TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 31/05 – 04/06/2021

Lượt xem: 1807 | Ngày đăng: 12/06/2021 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 31/05 – 04/06/2021

  1.   PVD [ MUA – 26,300đ/cp]: Sau cơn mưa trời lại sáng – Báo cáo ngắn – MAS – 31/05/2021.
  2.   DIG [ Tích cực – 35,000đ/cp ]: Tăng trưởng lợi nhuận năm 2021 chắc chắn nhờ bán thêm quỹ đất Đại Phước – Cập nhật – VCSC – 31/05/2021.
  3.   ACV [ Tích cực – 75,600đ/cp ]: Dịch COVID-19 tái bùng phát ảnh hưởng đà phục hồi – Cập nhật – VCSC – 31/05/2021.
  4.   PVS [ MUA – 29,340đ/cp]: Gía dầu hồi phục mạnh – triển vọng dự án mới – VCBS – 01/06/2021.
  5.   PLX [ Tích cực – 67,000đ/cp]: Tăng trưởng sản lượng đáng khích lệ, nhờ thắt chặt kiểm soát buôn lậu xăng dầu – SSI – 01/06/2021.
  6.   VRE [MUA – 37,105đ/cp]: Điều chỉnh dự phóng năm 2021 nhưng vẫn duy trì khuyến nghị MUA – Báo cáo cập nhật – ACBS  – 01/06/2021.
  7.   GMD [ MUA – 47,105đ/cp ]: Vị thế lớn để đón đầu xu hướng tăng trưởng–  Báo cáo nhanh – VCBS – 01/06/2021.
  8.   PNJ [ MUA – 122,000đ/cp ]: Cập nhật kết quả kinh doanh Q1/2021 – MBS – 01/06/2021.
  9.   BSR [ MUA – 21,800đ/cp]: Năng lượng kiến tạo tương lai – Báo cáo ngắn – MAS – 02/06/2021.
  10. BFC [ MUA – 34,000đ/cp ]: Mở đầu cho thời kỳ mới – Báo cáo ngắn – MAS – 01/06/2021.
  11. FPT [ MUA – 104,200đ/cp ]: Cập nhật kết quả kinh doanh Q1/2021  – Cập nhật  – KBSV – 03/06/2021.
  12. SHB [ Kém khả quan – 25,050đ/cp ]:  KQKD Q1/2021 củng cố triển vọng một năm tươi sáng  – SSI – 03/06/2021.
  13. SSI [Kém khả quan – 41,200đ/cp ]: Vị thế thuận lợi để triển khai thêm vốn cho mảng môi giới – Cập nhật – VCSC – 03/06/2021.
  14. VHM [ MUA – 132,500đ/cp]: Cập nhật tình hình hoạt động kinh doanh – MBS – 03/06/2021.
  15. VCS [ MUA – 120,000đ/cp]: Bước lên tầm cao mới – Báo cáo ngắn – MAS – 04/06/2021.

Quý nhà đầu tư lưu ý:

  • Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

1.     PVD [ MUA – 26,300đ/cp]: Sau cơn mưa trời lại sáng – Báo cáo ngắn – MAS – 31/05/2021

  • Đang hoạt động chính trong lĩnh vực khoan dầu khí với thị phần chiếm khoảng 50% tại Việt Nam. PVD đang sở hữu 7 giàn khoan bao gồm: 5 giàn khoan biển, 1 giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm (TAD), và 1 giàn khoan đất liền. Ngoài ra, PVD đang chiếm 80% – 100% thị phần các mảng dịch vụ như dịch vụ cung ứng nhân lực, dịch vụ tiện ren và ứng cứu sự cố tràn dầu.
  • Áp lực khó khăn từ dịch Covid đã khiến hoạt động kinh doanh chung của các doanh nghiệp trong lĩnh vực khoan dầu khí khó khăn, mức độ cạnh tranh gay gắt thể hiện tiêu biểu trong quý 1/2021 vừa qua. Theo HIS, thời điểm tháng 02/2021 tại Đông Nam Á chỉ ghi nhận 26/61 giàn tự nâng đang có việc với hiệu suất sử dụng chỉ đạt khoảng 42,6%.
  • Quý 1/2021, doanh thu ở mức 318 tỷ đồng, giảm 73% cùng kỳ. Quý 1/2021 ghi nhận khoản lỗ ròng 98 tỷ đồng so với mức lãi ròng 8 tỷ đồng cùng kỳ. Nguyên nhân đến từ: 1) hiệu suất sử dụng chung của 4 giàn khoan tự nâng chỉ đạt 52% so với mức 100% cùng kỳ; 2) đơn giá cho thuê giàn khoan tự nâng giảm 9% cùng kỳ; 3) không có giàn khoan thuê trong khi trung bình cùng kỳ đạt 2,4 giàn.
  • Giá dầu giao ngay WTI đang duy trì trên mức 65 USD/thùng, đây cũng là mức quanh vùng cao nhất tính từ năm 2019 đến nay. Theo Báo cáo tháng 5/2021 của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nhu cầu dầu đang vượt cung và sự thiếu hụt này được dự đoán sẽ tăng lên bất chấp sự bùng phát Covid ở một số khu vực. Đây sẽ là nhân tố dự báo sẽ giúp đảo chiều hoạt động PVD theo chiều hướng tích cực trong năm 2021 sau giai đoạn quý 1 gặp nhiều khó khăn.
  • Doanh thu và lãi ròng cổ đông công ty mẹ năm 2021 đạt 4.735 tỷ và 193 tỷ đồng, lần lượt giảm 9,4% và tăng 3,5%YoY: 1) hoạt động kinh doanh kỳ vọng tạo đáy trong quý 1/2021 và phục hồi dần về cuối năm; 2) biên lợi nhuận đạt mức 10,1%, cải thiện so với mức 6,3% giờ giá hợp đồng tốt hơn; 3) doanh thu mảng dịch vụ khoan và dịch vụ giếng khoan ở mức 2.270 tỷ và 1.587 tỷ đồng, giảm 11,6% và 13,0%YoY.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7858_PVD_MAS_2021-5-31.pdf

2.   DIG [ Tích cực – 35,000đ/cp ]: Tăng trưởng lợi nhuận năm 2021 chắc chắn nhờ bán thêm quỹ đất Đại Phước – Cập nhật – VCSC – 31/05/2021

  • VCSC chủ yếu duy trì giá mục tiêu ở mức 35.000 đồng/CP nhưng điều chỉnh khuyến nghị từ MUA còn KHẢ QUAN vì giá cổ phiếu của Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIG) đã tăng 12% trong 3 tháng qua.
  • Dự báo năm 2021 của VCSC hầu như không thay đổi với kế hoạch LNTT là 1,1 nghìn tỷ đồng (+ 26% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS là 908 tỷ đồng (+28% YoY) do VCSC tiếp tục kỳ vọng DIG sẽ hoàn thành việc bán 31ha đất nền trên đảo Đại Phước vào năm 2021 – đóng góp khoảng 80% dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2021 của VCSC – và bàn giao các lô đất nền tại dự án Nam Vĩnh Yên và Gateway Vũng Tàu cho khách hàng mua lẻ.
  • VCSC cho rằng định giá hiện tại của DIG là hấp dẫn với P/B năm 2021 là 2,0 lần với mức tăng trưởng lợi nhuận dự kiến mạnh mẽ là 28% trong năm 2021, dựa theo dự báo của VCSC.
  • Rủi ro đối với quan điểm tích cực của VCSC: Thời gian phát triển dự án dài hơn dự kiến; chi phí thấp cho quỹ đất của DIG; rủi ro pha loãng từ kế hoạch phát hành riêng lẻ hoặc phát hành trái phiếu chuyển đổi.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7899_DIG_VCSC_2021-5-31.pdf

3.   ACV [ Tích cực – 75,600đ/cp ]: Dịch COVID-19 tái bùng phát ảnh hưởng đà phục hồi – Cập nhật – VCSC – 31/05/2021

  • VCSC duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN cho Tổng CT Cảng hàng không Việt Nam (ACV) nhưng giảm giá mục tiêu 13% còn 75.600 đồng/CP.
  • Giá mục tiêu thấp hơn của VCSC chủ yếu do VCSC giảm dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2021-2030 cho ACV 14%, phản ánh quan điểm kém tích cực hơn của VCSC đối với đà phục hồi trong sản lượng hành khách của ACV trong bối cảnh dịch COVID-19 tái bùng phát tại Việt Nam gần đây và một số biến thể COVID-19 trên toàn cầu.
  • Giá mục tiêu thấp hơn của VCSC được bù đắp bởi tác động tích cực từ việc cập nhật giá mục tiêu đến giữa năm 2022 và tỷ lệ WACC thấp hơn 0,5 điểm phần trăm.
  • VCSC dự báo doanh thu của ACV đạt 8,9 nghìn tỷ đồng (+15% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 3,3 nghìn tỷ đồng (+103% YoY) trong năm 2021. VCSC kỳ vọng lợi nhuận của ACV sẽ chủ yếu nhờ các mảng kinh doanh cốt lõi phục hồi từ mức cơ sở thấp của năm 2020 và 508 tỷ đồng lãi từ đánh giá lại tỷ giá trong năm 2021 so với khoản lỗ 861 tỷ đồng trong năm 2020.
  • VCSC giả định số lượng hành khách quốc tế đạt 8,1 triệu người trong năm 2021 (+10% YoY) – tương ứng khoảng 19% con số năm 2019 – khi VCSC kỳ vọng số lượng hành khách quốc tế sẽ duy trì ở mức thấp trong 9 tháng đầu năm 2021 và phục hồi nhẹ từ quý 4/2021.
  • VCSC cho rằng ACV có vị thế tốt để duy trì tình hình tài chính ổn định – dù dịch COVID19 kéo dài hơn dự kiến của VCSC. ACV có số dư tiền mặt ròng trị giá 18 nghìn tỷ đồng tính đến cuối quý 1/2021 trong khi chi phí phi tiền mặt chiếm khoảng 40% tổng chi phí năm 2020 của công ty.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7896_ACV_VCSC_2021-5-31.pdf

4.   PVS [ MUA – 29,340đ/cp]: Gía dầu hồi phục mạnh – triển vọng dự án mới – VCBS – 01/06/2021

  • Hoạt động phân khúc thượng nguồn sôi động khi giá dầu tăng mạnh: Các hoạt động khai thác và thăm dò ở phân khúc thượng nguồn sôi động thì các mảng hoạt động của PVS hầu hết được hưởng lợi như mảng căn cứ cảng dầu khí, hoạt động của đội tàu dịch vụ kỹ thuật và đặc biệt là mảng vận hành và bảo dưỡng…
  • Mảng M&C đang chờ đợi tin vui từ các dự án nước ngoài: PVS đang đấu thầu 7 – 8 dự án tại các nước trên khu vực như Nam Mỹ, Châu Phi, Nam Á… PVS kỳ vọng sẽ đấu thầu thành công được 2 – 3 dự án, tiếp tục khẳng định vị thế mới trên thị trường ngoài nước.
  • Giá dầu thế giới đã chứng kiến một đợt hồi phục nhanh chóng trong nửa đầu năm 2021 sau khi dịch bênh COVID 19 đi qua. Trong trường hợp giá dầu tiếp tăng cao, VCBS cho rằng các doanh nghiệp dầu khí nói chung và PVS nói riêng sẽ có nhiều cơ hội tăng trưởng hơn, đặc biệt là từ các thị trường trong khu vực vốn đã có sự hiện diện của các doanh nghiệp dầu khí Việt Nam như Malaysia, Quatar, Brunei…
  • Đây là những quốc gia có nguồn thu chính từ việc phát triển và buôn bán dầu mỏ, do đó khi thị trường tích cực các dự án sẽ được tái khởi động nhanh trở lại.
  • VCBS đưa ra khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu PVS trong năm 2021 với mức giá khuyến nghị 29,340 đồng/cổ phiếu. VCBS cũng lưu ý NĐT về tính bất ổn của giá dầu trên thế giới. Hiện tại, yếu tố nguồn cung đang được cắt giảm bởi các nước OPEC9+, do đó rủi ro giá dầu giảm khi các quốc gia tăng công suất trở lại là rất lớn.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7880_PVS_VCBS_2021-6-1.pdf

 

5.   PLX [ Tích cực – 67,000đ/cp]: Tăng trưởng sản lượng đáng khích lệ, nhờ thắt chặt kiểm soát buôn lậu xăng dầu – SSI – 01/06/2021

  • PLX đạt lợi nhuận trước thuế khá tích cực trong Q1/2021 với 1.013 tỷ đồng, đối lập so với mức lỗ 1.702 tỷ đồng trong Q1/2020. Lợi nhuận phục hồi ấn tượng chủ yếu nhờ mảng xăng dầu.
  • Bất chấp dịch bệnh Covid-19 trong tháng Một, tăng trưởng sản lượng nội địa duy trì đạt mức 4,7% so với cùng kỳ trong Q1/2021, và thậm chí tăng tốc trong nửa đầu quý hai nhờ Chính phủ thắt chặt việc kiểm soát xăng dầu lậu.
  • Dựa trên tăng trưởng sản lượng Q2 tốt hơn ước tính, SSI điều chỉnh ước tính LNTT 2021 từ 5,07 nghìn tỷ đồng lên 5,15 nghìn tỷ đồng (+268% so với cùng kỳ).
  • Ở mức giá hiện tại, PLX đang giao dịch tại PE dự phóng 2020 và 2021 là 19,2x và 16,9x. SSI duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN và giá mục tiêu 1 năm không đổi là 67.000 đồng/cp dựa trên PE 1 năm là 22x, phù hợp với các công ty trong khu vực.
  • Ngoài lợi nhuận phục hồi, việc thoái vốn ngoài ngành và bán cổ phiếu quỹ cũng là yếu tố hỗ trợ cho giá cổ phiếu trong thời gian tới.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7871_PLX_SSI_2021-6-1.pdf

6.   VRE [MUA – 37,105đ/cp]: Điều chỉnh dự phóng năm 2021 nhưng vẫn duy trì khuyến nghị MUA – Báo cáo cập nhật – ACBS  – 01/06/2021

  • Điều chỉnh dự phóng năm 2021 nhưng vẫn duy trì khuyến nghị Mua nhờ nền tảng vững chắc của thị trường bán lẻ và sự mở rộng liên tục của các thương hiệu quốc tế tại Việt Nam.
  • LNST Q1/2021 vượt kỳ vọng của ACBS. LNST Q1/2021 là 781 tỷ đồng (+59% n/n) vượt kỳ vọng của ACBS chủ yếu là do biên lợi nhuận gộp của mảng cho thuê bất động sản đạt mức cao kỷ lục 6 năm là 58,5% so với 46,1% của Q1/2020 và mức trước Covid là 54,4% của Q1/2019.
  • Theo công ty, các yếu tố hỗ trợ cho sự tăng trưởng này là (1) VRE không chi gói hỗ trợ dưới hình thức giảm giá tiền thuê (so với 300 tỷ đồng chi trong Q1/2020), (2) áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng như lắp đặt các tấm pin mặt trời cho 50 trung tâm thương mại (TTTM) giúp tiết kiệm gần 9% chi phí năng lượng và (3) áp dụng Hệ thống bãi đậu xe tự động tại các TTTM sau giai đoạn thử nghiệm thành công tại VMM Royal City.
  • Ngoài ra, tỷ lệ lấp đầy của Vincom Center cải thiện từ 92,1% lên 95,0% nhờ nâng cấp cơ cấu khách thuê tại VCC Đồng Khởi, VCC Liễu Giai và VCC Phạm Ngọc Thạch. Một điểm nổi bật khác là việc khai trương VMM Ocean Park vào tháng 12/2020 với giá thuê cao hơn 20% so với các VMM khác nhờ có cơ cấu khách thuê tập trung hơn vào phân khúc cao cấp.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7867_VRE_ACBS_2021-6-1.pdf

7. GMD [ MUA – 47,105đ/cp ]: Vị thế lớn để đón đầu xu hướng tăng trưởng–  Báo cáo nhanh – VCBS – 01/06/2021

  • GMD sở hữu vị thế lớn để hưởng lợi từ sự bùng nổ của ngành trong năm 2021 nhờ quy mô lớn, hệ thống cảng biển trải dài cả nước và chuỗi dịch vụ logistics tương đối đầy đủ.
  • Áp lực cạnh tranh tại cảng Nam Đình Vũ dự báo giảm mạnh trong trường hợp dự thảo điều chỉnh quy hoạch cảng nước sâu Lạch Huyện được thông qua.
  • Cảng Gemalink dự báo đạt sản lượng hòa vốn ngay trong năm 2021 và là động lực tăng trưởng quan trọng trong dài hạn của doanh nghiệp.
  • VCBS đưa ra khuyến nghị MUA đối với cơ hội đầu tư cổ phiếu GMD với mức định giá hợp lý là 47.105 VNĐ/ cổ phiếu.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7852_GMD_VCBS_2021-6-1.pdf

8.   PNJ [ MUA – 122,000đ/cp ]: Cập nhật kết quả kinh doanh Q1/2021 – MBS – 01/06/2021

  • MBS khuyến nghị MUA và thay đổi giá mục tiêu của PNJ lên 122,000 đồng/cổ phần (+21% upside, sử dụng phương pháp P/E và triết khấu dòng tiền). Các yếu tố thúc đẩy giá: (1) sức mua giành cho các mặt hàng không thiết yếu như trang sức đã phục hồi tốt hơn so với dự kiến và sẽ còn tăng trưởng trong 2021, (2) ra mắt nhiều dòng sản phẩm mới, chiến dịch marketing và khuyến mãi thúc đẩy doanh số bán hàng, (3) các thương vụ sáp nhập.
  • PNJ công bố KQKD tháng 4 tăng trưởng vượt trội, doanh thu thuần và lợi nhuận ròng đạt 1.9 nghìn tỷ đồng (+269% ck) và 85 tỷ đồng (so với lỗ 102 tỷ đồng trong tháng 4/2020). Trong 4T2021, PNJ ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận ròng đạt 9 nghìn tỷ đồng (+64.1% ck) và 598 tỷ đồng (+95.3% ck). PNJ đã hoàn thành 43% và 49% kế hoạch năm về doanh thu thuần và lợi nhuận ròng, vượt ước tính của MBS.
  • 4T2021, doanh thu bán lẻ và vàng miếng tăng 60% và 70% ck. Doanh thu bán buôn duy trì tăng trưởng 56% ck. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong dịch bệnh, nhưng doanh thu 4T2021 đã tăng 55% so với 4T2019, trước khi bị ảnh hưởng của dịch bệnh.
  • Trong năm 2020, chiến lược giảm tồn kho đã giúp PNJ cải thiện dòng tiền kinh doanh của PNJ dương gần 1,500 tỷ đồng. Công ty tiếp tục duy trì chiến lược này trong năm 2021 nhờ hệ thống ERP, từ đó thiết kế và trưng bày sản phẩm theo nhu cầu của mỗi khách hàng ở từng vùng miền. Cuối Q1/2021, hàng tồn kho giảm khoảng 2% so với cuối năm 2020.
  • MBS dự phóng doanh thu 2021 ở mức 21,161 tỷ đồng (+20.8% ck) và lợi nhuận sau thuế đạt 1,257 tỷ đồng (17.6% ck), phản ánh sự phục hồi ấn tượng của mảng bán lẻ cùng với nền kinh tế Việt Nam, kỳ vọng mang lại doanh thu quý 2 vượt kế hoạch.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7868_PNJ_MBS_2021-6-1.pdf

9.   BSR [ MUA – 21,800đ/cp]: Năng lượng kiến tạo tương lai – Báo cáo ngắn – MAS – 02/06/2021

  • Hoạt động kinh doanh chính là sản xuất dầu mỏ tinh chế, bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng khí với các dòng sản phẩm chủ đạo là xăng, khí hóa lỏng, dầu và hạt nhựa . BSR được Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) giao trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, và vận hành Nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất với công suất chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô/năm.
  • Quý 1/2021, doanh thu đạt 21.048 tỷ, tăng 17% cùng kỳ và lãi ròng đạt 1.856 tỷ đồng, so với mức lỗ ròng đến 2.330 tỷ đồng cùng kỳ do: 1) biên lợi nhuận gộp đạt mức 9,7% so với mức âm 11,1% cùng kỳ; 2) doanh thu tài chính đạt 200 tỷ đồng, tăng 71% cùng kỳ. Lý do chủ đạo đến từ quý 1/2020 giá dầu giảm sâu cũng như dịch Covid tác động làm nhu cầu sản phẩm hóa dầu giảm mạnh.
  • BSR đã kiểm soát phòng chống dịch Covid-19, giúp vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất hoạt động ổn định. Đồng thời bảo dưỡng tổng thể thành công nhà máy lần thứ 4 vào tháng 8/2020, tạo tiền đề hoạt động ổn định từ quý 4/2020 trở đi. Điểm tích cực dài hạn là BSR được ưu đãi miễn thuế 4 năm kể từ khi bắt đầu phát sinh thu nhập chịu thuế từ dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất và nhà máy Bio-Ethanol.
  • (Năm 2021, dự báo doanh thu đạt 90.984 tỷ, tăng 57% cùng kỳ. Trong khi, lãi ròng phục hồi tích cực đạt 5.981 tỷ đồng so với mức lỗ 2.819 tỷ đồng cùng kỳ nhờ các yếu tố: 1) sản lượng tiêu thụ ước đạt 6,7 triệu tấn, tăng 13,3% cùng kỳ; 2) đơn giá tiêu thụ tăng 38,6%YoY do sự phục hồi mạnh của giá dầu; 3) doanh thu tài chính đạt 820 tỷ đồng, tăng 23,1% cùng kỳ.
  • PS forward 2021 đạt 1.929 đ/cp, tương ứng P/E forward 2021 ở mức 9,4 lần. MAS đánh giá TÍCH CỰC dành cho BSR nhờ: 1) ưu đãi thuế giúp tiết giảm chi phí trong tương lai; 2) nhu cầu phục hồi sản lượng các sản phẩm dầu khí từ năm 2021 nhờ sự phục hồi kinh tế toàn cầu; 3) sự hồi sinh về lợi nhuận sau giai đoạn thua lỗ năm 2020.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7887_BSR_MAS_2021-6-2.pdf

10.    BFC [ MUA – 34,000đ/cp ]: Mở đầu cho thời kỳ mới – Báo cáo ngắn – MAS – 01/06/2021

  • Doanh thu Q1/2021 của BFC đạt 1,798 tỷ (+100 % YoY) và lợi nhuận sau thuế tăng mạnh từ mức 5 tỷ lên hơn 68 tỷ đồng, gấp 14 lần cùng kỳ; 1) Sản lượng tiêu thụ phân bón các loại tăng 99%YoY, từ mức 89,423 tấn trong quý 1/2020 lên mức 178,057 tấn trong quý 1/2021; 2) Giá bán cải thiện giúp biên lợi nhuận gộp tăng từ mức 12,2% lên mức 12,6%; 3) chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 62,5% và 26,4% YoY, lần lượt ghi nhận 89,6 tỷ đồng và 33 tỷ đồng.
  • Sản phẩm chủ lực của BFC là phân bón NPK với doanh thu nội địa chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu doanh thu với tỷ trọng 85%. Mặc dù là doanh nghiệp trong top đầu trong kinh doanh phân NPK nhưng thị phần của BFC và Lâm Thao (LAS) chỉ đạt khoảng 15 – 16%. Nguyên nhân đến từ áp lực cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh phân bón NPK, khi phải chịu áp lực từ NPK cao cấp nhập khẩu. Một nguyên nhân chủ đạo vì công nghệ sản xuất NPK nội địa còn lạc hậu, chất lượng thấp nên khó cạnh tranh được với các sản phẩm nhập khẩu.
  • Hiện tại BFC đang có 5 nhà máy sản xuất với công suất thiết kế đạt 975,000 tấn/năm được đặt tại 5 khu vực chính: Long An, Ninh Bình, Quảng Trị, Lâm Đồng và Mekong. Trong đó, nhà máy trực thuộc tại Long An chiếm công suất lớn nhất với 500,000 tấn/năm.
  • Năm 2021, nhiều chuyên gia dự báo thời tiết sẽ thuận lợi và tính trạng ngập mặn sẽ không gây nhiều tác động mạnh so với năm 2020. Bên cạnh đó, giá nông sản đang được ghi nhận ở mức cao và quý 2 sẽ là giao đoạn chuẩn bị bước vào vụ Hè-Thu là vụ mùa lớn của năm sẽ giúp cho sản lượng tiêu thụ các loại phân được cải thiện.
  • Doanh thu năm 2021 dự báo đạt 6,626 tỷ (+22,2% YoY) và lợi nhuận sau thuế ước đạt 294 tỷ (+77,2% YoY); 1) Giá bán phân bón được cải thiện giúp biên lợi nhuận gộp tăng từ 13,9% lên mức 14,5%; 2) Sản lượng tiêu thụ kỳ vọng đạt hơn 700,000 tấn tăng 20% so với cùng kỳ ; 3) Chi phí lãi vay giảm hơn 10% YoY trong năm nay; 4) chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lần lượt 10% và 15% so với cùng kỳ.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7886_BFC_MAS_2021-6-2.pdf

                     

11.     FPT [ MUA – 104,200đ/cp ]: Cập nhật kết quả kinh doanh Q1/2021  – Cập nhật  – KBSV – 03/06/2021

  • 1Q2021, FPT duy trì tăng trưởng tích cực với doanh thu đạt 7,586 tỷ VND, tăng 14.4% YoY ; LNST đạt 1,151 tỷ VND, tăng 22.8% YoY. Doanh thu tháng 4/2021 đạt 2,845 tỷ VND, tăng 28.7% YoY; LNTT tháng 4/2021 đạt 523 tỷ VND, tăng 21.3% YoY.
  • Đầu tháng 5/2021, FPT công bố khoản đầu tư chiến lược vào Base.vn. Thông tin cụ thể tổng mức đầu tư không được tiết lộ, tuy nhiên FPT đã nắm đa số cổ phần, đủ điều kiện hợp nhất Base.vn vào báo cáo hợp nhất. Hoạt động chuyển đổi số cho phân khúc khách hàng trong nước, đặc biệt là nhóm khách hàng SME của FPT trong thời gian tới kì vọng sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ thông qua thương vụ này.
  • FPT tiếp tục đặt kế hoạch duy trì tăng trưởng tương tự các năm gần đây với doanh thu đạt 34,720 tỷ VND, tăng 16.4% YoY; LNTT đạt 6,210 tỷ VND tăng 18% YoY. ĐHCĐ thông qua phương án chia 20% cổ tức tiền mặt và chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 15%. Bên cạnh đó, FPT dự kiến tiếp tục chia cổ tức bằng tiền mặt 20% cho năm 2021.
  • Dựa trên kết quả định giá, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các yếu tố rủi ro có thể phát sinh, KBSV khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu FPT. Giá mục tiêu là 104,200 VND/cp, cao hơn 21.9% so với giá tại ngày 02/06/2021.
  • Giá mục tiêu của VNDS dựa trên phương pháp DCF với WACC 8,9%. Rủi ro giảm giá gồm: (1) dịch bệnh bùng phát trong tháng 5/2021 có thể vượt ngoài tầm kiểm soát khiến lượng hành khách nội địa thấp hơn kỳ vọng (theo CAAV, tổng số chuyến bay nội địa từ 19/4/2021-18/5/2021 tăng 134,5% svck nhưng giảm 15,8% so với kỳ trước 19/3/2021-18/4/2021, (2) đồng Yên tăng giá mạnh hơn dự kiến, và (3) xây dựng Sân bay Quốc tế Long Thành lâu hơn dự kiến.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7884_FPT_KBSV_2021-6-3.pdf

12. SHB [ Kém khả quan – 25,050đ/cp ]:  KQKD Q1/2021 củng cố triển vọng một năm tươi sáng  – SSI – 03/06/2021

  • SHB công bố KQKD Q1/2021 rất khả quan, với tổng thu nhập hoạt động (TOI) và lợi nhuận trước thuế đạt 2,6 nghìn tỷ đồng (+38% so với cùng kỳ) và 1,7 nghìn tỷ đồng (+113,5% so với cùng kỳ). LNTT hoàn thành 28,6% kế hoạch năm 2021 (5,83 nghìn tỷ đồng), nhờ tăng trưởng mạnh mẽ về thu nhập lãi thuần (+32% so với cùng kỳ), thu nhập ngoài lãi (+98% so với cùng kỳ), CIR giảm mạnh về mức 34,9% từ 58% trong Q1/2020.
  • SSI ước tính SHB có thể đạt 6,06 nghìn tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (+85,5% so với cùng kỳ). Năm 2022, LNTT ước tính đạt 7,4 nghìn tỷ đồng (+22,6% so với cùng kỳ).
  • Gánh nặng nợ xấu giảm dần và sự tăng trưởng mạnh của vốn chủ sở hữu giúp SHB có thể tăng tốc về quy mô và lợi nhuận, ROE dự kiến cải thiện lên 15-16% (từ 10-13% trong các năm trước). SSI điều chỉnh PB mục tiêu lên 1,6x từ mức 1,4x và sử dụng BVPS trung bình 2021 và 2022, giá mục tiêu 1 năm là 25.050 đồng/cp, tăng 25% so với giá mục tiêu trước đây nhưng vẫn thấp hơn 22,7% so với giá hiện tại, do đó SSI hạ khuyến nghị từ TRUNG LẬP còn KÉM KHẢ QUAN đối với SHB.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7898_SHB_SSI_2021-6-3.pdf

13.   SSI [Kém khả quan – 41,200đ/cp ]: Vị thế thuận lợi để triển khai thêm vốn cho mảng môi giới – Cập nhật – VCSC – 03/06/2021

  • VCSC tăng giá mục tiêu lên 50% nhưng vẫn duy trì khuyến nghị KÉM KHẢ QUAN dành cho CTCP CHứng khoán SSI (SSI) do giá cổ phiếu của SSI đã tăng 46% trong 3 tháng qua. VCSC tăng giá mục tiêu khi tăng (1) P/B mục tiêu lên 2,5 lần so với 1,8 lần trước đó và (2) tăng dự báo tổng thu nhập ròng cho giai đoạn 2021-2025 lên 38% so với dự báo trước đó của VCSC.
  • VCSC tăng dự phóng thu nhập ròng năm 2021 thêm 6% lên 1,55 nghìn tỷ đồng (+23% YoY), chủ yếu đến từ việc VCSC dự báo doanh thu môi giới tăng 75% và dự báo doanh thu cho vay margin tăng 9% – bị ảnh hưởng bởi mức tăng 45% trong dự báo lỗ từ FVTPL của VCSC.
  • VCSC tiếp tục tin rằng mảng môi giới và cho vay margin sẽ là các mảng dẫn dắt tăng trưởng trong năm 2021 và loại bỏ giả định trước đây của VCSC là dư nợ cho vay margin sẽ đi ngang vào năm 2021 so với cuối năm 2020. VCSC tăng dự báo dư nợ cho vay ký quỹ lên 29% so với báo cáo trước đó của VCSC.
  • VCSC tin rằng thu nhập từ đầu tư năm 2020 sẽ tạo ra mức cơ sở cao và khó có thể vượt qua vào năm 2021.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7906_SSI_VCSC_2021-6-3.pdf

14.   VHM [ MUA – 132,500đ/cp]: Cập nhật tình hình hoạt động kinh doanh – MBS – 03/06/2021

  • VHM là đơn vị phát triển bất động sản dẫn đầu tại Việt Nam, bỏ xa các đối thủ cạnh tranh khác. Số lượng và quy mô các dự án khổng lồ với trên 16 nghìn ha và còn tiếp tục gia tăng cho phép công ty phát triển mạnh mẽ trong dài hạn với hiệu quả kinh doanh vượt trội.
  • Xây dựng các chuẩn mực đời sống đô thị hiện đại, khẳng định đẳng cấp cư dân tại các khu đô thị: Ưu thế các dự án lớn cho phép công ty phát triển các chuỗi giá trị khép kín với các sản phẩm bất động sản chất lượng cao, dịch vụ tiện ích đồng bộ, đầy đủ, đáp ứng các tiêu chuẩn và khẳng định đẳng cấp cư dân khi lựa chọn các khu đô thị, sản phẩm thương hiệu Vinhomes.
  • Hưởng lợi từ hệ sinh thái của Vingroup: Cung cấp các dịch vụ tiện tích chất lượng cao cho các dự án bất động sản thương hiệu Vinhomes. Điều này tạo lợi thế cạnh tranh trong việc đạt được các quyết định đầu tư dự án bất động sản lớn trước các đối thủ khi ngày càng khó khăn trong việc phát triển quỹ đất. Mặc khác thúc đẩy hoạt động kinh doanh bán hàng, thu hút các nhà đầu tư, khách hàng mua sản phẩm.
  • Một trong những cổ phiếu dẫn đầu trong nhóm VN30: hưởng lợi từ dòng vốn nước ngoài khi tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam với các điều kiện phát triển tiềm năng như cơ cấu dân số trẻ, thu nhập tầng lớn trung lưu đang tăng lên và sự ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7913_VHM_MBS_2021-6-4.pdf

15.  VCS [ MUA – 120,000đ/cp]: Bước lên tầm cao mới – Báo cáo ngắn – MAS – 04/06/2021

  • Vicostone là nhà sản xuất đá thạch anh hàng đầu thế giới với thị phần nằm trong top 3 toàn cầu với thị trường trải dài hơn 40 quốc gia trên thế giới.
  • Xuất khẩu chiếm gần 70% tổng doanh thu với 2 thị trường chính là Bắc Mỹ và Châu Âu. Năm 2020, do dịch Covid-19 đã làm tổng sản lượng đá thạch anh nhập khẩu tại Mỹ giảm lần đầu tiên sau 10 năm với số lượng dừng ở mức 12,5 triệu m2 (-3,8% YoY). Tuy nhiên, theo Tổng cục thống kê thì sản lượng xuất khẩu vào Mỹ của VN tăng 67,1% YoY đạt 1,8 triệu m2, với giá trị xuất khẩu đạt 186 triệu USD (+57,1% YoY). Điều này giúp VN tiếp tục trong top 5 nước xuất khẩu sang Mỹ.
  • Quý 1 năm 2021, VCS ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 1,574 tỷ (+14,5% YoY) và 360 tỷ (+21,9% YoY): 1) Giá bán cải thiện giúp biên lợi nhuận gộp tăng từ 32,4% lên mức 33,7% trong quý 1; 2) Chi phí tài chính giảm 62,7% cùng kỳ ghi nhận mức 16,4 tỷ do khoản lỗ chênh lệch tỷ giá từ 23 tỷ xuống còn hơn 1 tỷ so với cùng kỳ.
  • Doanh thu và lợi nhuận sau thuế thuộc cổ đông công ty mẹ dự phóng năm 2021 đạt lần lượt 6,980 tỷ (+26% YoY) và 1,747 tỷ đồng (+22,3% YoY): 1) Giá dầu tăng khiến cho giá nguyên liệu cũng nhích lên làm biên lợi nhuận gộp giảm từ 34,7% xuống còn 33,7% trong năm 2021; 2) Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt tăng 30% và 20%; 3) Chi phí lãi vay giảm 15%YoY; 4) Sản lượng bán hàng kỳ vọng tăng tích cực khi dây chuyền rung ép số 3 mở rộng được đưa vào vận hành từ quý 3/2020. Dây chuyền được đồng bộ công nghệ Breton (Ý) với tổng công suất thiết kế từ 1,5-1,8 triệu m2/năm, bên cạnh đó giá bán kỳ vọng sẽ được cải thiện.
  • EPS dự phóng 2021 đạt 10,924 đồng/ cổ phiếu tương ứng với mức P/E dự phóng 9,3 lần thấp hơn mức trung bình 5 năm của doanh nghiệp. MAS đánh giá tích cực dài hạn đối với VCS: 1) Giá bán kỳ vọng duy trì tích cực ít nhất trong năm 2021 nhờ lực cầu phục hồi; 2) nhu cầu đá thạch anh nhân tạo cho thị trường Bắc Mỹ kỳ vọng tăng từ 18,9 triệu m2 lên mức 20,1 m2 trong năm 2021 và kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng trong 2022.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7912_VCS_MAS_2021-6-4.pdf

Quý nhà đầu tư lưu ý:

  • Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN