TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 27/03 – 31/03/2023

Lượt xem: 1189 | Ngày đăng: 04/04/2023 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 27/03 – 31/03/2023

  1. STB [ MUA – 31.200đ/cp ]: KQKD 2022 tăng trưởng cao nhờ xử lý xong lãi dự thu – KBSV.. 
  2. HAX [ MUA –20.700đ/cp ]: Trên đà củng cố thị phần – VDSC..
  3. GAS [ Trung lập – 103.000đ/cp ] Lợi nhuận 2023 có thể giảm đáng kể từ mức đỉnh năm 2022 – SSI
  4. FPT [ MUA – 95,400đ/cp] Lợi nhuận khả quan trong 2 tháng đầu năm 2023 – Nâng khuyến nghị lên MUA – SSI
  5. VRE [ MUA – 40.400đ/cp ]: Tiếp tục đà tăng trưởng trong năm 2023 – SSI
  6. VPB [ Trung lập]: Báo cáo cập nhật T3.2023 – VCBS.
  7. REE [ MUA – 83,000đ/cp ]: Tăng trưởng chậm lại bởi thách thức trong ngắn hạn – KBSV..
  8. MSN [ Theo dõi – 78.000đ/cp]: Thuyền to sóng cả  – BSC..
  9. KBC [ MUA – 30.045đ/cp] Kỳ vọng sự phục hồi trong năm 2023 – VCBS.
  10. CTG [ Tích cực – 35.900đ/cp ]: Tài sản vững chắc để vượt qua giai đoạn khó khăn – VNDS.
  11. SZC [ Tích cực – 31.900đ/cp ]: Kỳ vọng lợi nhuận tăng trưởng tích cực từ nền thấp 2022 – SSI
  12. HPG [ Trung lập ]: Cập nhật họp Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2023 – KBSV..
  13. GMD [ MUA – 62.700đ/cp ]: Cập nhật kết quả kinh doanh 4Q2022 – KBSV..
  14. DPG [ MUA – 35.322đ/cp ]: Tăng trưởng ổn định và định giá hấp dẫn – MAS.
  15. BSR [ MUA – 18.020đ/cp Sản lượng sụt giảm mạnh do thực hiện bảo dưỡng – BVSC..
  16. Ngành hoá chất [ Trung lập ]: Bắt đầu xu hướng giảm – VNDS.
  17. Ngành ngân hàng [ Trung lập ]: Lợi nhuận giảm tốc, triển vọng phân hoá – VCBS.
  18. Ngành điện [ Trung lập ]: Triển vọng ngành điện – BSC..
  19. Ngành nước [ Trung lập ]: Sản xuất giảm tốc ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ – VCBS.

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

 

1.    STB [ MUA – 31.200đ/cp ]: KQKD 2022 tăng trưởng cao nhờ xử lý xong lãi dự thu – KBSV

  • Thu lãi thuần quý 4 đạt 6,043 tỷ VND, tăng 4.8%QoQ và 142.2%YoY. Thu ngoài lãi quý 4 giảm 15.7% so với cùng kỳ, đạt 1,788 tỷ VND do thu dịch vụ thấp hơn. Chi phí dự phòng rủi ro tăng mạnh 155%YoY do STB tiếp tục đẩy mạnh trích lập dự phòng cho trái phiếu VAMC. lợi nhuận trước thuế quý 4 tăng mạnh 85.7% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế lũy kế cả năm 2022 đạt 6,339 tỷ VND, tăng 44.1%YoY.
  • Sau khi hoàn tất xử lý lãi dự thu vào cuối quý 2 lợi suất tài sản bật tăng trở lại mức 8.53% vào quý 3 và tiếp tục cải thiện lên mức 9.38% trong quý 4. Chi phí đầu vào bình quân cũng có mức tăng tương tự là khoảng 0.82 điểm % so với quý 3 do áp lực lãi suất huy động trên cả thị trường 1 và 2. NIM quý 4 vẫn tăng nhẹ khoảng 0.09 điểm % theo quý và đạt 4.71%.
  • Tăng trưởng tín dụng cả năm 2022 đạt 13.1% phù hợp với room tín dụng được giao và định hướng của ngân hàng. Tăng trưởng huy động đạt 9.8%YoY nên LDR tăng lên 83.4% tương đối sát quy định. Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn vẫn theo sát quy định của NHNN, đạt 23.7%.
  • Tỷ lệ nợ xấu hợp nhất đạt 0.99%, giảm 0.49 điểm %YoY. Quy mô nợ nhóm 2 tăng vọt lên chiếm 1.2% tổng dư nợ nhưng được kỳ vọng giảm về mức bình thường trong 1Q2023. Tài sản tồn động chỉ còn chiếm khoảng 4.5% tổng tài sản. Trái phiếu VAMC ròng chỉ còn khoảng 7 nghìn tỷ (-60.9%YoY).

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1680000824972_STB_KBSV_2023-03-28.pdf

2.    HAX [ MUA –20.700đ/cp ]: Trên đà củng cố thị phần – VDSC

  • Mức tăng trưởng khiêm tốn ở cả sản lượng bán (+1,9% YoY) và giá bán bình quân (+2,6% YoY) sẽ tạo ra mức tăng trưởng nhẹ trong doanh thu và lợi nhuận năm 2023. Đặc biệt, VDSC kỳ vọng doanh thu thuần và LNST sẽ lần lượt đạt 7.025 tỷ đồng (+3,7% YoY) và 250 tỷ đồng (+4,6% YoY). EPS 2023 sẽ là 3.498 đồng.
  • Nếu không được hỗ trợ giảm lệ phí trước bạ, biên lợi nhuận gộp của HAX sẽ không mạnh như năm 2022. Tuy nhiên, VDSC kỳ vọng rằng tác động sẽ thấp hơn nhờ (1) Giá bán trung bình tăng và (2) Hàng tồn kho với chi phí thấp.
  • Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu sẽ ổn định đến từ lợi thế kinh tế nhờ quy mô.
  • VDSC kỳ vọng HAX sẽ ghi nhận hoa hồng từ Tập đoàn Mercedes-Benz vào năm 2023. Phần chiết khấu này thường tương đương 1-3% doanh thu, và do đó, hỗ trợ tăng trưởng LNST của công ty năm 2023.
  • VDSC kết hợp FCFF (50%) và so sánh bội số (50%) để đưa ra giá mục tiêu là 20.700 đồng, thấp hơn 1% so với giá mục tiêu gần nhất (20.900 đồng) vào tháng 1/2023. Kết hợp mức cổ tức tiền mặt dự kiến là 500 đồng, lợi nhuận kỳ vọng trong 12 tháng là 30% so với giá đóng cửa ngày 27/03/2023. Do đó, VDSC khuyến nghị MUA cổ phiếu này với chiến lược nắm giữ dài hạn.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1680001132695_HAX_VDSC_2023-03-28.pdf

3.    GAS [ Trung lập – 103.000đ/cp ] Lợi nhuận 2023 có thể giảm đáng kể từ mức đỉnh năm 2022 – SSI

  • Tuy nhiên, theo kịch bản cơ sở, SSI ước tính giá dầu Brent giảm khoảng 17% svck trong năm 2023, vì vậy SSI điều chỉnh giảm ước tính doanh thu và lợi nhuận ròng lần lượt là 23% và 14%. Theo đó, ước tính doanh thu và lợi nhuận ròng của GAS giảm lần lượt 11,5% và 27,4% từ mức đỉnh được thiết lập trong năm 2022, lần lượt đạt 89,2 nghìn tỷ đồng và 10,9 nghìn tỷ đồng.
  • SSI hạ khuyến nghị đối với cổ phiếu GAS từ Khả quan xuống TRUNG LẬP, với giá mục tiêu 1 năm là 103.000 đồng/cổ phiếu (trước đó là 128.000 đồng/cổ phiếu), dựa trên P/E mục tiêu 2023 là 18,5x (tương đương mức trung bình 5 năm). SSI chưa thấy nhiều yếu tố hỗ trợ trong ngắn hạn, do nhu cầu yếu và giá dầu điều chỉnh mạnh – điều này sẽ khiến lợi nhuận giảm đáng kể trong nửa đầu năm 2023. Tuy nhiên, SSI cho rằng GAS vẫn có triển vọng dài hạn tích cực. Theo dự thảo mới nhất của Quy hoạch điện VIII, tổng công suất điện khí dự kiến đạt 30 GW trong năm 2030, tương đương mức tăng trưởng hàng năm trên 12% trong giai đoạn 2020-2030. Nhu cầu về khí khô cũng có thể được hỗ trợ bởi nhu cầu gia tăng từ nhóm khách hàng hộ công nghiệp trong những năm tớ

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1680000175715_GAS_SSI_2023-03-28.pdf

4.    FPT [ MUA – 95,400đ/cp] Lợi nhuận khả quan trong 2 tháng đầu năm 2023 – Nâng khuyến nghị lên MUA – SSI

  • SSI duy trì giá mục tiêu 1 năm là 95.400 đồng/cp và nâng khuyến nghị đối với cổ phiếu FPT lên MUA (từ KHẢ QUAN) nhờ tiềm năng tăng giá hấp dẫn là 21%. FPT đã công bố mức tăng trưởng LNTT 19% svck trong 2 tháng đầu năm 2023, cao hơn đáng kể so với mức ước tính tăng trưởng một chữ số của SSI. SSI duy trì ước tính tăng trưởng lợi nhuận năm 2023 là 18% svck nhờ mức tăng trưởng ổn định của mảng dịch vụ CNTT nước ngoài và giáo dục và sự phục hồi tích cực của mảng đầu tư. SSI kỳ vọng nhu cầu CNTT trong nước từ ngành ngân hàng sẽ được cải thiện trong Q2/2023, phù hợp với kế hoạch của công ty.
  • Mảng dịch vụ CNTT nước ngoài (LNTT tăng 27,3% svck) vẫn là động lực tăng trưởng chính, kết quả đạt được cao hơn kỳ vọng của ban lãnh đạo trong cuộc họp nhà đầu tư diễn ra vào tháng 2/2023 (+25% svck), cũng như ước tính trước đây của SSI (+22%). Mảng CNTT nước ngoài đạt mức tăng trưởng doanh thu ổn định là 26% svck và giá trị ký mới tăng 30% svck trong 2 tháng đầu năm 2023 bất chấp suy thoái kinh tế toàn cầu. Theo thị trường, doanh thu trong 2T2023 từ Nhật Bản (+23,8% svck) và APAC (+56,7% svck) bù đắp cho mức tăng trưởng chậm hơn từ thị trường Mỹ và Châu Âu (+13% svck). Nhắc lại, thị trường Mỹ và Châu Âu vẫn ghi nhận kết quả doanh thu tích cực trong năm 2022 với mức tăng trưởng cao lần lượt là 50% và 19% svck.
  • Tuy nhiên, mảng CNTT trong nước ghi nhận khoản lỗ trong 2T2023, mảng này thấp hơn kỳ vọng của công ty đặt ra là tăng khoảng 13-15% svck và ước tính hiện tại của SSI là -12% svck đối với tăng trưởng LNTT. Khoản lỗ này là do thiếu các hợp đồng CNTT từ ngành bất động sản và ngân hàng. Ngoài ra, trong khi nguồn nhân lực không thay đổi, mảng CNTT trong nước bị ảnh hưởng do các dự án công có tỷ suất lợi nhuận thấp, nhưng công ty kỳ vọng sẽ có nhiều đơn đặt hàng hơn từ ngành ngân hàng từ Q2/2023.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1680000231501_FPT_SSI_2023-03-28.pdf

 

5.    VRE [ MUA – 40.400đ/cp ]: Tiếp tục đà tăng trưởng trong năm 2023 – SSI

  • SSI duy trì khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu VRE, nhờ triển vọng hồi phục mạnh mẽ của mảng cho thuê trung tâm thương mại trong năm nay, đồng thời SSI nâng giá mục tiêu 1 năm lên 40.400 đồng/cp (từ 35.200 đồng/cp) – tiềm năng tăng giá là 38,1%. SSI cho rằng, VRE với vị thế là doanh nghiệp vận hành trung tâm thương mại lớn nhất cả nước, sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ sự gia tăng của tầng lớp trung lưu và triển vọng mở rộng mạng lưới cửa hàng của các thương hiệu bán lẻ trong nước và quốc tế tại Việt Nam. Đồng thời, SSI cũng không loại trừ khả năng sẽ có thương vụ bán tài sản có thể là yếu tố tác động đến giá cổ phiếu trong thời gian tới.
  • Các rủi ro giảm đối với khuyến nghị VRE có thể đến từ: (i) việc phát triển các đại dự án của Vinhomes không đúng tiến độ có thể ảnh hưởng đến quá trình mở rộng trung tâm thương mại của Công ty; và (ii) sức tiêu dùng kém hơn dự kiến có thể làm kế hoạch mở rộng của khách thuê chậm lại.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1680089865418_VRE_SSI_2023-03-29.pdf

6.    VPB [ Trung lập]: Báo cáo cập nhật T3.2023 – VCBS

  • Ngày 27/03/2023, VPB đưa ra thông báo về việc đã đạt thỏa thuận bán 15% cổ phần cho Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) – thuộc tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui Financial Group, Inc (SMFG) của Nhật Bản – thông qua hình thức phát hành cổ phiếu riêng lẻ. Thỏa thuận này đã chính thức đưa SMBC Group trở thành nhà đầu tư chiến lược của VPB. VCBS cập nhật thông tin và triển vọng VPB liên quan đến thông tin trên như sau.
  • Đạt được thỏa thuận bán 15% cổ phần cho cổ đông chiến lược SMBC Nhật Bản mang lại nhiều động lực tăng trưởng trong dài hạn.
  • Kỳ vọng tín dụng năm 2023 tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ.
  • Tín dụng bán lẻ tiếp tục là trọng tâm đối với tăng trưởng tín dụng của ngân hàng.
  • Tiếp tục mở rộng hệ sinh thái đa ngành và phát triển công nghệ số.
  • VPB có mô hình hoạt động hiệu quả, năng động và VCSH thuộc top đầu ngành. Với việc tham gia nhận chuyển giao bắt buộc, ngân hàng kỳ vọng sẽ có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong năm 2023 và những năm tới. Với khoản 35,9 nghìn tỷ đồng nhận được từ đợt tăng vốn từ phát hành riêng lẻ giúp VPB củng cố vị trí hàng đầu về VCSH, bổ sung đáng kể nguồn tiền cho các hoạt động kinh doanh cốt lõi. Theo đó, VCBS tăng dự phóng LNTT năm 2023 của VPB lên mức 23.339 tỷ đồng LNTT (tăng10% so với năm 2022). Dự phóng trên dưa trên một số giả định: Tăng trưởng tín dụng đạt 21% cho năm 2023, NIM đi ngang và nợ xấu giảm nhẹ so với năm 2022.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1680088828526_VPB_VCBS_2023-03-29.pdf

7.    REE [ MUA – 83,000đ/cp ]: Tăng trưởng chậm lại bởi thách thức trong ngắn hạn  – KBSV

  • Doanh thu và LNST 2022 của mảng M&E cho thấy sự phục hồi từ mức nền thấp năm 2021 do giãn cách xã hội. Trong ngắn hạn, sự khó khăn của thị trường Bất động sản sẽ ảnh hưởng đến triển vọng doanh thu của REE. KBSV kì vọng công ty sẽ bắt đầu nghiệm thu cũng như ghi nhận doanh thu từ các dự án đã hoàn thành trong năm ngoái. Trong trung hạn, với vị thế nhà thầu thi công cơ điện hàng đầu, KBSV cho rằng REE sẽ trúng thầu các dự án lớn như nhà ga T3 Tân Sơn Nhất và sân bay Quốc tế Long Thành, đảm bảo tiềm năng tăng trưởng trong trung hạn của mảng M&E.
  • KBSV cho rằng, mảng cho thuê văn phòng của REE sẽ giữ được tăng trưởng doanh thu ổn định với CAGR 2023-2027 đạt 9%/năm nhờ vào: (1) Tỷ lệ lấp đầy sẽ tiếp tục duy trì ở mức trung bình 98-100%, (2) Giá cho thuê văn phòng tiếp tục có xu hướng tăng trong trung và dài hạn, và (3) E.town 6 hoạt động từ Q4/2023 sẽ góp phần tăng diện tích cho thuê của REE với giá thuê trung bình cao hơn, đạt khoảng 27 USD/m2 /tháng.
  • Thuỷ điện sẽ khó khăn khi La Nina sẽ kết thúc, ảnh hưởng đến tổng sản lượng điện thương phẩm của REE. Bên cạnh đó KBSV kì vọng 3 dự án điện gió sẽ tiếp tục hoạt động ổn định. KBSV cũng đánh giá cao triển vọng tích cực của kế hoạch phát triển điện mặt trời của REE nhờ vào trọng tâm phát triển năng lượng tái tạo của Chính phủ trong Quy hoạch điện VIII.
  • Dựa trên định giá SOTP, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các rủi ro có thể phát sinh, KBSV khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu REE. Giá mục tiêu là 83,000 VNĐ/cổ phiếu, cao hơn 23.5% so với giá tại ngày 29/03/2022.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1680090420691_REE_KBSV_2023-03-29.pdf

8.    MSN [ Theo dõi  – 78.000đ/cp]: Thuyền to sóng cả  – BSC

  • BSC khuyến nghị THEO DÕI đối với cổ phiếu MSN với giá trị hợp lý năm 2023 là 87,000 VNĐ/CP (Upside +10.4% so với giá đóng cửa ngày 29/3/2023). Định giá dựa trên phương pháp định giá từng phần “SOTP”.
  • Kỳ vọng năm 2023: DTT và LNST-LICĐTS của MSN đạt lần lượt là 83,120 tỷ VND (+9% yoy), và 3,395 tỷ VND (-5% yoy), EPS FW 2023 = 2,384 VND/CP, PE FW= 33 lần- tương đương 92% KH DT chặn dưới và 85% KH NPAT-MI chặn dưới, dự phóng được xây dựng dựa trên cơ sở thận trọng với những giả định chính là sức mua suy yếu và chi phí sử dụng vốn tăng khiến DTT và số lượng cửa hàng mở thấp hơn kì vọng của doanh nghiệp.
  • Sở hữu chuỗi tiêu dùng (60% thị phần gia vị+30% thị phần SP tiện lợi +10% thị phần nước giải khát) và bán lẻ hiện đại có 3,268 CH rộng khắp Việt Nam, giúp MSN tận dụng cơ hội xu hướng tăng trưởng của tầng lớp trung lưu, đặc điểm dân cư,…
  • Sức mua suy yếu gây áp lực lên các mảng kinh doanh chính và HĐKD của TCB. Biến động giá nguyên vật liệu ảnh hưởng đến biên lợi nhuận. Áp lực thanh toán các khoản nợ đến hạn và lãi vay tăng cao tác động đến KQKD.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1680089635528_MSN_BSC_2023-03-29.pdf

9.    KBC [ MUA – 30.045đ/cp] Kỳ vọng sự phục hồi trong năm 2023 – VCBS

  • Chờ đợi bàn giao mặt bằng tại KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh và Quang Châu mở rộng: Doanh nghiệp có thể ghi nhận khoảng 4.800 tỷ đồng doanh thu cho thuê đất tại các KCN trên trong năm 2023 nhờ bàn giao mặt bằng cho các khách hàng lớn như Foxconn, Goertek.
  • KCN Tràng Duệ 3 và Tân Lập kỳ vọng cho thuê từ 2024: Hoạt động giải phóng mặt bằng đang được thực hiện tương đối tích cực và nhiều khách hàng lớn đang có nhu cầu mặt bằng bứt thiết, qua đó kỳ vọng có thể bàn giao diện tích đáng kể ngay trong năm đầu đưa vào kinh doanh.
  • Các khoản trái phiếu đến hạn mang đến áp lực thanh khoản nhất định: Việc thanh toán nghĩa vụ trái phiếu sẽ tiêu tốn một lượng đáng kể nguồn tài chính và ảnh hưởng đến tốc độ giải ngân triển khai các dự án công nghiệp của doanh nghiệp. Tuy vậy, các dự án gối đầu mà KBC đã chuẩn bị đầu tư từ lâu sẽ ít bị tác động.
  • Các dự án đô thị cần thêm 1-2 năm để đem lại dòng tiền do khó khăn của thị trường bất động sản và các điểm nghẽn về hạ tầng, pháp lý cần thêm thời gian để tháo gỡ.
  • Trong năm 2023, diện tích đất công nghiệp cho thuê và kết quả kinh doanh của KBC dự kiến sẽ ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ khi các dự án KCN quan trọng có kế hoạch bàn giao mặt bằng cho khách hàng. VCBS dự phóng doanh thu năm 2023 của KBC đạt 4.895 tỷ đồng (+248,5% yoy), lợi nhuận thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 1.516 tỷ đồng (-2,0% yoy), tương ứng với EPS là 1.975 VNĐ/ cổ phiếu. VCBS duy trì khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu KBC với mức định giá hợp lý là 30.045 VNĐ/ cổ phiếu.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1680088602740_KBC_VCBS_2023-03-29.pdf

10.  CTG [ Tích cực – 35.900đ/cp ]: Tài sản vững chắc để vượt qua giai đoạn khó khăn – VNDS

  • LN ròng năm 2022 tăng 20% svck nhờ tăng trưởng cho vay đạt 12,7% svck và tăng trưởng thu nhập ngoài lãi ấn tượng. Tại cuối Q4/22, tăng trưởng tín dụng đạt 12,1% svck, thấp hơn so với mức 15,4% của cả ngành. Thông tư (TT) 26 được ban hành cuối năm giúp hạ tỷ lệ LDR của NH từ 82% (theo TT 22) xuống 79%, tạo tiền đề cho tăng trưởng tín dụng năm 2023. Trong khi đó, NIM 2022 duy trì svck nhờ NH nâng lợi suất tài sản bù cho mức tăng từ chi phí vốn. Thu nhập ngoài lãi tăng mạnh 46,5% svck nhờ bắt đầu ghi nhận khoản phí trả trước từ thương vụ bảo hiểm độc quyền với Manulife và thu hồi nợ xử lý rủi ro (5,4 nghìn tỷ: +65% svck).
  • CTG công bố một phần kế hoạch kinh doanh 2023 trong buổi Gặp mặt NĐT Q4/22. Mặc dù phần lớn các chỉ tiêu chính vẫn đang chờ phê duyệt từ NHNN, BLĐ khá tự tin với mục tiêu tăng trưởng tín dụng 10-12% và tăng trưởng LN ròng 10-15% cho năm 2023. Tuy nhiên, kiểm soát chất lượng tài sản vẫn là ưu tiên hàng đầu của CTG trước những biến đổi khó lường của thị trường vĩ mô trong nước và quốc tế. Theo đó, CTG đã xây dựng các kịch bản chất lượng nợ, chủ động phân loại nợ và trích lập dự phòng một cách phù hợp. Nợ nhóm 2 tăng 2,5 lần svck, khiến tỷ trọng nhóm này trên tổng dư nợ tăng từ 1,1% lên 2,4% tại cuối năm 2022.
  • Mặc dù tăng trưởng tín dụng CTG chỉ đạt 1,6% svck tại cuối T2/23, VNDS tin rằng NH có thể đạt được mức tăng trưởng tín dụng vững chắc tại 10% cho năm 2023, khi mà các chính sách hạ lãi suất cho vay thời gian gần đây sẽ hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, bắt đầu từ Q2/23. VBDS cũng nâng dự báo NIM giữ nguyên tại mức 3% sv dự báo trước đây là 3,0%/2,8% trong năm 2023-24 nhờ các chiến lược chủ động của NH. Về chi phí, VNDS tăng chi phí tín dụng của CTG từ 1,7%/1,45% lên mức 1,8%/1,5% để phản ánh quan điểm thận trọng của NH về chất lượng tài sản. Tổng kết, VNDS kỳ vọng EPS của CTG tăng 11%/21% trong 2023-2024, 2,7%/7,9% cao hơn so với dự báo trước đó.
  • Như đã đề cập đến trong BC ngành Chất lượng tài sản là điều kiện tiên quyết, VNDS cho rằng chất lượng TS là bức tranh chính cho nửa đầu năm 2023. Do đó, CTG là một trong những cổ phiếu ưa thích của VNDS với danh mục cho vay đa dạng và tỷ trọng tín dụng BĐS ở mức thấp. VNDSgiữ khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu cao hơn ở mức 35.900đ/cp dựa trên dự phóng tăng trưởng cho vay cao hơn và P/B mục tiêu 1,3 lần cho năm 2023.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1680090052368_CTG_VNDS_2023-03-29.pdf

11.  SZC [ Tích cực  – 31.900đ/cp ]: Kỳ vọng lợi nhuận tăng trưởng tích cực từ nền thấp 2022 – SSI

  • LNST 2022 sụt giảm mạnh do tăng chi phí trích trước đền bù giải phóng mặt bằng KCN Châu Đức còn lại. Doanh thu thuần tăng trưởng 20,4% svck đạt mức 858,8 tỷ đồng trong năm 2022. Trong đó, doanh thu từ cho thuê đất KCN Châu Đức đạt 752 tỷ đồng (+7% svck) chủ yếu do tăng giá. Biên lợi nhuận gộp giảm 24,9% svck về mức 40,1% do từ năm 2022, SZC thực hiện trích trước vào giá vốn hàng bán khi chi phí đầu tư dự kiến tăng 63% từ mức 4.900 tỷ đồng lên 8.001 tỷ đồng cho 280 ha phần còn lại của KCN Châu Đức chưa đền bù giải tỏa kể từ năm 2022 theo TT 200/2014/TTBTC. SSI tính toán tổng chi phí đền bù giải phóng mặt bằng phân bổ cho toàn diện tích KCN (1.556 ha) tăng trung bình 32% so với cùng kỳ. Chi phí được trích thêm trong năm 2022 là 197 tỷ đồng.
  • Hợp đồng thuê đất từ Tổng công ty Sonadezi (SNZ) với giá trị 365 tỷ đồng. Theo thông báo từ SNZ (sở hữu 46,48% SZC), công ty đã ký MOU thuê đất tại KCN Châu Đức với diện tích 21,6 ha, giá thuê 72 USD/m2/chu kỳ thuê so với giá thuê gần nhất đạt 65 USD/m2/chu kỳ thuê (2021). SSI ước tính phần diện tích thuê này sẽ được ghi nhận trong năm 2023 với giá trị hợp đồng đạt 365 tỷ đồng.
  • Kỳ vọng LNST tăng trưởng tích cực trong năm 2023. SSI ước tính doanh thu hoạt động thuê KCN đạt 721 tỷ đồng (-4% svck) với diện tích thuê dự kiến đạt 40 ha (-11% svck) do quan ngại nhu cầu khách hàng thuê trực tiếp giảm khi suy thoái kinh tế. Giá thuê tăng 7% svck đạt mức trung bình 75 USD/m2/chu kỳ thuê, giúp biên lợi nhuận gộp dự báo là 47,1% (+7% svck). Đồng thời, LNST dự kiến đạt 245 tỷ đồng (+24,2% svck) do (1) Biên lợi nhuận gộp hoạt động thuê KCN tăng; (2) BOT 768 dự kiến sẽ vận hành trở lại và 6 tháng cuối năm 2023; (3) KDC Hữu Phước dự kiến ghi nhận 87 tỷ đồng (+29,6% so với cùng kỳ) và LN gộp đạt 57 tỷ đồng (+8% svck).
  • Cổ phiếu SZC hiện đang giao dịch với P/E năm 2023 là 9,8 lần và P/B là 1,9 lần – thấp hơn mức trung bình ngành lần lượt là 12,8 lần và 2,08 lần. SSI khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu SZC, với giá mục tiêu 1 năm được điều chỉnh giảm xuống 31.900 đồng/CP (so với mức 51.900 đồng/CP) khi (1) Điều chỉnh tổng vốn đầu tư KCN tăng từ 4.900 tỷ lên 8.001 tỷ đồng, (2) Điều chỉnh tăng vốn gấp đôi KDT Châu Đức. Trong dài hạn, SZC là 1 trong những doanh nghiệp có diện tích sẵn sàng cho thuê lớn hơn 400 ha tại Bà Rịa- Vũng Tàu, đồng thời cơ sở hạ tầng được cải thiện như cao tốc Biên Hòa- Vũng Tàu, Cảng Cái Mép, Gemalink… sẽ giúp SZC đạt mức lợi nhuận tích cực từ KCN Châu Đức.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1680170306551_SZC_SSI_2023-03-30.pdf

12.  HPG [ Trung lập ]: Cập nhật họp Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2023  – KBSV

  • Lãnh đạo HPG đánh giá giai đoạn khó khăn nhất của ngành thép đã qua.
  • Dự kiến sẽ có thêm ít nhất 2 lò cao hoạt động trở lại trong 2Q2023.
  • Tập trung toàn lực cho dự án Dung Quất 2, tạm dừng các khoản đầu tư khác.
  • Triển khai các dự án Bất động sản với tâm thế thận trọng.
  • Đặt mục tiêu 10 khu công nghiệp vào 2030.
  • Doanh số 1 tỉ USD mảng điện gia dụng là 1 thách thức nhưng Tập đoàn cũng có sự chuẩn bị.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1680171091954_HPG_KBSV_2023-03-30.pdf

13.  GMD [ MUA – 62.700đ/cp ]: Cập nhật kết quả kinh doanh 4Q2022 – KBSV

  • 4Q2022, GMD ghi nhận doanh thu thuần 1,066 tỷ VND (+2.7% yoy). Trong đó hoạt động khai thác cảng chiếm 74% cơ cấu doanh thu, đạt 788 tỷ VND. Lũy kế cả năm 2022, doanh thu thuần của GMD đạt 3,916 tỷ VND (+22% yoy), LNST 2022 đạt 1,157 tỷ VND (+ 60% yoy), vượt 3% kế hoạch doanh thu và vượt 16% mục tiêu LNST 2022.
  • 2 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch XNK hàng hóa Việt Nam ước đạt 96.06 tỷ USD, giảm 13.02% yoy. Tình hình kinh tế vĩ mô ảm đạm và triển vọng kinh tế thiếu tích cực như hiện nay kéo theo sụt giảm cầu xuất khẩu, tác động tiêu cực đến sản lượng qua cảng.
  • Đầu năm nay GMD đã tiến hành tăng giá dịch vụ cảng biển, mức tăng dao động từ 2 -13 %. KBSV kì vọng sự điều chỉnh tăng giá các dịch vụ cảng biển sẽ bù đắp phần nào cho sự sụt giảm sản lượng, góp phần duy trì kết quả kinh doanh ổn định cho GMD trong năm nay.
  • Cuối 2022, HĐQT của GMD đã thông qua nghị quyết chuyển nhượng cổ phần sở hữu tại Công ty cổ phần Nam Hải Đình Vũ. GMD kì vọng ghi nhận khoản lợi nhuận đột biến vào cuối 2Q2023, giảm áp lực lãi vay cho các khoản tiếp tục đầu tư vào các dự án Gemalink 2 và Nam Đình Vũ 3.
  • Sử dụng phương pháp định giá từng phần cho, KBSV đưa ra khuyến nghị MUA với mức giá mục tiêu 62,700 VND/ cổ phiếu, tương ứng tiềm năng tăng giá 23.2% so với mức giá đóng cửa 50,900 VND ngày 29/03/2023.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1680171267690_GMD_KBSV_2023-03-30.pdf

14.  DPG [ MUA – 35.322đ/cp ]: Tăng trưởng ổn định và định giá hấp dẫn – MAS

  • Công ty Cổ phần Tập đoàn Đạt Phương (DPG) hoạt động trên ba lĩnh vực chính: Xây dựng Hạ tầng, Phát triển Bất động sản và Năng lượng. Xây dựng: DPG có 20 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, bao gồm các dự án về thủy lợi, giao thông và hạ tầng dân dụng. Phân khúc lâu đời này đóng vai trò quan trọng đối với công ty, thúc đẩy tăng trưởng doanh thu trong giai đoạn 5 năm vừa qua. Mặc dù là mảng đóng góp lợi nhuận gộp nhỏ nhất, phân khúc này đã tạo tiền đề cho việc mở rộng sang hai phân khúc còn lại. Bất động sản: Đây là lĩnh vực tương đối mới đối với DPG, khi công ty gia nhập ngành từ năm 2017–2018 và chỉ phát sinh doanh thu kể từ năm 2019. Do đó, công ty đã áp dụng cách tiếp cận cẩn trọng và chậm rãi đối với mảng này. Năng lượng: Nhờ điều kiện thủy văn thuận lợi trong 2-3 năm gần đây, doanh thu từ thủy điện tăng trưởng nhanh và đóng góp đáng kể vào lợi nhuận gộp.
  • Bảng cân đối kế toán ổn định: Là một công ty xây dựng, các khoản phải thu là khoản mục quan trọng nhất trên bảng cân đối kế toán. DPG có chỉ số vòng quay các khoản phải thu thấp hơn nhiều so với các công ty cùng ngành cho thấy sự hiệu quả trong công tác quản lý điều hành.
  • Nợ vay được kiểm soát ở mức phù hợp: DPG tiếp cận theo cách thận trọng và cân bằng khi mở rộng sang lĩnh vực bất động sản, với nguồn vốn tài trợ cho các dự án chủ yếu từ vốn chủ sở hữu, nợ vay chiếm tỷ lệ nhỏ.
  • Định giá: MAS phát hành báo cáo lần đầu cho DPG với khuyến nghị Mua vào và giá mục tiêu là 35.322 đồng/cổ phiếu. Cho năm 2023, MAS thận trọng dự báo doanh thu và LNST của công ty mẹ lần lượt là 3.417 tỷ đồng (2,9% YoY) và 296 tỷ đồng (-22,7% YoY), với EPS là 4.704 đồng (-22,2%).

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1680267498287_DPG_MAS_2023-03-31.pdf

15.  BSR [ MUA – 18.020đ/cp Sản lượng sụt giảm mạnh do thực hiện bảo dưỡng – BVSC

  • BVSC cho rằng crack spread sẽ giảm mạnh so với năm 2022 do: (1) rủi ro suy thoái toàn cầu khiến nhu cầu các sản phẩm lọc dầu sụt giảm; và (2) công suất lọc dầu gia tăng do Trung Quốc mở cửa trở lại, cung cầu trở về mức cân bằng. Tuy vậy, mức crack spread dự phóng là 20 USD/thùng vẫn sẽ cao hơn khoảng 50% so với giai đoạn năm 2019-2020.
  • Sản lượng sụt giảm 15% do thực hiện bảo dưỡng. Theo kế hoạch, lần bảo dưỡng năm nay sẽ diễn ra từ tháng 4-5, trong thời gian 52 ngày. Việc bảo dưỡng sẽ làm lượng thành phẩm sụt giảm tương ứng khoảng 950 nghìn tấn (tương ứng giảm 14,5% yoy theo tính toán của BVSC). Điều này sẽ khiến doanh thu trong Q2/2023 có thể bị sụt giảm trên 50% so với cùng kỳ do có nền so sánh cao.
  • Dự án nâng cấp và mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất vẫn đang trong quá trình xin phép. Dự kiến dự án sẽ hoàn thành trong năm 2028 nếu sớm được phê duyệt trong năm nay. Khi hoàn thiện, kì vọng dự án sẽ giúp nâng công suất thêm 15%, gia tăng chất lượng sản phẩm theo đúng nhu cầu và quy định của thị trường.
  • Cổ tức tiền mặt dự kiến 5-7% trong năm 2023. Tuy nhiên, trong dài hạn, BVSC cho rằng mức trả cổ tức của BSR sẽ không cao, duy trì trong khoảng 3-5% do nhu cầu về vốn lớn cho dự án mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất.
  • Ước tính EBITDA năm 2023 là 9.255 tỷ VNĐ (-48% yoy), sử dụng phương pháp định giá so sánh EV/EBITDA, BVSC khuyến nghị OUTPERFORM với giá mục tiêu là 18.020 VNĐ/cp, tương ứng upside là 17% so với giá đóng cửa ngày 30/3/2023.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1680267268888_BSR_BVSC_2023-03-31.pdf

16.  Ngành hoá chất [ Trung lập ]: Bắt đầu xu hướng giảm – VNDS

  • Giá trị xuất khẩu hóa chất cơ bản của Việt Nam (phốt pho vàng, phân bón DAP và MAP,..) tăng 25,3% svck năm 2022 lên 5,6 tỷ USD. Tuy nhiên, đà tăng trưởng bắt đầu chậm lại kể từ Q3/22 (+29,5% svck trong Q3/22; +25,3% svck trong Q4/22) do nhu cầu toàn cầu suy yếu và giá bán giảm. Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam (TCHQ), Trung Quốc là nhà nhập khẩu hóa chất lớn nhất của Việt Nam vào năm 2022 với giá trị nhập khẩu là 1,18 tỷ USD (+21,0% svck) do sự thiếu hụt nguồn cung tại Trung Quốc. Năm 2022, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và Ấn Độ đạt 0,73 tỷ USD và 0,7 tỷ USD, lần lượt giảm 13,0% svck và tăng 12,5% svck. Trong 2,5T23, kim ngạch xuất khẩu hóa chất cơ bản chỉ đạt 930 triệu USD (-10,9% svck), đứng thứ 12 trong tổng các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong 2,5T23.
  • Suy thoái kinh tế kéo theo nhu cầu đối với hàng điện tử và chất bán dẫn giảm trong năm 2023. World Semiconductor Trade Statistics dự báo thị trường chất bán dẫn toàn cầu sẽ giảm 4% vào năm 2023. Như vậy, VNDS ước tính nhu cầu toàn cầu về phốt pho vàng – nguyên liệu đầu vào cho chất bán dẫn sẽ giảm 15% svck vào năm 2023. Bên cạnh đó, giá phốt pho vàng đã đạt đỉnh kể từ Q2/22 và dự kiến sẽ dao động trong khoảng 4.500-5.000 USD vào năm 2023. VNDS dự báo LN ròng các doanh nghiệp xuất khẩu phốt pho vàng của Việt Nam (DGC, PAT, DDV) sẽ bị giảm khoảng 25-35 % svck trong năm 2023 từ mức nền cao năm 2022.
  • Giá xút trong nước phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc do Trung Quốc xuất khẩu khoảng 40% nhu cầu xút của Việt Nam. Giá xút Trung Quốc giảm 27% kể từ ngày T12/22 sau khi các nhà máy sản xuất xút tái hoạt động trở lại vào năm 2023 và nhu cầu tiêu thụ nhôm yếu. Hơn nữa, Trung Quốc mở cửa trở lại nền kinh tế sẽ cải thiện nguồn cung xút tại Việt Nam. Do đó, VNDS dự báo giá xút sẽ đạt khoảng 700- 800 USD/tấn vào năm 2023 (-15% svck). Do hợp đồng giá thường được ký trước 3 tháng nên VNDS cho rằng LN ròng của các công ty xút như CSV, HVT trong 6T23 sẽ sụt giảm mạnh so với nửa cuối 2022.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1680000442210_VNDS_2023-03-28.pdf

17.  Ngành ngân hàng [ Trung lập ]: Lợi nhuận giảm tốc, triển vọng phân hoá – VCBS

  • Tín dụng toàn hệ thống ước tính tăng trưởng 14,18% tính tới cuối năm 2022, cao hơn so với mức tăng trưởng 13,61% cuối 2021, trong đó tín dụng bán lẻ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính.
  • Tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn ngành dự báo duy trì ở mức cao trong dài hạn: Việt Nam thuộc nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới. Xu hướng gia tăng tín dụng cá nhân gắn liền với tăng trưởng kinh tế và nhu cầu đầu tư tài sản sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng tín dụng toàn ngành trong dài hạn.
  • NHNN đã thực hiện nới room tăng trưởng tín dụng 2 lần vào Q3 và Q4. Đầu T12.2022, hạn mức tín dụng được nới thêm lên khoảng 15,5 – 16%, tuy nhiên nhiều ngân hàng không giải ngân được hết do tình trạng cung – cầu lệch pha: Nhu cầu của nhóm khách hàng được ngân hàng ưu tiên cho vay là doanh nghiệp sản xuất và cá nhân chậm lại do lãi suất cao, đơn hàng suy giảm, các thị trường đầu tư tài sản không thuận lợi. Ngược lại, nhóm khách hàng khát vốn, chấp nhận vay với lãi suất cao (chủ yếu là doanh nghiệp bất động sản) không đủ điều kiện để giải ngân.
  • Các tiêu chí xét duyệt tín dụng của NHNN trong năm 2022 được điều chỉnh chặt chẽ hơn, bao gồm: (1) kết quả xếp hạng TCTD theo Thông tư 52 (CAMELS), và (2) mức độ hỗ trợ NHNN thực hiện nhiệm vụ chính trị xã hội (tham gia hỗ trợ xử lý các TCTD yếu kém; giảm lãi suất cho vay; hạn chế tín dụng vào lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro… ).
  • Các ngân hàng có phương án nhận chuyển giao bắt buộc (MBB, VCB, HDB, VPB) sẽ được ưu tiên hạn mức tín dụng cao hơn trung bình ngành trong các năm tới.
  • Các ngân hàng có tỷ trọng cho vay các lĩnh vực rủi ro cao như đầu cơ bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp… sẽ bị hạn chế room tăng trưởng tín dụng ở mức vừa phải hơn để bảo đảm hạn chế rủi ro hệ thống.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1680089713805_VCBS_2023-03-29.pdf

18.  Ngành điện [ Trung lập ]: Triển vọng ngành điện – BSC

  • Lanina kéo dài cả năm 2022 Chỉ số ONI > -0.5 trong cả năm 2022, Lanina khiến thời tiết mưa nhiều hơn và thuỷ văn thuận cho các nhà máy thuỷ điện (ONI > 0.5: Elnino; ONI < -0.5:Lanina; -0.5 < ONI < 0.5: Trung tính).
  • Sản lượng huy động các loại hình năm 2022: Thuỷ điện: tăng huy động do thuỷ văn thuận lợi. Nhiệt điện: giảm svck 2021 do chi phí huy động cao, trong đó nhiệt điện than giảm trong khi nhiệt điện khí được tăng huy động. Điện gió: tăng mạnh svck 2022 do nền so sánh thấp 2021 (nhiều dự án điện gió vận hành từ Q4/2021).
  • Giá FMP trung bình trong năm 2022 tăng +55% YoY do: Giá nhiên liệu khí & than đã tăng và neo ở mức cao khiến giá FMP tăng mạnh 55% so với cùng kỳ 2021.
  • Diễn biến giá cổ phiếu ngành điện 2022: tích cực hơn so với VNIndex Thuỷ điện: Các công ty thủy điện ghi nhận kết quả tích cực nhất, do được hỗ trợ bởi thuỷ văn thuận lợi. Các mã vượt trội gồm có REE (+20%), VSH (+13%), SHP (+18%), CHP (+11%). Nhiệt điện: Kết quả kém tích cực như PGV (-50%), POW (-39%), PCC (-46%) do rủi ro biến động tỷ giá, lãi suất tăng và tăng trưởng lợi nhuận âm (PC1 -41%). NT2 (+17%) có kết quả vượt trội so với nhóm nhiệt điện do khối lượng hợp đồng và giá CGM tích cực, và bảng cân đối kế toán lành mạnh, hết nợ vay.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1680089537633_BSC_2023-03-29.pdf

19.  Ngành nước [ Trung lập ]: Sản xuất giảm tốc ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ – VCBS

  • Nước thô là nguồn đầu vào chính cho các nhà máy cấp nước. Doanh nghiệp sử dụng nguồn nước từ các lưu vực sông, hồ nước ngọt có chất lượng tốt sẽ có lợi thế hơn so với các doanh nghiệp khác nhờ tiết giảm được chi phí kiểm soát chất lượng và chi phí hóa chất trong quá trình xử lý. Nguồn nước thô hiện đang phải đối mặt với 02 rủi ro chính mà VCBS cho rằng các doanh nghiệp cấp nước khó có thể kiểm soát đó là ô nhiễm nguồn nước do nước thải sinh hoạt không qua xử lý và tình trạng xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng ở khu vực ĐBSCL do biến đổi khí hậu.
  • Theo QĐ 879/QĐ-TCMT của Bộ TNMT, chỉ số WQI (được xây dựng dựa trên các thông số quan trắc khác nhau) để đánh giá chất lượng của môi trường nước. Chất lượng nguồn nước tại các lưu vực sông lớn ở Việt Nam có sự phân hóa và đang có xu hướng giảm dần.
  • Nguồn nước thô thích hợp cho các doanh nghiệp cấp nước thường có giá trị WQI từ 76-90. Đây là nguồn nước có chất lượng tốt, chỉ cần qua quá trình xử lý đơn giản để đảm bảo tiêu chuẩn nước sạch.
  • Quy trình xử lý để đạt chuẩn nước sinh hoạt gần như tương đồng giữa các doanh nghiệp trong ngành. Các thiết bị, hóa chất cần thiết như: phèn, vôi, clo, PAC… đều phổ biến và không tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
  • Các doanh nghiệp cấp và phân phối nước sạch chịu sự quản lý cao của chính quyền địa phương do tính đặc thù và mức độ quan trọng của ngành. Mỗi tỉnh thành chỉ có một hoặc một vài doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cấp và phân phối nước nhưng sau khi doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa, UBND các địa phần vẫn còn nắm giữ quyền kiểm soát đối với hoạt động của doanh nghiệp..

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1680169981540_VCBS_2023-03-30.pdf

Quý nhà đầu tư lưu ý:

  • Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN