TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 19/09 – 23/09/2022

Lượt xem: 1110 | Ngày đăng: 26/09/2022 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 19/09 – 23/09/2022

  1. POW [ MUA – 18,000đ/cp ]: Khó khăn trong 2022 nhưng tích cực trong năm 2023 – Báo cáo phân tích – KBSV – 19/09/2022
  2. PNJ [ MUA – 141,200đ/cp ] Tăng trưởng vượt kỳ vọng, dự kiến sớm hoàn thành kế hoạch 2022 – Báo cáo phân tích – KBSV – 19/09/2022
  3. HAG [ Khác ] Diễn biến thị trường nông sản tích cực hỗ trợ đà phục hồi lợi nhuận – Báo cáo phân tích – VCSC – 19/09/2022
  4. DXG [ MUA – 39,800đ/cp ]: Đẩy mạnh mở rộng quỹ đất – Báo cáo phân tích – KBSV – 19/09/2022
  5. DHA [ MUA – 55,800đ/cp ]: Kỳ vọng đẩy mạnh đầu tư công từ cuối năm – Báo cáo phân tích – KBSV – 19/09/2022
  6. Ngành gạo [ Trung lập ]: Triển vọng ngành gạo theo đà tăng giá – Báo cáo phân tích – VNDS – 19/09/2022
  7. VTP [ MUA – 72,200đ/cp ]: Cập nhật KQKD 2Q2022 – Báo cáo phân tích – KBSV – 20/09/2022
  8. BAF [ Khác ]: Chuyển hướng sang mô hình chăn nuôi khép kín 3F (Feed – Farm – Food) – Báo cáo phân tích – VCSC – 20/09/2022
  9. AST [ MUA – 69,500đ/cp ]: Trên đà phục hồi – Báo cáo phân tìch – MAS – 20/09/2022
  10. Ngành dược [ Trung lập ]: Chuyển đổi sang hình thức thương mại hiện đại – Báo cáo phân tích – SSI – 20/09/2022
  11. AST [ MUA – 69,000đ/cp ] Có lãi trở lại sau tám quý thua lỗ liên tiếp – Báo cáo phân tích – SSI – 21/09/2022
  12. Ngành ngân hàng [ Trung lập ] Thận trọng trong ngắn hạn – Báo cáo ngành – VNDS – 21/09/2022
  13. PNJ [ MUA – 141,000đ/cp ] KQKD T8/2022 vững chắc bất chấp yếu tố thời vụ – Báo cáo cập nhật – BVSC – 22/09/2022
  14. KDC [ Trung lập – 63,600đ/cp ] Tối ưu hóa hoạt động và mở rộng kinh doanh – Báo cáo phân tích – SSI – 22/09/2022
  15. GIL [ MUA – 41,500đ/cp ]: Hưởng lợi kép nếu tỷ giá và lãi suất tăng – Báo cáo ngắn – MAS – 22/09/2022
  16. DRC [ MUA – 36,101đ/cp ]: Tháng 8/2022: Doanh thu xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ – Báo cáo cập nhật – BVSC – 22/09/2022
  17. PAN [ Khác ]: Mảng nông nghiêp thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ – Báo cáo phân tích – SSI – 23/09/2022
  18. FPT [ MUA – 115,300đ/cp ]: Tăng trưởng lợi nhuận ổn định bất chấp tăng trưởng toàn cầu chững lại – Báo cáo cập nhật – VCSC – 23/09/2022
  19. CTD [ MUA – 88,300đ/cp ]: Tìm lại vị thế – Báo cáo cập nhật – MAS – 23/09/2022
  20. Ngành hàng không [ Trung lập ]: Hàng không nội địa tăng tích cực, dẫn dắt đà phục hồi – Báo cáo ngành – VCSC – 23/09/2022

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

1.    POW [ MUA – 18,000đ/cp ]: Khó khăn trong 2022 nhưng tích cực trong năm 2023 – Báo cáo phân tích – KBSV – 19/09/2022

  • Trong Quý 2/2022, POW ghi nhận Doanh thu và Lợi nhuận sau thuế đạt lần lượt 7,463 tỷ VNĐ (-6% YoY) và 586 tỷ VNĐ (-32% YoY). Biên lợi nhuận gộp giảm 1.9 điểm % so với cùng kì, đạt 12.45% do sự sụt giảm sản lượng từ nhiệt điện Cà Mau 1&2 và Vũng Áng 1 không bù đắp được bằng kết quả kinh doanh ấn tượng của cụm nhiệt điện khí Nhơn Trạch.
  • Trong 1H2022, sản lượng mảng điện khí của POW đạt 4,789 triệu kWh (-4.5% YoY) do việc đưa vào đại tu nhiệt điện Cà Mau 1 và tình hình nguồn cung khí cho cụm nhiệt điện Cà Mau chưa được giải quyết triệt để. Tuy nhiên, KBSV thấy rằng, NT2 tiếp tục là một điểm sáng bù đắp cho những sự cố khách quan tại nhiệt điện Cà Mau khi sản lượng 1H2022 của NT2 tiếp tục tăng trưởng tích cực, đạt 2,176 triệu kWh (+15% YoY), Do vậy, KBSV dự báo rằng NT2 sẽ tiếp tục là động lực dẫn dắt mảng điện khí của POW tăng trưởng cả về sản lượng cũng như doanh thu trong năm 2022 (. Dựa trên quan điểm này, KBSV dự báo sản lượng điện khí của POW trong năm 2022 sẽ tăng trưởng 23.5% YoY, đạt 9,843 triệu kWh.
  • KBSV cho rằng thu nhập từ các khoản đền bù khoảng 854 tỷ sẽ là yếu tố hỗ trợ tích cực cho LNST của POW trong năm nay khi các nhà máy của POW đang gặp những yếu tố khó khăn trong hoạt động cốt lõi. Tổng các khoản đền bù này sẽ đạt khoảng hơn 770 tỷ VNĐ LNST cho POW, chiếm khoảng 34% LNST năm 2022 của POW theo ước tính của KBSV.

 Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1663670703077_POW_KBSV_2022-09-19.pdf

2.    PNJ [ MUA – 141,200đ/cp ] Tăng trưởng vượt kỳ vọng, dự kiến sớm hoàn thành kế hoạch 2022 – Báo cáo phân tích – KBSV – 19/09/2022

  • 7T2022, PNJ ghi nhận doanh thu đạt 20,721 tỷ đồng (+70.9% YoY) và LNST đạt 1,167 tỷ đồng (+66.1%). Với kết quả trên, công ty đã hoàn thành 80.2% mục tiêu doanh thu và 88.4% mục tiêu lợi nhuận của năm 2022. So với kế hoạch dự phóng của KBSV, công ty đã hoàn thành lần lượt 71% và 72%.
  • KBSV cho rằng KQKD của PNJ có thể đạt mức tăng trưởng kỷ lục trong quý 3/2022 do quý 3/2021 công ty đã ghi nhận lỗ khi phải đóng cửa nhiều cửa hàng, và sẽ duy trì tích cực trong quý 4/2022 – quý cao điểm nhu cầu trang sức. Đối tượng khách hàng của PNJ thuộc phân khúc trung và cao cấp nên hành vi tiêu không bị ảnh hưởng nhiều bởi lạm phát.
  • Ban lãnh đạo PNJ đặt mục tiêu mở mới 30-40 cửa hàng mỗi năm, dự kiến đạt 500 cửa hàng vào năm 2025 với định hướng sản phẩm vào phân khúc trung và cao cấp. Hiện PNJ cũng đang có kế hoạch xây dựng thêm nhà máy mới để tăng công suất nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Nhu cầu trang sức ngày càng lớn khi Việt Nam là nước có dân số trẻ, thu nhập bình quân/đầu người tăng mạnh hàng năm.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1663670875150_PNJ_KBSV_2022-09-19.pdf

3.    HAG [ Khác ] Diễn biến thị trường nông sản tích cực hỗ trợ đà phục hồi lợi nhuận – Báo cáo phân tích – VCSC – 19/09/2022

  • CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HAG) là tập đoàn đa ngành, tập trung chính vào lĩnh vực nông nghiệp. Mảng trồng cây ăn trái là mảng lớn nhất của HAG, chiếm 48% doanh thu năm 2021, xếp tiếp theo là chăn nuôi heo (27%) và các ngành khác (26%).
  • HAG đặt kế hoạch LNST 2022 đạt 1,1 nghìn tỷ đồng (+778% YoY), mà theo VCSC có thể đạt được nhờ KQKD 6 tháng đầu năm 2022 ấn tượng của HAG và triển vọng thị trường nông sản – thực phẩm tích cực trong năm 2022.
  • VCSC cũng kỳ vọng kế hoạch mở rộng công suất chăn nuôi heo lên 1 triệu con của HAG vào giai đoạn 2022-2023 sẽ được hưởng lợi từ chênh lệch cung cầu thịt heo hiện tại và tăng trưởng giá thịt heo tại Việt Nam.
  • Thương hiệu thịt heo “BAPI” (hay “Heo ăn chuối”) mới được ra mắt của HAG cũng sẽ tận dụng được nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm thịt có thương hiệu, đặc biệt là sau dịch COVID-19.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1663580255457_HAG_VCSC_2022-09-19.pdf

4.    DXG [ MUA – 39,800đ/cp ]: Đẩy mạnh mở rộng quỹ đất – Báo cáo phân tích – KBSV – 19/09/2022

  • Doanh thu năm 2022 và 2023 của DXG ước tính đạt lần lượt 8,981 tỷ VND (-11%YoY) và 9,791 tỷ VND (+9%YoY), tương ứng với LNST của cổ đông công ty mẹ đạt 1,211 tỷ VND (+5%YoY) và 1,362 tỷ VND (+13%YoY).
  • Trong 6 tháng đầu năm, DXG ghi nhận doanh số bán hàng đạt khoảng 100 triệu USD phần lớn đến từ dự án Gem Sky World. Trong năm 2022, Đất Xanh sẽ tiếp tục bán hàng tại dự án Gem Sky World và mở bán dự án Gem Riverside trong quý 4/2022. Tổng giá trị hợp đồng bán của các dự án trong năm 2022 tăng trưởng mạnh ước đạt khoảng 9,249 tỷ VND (+115%YoY).
  • Tổng quỹ đất hiện tại của DXG đạt khoảng 4,200ha sau khi công ty liên tục thâu tóm các quỹ đất tiềm năng, trong đó có 30-40% là đất sạch sẵn sàng mở triển khai. Kế hoạch mở rộng quỹ đất đảm bảo tăng trưởng của DXG trong trung và dài hạn.
  • Dựa trên triển vọng kinh doanh và định giá, KBSV tiếp tục đưa ra khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu DXG với giá mục tiêu là 39,800 VND/cp, cao hơn 53% so với giá đóng cửa ngày 14/09/2022.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1663670791555_DXG_KBSV_2022-09-19.pdf

5.    DHA [ MUA – 55,800đ/cp ]: Kỳ vọng đẩy mạnh đầu tư công từ cuối năm – Báo cáo phân tích – KBSV – 19/09/2022

  • Trong Q2/2022, DHA ghi nhận lợi nhuận 2 tỷ đồng (-46% YoY) và doanh thu đạt 96 tỷ đồng (-0.2% YoY) chủ yếu do khoản lỗ từ kinh doanh chứng khoán hơn 20 tỷ, giá dầu tăng cao khiến chi phí đầu vào tăng và sản lượng bán ra thấp hơn cùng kỳ.
  • Nhiều dự án trọng điểm đang được đẩy mạnh triển khai như san bay Long Thành, dự án cao tốc Bắc Nam sẽ là động lực tăng trưởng lớn cho các doanh nghiệp khai thác đá tại khu vực lân cận. Do đó, KBSV kỳ vọng sản lượng và giá bán các mỏ đá có vị trí tại Đồng Nai và Long Thành như cụm mỏ Tân Cang và Thiện Tân sẽ tăng mạnh kể từ cuối 2022.
  • Theo thông tin về vị trí và trữ lượng còn lại của các mỏ đá thuộc một số công ty khai thác đá xây dựng niêm yết, KBSV cho rằng DHA và VLB là 2 doanh nghiệp sở hữu các mỏ đá có vị trí thuận lợi và còn trữ lượng khai thác lớn. Lưu ý rằng, trong giai đoạn đẩy mạnh đầu tư công cuôi năm 2020, các mỏ củ DHA có giá bán và biên lợi nhuận cáo hơn các doanh nghiệp cùng ngành.
  • Năm 2022, dự kiến lợi nhuận doanh nghiệp giảm xuống mức 72 tỷ đồng (-20.3% YoY) và doanh thu đạt 356 tỷ đồng (+5.5% YoY). Tuy nhiên, KBSV cho rằng kết quả kinh doanh sẽ khả quan kể từ Q4/2022. Khuyến nghị MUA với DHA, giá mục tiêu 55,800VND/CP, tiềm năng tăng giá 49% so với mức giá đóng cửa ngày 20/09/2022.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1663670498158_DHA_KBSV_2022-09-19.pdf

6.    Ngành gạo [ Trung lập ]: Triển vọng ngành gạo theo đà tăng giá – Báo cáo phân tích – VNDS – 19/09/2022

  • Ngày 08/09/2022, Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo tấm (chiếm 11% tổng kim ngạch xuất khẩu) và đánh thuế 20% đối với các loại gạo khác (trừ gạo basmati và gạo đồ) (chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu). Ấn Độ xuất khẩu gạo sang hơn 150 quốc gia và đóng góp khoảng 36,7% thương mại gạo toàn cầu, do đó, bất kỳ sự sụt giảm nào về khối lượng xuất khẩu cũng sẽ gây áp lực lên giá gạo.
  • Thời tiết khắc nghiệt gần đây tại các nước xuất khẩu gạo hàng đầu châu Á, nơi chiếm khoảng 90% sản lượng gạo thế giới, có khả năng làm giảm năng suất và sản lượng trong năm nay. Trung Quốc, nước tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới, đã phải hứng chịu hạn hán nghiêm trọng tại 7 tỉnh, khiến sản lượng gạo của quốc gia này có thể bị giảm và dự kiến sẽ phải tăng nhập khẩu gạo lên mức kỷ lục là khoảng 6 triệu tấn vào niên vụ 2022/23. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, tồn kho toàn cầu đã giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm khi dự báo tỷ lệ tồn kho/tiêu thụ trong giai đoạn 2022-23 (tỷ lệ hàng tồn kho trên tiêu thụ) chỉ ở mức 34,4% (so với mức trung bình 36,6% của giai đoạn 2018-2022).
  • Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới, sau Ấn Độ và Thái Lan, chiếm khoảng 7,8% thương mại gạo toàn cầu; và là nước xuất khẩu lớn nhất sang Trung Quốc với 24,5% thị phần. Giá gạo Ấn Độ với mức thuế cao hơn sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh và có khả năng khiến người mua chuyển hướng sang gạo Thái Lan và Việt Nam. Chính phủ Thái Lan đang tìm kiếm giải pháp để hỗ trợ người nông dân trong bối cảnh giá nguyên liệu đầu vào tăng cao. Năm 2021, tổng giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam và Thái Lan chiếm 20,6% tổng giao dịch thương mại toàn cầu.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1663581403560_VNDS_2022-09-19.pdf

7.    VTP [ MUA – 72,200đ/cp ]: Cập nhật KQKD 2Q2022 – Báo cáo phân tích – KBSV – 20/09/2022

  • Trong 2Q2022, VTP ghi nhận doanh thu thuần 5,460 tỷ VND, tăng 5.2% YoY. Biên lợi nhuận 2Q2022 tăng nhẹ so với kì trước, đạt 3.8%. Lũy kế 6 tháng đầu năm, VTP ghi nhận doanh thu 11,232 tỷ VND, tăng 8.52% YoY, đạt 44% kế hoạch đề ra cho năm nay. LNTT 1H2022 đạt 250.2 tỷ VND, hoàn thành 40% kế hoạch đề ra.
  • Với 3,000 bưu cục và 6,000 điểm tiếp nhận hàng hóa, VTP là đơn vị chuyển phát với hệ thống mạng lưới đứng thứ 2 cả nước. Lợi thế quy mô cùng với công nghệ hiện đại giúp VTP tối ưu hóa thời gian và chi phí vận chuyển đường dài, đặc biệt là hàng khối lượng lớn, đảm bảo vị thế dẫn đầu trong phân khúc này cho VTP.
  • VTP đầu tư 3,400 tỷ VND xây dựng 17 trung tâm logistics trong cả nước từ nay đến 2025. VTP cũng dành 2000 tỷ VND hợp tác đầu tư cùng ông lớn cảng biển, Tân Cảng Sài Gòn, nhằm thúc đẩy tăng trưởng doanh thu cho ngành logistics. Công ty cũng đang tiến hành số hóa bưu cục, có kế hoạch mở mới 8 đến 10 trung tâm phân loại công nghệ cao.
  • Viettel Post cho biết đang hoàn thành thủ tục chuyển niêm yết VTP lên sàn HoSE, dự kiến bắt đầu giao dịch trên HoSE trong nửa cuối năm nay. Sử dụng phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền và so sánh tương quan P/E, KBSV đưa ra khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu VTP. Giá mục tiêu 72,200 VND/cp, tương ứng mức sinh lời 19.7% so với giá đóng cửa ngày 15/09/2022.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1663670987898_VTP_KBSV_2022-09-20.pdf

8.    BAF [ Khác ]: Chuyển hướng sang mô hình chăn nuôi khép kín 3F (Feed – Farm – Food) – Báo cáo phân tích – VCSC – 20/09/2022

  • CTCP Nông nghiệp BAF Việt Nam (HOSE: BAF) là công ty mới trong lĩnh vực chăn nuôi heo tại Việt Nam và là một trong số ít các công ty ứng dụng hệ sinh thái “Feed – Farm – Food” (3F) vào mô hình kinh doanh.
  • Mảng kinh doanh nông sản là mảng đóng góp doanh thu lớn nhất trong năm 2021, chiếm 93%. Tuy nhiên, BAF dự kiến tập trung phát triển mô hình 3F và rút khỏi mảng kinh doanh phân phối nông sản vào năm 2025.
  • LNST sau lợi ích CĐTS 6 tháng đầu năm 2022 giảm 36% YoY, chủ yếu do (1) HĐKD cốt lõi ghi nhận doanh thu thấp và (2) chi phí tăng lên do nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi mới đi vào hoạt động. Mặt khác, biên lợi nhuận gộp của BAF tăng thêm 1,3 điểm % YoY nhờ sự đóng góp nhiều hơn từ mảng 3F trong cơ cấu kinh doanh.
  • Trong năm 2022, VCSC dự báo đóng góp doanh thu lớn hơn từ mô hình 3F sẽ hỗ trợ lợi nhuận của BAF, được củng cố bởi (1) việc tăng năng suất của nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Tây Ninh, và (2) mở rộng mảng chăn nuôi heo với dòng tiền ổn định từ các giao dịch trái phiếu sắp tới. Theo quan điểm của VCSC, mô hình 3F cũng sẽ hưởng lợi từ nhu cầu heo hơi và giá thịt heo phục hồi trong năm 2022.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1663669360317_BAF_VCSC_2022-09-20.pdf

9.    AST [ MUA – 69,500đ/cp ]: Trên đà phục hồi – Báo cáo phân tìch – MAS – 20/09/2022

  • Kết quả doanh thu 6T2022 của AST đạt 202 tỷ (+85.5% CK) và ghi nhận tín hiệu vô cùng tích cực khi lợi nhuận ròng (LNR) chỉ còn lỗ 7 tỷ đồng (sv. lỗ 66.9 tỷ CK). Trong Q2/2022, khi các hãng hàng không nội địa được hưởng lợi mạnh mẽ từ việc các chính sách phòng chống Covid-19 được dỡ bỏ, AST đã lần đầu ghi nhận LNR dương 16.6 tỷ (sv. lỗ 35 tỷ CK). Tuy nhiên mảng bán lẻ cho khách quốc tế, vốn mang lại biên lợi nhuận cao hơn từ 10%-15% so với mảng nội địa, vẫn chưa hồi phục như kỳ vọng khi lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 8T2022 chỉ đạt 1.4 triệu lượt, giảm 87% so với mức trước đại dịch 2019.
  • Năm 2022 khách nội địa quay lại vượt kỳ vọng nhưng lượng khách quốc tế hồi phục chậm hơn dự kiến. Tính chung 8T2022, tổng số khách du lịch nội địa đạt khoảng 79.8 triệu lượt, cao hơn 19.8 triệu lượt so với mục tiêu cả năm 2022 của Tổng Cục Du lịch cho khách nội địa năm 2022. Ngược lại, lượng khách quốc tế đến Việt Nam cùng kỳ chỉ đạt 1.4 triệu lượt, giảm 87% so với thời điểm trước dịch 2019. MAS đánh giá các yếu tố chủ quan như 1) chưa phải mùa cao điểm du lịch của các nước bắc bán cầu, 2) thời hạn thị thực ngắn cộng hưởng với các yếu tố khách quan như nhiều nước chưa mở cửa lại mảng du lịch hay 3) lạm phát tăng cao đã khiến lượng khách quốc tế tăng trưởng chậm hơn dự kiến.
  • Cho năm 2023 – 2024, MAS dự phóng khách du lịch nội địa vẫn duy trì mức tăng trưởng hai con số, lần lượt đạt 138.1 triệu lượt (+30% CK) và 158.8 triệu lượt (+15% CK). Dự phóng lượng khách hàng không quốc tế sẽhồi phục chậm hơn, lần lượt đạt 10.5 triệu lượt (+320% CK) cho năm 2023F và 33.6 triệu lượt (+220% CK) cho năm 2024F, vượt qua mức kỷ lục 116.4 triệu lượt năm 2019.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1663670381000_AST_MAS_2022-09-20.pdf

10.     Ngành dược [ Trung lập ]: Chuyển đổi sang hình thức thương mại hiện đại – Báo cáo phân tích – SSI – 20/09/2022

  • Các chuỗi bán lẻ dược phẩm đã mở rộng mạng lưới mạnh mẽ trong năm qua. Điều này có thể được giải thích bởi sự kết hợp của ba yếu tố sau: (1) nhà thuốc theo mô hình hiện đại giành được thị phần từ các hiệu thuốc truyền thống, khi Chính phủ dần đưa ra các quy định chặt chẽ hơn đối với các nhà bán lẻ dược phẩm (kiểm soát chặt chẽ hơn đối với thuốc kê đơn và triển khai hình thức đơn thuốc điện tử); (2) kênh nhà thuốc có thể đã chiếm thị phần từ kênh bệnh viện, do các bệnh viện công thận trọng hơn trong hoạt động đấu thầu thuốc; và (3) gia tăng tiêu dùng đối với các sản phẩm vitamin hay thực phẩm chức năng để củng cố sức khỏe trong bối cảnh “sống chung với COVID-19”. SSI tin rằng các chuỗi bán lẻ dược phẩm sẽ tiếp tục được hưởng lợi đáng kể từ sự kết hợp của ba yếu tố, do tác động của ba yếu tố này vẫn tương đối lớn trong thời gian tới. SSI tiếp tục tin rằng các công ty dược phẩm bán lẻ sẽ duy trì tốc độ mở cửa hàng mới trong tương lai gần.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1663686226564_SSI_2022-09-20.pdf

11.   AST [ MUA – 69,000đ/cp ] Có lãi trở lại sau tám quý thua lỗ liên tiếp – Báo cáo phân tích –  SSI – 21/09/2022

  • AST ghi nhận LNTT đạt 16,6 tỷ đồng trong quý 2/2022, lần đầu tiên ghi nhận lãi sau 8 quý thua lỗ liên tiếp, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với AST. Con đường phục hồi lợi nhuận sẽ phụ thuộc phần lớn vào thị trường quốc tế, đặc biệt là các thị trường chính của du lịch Việt Nam như các nước Đông Á. Do đó SSI không kỳ vọng lợi nhuận sẽ phục hồi mạnh trong ngắn hạn 3-6 tháng tới. Tuy nhiên, SSI tin rằng sự phục hồi hiện nay đang diễn ra thuận lợi, được hỗ trợ bởi lượng khách hàng tăng lên, hoạt động kinh doanh được tối ưu hóa sau Covid và hệ thống điểm bán hàng được mở rộng lên 115 cửa hàng so với 92 cửa hàng vào năm 2019.
  • SSI duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu AST (như đã đề cập trong báo cáo trước), với giá mục tiêu 1 năm là 69.000 đồng/cổ phiếu (dựa trên P/E năm 2023 là 20 lần). Mức giá này tương đương với tiềm năng tăng giá là 22,5% và phản ánh quan điểm tích cực của SSI về khả năng hồi phục mạnh mẽ của công ty vào năm 2023, cùng với sự phục hồi chung của ngành hàng không. SSI lưu ý rằng rủi ro chính đối với khuyến nghị của SSI là sự phục hồi trên thị trường quốc tế có thể chậm hơn kỳ vọng, trong trường hợp Trung Quốc kéo dài chính sách “Zero-COVID” và nhu cầu đi lại toàn cầu giảm nhanh hơn do suy thoái kinh tế.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1663757401019_AST_SSI_2022-09-21.pdf

12.   Ngành ngân hàng [ Trung lập ] Thận trọng trong ngắn hạn – Báo cáo ngành – VNDS – 21/09/2022

  • Tín dụng toàn ngành đã tăng mạnh 9,91% so với đầu năm tính đến cuối tháng 8, nhưng đà tăng đã chậm lại khi chỉ tăng thêm 0,47% kể từ Q2/22. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã nới hạn mức tín dụng cho 18 ngân hàng thương mại vào đầu tháng 9. Theo hạn mức tín dụng mới của các ngân hàng này (chiếm 80% tín dụng hệ thống), tổng tăng trưởng tín dụng sẽ đạt gần 13% vào cuối năm (lưu ý 20% thị phần tín dụng còn lại không được phản ánh trong tính toán củaVNDS), sát với mục tiêu 14% của NHNN. Với mục tiêu hàng đầu là kiểm soát lạm phát và ổn định vĩ mô hiện nay, VNDS nhận thấy sẽ ít có khả năng các ngân hàng thương mại được nhận thêm hạn mức tín dụng từ giờ cho đến hết năm.
  • Lãi suất huy động và lãi suất liên ngân hàng tăng nhanh sẽ gây áp lực lên chi phí vốn kể từ thời điểm này cho đến ít nhất là nửa đầu năm năm 2023. Do đó các ngân hàng đã tích cực mở rộng danh mục cho vay bán lẻ trong cơ cấu tín dụng kể từ Q2/22 để tối ưu lợi suất tài sản và duy trì NIM. Bên cạnh đó, các ngân hàng có tỷ lệ CASA cao và thanh khoản dồi dào sẽ có thể tối ưu hóa chi phí vốn để vượt qua rủi ro NIM thu hẹp trong thời gian tới.
  • Chất lượng tài sản của các ngân hàng đã có phần giảm sút vào cuối Q2/22 do hệ quả sau đại dịch. Tuy nhiên VNDS cho rằng rủi ro nợ xấu gia tăng khi Thông tư 14 hết hiệu lực sẽ không đáng lo ngại, do chất lượng tài sản của các ngân hàng đã được củng cố với bộ đệm dự phòng vững chắc và hệ số LLR cao nhất từ trước tới nay. Tỷ lệ chi phí tín dụng bình quân đã giảm xuống mức trước đại dịch và áp lực trích lập dự phòng sẽ không còn do các ngân hàng phần lớn đã trích lập 100% cho các khoản vay tái cơ cấu của họ.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1663757604776_VNDS_2022-09-21.pdf

13.   PNJ [ MUA – 141,000đ/cp ] KQKD T8/2022 vững chắc bất chấp yếu tố thời vụ – Báo cáo cập nhật – BVSC – 22/09/2022

  • PNJ vừa công bố KQKD sơ bộ Tháng 8/2022 đầy ấn tượng với: Doanh thu thuần (DTT) tăng mạnh 14,5x y/y lên 2.328 tỷ (-7,3% m/m) từ nền thấp, trong khi lợi nhuận (LN) ròng đạt 79 tỷ từ khoản lỗ 78 tỷ hồi T8/2021, dưới tác động của các đợt phong tỏa. Lũy kế 8 tháng đầu năm, DTT và LN ròng của PNJ mạnh mẽ ở mức 23,0 nghìn tỷ (+87,5% y/y) và 1.246 tỷ (+98,7% y/y), lần lượt hoàn thành 65,1%/64,1% dự báo tương ứng cho 2022 của BVSC.
  • DTT Tháng 8 của PNJ duy trì vững chắc ở hầu hết các mảng kinh doanh chính. Đáng chú ý nhất là DT bán lẻ T8 tăng mạnh gấp 12,8x y/y, đạt 1.500 tỷ (-6,0% m/m) từ nền thấp do việc lockdown nghiêm ngặt làm đình trệ mạng lưới bán hàng của PNJ. Bất chấp tính thời vụ, doanh thu mạnh mẽ trong T8 tiếp tục chứng minh cho: (1) sức mua bền bỉ của nhóm khách hàng trung cao của PNJ; (2) lạm phát tác động không đáng kể đến nhóm KH này; và (3) PNJ vẫn là doanh nghiệp hưởng lợi chính từ quá trình hợp nhất đang diễn ra của ngành. BVSC duy trì quan điểm rằng DTT của PNJ sẽ tiếp tục tăng trong các tháng tới, đặc biệt từ Tháng 9/2022 và Q4/2022, là mùa cao điểm của thị trường. Đồng thời, việc Tết Nguyên đán 2023 tới sớm hơn thường lệ (trong tuần thứ 3 của Tháng 1/2023), cũng cho thấy mùa bán hàng Q4/2022 sẽ rất khả quan, theo quan điểm của BVSC.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1663845402774_PNJ_BVSC_2022-09-22.pdf

14.   KDC [ Trung lập – 63,600đ/cp ] Tối ưu hóa hoạt động và mở rộng kinh doanh – Báo cáo phân tích – SSI – 22/09/2022

  • Trong 6 tháng đầu năm 2022, KDC ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế lần lượt là 6,4 nghìn tỷ đồng (tăng 30% so với cùng kỳ) và 427 tỷ đồng (tăng 27% so với cùng kỳ). Doanh thu mảng dầu ăn đạt 5,3 nghìn tỷ đồng (tăng 30% so với cùng kỳ) trong nửa đầu năm 2022, với tỷ suất lợi nhuận gộp là 14,8% (tăng từ 13,8% trong nửa đầu năm 2021). Doanh thu mảng thực phẩm đông lạnh đạt 986 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2022 (tăng 19,6% so với cùng kỳ), với tỷ suất lợi nhuận gộp là 64% (tăng từ 53,7% trong 6 tháng đầu năm 2021).
  • Trong năm 2022, SSI ước tính doanh thu thuần và LNST của KDC lần lượt đạt 14,3 nghìn tỷ đồng (tăng 36% so với cùng kỳ) và 827 tỷ đồng (tăng 27% so với cùng kỳ). Doanh thu mảng dầu ăn và thực phẩm đông lạnh ước tính tăng trưởng lần lượt 37% và 23%. Năm 2023, SSI kỳ vọng doanh thu mảng dầu ăn sẽ tăng 6,5% so với cùng kỳ trong thời gian KDC gia tăng các sản phẩm cao cấp trong danh mục FMCG của mình. SSI cũng kỳ vọng doanh thu bán kem sẽ tăng trưởng 6,7% khi thị trường kem trở lại trạng thái bình thường. SSI ước tính tỷ suất lợi nhuận gộp của mảng dầu ăn và thực phẩm đông lạnh lần lượt là 18,4% (năm 2022 là 15%) và 58% (năm 2022 là 59%) vào năm 2023, do giá dầu cọ giảm mạnh từ nửa cuối năm 2022. Năm 2023, doanh thu và LNST của KDC dự kiến lần lượt là 15,3 nghìn tỷ đồng (tăng 7% so với cùng kỳ) và 1,0 nghìn tỷ đồng (tăng 26% so với cùng kỳ). Do đó, EPS năm 2022 và 2023 sẽ lần lượt là 2.926 đồng/cổ phiếu (tăng 25% so với cùng kỳ) và 3.757 đồng/cổ phiếu (tăng 28% so với cùng kỳ) (dựa trên số lượng cổ phiếu đang lưu hành tại thời điểm tháng 9 năm 2022.
  • Cổ phiếu KDC đang giao dịch ở mức P/E năm 2022 và 2023 lần lượt là 22,2 lần và 17,3 lần, quay trở lại mức bình thường so với mức định giá cao trong giai đoạn trước (2018~2020). Theo quan điểm của SSI, mức định giá hiện này là hợp lý khi lợi nhuận của KDC dự kiến sẽ tăng mạnh vào năm 2022 và 2023. Năm 2023, SSI áp dụng P/E và EV/EBITDA mục tiêu lần lượt là 12 lần và 9 lần đối với mảng dầu ăn, 19 lần và 12 lần đối với mảng thực phẩm. SSI cũng sử dụng chỉ số P/B để định giá tương đối, với mức trung bình ngành là 1 lần đối với mảng dầu ăn và 6 lần đối mảng thực phẩm. SSI đưa ra khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu KDC với mức giá mục tiêu là 63.600 đồng/cổ phiếu (thấp hơn 2% so với mức giá hiện tại trên thị trường).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1663844811810_KDC_SSI_2022-09-22.pdf

15.          GIL [ MUA – 41,500đ/cp ]: Hưởng lợi kép nếu tỷ giá và lãi suất tăng – Báo cáo ngắn – MAS – 22/09/2022

  • GIL có mối quan hệ lâu năm với các đối tác lớn tại Hoa Kỳ và châu Âu. Công ty chủ yếu cung cấp sản phẩm cho Amazon chiếm khoảng 85% doanh thu, 15% doanh thu còn lại chủ yếu đến từ 2 khách hàng lớn IKEA (Châu Âu) khoảng 12% và Ballard (Mỹ) khoảng 2%.
  • Lợi nhuận tăng trưởng trong 6T2022, dự trữ tiền mặt lớn. Kết thúc 6 tháng đầu năm, Tính chung 6 tháng đầu năm nay, GIL ghi nhận mức doanh thu thuần đạt 2.692 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 223 tỷ đồng, lần lượt tăng 27% và 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Xét về cấu trúc tài sản, GIL là doanh nghiệp luôn dự trữ tiền mặt rất cao, cụ thể đến 30/06/2022, công ty có 1.176 tỷ đồng tiền và tương đương tiền, tăng 54% so với đầu năm (svđn) và tiền gửi trên 3 tháng ở mức 1.310 tỷ đồng (+215% svđn).
  • Đầu tư sang lĩnh vực khu công nghiệp (KCN). Với lượng tiền dự trữ lớn, GIL cũng đang mở rộng đầu tư sang lĩnh vực KCN với các dự án: KCN Phú Bài 4 (460 ha) và KCN Bình Tăn – Vĩnh Long (400 ha). Trong đó dự án KCN Phú Bài có quỹ đất sẵn sàng thuê khoảng 200 ha. Dự kiến mảng KCN sẽ bắt đầu đóng góp vào doanh thu của GIL giai đoạn từ Q4/2022.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1663845589494_GIL_MAS_2022-09-22.pdf

16.     DRC [ MUA – 36,101đ/cp ]: Tháng 8/2022: Doanh thu xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ – Báo cáo cập nhật – BVSC – 22/09/2022

  • DRC chia sẻ doanh thu sơ bộ Tháng 8/2022 của DRC đạt mức 412 tỷ đồng, tăng mạnh gần 36% so với mức nền thấp của Tháng 8/2021 khi chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đợt giãn cách xã hội nghiêm ngặt. Như vậy, tổng doanh thu Tháng 7 và Tháng 8/2022 của DRC đạt mức 986 tỷ đồng, cao hơn so với mức 958 tỷ trong cả Q3/21. Kết quả khả quan này chủ yếu được thúc đẩy nhờ hoạt động xuất khẩu, với tổng doanh thu xuất khẩu vẫn tăng trưởng mạnh mẽ 37% y/y, đạt gần 13 triệu USD (+8% m/m). Thị trường chủ yếu của Công ty vẫn là Brazil, nhờ nhu cầu tại thị trường này vẫn duy trì ở mức ổn định.
  • Trong khi đó, doanh thu nội địa Tháng 8/2022 chỉ đạt mức khoảng 107 tỷ (-63% m/m). Công ty có kế hoạch sẽ chuyển dây chuyền sang sản xuất lốp bán thép để tối ưu công suất nhà máy, khi nhu cầu lốp Bias đang ở mức thấp.
  • Sản lượng lốp Radial thương phẩm ở tất cả các thị trường trong Tháng 8/2022 đạt 70,5 nghìn sản phẩm, tăng nhẹ so với mức 70 nghìn lốp trong Tháng 7/2022. Tuy nhiên, sản lượng lốp Bias tiêu thụ ở tất cả các thị trường trong Tháng 8/2022 chỉ đạt 20 nghìn lốp, giảm mạnh từ mức cao 67 nghìn lốp trong Tháng 7/2022. Điều này phù hợp với dự báo của BVSC, khi các đại lý nội địa tích cực gia tăng hàng tồn kho trong Tháng 7, trước đợt giá bán tăng 3% vào đầu Tháng 8.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1663845094296_DRC_BVSC_2022-09-22.pdf

17.     PAN [ Khác ]: Mảng nông nghiêp thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ – Báo cáo phân tích – SSI – 23/09/2022

  • KQKD 6 tháng đầu năm 2022: Doanh thu hợp nhất và LNST của cổ đông công ty mẹ lần lượt tăng lên 6,2 nghìn tỷ đồng (tăng 60% so với cùng kỳ) và 175 tỷ đồng (tăng 112% so với cùng kỳ), đạt 43% và 49% kế hoạch cả năm 2022. Lợi nhuận ròng tăng trên tất cả các mảng hoạt động: hạt giống (tăng 24% so với cùng kỳ), thuốc trừ sâu (tăng 45% so với cùng kỳ), tôm (tăng 42% so với cùng kỳ), cá tra & nghêu (tăng 120% so với cùng kỳ), nước mắm (tăng 17% so với cùng kỳ). Việc hợp nhất tài chính của VFG vào PAN giúp thúc đẩy tăng trưởng của tập đoàn hơn nữa, bên cạnh thu nhập ghi nhận một lần từ việc xử lý tài sản tại BBC. Thực phẩm đóng gói (bánh kẹo, hạt và trái cây sấy khô, gia vị) có mức tăng trưởng doanh thu đáng khích lệ là 11% trong 6 tháng đầu năm 2022 và dự kiến sẽ tăng tốc trong nửa cuối năm 2022 khi vào mùa cao điểm. Trong khi đó, lợi nhuận từ hạt & trái cây sấy khô giảm 29% so với cùng kỳ do lỗ tỷ giá. Trong quý 3/2022, công ty đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 3,6 nghìn tỷ đồng (tăng 43% so với cùng kỳ) và LNST của cổ đông công ty mẹ đạt 53 tỷ đồng (tăng 38% so với cùng kỳ).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1663936871448_PAN_SSI_2022-09-23.pdf

18.     FPT [ MUA – 115,300đ/cp ]: Tăng trưởng lợi nhuận ổn định bất chấp tăng trưởng toàn cầu chững lại – Báo cáo cập nhật – VCSC – 23/09/2022

  • Nhu cầu Xuất khẩu Phần mềm (XKPM) và lợi thế chi phí nhân sự của FPT củng cố dự báo tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) của doanh thu mảng XKPM 26% trong giai đoạn 2021- 2024. Theo công ty tư vấn CNTT Mỹ Gartner, doanh thu CNTT toàn cầu được dự báo tăng 3%/6% YoY trong các năm 2022/2023 (so với 7%/9% YoY trong dự báo trước đây), chủ yếu do cắt giảm ngân sách cho phần cứng và các thiết bị; trong khi đó, mảng XKPM được kỳ vọng sẽ duy trì mức tăng trưởng ổn định 6,2%/8,3% YoY trong các năm 2022/2023 (so với 12,8% trong năm 2021). VCSC cũng kỳ vọng mảng XKPM của FPT sẽ hưởng lợi nhờ sự chuyển dịch nhu cầu từ các khách hàng toàn cầu từ các công ty cùng ngành tại Ấn Độ và Trung Quốc nhờ (1) FPT có mức giá thấp hơn khoảng 15%-20% so với các đối thủ (theo ban lãnh đạo) và (2) FPT có năng lực tư vấn CNTT mạnh cùng với mức độ phủ sóng ngày càng tăng tại các thị trường chính. Tiềm năng tăng trưởng của FPT một phần được thể hiện bởi mức tăng 40% YoY trong giá trị các hợp đồng XKPM kí mới trong 6 tháng đầu năm 2022.
  • Nhu cầu CNTT trong nước bị ảnh hưởng trong ngắn hạn, nhưng VCSCkỳ vọng CAGR LNTT 22% trong giai đoạn 2021-2024. VCSC dự phóng CAGR doanh thu 16% trong giai đoạn 2021-2024 (so với 23% trong dự báo trước đây) do các hạn chế trong ngân sách của các tổ chức tài chính ngân hàng và các khách hàng là các tập đoàn BĐS, bên cạnh các quy trình giải ngân chậm của chính quyền địa phương đối với chi tiêu công dành cho CNTT. VCSC kỳ vọng biên LNTT của mảng CNTT trong nước sẽ đạt 7,0% trong năm 2024 (so với 7,5% trong dự báo trước đây) từ mức 6,1% trong năm 2021.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1663936477733_FPT_VCSC_2022-09-23.pdf

19.   CTD [ MUA – 88,300đ/cp ]: Tìm lại vị thế – Báo cáo cập nhật – MAS – 23/09/2022

  • Định giá: MAS hạ giá mục tiêu xuống 88.300 đồng/cp và giữ mức khuyến nghị Mua cho CTCP Xây dựng Coteccons (CTD) dựa theo phương pháp chiết khấu dòng tiền. Quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp của CTD đã dần ổn định: ▪ Hoạt động đấu thầu tiếp tục khởi sắc trong 6 tháng đầu năm với 39 dự án, tổng giá trị gần 16.000 tỷ đồng. ▪ Biên lợi nhuận gộp 6T22 cải thiện tốt và đạt 5,4% (+40 bsp YoY). Rủi ro: các công ty xây dựng gặp nhiều khó khăn do tín dụng cho thị trường bất động sản đang bị kiểm soát chặt, năng lực tài chính của các chủ đầu tư suy giảm khiến một số khoản phải thu có thể tiềm ẩn rủi ro trong tương lai. Vì thế, MAS giảm hệ số EV/EBITDA về mức thận trọng là 1,5x.
  • Doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 5.195 tỷ đồng (+1,5% yoy) và 5,4 tỷ đồng (-94% yoy). Nguyên nhân do CTD phải trích lập dựphòng khoản phải thu 242 tỷ trong Quý 2 cho một dự án của Công ty TNHH Đầu tư BĐS Ngôi Sao Việt(qua đó trích lập 100% cho khoản phải thu này), khiến lợi nhuận sụt giảm mạnh so với cùng kỳ. Ngược lại, hiệu quả từ thu nhập tài chính tăng mạnh đạt 227 tỷ đồng (+97,4% yoy) khi CTD xây dựng danh mục đầu tư bao gồm tiền gởi ngân hàng kỳ hạn từ 1–12 tháng và trái phiếu.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1663937342987_CTD_MAS_2022-09-23.pdf

20.     Ngành hàng không [ Trung lập ]: Hàng không nội địa tăng tích cực, dẫn dắt đà phục hồi – Báo cáo ngành – VCSC – 23/09/2022

  • VCSC duy trì quan điểm tích cực về sự phục hồi của ngành hàng không trong giai đoạn 2022-2026 do (1) tất cả các hạn chế đối với đi lại bằng đường hàng không trong nước ở Việt Nam đã được dỡ bỏ và (2) Chính phủ đã nhanh chóng thực hiện các hành động nới lỏng các yêu cầu nhập cảnh và khôi phục các chuyến bay vào năm 2022.
  • VCSC hiện dự báo lưu lượng vận chuyển trong nước của 2 hãng hàng không lớn của Việt Nam (HVN và VJC) sẽ lần lượt vượt qua mức trước dịch COVID-19 vào năm 2022 là 14%/20% do nhu cầu đi lại bằng đường hàng không trong nước đã tăng trưởng mạnh trong giai đoạn phục hồi ban đầu. VCSC ước tính lượng hành khách trong nước trong 7 tháng đầu năm 2022 tương đương 117% của 7 tháng đầu năm 2019.
  • Trong khi đó, đà phục hồi vận tải hàng không quốc tế diễn ra khá chậm, mà VCSC cho là do chính sách zero-COVID nghiêm ngặt của Trung Quốc – nguồn khách quốc tế lớn nhất của Việt Nam trước đại dịch. Dựa trên dự báo hiện tại của VCSC, lượng khách quốc tế chung của HVN và VJC (tính theo RPK) vào năm 2022 sẽ bằng 34% con số trước dịch COVID-19 so với 33% trong dự báo trước đó của VCSC. Ngoài ra, VCSC giả định rằng tổng lượng hành khách quốc tế sẽ chỉ phục hồi gần tương đương mức của năm 2019 vào năm 2024.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1663936548781_VCSC_2022-09-23.pdf

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN