TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 06/02 – 10/02/2023

Lượt xem: 1974 | Ngày đăng: 15/02/2023 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 06/02 – 10/02/2023

  1. VEA [ Trung lập – 45.500đ/cp ]: Lợi nhuận ròng Q4/2022 tăng 33,8% y/y, đạt mức kỷ lục mới – BVSC..
  2. VCG [MUA – 24,900đ/cp ]: Bền vững những công trình – MAS..
  3. LHG [ MUA ] Lợi nhuận thấp hơn dự báo của chúng tôi do chậm ghi nhận doanh số bán đất KCN – VCSC..
  4. KBC [ MUA – 25,900đ/cp ] Giảm trừ doanh thu cao bất thường dẫn đến ghi nhận lỗ trong quý 4 – VCSC..
  5. GDT [ MUA – 40,000đ/cp ]: Lợi nhuận vượt kỳ vọng của chúng tôi khi doanh thu phục hồi trong mùa cao điểm – VCSC..
  6. DIG [ Phù hợp thị trường – 17.600đ/cp ]: Lợi nhuận quý 4/2022 thấp do bàn giao dự án chậm – VCSC..
  7. DHC [ MUA – 47,500đ/cp ]: KQKD quý 4/2022 phục hồi so với quý trước nhờ lãi tỷ giá – VCSC..
  8. DGW [ MUA – 55.000đ/cp]: Lợi nhuận quý cải thiện; KQKD mảng ĐTDĐ thấp hơn dự báo – VCSC..
  9. CTG [ MUA – 32.100đ/cp ]: Tăng trưởng NOII tích cực bù đắp chi phí dự phòng cao – VCSC.
  10. BMP [ Nắm giữ – 68.500đ/cp ]: Lợi nhuận Q4/2022 tăng trưởng ấn tượng – KBSV..
  11. ACV [ Tích cực – 88,500đ/cp ]: Phục hồi mạnh phù hợp với kỳ vọng –VCSC
  12. ACG [ Tích cực – 41.600đ/cp ]: Lợi nhuận vượt dự báo nhờ doanh thu trong nước, biên lợi nhuận gộp mạnh – VCSC..
  13. VPB [ MUA – 27.000đ/cp ]: Ngân hàng mẹ dẫn dắt tăng trưởng; FEC ảnh hưởng lợi nhuận – VCSC..
  14. STB [ Tích cực – 37.700đ/cp ]: Triển vọng nửa sau năm 2023 tươi sáng hơn – VNDS..
  15. PVS [ MUA – 25,100đ/cp ]: Rộn ràng công việc ngày đầu – MAS..
  16. HDB [ MUA – 23,000đ/cp ]: Doanh thu cao bù đắp chi phí tín dụng tăng mạnh – VCSC..
  17. GVR [ Tích cực – 16,300đ/cp]: Lợi nhuận cốt lõi kém tích cực được bù đắp một phần nhờ thu nhập từ bồi thường – VCSC..
  18. BSR [ Tích cực – 27.300đ/cp ]: Tỷ suất lọc dầu duy trì ở mức cao trong năm 2023 – VNDS..
  19. STK [ Kém khả quan – 28.600đ/cp ]: Tỷ suất lợi nhuận gộp giảm mạnh – SSI
  20. REE [ Tích cực – 85.900đ/cp ]: Hoạt động kinh doanh ổn định nhờ mảng điện – VCSC..
  21. PC1 [ MUA – 26.500đ/cp ]: Doanh thu quý 4/2022 cao nhờ biên LN mảng xây lắp điện ổn định – VCSC..
  22. IDC [ MUA – 45,500đ/cp ]: Lợi nhuận năm 2022 tăng gấp 5 lần YoY, phù hợp kỳ vọng của chúng tôi – VCSC..
  23. GEG [ Tích cực – 16,000đ/cp]: LNST quý 4/2022 yếu hơn kỳ vọng của chúng tôi – VCSC..
  24. VIC [ MUA – 89.400đ/cp ]: Mảng kinh doanh cốt lõi phục hồi giúp lợi nhuận dương 2022 – VCSC..
  25. TCB [ MUA – 44.500đ/cp]: CASA giảm tạo áp lực giảm NIM – VCSC..
  26. STB [ MUA – 29.800đ/cp ]: NIM cao tạo dư địa cho việc trích lập dự phòng VAMC cao – VCSC..
  27. REE [ Trung lập – 77.000đ/cp ]: Tăng trưởng chậm lại từ mức nền cao 2022 –VNDS..
  28. PVS [ MUA – 55,000đ/cp ]: Nội tại mạnh mẽ –MAS..
  29. MSN [ MUA – 119.000đ/cp ]: Lợi nhuận cốt lõi phù hợp dự báo; Lợi nhuận của WCM cải thiện – VCSC..
  30. HTN [ Theo dõi – 11.400đ/cp ]: Phụ thuộc vào hệ sinh thái Hưng Thịnh – FPTS
  31. BSR [ MUA – 21.800đ/cp ]: Báo cáo cập nhật T2.2023 – MBS..
  32. TPB [ Tích cực – 31,000đ/cp ]: Rủi ro đã phần nào được phản ánh – VNDS
  33. PNJ [ Tích cực – 95,000đ/cp ]: Tăng trưởng chững lại do niềm tin người tiêu dùng kém tích cực hơn – VCSC..
  34. KDH [ Trung lập – 30,000đ/cp]: Thận trọng hơn trong năm 2023 – VNDS..
  35. GAS [ Phù hợp thị trường – 112.400đ/cp ]: Các dự án nhập khẩu LNG vẫn khả thi trong dài hạn – VCSC..
  36. Ngành thép [ Trung lập ]: Điều tệ nhất đã đến? – KIS..
  37. Ngành dệt may [ Trung lập ]: Yếu tố hỗ trợ từ các FTA – MAS..
  38. Ngành cảng biển [ Trung lập ]: Áp lực từ nhu cầu suy yếu – MAS..
  39. Báo cáo chiến lược thị trường: Tháng 2/2023: Khả năng giằng co tích lũy – SSI
  40. Kết quả kinh doanh quý 4/2022: Quý cuối năm không tươi sáng – VNDS..
  41. Báo cáo vĩ mô và chiến lược: Tìm kiếm sự ổn định trong bất định – MAS..
  42. Chuyên đề: Trung Quốc kết thúc Zero Covid – BVSC..

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

1.    VEA [ Trung lập – 45.500đ/cp ]: Lợi nhuận ròng Q4/2022 tăng 33,8% y/y, đạt mức kỷ lục mới – BVSC

  • VEA công bố KQKD Q4/2022 mạnh mẽ: Lợi nhuận ròng tăng mạnh 33,8% y/y lên 2.512 tỷ – mức kỷ lục theo quý mới, vượt 10% so với dự báo của BVSC là 2.291 tỷ. Lũy kế cả năm 2022, doanh thu thuần và lợi nhuận ròng của VEA lần lượt đạt 4.748 tỷ (+18,1% y/y) và 7.602 tỷ (+32,2% y/y), vượt 3% so với dự báo tương ứng năm FY22 của BVSC.
  • Lợi nhuận từ liên doanh của VEA trong Q4/2022 tăng mạnh 38,6% y/y, đạt 2.369 tỷ, cao hơn 12% so với dự báo của BVSC là 2.118 tỷ. Kết quả khởi sắc này được củng cố bởi: (1) tiêu thụ ô tô đạt dự báo; và (2) tiêu thụ xe máy vượt dự báo.
  • Sản lượng ô tô: Tổng doanh số từ 3 liên doanh của VEA (Toyota, Honda và Ford) trong Q4/2022 khá sát với dự báo của BVSC. Trong số cả NSX ô tô, Ford vượt trội hơn hẳn nhờ ra mắt Ford Ranger thế hệ mới, trong khi Toyota và Honda ghi nhận giảm tốc, sản lượng thấp hơn kỳ vọng của BVSC.
  • Sản lượng xe máy: Doanh số xe máy của Honda trong Q4 tăng 14.6% y/y lên 715.118 chiếc nhờ nguồn cung bình thường hóa, cho phép cơ cấu bán hàng cải thiện và đáp ứng nhu cầu khách hàng, đặc biệt vào mùa cao điểm.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1675681002634_VEA_BVSC_2023-02-06.pdf

2.    VCG [MUA – 24,900đ/cp ]: Bền vững những công trình – MAS

  • Là tập đoàn đa ngành với 22 công ty con tại nhiều lĩnh vực: 1) Đầu tư kinh doanh bất động sản, 2) xây lắp công trình, 3) tư vấn, thiết kế; 4) sản xuất công nghiệp; 5) xuất nhập khẩu. Trong đó, mảng xây dựng là trụ cột, thường đóng góp hơn 60% doanh thu hàng năm.
  • Năm 2022, doanh thu thuần và lãi ròng thuộc cổ đông công ty mẹ lần lượt đạt 8.629 tỷ và 886 tỷ đồng, tăng 50,1% và 124,8%YoY. Trong đó: 1) mảng xây dựng tăng 70%YoY, đạt 5.992 tỷ đồng doanh thu; 2) doanh thu mảng bất động đạt 609 tỷ đồng, tăng 1142%YoY; 3) biên lợi nhuận gộp giảm từ 14,4% xuống còn 13,1%.
  • VCG sẽ có lợi thế lớn khi nhận thầu các dự án xây dựng đầu tư công lớn với kinh nghiệm hơn 35 năm nhờ khả năng thi công tốt, và chủ động nguyên liệu đầu vào (xi măng, bê tông) với hệ thống các công ty con. Chính phủ đang thúc đẩy mạnh đầu tư công với một số dự án đáng chú ý:
  • 12 dự án thành phần đường cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2 qua 15 tỉnh đã chính thức khởi công với tổng mức đầu tư lên đến 147.000 tỷ đồng.
  • Dự án thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình Nhà ga hành khách sân bay Long Thành giai đoạn 1 với giá trị thầu hơn 35.000 tỷ đồng.
  • Kết quả 11T22 tăng trưởng chậm trong bối cảnh nhu cầu yếu – Tổng sản lượng tiêu thụ 11T22 đạt 808,938 tấn, 19.7% n/n. Trong đó, sản lượng thép tôn giảm 23.6% n/n xuống 660,016 tấn và sản lượng ống thép tăng nhẹ 3.6% so với cùng kỳ, đạt 148,922 tấn. Tổng sản lượng xuất khẩu 11T22 (chiếm 58.6% tổng doanh số: 474,484 tấn) giảm 29.0% n/n trong khi sản lượng tiêu thụ nội địa (334,454 tấn) giảm 1.4% n/n.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1675681330583_VCG_MAS_2023-02-06.pdf

3.    LHG [ MUA  ] Lợi nhuận thấp hơn dự báo của chúng tôi do chậm ghi nhận doanh số bán đất KCN – VCSC

  • CTCP Long Hậu (LHG) công bố KQKD quý 4/2022 với doanh thu tăng 62% YoY đạt 103 tỷ đồng và LNST sau lợi ích CĐTS tăng 21% YoY đạt 30 tỷ đồng. Tăng trưởng doanh thu trong quý 4/2022 chủ yếu nhờ ghi nhận doanh số bán đất KCN đạt 32 tỷ đồng so với không ghi nhận doanh thu trong quý 4/2021, trong khi lợi nhuận một phần bị ảnh hưởng bởi mức tăng trong chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp (SG&A) so với cùng kỳ.
  • Trong quý 4/2022, biên lợi nhuận gộp doanh thu bán đất KCN đạt 60% so với 38% trong 9T 2022 do biên lợi nhuận gộp trong quý 2/2022 thấp bất thường ở mức 18% do điều chỉnh chi phí.
  • VCSC lưu ý rằng LHG hiện chưa công bố thông tin về diện tích bán đất KCN cũng như giá bán trung bình (ASP) trong năm 2022. Tuy nhiên, VCSC ước tính LHG có thể ghi nhận doanh số bán đất KCN đạt khoảng 7 ha, thấp hơn kỳ vọng của VCSC là 10 ha.
  • Trong năm 2022, doanh thu của LHG đã giảm 20% YoY đạt 629 tỷ đồng và LNST sau lợi ích CĐTS giảm 32% YoY đạt 202 tỷ đồng, lần lượt hoàn thành 82% và 75% dự báo cả năm của

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1675680013882_LHG_VCSC_2023-02-06.pdf

4.    KBC [ MUA – 25,900đ/cp ] Giảm trừ doanh thu cao bất thường dẫn đến ghi nhận lỗ trong quý 4 – VCSC

  • Tổng CT Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) công bố KQKD quý 4/2022 với doanh thu gộp chỉ đạt 116 tỷ đồng (-90% YoY) và lỗ ròng 482 tỷ đồng so với ghi nhận LNST sau lợi ích CĐTS đạt 523 tỷ đồng trong quý 4/2021. VCSC cho rằng mức lỗ đáng kể trong quý 4/2022 là do (1) KBC không ghi nhận doanh số bán đất KCN và khu đô thị (KĐT) và (2) ghi nhận giảm trừ doanh thu bất thường 447 tỷ đồng trong quý 4/2022 so với không có khoản mục này trong quý 4/2021.
  • Trong năm 2022, KBC ghi nhận doanh số bán đất KCN đạt 18,8 ha (-77% YoY) và doanh số bán đất KĐT đạt 3,8 ha (-14% YoY), lần lượt hoàn thành 47% và 63% dự báo cả năm của
  • Doanh thu gộp năm 2022 của KBC giảm 67% YoY đạt 1,4 nghìn tỷ đồng, nhưng LNST sau lợi ích CĐTS của công ty tăng 41% YoY đạt 1,55 nghìn tỷ đồng. Lợi nhuận chủ yếu được dẫn dắt bởi thu nhập ròng từ các công ty liên kết đạt 2,2 nghìn tỷ đồng từ việc đánh giá lại giá trị đầu tư vào một công ty liên kết được ghi nhận trong quý 3/2022 (xem thêm Báo cáo KQKD quý 3/2022 của KBC, ngày 31/10/2022).
  • Doanh thu và LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022 của KBC lần lượt hoàn thành 51% và 58% dự báo cả năm của VCSC, mà VCSC cho là do ghi nhận doanh số bán đất KCN kém tích cực hơn dự kiến và việc ghi nhận giảm trừ doanh thu bất thường.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1675679951120_KBC_VCSC_2023-02-06.pdf

 

5.    GDT [ MUA – 40,000đ/cp  ]: Lợi nhuận vượt kỳ vọng của chúng tôi khi doanh thu phục hồi trong mùa cao điểm – VCSC

  • GDT công bố KQKD Q4/2022 với doanh thu tăng 6% YoY nhưng LNST giảm 20% YoY. Doanh thu và LNST năm 2022 tăng 18% và 12% YoY, lần lượt hoàn thành 107% và 106% dự báo của VCSC. VCSC nhận thấy không có thay đổi nào đối với các dự báo của VCSC cho GDT, dù cần thêm đánh giá chi tiết.
  • Nhu cầu của người tiêu dùng yếu và tình trạng giảm hàng tồn kho trong chuỗi giá trị ảnh hưởng lượng đơn đặt hàng của khách hàng. Tuy nhiên, tình hình đã hạ nhiệt vào quý 4/2022 khi doanh thu phục hồi 66% từ mức thấp của quý 3/2022.
  • Biên lợi nhuận gộp của GDT duy trì ở mức cao là 30% trong quý 4/2022 so với mức 29,2% trong quý 4/2021. Trong cả năm 2022, biên lợi nhuận gộp của công ty đạt 33,7% so với mức 30,1% trong năm 2021, cao hơn kỳ vọng của VCSC.
  • Tuy nhiên, khoản lỗ tỷ giá đã ảnh hưởng lợi nhuận của GDT do các hợp đồng xuất khẩu của công ty bị ảnh hưởng do đồng USD trượt giá trong quý 4/2022. Công ty đã ghi nhận khoản lỗ tỷ giá 150.000 USD trong kỳ.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1675680259044_GDT_VCSC_2023-02-06.pdf

6.    DIG [ Phù hợp thị trường – 17.600đ/cp ]: Lợi nhuận quý 4/2022 thấp do bàn giao dự án chậm  – VCSC

  • DIG báo cáo doanh thu thuần thấp trong quý 4/2022 ở mức 391 tỷ đồng (-57% YoY) từ ghi nhận bàn giao các dự án Gateway Vũng Tàu, Khu phức hợp Cap Saint Jacques, Nam Vĩnh Yên và Hiệp Phước. Biên lợi nhuận gộp quý 4/2022 của công ty giảm còn 28,1% so với mức 43,3% trong quý 4/2021. Ngoài ra, biên lợi nhuận từ HĐKD quý 4/2022 giảm 41,8 điểm phần trăm YoY còn 28,7%. Do đó, LNST sau lợi ích CĐTS quý 4/2022 đạt 4,47 tỷ đồng (-99% YoY) và không ghi nhận lợi nhuận từ thoái vốn hoặc đánh giá lại. Yếu tố thúc đẩy lợi nhuận chính trong quý 4/2021 là khoản lãi từ đánh giá lại quỹ đất Đại Phước lên tới 862 tỷ đồng.
  • Trong cả năm 2022, doanh thu thuần của DIG đạt 1,9 nghìn tỷ đồng (-26% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 146 tỷ đồng (-85% YoY). KQKD này chỉ hoàn thành 64% và 38% dự báo tương ứng của VCSC do DIG không ghi nhận bàn giao tại dự án Vị Thanh như VCSC dự báo. Do KQKD cả năm 2022 thấp hơn đáng kể so với dự kiến, VCSC nhận thấy rủi ro giảm đối với dự báo lợi nhuận năm 2023 của VCSC, dù cần thêm đánh giá chi tiết. Vào tháng 11/2022, DIG đã mua lại 1,6 nghìn tỷ đồng trái phiếu trước hạn; do đó, tổng số dư nợ vay của DIG đạt 3,8 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2022 (-22% YoY), trong đó tổng số dư nợ trái phiếu là 1,9 nghìn tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2022, tiền và các khoản tương đương tiền (bao gồm cả tiền gửi ngắn hạn) của DIG đạt 423 tỷ đồng, giảm 80% so với cuối quý 3/2022 và 89% so với cuối năm 2021, mà VCSC cho rằng 1 phần dùng cho việc mua lại trái phiếu. Nợ vay ròng/vốn chủ sở hữu của DIG đạt 44,2% so với mức 43,1% vào cuối quý 3/2022 và 15,2% vào cuối năm 2021.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1675680749679_DIG_VCSC_2023-02-06.pdf

7.    DHC [ MUA – 47,500đ/cp ]: KQKD quý 4/2022 phục hồi so với quý trước nhờ lãi tỷ giá – VCSC

  • DHC đã công bố KQKD quý 4/2022 với doanh thu và LNST lần lượt giảm 15% YoY và 11% YoY. Tuy nhiên, LNST quý 4/2022 phục hồi 28% so với quý trước (QoQ) chủ yếu nhờ lãi tỷ giá.
  • VCSC cho rằng KQKD này đến từ nhu cầu giấy toàn cầu yếu — bao gồm cả nhu cầu từ các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam — ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ và chênh lệch giá (giá giấy bán – giá thùng carton cũ (OCC) đầu vào).
  • Doanh thu và LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022 giảm lần lượt 5% và 21%, hoàn thành 104% và 102% dự báo của VCSC. VCSC nhận thấy không có thay đổi đáng kể nào đối với các dự báo của VCCS, dù cần thêm đánh giá chi tiết.
  • VCSC ước tính rằng doanh thu giấy đi ngang so với mức thấp của quý 3/2022 do mức sản lượng tăng khoảng 10% nhờ tính thời vụ bị ảnh hưởng bởi giá bán trung bình giảm. Doanh thu bao bì cũng đ ingang, theo ước tính của VCSC.
  • Biên lợi nhuận gộp giảm nhẹ từ 12,9% trong quý 3/2021 xuống 12,6% trong quý 4/2022, thấp hơn kỳ vọng của VCSC. Ngoài ra, chênh lệch giá của DHC chưa phục hồi như VCCS kỳ vọng.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1675680329181_DHC_VCSC_2023-02-06.pdf

8.    DGW [ MUA – 55.000đ/cp]: Lợi nhuận quý cải thiện; KQKD mảng ĐTDĐ thấp hơn dự báo – VCSC

  • DGW đã công bố KQKD năm 2022, bao gồm doanh thu đạt 22,1 nghìn tỷ đồng (+5% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 684 tỷ đồng (+4% YoY), hoàn thành 96% và 100% dự báo cả năm tương ứng của VCSC. Doanh thu từ mảng ĐTDĐ thấp hơn kỳ vọng của VCSC, nhưng doanh thu từ mảng hàng tiêu dùng vượt kỳ vọng của VCSC.
  • Trong quý 4/2022, doanh thu của DGW đạt 4,1 nghìn tỷ đồng (-48% YoY) với LNST sau lợi ích CĐTS đạt 156 nghìn tỷ đồng (-52% YoY).
  • Doanh thu từ mảng ĐTDĐ (49% tổng doanh thu năm 2022) giảm 49% YoY trong quý 4/2022, nguyên nhân chủ yếu do (1) doanh số bán Xiaomi thấp cùng với (2) nguồn cung iPhone toàn cầu thiếu hụt do cam kết của Trung Quốc đối với các biện pháp zero-COVID trong khi quý 4/2021 là mức cơ sở so sánh cao cho doanh số bán iPhone của các nhà bán lẻ và nhà phân phối ĐTDĐ. Trong năm 2022, doanh thu từ mảng ĐTDĐ tăng 9% YoY nhờ doanh số bán iPhone vượt trội so với các thương hiệu khác tại Việt Nam.
  • Doanh thu laptop & máy tính bảng (32% tổng doanh thu năm 2022) giảm 64% YoY trong quý 4/2022 và giảm 11% YoY trong năm 2022 do nhu cầu giảm so với mức cơ sở cao trong nửa cuối năm 2021 khi nhu cầu làm việc từ xa tăng mạnh do các biện pháp giãn cách xã hội.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1675680655872_DGW_VCSC_2023-02-06.pdf

9.    CTG [ MUA – 32.100đ/cp ]: Tăng trưởng NOII tích cực bù đắp chi phí dự phòng cao – VCSC

  • Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (CTG) công bố KQKD năm 2022 với tổng thu nhập từ HĐKD (TOI) đạt 64,6 nghìn tỷ đồng (+21,5% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 16,9 nghìn tỷ đồng (+20,0% YoY), lần lượt hoàn thành 104,2% và 102,8% dự báo cả năm của VCSC. Lợi nhuận tăng chủ yếu do (1) thu nhập từ lãi (NII) tăng 14,7% YoY và (2) thu nhập ngoài lãi (NOII) tăng 46,5% YoY, bị ảnh hưởng một phần bởi chi phí HĐKD (OPEX) tăng 12,3% YoY và chi phí dự phòng tăng 31,5% YoY. LNST sau lợi ích CĐTS quý 4 năm 2022 đạt 4,3 nghìn tỷ đồng (+27,6% QoQ & +46,0% YoY). VCSC nhận thấy không có thay đổi đáng kể đối với dự báo lợi nhuận cho CTG, dù cần thêm đánh giá chi tiết.
  • Số dư trái phiếu doanh nghiệp quý 4/2022 giảm 58,9% QoQ, chiếm 0,4% dư nợ tín dụng của CTG – mức thấp nhất trong các ngân hàng TMCP quốc doanh. Số dư trái phiếu doanh nghiệp trên dư nợ tín dụng tính đến quý 4/2022 tại VCB và BID lần lượt là 1,0% và 0,8%.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1675680075817_CTG_VCSC_2023-02-06.pdf

10.  BMP [ Nắm giữ – 68.500đ/cp ]: Lợi nhuận Q4/2022 tăng trưởng ấn tượng – KBSV

  • BMP ghi nhận KQKD quý 4/2022 với lợi nhuận đạt 248.4 tỷ đồng (+42% QoQ) và doanh thu đạt 1,415 tỷ đồng (-6% QoQ). Lợi nhuận tích cực nhờ giá nhựa đầu vào giảm mạnh trong khi giá bán tiếp tục duy trì ở mức cao. Lũy kế cả năm 2022, lợi nhuận của BMP đạt 696 tỷ đồng (+225% YoY), doanh thu đạt 5,808 tỷ đồng (+28% YoY) và sản lượng đạt 97.7 nghìn tấn (tăng 5.5% YoY).
  • Giá PVC đã hồi phục về quanh mức trung bình giai đoạn 2018-2020 nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức nền cao 2021/2022. Năm 2023, KBSV duy trì dự báo giá PVC hồi phục lên mức trung bình 1,050 USD/tấn, do kỳ vọng nhu cầu PVC cải thiện từ thị trường Trung Quốc. Mặc dù vậy, đây vẫn là mức giá trung bình trong lịch sử và đảm bảo biên lợi nhuận vẫn ở mức tốt khi giá bán đầu ra đã tăng đáng kể so với giai đoạn trước.
  • Với kết quả kinh doanh khả quan trong năm 2022, dòng tiền mạnh, công ty hiện chưa có kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản lớn, KBSV cho rằng BMP tiếp tục duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt năm 2022 ở mức cao trong khoảng 7,000 – 8,000 VND/cp, tương ứng lợi suất cổ tức ở mức hơn 10%.
  • Năm 2023, trên quan điểm thận trọng, KBSV dự phóng lợi nhuận đạt 528.4 tỷ đồng (-24.2% YoY) và doanh thu 5,391 tỷ đồng (-7% yoy). Khuyến nghị NẮM GIỮ đối với BMP, giá mục tiêu 68,500 VND.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1675681513194_BMP_KBSV_2023-02-06.pdf

11.  ACV [ Tích cực – 88,500đ/cp ]: Phục hồi mạnh phù hợp với kỳ vọng –VCSC

  • ACV công bố KQKD quý 4/2022 khả quan với doanh thu và LNST sau lợi ích CĐTS công ty mẹ tăng lần lượt 5x YoY và 6x YoY nhờ thị trường hàng không phục hồi khi dịch COVID19 hạ nhiệt. KQKD này không bao gồm đóng góp từ tài sản hàng không do Nhà nước đầu tư.
  • Doanh thu năm 2022 tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ và LNST sau lợi ích CĐTS tăng gấp 13 lần, lần lượt hoàn thành 98% và 95% dự báo của VCSC. Chi phí dự phòng cho các khoản nợ xấu cao hơn dự kiến đã được bù đắp một phần nhờ lợi nhuận từ đánh giá lại tỷ giá cao hơn dự kiến.
  • Năm 2022, số lượng hành khách quốc tế phục hồi đạt 12 triệu khách (29% so với 2019 & 90% dự báo 2022 của VCSC).
  • Lượng khách nội địa năm 2022 đã vượt qua mức trước COVID, đạt 87 triệu (116% mức 2019 & 100% dự báo 2022 của VCSC).
  • Trong năm 2022, ACV ghi nhận khoản lãi đánh giá lại tỷ giá là 100 triệu USD (+167% YoY; 36% LNTT) chủ yếu do đồng JPY giảm giá so với VND khi ACV có một khoản nợ lớn bằng đồng JPY.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1675680391361_ACV_VCSC_2023-02-06.pdf

12.  ACG [ Tích cực – 41.600đ/cp ]: Lợi nhuận vượt dự báo nhờ doanh thu trong nước, biên lợi nhuận gộp mạnh – VCSC

  • ACG báo cáo KQKD quý 4/2022 khả quan với doanh thu và LNST tăng lần lượt 27% và 10% YoY. Doanh thu và LNST cả năm 2022 đều tăng 36% YoY và đạt 112% dự báo cả năm của VCSC.
  • Vượt kỳ vọng của VCSC, ACG đã tận dụng nhu cầu từ nhà ở hiện hữu bằng cách tích cực mở rộng mạng lưới phân phối của công ty.
  • Tổng số showroom, trung tâm phân phối và đại lý của ACG đạt 81 vào năm 2022 so với 51 vào cuối quý 3/2022. Ban lãnh đạo đặt mục tiêu các điểm này sẽ phủ khắp 63 tỉnh thành vào giữa năm 2023 từ mức 50 tỉnh thành hiện nay.
  • Tuy nhiên, doanh thu của ACG giảm ở kênh xuất khẩu và kênh dự án bất động sản do thị trường bất động sản ở Việt Nam và Mỹ suy yếu, theo ban lãnh đạo.
  • Biên lợi nhuận gộp tiếp tục tăng trong quý 4/2022, cao hơn kỳ vọng của VCSC. Nhìn chung, biên lợi nhuận gộp của ACG tăng từ 27,2% vào năm 2021 lên 29,9% vào năm 2022 nhờ đóng góp ít hơn từ kênh dự án bất động sản có biên lợi nhuận thấp và chi phí chào hàng ban đầu tại thị trường xuất khẩu đang giảm.
  • Chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp (SG&A) tăng gấp đôi YoY trong quý 4/2022. Ngoài chi phí bán hàng tăng do hoạt động bán hàng mạnh hơn, ACG ghi nhận thêm thưởng cho nhân viên trong quý 4/2022 do KQKD cả năm khả quan và cũng trích lập dự phòng nhiều khoản nợ xấu hơn.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1675680465540_ACG_VCSC_2023-02-06.pdf

13.  VPB [ MUA – 27.000đ/cp ]: Ngân hàng mẹ dẫn dắt tăng trưởng; FEC ảnh hưởng lợi nhuận – VCSC

  • Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) đã công bố KQKD năm 2022 với LNTT hợp nhất đạt 21,2 nghìn tỷ đồng (+48% YoY) so với LNTT của ngân hàng mẹ là 24 nghìn tỷ đồng, thấp hơn dự báo của VCSC khi VPB chỉ hoàn thành 84% dự báo năm 2022 của VCSC và tương ứng LNTT hợp nhất quý 4/2022 đạt 1,4 nghìn tỷ đồng (-69% so với quý 3/2022). VCSC nhận thấy rủi ro điều chỉnh giảm đối với dự báo thu nhập của mình, dù cần thêm đánh giá chi tiết.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1675767873729_VPB_VCSC_2023-02-07.pdf

14.  STB [ Tích cực – 37.700đ/cp ]: Triển vọng nửa sau năm 2023 tươi sáng hơn – VNDS

  • STK ghi nhận doanh thu 2.117 tỷ đồng (+3,6% svck) và LN ròng 240 tỷ đồng (-13,7% svck) năm 2022, hoàn thành 85% và 79% dự phóng của VNDS.
  • LN ròng STK được kỳ vọng phục hồi từ Q3/23 nhờ vào mức nền thấp nửa cuối 2022 và khách hàng tăng hàng tồn kho để sản xuất cho Q1/24.
  • Nâng khuyến nghị lên Khả quan với giá mục tiêu thấp hơn 37.700đ/cp do VNDS cho rằng LN ròng sẽ tăng trưởng trở lại trong Q3/23.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1675768214753_STK_VNDS_2023-02-07.pdf

15.  PVS [ MUA – 25,100đ/cp ]: Rộn ràng công việc ngày đầu – MAS

  • Từ cuối năm 2022 đến nay, PVD đã liên tục công bố thông tin về việc ký mới các hợp đồng thuê giàn khoan, cụ thể như sau: Ngày 20/10/2022: Giàn PV DRILLING I (PVD I) đã ký hợp đồng cung cấp giàn khoan tự nâng cho chương trình khoan năm 2023 của công ty Japan Vietnam Petroleum Company (JVPC). Chương trình khoan dự kiến bắt đầu vào tháng 04/2023. Hiện tại giàn PVD I phục vụ chiến dịch khoan của Vietsovpetro. Ngày 07/12/2022: Giàn PV DRILLING II chính thức thực hiện chương trình khoan tại tại khu vực West Java, Indonesia theo hợp đồng kéo dài 2 năm và 1 năm tùy chọn gia hạn. Hợp đồng khoan được ký với Tập đoàn Pertamina (Indonesia). Ngày 12/12/2022: Giàn PV DRILLING VI (PVD VI) ký hợp đồng cung cấp giàn khoan cho chương trình khoan dự kiến bắt đầu từ tháng 3/2023 với Công ty TNHH MTV Điều hành Thăm dò Khai thác Dầu khí Trong nước (PVEP POC).  Ngày 11/01/2023: Giàn PVD VI tiếp tục ký kết hợp đồng cung cấp giàn khoan cho SK Innovation Co. Ltd. (SKI), theo đó giàn PVD VI sẽ thực hiện chương trình khoan với SK sau khi hoàn thành chương trình khoan cho PVEP POC.
  • Như vậy có đến 3/4 giàn khoan tự nâng của PVD ký lại hợp đồng từ cuối tháng 10/2022, giai đoạn giá thuê giàn khoan tự nâng bắt đầu tăng mạnh từ 85.000 USD/ ngày lên vùng 110.000 USD/ ngày, do đó MAS kỳ vọng giá thuê mới của các giàn trên cũng có sự cải thiện tương ứng.
  • Điểm sáng trong kết quả kinh doanh Q4/2022: Trong Q4/2022, PVD đã ghi nhận 53 tỷ đồng LNST sau 3 quý lỗ liên tiếp, trong đó hoạt động chính là cung cấp dịch vụ khoan đã ghi nhận lãi gộp 155 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 22 tỷ đồng trong quý 3 và 32 tỷ đồng so với cùng kỳ. Công ty cũng đã trích lập 75/ 92 tỷ đồng nợ xấu từ KrisEnergy.
  • Cho năm 2023, MAS dự báo PVD sẽ ghi nhận 7.876 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng 45% và 564 tỷ lãi ròng, cao nhất kể từ năm 2015 đến nay. Với kì vọng trên MAS đưa mức giá mục tiêu của PVD lên mức 1 lần, tương ứng mức giá 25.100 đ/cp.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1675768474908_PVD_MAS_2023-02-07.pdf

16.  HDB [ MUA –  23,000đ/cp ]: Doanh thu cao bù đắp chi phí tín dụng tăng mạnh – VCSC

  • Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDB) công bố KQKD hợp nhất năm 2022 với LNST sau lợi ích CĐTS đạt 7,8 nghìn tỷ đồng (+28,0% YoY), hoàn thành 98% dự báo cả năm 2022 của VCSC. LNST hợp nhất năm 2022 tăng chủ yếu nhờ (1) thu nhập lãi (NII) tăng 29,7% YoY, (2) thu nhập phí thuần (NFI) tăng 53,4% YoY, bù đắp cho (3) chi phí dự phòng tăng 33,1% YoY và (4) chi phí HĐKD (OPEX) tăng 35,2% YoY. LNST sau lợi ích CĐTS quý 4/2022 đạt 1,7 nghìn tỷ đồng (-13,9% YoY so với quý 3/2022). Nhìn chung, lợi nhuận của HDB phù hợp với kỳ vọng của VCSC.
  • Tăng trưởng tín dụng hợp nhất năm 2022 đạt 25,6%, do (1) tăng trưởng dư nợ cho vay hợp nhất là 29,8% và (2) số dư trái phiếu doanh nghiệp giảm 57,9% so với quý 4/2021. Tính đến quý 4/2022, trái phiếu doanh nghiệp chiếm 1,6% tổng dư nợ tín dụng hợp nhất của HDB.
  • Theo ước tính của VCSC, tăng trưởng cho vay năm 2022 của HDS là 25,9% và đạt 16,8 nghìn tỷ đồng – với dư nợ cho vay đóng góp khoảng 6,4% dư nợ cho vay hợp nhất.
  • Tăng trưởng huy động tiền gửi khách hàng hợp nhất năm 2022 đạt 17,7%. Ngoài ra, tỷ lệ CASA năm 2022 của HDB giảm 3 điểm % YoY xuống 10,6%, thuộc nhóm ngân hàng có tỷ lệ CASA thấp trong danh mục theo dõi của VCSC.
  • Chỉ số nợ xấu tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước với chi phí dự phòng tăng nhẹ so với dự kiến. Ngoài ra, tỷ lệ xử lý nợ xấu bằng dự phòng/tổng dư nợ cho vay hợp nhất năm 2022 đạt 0,89%, gần như đi ngang YoY so với dự báo của VCSC là 0,86% và chủ yếu phát sinh từ HDS.
  • Tỷ lệ chi phí/thu nhập (CIR) hợp nhất năm 2022 tăng 1,2 điểm % YoY đạt 39,3% do chi phí nhân viên tăng 61,2% YoY.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1675767832683_HDB_VCSC_2023-02-07.pdf

17.  GVR [ Tích cực – 16,300đ/cp]: Lợi nhuận cốt lõi kém tích cực được bù đắp một phần nhờ thu nhập từ bồi thường – VCSC

  • Tập đoàn Cao su Việt Nam (GVR) công bố KQKD quý 4/2022 với doanh thu giảm 7% YoY đạt 9 nghìn tỷ đồng và LNST sau lợi ích CĐTS giảm 37% YoY đạt 912 tỷ đồng. Doanh thu giảm chủ yếu do doanh thu mảng cao su tự nhiên (bao gồm mủ cao su và các sản phẩm làm từ cao su) và mảng chế biến gỗ giảm, trong khi lợi nhuận bị ảnh hưởng do biên lợi nhuận ròng giảm 4,8 điểm % YoY.
  • Trong năm 2022, doanh thu giảm 3% YoY đạt 25,3 nghìn tỷ đồng và LNST sau lợi ích CĐTS giảm 8% YoY đạt 3,8 nghìn tỷ đồng, chủ yếu do mảng cao su tự nhiên kém tích cực và được bù đắp một phần nhờ thu nhập ròng khác tăng, chủ yếu là thu nhập từ bồi thường chuyển đổi đất cao su thành đất KCN.
  • GVR ghi nhận thu nhập bồi thường trị giá 757 tỷ đồng trong năm 2022, chủ yếu từ việc công ty con của GVR là CTCP Cao su Phước Hòa (HOSE: PHR) chuyển đối đất cho KCN Việt Nam Singapore (VSIP) III tại Bình Dương. Xem thêm Báo cáo KQKD của PHR ngày 19/01/2023.
  • Doanh thu và LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022 lần lượt hoàn thành 100% và 97% dự báo cả năm của VCCS. VCSC nhận thấy không có thay đổi đáng kể đối với dự báo năm 2023 của VCSC do VCCS kỳ vọng thu nhập tài chính của GVR tăng từ việc thoái vốn sẽ bù đắp cho mức giảm trong thu nhập ròng khác, dù cần thêm đánh giá chi tiết.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1675767636563_GVR_VCSC_2023-02-07.pdf

18.  BSR [ Tích cực – 27.300đ/cp ]: Tỷ suất lọc dầu duy trì ở mức cao trong năm 2023 – VNDS

  • Lợi nhuận (LN) ròng Q4/22 giảm 44% svck xuống 1.499 tỷ đồng do crack spread xăng giảm mạnh.
  • VNDS kỳ vọng tỷ suất lọc dầu của BSR sẽ ở mức cao trong 2023 (-4,6 USD/thùng sv. năm 2022, nhưng cao hơn 6,8 USD/thùng sv. năm 2019).
  • Duy trì khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu không đổi là 27.300 đ/cp.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1675768062897_BSR_VNDS_2023-02-07.pdf

19.  STK [ Kém khả quan – 28.600đ/cp ]: Tỷ suất lợi nhuận gộp giảm mạnh – SSI

  • STK công bố KQKD quý 4/2022 không tích cực khi doanh thu thuần và lợi nhuận lần lượt đạt 430 tỷ đồng (giảm 14% so với cùng kỳ) và 42,9 tỷ đồng (giảm 43% so với cùng kỳ). KQKD quý 4 thấp hơn dự báo của SSI. Doanh thu vẫn ở mức thấp (đặc biệt đối với sợi nguyên chất), do tâm lý người tiêu dùng kém và tình trạng dư thừa hàng tồn kho của nhà bán lẻ. Tỷ suất lợi nhuận gộp giảm mạnh xuống 14,9% trong quý 4/2022 (so với mức 15,1% trong quý 4/2021 và 17,6% trong quý 3/2022). Trong thời gian tới, ban lãnh đạo dự kiến chi phí chip trung bình sẽ giảm từ quý 2 năm 2023 và doanh thu phục hồi từ quý 3 năm 2023 khi lượng hàng tồn kho giảm mạnh. Trong năm 2023, SSI dự báo công ty sẽ đạt mức tăng trưởng doanh thu thuần và lợi nhuận lần lượt là 2,5% và 6,6% so với cùng kỳ. Trong năm 2024, SSI kỳ vọng mức tăng trưởng doanh thu thuần và lợi nhuận lần lượt là 11,3% và 13,6% so với cùng kỳ, với giả định thị trường chung sẽ phục hồi và đầu tư mở rộng vào nhà máy Unitex. SSI đưa ra giá mục tiêu đối với cổ phiếu STK là 28.600 đồng/cổ phiếu (tiềm năng giảm giá là1,4%), và khuyến nghị KÉM KHẢ QUAN đối với cổ phiếu này.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1675851736189_STK_SSI_2023-02-08.pdf

20.  REE [ Tích cực – 85.900đ/cp ]: Hoạt động kinh doanh ổn định nhờ mảng điện – VCSC

  • CTCP Cơ Điện Lạnh (REE) đã công bố KQKD quý 4/2022 tích cực với doanh thu tăng 62% YoY đạt 3,0 nghìn tỷ đồng và LNST sau lợi ích CĐTS báo cáo đạt 719 tỷ đồng ( -9% YoY). VCSC cho rằng sự chênh lệch giữa tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận là do KQKD sụt giảm của mảng BĐS.
  • Trong quý 4/2022, LNST sau lợi ích CĐTS của mảng điện tăng 19% YoY, chủ yếu nhờ (1) tình hình thuỷ văn thuận lợi và (2) ghi nhận KQKD tích cực từ 3 dự án điện gió. LNST sau lợi ích CĐTS của mảng M&E và mảng nước lần lượt tăng 47% YoY và 44% YoY. Trong khi đó, LNST của mảng cho thuê văn phòng & BĐS giảm 61% YoY đạt 116 tỷ đồng do thu nhập từ BĐS giảm 93,3% YoY.
  • LNST 2022 tăng 45% YoY nhờ thu nhập cao từ tất cả các mảng kinh doanh ngoại trừ mảng BĐS.
  • LNST sau lợi ích CĐTS báo cáo năm 2022 của REE vượt kỳ vọng của VCSC, hoàn thành 104% dự báo cả năm do hoạt động kinh doanh tích cực của mảng điện. VCSC cho rằng không có thay đổi đáng kể nào đối với dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2023, dù cần thêm đánh giá chi tiết.
  • REE cũng công bố sẽ trả cổ tức tiền mặt 1.000 đồng/cổ phiếu và cổ tức bằng cổ phiếu 15% cho năm 2022 so với dự báo của VCSC cho mức cổ tức tiền mặt 1.600 đồng/cổ phiếu.
  • Trong quý 4/2022, REE đã mua lại quỹ đất 2 ha tại trung tâm thành phố Thái Bình và dự kiến mở bán các sản phẩm thấp tầng & cao tầng trong năm 2023-2024.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1675851633317_REE_VCSC_2023-02-08.pdf

21.  PC1 [ MUA – 26.500đ/cp ]: Doanh thu quý 4/2022 cao nhờ biên LN mảng xây lắp điện ổn định – VCSC

  • CTCP Tập Đoàn PC1 (PC1) đã công bố KQKD quý 4/2022 khả quan với doanh thu đạt 2,3 nghìn tỷ đồng (+9% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 188 tỷ đồng (+33% YoY). LNST tăng mạnh chủ yếu nhờ lợi nhuận tăng mạnh từ mảng xây lắp điện, doanh thu tài chính cao hơn và lãi tỷ giá. Trong quý 4/2022, lợi nhuận gộp của mảng xây lắp điện tăng 133% YoY với doanh thu tăng 29% YoY và biên LN gộp tăng 541 điểm cơ bản đạt 12,7%.
  • LNST điều chỉnh năm 2022 tăng 24% YoY đạt 600 tỷ đồng và hoàn thành 101% dự báo cả năm của VCSC. Ngược lại, LNST sau lợi ích CĐTS báo cáo năm 2022 giảm 35% YoY do lỗ tỷ giá và mức cơ sở cao của năm 2021 (với mức lãi từ đánh giá lại). LNST báo cáo năm 2022 hoàn thành 148% kế hoạch cả năm của VCSC do tỷ giá USD/VND tăng thấp hơn dự kiến.
  • VCSC dự báo khả năng điều chỉnh tăng đối với dự báo LNST 2023 do đóng góp lợi nhuận cao hơn từ mảng xây lắp điện do PC1 ghi nhận lượng backlog cao kỷ lục trong năm 2022 và biên lợi nhuận của mảng này tốt hơn kỳ vọng của VCSC.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1675851484010_PC1_VCSC_2023-02-08.pdf

22.  IDC [ MUA – 45,500đ/cp ]: Lợi nhuận năm 2022 tăng gấp 5 lần YoY, phù hợp kỳ vọng của chúng tôi  – VCSC

  • Tổng CT IDICO (IDC) đã công bố KQKD quý 4/2022 tích cực với doanh thu tăng 8% YoY lên 1,2 nghìn tỷ đồng và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 206 tỷ đồng so với khoản lỗ 1 tỷ đồng trong quý 4/2021. Lợi nhuận khả quan là chủ yếu nhờ biên LN gộp tăng 24 điểm % YoY đạt 41% trong quý 4/2022.
  • VCSC cho rằng IDC đã không ghi nhận doanh thu bán đất KCN một lần trong quý 4/2022 và doanh thu KCN hoàn toàn đến từ doanh thu được phân bổ từ doanh thu chưa thực hiện khi doanh thu mảng KCN tăng 15% YoY và giảm 86% QoQ trong quý 4/2022. VCSC lưu ý rằng IDC cũng chỉ sử dụng phương pháp ghi nhận phân bổ cho doanh thu KCN trong quý 4/2021.
  • Năm 2022, doanh thu của IDC tăng 92% YoY đạt 8,2 nghìn tỷ đồng và LNST sau lợi ích CĐTS tăng 5,1 lần YoY đạt 2,3 nghìn tỷ đồng, chủ yếu nhờ ghi nhận doanh thu KCN một lần cao và hoàn thành lần lượt 97% và 101% dự báo cả năm tương ứng của VCSC.
  • Những kết quả này phù hợp với kỳ vọng hiện tại của VCSC. Ngoài ra, VCSC vẫn lạc quan về vị thế của IDC trong việc thúc đẩy hoạt động bán đất vào năm 2023 bất chấp những thách thức ngắn hạn từ kinh tế toàn cầu chững lại. Do đó, VCSC cho rằng sẽ không có rủi ro lớn nào đối với các dự báo năm 2023 của VCSC, dù cần thêm đánh giá chi tiết.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1675851422875_IDC_VCSC_2023-02-08.pdf

23.  GEG [ Tích cực – 16,000đ/cp]: LNST quý 4/2022 yếu hơn kỳ vọng của chúng tôi – VCSC

  • CTCP Điện Gia Lai (GEG) công bố KQKD quý 4/2022 với doanh thu tăng 12% YoY đạt 496 tỷ đồng và LNST sau lợi ích CĐTS báo cáo giảm 82% YoY xuống còn 19 tỷ đồng. VCSC cho rằng sự khác biệt giữa tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận là do mức cơ sở cao trong quý 4/2021 bao gồm khoản lãi thanh lý tài sản 97 tỷ đồng.
  • Doanh thu năm 2022 tăng 52% YoY nhờ đóng góp từ 3 trang trại điện gió đi vào hoạt động vào cuối năm 2021. Tuy nhiên, LNST sau lợi ích CĐTS cốt lõi đi ngang YoY do chi phí lãi vay tăng 54% YoY. LNST báo cáo tăng 12% YoY nhờ lãi thoái vốn cao hơn trong năm 2022 so với năm 2021.
  • LNST sau lợi ích CĐTS báo cáo năm 2022 thấp hơn dự phóng của VCSC, hoàn thành 80% dự báo cả năm. Ngoài ra, LNST cốt lõi chỉ hoàn thành 79% dự phóng cả năm của VCSC. VCSC cho rằng không có thay đổi đáng kể đối với dự báo LNST năm 2023 của VCSC, dù cần thêm đánh giá chi tiết.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1675851599723_GEG_VCSC_2023-02-08.pdf

24.  VIC [ MUA – 89.400đ/cp ]: Mảng kinh doanh cốt lõi phục hồi giúp lợi nhuận dương 2022 – VCSC

  • Tập đoàn Vingroup (VIC) công bố KQKD quý 4/2022 với doanh thu đạt 41,2 nghìn tỷ đồng (+18% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 1,6 nghìn tỷ đồng so với khoản lỗ ròng 5,7 nghìn tỷ đồng trong quý 4/2021 chủ yếu được hỗ trợ bởi (1) bàn giao tại dự án Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire, (2) mảng Cho thuê bán lẻ và Khách sạn phục hồi và (3) không ghi nhận chi phí phát sinh lớn như trong quý 4/2021.
  • Cả năm 2022, LN từ HĐKD (EBIT) cốt lõi của VIC (bao gồm giao dịch BCC và bán buôn được ghi nhận là thu nhập tài chính) giảm 72% YoY đạt 1,7 nghìn tỷ đồng, chủ yếu do lỗ EBIT tăng mạnh YoY đối với mảng Công nghiệp và một phần được bù đắp bằng sự cải thiện đáng kể trong mảng Cho thuê bán lẻ, Khách sạn, Y tế và Giáo dục cũng như việc bàn giao tại dự án The Empire. VIC công bố LNST năm 2022 là 1,98 nghìn tỷ đồng và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 8,4 nghìn tỷ đồng so với khoản lỗ ròng 2,5 nghìn tỷ đồng trong năm 2021. Kết quả LNST và LNST sau lợi ích CĐTS này hoàn thành 91% và 76% dự báo tương ứng của VCSC. Tính đến cuối năm 2022, tổng nợ vay của VIC là 178 nghìn tỷ đồng – 27,0% trong số này đó sẽ đáo hạn trong 12 tháng tới. Trong khi đó, nợ vay bằng USD của VIC chiếm 42,1% tổng nợ vay tính đến cuối năm 2022. Chi phí đi vay trung bình trong năm 2022 tăng 160 điểm cơ bản so với cùng kỳ đạt 9,5% chủ yếu do các khoản vay trong nước trong kỳ.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1675941291587_VIC_VCSC_2023-02-09.pdf

25.  TCB [ MUA – 44.500đ/cp]: CASA giảm tạo áp lực giảm NIM – VCSC

  • Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (TCB) đã công bố kết quả hợp nhất năm 2022 với LN trước dự phòng và LNST sau lợi ích CĐTS đạt lần lượt là 27,5 nghìn tỷ đồng (+6,2% YoY) và 20,2 nghìn tỷ đồng (+11,6% YoY), hoàn thành 93,3% và 93,4% dự báo cả năm 2022 tương ứng của VCSC. Lợi nhuận tăng là nhờ (1) thu nhập từ lãi (NII) và thu nhập phí ròng (NFI) tăng lần lượt là 13,5% YoY và 33,6% YoY, cũng như (2) chi phí dự phòng giảm 27,3% YoY. Các yếu tố này bị ảnh hưởng một phần bởi (1) khoản lỗ 275 tỷ đồng từ kinh doanh ngoại hối so với khoản lãi 231 tỷ đồng trong năm 2021 và (2) khoản lãi 184 tỷ đồng từ kinh doanh và đầu tư chứng khoán so với khoản lãi 2 nghìn tỷ đồng trong năm 2021. LNST sau lợi ích CĐTS quý 4/2022 giảm 33,1% so với quý trước (QoQ) và giảm 23,1% YoY đạt 3,5 nghìn tỷ đồng chủ yếu do NIM giảm. VCSC cho rằng có khả năng điều chỉnh giảm đối với dự báo lợi nhuận của VCSC cho TCB, dù cần thêm đánh giá chi tiết.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1675941245500_TCB_VCSC_2023-02-09.pdf

26.  STB [ MUA – 29.800đ/cp ]: NIM cao tạo dư địa cho việc trích lập dự phòng VAMC cao – VCSC

  • Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB) đã công bố KQKD hợp nhất năm 2022 với tổng thu nhâp từ HĐKD (TOI) đạt 26,1 nghìn tỷ đồng (+47,7% YoY) và lợi nhuận ròng đạt 5 nghìn tỷ đồng (+47,8% YoY), hoàn thành 104,4% và 113,4% dự báo năm 2022 của VCSC. LNST tăng chủ yếu nhờ (1) thu nhập từ lãi (NII) tăng 43,3% YoY và (2) thu nhập ngoài lãi (NOII) tăng 56,7% YoY, bị ảnh hưởng một phần bởi chi phí HĐKD (OPEX) tăng 12,5% YoY và chi phí dự phòng tăng 148,6% YoY. Trên cơ sở so với quý trước (QoQ), STB báo cáo LNST quý 4/2022 đạt 1,8 nghìn tỷ đồng, tăng 44,5% QoQ chủ yếu nhờ thu nhập ròng khác tăng 15 lần QoQ và OPEX giảm 14,6% QoQ. VCSC nhận thấy khả năng điều chỉnh tăng đối với dự báo lợi nhuận của VCSC đối với STB, dù cần thêm đánh giá chi tiết.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1675941205835_STB_VCSC_2023-02-09.pdf

27.  REE [ Trung lập – 77.000đ/cp ]: Tăng trưởng chậm lại từ mức nền cao 2022 –VNDS

  • Doanh thu và LN ròng 2022 REE đạt 9.375 tỷ (+61% svck) và 2.690 tỷ (+45% svck), cao nhất lịch sử và hoàn thành 100/103% dự phóng VND.
  • LN ròng 2023 dự kiến giảm 18% svck do kqkd kém từ mảng thủy điện, trước khi tăng 19% svck, nhờ mảng điện và M&E phục hồi trong 2024.
  • Hạ khuyến nghị xuống Trung lập với giá mục tiêu thấp hơn 77.000đ/cp.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1675941423117_REE_VNDS_2023-02-09.pdf

28.  PVS [ MUA – 55,000đ/cp ]: Nội tại mạnh mẽ –MAS

  • Trong riêng Q4/2022, HAH ghi nhận doanh thu đạt hơn 845 tỷ đồng (+26% YoY), nhưng lợi nhuận sau thuế Q4 giảm 29%YoY, ở mức 190 tỷ. Lũy kế cả năm 2022, doanh thu HAH tăng 64%YoY đạt 3,206 tỷ đồng, và lợi nhuận sau thuế đạt 1,051 tỷ đồng (+91% YoY): ;1) Biên lợi nhuận cả năm tăng từ mức 36,5% năm 2021 lên mức 44,4% năm 2022, trong đó Q1 đạt biên lợi nhuận cao nhất với 52,1%; 2) Thu nhập tài chính tăng 164%YoY, đạt 69 tỷ đồng nhờ ghi nhận khoản cổ tức được nhận trong Q4; 3) Chi phí tài chính đồng thời tăng 183%YoY do lỗ tỷ giá và đánh giá lại các khoản đầu tư; 4) Tổng sản lượng ước đạt hơn 1tr TEU, tăng 12% YoY.
  • Việc mua tàu A Roku (được đóng năm 2008, tại Nhật Bản) trong năm 2022 đã giúp nâng tổng số tàu trong đội tàu của HAH lên 11 chiếc khai thác các tuyến nội địa và nội Á: Hải Phòng – Đà Nẵng – Cái Mép – TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng – Hồng Kông, Hải Phòng – TP. Hồ Chí Minh – Singapore, Hải Phòng – Nansha và Hải Phòng – Qinzhou (Trung Quốc). Cuối năm 2022, HAH đang sở hữu đội tàu lớn nhất cả nước, và chiếm khoảng 30% thị phần vận tải container trong nước.
  • Thêm vào đó, Cảng Chân Mây tại Huế đã chính thức đưa vào vận hành vận tải container từ cuối tháng 12/2022. Điều này giúp nâng tổng số tuyến vận tải trong nước lên mức 16 tuyến trong năm 2023, so với 10 tuyến trong năm 2022. Bên cạnh đó, việc TQ sẽ mở cửa trở lại sẽ giúp cho tuyến vận tải từ Hải Phòng- Qinzhou khai thác trở lại, sẽ đóng góp tích cực vào doanh thu năm 2023.
  • Với triển vọng tích cực trong năm 2023 về hoạt động kinh doanh, MAS tính doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 3,847 tỷ (+20% YoY) và 1,165 tỷ (+10,9%YoY); 1) Biên lợi nhuận giảm, khi chỉ đạt hơn 40% so với mức 44% ở năm 2022; 2) Tổng sản lượng ước đạt gần 1,1 triệu TEU (+10%YoY); 3) Chi phí lãi vay tăng hơn 18%YoY, do lãi suất duy trì ở mức cao; 4) Chi phí quản lý doanh nghiệp lên đến 140 tỷ đồng (+23% YoY).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1675942156532_PVS_MAS_2023-02-09.pdf

29.  MSN [ MUA – 119.000đ/cp ]: Lợi nhuận cốt lõi phù hợp dự báo; Lợi nhuận của WCM cải thiện – VCSC

  • Tập đoàn Masan (MSN) công bố KQKD năm 2022, bao gồm doanh thu thuần đạt 76,2 nghìn tỷ đồng (-14% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 3,6 nghìn tỷ đồng (-58% YoY). Doanh thu chủ yếu bị ảnh hưởng bởi không còn hợp nhất mảng thức ăn chăn nuôi trong tháng 11/2021. Không tính mảng thức ăn chăn nuôi, mức tăng trưởng doanh thu tương đương (LFL) là 3% YoY vào năm 2022, được thúc đẩy bởi mức tăng trưởng doanh thu 15% YoY và 7% YoY từ Masan High-Tech Materials (MHT) và Masan MEATLife (MML). Ngoài ra, MSN đã ghi nhận doanh thu tài chính bất thường trong năm 2022. Nếu loại trừ khoản lãi bất thường này và đóng góp từ mảng thức ăn chăn nuôi trong năm 2021, LNST cốt lõi của MSN giảm 17% YoY, theo ước tính của VCSC.
  • Mặc dù doanh thu của WinCommerce (WCM) và Masan Consumer Holdings (MCH) giảm trong năm 2022, LN từ hdk (EBIT) của WCM đã cải thiện lên -0,7% trong quý 4/2022 từ -2,2% trong quý 4/2021. Ngoài ra, EBIT của MCH vẫn ổn định trong năm 2022 ở mức 19,6% so với 20,1 % trongnăm 2021.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1675941115303_MSN_VCSC_2023-02-09.pdf

30.  HTN [ Theo dõi – 11.400đ/cp ]: Phụ thuộc vào hệ sinh thái Hưng Thịnh – FPTS

  • HTN có nguồn công việc lớn từ hệ sinh thái của Tập đoàn Hưng Thịnh: Backlog lên tới ~27.000 tỷ tại cuối năm 2022 sẽ là nguồn công việc chính cho HTN trong 02 – 03 năm tới.
  • Ngược lại, phụ thuộc vào hệ sinh thái khiến HTN bị chiếm dụng vốn rất lớn, dẫn tới (1) thanh khoản kém và (2) lãi vay tăng nhanh bào mòn lợi nhuận: (1) Khoản phải thu HTN lên tới 6.478 tỷ đồng tại cuối 2022 (chiếm 76% tổng tài sản và cao hơn 119% so với doanh thu cùng kỳ), dẫn tới doanh nghiệp đã phải chậm thanh toán 210 tỷ đồng tiền gốc lô trái phiếu (mệnh giá 300 tỷ đồng) và 107 tỷ đồng cổ tức 2021. (2) Thêm nữa, chi phí lãi vay của HTN năm 2022 đạt 225 tỷ đồng (tăng 30% yoy, gấp 1,74 lần LNTT của doanh nghiệp), tới từ khoản vay ngắn hạn lên tới 2.537 tỷ đồng (chiếm 28% tổng tài sản).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1675941926528_HTN_FPTS_2023-02-09.pdf

31.  BSR [ MUA – 21.800đ/cp ]: Báo cáo cập nhật T2.2023 – MBS

  • Thuận lợi: 1) Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước vẫn tiếp tục tăng trưởng và đảm bảo cho tiêu thụ sản phẩm nhà máy thuận lợi với sán lượng cao; 2) Nhà máy tiếp tục hoạt động ổn định, cung cấp ra thị trường sản phẩm tiêu chuẩn. 3) Năng lực tài chính đang ngày càng lớn mạnh sau khi đạt được kết quả kinh doanh vượt trội trong năm 2022 (Lợi nhuận trước thuế 15,299 tỷ đồng, Giá trị Tiền tương đương tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn 25,025 tỷ đồng, Giá trị nợ vay dài hạn bằng 0, Dòng tiền hoạt động kinh doanh cả năm 2022 đạt 6,066 tỷ đồng).
  • Bên cạnh đó là các Thách thức: 1) Giá dầu biến động khó lường, biên lơi nhuận ngành lọc hóa dầu đã qua đỉnh cao ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty; 2) Công ty sẽ dừng nhà máy để thực hiện bảo dưỡng tổng thể lần thứ 5 làm cho sản lượng sản xuất và kinh doanh giảm khoảng 15%.
  • MBS dự báo sản lượng sản xuất và kinh doanh ở mức 5.8-5.9 triệu tấn, với kịch bản giá dầu Brent ở mức 85-90 usd/thùng, doanh thu có thể đạt mức 124,134 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 6,842 tỷ đồng, lần lượt bằng 74% và 45% của năm 2022. Thu nhập mỗi cổ phần đạt mức 2,060 đồng.
  • Định giá cổ phiếu Sử dụng phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền FCFF và so sánh hệ số PE, EV/EBITDA, giá trị cổ phiếu BSR được xác định ở mức 21,800 đồng/cổ phần, tương ứng với PE forward 2023 10.5 lần.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1675941595419_BSR_MBS_2023-02-09.pdf

32.  TPB [ Tích cực – 31,000đ/cp ]: Rủi ro đã phần nào được phản ánh – VNDS

  • Lợi nhuận (LN) ròng Q4/22 tăng 15,5% svck, theo đó tăng trưởng LN cả năm ghi nhận tăng 29,6% svck (hoàn thành 103,7% dự phóng của VND).
  • Tăng trưởng LN ròng của TPB dự kiến sẽ giảm tốc và đạt 16-18% svck trong giai đoạn 2023-24.
  • Duy trì khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu là 31.000đ/cp.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1676030701768_TPB_VNDS_2023-02-10.pdf

33.  PNJ [ Tích cực – 95,000đ/cp ]: Tăng trưởng chững lại do niềm tin người tiêu dùng kém tích cực hơn – VCSC

  • VCSC nâng giá mục tiêu cho CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) thêm 2% nhưng điều chỉnh khuyến nghị từ MUA xuống KHẢ QUAN do giá cổ phiếu của PNJ đã tăng khoảng 18% trong 3 tháng qua. Giá mục tiêu cao hơn của VCSC là do VCSC tăng 2% dự phóng LNST năm 2023 của PNJ, chủ yếu do VCSC điều chỉnh giảm 60 điểm cơ bản trong dự báo chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (SG&A)/doanh thu bán lẻ năm 2023 khi tỷ lệ này thấp hơn dự kiến trong năm 2022.
  • Trong Báo cáo Cập nhật này, VCSC duy trì quan điểm rằng hiệu ứng tài sản đảo chiều (reverse wealth effect) đối với tầng lớp thu nhập trung bình cao của Việt Nam đến từ các thách thức gần đây trên thị trường tài chính và lãi suất tăng trong nửa cuối năm 2022 sẽ làm suy yếu triển vọng tăng trưởng chi tiêu cho trang sức có thương hiệu trong năm 2023.
  • VCSC dự báo tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) doanh thu bán lẻ là 12% trong giai đoạn 2022-2025 so với mức tăng trưởng 80% YoY trong năm 2022. Những cải thiện trong cơ cấu sản phẩm của PNJ theo dự kiến của VCSC sẽ tiếp tục thúc đẩy dự báo CAGR EPS của VCSC là 16% trong giai đoạn 2022-2025.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1676030480472_PNJ_VCSC_2023-02-10.pdf

34.  KDH [ Trung lập – 30,000đ/cp]: Thận trọng hơn trong năm 2023 – VNDS

  • Doanh thu Q4/22 tăng 109,2% svck nhưng lợi nhuận ròng giảm 71,3% svck do biên lợi nhuận gộp giảm mạnh. DT/LN ròng 2022 giảm 22,1%/8,3% svck.
  • Điều chỉnh dự phóng LN ròng 2023-24 giảm 53%/49% do doanh số ký bán thấp và trì hoãn mở bán dự án mới trong bối cảnh nhu cầu nhà ở suy yếu.
  • Hạ khuyến nghị từ Khả quan xuống Trung lập với giá mục tiêu thấp hơn 30.000 đồng/cp.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1676030786844_KDH_VNDS_2023-02-10.pdf

35.  GAS [ Phù hợp thị trường – 112.400đ/cp ]: Các dự án nhập khẩu LNG vẫn khả thi trong dài hạn – VCSC

  • VCSC giảm giá mục tiêu cho GAS thêm 17% còn 112.400 đồng/cổ phiếu và điều chỉnh khuyến nghị từ MUA còn PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG. Giá mục tiêu thấp hơn của VCSC đến từ dự báo LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2023-2027 của VCSC thấp hơn 26% do các giả định về sản lượng khí thương phẩm và giá dầu nhiên liệu thấp hơn (tiêu chuẩn cho giá khí đầu ra).
  • VCSC dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2023 giảm 18% YoY do giá khí đầu ra giảm khi VCSC dự báo giá dầu Brent và dầu nhiên liệu (FO) giảm so với cùng kỳ năm trước, trì hoãn việc vận hành kho cảng LNG Thị Vải — Giai đoạn 1 và giá khí đầu vào cao hơn 16% YoY.
  • VCSC kỳ vọng tăng trưởng dài hạn của GAS sẽ được hỗ trợ nhờ nhập khẩu LNG về Việt Nam. Do VCSC dự báo giá nhập khẩu LNG của Việt Nam sẽ giảm còn 12 USD/triệu BTU bắt đầu từ năm 2024, VCSC cho rằng GAS sẽ bắt đầu vận hành kho cảng LNG Thị Vải – Giai đoạn 1 vào năm 2024, mở rộng dự án này với Giai đoạn 2 & 3 và xây dựng kho cảng LNG Sơn Mỹ để tăng sản lượng khí thương phẩm thêm 50% trong giai đoạn 2023-2027, điều này sẽ hỗ trợ CAGR EPS 10 năm đạt 10%.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1676030404681_GAS_VCSC_2023-02-10.pdf

36.  Ngành thép [ Trung lập ]: Điều tệ nhất đã đến? – KIS

  • Dựa vào những tính toán của KIS, tổng doanh thu của 24 doanh nghiệp thép đã được niêm yết giảm 40% n/n, trong khi đó tổng LNST của công ty mẹ giảm mạnh và âm trong 4Q22. Chi phí hàng tồn kho cao được cho là nguyên nhân chính cho sự sụt giảm này cùng với giá bán và nhu cầu toàn cầu thấp. Trái ngược với những kì vọng của KIS qua những báo cáo trước đó, KIS nhận thấy sự suy giảm của cả biên LN gộp của toàn ngành (ghi nhận âm trong 4Q22), đến phần lớn từ sự sụp đổ biên LN gộp của HPG. Trong 1Q23F, KIS kỳ vọng biên LN gộp dương trở lại của các công ty trong ngành.
  • Theo Tổng cục Thống kê, tăng trưởng doanh thu về xuất khẩu trong 4Q22 chỉ đạt 1.586 triệu USD, giảm mạnh 52.7% n/n, trong khi sản lượng xuất khẩu giảm còn 1.845 triệu tấn (-43.0% n/n). Như kì vọng, sự suy giảm của tốc độ tăng trưởng doanh thu và sản lượng bán hàng đều bị ảnh hưởng do giá bán và nhu cầu trên thế giới thấp, và nền cao trong 4Q21 bất chấp có sự cải thiện so với quý trước đó. KIS dự kiến xu hướng này sẽ còn tiếp diễn đến 1Q23F và 2023F khi mà thị trường toàn cầu dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại. KIS cũng dự báo sản lượng xuất khẩu tiếp tục giảm trong 1Q23F.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1675769139249_KIS_2023-02-07.pdf

37.  Ngành dệt may [ Trung lập ]: Yếu tố hỗ trợ từ các FTA – MAS

  • XK hàng dệt may VN năm 2022 tiếp tục tăng trưởng tốt trong bối cảnh các thị trường chính dần trở về cuộc sống bình thường sau đại dịch. Giá trị XK hàng dệt may năm 2022 ước đạt 37.6 tỷ USD (+14.5% CK). Trong đó, giá trị XK hàng dệt may sang các TT chủ lực như Mỹ (+8.1%), EU (+31.2%), Nhật Bản (+25%), Hàn Quốc (+13.7%) tiếp tục ghi nhận tăng trưởng tốt. Đặc biệt, các TT được hỗ trợ bởi EVFTA và CPTPP là EU (+31.2%) và Canada (+44%) ghi nhận tăng trưởng cao. TT Nhật Bản cũng tăng mạnh sau nhiều năm đi ngang hoặc giảm.
  • Cùng với đó, thị phần hàng thời trang VN tại các TT chính cũng mở rộng tích cực. Cụ thể, thị phần hàng thời trang VN tại TT Mỹ và Nhật Bản lần lượt tăng lên mức 18.3% và 15.6% (từ 17.6% và 14.1% năm 2021). Trong khi đó, tại TT HQ, thị phần hàng VN giảm nhẹ từ 31.8% năm 2021 về mức 31.1%. Nhìn chung, thị phần hàng may mặc VN năm 2022 đã có bước tiến tích cực.
  • Hoạt động sản xuất mảng may mặc đã có một năm phục hồi khá tốt. Chỉ số IIP mảng may mặc duy trì tăng trưởng trong 3Q 2022. Hệ số sử dụng lao động cũng thể hiện sự phục hồi mạnh mẽ so với năm 2021. Tuy nhiên, các tháng cuối năm đã xuất hiện tình trạng thiếu đơn hàng và suy giảm sản xuất.
  • Hầu hết các doanh nghiệp may mặc niêm yết đều thể hiện doanh thu tăng trưởng tốt trong năm 2022. Cụ thể, TNG (+24.4%), MSH (+16.3%), VGT (+14.7%), TCM (+22.7%), HTG (+33.1%), EVE (+17.9%) tăng trưởng doanh thu trên 2 chữ số. Trong đó, một số doanh nghiệp như TCM (+95.7%), HTG (33.1%), EVE (54.4%) ghi nhận lợi nhuận sau thuế tăng mạnh.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1676031070870_MAS_2023-02-10.pdf

38.  Ngành cảng biển [ Trung lập ]: Áp lực từ nhu cầu suy yếu – MAS

  • Trong cả năm 2022, giá trị XNK tiếp tục ghi nhận tăng trưởng tích cực, ước đạt hơn 730 tỷ USD (+9.1% CK). Trong đó, giá trị XK và NK lần lượt ước đạt 371.8 tỷ USD (+10.6% CK) và 360.6 tỷ USD (+8.4% CK). Sau năm 2021 tăng trưởng cao hơn 22% từ mức nền thấp, XNK đang cho thấy dấu hiệu hạ nhiệt với tốc độ tăng trưởng có xu hướng trở về mức trung bình giai đoạn 2015-2020 (10.8%). Giá trị XK các sản phẩm chủ lực tiếp tục gia tăng trong năm 2022: Điện tử (+8.7% CK), Điện thoại (+3.1% CK); Máy móc thiết bị (+19.3% CK); Hàng Dệt may (+14.5% CK), Giày dép (+34.8% CK).
  • Cùng với tăng trưởng giá trị XNK, sản lượng thông quan cảng biển cũng tiếp tục ghi nhận con số tích cực. Cập nhật đến cuối T9 2022, tổng khối lượng hàng thông quan cảng biển ước đạt 608.3 triệu tấn (+3.4% CK). Trong đó, KL hàng XK ước đạt 148.5 triệu tấn (-2.6% CK), NK ước đạt 173.4 triệu tấn (-4.4% CK) trong khi hàng nội địa ghi nhận tăng trưởng 12.6% CK, ước đạt 284.7 triệu tấn. Sản lượng container tăng nhẹ 4.4% CK trong 9T, ước đạt 20.9 triệu TEU. Trong đó, sản lượng container XK và NK lần lượt 6.9 triệu TEU (+5% CK) và 7.1 triệu TEU (+8.9% CK). Sản lượng hàng container nội địa đi ngang, ước đạt 6.8 triệu TEU.
  • Giá trị XK sang các thị trường chính trong năm 2022 cải thiện tốt: Mỹ (+13.7% CK), Nhật (+20.4% CK), Hàn Quốc (+10.5% CK), Trung Quốc (+3.2% CK), EU (+23.5% CK). Bên cạnh đó, TT XK được hưởng lợi từ CPTPP là Canada (+21.1% CK) cũng ghi nhận tăng trưởng tích cực.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1676031018725_MAS_2023-02-10.pdf

39.  Báo cáo chiến lược thị trường: Tháng 2/2023: Khả năng giằng co tích lũy – SSI

  • TTCK Việt Nam cũng như TTCK toàn cầu đã có bước nhảy vọt chỉ trong tháng 1 đầu năm. SSI cho rằng phần lớn kỳ vọng của nhà đầu tư về động thái các NHTW lớn chậm lại đà tăng lãi suất và câu chuyện Trung Quốc mở cửa trở lại đã phản ánh vào nhịp tăng này. Trên TTCK Việt Nam, xu hướng dòng vốn từ khối ngoại tích cực hơn dự đoán, với tầm nhìn đầu tư dài hạn động lực từ khối ngoại hiện đang làm nhẹ bớt những lo ngại về rủi ro ngắn hạn, cụ thể là số liệu KQKD quý 4 đi xuống (tống LNST Q4.2022 toàn thị trường giảm 31,4% so với cùng kỳ và giảm 54,8% nếu loại trừ LN từ nhóm Ngân hàng), đồng thời số liệu về vĩ mô tháng 1 cho thấy nền kinh tế đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. • Hiện tại, SSI nghiêng nhiều hơn về kịch bản thị trường sẽ giằng co tích lũy trong tháng 2. Cung chốt lời khả năng sẽ gia tăng trong bối cảnh tháng 2 là tháng trống thông tin; tuy nhiên nếu dòng tiền từ khối ngoại được duy trì và bên cạnh đó là các yếu tố hỗ trợ đến từ chính sách tài khóa mở rộng của Chính phủ (thông qua việc đẩy mạnh giải ngân đầu tư công) hay Nghị định 65 sửa đổi dự kiến sẽ trình Chính phủ trong tháng 2 để được thông qua vẫn sẽ tác động tích cực lên TTCK theo chiều ngược lại. Dù vậy, TTCK vẫn tồn tại các yếu tố rủi ro tiềm ẩn đến từ trong nước như áp lực thanh khoản hệ thống bắt nguồn từ lượng TPDN đến hạn, hay như các khó khăn trên thị trường BĐS vẫn sẽ kéo dài do lãi suất có thể sẽ đạt đỉnh nhưng sẽ khó hạ nhiệt ngay. Trong khi đó, rủi ro căng thẳng địa chính trị vẫn chưa thể loại trừ.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1675767980203_SSI_2023-02-07.pdf

40.  Kết quả kinh doanh quý 4/2022: Quý cuối năm không tươi sáng – VNDS

  • Tăng trưởng lợi nhuận ròng Q4/22 đáng thất vọng Theo ước tính của VNDS, tổng lợi nhuận (LN) ròng Q4/22 của các công ty niêm yết trên 3 sàn (HOSE, HNX, UPCOM) giảm 30,4% svck, mức giảm lớn nhất kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát. Kết quả đáng thất vọng trong Q4/22 đã kéo tăng trưởng LN ròng của thị trường năm 2022 xuống chỉ còn 7,1% svck, thấp hơn nhiều so với dự báo của VNDS là 16,7% svck cho cả năm. Trong số 64 trong coverage của VNDS đã công bố KQKD năm 2022, 36% theo sát dự phóng trong khi 12% vượt dự báo và 52% không đạt kì vọng.
  • Khó khăn tiếp nối với các doanh nghiệp Thép, Thực phẩm và Chứng khoán LN ròng Q4/22 của các nhà sản xuất thép niêm yết giảm sâu 155,6% svck do (1) suy giảm sản lượng tiêu thụ và (2) biên LN gộp giảm 1,8 điểm % so với Q3/22. Ngành Thực phẩm kéo dài xu hướng giảm với LN ròng Q2/Q3/Q4 năm 2022 giảm 7,7%/13,8%/80,7% svck. LN ròng Q4/22 của ngành Thực phẩm giảm mạnh là do MSN ghi nhận LN ròng Q4/22 giảm 93,1% svck khi ghi nhận khoản thu nhập bất thường đáng kể (~5.700 tỷ đồng) trong Q4/21. Các công ty chứng khoán tiếp tục ghi nhận LN ròng sụt giảm mạnh 96,6% svck trong Q4/22 do thanh khoản thị trường chứng khoán giảm 58,4% svck. Các công ty Thép, Sản xuất thực phẩm và chứng khoán cùng nhau làm tăng trưởng LN toàn thị trường giảm 24,8 điểm % trong Q4/22.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1675851839447_VNDS_2023-02-06.pdf

41.  Báo cáo vĩ mô và chiến lược: Tìm kiếm sự ổn định trong bất định – MAS

  • Đầu tháng 2, Fed đã giảm tốc độ tăng lãi suất xuống mức tăng 25 điểm cơ bản (như kỳ vọng chung của thị trường). Hiện nay, Fed vẫn đang duy trì quan điểm tiếp tục tăng lãi suất trong nửa đầu năm 2023. Tuy nhiên, Chủ tịch Fed đã hàm ý về việc ưu tiên quản trị rủi ro trong bối cảnh có nhiều yếu tố không chắc chắn. Do đó, VNDS kỳ vọng kinh tế Mỹ sẽ hạ cánh mềm thành công trong 2023.
  • Với triển vọng này, MAS vẫn duy trì quan điểm các chính sách tiền tệ trên toàn cầu vẫn sẽ tiếp tục xu hướng thắt chặt trong nửa đầu năm 2023, trước khi được nới lỏng dần vào cuối năm.
  • Đáng chú ý, GDP của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) năm 2022 tăng trưởng 3,5%, cao hơn mức tăng trưởng của Mỹ và Trung Quốc, điều chưa từng xảy ra kể từ năm 1974. Một phần nguyên nhân là do sự khác biệt về cách các nền kinh tế lớn mở cửa trở lại sau đại dịch. Tác động của sự phục hồi sau đại dịch đối với Eurozone (năm 2022) mạnh đến mức có thể bù đắp những tác động tiêu cực của cuộc xung đột Ukraine (dẫn đến giá năng lượng tăng đột biến). Hơn nữa, với thời tiết ôn hòa hơn một cách bất ngờ, cùng với nhiều hỗ trợ của chính phủ Châu Âu đã làm giảm tác động của việc tăng giá năng lượng, giúp kinh tế quý IV vẫn tăng trưởng 0,1% so với quý III.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1675851911080_MAS_2023-02-06.pdf

42.  Chuyên đề: Trung Quốc kết thúc Zero Covid – BVSC

  • Tăng trưởng tích cực sau khi mở cửa với động lực đến từ tiêu dùng nội địa và sự hồi phục mạnh mẽ ở lĩnh vực sản xuất. Nhưng sau 3-6 tháng kể từ khi mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc mới hoạt động ổn định trong điều kiện miễn dịch cộng đồng.
  • Trung Quốc là nước có đóng góp lớn khoảng 18,5% vào tăng trưởng GDP toàn cầu. Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng cao hơn trong năm 2023 sẽ hỗ trợ thêm cho kinh tế thế giới trong triển vọng lo ngại suy thoái hiện tại.
  • Là nước xuất khẩu lớn nhất trên thế giới với tỷ trọng 16% và là nước nhập khẩu lớn thứ hai trên thế giới với tỷ trọng nhập khẩu 13% trên toàn cầu, Trung Quốc mở cửa cũng tạo ra tác động tích cực đối với diễn biến giá của các loại hàng hóa chủ chốt trong ngắn hạn.
  • Vốn đầu tư FDI vào Trung Quốc vẫn tăng trưởng trong giai đoạn nước này áp dụng chính sách zeroCovid. Bên cạnh đó, Trung Quốc không phải đối tác FDI lớn của Việt Nam khi chỉ chiếm 10% vốn đầu tư FDI hàng năm. Điều này cho thấy dòng vốn FDI vào Việt Nam sẽ không bị ảnh hưởng nhiều khi Trung Quốc mở cửa.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1676030903890_BVSC_2023-02-10.pdf

Quý nhà đầu tư lưu ý:

  • Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN