triển khai 5G, và tâm lý tích cực sau khi được thông qua phát hành quyền mua, SSI quyết định định giá lại hệ số P/E mục tiêu từ 11x lên 14x.
  • Sử dụng ước tính điều chỉnh 2021-2022 và định giá lại hệ số P/E mục tiêu là 14x, SSI đưa ra giá mục tiêu mới là 139.000 đồng/cp, tương đương ROI là 14% (bao gồm tỷ suất cổ tức 0,8%).
  • SSI khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu. Rủi ro đối với khuyến nghị của SSI bao gồm sự phụ thuộc của DGW vào Xiaomi và áp lực chốt lời ngắn hạn).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7217_DGW_SSI_2021-4-9.pdf

18.  ACB [ MUA – 42,400đ/cp]: Phần thưởng từ chất lượng của tài sản và tăng trưởng  – Câp nhật KQKD Q4 2020 – VDSC – 09/04/2021

  • Thu nhập lãi (NII) dẫn dắt thu nhập hoạt động (TOI) trong Q4 khi thu nhập dịch vụ giảm. NII tăng +33% YoY nhờ tăng trưởng tín dụng (+16% YoY) và NIM theo quý mở rộng (3,7% theo năm) dù chịu áp lực từ việc giảm lãi suất. Thu nhập dịch vụQ4 giảm -16% YoY, mang lại mức giảm -11% cả năm do phân loại lại. TOI tăng +8% trong Q4 và +13% cả năm.
  • Lợi nhuận trước dự phòng tăng +66% YoY trong Q4 do chi phí hoạt động (OPEX) giảm (- 35,7% YoY). Hệ số CIR là điểm sáng, đạt 34% so với 57% của Q4 2019. Việc giảm chi phí này bù đắp cho yếu tố chi phí dự phòng tăng vọt (+121% YoY). LNTT năm 2020 đạt 9.596 tỷ đồng (+28%), vượt 25% so với kế hoạch. LNTT Q4 ở mức 3.185 tỷ đồng (+34% YoY).
  • Dư nợ tín dụng tăng mạnh trong Q4 2020 sẽ hỗ trợ thu nhập của Q1 2021. ACB dự kiến sẽ sử dụng hết hạn mức tín dụng được giao của Q1 (+3,5% YTD, +16,9% YoY). Kết hợp với NIM ổn định, NII dự kiến tăng trưởng +19% YoY. Thu nhập phí bancassurance tăng tốt sẽ hỗ trợ thu nhập dịch vụ thuần (+25% YoY), và CIR sẽ vẫn là điểm sáng khi OPEX giảm -7% YoY.
  • Năm 2021, VDSC kỳ vọng tăng trưởng tín dụng ổn định (+14%) trong kịch bản cơ sở. VDSC cho rằng việc cải thiện CASA và phục hồi nhu cầu vay sẽ dẫn đến sự phân hóa trong diễn biến lãi suất cho vay và huy động bình quân, khiến NIM mở rộng. NII dự kiến tăng +18%, trong khi thu nhập dịch vụ thuần tăng trưởng +26%.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7204_ACB_VDSC_2021-4-9.pdf

19.  VHC [ Tích cực – 45,400đ/cp]: Lạc quan hậu Covid-19  – Báo cáo cập nhật  – MAS – 09/04/2021

  • MAS phát hành báo cáo lần đầu cổ phiếu VHC với khuyến nghị Tăng tỉ trọng và giá mục tiêu 45,400. Giá mục tiêu được xác định bằng phương pháp P/E với hệ số mục tiêu 10,0x áp dụng trên EPS dự phóng 2021 là 4.538 đồng.
  • Năm 2021 tiêu thụ cá tra toàn cầu sẽ phục hồi bước đầu sau ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19. Ở Hoa Kỳ, thị trường lớn nhất của VHC, vaccine COVID-19 đã được triển khai tới khoảng 30% dân số ở cuối Q1/2021.
  • Tiêu thụ cá tra ở khu vực EU năm 2021 được dự phóng sẽ tiếp tục tăng trưởng cao 20% so CK nhờ tác động kép 1) hệ thống logistic nhập khẩu cá tra phục hồi khi vaccine COVID-19 được phổ cập và 2) hệ thống phân phối của VHC được mở rộng sau khi thâu tóm CTCP XNK Sa Giang và 3) tính cạnh tranh của cá tra tại EU gia tăng khi thuế quan giảm dần về 0% nhờ EVFTA có hiệu lực 1/8/2021. MAS tin rằng EU sẽ vượt Trung Quốc để trở thành thị trường lớn thứ 2 của VHC sau Hoa Kỳ.
  • DT hợp nhất 2021 của VHC được dự phóng tăng 8,4% so CK lên mức 7.631 tỷ đồng. Trong đó, DT từ xuất khẩu cá tra 2021 được dự báo đạt 6.122 tỷ đồng (+9.6% so CK) nhờ sự phục hồi của các thị trường Hoa Kỳ và tốc độ tăng trưởng cao của thị trường EU. Bên cạnh đó, DT collagen được dự báo tăng trưởng 20% lên 692 tỷ đồng nhờ sản lượng cao hơn sau khi nâng cấp nhà máy.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7206_VHC_MAS_2021-4-9.pdf

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN