Kính gửi các anh chị đầu tư!
Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 13/02 – 17/02/2023
- VNM [ Trung lập – 82.000đ/cp ]: Lợi nhuận hồi phục trong năm 2023 – VNDS.
- SAB [ Trung lập – 200.650đ/cp ]: Tăng trưởng chậm lại trong 2023 – BVSC..
- HT1 [ MUA – 19.008đ/cp ] Dẫn đầu thị phần khu vực miền Nam, tăng trưởng mạnh trong 2023 – BVSC..
- DRC [ Trung lập – 25.300đ/cp ] Triển vọng 2023 – VCBS.
- SAB [ Trung lập – 198.500đ/cp ]: Chi phí cao hơn ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận – SSI
- PVD [ Tích cực – 25.300đ/cp ]: Giai đoạn khó khăn nhất đã qua – VNDS.
- PTB [ Tích cực – 45,500đ/cp ]: Lợi nhuận năm 2022 thấp; mảng đá bù đắp cho mảng gỗ kém khả quan trong 2023 – VCSC..
- NT2 [ Trung lập – 30.880đ/cp]: Tỷ suất cổ tức là trọng tâm – SSI
- MBB [ MUA – 27.300đ/cp Lợi nhuận phù hợp với dự báo và chất lượng tín dụng được kiểm soát tốt – VCSC..
- HPG [ MUA – 20.500đ/cp ]: Ghi nhận lỗ ròng quý thứ 2 liên tiếp trong quý 4/2022 – VCSC..
- GMD [ Phù hợp thị trường – 55.700đ/cp ]: Lợi nhuận cốt lõi giảm so với cùng kỳ năm trước trong bối cảnh thương mại suy yếu – VCSC
- BCC [ Theo dõi – 12.000đ/cp ]: Phục hồi trong nửa cuối 2023 từ kỳ vọng xây dựng dần ổn định trở lại – FPTS.
- NLG [ MUA – 36.000đ/cp ]: Tiến độ bàn giao tích cực tại Mizuki Park hỗ trợ lợi nhuận 2023 – VCSC..
- KBC [ Tích cực – 24.000đ/cp ]: Lợi nhuận cốt lõi phục hồi mạnh mẽ trong năm 2023 – VCSC..
- IDC [ MUA – 51.400đ/cp ]: Tỷ suất lợi nhuận/ vốn đầu tư (ROI) đạt mức cao – Báo cáo cập nhật – SSI
- HPG [ Phù hợp thị trường – 21.000đ/cp ]: Lợi nhuận phục hồi với giá thép trong năm 2023; định giá phù hợp – VCSC..
- HPG [ Trung lập – 20,000đ/cp]: Tiềm năng phục hồi lợi nhuận năm 2023 đã phản ánh vào giá – SSI
- ACV [ Phù hợp thị trường – 84.400đ/cp ]: Hành khách quốc tế dẫn dắt đà phục hồi trong năm 2023 – VCSC..
- ACB [ MUA – 30.900đ/cp ]: Ngôi sao sáng giữa trời đêm – SSI
- PVD [ Nắm giữ – 22.200đ/cp ]: Báo cáo cập nhật T12.2022 – MBS
- PVD [ Trung lập – 22.000đ/cp ]: Ghi nhận lợi nhuận dương trở lại – SSI
- PVD [ MUA – 27.100đ/cp ]: Triển vọng lợi nhuận hồi phục – BSC
- DGW [ Tích cực – 45,948đ/cp]: Triển vọng đằng sau thách thức ngắn hạn – BVSC..
- VEA [ MUA – 43.300đ/cp ]: Lợi nhuận dự kiến giảm trong năm 2023 do doanh số ô tô và xe máy thấp – VCSC..
- HPG [ Trung lập – 20,000đ/cp]: Tiềm năng phục hồi lợi nhuận năm 2023 đã phản ánh vào giá – SSI
- TCB [ MUA – 43.100đ/cp ]: Giá cổ phiếu hiện đã chiết khấu cao cho các thách thức hiện tại – VCSC..
- DPM [ Kém tích cực – 38.700đ/cp ]: Lợi nhuận năm 2023 dự báo giảm so với mức cao kỷ lục của năm ngoái – SSI
- BVH [ Tích cực – 65.000đ/cp ]: Triển vọng 2023 vẫn rất tích cực – VNDS.
- Ngành Gạo [ Trung lập ]: Thiên thời địa lợi – VCBS.
- Ngành nước [ Trung lập ]: Mảng cấp nước dân dụng hỗ trợ tăng trưởng sản lượng – VCSC..
- Ngành khu công nghiệp [ Trung lập ]: Thị trường trầm lắng trong nửa đầu 2023 – MAS.
Quý nhà đầu tư lưu ý:
Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
1. VNM [ Trung lập – 82.000đ/cp ]: Lợi nhuận hồi phục trong năm 2023 – VNDS
- VNM ghi nhận DT và LN ròng Q4/22 lần lượt giảm 4,7%/14,9% svck, thấp hơn 16%/30% so với dự phóng của VNDS. Nguyên nhân chủ yếu do sức tiêu thụ yếu hơn dự báo và DN cắt giảm chi phí bán hàng xuống 17,2% svck trong Q4/22, trong khi VNDS dự báo VNM đẩy mạnh hoạt động khuyến mại. Doanh thu nội địa qua đó giảm 1,7% svck, chỉ bằng 85% dự phóng Q4/22 của VNDS. DT xuất khẩu giảm mạnh 42,5% svck cũng góp phần khiến KQKD thấp hơn kỳ vọng trong Q4/22. Bất chấp giá bột sữa toàn cầu đạt đỉnh vào Q2/22 và giảm dần trong nửa cuối 2022, biên LN gộp của VNM vẫn giảm 3,7 điểm % svck và 0,7 điểm % so với quý trước trong Q4/22 do DN vẫn còn hàng tồn kho nguyên liệu giá cao, do vậy biên LN gộp 2022 thấp hơn 2,1 điểm % so với kỳ vọng của VNDS.
- VNM vẫn đang trong giai đoạn tái cấu trúc về thương hiệu và làm mới bao bì, hương vị và dự kiến hoàn thành trong năm 2023. Tuy nhiên việc tái cấu trúc kênh bán trong năm 2022 có thể tiếp tục ảnh hưởng đến doanh số nửa đầu năm 2023, cũng như VNDS chưa thấy những sản phẩm đột phá mới của VNM để tạo động lực tăng trưởng doanh thu. Ngoài ra, ban lãnh đạo kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ sữa sẽ ghi nhận mức tăng trưởng thấp (dưới 5% svck) trong 2023 do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu. Do đó, VNDS kỳ vọng VNM ghi nhận DT tăng trưởng 2,0%/3,8% svck trong giai đoạn 2023-24, vẫn cao hơn mức DT trung bình trong ba năm qua.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1676289061751_VNM_VNDS_2023-02-13.pdf
2. SAB [ Trung lập – 200.650đ/cp ]: Tăng trưởng chậm lại trong 2023 – BVSC
- Kết quả kinh doanh cả năm 2022 tăng trưởng mạnh nhưng đã có sự giảm nhiệt rõ nét từ Q4. SAB công bố KQKD cả năm 2022 với doanh thu thuần 34.979 tỷ đồng (+33% yoy) và lợi nhuận sau thuế – cđts 5.224 tỷ đồng (+42% yoy). Kết quả trên vượt 0,5% kế hoạch doanh thu và 14% kế hoạch lợi nhuận hồi đầu năm. Một số điểm đáng lưu ý:
- Giống như nhiều mặt hàng tiêu dùng khác, tiêu thụ bia có vẻ đã yếu dần về cuối năm do sức mua và niềm tin của người tiêu dùng giảm trước tác động tiêu cực của kinh tế vĩ mô (lạm phát, lãi suất cao, thất nghiệp, v.v).
- SAB tiếp tục giữ vững thị phần.
- Cạnh tranh trong ngành bắt đầu gay gắt với sự đầu tư mạnh mẽ vào các sự kiện, quảng cáo, tiếp thị của các đối thủ lớn.
- Biên lợi nhuận giảm dần về cuối năm do sự lệch pha của giá đầu vào và giá đầu ra.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1676289150019_SAB_BVSC_2023-02-13.pdf
3. HT1 [ MUA – 19.008đ/cp ] Dẫn đầu thị phần khu vực miền Nam, tăng trưởng mạnh trong 2023 – BVSC
- Thị trường xi măng Việt Nam luôn dư cung và thị trường xuất khẩu luôn giải quyết hơn 1/3 đầu ra cho các doanh nghiệp trong nước. Áp lực cạnh tranh trong 2022 tăng lên đáng kể khi thị trường xuất khẩu gặp khó, các doanh nghiệp chuyên xuất khẩu cạnh tranh với các doanh nghiệp chuyên khai thác thị trường trong nước dẫn tới cạnh tranh lớn về giá bán. HT1 hoạt động chính tại thị trường miền Nam, với chỉ có 5 lò quay trên tổng số 87 lò quay trên toàn quốc, thị trường miền Nam luôn dư cầu. Do có lợi thế về vị trí địa lý, giá bán của xi măng Hà Tiên 1 luôn đạt cao nhất ngành tại các thị trường. Theo đó, HT1 vẫn luôn giữ được biên LNG và biên LNR cao hơn các doanh nghiệp khác cũng ngành.
- Giải ngân đầu tư công lớn với nhiều dự án tại miền Nam là động lực trực tiếp cho tăng trưởng của HT1. Với thị phần lớn tại các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, HT1 được hưởng lợi gián tiếp từ các dự án trọng điểm tại khu vực này.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1676289233601_HT1_BVSC_2023-02-13.pdf
4. DRC [ Trung lập – 25.300đ/cp ] Triển vọng 2023 – VCBS
- Biên gộp cải thiện nhờ vào giá NVL đầu vào đặc biệt là giá cao su tự nhiên ở vùng thấp trong 2 năm vừa qua và NM radial đang hoạt động vượt CSTK.
- NM GĐ 3 mở rộng: dự kiến DRC sẽ tăng công suất lốp Radial lên 67% và dự kiến tháng 11/2023 sẽ đi vào sản xuất. DRC sẽ tăng và đạt công suất thiết kế lên 750.000 lốp cuối 2023 và 1 triệu lốp vào 2024. (2022: tiêu thụ đạt 122%CSTK).
- Tiếp tục hưởng lợi từ thị trường xuất khẩu chính của DRC là Brazil và Mỹ khi các đối thủ cạnh tranh phải chịu mức Thuế CBPG.
- DTT của DRC ước tính trong 2023 sẽ đạt 5.518,4 tỷ đồng (+12,7% yoy). LNST CĐ mẹ đạt 316,9 tỷ đồng (+2,7% yoy). Tương ứng mức P/E 2023 là 8,8x lần với giả định như sau: (1) sản lượng radial tiêu thụ đạt 791,6 ngàn lốp (+8,0% yoy) và bias đạt 658,8 ngàn chiếc (+7,3% yoy), (2) giá bán trung bình tăng 5,0% và (3) biên lợi nhuận gộp đạt mức 16,9%, tăng 0,3% sv 2022 do giá NVL tích cực hơn so với 2022.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1676288312792_DRC_VCBS_2023-02-13.pdf
5. SAB [ Trung lập – 198.500đ/cp ]: Chi phí cao hơn ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận – SSI
- SSI điều chỉnh giảm khuyến nghị đối với cổ phiếu SAB từ KHẢ QUAN xuống TRUNG LẬP khi giảm giá mục tiêu 1 năm xuống 198.500 đồng/cổ phiếu (từ 204.000 đồng/cổ phiếu) – tương đương với tiềm năng tăng giá 5%. SSI đã tham dự cuộc họp chuyên viên phân tích của SAB vào ngày 9 tháng 2 để thảo luận về kết quả quý 4 năm 2022 và triển vọng năm 2023. Trong quý 4 năm 2022, SAB ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt là 10 nghìn tỷ đồng (tăng 11,4% so với cùng kỳ) và 1,1 nghìn tỷ đồng (giảm 23% so với cùng kỳ). Kết quả này thấp hơn ước tính của SSI do chi phí nguyên vật liệu thô, chi phí quảng cáo và khuyến mãi cao hơn dự kiến. Ban lãnh đạo tin rằng chi phí đầu vào sẽ đạt mức cao nhất vào năm 2023 và sẽ bắt đầu chững lại vào năm 2024. Trong khi đó, công ty tiếp tục mạnh tay cắt giảm chi phí sản xuất và cải thiện cơ cấu sản phẩm để duy trì biên lợi nhuận tốt. Kế hoạch M&A đã được phê duyệt nhằm tăng tỷ lệ sở hữu tại hai công ty liên kết và biến những công ty này thành công ty con, điều này sẽ có lợi cho SAB trong dài hạn, nhờ mở rộng danh mục sản phẩm, mạng lưới phân phối và kiểm soát trực tiếp chất lượng cũng như hiệu quả sản xuất. Trong năm 2023, SSI dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 38,7 nghìn tỷ đồng (tăng 10,6% so với cùng kỳ) và 5,8 nghìn tỷ đồng (tăng 5,2% so với cùng kỳ).
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1676370579890_SAB_SSI_2023-02-14.pdf
6. PVD [ Tích cực – 25.300đ/cp ]: Giai đoạn khó khăn nhất đã qua – VNDS
- Doanh thu (DT) Q4/22 tăng 9,6% svck lên 1.458 tỷ đồng do: (1) hiệu suất sử dụng và giá thuê ngày giàn JU cao hơn, (2) đóng góp của giàn khoan TAD, và (3) không ghi nhận DT từ giàn khoan thuê ngoài trong Q4/22. Trong Q4/22, VNDS nhận thấy điểm sáng đến từ sự phục hồi mạnh mẽ của mảng khoan với biên LN gộp tăng 12,7 điểm % svck lên 17,1%, là mức cao nhất trong nhiều năm qua. Điều này làm giảm tác động tiêu cực của chi phí QLDN (+104% svck lên 178 tỷ đồng) và chi phí tài chính ròng (+3,5 lần svck lên 52 tỷ đồng) tăng cao. Kết quả, LN ròng Q4/22 tăng nhẹ 7,3% svck lên 53,9 tỷ đồng, là quý có LN dương đầu tiên sau ba quý thua lỗ liên tiếp. Trong năm 2022, PVD ghi nhận DT tăng 36% svck lên 5.432 tỷ đồng và lỗ ròng 98,6 tỷ đồng.
- Lĩnh vực giàn JU toàn cầu đang hướng tới một mức đỉnh mới sau 8 năm của một chu kỳ đi xuống nhờ nhu cầu tăng cao tại Trung Đông, Ấn Độ và Trung Quốc. Theo S&P Global, nhu cầu giàn JU tại Đông Nam Á dự kiến cũng sẽ tiếp tục tăng trong năm 2023 lên mức 36,8 giàn (từ mức 32 giàn trong năm 2022), đẩy giá thuê ngày giàn JU (loại 361-400 IC) lên ~130.000 USD vào tháng 12/2022 – mức cao chưa từng thấy kể từ năm 2015. Đây sẽ là tín hiệu tốt cho các nhà cung cấp dịch vụ khoan như PVD trong những năm tới.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1676370874093_PVD_VNDS_2023-02-14.pdf
7. PTB [ Tích cực – 45,500đ/cp ]: Lợi nhuận năm 2022 thấp; mảng đá bù đắp cho mảng gỗ kém khả quan trong 2023 – VCSC
- LNST và LNST cốt lõi (không bao gồm BĐS) quý 4/2022 đều giảm khoảng 40% YoY. LNST cốt lõi cả năm 2022 giảm 6% YoY và hoàn thành 99% dự báo của VCSC. VCSC nhận thấy tiềm năng tăng đối với dự báo của VCSC nhờ triển vọng khả quan hơn đối với mảng đá, dù cần thêm đánh giá chi tiết.
- Doanh thu và lợi nhuận của mảng nội thất gỗ trong quý 4/2022 lần lượt giảm 13% YoY và 27% YoY do nhu cầu trang trí nội thất nhà ở thấp tại các thị trường phát triển và tình trạng giảm hàng tồn kho trên toàn chuỗi cung ứng.
- Trong khi đó, lợi nhuận gộp mảng đá quý 4/2022 cao hơn kỳ vọng của VCSC và tăng 16% YoY nhờ doanh thu tăng mạnh, bị ảnh hưởng một phần bởi biên lợi nhuận gộp thấp hơn.
- Theo ban lãnh đạo, PTB đã ghi nhận LNTT bất động sản đạt khoảng 10 tỷ đồng trong quý 4/2022 từ dự án chung cư Phú Tài Residence.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1676370088981_PTB_VCSC_2023-02-14.pdf
8. NT2 [ Trung lập – 30.880đ/cp]: Tỷ suất cổ tức là trọng tâm – SSI
- Việc không có khoản nợ nước ngoài có thể giúp NT2 tránh được tác động của việc tăng lãi suất cho vay và rủi ro tỷ giá mà các đối thủ cạnh tranh đang phải đối mặt. Ngoài ra tỷ suất cổ tức sẽ là trọng tâm đối với cổ phiếu NT2 hơn là tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2023. Việc giá cổ phiếu điều chỉnh sẽ là cần thiết để tỷ suất cổ tức hấp dẫn hơn. Tính đến giá đóng cửa ngày 10 tháng 2 năm 2023, NT2 đang giao dịch ở mức EV/EBITDA năm 2023 là 5,2 lần và tỷ suất cổ tức là 8,9%. So với lãi suất huy động của các ngân hàng, cổ phiếu NT2 sẽ trở nên rất hấp dẫn nếu tỷ suất cổ tức có thể đạt mức trên 10%. Việc chi trả cổ tức vào đầu quý 2 năm 2023 có thể là chất xúc tác đối với giá cổ phiếu sau khi được ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 thông qua, và điều này có thể mang lại hiệu quả vượt trội trong ngắn hạn. Với giá mục tiêu 1 năm là 30.880 đồng và tiềm năng tăng giá dự kiến là 9,9%, SSI đưa ra khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu NT2.
- Trong nửa cuối năm 2022, công ty phải trích lập dự phòng 239 tỷ đồng do chi phí vận chuyển khí (khoảng 0,5 USD/mbtu) chưa được hạch toán vào giá bán điện của NT2. Vấn đề này đang được thảo luận giữa EVN và PVN và nếu thành công, các khoản dự phòng đã trích ở năm 2022 vừa qua có thể được hoàn nhập trong năm 2023. Tuy nhiên SSI cần chờ kết quả phê duyệt cuối cùng trước khi đưa khoản hoàn nhập dự phòng vào dự báo cũng như định giá.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1676370649213_NT2_SSI_2023-02-14.pdf
9. MBB [ MUA – 27.300đ/cp Lợi nhuận phù hợp với dự báo và chất lượng tín dụng được kiểm soát tốt – VCSC
- Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB) công bố KQKD hợp nhất năm 2022 với LNTT đạt 22,7 nghìn tỷ đồng (+38% YoY), hoàn thành 100% dự báo năm 2022 của VCSC và chủ yếu đến từ (1) thu nhập từ lãi (NII) tăng 37,5% YoY cũng như (2) lợi nhuận từ giao dịch ngoại hối tăng mạnh 28,0% YoY. LNTT quý 4/2022 đạt 4,5 nghìn tỷ đồng (-28% so với quý 3/2022). Nhìn chung, lợi nhuận của MBB phù hợp với kỳ vọng của VSCS.
- Tăng trưởng tín dụng hợp nhất năm 2022 đạt 25,0% YoY, đến từ (1) tăng trưởng cho vay 26,7% và (2) tăng trưởng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp 10,6%. VCSC lưu ý rằng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp đã giảm 4,5% QoQ trong quý 4/2022.
- NIM 2022 tăng 63 điểm cơ bản YoY đạt 5,67% so với dự báo của VCSC là 5,58%. Ngoài ra, MBB đã tăng tỷ trọng dư nợ cho vay bán lẻ trên tổng dư nợ lên 48,2% trong quý 4/2022 so với 46,1% trong quý 4/2021 và VCSC cho rằng điều này đã hỗ trợ NIM.
- Tăng trưởng huy động tiền gửi khách hàng năm 2022 đạt 15,3% YoY so với dự báo của VCSC là 6,0% YoY. Tỷ lệ CASA trong quý 4/2022 đã giảm 8,1 điểm % YoY xuống còn 40,6%, tuy nhiên đây vẫn là mức cao nhất trong danh mục theo dõi của VCSC.
- CIR hợp nhất năm 2022 cải thiện 1 điểm % YoY đạt 32,5% so với dự báo cả năm của VCSC là 33,5% do tổng thu nhập từ HĐKD (TOI) tăng trưởng mạnh ở mức 23,4% YoY.
- Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát tốt hơn so với kỳ vọng của VCSC. Trong khi đó, tỷ lệ xử lý nợ bằng dự phòng/tổng dư nợ hợp nhất năm 2022 ở mức 0,96%, gần như đi ngang so với cùng kỳ năm ngoái.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1676370337863_MBB_VCSC_2023-02-14.pdf
10. HPG [ MUA – 20.500đ/cp ]: Ghi nhận lỗ ròng quý thứ 2 liên tiếp trong quý 4/2022 – VCSC
- CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) công bố KQKD quý 4/2022 chính thức phù hợp với KQKD sơ bộ được công bố vào ngày 19/01, bao gồm doanh thu đạt 25,8 nghìn tỷ đồng (-42% YoY & 24% QoQ) và lỗ ròng 2,1 nghìn tỷ đồng, so với LNST sau lợi ích CĐTS 7,4 ghìn tỷ đồng trong quý 4/2021 và lỗ ròng 1,8 nghìn tỷ đồng trong quý 3/2022.
- Mặc dù sản lượng thép tiêu thụ tăng trưởng tích cực trong suốt năm 2022, chúng tôi chủ yếu cho rằng KQKD quý 4/2022 yếu là do chi phí tồn kho cao trong nửa cuối năm 2022 do xu hướng bất lợi của cả giá nguyên liệu đầu vào và giá bán đầu ra.
- Trong cả năm 2022, HPG báo cáo doanh thu đạt 141,4 nghìn tỷ đồng (-6% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 8,5 nghìn tỷ đồng (-75% YoY), hoàn thành 109% và 92% dự báo cả năm của VCSC trong năm 2022, như đã nêu trong Báo cáo cập nhật gần nhất của VCSC, ngày 22/11/2022.
- Do lợi nhuận năm 2022 của HPG thấp hơn dự báo, VCSC cho rằng có khả năng điều chỉnh giảm đối với dự báo lợi nhuận cả năm 2023 của VCSC, dù cần thêm đánh giá chi tiết.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1676370293132_HGP_VCSC_2023-02-14.pdf
11. GMD [ Phù hợp thị trường – 55.700đ/cp ]: Lợi nhuận cốt lõi giảm so với cùng kỳ năm trước trong bối cảnh thương mại suy yếu – VCSC
- VCSC điều chỉnh khuyến nghị cho GMD từ MUA còn PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG và giảm giá mục tiêu từ 55.700 đồng/cổ phiếu còn 55.500 đồng/cổ phiếu. VCSC điều chỉnh khuyến nghị cho GMD do giá cổ phiếu GMD đã tăng 26% trong 3 tháng qua.
- VCSC giảm giá mục tiêu do chúng tôi giảm dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2023/2024 thêm 4%/8%, được bù đắp một phần nhờ tác động tích cực của số dư tiền mặt đạt 1,4 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2022 so với 731 tỷ đồng vào cuối quý 3/2022.
- VCSC tiếp tục tính đến tác động pha loãng đến từ đợt phát hành quyền sắp tới vào các dự báo và định giá của chúng tôi, gồm khoảng 100,5 triệu cổ phiếu với giá 20.000 đồng/cổ phiếu đã được cổ đông thông qua tại ĐHCĐ tháng 4/2022 của GMD.
- Năm 2022, LNST sau lợi ích CĐTS của GMD tăng 63% YoY lên 995 tỷ đồng, chủ yếu nhờ các hoạt động kinh doanh cốt lõi của GMD, đóng góp lợi nhuận cả năm từ cảng Gemalink và tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ từ các công ty liên kết khác.
- Trong năm 2023, VCSC giảm dự báo LNST sau lợi ích CĐTS thêm 4% còn 962 tỷ đồng (-3% YoY) dù tăng dự báo doanh thu thêm 3%, chủ yếu do VCSC hạ thấp kỳ vọng về lợi nhuận của Gemalink trong bối cảnh hoạt động thương mại hạ nhiệt tại miền nam.
- VCSC duy trì quan điểm rằng GMD là công ty hưởng lợi chính từ việc gia tăng hoạt động sản xuất tại Việt Nam trong dài hạn. Nhà vận hành cảng được kỳ vọng ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận vượt trội trong 3 năm tới nhờ Gemalink.
- Rủi ro (Yếu tố hỗ trợ) theo quan điểm của VCSC: Tăng trưởng thấp hơn (cao hơn) về sản lượng và/hoặc thuế quan; phát triển chậm hơn (nhanh hơn) mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1676370422864_GMD_VCSC_2023-02-14.pdf
12. BCC [ Theo dõi – 12.000đ/cp ]: Phục hồi trong nửa cuối 2023 từ kỳ vọng xây dựng dần ổn định trở lại – FPTS
- Bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền, FPTS xác định giá mục tiêu 12.000 VNĐ/cp cho cổ phiếu BCC, cao hơn 9% so với mức giá đóng cửa ngày 13/02/2023. FPTS đưa ra khuyến nghị THEO DÕI đối với cổ phiếu BCC. Nhà đầu tư có thể xem xét chốt lời ở mức giá mục tiêu và xem xét mua khi cổ phiếu BCC về mức giá 10.000 VNĐ/cp, tương đương mức sinh lời kỳ vọng đạt 20%. Các luận điểm chính như sau.
- Kỳ vọng tiêu thụ phục hồi trong 6 tháng cuối năm 2023. Tình hình tiêu thụ trong nước năm 2023 nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn trong nửa đầu năm khi nhu cầu xây dựng nhà ở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa suy giảm (diện tích sàn nhà ở ước tính hoàn thành -27,5% yoy). Tuy nhiên, FPTS kỳ vọng tình hình tiêu thụ nội đia sẽ phục hồi trong 6 tháng cuối với giả định chính sách tiền tệ dần được nới lỏng giúp thúc đẩy thị trường bất động sản và xây dựng tăng trưởng trở lại (chi tiết). Sản lượng tiêu thụ nội địa dự kiến đạt ~3,5 triệu tấn (+9,1% yoy). BCC cũng xuất khẩu khoảng 30% sản lượng hàng năm sang thị trường Trung Quốc. FPTS kỳ vọng sản lượng xuất khẩu của BCC sẽ khả quan hơn trong năm 2023 khi chính phủ Trung chính thức mở cửa từ tháng 1/2023 và đưa ra gói chính sách “giải cứu” thị trường bất động sản (chi tiết). Sản lượng xuất khẩu dự phóng của BCC năm 2023 ước đạt 1,44 triệu tấn (+3,6% yoy).
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1676371149544_BCC_FPTS_2023-02-14.pdf
13. NLG [ MUA – 36.000đ/cp ]: Tiến độ bàn giao tích cực tại Mizuki Park hỗ trợ lợi nhuận 2023 – VCSC
- VCSC duy trì khuyến nghị MUA đối với CTCP Đầu tư Nam Long (NLG) nhưng điều chỉnh giảm giá mục tiêu 0,8% xuống 35.700 đồng/cổ phiếu, chủ yếu do định giá thấp hơn đối với dự án Izumi City khi VCSC điều chỉnh giảm doanh số bán hàng cho dự án này vào năm 2023, được bù đắp bởi tỷ lệ nợ vay ròng thấp hơn vào cuối năm 2022.
- VCSC dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2023 đạt 691 tỷ đồng (+24% YoY), chủ yếu nhờ bàn giao dự án Mizuki Park Giai đoạn 2 (P2) và Southgate, cũng như việc bán 25% cổ phần tại dự án Paragon. Con số này thấp hơn 24% so với dự báo trước đây của chúng tôi do giả định của VCSC về chi phí bán hàng & hành chính cao hơn và lợi nhuận từ việc bán cổ phần thấp hơn, phần nào được bù đắp nhờ vào việc đẩy nhanh tiến độ bàn giao tại dự án Mizuki Park.
- VCSC kỳ vọng NLG sẽ tiếp tục mở bán các dự án hiện hữu Mizuki Park P2 & 3, Akari City P2, Southgate, Izumi City và Cần Thơ vào năm 2023. Chúng tôi dự báo dự án Mizuki Park và Akari City – đều là các dự án căn hộ trung cấp tại TP. HCM – sẽ đóng góp 53% doanh số bán hàng năm 2023 của NLG là 6,4 nghìn tỷ đồng (-22% YoY). VCSC điều chỉnh giảm 6% dự phóng doanh số bán hàng trong năm 2023 do VCSC điều chỉnh giảm doanh số bán hàng dự kiến của các dự án Izumi City và Cần Thơ do lo ngại về tiến độ phê duyệt pháp lý kéo dài. VCSC dự báo tổng doanh số bán hàng 2023-2025 của NLG sẽ đạt 21,1 nghìn tỷ đồng, được thúc đẩy bởi 5 dự án trọng điểm.
- Yếu tố hỗ trợ: Mở rộng quỹ đất để thúc đẩy quá trình phát triển dự án.
- Rủi ro: doanh số bán hàng của dự án trọng điểm chậm hơn dự kiến.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1676473229119_NLG_VCSC_2023-02-15.pdf
14. KBC [ Tích cực – 24.000đ/cp ]: Lợi nhuận cốt lõi phục hồi mạnh mẽ trong năm 2023 – VCSC
- VCSC nâng giá mục tiêu thêm 2,1% lên 24.000 đồng/cổ phiếu nhưng điều chỉnh hạ khuyến nghị từ MUA xuống KHẢ QUAN cho Tổng CT Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) do giá cổ phiếu của công ty đã tăng 50% trong 3 tháng qua.
- Giá mục tiêu cao hơn của VCSC chủ yếu do định giá cao hơn đối với KCN Quang Châu và Quang Châu mở rộng (QC) và KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh (NSHL) do VCSC kỳ vọng giá bán trung bình (ASP) cao hơn và tiến độ bán hàng tích cực hơn trong năm 2023. Tuy nhiên, yếu tố này sẽ bị ảnh hưởng một phần bởi giả định doanh số bán hàng bị trì hoãn của VCSC tại Khu Đô thị (KĐT) Tràng Cát sang năm 2025 so với năm 2024 trong dự báo trước đây.
- VCSC dự báo KBC sẽ ghi nhận doanh số bán đất KCN đạt 147 ha trong năm 2023 (+682% YoY) so với 107 ha trong dự báo trước đây do tiến độ bán hàng tại các KCN QC và NSHL nhanh hơn dự kiến. Bên cạnh hợp đồng KCN chưa thực hiện với diện tích 107 ha tính đến cuối năm 2022, KBC gần đây đã ký thêm các biên bản ghi nhớ (MOU) đối với 50 ha đất tại KCN NSHL, đóng góp vào tổng giá trị hợp đồng ước tính của KBC đạt 4,8 nghìn tỷ đồng. Giả định doanh số bán đất KCN của VCSC là thận trọng so với với kế hoạch của KBC là 250 ha (+1229% YoY) trong năm 2023.
- VCSC kỳ vọng 3,5 ha đất thuộc dự án KĐT Phúc Ninh sẽ được bàn giao trong năm 2023 sau khi cơ quan chức năng xác định lệ phí cấp quyền sử dụng đất chưa thanh toán đối với 27,4 ha đất còn lại và được KBC thanh toán, nâng tổng doanh số bán đất KĐT lên 6,5 ha (+70% YoY) vào năm 2023. Tuy nhiên, VCSC điều chỉnh giảm 73% dự báo diện tích bàn giao năm 2024 xuống còn 6,9 ha, do VCSC giả định việc bán 20 ha đất tại KĐT Tràng Cát (TC) sẽ bị trì hoãn sang năm 2025 vì VCSC cho rằng việc bán buôn các dự án ở khu vực ngoại ô như TC sẽ gặp những thách thức trong ngắn hạn.
- Trong năm 2023, VCSC dự phóng doanh thu đạt 6,2 nghìn tỷ đồng (+548% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 1,6 nghìn tỷ (+1% YoY), được dẫn dắt bởi lợi nhuận cốt lõi tăng YoY từ doanh số bán đất KCN & KĐT nhưng bị ảnh hưởng bởi việc không ghi nhận khoản lãi đánh giá lại bất thường.
- Rủi ro đối với quan điểm tích cực của VCSC: Trì hoãn trong việc triển khai các dự án mới và/hoặc sự trì hoãn đầu tư từ các khách hàng tiềm năng.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1676473402264_KBC_VCSC_2023-02-15.pdf
15. IDC [ MUA – 51.400đ/cp ]: Tỷ suất lợi nhuận/ vốn đầu tư (ROI) đạt mức cao – Báo cáo cập nhật – SSI
- Lợi nhuận sau thuế năm 2022 tăng mạnh do hồi tố khoản ghi nhận một lần từ Khu công nghiệp (KCN) Nhơn Trạch V và thay đổi ghi nhận hàng năm sang ghi nhận một lần tại KCN Phú Mỹ II, Phú Mỹ II mở rộng và KCN Hựu Thạnh. Doanh thu thuần đạt 8,2 nghìn tỷ đồng (tăng 91,6% so với cùng kỳ), trong đó doanh thu KCN đạt 4,2 nghìn tỷ đồng (tăng 5,35 lần so với cùng kỳ), bao gồm doanh thu hồi tố một lần của KCN Nhơn Trạch V là 1,5 nghìn tỷ đồng và doanh thu ghi nhận một lần từ KCN Phú Mỹ II, Phú Mỹ II mở rộng và các KCN Hựu Thạnh với diện tích cho thuê đạt 91,5 ha. Tỷ suất lợi nhuận gộp tăng mạnh lên 43% (tăng 26% so với cùng kỳ), trong đó tỷ suất lợi nhuận từ hồi tố KCN Nhơn Trạch V đạt 84%. LNST năm 2022 đạt 2,5 nghìn tỷ đồng (tăng 3,9 lần so với cùng kỳ), tương đương EPS của cổ phiếu IDC là 7.001 đồng/cổ phiếu.
- Diện tích cho thuê mới của IDC dự kiến giảm trong năm 2023. Theo IDC, tổng số diện tích cho thuê mới trong năm 2023 dự kiến là 90 ha (giảm 32% so với cùng kỳ). Nguyên nhân là do các doanh nghiệp FDI – khách hàng thuê chính của IDC, có thể giảm tốc do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, tổng diện tích đất cho thuê có thể ghi nhận tích cực nhờ diện tích cho thuê được ký MOU trong năm 2022. SSI dự báo diện tích cho thuê đất được ghi nhận trong năm 2023 sẽ đạt 144 ha (tăng 58% so với cùng kỳ), trong đó diện tích được ghi nhận từ các hợp đồng cho thuê và MOU đã ký từ năm 2022 đạt 120 ha.
- Cổ phiếu IDC hiện đang giao dịch với P/E năm 2023 là 6,4 lần và P/B là 2,1 lần – thấp hơn mức trung bình ngành lần lượt là 12,8 lần và 2,8 lần. SSI khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu IDC, với giá mục tiêu 1 năm được điều chỉnh giảm xuống 51.400 đồng/cổ phiếu (từ mức 59.300 đồng/cổ phiếu). SSI áp dụng mức chiết khấu 15% do (1) lo ngại vướng mắc pháp lý đối với dự án mới; (2) Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng ở các dự án mới sẽ cao hơn so với giả định. IDC là một trong những nhà phát triển khu công nghiệp lớn nhất Việt Nam, với 717 ha đất cho thuê tại các tỉnh Long An, Bà Rịa Vũng Tàu và Thái Bình. Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng thấp sẽ giúp IDC duy trì tỷ suất lợi nhuận gộp khu công nghiệp ở mức trên 50% từ năm 2022 đến năm 2026. Tỷ suất cổ tức hấp dẫn ở mức 10,5%.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1676474551213_IDC_SSI_2023-02-15.pdf
16. HPG [ Phù hợp thị trường – 21.000đ/cp ]: Lợi nhuận phục hồi với giá thép trong năm 2023; định giá phù hợp – VCSC
- VCSC điều chỉnh khuyến nghị cho HPG từ MUA còn PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG dù tăng giá mục tiêu thêm 2% lên 21.000 đồng/cổ phiếu do giá cổ phiếu của công ty đã tăng 39% trong 3 tháng qua.
- Giá mục tiêu cao hơn của VCSC đến từ 1) VCSC tăng dự báo LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2023-2027 thêm 2% nhờ giá bán thép cao hơn trong bối cảnh giá hàng hóa toàn cầu phục hồi và 2) WACC thấp hơn do thuế suất thực tế cao hơn và tiền mặt ròng cao hơn vào cuối năm 2022 so với cuối quý 3/2022.
- Mặc dù sản lượng bán thép tăng trưởng khả quan trong suốt năm 2022, HPG báo cáo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022 đạt 8,5 nghìn tỷ đồng (-75% YoY), với 2 quý lỗ liên tiếp trong quý 3-4/2022 (lỗ ròng tổng cộng 3,8 nghìn tỷ đồng) do giá cả đầu vào và đầu ra điều chỉnh mạnh.
- VCSC giảm dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2023 thêm 1% còn 13,3 nghìn tỷ đồng (+57% YoY) do chúng tôi kỳ vọng giá bán thép phục hồi sẽ bị ảnh hưởng một phần bởi 1) sản lượng bán năm 2023 giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu tại thị trường trong nước và 2) giá nguyên liệu đầu vào cao hơn gây áp lực lên biên lợi nhuận.
- Giá cổ phiếu HPG đã tăng 39% trong 3 tháng qua do kỳ vọng lợi nhuận sẽ phục hồi trong bối cảnh giá hàng hóa toàn cầu tăng, khiến định giá năm 2023 của HPG ở mức hợp lý với P/E là 9,3 lần và P/B là 1,1 lần (dựa trên dự báo của VCSC). Trong dài hạn, HPG vẫn là cổ phiếu mà VCSC đánh giá cao tại Việt Nam vì HPG đang ở giai đoạn đầu của chu kỳ đầu tư mới và có khả năng sinh lời vượt trội so với các công ty cùng ngành trong khu vực. SSI dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2022-2027/2023F-2027 đạt 24%/17%.
- Yếu tố hỗ trợ/(rủi ro) đối với quan điểm tích cực của SSI: 1) Biên lợi nhuận tăng (giảm) trong bối cảnh giá đầu vào giảm (tăng); 2) tăng trưởng sản lượng bán thép mạnh hơn (thấp hơn) mặc dù (do) thị trường bất động sản suy thoái kéo dài.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1676473325666_HPG_VCSC_2023-02-15.pdf
17. HPG [ Trung lập – 20,000đ/cp]: Tiềm năng phục hồi lợi nhuận năm 2023 đã phản ánh vào giá – SSI
- Doanh thu Q4 đạt 26 nghìn tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ và giảm 26% so với quý trước. Lợi nhuận ròng trong quý ghi nhận mức lỗ kỷ lục là -2 nghìn tỷ đồng. Kết quả kinh doanh kém khả quan trong Q4.2022 chủ yếu do sản lượng giảm mạnh và tăng trích lập dự phòng hàng tồn kho. Sản lượng tiêu thụ T1.2023 vẫn yếu do kỳ nghỉ Tết: Sản lượng tiêu thụ tháng 1 là 304 tấn (-20% so với cùng kỳ), đây không phải là mức giảm đáng kể khi kỳ nghỉ Tết rơi vào tháng 1 năm nay, sớm hơn một tháng so với năm trước. Tuy nhiên, sản lượng HRC và phôi thép giảm đáng kể xuống lần lượt là 86 nghìn tấn (-62% so với cùng kỳ) và 21 nghìn tấn (-50% so với cùng kỳ). Sản lượng sản xuất trong T1.2023 không đổi so với tháng trước ở mức 392 nghìn tấn – tương đương với công suất hoạt động ước tính là 55%. HPG đã khởi động lại một lò tại Hải Dương vào T12/2022 và công ty đang xem xét khởi động lại ba lò còn lại trong nửa đầu năm 2023.
- Ước tính năm 2023: SSI ước tính doanh thu năm 2023 sẽ giảm 14% đạt 121 nghìn tỷ đồng, trong đó sản lượng thép xây dựng và HRC ước tính lần lượt là 4,1 triệu tấn (-4,7% so với cùng kỳ) và 2,3 triệu tấn (-12% so với cùng kỳ). Việc Trung Quốc mở cửa trở lại có thể giúp giá thép ổn định hơn nhưng không tác động đáng kể đến sản lượng xuất khẩu của HPG. Tuy nhiên, SSI ước tính lợi nhuận ròng sẽ phục hồi 15% so với cùng kỳ đạt 9,7 nghìn tỷ đồng nhờ giá thép ổn định và giảm tác động từ hàng tồn kho giá cao.
- Luận điểm đầu tư: SSI duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu với giá mục tiêu 1 năm là 20.000 đồng/cổ phiếu, dựa trên PE và EV/EBITDA mục tiêu lần lượt là 11x và 6,5x. SSI cho rằng công ty đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất trong nửa cuối năm 2022. Tuy nhiên, giá cổ phiếu có thể đã phản ánh sự phục hồi lợi nhuận trong năm 2023 và có thể sẽ phải đối mặt với áp lực chốt lời ngắn hạn do triển vọng kết quả kinh doanh vẫn còn yếu trong nửa đầu năm 2023.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1672237961140_SZC_VNDS_2022-12-28.pdf
18. ACV [ Phù hợp thị trường – 84.400đ/cp ]: Hành khách quốc tế dẫn dắt đà phục hồi trong năm 2023 – VCSC
- VCSC điều chỉnh giảm 5% giá mục tiêu xuống 84.400 đồng/cổ phiếu và điều chỉnh khuyến nghị từ KHẢ QUAN xuống PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG cho Tổng CT Cảng Hàng không Việt Nam (ACV).
- VCSC điều chỉnh giảm 2% dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2023-2025 (không bao gồm đóng góp từ hạ tầng hàng không Nhà nước) chủ yếu do VCSC điều chỉnh giảm dự phóng thu nhập từ lãi do báo cáo số dư tiền mặt thấp hơn dự kiến tính đến cuối năm 2022.
- VCSC dự báo lượng hành khách quốc tế đạt 32 triệu lượt (+168% YoY) và 87 triệu lượt hành khách trong nước (đi ngang YoY) trong năm 2023 – tương đương 77% và 117% kết quả tương ứng trong năm 2019.
- VCSC có quan điểm thận trọng hơn đối với sức mua của người tiêu dùng và nhu cầu du lịch, vốn là các yếu tố ảnh hưởng đến dự phóng lượng hành khách trong nước. Nhưng VCSC cho rằng sự phục hồi dự kiến từ hành khách quốc tế (thị trường có lợi nhuận cao hơn) sẽ củng cố dự báo đà phục hồi lợi nhuận mạnh mẽ.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1676473170414_ACV_VCSC_2023-02-15.pdf
19. ACB [ MUA – 30.900đ/cp ]: Ngôi sao sáng giữa trời đêm – SSI
- SSI nâng khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu ACB, với giá mục tiêu một năm là 30.900 đồng/cp dựa trên: (i) ACB không đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp nên và có ít rủi ro đối với các công ty bất động sản; (ii) bộ đệm tín dụng đủ mạnh để chống chọi với những khó khăn hiện tại của trường tài chính; (iii) tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận nhiều hứa hẹn cùng với sự thận trọng trong quản trị rủi ro.
- Trong quý 4 2022, ACB đạt hơn 3,6 nghìn tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (LNTT) (+19,2% so với cùng kỳ) giúp cho Ngân hàng đạt 17,1 nghìn tỷ đồng LNTT tăng trưởng 42,6% so với cùng kỳ. Lợi nhuận của ACB vượt 14% kế hoạch đặt ra tại ĐHCĐ trong bối cảnh thị trường gặp nhiều khó khăn. Kết quả khả quan này được hỗ trợ bởi thu nhập lãi tăng trưởng mạnh (+34,6% so với cùng kỳ); thu nhập từ giao dịch ngoại hối cao (+111,8% so với cùng kỳ); và dự phòng rủi ro giảm đáng kể (-52,2% so với cùng kỳ). NIM trong quý 4 2022 tiếp tục tăng mặc dù tốc độ tăng trưởng đã chậm lại với mức tăng 6 điểm cơ bản so với quý trước đạt 4,6%. Nợ xấu cải thiện là một điểm quan trọng khác trong quý 4 2022, do Ngân hàng chủ động xóa nợ xấu. Mặc dù ACB đã hoàn nhập dự phòng rất lớn trong năm 2022 do giảm đáng kể các khoản vay được tái cơ cấu trong thời kỳ Covid-19 (-25% so với quý trước), ACB vẫn duy trì được bộ đệm tín dụng vững chắc, giúp Ngân hàng này có thể chống chọi với những biến động không mong muốn từ thị trường hiện tại.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1676474617457_ACB_SSI_2023-02-15.pdf
20. PVD [ Nắm giữ – 22.200đ/cp ]: Báo cáo cập nhật T12.2022 – MBS
- Trong quý 4, giá cho thuê giàn khoan tiếp tục tăng lên, đưa doanh thu và lợi nhuận gộp tăng 9% và 93%. Riêng lĩnh vực cho thuê giàn khoan doanh thu và lợi nhuận gộp tăng 28% và 136%, lần lượt đạt 753 tỷ đồng và 156 tỷ đồng, đây là mức lãi gộp theo quý cao nhất trong 6 năm qua. Lũy kế cả năm 2022, doanh thu đạt 5,431 tỷ đồng, tăng 36%, mặc dù vậy vẫn bị lỗ trước thuế 135 tỷ đồng. Trong năm 2023, triển vọng kinh doanh sáng sủa hơn khi giá cho thuê giàn khoan đang tiếp tục tăng lên, các giàn khoan của công ty cơ bản đã có việc làm trong cả năm.
- Định giá cổ phiếu: Kết hợp các Phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền, so sánh PE, PB, MBS xác định giá trị cổ phiếu ở mức 22.200 đồng, khuyến nghị GIỮ.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1676603532877_PVD_MBS_2023-02-16.pdf
21. PVD [ Trung lập – 22.000đ/cp ]: Ghi nhận lợi nhuận dương trở lại – SSI
- PVD báo lãi trở lại sau 3 quý lỗ liên tiếp, với LNST của cổ đông công ty mẹ đạt 54 tỷ đồng trong quý 4/2022. Chúng tôi dự báo KQKD của PVD sẽ có sự cải thiện từ cuối năm 2022, khi giá thuê ngày và hiệu suất sử dụng giàn khoan tự nâng (Jack-up – JU) tăng lên, và không còn ghi nhận khoản lỗ chênh lệch tỷ giá.
- Công ty kết thúc năm 2022 với doanh thu hợp nhất đạt 5,4 nghìn tỷ đồng (tăng 34% so với cùng kỳ) và LNST của cổ đông công ty mẹ là âm 99 tỷ đồng (so với LNST dương 19 tỷ đồng năm 2021)
- Nhu cầu trên thị trường khoan tiếp tục tích cực như trong quý trước, đặc biệt là đối với các giàn khoan JU, với hiệu suất hoạt động của các giàn khoan JU toàn cầu trên thị trường đạt 95% đối với các giàn khoan cao cấp, theo ước tính của S&P Global, điều này dẫn đến triển vọng tích cực cho các công ty khoan trong năm 2023~2024.
- SSI duy trì đánh giá TRUNG LẬP đối với cổ phiếu PVD với giá mục tiêu sau điều chỉnh là 22.000 đồng/cổ phiếu. Do triển vọng lợi nhuận tích cực trong giai đoạn 2023~2024, nhà đầu tư có thể tích lũy cổ phiếu trong các giai đoạn thị trường điều chỉnh.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1676602800062_PVD_SSI_2023-02-16.pdf
22. PVD [ MUA – 27.100đ/cp ]: Triển vọng lợi nhuận hồi phục – BSC
- BSC duy trì khuyến nghị MUA đối với PVD, với giá mục tiêu cho năm 2023 là 26,000 VND/CP (tương đương upside 23% so với giá đóng cửa ngày 15/02/2023 là 21,150 VND/CP) dựa trên phương pháp P/B và EV/EBITDA với tỷ trọng là 50% – 50%. BSC cho rằng triển vọng kinh doanh của PVD sẽ trở nên tích cực hơn trong thời gian tới nhờ đơn giá cho thuê và hiệu suất sử dụng giàn tăng do sự phục hồi của thị trường khoan khu vực, trong bối cảnh nguồn cung bị thắt chặt.
- BSC dự báo năm 2023, DTT và LNST của PVD lần lượt đạt 6,848 tỷ VND (+26% YoY) và 307 tỷ VND (cùng kỳ lỗ 151 tỷ VND), EPS FW = 360 VND/CP với giả định (1) Hiệu suất hoạt động các giàn khoan tự nâng đạt mức trung bình 93%, (2) Giá cho thuê giàn khoan trung bình năm 2023 tăng lên mức 83,000 USD/ngày (+38% YoY), và (3) Trích lập dự phòng phần còn lại (16 tỷ VND) với đối tác KrisEnergy.
- Hiệu suất sử dụng giàn khoan tự nâng khu vực dự kiến tăng lên mức 90% nhờ nhu cầu được cải thiện, trong khi nguồn cung khu vực bị thắt chặt, và khó có thể cải thiện trong ngắn hạn Giá thuê ngày giàn khoan tự nâng dự kiến đạt trên 100,000 USD (+25% YoY) trong năm 2023.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1676602404180_PVD_BSC_2023-02-16.pdf
23. DGW [ Tích cực – 45,948đ/cp]: Triển vọng đằng sau thách thức ngắn hạn – BVSC
- Ở kịch bản cơ sở, DGW đặt mục tiêu lợi nhuận ròng cả năm 2023 tăng trưởng vững chắc 15,1% y/y, đạt 787 tỷ, với doanh thu thuần đạt 25.109 tỷ (+13,8% y/y). Theo Ban lãnh đạo, các mục tiêu ở kịch bản cơ sở được xây dựng trên các giả định chính sau đây:
- Yếu tố vĩ mô cải thiện trong nửa cuối năm nay.
- Doanh thu toàn thị trường đi động đi ngang, chủ yếu được bù đắp nhờ giá bán bình quân (nhờ xu hướng cao cấp hóa đang diễn ra). Với sản lượng tiêu thụ, doanh số Xiaomi kỳ vọng đi ngang, trong khi doanh số Apple gia tăng.
- Các thương hiệu và sản phẩm mới giúp làm dịu áp lực tăng trưởng. DGW đang tiếp tục thâm nhập sâu hơn vào mảng F&B, phân phối độc quyền bia ABInBev qua kênh MT vẫn còn nhiều dư địa để tăng trưởng, trong khi sắp phân phối một thương hiệu điện thoại và TBGD nhỏ mới trong Q1/2023.
- BLN ròng mở rộng khiêm tốn 3 bps y/y lên 3,13%, chủ yếu nhờ cơ cấu bán hàng cải thiện (tăng đóng góp từ các mảng ngoài ICT vốn có BLN cao hơn).
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1676603312879_DGW_BVSC_2023-02-16.pdf
24. VEA [ MUA – 43.300đ/cp ]: Lợi nhuận dự kiến giảm trong năm 2023 do doanh số ô tô và xe máy thấp – VCSC
- VCSC giữ khuyến nghị MUA dành cho Tổng CT Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEA) do VCSC vẫn lạc quan về mức độ tiếp xúc lớn của công ty với thị trường xe máy rộng lớn của Việt Nam và tốc độ tăng trưởng tiêu thụ ô tô của cả nước trong dài hạn cùng với lợi suất cổ tức cao.
- VCSC tăng giá mục tiêu thêm 2% khi tăng dự báo LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2023- 2025 thêm 2% chủ yếu do lợi nhuận dự kiến cao hơn đối với các công ty liên kết của VEA trong năm 2023.
- VCSC kỳ vọng doanh số bán xe du lịch (PC) và xe máy sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) lần lượt là 20% và 7% trong giai đoạn 2023-2025 vì VCSC tin rằng chi tiêu của người tiêu dùng phục hồi trong giai đoạn 2024-2025 sẽ hỗ trợ triển vọng trung hạn mạnh mẽ của ngành ô tô Việt Nam .
- Giá mục tiêu của VCSC tương ứng P/E năm 2023 của VEA là 8,4 lần so với P/E trượt trung bình 5 năm là 11,3 lần. Lợi suất cổ tức năm 2022 của VEA (sẽ trả vào năm 2023) hấp dẫn ở mức 11%.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1676633545710_VEA_VCSC_2023-02-17.pdf
25. HPG [ Trung lập – 20,000đ/cp]: Tiềm năng phục hồi lợi nhuận năm 2023 đã phản ánh vào giá – SSI
- Doanh thu Q4 đạt 26 nghìn tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ và giảm 26% so với quý trước. Lợi nhuận ròng trong quý ghi nhận mức lỗ kỷ lục là -2 nghìn tỷ đồng. Kết quả kinh doanh kém khả quan trong Q4.2022 chủ yếu do sản lượng giảm mạnh và tăng trích lập dự phòng hàng tồn kho. Sản lượng tiêu thụ T1.2023 vẫn yếu do kỳ nghỉ Tết: Sản lượng tiêu thụ tháng 1 là 304 tấn (-20% so với cùng kỳ), đây không phải là mức giảm đáng kể khi kỳ nghỉ Tết rơi vào tháng 1 năm nay, sớm hơn một tháng so với năm trước. Tuy nhiên, sản lượng HRC và phôi thép giảm đáng kể xuống lần lượt là 86 nghìn tấn (-62% so với cùng kỳ) và 21 nghìn tấn (-50% so với cùng kỳ). Sản lượng sản xuất trong T1.2023 không đổi so với tháng trước ở mức 392 nghìn tấn – tương đương với công suất hoạt động ước tính là 55%. HPG đã khởi động lại một lò tại Hải Dương vào T12/2022 và công ty đang xem xét khởi động lại ba lò còn lại trong nửa đầu năm 2023.
- Ước tính năm 2023: SSI ước tính doanh thu năm 2023 sẽ giảm 14% đạt 121 nghìn tỷ đồng, trong đó sản lượng thép xây dựng và HRC ước tính lần lượt là 4,1 triệu tấn (-4,7% so với cùng kỳ) và 2,3 triệu tấn (-12% so với cùng kỳ). Việc Trung Quốc mở cửa trở lại có thể giúp giá thép ổn định hơn nhưng không tác động đáng kể đến sản lượng xuất khẩu của HPG. Tuy nhiên, SSI ước tính lợi nhuận ròng sẽ phục hồi 15% so với cùng kỳ đạt 9,7 nghìn tỷ đồng nhờ giá thép ổn định và giảm tác động từ hàng tồn kho giá cao.
- Luận điểm đầu tư: SSI duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu với giá mục tiêu 1 năm là 20.000 đồng/cổ phiếu, dựa trên PE và EV/EBITDA mục tiêu lần lượt là 11x và 6,5x. SSI cho rằng công ty đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất trong nửa cuối năm 2022. Tuy nhiên, giá cổ phiếu có thể đã phản ánh sự phục hồi lợi nhuận trong năm 2023 và có thể sẽ phải đối mặt với áp lực chốt lời ngắn hạn do triển vọng kết quả kinh doanh vẫn còn yếu trong nửa đầu năm 2023.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1672237961140_SZC_VNDS_2022-12-28.pdf
26. TCB [ MUA – 43.100đ/cp ]: Giá cổ phiếu hiện đã chiết khấu cao cho các thách thức hiện tại – VCSC
- VCSC điều chỉnh giảm 3,1% giá mục tiêu cho Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (TCB) xuống 43.100 đồng/cổ phiếu nhưng duy trì khuyến nghị MUA.
- Giá mục tiêu thấp hơn của chúng tôi chủ yếu do định giá thấp hơn đến từ cả phương pháp thu nhập thặng dư và P/B mục tiêu do (1) mức giảm tổng cộng 4,0% trong dự báo của chúng tôi cho LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2023-2027 và (2) mức tăng chi phí vốn chủ sở hữu của TCB từ 15,3% lên 15,5% do cập nhật hệ số beta.
- VCSC điều chỉnh giảm 7,4% LNST sau lợi ích CĐTS 2023 xuống còn 20,1 nghìn tỷ đồng (-0,4% YoY) do dự báo của VCSC cho thu nhập từ lãi (NII) năm 2023 giảm 10,1% sau khi giảm NIM 41 điểm cơ bản chủ yếu do giảm 5 điểm % trong giả định của VCSC về tỷ lệ CASA. VCSC duy trì giả định về (1) tỷ lệ nợ xấu năm 2023 ở mức 1,4% với tỷ lệ xử lý nợ/dư nợ cho vay là 0,4% và (2) chi phí tín dụng năm 2023 cho cả khoản vay và trái phiếu ở mức 0,9%, đây là các kịch bản tiêu cực nhất của TCB đưa ra cho tỷ lệ nợ xấu và chi phí tín dụng.
- Rủi ro đối với quan điểm tích cực của VCSC: Hạn mức tăng trưởng tín dụng thấp hơn dự kiến; không duy trì được tỷ lệ CASA như kỳ vọng của VCSCS; nợ xấu cao hơn dự kiến phát sinh từ các khoản cho vay và trái phiếu doanh nghiệp.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1676633606677_TCB_VCSC_2023-02-17.pdf
27. DPM [ Kém tích cực – 38.700đ/cp ]: Lợi nhuận năm 2023 dự báo giảm so với mức cao kỷ lục của năm ngoái – SSI
- SSI điều chỉnh giảm giá mục tiêu 1 năm đối với cổ phiếu DPM xuống 38.700 đồng/cổ phiếu (từ 46.300 đồng) – tương ứng với tiềm năng giảm giá 10%. Do đó, SSI hạ khuyến nghị đối với cổ phiếu từ TRUNG LẬP xuống KÉM KHẢ QUAN. Không có gì ngạc nhiên khi lợi nhuận ròng quý 4 giảm 32% so với cùng kỳ năm ngoái do giá urê lao dốc mặc dù tăng trưởng lợi nhuận trong 3 quý đầu năm 2022 ghi nhận mức cao vượt bậc 194%. Trong tháng 1 năm 2023, giá urê giảm xuống còn khoảng 12.000 đồng/kg (so với 14.200 đồng trong quý 4 năm 2022). SSI cho rằng giá urê sẽ tiếp tục giảm trong cả năm 2023 do:
- (i) Cầu yếu và giá nông sản giảm;
- (ii) Nguyên liệu sản xuất urê (khí tự nhiên và than) có khả năng giảm; Và
- (iii) Khối lượng xuất khẩu tăng lên từ các nước xuất khẩu lớn (Nga & Trung Quốc).
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1676633882386_DPM_SSI_2023-02-17.pdf
28. BVH [ Tích cực – 65.000đ/cp ]: Triển vọng 2023 vẫn rất tích cực – VNDS
- BVH ghi nhận phí bảo hiểm (BH) gốc và lợi nhuận (LN) ròng của cổ đông tập đoàn trong Q4/22 là 11,2 nghìn tỷ đồng (+2% svck) và 342 tỷ đồng (-37% svck). LN ròng giảm chủ yếu do lỗ từ HĐKD BH tăng 28% svck, được bù đắp một phần bởi LN từ HĐ tài chính tăng 8%. Khoản lỗ tăng phần lớn đến từ mảng BH nhân thọ (NT). So với dự phóng của VND, HĐKD BH tốt hơn dự kiến, nhờ mảng phi nhân thọ (PNT), trong khi LN từ HĐ tài chính giảm do chi phí dự phòng cao hơn dự kiến. Cả năm 2022, phí BH gốc và LN ròng đạt 43,0 nghìn tỷ đồng (+9% svck) và 1.530 tỷ đồng (-19% svck), hoàn thành lần lượt 99%/93% dự phóng.
- Phí BH gốc mảng PNT năm 2022 tăng 9% svck lên 9,8 nghìn tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng của ngành là 17,0%, đồng nghĩa với việc thị phần giảm. Tuy nhiên, tỷ lệ kết hợp của BVH đã giảm 2,3 điểm % svck xuống còn 101,6% trong năm 2022 dẫu cho áp lực bồi thường tăng cao sau khi Việt Nam kết thúc giãn cách xã hội – một kết quả đáng nể trong bối cảnh hầu hết các DN BH khác ghi nhận tỷ lệ kết hợp tăng. Nhìn chung, LN ròng mảng BH PNT đạt 246 tỷ đồng, tăng 18% svck và chiếm 15% tổng LN của BVH.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1676633981291_BVH_VNDS_2023-02-17.pdf
29. Ngành Gạo [ Trung lập ]: Thiên thời địa lợi – VCBS
- Tháng 9/2022, chính phủ Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo (trừ gạo Basmati) trước lo ngại sản lượng nội địa sụt giảm do hạn hán. Lệnh cấm được gỡ bỏ trong tháng 11. Tuy nhiên, nhu cầu đã chuyển hướng nhanh chóng sang Việt Nam. Lũ lụt tại Pakistan và thời tiết bất lợi tại Trung Quốc và Phillipines khiến sản lượng các nước này sụt giảm. Đồng INR, THB tăng giá vào cuối năm so với USD khiến chỉ số giá gạo tiếp tục gia tăng. Theo đó, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm gạo từ Ấn Độ và Thái Lan trở nên kém hơn so với Việt Nam vốn đang trở nên hấp dẫn nhờ chất lượng và giá cả cạnh tranh (thể hiện rõ qua chỉ số Japonica).
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1676602238777_VCBS_2023-02-17.pdf
30. Ngành nước [ Trung lập ]: Mảng cấp nước dân dụng hỗ trợ tăng trưởng sản lượng – VCSC
- Sản lượng tiếp tục tăng, hỗ trợ lợi nhuận năm 2023 của BWE và TDM. Đà tăng trưởng cao này sẽ được dẫn dắt bởi nhu cầu nước sinh hoạt mạnh. VCSC điều chỉnh giảm mức tăng trưởng sản lượng dự kiến năm 2023 cho BWE từ 12% YoY xuống 7% YoY, được dẫn dắt bởi tăng trưởng sản lượng mảng nước dân dụng 9% YoY và tăng trưởng sản lượng nước công nghiệp 5% YoY. Đối với TDM, VCSC nâng sản lượng dự kiến năm 2023 lên 79 triệu m3 (+13% YoY) do KQKD năm 2022 vượt kỳ vọng của chúng tôi. Chúng tôi cho rằng mức tăng trưởng sản lượng cao hơn của TDM so với BWE trong giai đoạn 2022-2023 là do 1) TDM chịu ảnh hưởng nghiêm trọng hơn so với BWE trong giai đoạn 2020-2021 và 2) Các nhà máy nước lớn của TDM nằm trong trung tâm công nghiệp đông nhất của tỉnh Bình Dương (thành phố Dĩ An), khu vực có nguy cơ suy thoái kinh tế thấp hơn so với các khu vực khác của tỉnh Bình Dương.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1676602583675_VCSC_2023-02-17.pdf
31. Ngành khu công nghiệp [ Trung lập ]: Thị trường trầm lắng trong nửa đầu 2023 – MAS
- KQKD Q4/2022 ghi nhận sự sụt giảm nghiêm trọng trong giai đoạn kinh tế vĩ mô bất ổn Kết thúc quý 4, kết quả kinh doanh của phần lớn các doanh nghiệp niêm yết đều ghi nhận mức sụt giảm nghiêm trọng. Cụ thể, các doanh nghiệp niêm yết ghi nhận doanh thu giảm 46% so với cùng kỳ (CK) trong khi đó LNST sụt giảm đột biến 92% CK bởi các yếu tố sau:
- Q4/2021 là thời điểm tiến trình xúc tiến đầu tư được đẩy mạnh, đi kèm tốc độ giải ngân phục hồi sau thời gian dài trì hoãn do dịch bệnh dẫn đến KQKD trong khoản thời gian này ghi nhận ở mức cao. Cụ thể nhờ quý 4/2021 mà năm 2021 đã ghi nhận được tăng trưởng mạnh so các năm trước.
- Sự bất ổn của nền kinh tế trong Q4/2022 đã làm tiến trình đầu tư bị chậm lại cũng như việc điều chỉnh lại thời gian thanh toán (giãn tiến độ thanh toán) cho các nhà đầu tư mới đi thuê đất. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp trong KCN cũng đã không gia hạn thuê một phần hoặc toàn bộ mặt bằng sản xuất kinh doanh do hoạt động sản xuất kinh doanh trì trệ.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1676603851502_MAS_2023-02-17.pdf
Quý nhà đầu tư lưu ý:
- Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
———-Team LTBNM tổng hợp ————-