Kính gửi các anh chị đầu tư!
Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 01/11 – 05/11/2021
- NT2 [ Tích cực – 29,200đ/cp]: Quý 3 rực rỡ bù đắp cho 6T21 ảm đạm – VNDS – 01/11/2021
- CTD [ Phù hợp thị trường – 56,300đ/cp ]: Lỗ ròng trong bối cảnh dịch COVID-19 khiến hoạt động xây dựng bị gián đoạn–Báo cáo KQKD – VCSC – 01/11/2021
- ACV [ Trung lập ] Lỗ ròng trong quý 3 do số lượng chuyến bay thấp kỷ lục – Báo cáo KQKD – VCSC – 01/11/2021
- GAS [ Trung lập – 130,000đ/cp ]: Lợi nhuận Quý 3 tích cực nhờ giá dầu tăng mạnh – SSI – 29/10/2021
- PTB [ Trung lập ]: KQKD thấp hơn kỳ vọng khi dịch COVID-19 ảnh hưởng mảng gỗ – Báo cáo KQKD – VCSC – 01/11/2021
- VTP [ Trung lập ]: Dịch COVID-19 ảnh hưởng đến lợi nhuận dù gia tăng thị phần – Báo cáo KQKD – VCSC – 01/11/2021
- HPG [ MUA – 68,200đ/cp ] Đầu tư công là động lực mạnh mẽ – Báo cáo lần đầu – KBSV – 01/11/2021
- PLX [ Tích cực ]: KQKD quý 3 bị ảnh hưởng mạnh bởi đại dịch – Cập nhật KQKD – VND – 01/11/2021
- DPM [ MUA – 41,600đ/cp ]: Nhu cầu tiếp tục phục hồi trong năm 2022 sẽ hỗ trợ giá urê duy trì ở mức cao – Cập nhật công ty – VCSC – 02/11/2021
- GAS [ Nắm giữ – 129,000đ/cp ]: Giá tăng bù đắp phần sản lượng sụt giảm – MAS – 01/11/2021
- TCB [ Tích cực – 64,000đ/cp ]: Các nguồn thu ổn định trong đại dịch – Cập nhật kết quả kinh doanh Q3 –SSI – 02/11/2021
- DHA [ MUA – 68,200đ/cp ]: Báo cáo ngắn cơ hội đầu tư – Báo cáo cập nhật – KBSV – 02/11/2021
- TCB [ MUA – 63,100đ/cp ]: Giữ vững đà tăng – Báo cáo cập nhật – MAS – 02/11/2021
- OCB [ Tích cực – 32,098đ/cp ] Q3/2021 Tăng trưởng tốt nhờ lãi từ đầu tư – Báo cáo cập nhật – BVSC – 01/11/2021
- STK [ Tích cực – 72,500đ/cp ]: Tiếp tục tỏa sáng bấp chấp đứt gãy chuỗi cung ứng – VNDS – 03/11/2021
- KSB [ MUA – 50,000đ/cp ]: Tăng tốc nắm bắt thời cơ – MAS – Báo cáo ngắn – 03/11/2021
- PHR [ MUA – 90,000đ/cp] Triển vọng lạc quan năm 2022 – Báo cáo ngắn – MAS – 03/11/2021
- STK [ Tích cực – 69,400đ/cp ]: Giá bán tiếp tục tăng trong Q4/2021 – SSI – 02/11/2021
- VTP [ Tích cực – 102,300đ/cp ]: Hứa hẹn tăng trưởng nhờ thương mại điện tử bùng nổ – Báo cáo lần đầu – BVSC – 01/11/2021
- FPT [ MUA – 112,500đ/cp ] Cập nhật cuộc họp công ty – Thị trường Nhật Bản hồi phục, thương vụ lớn với công ty BĐS sắp tới và kế hoạch tăng trưởng cao trong 2022 – Cập nhật công ty – SSI– 01/11/2021
- ACB [ MUA – 41,750đ/cp ]: KQKD Q3 chịu ảnh hưởng từ giãn cách xã hội kéo dài nhưng tăng trưởng dài hạn bền vững – SSI – 03/11/2021
- DGC [ MUA – 191,300đ/cp ]: Xu hướng tăng được thiết lập – Báo cáo ngắn – MAS – 03/11/2021
- NLG [ Tích cực – 61,000đ/cp ]: Triển vọng tăng trưởng đã phán ánh vào giá – VNDS – 03/11/2021
- DBC [ MUA – 77,100đ/cp] Kỳ vọng giá lợn hồi phục – KBSV – 05/11/2021
- PVD [ MUA – 38,500đ/cp ]: Ngưỡng cửa hồi phục– Báo cáo ngắn – MAS – 05/11/2021
Quý nhà đầu tư lưu ý:
Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
1. NT2 [ Tích cực – 29,200đ/cp]: Quý 3 rực rỡ bù đắp cho 6T21 ảm đạm – VNDS – 01/11/2021
- VNDS ưa thích NT2 do:
- (1) VNDS tin rằng NT2 sẽ ngày càng củng cố vai trò nguồn điện dự phòng nhờ tính ổn định của nhà máy này. Sản lượng điện của NT2 sẽ dần được hồi phục từ 2022 từ mức nền thấp 2021 khi mà nhu cầu điện phục hồi trở lại hậu Covid.
- VNDS đặt biệt tin rằng NT2 xứng đáng là khoản đầu tư dài hạn nhờ những định hướng phát triển điện khí của chính phủ được đề cập trong dự thảo quy hoạch điện 8 (QHĐ8). NT2 đang nắm một cơ hội tốt để có thể vận hành với tỉ lệ công suất cao và dự báo đạt 70% từ năm 2025, trong khi giá bán điện bình quân (ASP) có thể giảm dần khi giá nhiên liệu khí đầu vào ổn định lại trong các năm tới. Hơn nữa, VNDS đánh giá chi phí khấu hao thiết bị của NT2 có thể giảm đáng kể từ năm 2026, và có thể giúp cải thiện biên lợi nhuận của doanh nghiệp. Do vậy, VNDS dự báo LN ròng của doanh nghiệp sẽ tăng 25,8% svck lên 818 tỷ đồng trong năm 2022 và tiếp tục đạt 935 tỷ đồng và 1.304 tỷ đồng lần lượt trong 2025 và 2030.
- (3) VNDS kỳ vọng NT2 sẽ tiếp tục duy trì tỉ lệ trả cổ tức cao khoảng 20-25% (2.000-2.500đ/cp) trong giai đoạn 2022-25 với động cơ chính đến từ: 1) NT2 đã hoàn thành nghĩa vụ nợ ngoại tệ dài hạn trong Q2/21, giúp doanh nghiệp giảm áp lực từ chi phí lãi vay và rủi ro chênh lệch tỷ giá, đồng thời cải thiện đáng kể dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong thời gian tới. 2) Cổ đông lớn của NT2 là POW đang trong giai đoạn cần vốn cho dự ánh nhà máy điện khí Nhơn Trạch 3&4 do đó VNDS tin rằng NT2 sẽ tiếp tục giữ mức cổ tức cao để phục vụ nhu cầu này.
- VNDS duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN với giá mục tiêu thấp hơn 29.200đ/cp (giảm 3% sv báo cáo trước) với mức EPS điều chỉnh -14,0%/- 0,2%/2,0% cho lần lượt 2021/22/23. VNDS đưa ra giá mục tiêu dựa trên phương pháp định giá DCF và EV/EBITDA với tỉ trọng tương đương.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9322_NT2_VNDS_2021-11-1.pdf
2. CTD [ Phù hợp thị trường – 56,300đ/cp ]: Lỗ ròng trong bối cảnh dịch COVID-19 khiến hoạt động xây dựng bị gián đoạn–Báo cáo KQKD – VCSC – 01/11/2021
- CTCP Xây dựng Coteccons (CTD) công bố KQKD quý 3/2021 kém khả quan với doanh thu đạt 1,1 nghìn tỷ đồng (-61% YoY) và lỗ ròng 12 tỷ đồng. KQKD của CTD bị ảnh hưởng đáng kể bởi làn sóng dịch COVID-19 thứ tư tại Việt Nam, dẫn đến tình trạng gián đoạn đối với hoạt động xây dựng trong nước. Ngoài ra, biên lợi nhuận gộp của CTD giảm mạnh còn 1,6% trong quý 3/2021 so với mức 6,1% trong quý 3/2020 và 5,3% trong quý 2/2021 do 1) các gián đoạn liên quan đến dịch COVID-19, 2) giá vật liệu xây dựng (thép) cao và 3) biên lợi nhuận của CTD chịu áp lực cạnh tranh. Ngoài ra, chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp (SG&A) tiếp tục ở mức cao khiến CTD ghi nhận khoản lỗ từ HĐKD trị giá 74 tỷ đồng trong quý 3/2021. Thu nhập tài chính tăng (chủ yếu từ lãi nhận được) đã hỗ trợ một số khoản nhưng không đủ để CTD hòa vốn ở mức LNTT trong quý 3/2021.
- KQKD quý 3 tương ứng doanh thu đạt 6,2 nghìn tỷ đồng (-40% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 88 tỷ đồng (-76% YoY) trong 9 tháng đầu năm 2021. Do KQKD 9 tháng đầu năm 2021 của CTD lần lượt hoàn thành 56% và 46% dự báo doanh thu và LNST sau lợi ích CĐTS cả năm của VCSC, VCSC nhận thấy rủi ro giảm đối với dự báo lợi nhuận cho CTD như đã nêu trong Báo cáo cập nhật gần nhất của VCSC, CTD [PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG -8,6%] – Hợp đồng mới đang phục hồi, tiến độ xây dựng chậm, ngày 3/8/2021, dù cần thêm đánh giá chi tiết.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9497_CTD_VCSC_2021-11-11.pdf
3. ACV [ Trung lập ] Lỗ ròng trong quý 3 do số lượng chuyến bay thấp kỷ lục – Báo cáo KQKD – VCSC – 01/11/2021
- Tổng CT Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) công bố KQKD quý 3/2021 với doanh thu đạt 371 tỷ đồng (-74% YoY) và lỗ ròng 855 tỷ đồng so với LNST sau lợi ích CĐTS đạt 141 tỷ đồng trong cùng kỳ năm 2020.
- KQKD kém khả quan trong quý 3/2021 chủ yếu do tình trạng gián đoạn nghiêm trọng liên quan đến dịch COVID-19 tại Việt Nam khi các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt trong quý khiến số lượng chuyến bay giảm xuống mức thấp kỷ lục.
- Không tính đóng góp từ các tài sản hạ tầng hàng không do Nhà nước đầu tư (như đường băng), doanh thu của ACV giảm 76% YoY còn 348 tỷ đồng trong khi báo cáo lỗ ròng 767 tỷ đồng trong quý 3/2021.
- Trong 9 tháng đầu năm 2021, doanh thu của ACV giảm 38% YoY còn 3,8 nghìn tỷ đồng trong khi LNST sau lợi ích CĐTS giảm 63% YoY còn 501 tỷ đồng. VCSC lưu ý rằng sự thay đổi so với cùng kỳ năm trước đã bị ảnh hưởng do đóng góp từ các tài sản hạ tầng hàng không do Nhà nước đầu tư, bắt đầu ghi nhận từ năm 2021.
- Tuy nhiên, VCSC nhận thấy rủi ro giảm đối với dự báo năm 2021F của VCSC cho ACV – dù cần thêm đánh giá chi tiết – do tác động tiêu cực mạnh hơn dự kiến từ tình trạng gián đoạn liên quan đến dịch COVID-19 đối với lợi nhuận quý 3/2021 của ACV.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9508_ACV_VCSC_2021-11-11.pdf
4. GAS [ Trung lập – 130,000đ/cp ]: Lợi nhuận Quý 3 tích cực nhờ giá dầu tăng mạnh – SSI – 29/10/2021
- Lợi nhuận sau thuế trong Q3/2021 của GAS đạt 2,4 nghìn tỷ đồng (+19,1% YoY) trên cơ sở hợp nhất và 2,5 tỷ đồng (+16% YoY) đối với công ty mẹ. Kết quả này vượt ước tính sơ bộ của công ty và ước tính của SSI mặc dù tiêu thụ khí giảm mạnh trong Q3 do giãn cách xã hội tại các tỉnh phía Nam. Lũy kế 9T2021, GAS đạt 6,8 nghìn tỷ đồng LNST (+9,2% YoY), hoàn thành 97% kế hoạch năm.
- KQKD Q3 vượt trội khiến SSI điều chỉnh tăng 10,2% ước tính LNST năm 2021. Đối với năm 2022, SSI tăng giả định giá dầu thô Brent từ 68 USD/ thùng lên 75 USD/thùng (+7% YoY). Theo đó, ước tính LNST năm 2022 là 11,8 nghìn tỷ đồng (từ mức trước là 10,9 nghìn tỷ đồng) tăng 22% YoY. SSI đưa ra giá mục tiêu mới là 130.000 đồng/cp (từ 118.500 đồng/cp), tương ứng hệ số P/E mục tiêu là 20x (từ 19x) và EV/EBITDA là 11,5x (từ 11x) và sử dụng ước tính lợi nhuận năm 2022.
- Do giá cổ phiếu tăng 40% trong 2 tháng qua và ROI trong kịch bản cơ sở của SSI chỉ ở mức 8%, SSI hạ khuyến nghị đối với GAS từ Khả quan xuống TRUNG LẬP. Tuy nhiên, GAS vẫn là cổ phiếu SSI ưa thích trong ngành dầu khí và khuyến nghị nhà đầu tư tích lũy tại các nhịp giá điều chỉnh.
- Trong ngắn hạn, kì vọng lợi nhuận Q4 tăng trưởng cao và giá dầu duy trì ở mức cao (trên 80 USD/thùng) sẽ là yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9319_GAS_SSI_2021-10-29.pdf
5. PTB [ Trung lập ]: KQKD thấp hơn kỳ vọng khi dịch COVID-19 ảnh hưởng mảng gỗ – Báo cáo KQKD – VCSC – 01/11/2021
- CTCP Phú Tài (PTB) công bố KQKD 9 tháng đầu năm 2021, trong đó doanh thu tăng 18% YoY (quý 3/2021: +20% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS tăng 55% YoY (quý 3/2021: + 66% YoY). Mức tăng trưởng mạnh trong 9 tháng đầu năm 2021 chủ yếu được thúc đẩy bởi xuất khẩu gỗ sang Mỹ tăng trưởng mạnh trong nửa đầu năm 2021 và lượng bàn giao tại dự án căn hộ của PTB (khoảng 1/3 tổng số lượng căn hộ, theo ước tính của VCSC) trong quý 3/2021. Tuy nhiên, VCSC ước tính rằng LNST sau lợi ích CĐTS cốt lõi (không bao gồm mảng bất động sản) giảm 4% YoY và 21% QoQ trong quý 3/2021 trong bối cảnh dịch COVID-19 khiến các mảng kinh doanh chính của PTB – đặc biệt là mảng xuất khẩu gỗ gặp gián đoạn nghiêm trọng.
- Doanh thu và LNST sau lợi ích CĐTS 9 tháng đầu năm 2021 đều hoàn thành 68% dự báo cả năm và thấp hơn kỳ vọng của VCSC. Do đó, VCSC nhận thấy rủi ro giảm đối với các dự báo hiện tại của VCSC – dù cần thêm đánh giá chi tiết – dù VCSC kỳ vọng KQKD của PTB sẽ cải thiện so với quý trước trong quý 4/2021 khi các biện pháp giãn cách xã hội tại Việt Nam được nới lỏng trong thời gian gần đây.
- Sau khi tăng mạnh 53% YoY trong 6 tháng đầu năm 2021, lợi nhuận gộp từ mảng gỗ giảm 15% YoY trong quý 3/2021 trong bối cảnh xuất khẩu gỗ giảm 2% YoY (6 tháng đầu năm 2021: +39% YoY) và biên lợi nhuận gộp của mảng kinh doanh này giảm 60 điểm cơ bản YoY. VCSC cho rằng KQKD kém tích cực này đến từ các yêu cầu nghiêm ngặt về phòng chống dịch COVID-19 của Chính phủ, ảnh hưởng nhân lực cũng như các hoạt động sản xuất của PTB đồng thời gia tăng thêm chi phí.
- Lợi nhuận gộp mảng đá phục hồi 12% YoY trong quý 3/2021 nhờ biên lợi nhuận gộp tăng 6,6 điểm phần trăm khi PTB giảm quy mô của các chương trình chiết khấu giá mạnh. Tuy nhiên, doanh số của mảng đá giảm 13% trong bối cảnh hoạt động xây dựng trong nước giảm và các gián đoạn liên quan đến dịch COVID-19 trong hoạt động sản xuất của PTB.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9505_PTB_VCSC_2021-11-11.pdf
6. VTP [ Trung lập ]: Dịch COVID-19 ảnh hưởng đến lợi nhuận dù gia tăng thị phần – Báo cáo KQKD – VCSC – 01/11/2021
- Tổng CTCP Bưu chính Viettel (VTP) đã công bố KQKD quý 3/2021, trong đó doanh thu tăng 3% YoY trong khi LNST sau lợi ích CĐTS giảm 70% YoY. Những KQKD kém tích cực này là do các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19 nghiêm ngặt của Việt Nam trong quý 3/2021 làm tăng tỷ lệ giao hàng không thành công, chi phí giao hàng và thời gian giao hàng.
- Trong 9 tháng đầu năm 2021, doanh thu của VTP tăng 32% YoY, nhưng LNST sau lợi ích CĐTS giảm 20% YoY. LNST sau lợi ích CĐTS 9 tháng 2021 chỉ hoàn thành 57% kế hoạch cả năm của VCSC và thấp hơn kỳ vọng của VCSC do sự gián đoạn nghiêm trọng do dịch COVID-19. VCSC nhận thấy rủi ro điều chỉnh giảm đối với các dự báo hiện tại – dù cần thêm đánh giá chi tiết – mặc dù VCSC kỳ vọng hiệu quả kinh doanh của VTP sẽ cải thiện so với quý trước trong quý 4/2021 nhờ việc Việt Nam nới lỏng các biện pháp ngăn chặn dịch COVID-19 gần đây.
- Doanh thu được hỗ trợ bởi doanh thu thương mại biên LN thấp, bao gồm bán thẻ điện thoại và bán hàng bách hóa – vốn đến từ nền tảng thương mại điện tử ‘Voso’ của VTP. Theo ban lãnh đạo, tổng giá trị hàng hóa của Voso tăng 126% YoY trong quý 3/2021 nhờ nhu cầu tăng cao đối với các mặt hàng thiết yếu tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
- Biên LN gộp mảng dịch vụ giảm còn 4,3% trong quý 3/2021 từ mức 10,4% trong 6 tháng đầu năm 2021 và 10,5% của quý 3/2020, mà ban lãnh đạo cho rằng là do các chi phí bổ sung liên quan đến COVID-19 như xét nghiệm COVID-19 cho nhân viên, đóng cửa bưu cục và trung tâm phân loại do nhân viên nhiễm bệnh, tỷ lệ trả lại bưu kiện cao hơn và hiệu suất hoạt động thấp hơn.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9506_VTP_VCSC_2021-11-11.pdf
7. HPG [ MUA – 68,200đ/cp ] Đầu tư công là động lực mạnh mẽ – Báo cáo lần đầu – KBSV – 01/11/2021
- Doanh thu và lợi nhuận quý 3 của Tập đoàn Hòa Phát đạt lần lượt là 38.900 tỷ đồng (+90% YoY), và 10.350 tỷ đồng (+174% YoY). Trong kỳ, sản lượng tiêu thụ thép xây dựng đạt 958.000 tấn ( -1.5% YoY) nhưng vẫn tích cực trong bối cảnh làn song dịch covid lần thứ 4 ảnh hưởng nặng nề tới tình trạng tiêu thụ trong nước. Sản lượng tiêu thụ thép cuộn cán nóng đạt 606.000 tấn (+165% YoY).
- Trong tháng 9, sản lượng sản xuất thép thô tại Trung Quốc đạt 73.75 triệu tấn giảm 21% so với cùng kì và 11.4% so với tháng 8. Việc cắt giảm mạnh tay được diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc sẽ tổ chức Thế Vận hội mùa Đông năm 2022 vào đầu tháng 2 năm sau, và tình trạng thiếu điện trầm trọng khiến cho than cốc được dùng trong sản xuất thép nay được ưu tiên chuyển sang cho sản xuất điện.
- Khi dư địa cho chính sách tiền tệ còn lại không nhiều thì chính sách tài khóa là công cụ vô cùng hiệu quả và thích hợp nhất trong bối cảnh hiện tại để kích thích nền kinh tế, cụ thể là việc giải ngân vốn đầu tư công. Bên cạnh đó, những tháng cuối năm cũng là mùa xây dựng dẫn đến nhu cầu thép tăng cao. Hòa Phát sẽ là doanh nghiệp được hưởng lợi từ xu hướng hồi phục nhu cầu cũng như là nhà cung cấp nguyên vật liệu dành cho các dự án đầu tư công trọng điểm.
- Sau khi đạt đỉnh vào tháng 5, giá thép xây dựng giảm 6% và giữ ở mức 16.140 VNĐ/kg trong 3 tháng liên tiếp từ tháng 6 đến tháng 9. Tuy nhiên, do biến động nguyên vật liệu đầu và nhu cầu tăng cao do nới lỏng các biện pháp giãn cách, trong tháng 10, Hòa Phát đã có 3 đợt tăng giá bán đối với thép xây dựng.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9340_HPG_KBSV_2021-11-01.pdf
8. PLX [ Tích cực ]: KQKD quý 3 bị ảnh hưởng mạnh bởi đại dịch – Cập nhật KQKD – VND – 01/11/2021
- Duy trì triển vọng tăng trưởng tích cực • DT thuần 9T21 của PLX tăng 29,2% svck lên 119.741 tỷ đồng trong khi LN ròng 9T21 tăng 60 lần svck từ mức thấp trong 9T20 lên 2.235 tỷ đồng nhờ giá nhiên liệu tăng mạnh. LN ròng 9T21 phù hợp với kỳ vọng của VNDS, hoàn thành 65,4% dự phóng LN năm 2021.
- VNDS kỳ vọng KQKD Q4/21 và 2022 sẽ tích cực hơn nhờ vào sự phục hồi của hoạt động sản xuất và di chuyển cộng đồng tại Việt Nam từ Q4/21 trở đi khi Chính phủ nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội. Đáng chú ý, lượng hàng tồn kho của PLX đã tăng 41% svck và 25% kể từ đầu năm vào cuối Q3/21 trong bối cảnh giá nhiên liệu đang trên đà tăng cũng có thể giúp công ty cải thiện biên LN gộp trong quý sắp tới.
- Động lực tăng giá bao gồm sản lượng tiêu thụ xăng dầu cao hơn dự kiến và thương vụ thoái vốn khỏi PG Bank. Rủi ro giảm giá đến từ đại dịch Covid-19 kéo dài có thể ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm xăng dầu.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9326_PLX_VNDS_2021-11-2.pdf
9. DPM [ MUA – 41,600đ/cp ]: Nhu cầu tiếp tục phục hồi trong năm 2022 sẽ hỗ trợ giá urê duy trì ở mức cao – Cập nhật công ty – VCSC – 02/11/2021
- VCSC duy trì khuyến nghị MUA cho CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM) và nâng giá mục tiêu thêm 34% khi VCSC có quan điểm lạc quan cho rằng DCM sẽ được hưởng lợi từ việc giá urê tăng mạnh trong giai đoạn 2021-2022 trong khi nhu cầu xuất khẩu tăng và phân khúc NPK của công ty là động lực tiềm năng cho lợi nhuận trong trung hạn.
- VCSC tăng giá mục tiêu thêm 34% khi 1) VCSC tăng dự báo tổng lợi nhuận giai đoạn 2021-2026 thêm 21,1% tương ứng với mức điều chỉnh tăng 7,4% trong dự báo giá bán urê, 2) loại bỏ ‘chiết khấu minh bạch’ 10% và 3) tăng trưởng năm cuối cùng trong mô hình dự báo cao hơn và chi phí nợ thấp hơn.
- VCSC kỳ vọng nguồn cung phục hồi chậm từ Châu Âu/Trung Quốc sẽ giữ giá urê quốc tế ở mức cao trong 6 tháng đầu năm 2022. Ngân hàng Thế giới gần đây đã công bố dự báo giá urê năm 2021 và 2022 (không bao gồm phí vận chuyển) lần lượt ở mức 380 USD/tấn (+65,9% YoY) và 375 USD/tấn (-1,3 % YoY).
- VCSC dự báo lợi nhuận sẽ giảm 6,4% YoY trong năm 2022 sau khi tăng 90,4% YoY trong năm 2021 do lợi nhuận thấp hơn từ mảng urê, mặc dầu lợi nhuận thêm từ nhà máy NPK và chi phí quản lý & quản lý doanh nghiệp giảm. VCSC kỳ vọng nhà máy urê của DCM sẽ hoàn thành khấu hao vào năm 2024 và dự báo lợi nhuận ròng đạt 1,6 nghìn tỷ đồng – tăng 1,6 lần so với cùng kỳ năm trước.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9441_DCM_VCSC_2021-11-5.pdf
10. GAS [ Nắm giữ – 129,000đ/cp ]: Giá tăng bù đắp phần sản lượng sụt giảm – MAS – 01/11/2021
- Với triển vọng lạc quan, P/E của GAS đã tăng lên mức +2 Std (26,73 lần). Với mức dự báo LNST năm 2021 đạt 9.275 tỷ đồng, EPS tương ứng của GAS đạt 4.846 đ/cp MAS nâng mức giá mục tiêu của GAS lên 129.500 đ/cp, tăng 26,3% so với mức giá mục tiêu trước đây. Tuy nhiên, thị giá cổ phiếu đã tăng 39% từ báo cáo cập nhật của MAS trong T8/2021 (VNIndex +10% trong cùng giai đoạn). Vì vậy, MAS điều chỉnh khuyến nghị từ Tăng Tỷ Trọng về Nắm Giữ đối với cổ phiếu GAS.
- Lợi nhuận Q3/2021 tăng 19% bất chấp dịch bệnh ảnh hưởng lớn đến sản lượng tiêu thụ Quý 3/2021 là thời điểm dịch bệnh bùng phát, việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội dẫn đến sản lượng tiêu thụ khí suy giảm mạnh do nhu cầu tiêu thụ điện giảm cùng các hàng quán kinh doanh phải tạm nghỉ. Sản lượng khí tiêu thụ Q3/2021 giảm 26% và sản lượng LPG giảm 10% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, do giá dầu Brent bình quân Q3/2021 tăng 71%, tương ứng tăng 30,57 USD/thùng so với cùng kỳ 2020 nên lợi nhuận sau thuế tăng 19% cùng kỳ năm trước.
- Tiến độ đầu tư vượt kế hoạch, nợ vay dài hạn tăng mạnh Tổng giá trị giải ngân cho công tác đầu tư xây dựng 9 tháng đầu năm của GAS ở mức cao. Trong đó, Công ty mẹ giải ngân 3.546 tỷ đồng (tập trung chuỗi dự án Nam Côn Sơn, LNG Thị Vải); toàn công ty giải ngân vốn đầu tư 9 tháng là 3.992 tỷ đồng. Nếu không tính dự án Đường ống khí Lô B-Ô Môn (PVN đang điều hành) thì kết quả giải ngân của Công ty mẹ đạt 101% kế hoạch 9 tháng.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9339_GAS_MAS_2021-11-01.pdf
11. TCB [ Tích cực – 64,000đ/cp ]: Các nguồn thu ổn định trong đại dịch – Cập nhật kết quả kinh doanh Q3 –SSI – 02/11/2021
- SSI nhắc lại khuyến nghị Khả quan đối với TCB và nâng giá mục tiêu 1 năm lên 64.000 đồng/cp (từ 58.200 đồng). TCB duy trì được đà tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ (+40% so với cùng kỳ) so với các ngân hàng cùng hệ thống trong Q3/2021, nhờ nguồn thu nhập ổn định (8,8 nghìn tỷ đồng, +15,7% YoY), quản trị chi phí tốt (+1,9% YoY) và chi phí tín dụng giảm (-29 bps YoY). Lũy kế 9T2021, LNTT đạt 17 nghìn tỷ đồng (+60% YoY), hoàn thành 86% kế hoạch tại ĐHCĐ và 76% ước tính của SSI.
- Mặc dù SSI duy trì triển vọng tích cực đối với TCB, rủi ro giảm giá đối với khuyến nghị của SSI đến từ trường hợp nợ xấu mới hình thành và nợ tái cơ cấu cao hơn ước tính. Tại thời điểm cuối Q3/2021, tỷ lệ nợ xấu tăng lên 0,57% trong khi tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu giảm còn 184% (từ 0,36% và 256% tương ứng vào cuối Q2/2021). Nợ tái cơ cấu tăng lên 2,8 nghìn tỷ đồng (0,87% tổng dư nợ cho vay) từ mức 2,7 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên,SSI nhận thấy TCB vẫn là một trong những ngân hàng có các chỉ số phản ánh chất lượng tín dụng tốt nhất Việt Nam.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9324_TCB_SSI_2021-11-2.pdf
12. DHA [ MUA – 68,200đ/cp ]: Báo cáo ngắn cơ hội đầu tư – Báo cáo cập nhật – KBSV – 02/11/2021
- KBSV khuyến nghị MUA, giá mục tiêu 68.200 VND/cp đối với Công ty Cổ phần Hóa An (DHA) với kỳ vọng hưởng lợi từ định hướng đẩy mạnh đầu tư công trong khi các mỏ đá của doanh nghiệp có vị trí thuận lợi và còn nhiều tiềm năng gia tăng trữ lượng khai thác cùng cổ tức tiền mặt hấp dẫn.
- Hưởng lợi từ định hướng đẩy mạnh đầu tư công. KBSV kỳ vọng Chính phủ sẽ có các phương án đẩy nhanh tốc độ giải ngân đầu tư công dịch nhằm kích thích kinh tế và các biện pháp cách ly xã hội được nới lỏng giúp tháo gỡ khó khăn trong việc đi lại, tiến độ triển khai các dự án tồn đọng được cải thiện. Theo đó, nhu cầu đá xây dựng gia tăng mạnh mẽ.
- Tiềm năng lớn từ các mỏ đá có vị trí thuận lợi, gần các dự án trọng điểm. DHA sở hữu 3 mỏ đá có trữ lượng khai thác còn lại khoảng 21 triệu m3, gồm mỏ đá Núi Gió (Bình Phước), mỏ đá Tân Cang 3 (Đồng Nai) và Thạch Phú 2 (Đồng Nai) có vị trí thuận lợi tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gần dự án sân bay Long Thành và các tuyến cao tốc Bắc – Nam. Bên cạnh đó, các mỏ đá của DHA vẫn có dư địa tăng trữ lượng khai thác nếu được chấp thuận khai thác xuống sâu hơn.
- Tình hình tài chính mạnh cùng cổ tức hấp dẫn. Với tỷ lệ trả cổ tức cao trong quá khứ giao động từ 64.1%-79.7% trong giai đoạn 2016-2020 cùng nền tảng tài chính mạnh, không sử dựng nợ vay, nhu cầu đầu tư mới thấp, KBSV cho rằng DHA sẽ duy trì mức chi trả cổ tức tiền mặt cao trong thời gian tới. Dự báo cổ tức tiền mặt trong giai đoạn 2021-2024 sẽ dao động trong khoảng 4,000-6,000 đồng/cp, tỷ suất cổ tức hấp dẫn ở mức 7%-10.6% so với thị giá.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9342_DHA_KBSV_2021-11-2.pdf
13. TCB [ MUA – 63,100đ/cp ]: Giữ vững đà tăng – Báo cáo cập nhật – MAS – 02/11/2021
- Cơ hội lấn át rủi ro. LNTT TCB được kỳ vọng đứng thứ 2 trong năm 2021 mặc dù vị thứ tổng tài sản của NH này không cao. Ngoài ra, TCB vẫn có thể giữ vững mức tăng trưởng trên hai con số trong trung và dài hạn dựa trên các giả định sau: 1) tỉ lệ an toàn vốn cao bảo đảm cho tăng trưởng tín dụng bền vững; 2) CASA luôn được duy trì ở mức cao hỗ trợ huy động vốn giá thấp; 3) tỉ lệ chi phí họa động (CIR) và chi phí dựphòng liên tục được cải thiện là động lức tốt cho lợi nhuận tăng trưởng.
- Các rủi ro chính bao gồm: 1) tỉ lệ CASA cao phần nào ảnh hưởng đến tỉ lệ huy động ngắn hạn cho vay trung và dài hạn (SFMLL), phần nào ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản; 2) mức tăng trưởng ấn tượng trong vài năm trở lại đây thiết lập tiêu chuẩn kỳ vọng cao trong tương lai; 3) tỉ lệ rủi ro dư nợ tập trung vẫn đang ở mức cao.
- Dựa trên KQKD ấn tương trong 9T21 cũng như gia tăng dự phóng của MAS trong các năm tiếp theo cho TCB, MAS nâng giá mục tiêu lên mức 63.100 đồng (từ 52.100 đồng), tương đương với mức P/B mục tiêu là 2,5x, qua đó gia tăng khuyến nghị lên mức Mua.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9365_TCB_MAS_2021-11-02.pdf
14. OCB [ Tích cực – 32,098đ/cp ] Q3/2021 Tăng trưởng tốt nhờ lãi từ đầu tư – Báo cáo cập nhật – BVSC – 01/11/2021
- OCB ghi nhận KQKD Quý 3/2021 ấn tượng với LNTT tăng mạnh 71,1% YoY lên 1.107,1 tỷ trong bối cảnh COVID-19 tồi tệ nhất từ trước đến nay tại Việt Nam. Điểm nhấn chính: (1) Tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ; (2) Lãi lớn từ chứng khoán đầu tư; (3) CIR tiếp tục được tối ưu hóa thuộc nhóm thấp nhất ngành; và (4) Chất lượng tài sản cải thiện đáng kể.
- Thu nhập ngoài lãi Quý 3/2021 tăng ấn tượng 62,3% YoY lên 642,2 tỷ, được hỗ trợ chủ yếu bởi khoản lãi lớn từ chứng khoán đầu tư là 463,4 tỷ (+40,1% QoQ; +5,9 lần YoY, chiếm 72,2% của NoII). Các mảng ngoài lãi khác suy giảm YoY, ảnh hưởng tiêu cực bởi các hoạt động giãn cách xã hội nghiêm ngặt do COVID-19.
- Chi phí hoạt động trong Quý 3/2021 là 622,7 tỷ (+1,9% QoQ; +12,4% YoY). Chủ yếu nhờ vào lãi từ chứng khoán đầu tư tăng vọt, CIR được tối ưu hóa xuống 31,2% so với 37,3% trong Quý 3/2020 và 27,8% trong Quý 2/2021, đây là một trong những mức thấp nhất trong ngành, thể hiện hiệu quả hoạt động mạnh mẽ của OCB.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9360_OCB_BVSC_2021-11-02.pdf
15. STK [ Tích cực – 72,500đ/cp ]: Tiếp tục tỏa sáng bấp chấp đứt gãy chuỗi cung ứng – VNDS – 03/11/2021
- VNDS tự tin với triển vọng của STK trong 2021-23 bởi: VNDS kỳ vọng mảng sợi tái chế trong Q4/21-22 sẽ hưởng lợi từ sự phục hồi nhu cầu của thị trường nội địa và tình hình thiếu điện ở Trung Quốc. VNDS kỳ vọng nhà máy Unitex giai đoạn 1 sẽ vận hành thương mại trong Q1/23. Tổng sản lượng tiêu thụ trong năm 2023 dự kiến đạt 76.800 tấn/năm để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với sợi tái chế và sợi nguyên sinh. VNDS kỳ vọng STK sẽ mở rộng thị phần tại thị trường nội địa nhờ hưởng lợi từ thuế chống bán phá giá sơ bộ đối với sợi nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia và Indonesia. VNDS kỳ vọng LNR của STK dự kiến sẽ tăng trưởng 90,4% svck trong 2021 và tăng trưởng kép 37,0% so với năm tài chính 21-23F.
- Tiềm năng tăng giá bao gồm sự tăng trưởng cao hơn về sản lượng sợi tái chế và sợi nguyên sinh nhờ nhu cầu thị trường phục hồi và tình trạng thiếu điện kéo dài hơn dự kiến ở Trung Quốc dẫn đến giá sợi cao hơn trong 2021-22. Rủi ro giảm giá là sự bùng phát của dịch Covid-19 tại thị trường nội địa có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của STK.
- VNDS duy trì khuyến nghị Khả quan và nâng giá mục tiêu lên 72.500VND sau khi tăng EPS 2022/23 lần lượt 12.9%/17.4%. Định giá của VNDS dựa trên EPS 2022 là 5.365/cổ phiếu và P/E mục tiêu 13,5 lần, tương đương với P/E lịch sử một năm.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9355_STK_VNDS_2021-11-3.pdf
16. KSB [ MUA – 50,000đ/cp ]: Tăng tốc nắm bắt thời cơ – MAS – Báo cáo ngắn – 03/11/2021
- KSB thuộc nhóm doanh nghiệp có quy mô và tiềm năng tăng trưởng tốt nhất ngành đá xây dựng khi sở hữu mỏ đá có chất lượng tốt với biên lợi nhuận khai thác đá ở mức khá cao trên 35%.
- Năm 2020 KSB đã không còn được khai thác Mỏ Tân Đông Hiệp, tổng trữ lượng các mỏ đá của KSB hiện tại ước khoảng 35,3 triệu m3. Vị trí của các mỏ đá hiện đang gần các dự án đầu tư công lớn như: Sân bay Long Thành, Phan Thiết – Dầu Giây,, Nghi Sơn – Diễn Châu (Nghệ An), Quốc lộ 5 – Nghi Sơn (Nghệ An), Diễn Châu – Bãi Vọt (Thanh Hóa), Mai Sơn – Quốc lộ 45 (Thanh Hóa).
- Với kỳ vọng hoạt động đầu tư công được đẩy mạnh trong thời gian tới, KSB cũng đã có kế hoạch mở rộng công suất khai thác. Cụ thể, trong năm 2021, KSB sẽ đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành cấp phép Mỏ Tam Lập giai đoạn 1. Đối với Mỏ Tân Mỹ trong quý 2/2021 sẽ hoàn thiện để tải xuống sâu cote âm 150m và đưa vào quy hoạch thăm dò khai thác.
- KSB đang ủy thác đầu tư vào công ty vật liệu xây dựng Biên Hòa tại Đồng Nai (VLB) với tỷ lệ nắm giữ gián tiếp 41% (trị giá 1.312 tỷ đồng), Nhà nước nắm 49%, thời gian tới sẽ mua lại để mở rộng quy mô. Công ty này có quy mô trữ lượng còn lại khoảng 250 triệu tấn đá xây dựng chủ yếu tại Đồng Nai.
- Gói kích thích hồi phục kinh tế nếu được thông qua sẽ tạo thời cơ lớn cho KSB, do đó mức P/E mục tiêu của KSB sẽ đạt mức 13 lần (+2 Std), mức giá mục tiêu của KSB trong 12 tháng tới là 50.000 đ/cp. MAS khuyến nghị MUA với KSB.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9366_KSB_MAS_2021-11-3.pdf
17. PHR [ MUA – 90,000đ/cp] Triển vọng lạc quan năm 2022 – Báo cáo ngắn – MAS – 03/11/2021
- Doanh thu thuần Q3/2021 đạt 522 tỷ (+33,5% YoY) và lãi ròng đạt 171 tỷ tăng nhẹ so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần đạt 1,279 tỷ (+44,4% YoY) và lãi ròng đạt 340 tỷ đồng (-53,1% YoY); 1) Biên lợi nhuận gộp tăng từ mức 23% lên 25,7 % nhờ giá bán cao su tăng; 2) Thu nhập khác chỉ đạt hơn 18 tỷ đồng, so với mức 603 tỷ đồng cùng kỳ do không còn ghi nhận chi phí bán đất. 3) Thu nhập tài chính tăng 19,7% đến từ cổ tức NTC trong quý 3/2020.
- Những dự án và tiến độ thực hiện của PHR: Dự án liên kết đầu tư với VSIP III: PHR sẽ thực hiện góp vốn 20% vào dự án và sẽ bàn giao 691 ha với giá trị thấp nhất 2,5 tỷ/ha. Trong đó, bồi thường hỗ trợ thiệt hại đưa trước 1,3 tỷ/ha, tương ứng 898 tỷ đồng đã được chi trả trong năm 2019 và 2020. PHR cũng được hưởng 20% lợi nhuận từ hoạt động cho thuê đất và mức tổng lợi nhuận này không được thấp hơn 829 tỷ đồng (tương ứng với giá 1,2 tỷ/ha). Hai bên đã ký kết trong tháng 9/2019. Hiện tại, dự án vẫn đang trong quá trình phê duyệt và ký thu hồi đất. Dự án KCN Tân Lập: đang trong quá trình phê duyệt với quy mô bàn giao khoảng 400 ha. Dự án sẽ thu hút các doanh nghiệp gỗ ở Bình Dương và PHR sẽ nắm giữ 51% vốn của dự án. Khu công nghiệp Bình Mỹ và Hội Nghĩa đang xin phê duyệt và cấp phép.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9369_PHR_MAS_2021-11-3.pdf
18. STK [ Tích cực – 69,400đ/cp ]: Giá bán tiếp tục tăng trong Q4/2021 – SSI – 02/11/2021
- STK công bố lợi nhuận ròng Q3/2021 là 62,4 tỷ đồng, tăng 210% so với cùng kỳ từ mức so sánh thấp năm ngoái do giá polyester tăng. Công ty cũng cho biết về triển vọng Q4/2021 và những năm sau đó. Bên cạnh việc hưởng lợi từ giá sợi thế giới tăng, kết luận gần đây về cả hai đợt điều tra chống bán phá giá tạo điều kiện cho STK tăng sản lượng tiêu thụ trong nước và thị trường Mỹ. Trong dài hạn, SSI ước tính dự án Unitex sẽ tăng công suất kể từ 2023, hỗ trợ tăng trưởng bền vững. Do đó, SSI tăng giá mục tiêu 1 năm từ 43.300 đồng/cp lên 69.400 đồng/cp (tiềm năng tăng 14,7%). SSI nhắc lại khuyến nghị KHẢ QUAN đối với STK.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9353_STK_SSI_2021-11-02.pdf
19. VTP [ Tích cực – 102,300đ/cp ]: Hứa hẹn tăng trưởng nhờ thương mại điện tử bùng nổ – Báo cáo lần đầu – BVSC – 01/11/2021
- VTP đóng cửa ở mức 79.200 đồng/CP vào 02/11/2021, với P/E tương ứng là 25,4x. BVSC khuyến nghị OUTPERFORM cho VTP với mức giá mục tiêu 1 năm là 102.300 đồng/CP (Upside: 29%), định giá công ty tại mức P/E forward 2022 là 17,5x.
- VTP đưa vào vận hành nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) và chuyển phát nhanh Vỏ Sò nhằm tận dụng sự bùng nổ của thị trường TMĐT Việt Nam. 80% doanh thu của VTP đến từ việc vận chuyển hàng hóa cho các sàn TMĐT lớn. Thế mạnh của VTP là giao hàng liên tỉnh vì mảng này đòi hỏi đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng (CSHT) vì thế chịu ít áp lực cạnh tranh hơn trong khi có lợi nhuận cao hơn so với giao hàng nội tỉnh.
- VTP đang vận hành 8.000 bưu cục và 300.000 điểm bán hàng được chuyển giao từ Viettel, trở thành đơn vị chuyển phát có quy mô lớn nhất. Công ty đang mở mới và tiến hành số hóa các bưu cục truyền thống nhằm cắt giảm chi phí lao động.
- Thị trường TMĐT ở Việt Nam vẫn đang sơ khai với nhiều dư địa tăng trưởng. Theo Google, quy mô thị trường TMĐT Việt Nam ước đạt 52 tỷ USD vào năm 2025 từ mức 15 tỷ USD trong 2020, CAGR ấn tượng 28%. VTP đang ở vị thế thuận lợi để tận dụng sự phát triển mạnh của thị trường TMĐT.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9361_VTP_BVSC_2021-11-02.pdf
20. FPT [ MUA – 112,500đ/cp ] Cập nhật cuộc họp công ty – Thị trường Nhật Bản hồi phục, thương vụ lớn với công ty BĐS sắp tới và kế hoạch tăng trưởng cao trong 2022 – Cập nhật công ty – SSI– 01/11/2021
- Dịch vụ CNTT toàn cầu là động lực tăng trưởng bền vững ✓ Thị trường Nhật Bản hồi phục, trong khi thị trường Mỹ và Châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục là động lực tăng trưởng. Doanh thu Q3/2021 tại thị trường Nhật Bản tăng 9% so với cùng kỳ – cao hơn nhiều so với tăng trưởng 6T2021 là 3% YoY; và ban lãnh đạo kỳ vọng mức tăng trưởng thị trường Nhật Bản ở hai con số mức cao trong Q4/2021.
- Ban lãnh đạo đặt kế hoạch tăng trưởng kép về doanh thu năm 2021- 2023 mảng CNTT nước ngoài là 25% với mục tiêu đạt mức 1 tỷ USD. Kế hoạch này sát với ước tính doanh thu của SSI hiện tại là 18 nghìn tỷ đồng cho năm 2022 (+25% YoY) và cao hơn khoảng 6% so với ước tính năm 2023 của SSI là 21,3 nghìn tỷ đồng cho năm 2023 (+18% YoY).
- SSI duy trì ước tính doanh thu và LNTT 2021& 2022 và nhắc lại khuyến nghị MUA đối với FPT với giá mục tiêu 1 năm là 112.500 đồng/co (tổng mức sinh lời 19%, bao gồm tỷ suất cổ tức).
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9399_FPT_SSI_2021-11-03.pdf
21. ACB [ MUA – 41,750đ/cp ]: KQKD Q3 chịu ảnh hưởng từ giãn cách xã hội kéo dài nhưng tăng trưởng dài hạn bền vững – SSI – 03/11/2021
- Mặc dù tín dụng giảm (-1,5% QoQ) trong Q3/2021 do đại dịch, các nguồn thu nhập tại ACB duy trì mạnh mẽ (+27% YoY). Điều này giúp ACB có đủ nguồn lực để trích trước khoản thưởng cho Q4/2021 và trích lập thêm 820 tỷ đồng (+406% YoY) dự phòng nợ xấu trong khi duy trì lợi nhuận ròng không đổi so với cùng kỳ ở mức 2,6 nghìn tỷ đồng. Trong 9T2021, LNTT đạt 9 nghìn tỷ đồng (+40% YoY)- hoàn thành 85% kế hoạch tại ĐHCĐ và 75% ước tính của SSI.
- Với quan điểm thận trọng trong quản trị rủi ro, SSI cho rằng chi phí tín dụng của ACB sẽ tiếp tục ở mức cao trong phần còn lại của năm 2021 và cả năm 2022. Tuy nhiên, SSI cho rằng ngân hàng có thể duy trì NIM ở mức 4% do CASA đang dần được cải thiện và ngân hàng vẫn còn dư địa để tối ưu các chỉ tiêu về thanh khoản. Theo đó, LNTT 2021 và 2022 ước tính là 11,8 nghìn tỷ đồng (+23% YoY) và 14,7 nghìn tỷ đồng (+24% YoY).
- SSI khuyến nghị MUA đối với ACB, và giá mục tiêu 1 năm ở mức 41.750 đồng/cp. Rủi ro giảm đối với khuyến nghị: Nợ xấu mới hình thành cao hơn ước tính. Dự phòng cho Trái phiếu chính phủ trong trường hợp lãi suất tăng.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9400_ACB_SSI_2021-11-03.pdf
22. DGC [ MUA – 191,300đ/cp ]: Xu hướng tăng được thiết lập – Báo cáo ngắn – MAS – 03/11/2021
- 9 tháng năm 2021, doanh thu và lãi ròng thuộc cổ đông công ty mẹ lần lượt đạt 6.094 tỷ và 1.084 tỷ đồng, lần lượt tăng 31% và 62% so với cùng kỳ: 1) biên lợi nhuận cải thiện từ 23,6% lên mức 25,7% với sự tăng trưởng tích cực về giá bán các sản phẩm, đặc biệt là phốt pho; 2) lợi thế là nguồn nguyên liệu đầu vào apatit chủ động được khoảng 30% phần nguyên liệu đầu vào đã giúp lợi nhuận cải thiện tốt.
- Dây chuyền 2 của nhà máy sản xuất axit phosphoric điện tử vận hành cuối quý 3/2021 sẽ giúp gia tăng nhanh doanh thu và lợi nhuận DGC trong thời gian tới. Công suất thiết kế của dây chuyền 2 là 30.000 tấn/năm, nhưng công suất tối đa có thể lên đến 50.000 tấn/năm. MAS ước tính sản lượng sản xuất axit phosphoric điện tử đạt khoảng 11.000 tấn cho cả năm 2021. Giá Phốt pho tháng 10/2021 đã có dấu hiệu hạ nhiệt, nhưng vẫn duy trì mức cao so với đầu năm. MAS kỳ vọng xu hướng giá phốt pho vẫn sẽ duy trì mức cao do chính sách của Chính phủ Trung Quốc đang giảm dần các sản phẩm công nghiệp nặng, trong đó có mảng hóa chất để giảm bớt ảnh hưởng môi trường.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9401_DGC_MAS_2021-11-03.pdf
23. NLG [ Tích cực – 61,000đ/cp ]: Triển vọng tăng trưởng đã phán ánh vào giá – VNDS – 03/11/2021
- Khuyến nghị Trung lập với giá mục tiêu cao hơn VNDS điều chỉnh giá mục tiêu cho NLG tăng 31,0% lên 61.200 đồng do: 1) VNDS cập nhật định giá dự án Paragon Đại Phước theo phương pháp DCF. Việc chuyển nhượng 50% cổ phần tại dự án này được kỳ vọng sẽ hoàn tất trong nửa đầu 2022 (vào Q3/21 NLG đã hoàn tất chuyển nhượng 25% cổ phần), NLG cũng lên kế hoạch mở bán những sản phẩm đầu tiên trong 2022; 2) VNDS cập nhật định giá dự án Waterpoint (190ha, NLG sở hữu 100%) theo phương pháp so sánh (từ P/B 2x trong định giá trước) để phản ánh giá nhà đất tại Long An đã tăng mạnh mẽ trong hai năm qua. VNDS áp dụng giá đất 2,2 triệu đồng/m2, tương đương 60% giá đất tại dự án Southgate hiện tại; 3) VNDS tăng giả định giá bán trung bình lên 20%/10% tại các dự án Izumi City và Southgate, do giá nhà ở các tỉnh lân cận của TP.HCM tăng nhanh hơn dự kiến; 4) VNDS hạ mức chiết khấu RNAV xuống 10% để phản ánh sự phục hồi của thị trường nhà ở cũng như kinh tế phục hồi diện rộng trong năm 2022.
- Tuy nhiên, VNDS tin rằng những điều tích cực đã được phản ánh vào giá sau khi giá cổ phiếu tăng mạnh 40,4% kể từ 01/10/2021 và hiện đang giao dịch thấp hơn 5,7% so với giá mục tiêu của VNDS. Do đó, VNDS hạ khuyến nghị từ Khả quan xuống Trung lập. VNDS vẫn ưa thích NLG cho dài hạn vì 1) NLG sở hữu quỹ đất lớn 681ha tính đến cuối Q3/21. Phần lớn nằm ở các tỉnh lân cận TP.HCM như Đồng Nai, Long An, nơi đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư nhờ phát triển cơ sở hạ tầng và 2) NLG do sở hữu quỹ căn hộ cho phân khúc trung cấp và bình dân, những phân khúc này được thúc đẩy bởi nhu cầu thực ở của người dân.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9372_NLG_VNDS_2021-11-4.pdf
24. DBC [ MUA – 77,100đ/cp] Kỳ vọng giá lợn hồi phục – KBSV – 05/11/2021
- DBC công bố KQKD Q3/2021 với lợi nhuận đạt 138.0 tỷ đồng (-64% YoY) và doanh thu thuần đạt 2,681.9 tỷ đồng (+5% YoY). Lợi nhuận sụt giảm do giá lợn xuống thấp trong khi giá nguyên liệu tăng cao.
- Giá thịt lợn hơi và thịt gà đã hồi phục mạnh mẽ sau khi bị giảm mạnh bởi ảnh hưởng của dịch bệnh trong khi nguồn cung dồi dào. Trên kịch bản dịch bệnh covid-19 và dịch ASF được kiểm soát, KBSV kỳ vọng giá heo hơi duy trì trong khoảng 45,000-55,000 VND/kg trong ngắn hạn và tiếp tục tăng lên khoảng 65,000- 75,000 VND/kg trong dịp Tết Nguyên đán và Q1/2022.
- Bộ Tài chính đã trình Chính phủ xem xét giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN của mặt hàng mặt hàng lúa mỳ từ 3% xuống 0% và mặt hàng ngô từ 5% xuống 2% (giảm so với mức đề xuất 3% trước đó), dự kiến được thông qua từ Q4/2021.
- Phòng thí nghiệm của DBC thành công nuôi cấy, phát triển dòng tế bào gây nhiễm virus vaccine nhược độc Dịch tả heo Châu Phi, tạo tiền đề tiến hành nhân lên ở quy mô công nghiệp để tiến tới sản xuất vaccine ASF đại trà. Lãnh đạo cho biết, dự kiến đến tháng 12/2021 Dabaco có thể công bố kết quả dự án trên.
- KBSV dự phóng lợi nhuận năm 2021 đạt 987.1 tỷ đồng (-29.5% YoY) và doanh thu thuần 10,545 tỷ đồng (+4.2% YoY) và tăng giá mục tiêu lên 77,100 VND/cp.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9435_DBC_KBSV_2021-11-5.pdf
25. PVD [ MUA – 38,500đ/cp ]: Ngưỡng cửa hồi phục– Báo cáo ngắn – MAS – 05/11/2021
- PVD hiện nay đang quản lý và vận hành 6 giàn khoan, cập nhật tình hình hoạt động các giàn như sau: Giàn tự nâng PVD I: Khoan cho Vietsopetro từ tháng 9 tại Lô 09-1 với hai giếng và một sửa giếng tùy chọn. Giàn tự nâng PVD II: Khoan 4 giếng cho Hoàng Long JOC đến tháng 12/2021. Giàn tự nâng PVD III: Khoan cho Repsol từ tháng 10/2021. Giàn TAD PVD V: Khoan cho Shell Brunei từ tháng 10/2021 theo hợp đồng 6 năm và có thể gia hạn thêm 2 năm. Giàn tự nâng PVD VI: Khoan cho dự an Thăng Long JOC. Giàn đất liền PVD 11: Khoan tại Algeria.
- Trong Q3/2021, hoạt động kinh doanh của công ty vẫn chưa ghi nhận chuyển biến rõ nét khi doanh thu hợp nhất giảm 20,4% so với cùng kỳ, tuy nhiên tín hiệu khả quan đã xuất hiện khi hiệu suất sử dụng giàn khoan tự nâng lên 88% so với mức 55% cùng kỳ.
- Diễn biến tăng mạnh của giá dầu trong từ quý 3 đến nay và đang ổn định tại mức 80 USD/ thùng là nhân tố quyết định đến hoạt động kinh doanh của PVD. Cùng với việc giàn TAD PVD V hoạt động trở lại cho dự án khoan dài hạn tại Brunei sẽ mở ra giai đoạn mới từ năm 2022 cho PVD. MAS dự báo lợi nhuận doanh nghiệp sẽ có sự bứt phá mạnh mẽ trong năm 2022.
- MAS nhận định việc giá dầu duy trì mức trên 70 USD/ thùng sẽ thị trường thuê giàn khoan sẽ sôi động trở lại giúp các giàn của PVD hiệu quả hơn, từ đó mức định giá của PVD sẽ vươn lên mức 1,2 lần giá trị sổ sách (BV), tương ứng với mức giá mục tiêu 12 tháng là 38.500 đ/cp, cao hơn mức giá hiện tại 29,8% và khuyến nghị Mua với PVD.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9434_PVD_MAS_2021-11-5.pdf
Quý nhà đầu tư lưu ý:
– Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
———-Team LTBNM tổng hợp ————-