TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 09/01 – 13/01/2023

Lượt xem: 1965 | Ngày đăng: 18/01/2023 | Báo cáo từ CTCK Blog

 Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 09/01 – 13/01/2023

  1. PVS [ MUA – 22.500đ/cp ]: Phục hồi giữa cơn bão kinh tế toàn cầu – BVSC..
  2. PET [ Trung lập ]: Doanh thu giảm trong tháng 11/2022 so với cùng kỳ – KSI.
  3. IDC [ MUA – 63,796đ/cp ] Khó khăn trong ngắn hạn; Định giá hấp dẫn cho dài hạn – BVSC..
  4. SZC [ MUA –53,132đ/cp ] Quỹ đất Khu đô thị hỗ trợ tăng trưởng trung hạn – BVSC
  5. DRC [ Trung lập – 24,250đ/cp ]: Triển vọng kém hấp dẫn do biên lợi nhuận sụt giảm – BVSC..
  6. Ngành bảo hiểm [ Tích cực ]: Lãi suất cao tác động tích cực đến lợi nhuận các công ty bảo hiểm – SSI.
  7. Ngành xây dựng [ Tích cực ]: Dựng xây đất nước – MAS..
  8. Ngành nông nghiệp [ Trung lập]: 2022 là một năm thuận lợi – KIS..
  9. Ngành thép [ Kém khả quan ]: Biên lợi nhuận có thể cải thiện nhờ giá bán ổn định, nhưng nhu cầu vẫn còn rủi ro suy yếu – SSI.
  10. Ngành điện [ Trung lập ]: Khung giá chuyển tiếp đòi hỏi các doanh nghiệp phát triển năng lượng tái tạo chứng minh năng lực vận hành– VNDS..
  11. Ngành dệt may [ Trung lập ]: Năm 2023 nhiều thách thức – KIS..
  12. Ngành Bất động sản [ Kém khả quan ]: Nguồn cung hạn chế, triển vọng tích cực trong 6 tháng đầu năm 2023 – SSI.
  13. Ngành dệt may [ Kém khả quan ]: Đối mặt với nhiều thách thức khi sản lượng tiêu thụ dự kiến sẽ giảm– SSI.
  14. Cập nhật vĩ mô: 2023 là một năm với hai gam màu khác biệt – VNDS..

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

1.    PVS [ MUA – 22.500đ/cp ]: Phục hồi giữa cơn bão kinh tế toàn cầu  – BVSC

  • Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2022: doanh thu lũy kế 9 tháng của PVD đạt 3.923,4 tỷ VNĐ, tăng +47,4% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, chi phí tài chính lũy kế 9 tháng của doanh nghiệp tăng lên 222,4 tỷ VNĐ – tăng +73,6% so với cùng kỳ năm 2021. Việc các công ty liên doanh hoạt động không có nhiều hiệu quả cũng đã khiến lợi nhuận từ các công ty liên kết trong 9 tháng đầu năm 2022 của PVD sụt giảm -76,9% về mức 19,8 tỷ VNĐ.
  • Triển vọng dịch vụ khoan trên thế giới – Hồi phục nhờ nhu cầu tăng mạnh: theo dự báo của IHS Markit, tỷ suất sử dụng giàn Jack-up toàn cầu sẽ tăng lên mức 95% và điều này giúp giá thuê giàn khoan Jack-up có thể sẽ tiếp tục hồi phục và đạt ngưỡng 150.000 USD/ngày vào cuối năm 2023.
  • Dự báo kết quả kinh doanh 2022: doanh thu thuần của PVD trong cả năm 2022, ước tính sẽ đạt 5.435,1 tỷ VNĐ – tăng 36,3% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lỗ trước thuế của doanh nghiệp được dự báo sẽ ở mức -109,1 tỷ VNĐ, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ của PVD trong cả năm 2022, ước đạt khoảng -86,3 tỷ VNĐ.
  • Dự báo lợi nhuận năm 2023: Giá cho thuê và tỷ suất sử dụng giàn giúp PVD cất cánh. Động lực chủ đạo hỗ trợ cho sự phục hồi tích cực cho PVD đến từ 3 yếu tố chính: 1) giá cho thuê giàn khoan bình quân của năm 2023 dự kiến tăng mạnh so với năm 2022; 2) tỷ suất hoạt động của các giàn khoan của PVD có sự tăng trưởng mạnh; và 3) rủi ro VND mất giá trong năm 2023 sẽ thấp hơn nhiều so với năm 2022.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1673666689487_PVD_BVSC_2023-01-12.pdf

2.    PET [ Trung lập ]: Doanh thu giảm trong tháng 11/2022 so với cùng kỳ – KSI

  • KQKD tháng 11/2022 của PET giảm 27% svck xuống còn 1.5 nghìn tỷ đồng doanh thu thuần do doanh thu phân phối giảm 31% svck, dựa trên mức cầu cao trong 4Q21 và mùa thấp điểm trong tháng 11/2022. Doanh thu của PET trong tháng 11/2022 giảm 10% t/t, do doanh số bán laptop và thiết bị CNTT giảm 45% t/t, một phần do doanh số bán hàng cao điểm trong tháng 10 trước đó để tránh tác động của việc tăng tỷ giá hối đoái.
  • Biên lợi nhuận gộp giảm 0.3%p svck xuống 4.7% do giá thấp hơn so với tháng 11/2021 và giá đầu vào tăng theo biến động tỷ giá USD. Tương tự, LNTT giảm 83% svck xuống còn 9 tỷ đồng. Biên LNTT của tháng 11/2022 là 0.6%, giảm mạnh 2%p svck.
  • Trong tháng 11/2022, doanh thu của PET bao gồm phân phối ICT là 1.3 nghìn tỷ đồng (86% doanh thu, -30.8% svck), dịch vụ ăn uống là 80 tỷ đồng (5.3% doanh thu, -2.4% svck), dịch vụ cho thuê & quản lý bất động sản là 44 tỷ đồng (2.9% doanh thu, +2.3% svck) và các khoản khác là 89 tỷ đồng (5.9% doanh thu, +30.9% svck).
  • Trong tháng 11/2022, doanh thu của PET bao gồm phân phối ICT là 1.3 nghìn tỷ đồng (86% doanh thu, -30.8% svck), dịch vụ ăn uống là 80 tỷ đồng (5.3% doanh thu, -2.4% svck), dịch vụ cho thuê & quản lý bất động sản là 44 tỷ đồng (2.9% doanh thu, +2.3% svck) và các khoản khác là 89 tỷ đồng (5.9% doanh thu, +30.9% svck).
  • Doanh thu mảng phân phối của PET trong tháng 11/2022 chủ yếu đến từ phân phối điện thoại di động, đạt 839 tỷ đồng (65% doanh thu phân phối, +2.3% svck), laptop 204 tỷ đồng (15.8%, -52.8% svck), các sản phẩm CNTT khác 152 tỷ đồng (11.8%, -65.1% svck) và PP, LPG là 95 tỷ đồng (7.4%, -46.6% svck).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1673527630465_PET_KIS_2023-01-12.pdf

3.    IDC [ MUA – 63,796đ/cp ] Khó khăn trong ngắn hạn; Định giá hấp dẫn cho dài hạn  – BVSC

  • Lũy kế 9T.2022 đạt 7.034 tỷ đồng doanh thu thuần, hoàn thành 90,5% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế lũy kế 9T.2022 ghi nhận 2.365 tỷ đồng, đạt 108,2% kế hoạch. Tới hết quý 3.2022, các hợp đồng cho thuê đất tại KCN Phú Mỹ 2, Phú Mỹ 2 mở rộng, Mỹ Xuân B1 và Hựu Thạnh đã thỏa mãn các điều kiện ghi nhận doanh thu 1 lần và đã được hạch toán trong kỳ.
  • FDI đăng ký 2022 tăng trưởng chậm phản ánh sự thận trọng của dòng vốn trước những diễn biến khó lường của kinh tế vĩ mô toàn cầu. Nguồn vốn FDI đăng ký năm 2022 chậm hẳn lại sẽ ảnh hưởng tới vốn FDI giải ngân vào 2023. Các diễn biến khó lường, chuyển biến xấu của bối cảnh thế giới, lãi suất FED tiếp tục tăng cao, cũng như Quy tắc Thuế tối thiểu toàn cầu là các thách thức đối với Việt Nam trong thu hút các dự án FDI từ các doanh nghiệp đa quốc gia vào các lĩnh vực công nghệ cao.
  • BVSC sử dụng phương pháp định giá SoTP và so sánh PE để xác định giá trị hợp lý của IDC. Kết quả, kết hợp cả hai phương pháp, BVSC xác định giá trị hợp lý của IDC trong 12-18 tháng là 63.796 đồng/cp.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1672050271111_MSN_VCBS_2022-12-26.pdf

4.    SZC [ MUA –53,132đ/cp ] Quỹ đất Khu đô thị hỗ trợ tăng trưởng trung hạn – BVSC

  • Doanh thu thuần trong 1H.2022 của SZC tăng 34% yoy đạt 540 tỷ đồng, chủ yếu tới từ hoạt động cho thuê đất khu công nghiệp, chiếm 340 tỷ đồng (tương đương 63%). Do hoạt động cho thuê KCN với các bên liên quan, LNG giảm 24% so với năm trước đạt 195 tỷ đồng, tương đương biên lợi nhuận gộp chỉ đạt 36%, thấp hơn nhiều so với mức 64% của cũng kỳ năm trước.
  • SZC đang sở hữu KCN Châu Đức với diện tích thương phẩm lớn 1.145ha và diện tích liền thửa chưa lấp đầy còn nhiều. Quy mô này tại Bà Rịa Vũng Tàu có thể so sánh với IDC với các KCN Phú Mỹ và Mỹ Xuân. Mặc dù, vị trí không gần cảng Cái Mép như các KCN của IDC, tuy nhiên, giá cho thuê tại KCN Châu Đức đang thấp hơn khoảng 50% so với mặt bằng chung các KCN tại Bà Rịa Vũng Tàu.
  • SZC hiện tại đang sở hữu dự án KDC Sonadezi Hữu Phước và KĐT Châu Đức. Trong đó, tổng quỹ đất đã đền bù vào khoảng 673ha với chi phí đền bù thấp, có tiềm năng mang lại giá trị lớn cho SZC. Trong 2-3 năm tới, doanh thu và lợi nhuận từ mảng BĐS nhà ở sẽ chỉ đến từ KDC Sonadezi Hữu Phước.
  • BVSC khuyến nghị OUTPERFORM với SZC trong trung và dài hạn với giá mục tiêu 53.132 đồng/cp, tương ứng upside 88,1% so với giá đóng cửa ngày 11/01/2023.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1673666749363_SZC_BVSC_2023-01-13.pdf

 

5.    DRC [ Trung lập – 24,250đ/cp ]: Triển vọng kém hấp dẫn do biên lợi nhuận sụt giảm – BVSC

  • Trong báo cáo lần này, BVSC tập trung: (1) đánh giá tác động của biến động tỷ giá lên hoạt động kinh doanh (HĐKD) của doanh nghiệp; (2) ước tính KQKD Quý 4.2022 của DRC; và (3) cập nhật dự báo KQKD giai đoạn 2023-24 cũng như định giá và giá mục tiêu của cổ phiếu.
  • Sự suy yếu của đồng USD dường như mang lại tác động thuần tích cực đối với hoạt động kinh doanh của DRC khi công ty ghi nhận lãi tỷ giá từ các khoản vay USD ngắn hạn cũng như việc giá cả nguyên vật liệu nhập khẩu thấp hơn, bù đắp các tác động tiêu cực từ hoạt động xuất khẩu (giá cả kém cạnh tranh hơn). Diễn biến trên ngược lại, nếu đồng USD tăng giá so với VND.
  • BVSC đưa ra dự báo KQKD giai đoạn 2023-24 cho DRC. BVSC dự báo lợi nhuận ròng giảm nhẹ 1,3% y/y xuống 304 tỷ với dự báo DTT chỉ đạt 5.274 tỷ (+2,8% y/y). BVSC kỳ vọng KQKD năm 2024 có sự phục hồi nhờ triển vọng vĩ mô toàn cầu cải thiện và nhà máy lốp radial Giai đoạn 3 đi vào hoạt động. Cụ thể, BVSC hiện dự báo DTT năm 2024 của DRC phục hồi 10,1% y/y, đạt 5.804 tỷ và LN ròng tăng trưởng 11,0% y/y lên 337 tỷ.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1673866591226_DRC_BVSC_2023-01-16.pdf

6.    Ngành bảo hiểm [ Tích cực ]: Lãi suất cao tác động tích cực đến lợi nhuận các công ty bảo hiểm – SSI

  • Mặc dù vốn hóa nhóm ngành bảo hiểm giảm 12% trong năm 2022, nhưng kết quả này vẫn vượt 20% so với VNIndex. Sự vượt trội này chủ yếu đến từ kỳ vọng về môi trường lãi suất tăng, hơn là từ tác động thực tế đến lợi nhuận của các công ty bảo hiểm. Trong 9 tháng đầu năm 2022, thu nhập ròng nhóm doanh nghiệp bảo hiểm niêm yết giảm 29% so với cùng kỳ. Diễn biến giá các cổ phiếu bảo hiểm bắt đầu ghi nhận kết quả vượt trội kể từ tháng 4 năm 2022, khi diễn biến giá nhóm ngân hàng và bất động sản (đóng góp phần lớn vào VNIndex) bị ảnh hưởng nặng nề. Những cổ phiếu có mức tăng trưởng về vốn hóa tốt nhất trong nhóm doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm: PVI (+0,2%), BVH (-8,8%), BIC (-10%).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1673261402906_SSI_2023-01-09.pdf

7.    Ngành xây dựng [ Tích cực ]: Dựng xây đất nước – MAS

  • Ngành Xây dựng trải qua một năm 2022 với nhiều khó khăn khi doanh thu và lợi nhuận sụt giảm đáng kể. ▪ Các nhà phát triển bất động sản bị ảnh hưởng khá nặng từ những biến động thị trường trái phiếu doanh nghiệp, khiến thanh khoản suy giảm và làm trì trệ quá trình phát triển dự án ▪ Giá nguyên vật liệu xây dựng như sắt thép, xi măng, bê tông, cát, gạch….tăng mạnh từ thời điểm cuối 2021 đến Quý 3/2022. Trong khi đó, các gói thầu được ký kết trước và có độ trễ kể từ lúc ký hợp đồng cho đến lúc thi công khiến cho giá trúng thầu và giá thi công chênh lệch ngày càng lớn, xói mòn biên lợi nhuận và thậm chí có thể gây lỗ ở một số dự án.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1673349633950_MAS_2023-01-10.pdf

8.    Ngành nông nghiệp [ Trung lập]: 2022 là một năm thuận lợi – KIS

  • Tổng giá trị xuất khẩu trong 2022 tăng 8% n/n. Theo ước tính của Hải quan, trong tháng 12, tổng giá trị xuất khẩu ngành nông nghiệp là 1,713 triệu USD (-9% t/t, -6% n/n). Trong đó, cao su chiếm 21% tổng giá trị xuất khẩu, tiếp theo là cà phê (18%) và gạo (17%). Phân tích chi tiết, giá trị xuất khẩu cao su/cà phê lần lượt tăng 11%/18% so với tháng trước, trong khi giá trị xuất khẩu gạo giảm 4% so với tháng trước. Năm 2022, tổng giá trị xuất khẩu đạt hơn 20 tỷ USD (+8% n/n). Sự tăng trưởng này chủ yếu đến từ gạo với mức tăng 12% n/n, cà phê với 28% n/n, và cao su với tăng 5% n/n về giá trị xuất khẩu.
  • Sản lượng xuất khẩu gạo giảm trong khi cao su tăng – Về sản lượng, xuất khẩu gạo đạt 550,000 tấn (-8% t/t, +17% n/n), cao su đạt 270,000 tấn (+13% t/t, +0% n/n). – Năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu gạo đạt hơn 7.3 triệu tấn (+20% n/n). Tuy nhiên, sau khi đạt đỉnh 800,000 tấn vào tháng 5, sản lượng gạo xuất khẩu giảm đều đặn. – Trong tháng 12, giá FOB gạo trắng Việt Nam (5% tấm) là 462 USD/tấn (+3% t/t), trong khi của Thái Lan là USD439/tấn (+2% t/t). – Dựa trên dữ liệu chúng tôi thu thập được, trong 11 tháng đầu năm 2022, năm quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu có tốc độ tăng trưởng khoảng 16% – 50% n/n. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu gạo của AGM trong 11T22 đạt khoảng 75 triệu USD (+50% n/n).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1673349840907_KIS_2023-01-10.pdf

9.    Ngành thép [ Kém khả quan ]: Biên lợi nhuận có thể cải thiện nhờ giá bán ổn định, nhưng nhu cầu vẫn còn rủi ro suy yếu – SSI

  • Sau giai đoạn năm 2020 và 2021 khi giá cố phiếu ghi nhận diễn biến vượt trội, ngành thép đã giảm 51% trong năm 2022, thấp hơn 18% so với kết quả của chỉ số VN Index. Hầu hết các cổ phiếu đều giảm giá 60~70%, trong khi HPG – mã cổ phiếu có diễn biến tốt nhất – cũng chứng kiến mức giảm giá 49%.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1673433427331_SSI_2023-01-11.pdf

10.  Ngành điện [ Trung lập ]: Khung giá chuyển tiếp đòi hỏi các doanh nghiệp phát triển năng lượng tái tạo chứng minh năng lực vận hành– VNDS

  • Dựa trên những tính toán từ EVN, Bộ Công thương đã ban hành khung giá phát điện cho nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp tại ngày 07/01/2023 có hiệu lực ngay tại ngày quyết định. Theo đó, khung giá mới cho các nguồn điện của các nhà máy điện chuyển tiếp thấp hơn từ 21% – 29% so với cơ chế giá FIT. VNDS đánh giá khung giá mới là những tín hiệu giải cứu đầu tiên cho các nhà phát triển năng lượng, khi các dự án đã bị đình trệ một khoản thời gian dài sau khi giá FIT hết hạn. Tuy nhiên, với khung giá này, không phải dự án nào cũng sẽ ghi nhận được mức sinh lời hiệu quả.
  • Chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu quả tỉ suất sinh lời nội tại (IRR) của các dự án NLTT trong điều kiện vận hành bình thường và đưa ra kết quả rằng: mức giá mới sẽ làm giảm đáng kể IRR của các dự án này. Cụ thể, IRR của các dự án điện mặt trời mặt đất chỉ đạt 5,1%, trong khi đó, IRR của điện gió trên bờ và gần bờ sẽ giảm xuống lần lượt là 8,0% và 7,9% từ mức hơn 12,0% theo giá FIT cũ. Vì vậy, DN cần nỗ lực trong việc cắt giảm chi phí hoạt động, chi phí đầu tư và lãi vay để tăng hiệu quả sinh lời với khung giá mới. VNDS cho rằng những DN có năng lực phát triển, vận hành dự án cũng như khả năng tiếp cận nguồn vốn rẻ sẽ có lợi thế trong giai đoạn này.
  • Trong 5 năm tới, Việt Nam dự kiến sẽ sẽ huy động khoảng 15,5 tỷ USD từ gói hỗ trợ tài chính do các nước G7, và Liên minh Châu Âu. VNDS nhận thấy đây là nguồn vốn dồi dào với mức lãi suất rẻ và là cơ hội cho các dự án NLTT chuyển tiếp tái cấu trúc nợ trong thời gian tương lai. Theo dự thảo Quy hoạch điện 8, VNDS nhận thấy xu hướng chi phí đầu tư của các dự án NLTT sẽ giảm nhanh trong giai đoạn từ nay đến 2030 cũng là yếu tố hỗ trợ cho công đoạn phát triển của các dự án, phần nào bù đắp được việc phải huy động ở mức giá thấp cho các dự án NLTT chuyển tiếp.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1673527337880_VNDS_2023-01-12.pdf

11.  Ngành dệt may [ Trung lập ]: Năm 2023 nhiều thách thức – KIS

  • Xuất khẩu dệt may tăng trưởng âm trong tháng 12: Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trị giá xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong tháng 12 ghi nhận 2.9 tỷ USD, giảm 19.7% n/n nhưng tăng 0.3% t/t. Trong tháng 12, xuất khẩu dệt may sang Hoa Kỳ (thị trường nhập khẩu hàng may mặc lớn nhất của Việt Nam) ghi nhận 1.46 tỷ USD, giảm 30.1% n/n, nhưng tăng 4.7% t/t, đóng góp 43.5% tổng trị giá xuất khẩu dệt may Việt Nam. Các thị trường xuất khẩu chính như EU, Nhật Bản, và Trung Quốc đều có mức tăng trưởng âm so với tháng 11, lần lượt ghi nhận 348 triệu USD (-14.8% n/n/-7.4% t/t), 380 triệu USD (+12.9% n/n/-4.0% t/t) và 86 triệu USD (-35.8% n/n/-21.6% t/t). Trong khi đó, xuất khẩu sang Hàn Quốc lại đạt kết quả khả quan hơn khi đạt 258 triệu USD (+7.7% n/n, 34.8% t/t).
  • Xuất khẩu xơ sợi vẫn kém tích cực – Trị giá xuất khẩu xơ sợi của Việt Nam giảm 39.1% n/n nhưng tăng 6.8% t/t, đạt 325 triệu USD trong tháng 12. – Trung Quốc là đối tác nhập khẩu xơ sợi lớn nhất với 142 triệu USD trị giá hàng nhập trong tháng 12 (-43.8% n/n/-1.9% t/t), chiếm 43.6% tổng giá trị xuất khẩu xơ sợi của Việt Nam. Số liệu xuất khẩu xơ sợi sang thị trường Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc trong tháng 12 ghi nhận lần lượt là 10.9 triệu USD (-16.1% n/n/+1.9% t/t), 4.1 triệu USD (-16.3% n/n/+11.9% t/t), 9.2 triệu USD (-0.1% n/n/+6.4% t/t) và 38 triệu USD (-44.6% n/n/+19.9% t/t). – Tháng 12 ghi nhận giá xuất khẩu xơ sợi bình quân của Việt Nam tiếp tục lao dốc, cụ thể giảm 43.4% n/n và 4.2% t/t xuống 2,445 USD/tấn.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1673527551098_KIS_2023-01-12.pdf

12.  Ngành Bất động sản [ Kém khả quan ]: Nguồn cung hạn chế, triển vọng tích cực trong 6 tháng đầu năm 2023 – SSI

  • Trong năm 2022, giá cổ phiếu ngành bất động sản công nghiệp giảm 38,6%, thấp hơn 6,7% so với VN Index. Hầu hết các cổ phiếu trong ngành bất động sản KCN (như IDC, KBC, GVR, LHG, SZC) đều giảm điểm đáng kể, đặc biệt là ở nhóm vốn hóa vừa và nhỏ. Hiệu quả hoạt động của ngành trong năm 2022 được cho là chịu tác động bởi nhiều yếu tố, bao gồm cả việc giao đất chậm (do quá trình phê duyệt kéo dài) hoặc tái cơ cấu quản lý. ITA là mã có diễn biến kém tích cực nhất (giảm 75,3% so với đầu năm) do cổ phiếu này bị Tổng cục Thuế đưa vào danh sách cảnh báo. Trong khi đó, BCM là mã cổ phiếu tăng tốt nhất, với mức tăng 25,7% so với cùng kỳ trong năm 2022, nhờ bán thành công quỹ đất tại Thành phố mới Bình Dương cho CapitaLand (18,9 ha với tổng giá trị 242 triệu USD) và lợi nhuận ròng tăng trưởng mạnh mẽ (+60% so với cùng kỳ trong 9 tháng đầu năm 2022).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1673527098763_SSI_2023-01-12.pdf

13.  Ngành dệt may [ Kém khả quan ]: Đối mặt với nhiều thách thức khi sản lượng tiêu thụ dự kiến sẽ giảm– SSI

  • Ngành dệt may tăng trưởng ấn tượng trong nửa đầu năm 2022, nhưng bước vào giai đoạn khó khăn từ giữa năm. McKinsey dự báo doanh thu hàng hóa không xa xỉ toàn cầu sẽ giảm 5% so với cùng kỳ trong nửa cuối năm 2022. Thời trang cao cấp và bình dân tiếp tục ghi nhận kết quả vượt trội, trong khi các cửa hàng bán lẻ truyền thống cũng phục hồi vào năm 2022.
  • Tại Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu dệt may ước đạt 42 tỷ USD cho năm 2022 (tăng 3,8% so với cùng kỳ và 11% so với năm 2019).
  • Nhìn chung, các công ty niêm yết đã công bố kết quả khác nhau trong 9 tháng đầu năm 2022. Các nhà sản xuất sợi là những đơn vị có tăng trưởng lợi nhuận kém tích cực nhất (NDT, ADS, STK), do giá xuất khẩu trung bình bắt đầu giảm mạnh trong tháng 7/2022. Các nhà sản xuất hàng may mặc có trụ sở tại miền Nam Việt Nam (VGG, GIL, TCM) là những doanh nghiệp có tăng trưởng lợi nhuận tốt nhất nhờ mức nền so sánh thấp trong nửa cuối năm 2021 khi các công ty chịu ảnh hưởng bởi các biện pháp giãn cách xã hội do Covid-19.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1673866473784_SSI_2023-01-16.pdf

14.  Cập nhật vĩ mô: 2023 là một năm với hai gam màu khác biệt – VNDS

  • Theo Tổng cục Thống kê (TCTK), GDP của Việt Nam tăng 5,9% svck trong Q4/22, được dẫn dắt bởi ngành dịch vụ (+8,1% svck). Tốc độ tăng trưởng trong Q4/22 chậm lại đáng kể so với mức đỉnh là 13,7% trong Q3/22, phản ánh sự suy yếu trong xuất khẩu và sản xuất công nghiệp cùng với động lực từ mở cửa trở lại nền kinh tế phai nhạt dần.
  • VNDS nhận thấy xu hướng tăng trưởng chậm lại của ngành công nghiệp Việt Nam trong Q4/22 trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm tốc. Cụ thể, chỉ số IIP tăng 3,0% svck, thấp hơn đáng kể so với quý trước (Q3/22 tăng 10,9% svck). Ngoài ra, IIP tháng 12 giảm 1,0% so với tháng trước và chỉ tăng 0,2% svck, mức tăng trưởng hàng năm thấp nhất kể từ tháng 11/2021. Bên cạnh đó, đơn đặt hàng mới của lĩnh vực sản xuất liên tục giảm trong vài tháng qua đã khiến xuất khẩu của Việt Nam giảm kể từ tháng 11/2022 với giá trị xuất khẩu giai đoạn tháng 11-12/2022 giảm còn 58,1 tỷ USD (-12,4% svck).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1673527198932_VNDS_2023-01-12.pdf

Quý nhà đầu tư lưu ý:

  • Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN