Kính gửi các anh chị đầu tư!
Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 09/08 – 13/08/2021
1. IMP [ Tích cực – 80,300đ/cp]: Dịch COVID-19, chi phí marketing ảnh hưởng đến lợi nhuận – Báo cáo KQKD – VCSC – 09/08/2021.
2. FPT [ MUA – 113,800đ/cp ]: Công nghệ định hướng tương lai– Báo cáo ngắn – MAS – 09/08/2021.
3. MSB [ Trung lập] Kì vọng tăng trưởng tín dụng trên 20% năm 2021 – KBSV – 09/08/2021.
4. DGC [ Tích cực – 109,000đ/cp]: Hưởng lợi từ giá phốt pho vàng tăng mạnh – SSI – 09/08/2021.
5. OCB [ Tích cực – 27,800đ/cp ]: Tăng trưởng phục hồi – SSI – 09/08/2021.
6. VIB [ Nắm giữ – 46,150đ/cp ]: Tăng trưởng bền vững – Báo cáo lần đầu – MAS – 09/08/2021.
7. BID [ Trung lập – 48,000đ/cp ]: Tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng trong nửa đầu năm 2021 có thể khó duy trì trong nửa cuối năm 2021 –Cập nhật công ty – SSI – 09/08/2021.
8. VGC [ MUA – 39,173đ/cp ]: Kết quả kinh doanh 6T.2021 đã hồi phục – Báo cáo cập nhật – VCBS – 10/08/2021.
9. VNM [ Nắm giữ – 88,100đ/cp ]: Giá nguyên vật liệu cao gây áp lực giảm biên lợi nhuận gộp – Báo cáo cập nhật – VCBS – 10/08/2021.
10. SAB [ Trung lập – 183,000đ/cp]: Thách thức vẫn còn phía trước – Cập nhật cuộc họp với nhà đầu tư – SSI – 10/08/2021.
11. POW [ Trung lập – 12,000đ/cp ]: Tăng trưởng lợi nhuận 6T2021 phần lớn đến từ lợi nhuận bất thường – Cập nhật công ty – SSI – 10/08/2021.
12. TPB [ MUA – 46,400đ/cp ]: Tăng vốn là động lực tăng trưởng – SSI – 11/08/2021.
13. PVD [ Trung lập – 21,000đ/cp ]: Kỳ vọng khối lượng công việc cao hơn trong nửa cuối năm 2021 – Cập nhật ĐHCĐ và KQKD 6T2021 – SSI – 10/08/2021.
14. PVD [ Tích cực – 26,100đ/cp ]: Chờ đợi sự phục hồi trong nửa cuối năm – Báo cáo cập nhật – VNDS – 11/08/2021.
15. VNM [ Trung lập – 103,000đ/cp ]: Doanh thu vẫn yếu do dịch Covid bùng phát trở lại – Báo cáo cập nhật – SSI – 09/08/2021.
16. VPB [ MUA – 75,400đ/cp ]: 2Q2021, LNST tăng 36.1% YoY – KBSV – 10/08/2021.
17. MSN [ Tích cực – 160,000đ/cp ]: Cải thiện toàn diện trong các ngành tiêu dùng – Báo cáo cập nhật – BVSC – 11/08/2021.
18. VIB [ Tích cực – 48,100đ/cp ]: Thời điểm thích hợp để tích lũy – Báo cáo cập nhật – VNDS – 12/08/2021.
19. GMD [ Tích cực – 52,700đ/cp]: Triển vọng tích cực đã được phản ánh vào giá – Báo cáo cập nhật – VNDS – 12/08/2021.
20. DVP [ MUA – 76,100đ/cp ]: Tận dụng cơ hội – Báo cáo ngắn – MAS – 11/08/2021.
21. PVT [ MUA – 26,000đ/cp ]: Nguồn công việc tiếp tục duy trì ổn định trong nửa cuối năm – PSI – 12/08/2021.
22. REE [ Trung lập – 63,600đ/cp ]: Điểm nhấn VSH – SSI – 12/08/2021.
23. HPG [ Tích cực – 62,600đ/cp]: Củng cố vị thế dẫn đầu – Báo cáo cập nhật – VNDS – 13/08/2021.
Quý nhà đầu tư lưu ý:
Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
1.IMP [ Tích cực – 80,300đ/cp]: Dịch COVID-19, chi phí marketing ảnh hưởng đến lợi nhuận – Báo cáo KQKD – VCSC – 09/08/2021
- CTCP Dược phẩm IMEXPHARM (IMP) công bố KQKD quý 2/2021 với doanh thu thuần đạt 330 tỷ đồng (+10% YoY) và LNST 49 tỷ đồng (+4% YoY). Trong 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu thuần đạt 614 tỷ đồng (+4% YoY) trong khi LNST đạt 91 tỷ đồng (+3% YoY), hoàn thành lần lượt 36% và 35% dự báo tương ứng cả năm của chúng VCSC.
- VCSC lưu ý rằng trong năm 2018 và 2019 (KQKD hàng quý 2020 có biến động bất thường do dịch COVID-19), LNST 6 tháng đầu năm chiếm 39%-42% LNST cả năm của IMP – không bao gồm các khoản dự phòng cho quỹ phát triển khoa học và công nghệ mà IMP đã ngừng trích từ năm 2020.
- Nhìn chung, KQKD 6 tháng đầu năm 2021 thấp hơn dự báo của VCSC, mà VCSC cho rằng do tác động tiêu cực từ đợt bùng phát dịch COVID-19 hiện tại đối với cả lượng khách đến các nhà thuốc và bệnh viện. Do đó, VCSC nhận thấy khả năng điều chỉnh giảm đối với các dự báo hiện tại của VCSC, dù cần thêm đánh giá chi tiết.
- Doanh thu sản phẩm tự sản xuất (chiếm tương ứng 95% và 98% doanh thu và lợi nhuận gộp 6 tháng đầu năm 2021 của IMP) tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái trong 6 tháng đầu năm 2021, trong đó doanh thu kênh nhà thuốc (60% doanh thu sản phẩm tự sản xuất của IMP trong 6 tháng năm 2021) tăng 8% YoY trong khi doanh thu từ kênh bệnh viện tăng 21% YoY.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8397_IMP_VCSC_2021-8-9.pdf
2. FPT [ MUA – 113,800đ/cp ]: Công nghệ định hướng tương lai– Báo cáo ngắn – MAS – 09/08/2021
- FPT hoạt động chính trong 3 lĩnh vực: Công nghệ, Viễn thông và Giáo dục. Một số điểm nhấn chính: 1) doanh thu dịch vụ công nghệ thông tin trong 6 tháng năm 2021 chiếm 56% tổng doanh thu, trong đó riêng thị trường nước ngoài đạt 41% tổng doanh thu; 2) top 3 thị phần, chiếm hơn 14% thị phần cung cấp dịch vụ băng rộng cố định mặt đất (Internet cáp quang) trong năm 2020; 3) Theo GFK, FPT Shop đang chiếm 31% thị phần laptop trong 5 tháng đầu 2021.
- 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu thuần và lãi ròng thuộc cổ đông công ty mẹ FPT đạt 16.228 tỷ và 1.906 tỷ đồng, lần lượt tăng 19,2% và 17,2% so với cùng kỳ: 1) mảng công nghệ tăng trưởng 20,9% so với cùng kỳ, trong đó khu vực trong nước đạt mức tăng trưởng 40,7%; 2) mảng viễn thông duy trì tăng trưởng doanh thu khá ổn định ở mức 12,6%; 3) biên lợi nhuận duy trì đi ngang ở mức 39,2%; 4) nhu cầu đầu tư công nghệ cả trong và ngoài nước đang là động lực chính thúc đẩy hoạt động FPT.
- Mỹ và Nhật Bản đang chiếm đến 75% doanh thu công nghệ thông tin ở nước ngoài. 6 tháng đầu năm 2021, hợp đồng ký mới đạt 11.682 tỷ đồng, tăng trên 45% so với cùng kỳ. Đây sẽ là điểm nhấn kỳ vọng duy trì động lực tăng trưởng trong năm 2021 và 2022.
- Năm 2021, doanh thu thuần và lãi ròng thuộc công ty mẹ dự báo đạt 35.186 tỷ và 4.304 tỷ đồng, lần lượt tăng 18% và 22% so với cùng kỳ: 1) doanh thu mảng công nghệ tăng trưởng 21,4%YoY, trong đó thị trường nước ngoài tăng trưởng 17,2%; 2) doanh thu mảng viễn thông tăng trưởng 11,6%YoY; 3) biên lợi nhuận gộp đạt mức 39,6%, tương đương cùng kỳ; 4) chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 24,8% và 6,8% cùng kỳ.
- EPS forward 2021 đạt 4.742 đ/cp, tương ứng P/E forward ở mức 20,6%. MAS đánh giá TÍCH CỰC dành cho FPT: 1) công ty dẫn đầu mảng công nghệ tại Việt Nam, lĩnh vực kỳ vọng tăng trưởng mạnh trong tương lai; 2) việc dịch Covid bùng phát khắp thế giới đã khiến hoạt động chuyển đổi số, đầu tư công nghệ trở nên cấp thiết.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8420_FPT_MAS_2021-8-9.pdf
3. MSB [ Trung lập] Kì vọng tăng trưởng tín dụng trên 20% năm 2021 – KBSV – 09/08/2021
- Thu nhập lãi thuần 2Q2021 đạt 1,477 tỷ VND, tăng 36.2%YoY với động lực từ tăng trưởng tín dụng đạt 10.0% YTD và NIM vẫn duy trì ở mức cao, đạt 3.68% (+11 bps QoQ).
- Nợ xấu tính đến 2Q2021 đạt 1,845 tỷ VND tương đương tỷ lệ nợ xấu đạt 2.02%, tăng 16bps QoQ. Chi phí trích lập dự phòng 2Q2021 đạt 241 tỷ VND, tăng 41% YoY, tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 58.5%, tăng so với các quý trước tuy nhiên vẫn ở mức thấp.
- MSB đặt kế hoạch tăng trưởng tín dụng trong năm 2021 là trên 20%. Mới đây, NHNN đã phê duyệt nâng hạn mức tín dụng cho MSB từ 10.5% lên 16%, tính đến thời điểm hiện tại dư nợ tín dụng đã tăng 12.5-13% YTD.
- Trong 2H2021, MSB dự định sẽ giảm lãi suất cho vay theo chỉ đạo từ NHNN khoảng 0.5%- 1%. Tuy nhiên, dư địa giảm lãi suất huy động vẫn còn thông qua việc cải thiện CASA dẫn tới ngân hàng kì vọng NIM sẽ chỉ giảm khoảng 10-20bps so với 6 tháng đầu năm.
- MSB tiến hành triển khai hệ thống Core Banking trong tháng 8, dự kiến hoàn thành trong 18 tháng. Cùng với đó MSB sẽ triển khai đưa vào vận hành nhà máy số Digital Factory từ 15/6/2021, hoàn thiện các tính năng kết nối chuỗi “Supply Chain Financing” và khởi động ứng dụng “Merchant app”.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8421_MSB_KBSV_2021-8-9.pdf
4. DGC [ Tích cực – 109,000đ/cp]: Hưởng lợi từ giá phốt pho vàng tăng mạnh – SSI – 09/08/2021
- Gần đây, SSI đã tham dự cuộc họp trực tuyến với ban lãnh đạo DGC để trao đổi về kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2021 của công ty. Ban lãnh đạo đã giải đáp mối lo ngại của nhà đầu tư về việc chi phí nguyên vật liệu tăng, tỷ suất lợi nhuận trong 6 tháng cuối năm 2021 của công ty có khả năng sẽ cải thiện so với 6 tháng đầu năm 2021 do DGC đã chốt giá bán các hợp đồng cao hơn trong thời gian còn lại của năm 2021.
- Năm 2022, SSI vẫn khá lạc quan về lợi nhuận của DGC sẽ tăng 30% so với cùng kỳ lên 1,7 nghìn tỷ đồng, nhờ: (1) sản lượng tiêu thụ axit điện tử và phân bón DAP tăng trưởng mạnh; và (2) tỷ suất lợi nhuận cải thiện do khu mỏ của công ty hoạt động suốt cả năm, nhu cầu tăng cao đối với phốt pho vàng và các sản phẩm liên quan từ các nhà sản xuất chip và nhà sản xuất phân bón.
- Kể từ khi SSI nâng khuyến nghị cổ phiếu lên KHẢ QUAN trong báo cáo ngày 2/4/2021, giá cổ phiếu DGC đã tăng 62% phản ánh xu hướng tăng giá phốt pho vàng ở thời điểm hiện tại. Với khả năng duy trì tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ được hỗ trợ bởi nhu cầu tăng cao đối với phốt pho vàng, dự án bất động sản và dự án Nghi Sơn, các chỉ số tăng trưởng lợi nhuận có khả năng sẽ đi lên ổn định hơn.
- SSI sử dụng ước tính lợi nhuận đến năm 2022. Do đó SSI nâng giá mục tiêu 1 năm lên 109.000 đồng/cổ phiếu (từ 70.000 đồng/cổ phiếu (sau chia cổ tức bằng cổ phiếu)). Với tiềm năng tăng giá là 12% (bao gồm tỷ suất cổ tức 1,5%), SSI lặp lại khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu DGC.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8403_DGC_SSI_2021-8-9.pdf
5. OCB [ Tích cực – 27,800đ/cp ]: Tăng trưởng phục hồi – SSI – 09/08/2021
- Kết quả kinh doanh của OCB trái ngược với hầu hết các ngân hàng niêm yết khác. Trong khi toàn hệ thống đạt tăng trưởng đáng kể trong Q2/2021 nhờ tăng NIM, OCB có NIM giảm -16 bps so với cùng kỳ đạt 3,8%. Mặc dù vậy, thu nhập lãi thuần của ngân hàng tăng tốt +28% so với cùng kỳ.
- Trong khi đó, thu nhập ngoài lãi mạnh mẽ (+70% YoY) từ mức nền thấp trong Q2/2020 và chi phí tín dụng giảm một nửa (0,85% so với 1,49% trong Q2/2020) đã giúp tăng trưởng lợi nhuận đạt +83% YoY (so với chỉ 15% YoY trong Q1/2021). Trong 6T2021, lợi nhuận trước thuế đạt 2,7 nghìn tỷ đồng (+43% YoY), phù hợp với ước tính của SSI. Do đó, SSI giữ nguyên dự báo LNTT 2021 và 2022 là 5,5 nghìn tỷ đồng (+25% YoY) và 6,6 nghìn tỷ đồng (+20% YoY).
- OCB đặt kế hoạch phát hành 5 triệu cổ phiếu ESOP và thêm 70 triệu cổ phiếu thông qua phát hành riêng lẻ trong thời gian tới. Ngân hàng đang đàm phán với một số nhà đầu tư về phát hành riêng lẻ và kỳ vọng có thể hoàn tất đàm phán trong tháng 9/2021. Sau khi phát hành, SSI ước tính CAR của OCB sẽ cải thiện lên ~14%, nhưng ROAE có thể giảm còn 21% trong 2021 và 20% trong 2022 (so với 22,4% và 21,6% trước phát hành.
- Giá mục tiêu đối với OCB là 27.800 đồng/cp dựa trên PB mục tiêu sau phát hành là 1,5x, tương ứng tiềm năng tăng giá 13%. SSI nhắc lại khuyến nghị Khả quan đối với cổ phiếu OCB.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8400_OCB_SSI_2021-8-9.pdf
6. VIB [ Nắm giữ – 46,150đ/cp ]: Tăng trưởng bền vững – Báo cáo lần đầu – MAS – 09/08/2021
- Về mặt quy mô, tính tới 30/06/2021 VIB có tổng tài sản đạt 277.2 nghìn tỷ đồng, dư nợ tín dụng trên 182.9 nghìn tỷ đồng và huy động tiền gửi khách hàng đạt 168.1 nghìn tỷ đồng tăng lần lượt 13,3%, 8,1% và 11.8% so với đầu năm. Trong 6 tháng đầu năm 2021, VIB vẫn tiếp tục giữ được đà tăng trưởng quy mô vượt trội đã thể hiện trong giai đoạn 2017 – 2020 vớitổng tài sản, dư nợ tín dụng và huy động tiền gửi khách hàng tăng trưởng kép (CAGR) lần lượt 25.7%, 28.5% và 30%.
- Vềmặt lợi nhuận, 6 tháng đầu năm 2021, VIB ghi nhận tổng doanh thu hoạt động (TOI) đạt 7,308 tỷ đồng, tăng trưởng 52% so với cùng kỳ năm 2020. Lợi nhuận trước thuế đạt 3,954 tỷ đồng,tăng trưởng 68% so với cùng kỳ và hoàn thành 52,7% kế hoạch năm 2021. Trong 6T 2021, ngân hàng vẫn tiếp tục cải thiện hiệu quả hoạt động, đưa tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập (CIR) xuống còn 37%. ROE LTM tiếp tục thuộc top đầu ngành, đạt 32,8%.
- Bên cạnh đó, VIB đã tích cực kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ nợ xấu, giảm về mức 1.32% so với mức 1.46% cuối 2020 trong đó tỉ lệ nợ nhóm 3-5 cũng giảm nhẹ từ1.74% xuống 1.69%. Các chỉsố về an toàn vốn và thanh khoản luôn được ngân hàng quản lý chặt chẽ, thuộc nhóm tốt nhất ngành.
- MAS khuyến nghị Nắm giữ cổ phiếu VIB với giá mục tiêu 46.150 đồng/ cổ phiếu, được xác định dựa trên phương pháp so sánh và phương pháp thu nhập thặng dư.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8405_VIB_MAS_2021-8-9.pdf
7. BID [ Trung lập – 48,000đ/cp ]: Tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng trong nửa đầu năm 2021 có thể khó duy trì trong nửa cuối năm 2021 –Cập nhật công ty – SSI – 09/08/2021
- Mặc dù BID công bố mức tăng trưởng LNTT ấn tượng 86,3% YoY trong 6 tháng đầu năm 2021, nhưng SSI hạ khuyến nghị cổ phiếu từ KHẢ QUAN xuống TRUNG LẬP hoàn toàn do tiềm năng tăng giá hạn chế hiện tại ở mức 11,6% so với giá mục tiêu 1 năm là 48.000 đồng/cổ phiếu.
- Kết quả kinh doanh được thúc đẩy nhờ thu nhập lãi thuần tăng trưởng mạnh, chi phí dự phòng rủi ro kỷ lục giúp giảm nợ xấu xuống 1,63% và cải thiện hệ số LLC lên 131%. Điều này rất quan trọng vì rủi ro tín dụng có thể sẽ tăng lên do làn sóng dịch Covid-19 thứ 4 kéo dài.
- SSI cho rằng tăng trưởng LNTT sẽ giảm xuống 15,8% YoY trong 6 tháng cuối năm 2021, do việc triển khai gói cho vay ưu đãi mới từ ngày 15/7/2021. Do đó, SSI duy trì ước tính LNTT cho năm 2021 và 2022 lần lượt là 13,5 nghìn tỷ đồng (+49,9% so với cùng kỳ) và 15,5 nghìn tỷ đồng (+14% so với cùng kỳ).
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8401_BID_SSI_2021-8-9.pdf
8. VGC [ MUA – 39,173đ/cp ]: Kết quả kinh doanh 6T.2021 đã hồi phục – Báo cáo cập nhật – VCBS – 10/08/2021
- Mảng bất động sản khu công nghiệp: cho thuê khu công nghiệp trong năm 2021 tăng mạnh đi cùng với việc sở hữu quỹ đất tại vị trí hấp dẫn cùng giá cho thuê cao sẽ giúp VGC ghi nhận KQKD ấn tượng cho các năm tới. Cùng với đó là những triển vọng lớn của ngành bất động sản KCN tại Việt Nam.
- Mảng vật liệu xây dựng: thị trường gạch ốp lát và gạch ngói dự kiến sẽ hồi phục từ năm 2021 với triển vọng từ (1) thiếu nguồn cung của thị trường bất động sản trong nước và (2) xuất khẩu sang nước ngoài khi Trung Quốc đang bị áp thuế mức rất cao tại thị trường Mỹ.
- Doanh thu thuần: 5,296 tỷ đồng (+10% yoy, % KH 2021). Lợi nhuận trước thuế: 786 tỷ đồng (+85% yoy, 79% KH 2021).
- VCBS đưa ra khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu VGC với giá mục tiêu đạt 39.173 VND/CP (+30%), dựa trên phương pháp chiết khấu dòng tiền FCFF.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8423_VGC_VCBS_2021-8-10.pdf
9. VNM [ Nắm giữ – 88,100đ/cp ]: Giá nguyên vật liệu cao gây áp lực giảm biên lợi nhuận gộp – Báo cáo cập nhật – VCBS – 10/08/2021
- VNM: Lũy kế 6T.2021, DTT đạt 28.906 tỷ đồng (-2,5% yoy, hoàn thành 47% KH năm) và LNST CT mẹ đạt 5.411 tỷ đồng (-7,7% yoy, hoàn thành 48% KH năm). Biên lợi nhuận gộp chung giảm 2,7 điểm phần trăm đạt 43,6% chủ yếu do chi phí nguyên liệu sữa bột tăng cao.
- Năm 2021: VCBS thận trọng cho rằng KQKD của năm 2021 tăng trưởng giảm 0,7 % yoy đạt 59.246 tỷ đồng (giảm 5,0% so với dự phóng cũ) và LNST CĐ mẹ ước tính đạt 9.951 tỷ đồng, giảm 11,2 % yoy. Nguyên nhân do thị trường nội địa sức mua giảm do ảnh hưởng bởi dịch Covid 19 và gánh nặng tăng giá nguyên liệu tiếp tục gây áp lực giảm biên gộp. Mặc dù thị trường xuất khẩu tuy có tăng trưởng tốt về DT song khó có thể bù đắp biên lợi nhuận giảm do sự tăng giá của nguyên vật liệu và rủi ro của dịch Covid bùng phát.
- Giá sữa nguyên liệu đầu vào là sữa nguyên kem (WMP) và sữa tách béo (SMP) tăng mạnh. Ước tính giá SMP và WMP đã tăng hơn 20-30% so với bình quân năm 2020. Giá đường cũng trong xu hướng tăng, ước tính trong 6 tháng đầu năm giá đường tăng trên 30% so với giá bình quân năm ngoái.
- Với triển vọng đầu tư kém hấn dẫn trong năm 2021 do tác động bởi dịch và xu hướng tăng giá nguyên liệu VCBS tiếp tục khuyến nghị NẮM GIỮ đối với VNM với giá mục tiêu đạt 88.100 đồng/cp tương ứng với PE 18,5x.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8429_VNM_VCBS_2021-8-11.pdf
10. SAB [ Trung lập – 183,000đ/cp]: Thách thức vẫn còn phía trước – Cập nhật cuộc họp với nhà đầu tư – SSI – 10/08/2021
- SAB đã tổ chức một cuộc họp ngắn với nhà đầu tư để trao đổi về kết quả kinh doanh Q2/2021 và cung cấp thông tin cập nhật về tình hình sản xuất và cạnh tranh trong đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4. SAB ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 13,1 nghìn tỷ đồng (+8,7% so với cùng kỳ) và 2,1 nghìn tỷ đồng (+6,4% so với cùng kỳ) trong 6 tháng đầu năm 2021, hoàn thành 39% kế hoạch năm 2021.
- SSI cập nhật ước tính để phản ánh ước tính kết quả kém khả quan trong Q3/2021, với mức tăng trưởng sản lượng tiêu thụ trong tháng 7 và tháng 8 tính đến thời điểm hiện tại đã bị ảnh hưởng tiêu cực (đây thường là mùa cao điểm của SAB nhưng năm nay thì không).
- Trong năm 2021, SSI ước tính doanh thu thuần tăng 9,2% so với cùng kỳ và lợi nhuận ròng tăng 4,3% so với cùng kỳ (thấp hơn 2,6% so với dự báo trước đó của SSI). Năm 2022, SSI ước tính doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 33,8 nghìn tỷ đồng (+10,8% so với cùng kỳ) và 5,8 nghìn tỷ đồng (+12,1% so với cùng kỳ); ước tính lợi nhuận ròng mới cao hơn 1,2% so với ước tính trước đó của SSI.
- SSI chuyển cơ sở định giá sang năm 2022 và đưa ra mức giá mục tiêu mới là 183.000 đồng/cổ phiếu (từ 173.800 đồng/cổ phiếu theo ước tính lợi nhuận bình quân năm 2021-2022), dựa trên hệ số P/E mục tiêu không đổi là 25x có trọng số tương đương với phương pháp DCF. Giá mục tiêu mới có mức tiềm năng tăng giá là 18%. SSI lặp lại khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu SAB.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8435_SAB_SSI_2021-8-11.pdf
11. POW [ Trung lập – 12,000đ/cp ]: Tăng trưởng lợi nhuận 6T2021 phần lớn đến từ lợi nhuận bất thường – Cập nhật công ty – SSI – 10/08/2021
- Nhìn sang năm 2022, nếu không có lợi nhuân bất thường như 358 tỷ đồng từ PVM & hoàn nhập dự phòng liên quan đến Cà Mau, SSI đánh giá triển vọng kết quả kinh doanh kém khả quan. SSI sẽ cung cấp phân tích chi tiết hơn và cập nhật ước tính sau khi có giá PPA điều chỉnh chính thức cho Cà Mau. Hiện SSI có giá mục tiêu 1 năm là 12.000 đồng (tiềm năng tăng giá là 9%) dựa trên các ước tính hiện tại.
- Khoảng 780 tỷ đồng liên quan đến dự phòng nợ phải thu khó đòi của Cà Mau, dự kiến sẽ hoàn nhập trong nửa cuối năm 2021. Theo quan điểm của SSI, điều này phụ thuộc vào mức phí công suất và phí vận hành và bảo dưỡng cuối cùng của Cà Mau.
- Q3/2020 có cơ sở so sánh thấp do NT2 tiến hành trung tu, giá CGM thấp và khoảng 70 tỷ đồng liên quan đến sự chênh lệch giá khí ở Cà Mau (Chênh lệch giá khí là do một số thủ tục giữa PVN/GAS và EVN. PVN đã gia hạn hợp đồng mua thêm khí cho Cà Mau từ Petronas với giá 12,7% giá dầu Brent trong khoảng từ 29/2/2020 đến 31/12/2026. Nhưng EVN đã sử dụng công thức cũ với 90% MFO để tính giá bán cho Cà Mau trong Q2/2020 khiến doanh thu ghi sổ giảm 70 tỷ đồng trong Q3/2020).
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8433_POW_SSI_2021-8-11.pdf
12. TPB [ MUA – 46,400đ/cp ]: Tăng vốn là động lực tăng trưởng – SSI – 11/08/2021
- KQKD Q2/2021 đạt được nhờ tăng trưởng mạnh thu nhập lãi thuần (+43,2% YoY), thu nhập ngoài lãi (+32,5% YoY) và CIR giảm (mặc dù chi phí tín dụng tăng). Chất lượng tài sản cải thiện thể hiện ở tỷ lệ nợ xấu giảm và dự phòng bao nợ xấu tăng. TPB cũng đang trong quá trình phát hành riêng lẻ 1 nghìn tỷ đồng (+9,3% vốn trước phát hành) có thể là yếu tố hỗ trợ mạnh cho tăng trưởng của ngân hàng.
- SSI tăng +3,9% và +4,2% dự báo LNTT 2021 và 2022, lên tương ứng 6 nghìn tỷ đồng (+37,4% YoY) và 7,4 nghìn tỷ đồng (+22,2% YoY). NIM ước tính tăng (+14 bps năm 2021 và +21 bps năm 2022), CIR giảm (36,5% so với mức trước đó là 43%), và chi phí tín dụng tăng (1,32% trong 2021 và 1,22% trong 2022).
- ROAE của TPBank duy trì trên 20% trong giai đoạn 2017-2019 và có thể vẫn ở mức này trong 2021-2022 với chất lượng tài sản ổn định, SSI cho rằng PB mục tiêu là 1,8x là hợp lý đối với TPB.
- Tại mức giá 35.900 đồng/cp, TPB đang giao dịch tại PB 2021 và 2022 là 1,6x và 1,3x. SSI chuyển cơ sở định giá sang tháng 6/2022 và nâng giá mục tiêu 1 năm đối với TPB lên 46.400 đồng/cp (từ 37.600 đồng/cp), với PB mục tiêu sau phát hành là 1,8x và BVPS trung bình 2021 và 2022. Với tiềm năng tăng giá 29,2%, SSI nâng khuyến nghị đối với TPB từ Khả quan lên MUA.
- Rủi ro: Nợ xấu mới hình thành cao hơn ước tính có thể làm tăng chi phí tín dụng và ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8431_TPB_SSI_2021-8-11.pdf
13. PVD [ Trung lập – 21,000đ/cp ]: Kỳ vọng khối lượng công việc cao hơn trong nửa cuối năm 2021 – Cập nhật ĐHCĐ và KQKD 6T2021 – SSI – 10/08/2021
- Mặc dù SSI điều chỉnh giảm ước tính lợi nhuận trong năm 2021, SSI tin rằng giá dầu trong năm 2021 và 2022 vẫn sẽ duy trì trên mức 60 USD/thùng, các dự án dầu khí tại Việt Nam và trong khu vực sẽ dần khởi động lại và sẽ có giá dịch vụ tốt hơn cho PVD.
- PVD đang giao dịch với hệ số P/E 2021 và 2022 lần lượt là 221x và 39x, đây là mức khá đắt. Tuy nhiên, hệ số P/B dự phóng cho giai đoạn 2021-2022 là 0,57x, mức hợp lý hơn nhiều. SSI lặp lại khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu PVD, với mức giá mục tiêu 1 năm điều chỉnh là 21.000 đồng/cp (~ 13% từ giá hiện tại) so với giá mục tiêu trước đó là 23.000 đồng/cp.
- Yếu tố hỗ trợ tăng đối với khuyến nghị có thể đến từ tin tức về đấu thầu hợp đồng thành công trong năm 2022, hoặc giá dầu tăng cao.
- Rủi ro giảm đối với khuyến nghị có thể đến từ sự chậm trễ trong việc triển khai giàn khoan TAD (bắt đầu hoạt động từ tháng 10/2021), cũng như giá dầu giảm.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8436_PVD_SSI_2021-8-11.pdf
14. PVD [ Tích cực – 26,100đ/cp ]: Chờ đợi sự phục hồi trong nửa cuối năm – Báo cáo cập nhật – VNDS – 11/08/2021
- VNDS hạ dự phóng EPS 2021 xuống 47,9% để phản ánh giá thuê giàn JU thấp hơn dự kiến, sự chậm trễ trong việc tái khởi động giàn khoan TAD và khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi cho KrisEnergy. Tuy nhiên, VNDS cho rằng những khó khăn trong năm 2021 phần lớn đã được phản ánh vào giá khi giá cổ phiếu đã giảm ~30% so với mức đỉnh thiết lập vào tháng 6/2021.
- Giá dầu Brent kỳ vọng sẽ dao động trên một mặt bằng giá mới trong giai đoạn 2021-2023 (quanh 70 USD/thùng) do nguồn cung có thể sẽ không bắt kịp đà phục hồi dự kiến của nhu cầu dầu.
- Giàn khoan TAD dự kiến khởi động lại từ Q4/21 và hiệu suất sử dụng giàn JU cải thiện lên 90% trong năm tài chính 2022-23 với giả định rằng dịch bệnh sẽ được kiểm soát nhờ vào việc tiêm chủng.
- Bên cạnh đó, PVD có kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu 20% trong năm nay (bao gồm 10% cổ tức cổ phiếu của năm 2019), đây cũng là yếu tố hỗ trợ mạnh cho giá cổ phiếu. Do đó, VNDS duy trì khuyến nghị Khả quan đối với PVD với giá mục tiêu thấp hơn là 26.100 đồng (-2% sv. báo cáo trước), dựa trên P/B mục tiêu 2021-23 là 0,8 lần.
- Rủi ro giảm giá đến từ giá dầu thấp hơn dự kiến và sự chậm trễ trong việc tái khởi động giàn khoan TAD.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8437_PVD_VNDS_2021-8-11.pdf
15. VNM [ Trung lập – 103,000đ/cp ]: Doanh thu vẫn yếu do dịch Covid bùng phát trở lại – Báo cáo cập nhật – SSI – 09/08/2021
- SSI duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu VNM, tuy nhiên SSI điều chỉnh giảm nhẹ giá mục tiêu 1 năm xuống 103.000 đồng/cổ phiếu (từ 107.000 đồng/cổ phiếu) dựa trên hệ số P/E mục tiêu không đổi là 21x cho ước tính lợi nhuận năm 2021-2022 do tác động của sự bùng phát lần thứ 4 của dịch Covid-19.
- Bên cạnh việc giảm tiêu dùng của người có thu nhập thấp – những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong thời kỳ dịch bệnh, các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt được áp dụng tại nhiều tỉnh/thành phố trên khắp cả nước kể từ tháng 5 cũng gây ra một số khó khăn trong việc phân phối sản phẩm thông qua kênh thương mại truyền thống (GT) (chiếm khoảng 85% doanh thu trong nước của VNM).
- Theo ban lãnh đạo, doanh thu nội địa trong tháng 7 (của công ty mẹ) tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, doanh thu qua kênh thương mại hiện đại (MT) (bao gồm các chuỗi bán lẻ, 523 cửa hàng của Vinamilk và thương mại điện tử) tăng 50% so với cùng kỳ do chính sách giãn cách xã hội nghiêm ngặt tại TP. Hồ Chí Minh và 18 tỉnh thành phía Nam.
- Do doanh thu yếu, chi phí đầu vào tăng mạnh và khả năng chuyển chi phí sang người tiêu dùng hạn chế, ban lãnh đạo tiếp tục nhận thấy áp lực lên tỷ suất lợi nhuận gộp nửa cuối năm 2021. Tuy nhiên, chi phí bán hàng được quản lý chặt chẽ để đảm bảo tỷ suất lợi nhuận ròng năm nay không giảm đáng so với năm trước (tức là trong khoảng 18% -18,5%).
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8434_VNM_SSI_2021-8-11.pdf
16. VPB [ MUA – 75,400đ/cp ]: 2Q2021, LNST tăng 36.1% YoY – KBSV – 10/08/2021
- 2Q2021, VPB có kết quả kinh doanh tăng trưởng với thu nhập lãi thuần đạt 9,232 tỷ VND (+19.9% YoY, +1.2% QoQ); TOI đạt 12,047 tỷ VND, tăng 34.6% YoY và 9.0% QoQ.; LNST đạt 4,016 tỷ VND, tăng 36.1% YoY.
- VPB kì vọng có thể hoàn tất các thủ tục liên quan đến thương vụ bán FE Credit để dòng tiền lợi nhuận có thể chảy về ngân hàng trong 3Q2021, qua đó cải thiện mạnh mẽ các chỉ tiêu thanh khoản và chi phí đầu vào bình quân.
- Diễn biến dịch Covid-19 phức tạp sẽ làm chậm lại tiến độ của thương vụ tìm đối tác chiến lược do: (1) Đàm phán giá ảnh hưởng do các rủi ro ngắn hạn (2) Việc giãn cách ảnh hưởng đến quá trình thương thảo, hoàn thiện giấy tờ.
- Tham chiếu với giai đoạn làn sóng thứ nhất khi Việt Nam thực hiện mạnh giãn cách xã hội, KBSV cho rằng tăng trưởng tín dụng trong 3Q2021 sẽ chậm lại khi các ngân hàng sẽ phải đặt vấn đề quản trị rủi ro lên hàng đầu để đảm bảo chất lượng tài sản.
- Dựa trên kết quả định giá, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các yếu tố rủi ro có thể phát sinh, KBSV khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu VPB. Giá mục tiêu là 75,400 VND/cp, cao hơn 24.6% so với giá tại ngày 10/08/2021.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8441_VPB_KBSV_2021-8-11.pdf
17. MSN [ Tích cực – 160,000đ/cp ]: Cải thiện toàn diện trong các ngành tiêu dùng – Báo cáo cập nhật – BVSC – 11/08/2021
- Tăng trưởng KQKD nửa đầu năm 2021 khả quan, điểm nhấn chính ở các ngành tiêu dùng. MSN công bố KQKD 1H21 khả quan với doanh thu thuần đạt 41.196 tỷ (+16,4% YoY) và LNST trừ lợi ích thiểu số đạt 979 tỷ (+736,8% YoY), hoàn thành lần lượt 44,8% và 39,2% mục tiêu doanh thu thuần và LNST trừ lợi ích thiểu số (cận dưới) đặt ra tại ĐHCĐ.
- CTCP Hàng tiêu dùng Masan (MCH) công bố mức tăng trưởng doanh thu thuần 11,7% và EBITDA tăng 10,2%. Các ngành hàng chính như gia vị, thực phẩm đóng gói và đồ uống ghi nhận tăng trưởng, từ đó dành được thị phần dù thị trường FMCG đang chịu ảnh hưởng từ COVID-19.
- VinCommerce (VCM) công bố mức giảm doanh thu thuần -8,5% và quý thứ 3 liên tiếp biên EBITDA khả quan và cải thiện. Về mặt doanh thu, sự sụt giảm chủ yếu do số lượng cửa hàng ít hơn 550 điểm so với năm ngoái trong khi các cửa hàng hiện hữu vẫn ghi nhận tăng trưởng doanh thu LFL/m2 ở mức 2 chữ số tại các khu vực trọng điểm như TP.HCM.
- Masan MeatLife (MML) công bố mức tăng trưởng doanh thu thuần 42,1% và EBITDA tăng 19,6%. Sản lượng thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là thức ăn cho lợn tăng đáng kể nhờ việc tái đàn trên cả nước trong khi thức ăn gia cầm và thủy sản cũng tăng trưởng tốt.
- Masan Hi-Tech Materials (MSR) có doanh thu thuần tăng trưởng 137,6% và EBITDA tăng trưởng 86,9%. Sự phục hồi của hoạt động kinh tế toàn cầu đã khiến giá kim loại tăng mạnh, là lý do chính giúp MSR đạt mức hồi phục ấn tượng trong nửa đầu năm 2021.
- Với KQKD tăng trưởng tốt và toàn diện trong 1H21 và triển vọng kinh doanh 2H21 đầy hứa hẹn, BVSC đưa ra khuyến nghị OUTPERFORM đối với cổ phiếu MSN với giá mục tiêu theo PP SOTP là 160.000 đồng/CP.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8438_MSN_BVSC_2021-8-11.pdf
18. VIB [ Tích cực – 48,100đ/cp ]: Thời điểm thích hợp để tích lũy – Báo cáo cập nhật – VNDS – 12/08/2021
- Thu nhập lãi thuần (NII) tăng 55,6% svck nhờ tín dụng tăng 32,7% svck và NIM tăng 61 điểm cơ bản (đcb) svck; TN ngoài lãi (Non-II) tăng 29,9% svck nhờ TN phí thuần (NFI) tăng 25,2% svck. Hệ số CIR giảm xuống 35,4% từ mức 39,5% của Q2/20, trong khi chi phí dự phòng tăng 18,3% svck.
- Tín dụng tăng 7,9% trong 6T21, cao hơn mức tăng 6,7% trong 6T20, chủ yếu nhờ cho vay cá nhân tăng trưởng 14,5% so với đầu năm. NIM đạt mức cao lịch sử 4,54% (quy đổi về mức theo năm) trong 6T21 do chi phí vốn giảm 137đcb svck, đủ bù đắp cho mức giảm 64đcb svck của lợi suất tài sản.
- Tỷ lệ nợ xấu (NPL) đã giảm xuống 1,69% cuối Q2/21 từ 1,73% cuối Q1/21 và Q4/20 do tăng tỷ lệ xóa nợ. Tỷ lệ xóa nợ dự báo cả năm đã tăng lên 0,48% trong 6T21, sv mức 0,12% trong 6T20. Nợ cơ cấu giảm xuống còn 2.486 tỷ đồng cuối Q2/21 (1,4% dư nợ vay) từ 3.201 đồng cuối 2020. Trong 6T21, VIB đã trích lập 35% của 81 tỷ đồng dự phòng trích bổ sung đối với nợ cơ cấu lại, tuân thủ theo Thông tư 03.
- VNDS nâng EPS giai đoạn 2021-23 lên 9-13% dựa trên dự báo hệ số CIR thấp hơn và NIM tăng cao hơn. Ngân hàng cũng được kỳ vọng sẽ đạt trung bình ROE ở mức 28% giai đoạn 2021-23, mức ROE trong danh mục các ngân hàng VNDS đang theo dõi.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8457_VIB_VNDS_2021-8-12.pdf
19. GMD [ Tích cực – 52,700đ/cp]: Triển vọng tích cực đã được phản ánh vào giá – Báo cáo cập nhật – VNDS – 12/08/2021
- Doanh thu Q2/21 tăng 23,8% svck đạt 752 tỷ đồng nhờ sản lượng container tăng trưởng tích cực (+30,0% svck) do nhu cầu vận tải biển cao. Biên lợi nhuận (LN) gộp tăng nhẹ 0,13 điểm % bởi (1) biên LN gộp dịch vụ cảng biển giảm 1,81 điểm % do phát sinh chi phí phòng chống dịch bệnh, và (2) biên LN gộp dịch vụ logistics tăng 7,66 điểm % nhờ giá cước vận tải biển tăng mạnh. Lợi nhuận từ công ty liên kết tăng 269,3% svck nhờ Gemalink đã gần đạt điểm hòa vốn trong kỳ.
- VNDS kỳ vọng doanh thu GMD sẽ tăng 16,6%/12,3%/5,5% trong năm 2021/22/23 nhờ (1) ở cụm cảng Hải Phòng, VNDS kỳ vọng sản lượng container của GMD tăng 18%/3%/13% svck trong 2021/22/23 với động lực tăng trưởng đến từ Nam Đinh Vũ giai đoạn 2 sẽ được khai thác trong năm 2023, (2) ở miền Trung, sản lượng cảng Dung Quất của GMD sẽ tăng 30,0% trong năm 2021 nhờ nhu cầu nhập khẩu hàng hóa lớn của Trung Quốc nhưng cảng này khó tăng trưởng từ 2022 do đạt giới hạn về công suất, và (3) ở cụm cảng Tp. Hồ Chí Minh.
- VNDS điều chỉnh tăng giá mục tiêu theo phương pháp SOTP thêm 17,4% lên 52.700đ/cp do tăng EPS 2021-23 thêm 9,8%-13,3%. Tuy nhiên, đà tăng mạnh gần đây của cổ phiếu đã gần như phản ánh hết tiềm năng tăng trưởng, do đó VNDS hạ đánh giá xuống Trung lập. Rủi ro tăng giá gồm (1) sản lượng và phí cao hơn dự kiến, (2) mức giá thoái vốn ngoài ngành cao hơn dự kiến, và (3) đề xuất tăng phí dịch vụ thông qua. Rủi ro giảm giá là bất ổn từ dịch bệnh hay địa chính trị cản trở giao thương toàn cầu trong đó có Việt Nam.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8456_GMD_VNDS_2021-8-12.pdf
20. DVP [ MUA – 76,100đ/cp ]: Tận dụng cơ hội – Báo cáo ngắn – MAS – 11/08/2021
- Cảng Đình Vũ là một cảng nước sâu hiện đại tại Việt Nam, hoạt động với 3 mảng kinh doanh chính: 1) Dịch vụ khai thác cảng với quy mô trên 600.000 Teu/năm; 2) xếp dỡ hàng hóa; 3) kho hàng với diện tích chứa hàng 240.000 m2 và kho hàng CFS 3600m2. Tháng 11 năm 2020, DVP đã đưa vào hoạt động mới Bãi container Cảng Đình Vũ với quy mô 4,6 hecta với sức chứa gần 3.000 Teu.
- 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu và lãi ròng đạt 299 tỷ và 133 tỷ đồng, lần lượt tăng 10,2% và 24,5% cùng kỳ nhờ: 1) biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 56,9% lên 59,7% nhờ giá cước dịch vụ cảng, kho bãi tích cực; 2) sản lượng khai thác đạt hơn 308 ngàn Teu, tăng 20,9% so với cùng kỳ; 3) chi phí quản lý doanh nghiệp ở mức 166 tỷ đồng, tăng 24,5% cùng kỳ.
- Dự thảo mới của Cục Hàng hải vào tháng 4/2021 vừa điều chỉnh quy hoạch theo hướng giảm bớt việc mở rộng cảng Lạch Huyện. Đây là nhân tố tích cực giảm áp lực cạnh tranh tương lai cho hoạt động cảng tại khu vực Hải Phòng.
- Trong 7 tháng đầu năm 2021, hàng container có sản lượng thông qua cảng biển Việt Nam ước tính 14,7 triệu tấn, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó riêng Hải Phòng tăng gần 16%.
- Năm 2021, doanh thu và lãi ròng đạt 627 tỷ và 304 tỷ đồng, tăng trưởng 21% và 28% so với cùng kỳ: 1) sản lượng cả năm ước tính đạt gần 634 ngàn Teu, tăng 13,4% so với cùng kỳ; 2) biên lợi nhuận gộp đạt 59,9%, cải thiện mạnh so với mức 48,1% của năm trước; 3) chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 15,3%YoY.
- EPS forward 2021 ở mức 7.612 đ/cp, tương ứng P/E forward ở mức 8,1 lần. MAS đánh giá TÍCH CỰC dành cho DVP nhờ: 1) sức tăng trưởng mạnh mẽ của nhóm cảng & logistics trong những năm tới; 2) đường hàng không, ô tô đang gặp khó khăn do dịch Covid đã giúp nhu cầu vận chuyển hàng qua cảng biển gia tăng.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8459_DVP_MAS_2021-8-12.pdf
21. PVT [ MUA – 26,000đ/cp ]: Nguồn công việc tiếp tục duy trì ổn định trong nửa cuối năm – PSI – 12/08/2021
- Kết quả kinh doanh tích cực, phù hợp kỳ vọng. Quý 2.2021, PVT đạt 1,873 tỷ đồng doanh thu, tăng 2.4% so với cùng kỳ, trong bối cảnh dịch Coivd-19 bùng phát trở lại tại Việt Nam kể từ đầu tháng 5.
- Năm 2021, doanh thu được SSI dự phóng đạt 8,284 tỷ đồng, với doanh thu cốt lõi từ mảng vận tải đạt 5,351 tỷ đồng nhờ: (1) giá dầu đang hồi phục tốt, PVT có thể không phải duy trì chia sẻ khó khăn với các đối tác như trong năm 2020; (2) Giá cước vận tải hàng rời, sản phẩm hóa chất quốc tế đang tăng trưởng tích cực, (3) Vận chuyển cho NMLD Dung Quất sẻ ổn định trong năm 2021.
- Hướng phát triển đội tàu của PVT sẽ hướng tới tăng số đội tàu hóa chất, khi đặt mục tiêu: đội tàu hóa chất sẽ chiếm số lượng tàu nhiều nhất (40-50%), tiếp đến đội tàu dầu thô và LPG sẽ đều chiếm từ 20-30% có cấu đội tàu; và 10% là đội tàu hàng rời.
- PSI điều chỉnh giá mục tiêu của PVT lên 26,000 Đồng/cp tương ứng P/E Forward 2021 đạt 9.9 với triển vọng kinh doanh tăng trưởng trong 2021 nhờ nhu cầu vận tải tích cực.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8466_PVT_PSI_2021-8-12.pdf
22. REE [ Trung lập – 63,600đ/cp ]: Điểm nhấn VSH – SSI – 12/08/2021
- Lợi nhuận ròng thuộc về cổ đông công ty mẹ (NPATMI) Q2/2021 đạt 383 tỷ đồng (+2,6% YoY) và chủ yếu nhờ LN của VSH. Lợi nhuận sau thuế năm 2021 của VSH ước tính đạt 319 tỷ đồng (+70% YoY) phần lớn do điều kiện thuỷ văn thuận lợi trong năm 2021 và lãi suất vay của dự án Thượng Kon Tum được giảm đáng kể.
- NPATMI 2021 ước tính đạt 1,8 nghìn tỷ đồng (+12,4% YoY). • Kết quả này phần lớn nhờ lợi nhuận của VSH do điều kiện thuỷ văn thuận lợi. Ngoài ra, công ty đã ghi nhận sự đóng góp lợi nhuận từ 102 MWp điện mặt trời áp mái với ước tính khoảng 82 tỷ đồng trong năm 2021 (6T2021 đạt 43 tỷ đồng). Giá FIT là USD 0,0838/kwh.
- Do tăng trưởng NPATMI nửa cuối 2021 (+4,5% YoY) thấp hơn so với nửa đầu năm (+24,6% YoY) và tăng trưởng một con số trong 2022 (+7% YoY), SSI khuyến nghị Trung lập đối với REE.
- Giá mục tiêu 1 năm là 63.600 đồng/cp, tiềm năng tăng giá 16% theo kịch bản cơ sở của SSI. Trong kịch bản khả quan, nếu VSH đạt thỏa thuận với EVN ở mức giá 1.300 đồng/kwh cho dự án Thượng Kon Tum, giá mục tiêu 1 năm có thể đạt 65.300 đồng/cp, tiềm năng tăng giá 19%.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8515_REE_SSI_2021-8-12.pdf
23. HPG [ Tích cực – 62,600đ/cp]: Củng cố vị thế dẫn đầu – Báo cáo cập nhật – VNDS – 13/08/2021
- VNDS tăng giá mục tiêu của HPG lên 62.600 đồng/cp nhằm phản ánh (1) mức EPS dự phóng giai đoạn 2021–23 cao hơn và (2) bổ sung mỏ RVIM vào mô hình dự phóng. Định giá của VNDS dựa trên sự kết hợp hai phương pháp với tỷ trọng bằng nhau (1) P/E mục tiêu 10,0x cho EPS 2021 và (2) mô hình định giá DCF 10 năm.
- Giá cổ phiếu HPG đã giảm 13% trong 2 tháng qua do chịu tác động bởi những thông tin tiêu cực như (1) nhu cầu thép xây dựng nội địa trong tháng 5-6/2021 yếu do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 và (2) giá bán thép xây dựng đã giảm liên tiếp 3 lần trong tháng 6-7/2021 với tổng mức giảm 8% kể từ vùng đỉnh hồi giữa tháng 5.
- Tuy nhiên, VNDS cho rằng dịch bệnh sẽ dần được kiểm soát trong Q3/21 và Chính phủ sẽ đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công từ Q4/21. Với việc sở hữu thị phần thép xây dựng lớn nhất, HPG sẽ được hưởng lợi chính từ xu hướng này.
- VNDS cũng đánh giá lạc quan về các kế hoạch mở rộng theo chiều sâu của HPG như việc mua lại hai tàu chở hàng cỡ lớn và mỏ quặng sắt tại Australia. Những khoản đầu tư này sẽ giúp cho BLNG của công ty trong nửa cuối năm 2021 và 2022 sẽ không bị giảm quá sâu từ mức đỉnh trong 6T21. Do đó, VNDS duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN đối với HPG.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8518_HPG_VNDS_2021-8-13.pdf
Quý nhà đầu tư lưu ý:
- Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
———-Team LTBNM tổng hợp ————-