TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 03/04 – 07/04/2023

Lượt xem: 1304 | Ngày đăng: 11/04/2023 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 03/04 – 07/04/2023

  1. PVD [ MUA – 23.700đ/cp ]: Thị trường khoan khởi sắc mở ra giai đoạn tăng trưởng mới – FPTS.
  2. LCG [ Trung lập –14.000đ/cp ]: Tập trung vào cơ hội từ hoạt động đầu tư công – MAS.
  3. HPG [ Trung lập – 20.950đ/cp ] Nhu cầu thép trong nước quyết định tốc độ hồi phục lợi nhuận – VDSC..
  4. HPG [ MUA – 26,275đ/cp] Tiêu thụ khó khăn nhưng biên lợi nhuận hồi phục – BVSC..
  5. HHV [ MUA – 15.400đ/cp ]: Doanh nghiệp hàng đầu về năng lực xây dựng hạ tầng – MAS.
  6. REE [ Nắm giữ]: Tóm tắt ĐHĐCĐ: KQKD 2022 đầy ấn tượng – KIS
  7. DGWW [ Trung lập – 28,700đ/cp ]: Giảm kế hoạch lợi nhuận cho năm 2023 – SSI
  8. HAH [ Tích cực – 40.500đ/cp]: Những thách thức vĩ mô có thể tiếp tục kéo dài – SSI
  9. POW [ Theo dõi – 14.500đ/cp] Nhiệt điện trở lại – BSC..
  10. DGC [ Trung lập ]: Cập nhật ĐHCĐ: Lợi nhuận năm 2023 ước tính giảm từ mức nền cao năm 2022 – SSI
  11. HPG [ MUA – 25.000đ/cp ]: Thời điểm xấu nhất đã qua, hướng tới phục hồi – BSC..
  12. GEG [ MUA – 19,650đ/cp ]: Những dự án mới thúc đẩy phát triển – KIS.
  13. DHC [ Trung lập – 43.100đ/cp ]: Thách thức vẫn còn ở phía trước – SSI
  14. DGC [ MUA – 62.200đ/cp ]: Cập nhật kết quả kinh doanh 4Q2022 – KBSV..
  15. VCB [ Nắm giữ – 94.100đ/cp] Tăng trưởng bền bỉ – MAS.
  16. QNS [ Tích cực – 46,600đ/cp ]: Cập nhật Đại hội Cổ đông – SSI
  17. PNJ [ MUA – 91,200đ/cp ]: Cập nhật kết quả kinh doanh – MBS.
  18. PGB [ Trung lập ]: 11 năm tìm kiếm đối tác đã đến hồi kết – VNDS 
  19. GVR [ MUA – 21,500đ/cp ]: Cập nhật KQKD 4Q2022 – KBSV..
  20. Ngành Nông nghiệp [Trung lập ]: Giá nông sản biến động trái chiều trong 2023 – VNDS.
  21. Ngành Bất động sản khu công nghiệp [ Trung lập]: Vẫn còn đó những thách thức – VNDS.
  22. Ngành BĐS nhà ở [ Trung lập ]: Những tác động của Nghị định 10/2023/NĐ-CP – VNDS.
  23. Vĩ mô: Tăng trưởng kinh tế Q1/2023 và Bước chuyển chính sách– VDSC..
  24. Ngành trồng trọt [ Trung lập ]: Báo cáo cập nhật bức tranh toàn cảnh về tình hình sản xuất, biến động giá cả, tình hình tiêu thụ và các dự báo về thị trường hồ tiêu trong nước và thế giới – Vietnambiz.

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

1.    PVD [ MUA – 23.700đ/cp ]: Thị trường khoan khởi sắc mở ra giai đoạn tăng trưởng mới – FPTS

  • FPTS dự phóng doanh thu của PVD đạt 5.592 tỷ đồng (+2,95% yoy) và PVD sẽ ghi nhận lợi nhuận ròng trở lại, đạt 416 tỷ đồng so với mức lỗ 154,9 tỷ trong năm 2022 với luận điểm sau: (1) Mảng dịch vụ khoan tăng trưởng khi hoạt động khoan trong khu vực Đông Nam Á khởi sắc trở lại. (2) Mảng kỹ thuật giếng khoan và cung ứng vật tư tăng trưởng nhẹ trong năm 2023.
  • Với kịch bản giá dầu đạt 88 USD trong năm 2023 và ổn định trong dài hạn giúp triển vọng mảng khoan trong khu vực Đông Nam Á khởi sắc cùng, FPTS định giá PVD bằng phương pháp FCFE và FCFF với tỷ lệ 50:50 và đưa ra khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu PVD với giá mục tiêu 23.700 đồng/cp, cao hơn 12,1% so với mức giá đóng cửa ngày 03/04/2023.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1680519437816_PVD_FPTS_2023-04-03.pdf

2.    LCG [ Trung lập –14.000đ/cp ]: Tập trung vào cơ hội từ hoạt động đầu tư công – MAS

  • Sẵn sàng tập trung cho cơ hội từ đầu tư công: Năm 2022 LCG đã thực hiện thoái vốn tại công ty Licogi 16 Ninh Thuận, quản lý nhà máy điện măt trời có công suất 35 MWp. Điều này giúp cơ cấu tài chính của LCG đã có sự cải thiện tích cực trong năm 2022 khi công ty đã trả 90% khoản nợ vay dài hạn, dư nợ từ 743 tỷ đồng tại thời điểm đầu năm còn 73 tỷ đồng vào cuối năm. Tỷ lệ nợ vay/ Vốn chủ sở hữu (VCSH) theo đó chỉ còn 16,7%. Trước cơ hội giải ngân đầu tư công, LCG đã có sự chuẩn bị tốt về mắt tài chính, từ đó có đủ nguồn lực để thực hiện các dự án xây lắp có quy mô lên đến gần 10.000 tỷ đồng, lớn nhất từ trước đến nay của công ty.
  • Dự án Quốc lộ 45 – Nghi Sơn – gói thầu XL02 được đánh giá cao về tiến độ: Đây là gói thầu có quy mô 1.194 tỷ đồng, được công ty thực hiện từ tháng 7/2021 và dự kiên hoàn thành thông xe vào tháng 9/2023 tới đây. Theo đánh giá từ đại diện ban quản lý dự án, LCG là một trong những nhà thầu đạt tiến độ tốt nhất của dự án. Đến tháng 3/2023, công ty cũng đã hoàn thành được 62% khối lượng thi công các hạng mục thảm cấp phối đá dăm, cấp phối gia cố xi măng, dự kiến sẽ thảm xong bê tông nhựa mặt đường trước tháng 8/2023. bám sát tiến độ dự án.
  • Quy mô các gói thầu ký mới: Liên danh LCG thông báo đã trúng thầu 2 dự án thành phần của cao tốc Bắc Nam có quy mô lần lượt: gói XL02 dự án Vũng Áng – Bùng quy mô 5.098 tỷ đồng và gói thầu XL01 dự án Vân Phong – Nha Trang quy mô 4.700 tỷ đồng. So với mức doanh thu xây lắp trung bình 5 năm ở mức 1.500 tỷ đồng, hai gói thầu này đảm bảo cho khối lượng công việc mảng xây lắp của LCG đến cuối năm 2025 cũng là mốc dự kiên hoàn thành của dự án.
  • Năm 2023, MAS dự báo LCG có thể ghi nhận khoảng 2.300 tỷ đồng doanh thu, hoàn toàn đến từ hoạt động xây lắp, LNST tương ứng đạt 173 tỷ đồng giảm 10,4% so với thực hiện của năm 2022 do công ty không còn khoản lợi nhuận từ tài chính. EPS tương ứng đạt 905 đồng. MAS kỳ vọng LCG sẽ hướng đến mức giá ngang với giá trị sổ sách công ty cuối năm 2023 là 14.000 đ/cp.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1680520614364_LCG_MAS_2023-04-03.pdf

3.    HPG [ Trung lập – 20.950đ/cp ] Nhu cầu thép trong nước quyết định tốc độ hồi phục lợi nhuận – VDSC

  • Mặc dù là doanh nghiệp đầu ngành có năng lực dự báo triển vọng thị trường vật liệu xây dựng khá sát với thực tế, HPG vẫn không thể tránh lỗ ròng trong hai quý tiêu cực nhất của ngành thép vừa qua. VDSC cho rằng KQKD thời gian qua không chỉ phản ánh tác động của thị trường thế giới và trong nước lên hoạt động sản xuất – bán hàng của HPG, mà còn cho thấy tính linh động và khả năng thích nghi của chính sách điều hành doanh nghiệp, cụ thể là chính sách mua hàng, tồn kho và huy động công suất sản xuất. Trong những quý tới, HPG sẽ gặp những thách thức nhất định trong việc tăng tốc độ tiêu thụ, giảm giá thành sản xuất và đầu cơ-phòng hộ giá nguyên liệu. VDSC duy trì nhận định rằng giai đoạn khó khăn nhất của ngành thép đã qua, nhưng tốc độ phục hồi của thị trường Bất động sản – Xây dựng sẽ chưa thể sớm mang lại cải thiện toàn diện cho các doanh nghiệp thép. Định giá FCFF và P/B của cổ phiếu HPG được tính toán ở mức 20.950 đồng/CP dựa trên giá đóng cửa ngày 03/04/2023. Với KQKD của năm 2022, nhiều khả năng HPG sẽ không chia cổ tức tiền mặt trong năm nay. Vì vậy, VDSC đưa ra quan điểm TRUNG LẬP đối với cổ phiếu HPG, đồng thời khuyến nghị Nhà đầu tư ưa thích cổ phiếu HPG và cổ phiếu thép nói chung theo dõi kỹ công suất sản xuất và sản lượng bán hàng của các doanh nghiệp này để đánh giá đúng khả năng phục hồi lợi nhuận và tìm điểm mua cổ phiếu hợp lý cho dài hạn.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1680521446636_HPG_VDSC_2023-04-03.pdf

4.    HPG [ MUA – 26,275đ/cp] Tiêu thụ khó khăn nhưng biên lợi nhuận hồi phục – BVSC

  • Tiêu thụ vẫn khó khăn nhưng đang có dấu hiệu hồi phục. Sản lượng tiêu thụ thép thô bắt đầu có dấu hiệu phục hồi trong tháng 2. Cụ thể, tổng sản lượng thép thô tiêu thụ trong tháng 02/2023 đạt 475.000 tấn (-33% y/y; +18% q/q).
  • Dự báo tiêu thụ thép xây dựng nội địa 2023 giảm -8% y/y so với 2022. Thị trường BĐS trong nước khó khăn nhưng nhờ nhu cầu tiêu thụ thép dân dụng của các hộ gia đình và nhu cầu thép đầu tư công tăng trưởng trong 2023 giúp mức giảm không quá lớn.
  • Xuất khẩu thép xây dựng năm dự báo giảm 23% y/y xuống mức 774.470 tấn. Thị trường xuất khẩu chính của HPG là ASEAN và Trung Quốc. Việc các quốc gia ASEAN giảm nhập khẩu từ Việt Nam không phải vì sản lượng tiêu thụ thép tại các quốc gia này suy yếu và sản lượng nhập khẩu thấp mà chủ yếu do thép từ Trung Quốc xuất khẩu mạnh vào thị trường ASEAN. Tuy giảm so với cùng kỳ nhưng BVSC kỳ vọng Trung Quốc giảm bớt tình trạng dư cung trong 2H2023 và giảm lượng thép giá rẻ đẩy ra thị trường xuất khẩu.
  • Dự báo biên lợi nhuận của HPG được cải thiện trong năm 2023 nhờ giá NVL chính là than cốc và quặng sắt giảm dù giá bán thép khó tăng mạnh khi nhu cầu tiêu thụ hồi phục chưa mạnh. BVSC dự báo biên lợi nhuận gộp của HPG sẽ hồi phục lên 12,9% so với mức 11,9% của năm 2022. Lỗ tỷ giá của HPG dự báo giảm xuống 578 tỷ đồng so với mức 1.864 tỷ đồng trong năm 2022.
  • Khuyến nghị. BVSC ưa thích cổ phiếu HPG trong triển vọng hồi phục ngành thép năm 2023. HPG là doanh nghiệp thép có quy mô lớn nhất tại Việt Nam và có sức khỏe tài chính tốt, bảng cân đối kế toán lành mạnh. HPG có tiềm năng dài hạn lớn khi hoàn thành dự án Dung Quất 2 sẽ giúp nâng công suất thép thô lên gấp 1,6 lần tương đương 14 triệu tấn/năm. BVSC khuyến nghị OUTPERFORM với giá mục tiêu là 26.275 VNĐ/cổ phiếu, cao hơn giá đóng cửa ngày 31/03/2023 là 26%.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1680518233165_HPG_BVSC_2023-04-03.pdf

 

5.    HHV [ MUA – 15.400đ/cp ]: Doanh nghiệp hàng đầu về năng lực xây dựng hạ tầng – MAS

  • HHV là doanh nghiệp trong hệ sinh thái của Tập đoàn Đèo Cả (DCG), với thế mạnh trong lĩnh vực xây lắp, quản lý vận hành công trình giao thông. HHV đã chứng minh được năng qua nhiều công trình lớn, cụ thể như: Hầm Đèo Cả (tổng mức đầu tư 11.3788 tỷ đồng), hầm Cù Mông (4.627 tỷ đồng), hầm Hải Vân 2 (7.296 tỷ đồng), cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn (12.188 tỷ đồng), cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận (5.003 tỷ đồng)… Công ty cũng đang sở hữu quyền thu phí BOT trên 5 tuyến và hiện nguồn thu từ thu phí BOT chiếm trên 70% tổng doanh thu của HHV.
  • Tổng kết năm 2022 trong khi đa số các công ty xây dựng gặp khó khăn thì HHV vẫn duy trì được sự ổn định với doanh đạt 2.095 tỷ đồng (+13%) và 275 tỷ đồng (+1%). Lưu lượng xe qua trạm hồi phục sau dịch giúp doanh thu mảng BOT tăng trưởng 18% là yếu tố quan trọng hỗ trợ cho KQKD của HHV trong năm 2022. Chiều ngược lại chi phí lãi vay tăng gần 100 tỷ so với 2021 đã kéo giảm kết quả kinh doanh của công ty.
  • Nhiều yếu tố tích cực hỗ trợ cho HHV trong năm 2023: MAS nhận thấy các yếu tố sau sẽ hỗ trợ đến kết quả kinh doanh HHV:Liên doanh của HHV và DCG đã trung thầu 3 gói thầu trong dự án cao tốc Bắc Nam GĐ 2, tổng giá trị đạt 14.677 tỷ đồng với thời gian thi công đến cuối năm 2025 và 2026. Sự hồi phục của ngành du lịch sẽ giúp cho hoạt động thu phí giao thông của HHV khả quan hơn khi phần lớn các trạm BOT ở các tuyến từ Khánh Hòa đến Huế, các khu vực có hoạt động du lịch phát triển. Lãi suất hiện nay đã giảm so với giai đoạn cuối năm 2022 và được kỳ vọng sẽ ổn định hoặc giảm thêm. HHV là doanh nghiệp có dư nợ rất lớn do đầu tư lĩnh vực BOT nên sẽ được lợi trực tiếp từ diễn biến trên.
  • Năm 2023, MAS dự báo HHV có thể ghi nhận khoảng 3.600 tỷ đồng doanh thu, LNST tương ứng đạt 427 tỷ đồng tăng trưởng 55,2% so với thực hiện của năm 2022. EPS tương ứng đạt 1.387 đồng. Sử dụng Phương pháp P/E và P/B để định giá HHV, với các mức P/B mục tiêu là 1 lần và P/E là 12 lần, MAS xác giá mục tiêu HHV ở mức 15.400 đ/c.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1680520489892_HHV_MAS_2023-04-03.pdf

6.    REE [ Nắm giữ]: Tóm tắt ĐHĐCĐ: KQKD 2022 đầy ấn tượng – KIS

  • Ngày 31/3, Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên. Công ty đã trình bày kết quả của năm 2022 cũng như kế hoạch kinh doanh năm 2023F. KQKD 2022 khả quan. Về kết quả kinh doanh, REE có thành tựu vững chắc khi doanh thu và lợi nhuận ròng tăng vọt lần lượt đạt 9,372 tỷ đồng (+61% n/n) và 2,693 tỷ đồng (+45% n/n), cả hải đều hoàn thành 131% kế hoạch kinh doanh. Năm nay là năm nổi bật của mảng năng lượng khi thủy điện được hưởng lợi từ hiệu ứng La Nina kéo dài từ nửa cuối năm 2021 đến 2022. Về kế hoạch kinh doanh 2023F, doanh thu dự kiến đạt 10,962 tỷ đồng (+17% n/n), LNST chỉ tăng 0.3% n/n (2,700 tỷ đồng) do mảng năng lượng chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu (47.41%) nhưng LNST của mảng giảm 18.9% n/n. REE dự kiến doanh thu từ Năng lượng, M&E, Bất động sản, Nước lần lượt là 5,198 tỷ đồng (-3.1% n/n), 3,383 tỷ đồng (+20.1% n/n), 2,230 tỷ đồng (+115.1% n/n) và 151 tỷ đồng (-1.8% n/n), tương ứng.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1680605422943_REE_KIS_2023-04-04.pdf

7.    DGW [ Trung lập – 28,700đ/cp ]: Giảm kế hoạch lợi nhuận cho năm 2023  – SSI

  • DGW đã công bố kế hoạch lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh 49% xuống còn 400 tỷ đồng do kết quả kinh doanh 2 tháng đầu năm 2023 thấp hơn dự kiến, trong đó doanh thu máy tính xách tay và điện thoại di động giảm 40-45% so với cùng kỳ. Do kết quả kinh doanh kém khả quan trong 2 tháng đầu năm 2023 và việc siết chặt tín dụng gần đây của các công ty tài chính tiêu dùng, SSI điều chỉnh giảm ước tính lợi nhuận ròng năm 2023-2024 lần lượt -40% và -32% xuống 456 tỷ đồng (- 33% svck) và 585 tỷ đồng tỷ đồng (+28% svck), với dự kiến lợi nhuận ròng sẽ tăng trưởng trở lại từ Q4/2023. Các chỉ số cần theo dõi có thể là lạm phát, thất nghiệp, cũng như giải ngân khoản vay tại các công ty tài chính tiêu dùng. Bất chấp những khó khăn vĩ mô, DGW vẫn có thể bổ sung các thương hiệu mới vào danh mục sản phẩm của mình. Với P/E mục tiêu không đổi là 9x trên lợi nhuận 2023-2024, SSI đưa ra mức giá mục tiêu mới là 28.700 đồng/cp (từ 41.600 đồng/cp), và duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu.
  • Quan điểm ngắn hạn: Theo báo cáo gần đây, SSI có quan điểm kém khả quan đối với DGW trong nửa đầu năm 2023, nhưng hiện tại SSI cho rằng những khó khăn có thể kéo dài ít nhất đến hết Q3/2023, điều này có thể gây thêm áp lực lên giá cổ phiếu.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1680604553024_DGW_SSI_2023-04-04.pdf

8.    HAH [ Tích cực  – 40.500đ/cp]: Những thách thức vĩ mô có thể tiếp tục kéo dài – SSI

  • Lợi nhuận tiếp tục trở về mức bình thường sau chu kỳ tăng trưởng với LNST của cổ đông công ty mẹ (NPATMI) giảm 21% so với quý trước và giảm 16% svck, theo đó, SSI điều chỉnh giảm dự báo lợi nhuận năm 2023 xuống 24%. Lạm phát cao kéo dài và tình trạng tồn kho quá mức cần thêm một thời gian nữa để khắc phục, do đó, khối lượng vận chuyển dự kiến sẽ vẫn yếu trong nửa đầu năm 2023, trước khi có thể cải thiện từ nửa cuối năm 2023.
  • SSI hạ khuyến nghị xuống KHẢ QUAN từ MUA đối với cổ phiếu HAH với P/E mục tiêu điều chỉnh xuống 6x và giá mục tiêu 1 năm điều chỉnh là 40.500 đồng/cổ phiếu (tiềm năng tăng giá khoảng 9,3%). SSI cho rằng mặc dù triển vọng lợi nhuận có thể kém khả quan trong ngắn hạn, nhưng nhìn chung toàn ngành đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, với giá cho thuê phục hồi gần đây. SSI kỳ vọng động lực của ngành trong nửa cuối năm 2023 sẽ được cải thiện, điều này có thể tạo cơ sở tốt cho thị trường định giá lại đối với ngành.
  • Trong ngắn hạn, tăng trưởng lợi nhuận âm trong Q1/2023 có thể là yếu tố gây áp lực lên giá cổ phiếu, nhưng SSI cho rằng điều này đã được thị trường phản ánhD.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1680695035102_HAH_SSI_2023-04-05.pdf

9.    POW [ Theo dõi – 14.500đ/cp] Nhiệt điện trở lại – BSC

  • BSC khuyến nghị THEO DÕI đối với cổ phiếu POW với giá trị hợp lý năm 2023 là 14,500 VNĐ/CP (Upside 10% so với giá đóng cửa ngày 04/04/2023), dựa trên phương pháp định giá từng phần (SOTP) với mức chiết khấu -10% cho rủi ro thị trường. BSC áp dụng tỷ lệ EV/EBITDA mục tiêu đối với POW trong năm 2023 6.2x, mức này phù với trung bình EV/EBITDA 5Y 2018 – 2022 là 6.3x.
  • BSC dự báo DTT và LNST của POW trong năm 2032 lần lượt đạt 31,299 tỷ VND (+11% YoY) và 2,779 tỷ VND (+13% YoY) tương đương EPS fw 2023 = 958 VND/CP, P/E fw 2023 = 13.8x. Dựa trên các giả định: (1) Sản lượng các nhà máy nhiệt điện khí tăng +15.2% YoY và (2) Sản lượng huy động nhiệt điện than phục hồi từ nền thấp +30% YoY (3) bù đắp lại sự sụt giảm sản lượng thuỷ điện ~30% YoY; (4) Lợi nhuận hoạt động cốt lõi cải thiện nhờ chi phí nguyên liệu giảm và hiệu suất các nhà máy nhiệt điện cải thiện. Nếu loại trừ doanh thu liên quan tỷ giá 2022, doanh thu và lợi nhuận gộp 2023 dự báo tăng 16%/43% svck, đồng thời biên lợi nhuận gộp tăng 2 điểm phần trăm.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1680694877437_POW_BSC_2023-04-05.pdf

10.  DGC [ Trung lập ]: Cập nhật ĐHCĐ: Lợi nhuận năm 2023 ước tính giảm từ mức nền cao năm 2022 – SSI

  • SSI đã tham dự ĐHCĐ do DGC tổ chức, tại cuộc họp ban lãnh đạo đặt kế hoạch lợi nhuận ròng năm 2023 ở mức 3 nghìn tỷ đồng (-50% svck), với dự đoán giá bán các sản phẩm liên quan đến phốt phát sẽ giảm đáng kể do nhu cầu chậm lại và nguồn cung từ Trung Quốc sẽ tăng. SSI cho rằng DGC thường đặt kế hoạch thận trọng, do đó, SSI giữ nguyên ước tính của SSI với doanh thu thuần là 11,3 nghìn tỷ đồng (-22% svck) và lợi nhuận ròng là 3,8 nghìn tỷ đồng (-37% svck). Lợi nhuận năm 2023 của DGC sẽ có thể điều chỉnh theo xu hướng giảm giá bán trung bình của các sản phẩm liên quan đến phốt phát, trong khi các nhà máy/sản phẩm mới có thể chưa đủ bù đắp cho giá bán trung bình giảm. Với lượng tiền mặt dồi dào (tiền ròng 8,5 nghìn tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2022), ban lãnh đạo đề xuất tăng cổ tức tiền mặt năm 2022 từ 30% (tỷ suất cổ tức 5,1%) lên 40% (tỷ suất cổ tức 6,8%). Trong năm 2023, DGC có thể sẽ khởi công nhà máy Chlo-Alkali Nghi Sơn và Nhà máy Phân bón tại Đắk Nông, nhưng SSI cho rằng 2 nhà máy này có thể không ảnh hưởng đến lợi nhuận của DGC trong năm 2023-2024.
  • SSI giữ nguyên ước tính năm 2023 với doanh thu thuần là 11,3 nghìn tỷ đồng (-22% svck) và lợi nhuận ròng là 3,8 nghìn tỷ đồng (-37% svck). Giá bán trung bình ở tất cả các loại sản phẩm dự kiến sẽ giảm so với mức nền cao của năm 2022 do nhu cầu chậm lại và dự kiến nguồn cung từ Trung Quốc sẽ tăng. Việc khai thác đá phốt phát từ Khai Trường 19 (chi tiết dưới đây) sẽ giúp DGC thay thế quặng mua ngoài bằng quặng tự khai thác (nâng tỷ lệ đóng góp của quặng tự khai thác từ 50% lên 80%), giúp giảm chi phí nguyên vật liệu. Tuy nhiên, giá điện dự kiến tăng và chi phí khai thác tại Khai Trường 25 không thay đổi sẽ bóp chặt biên lợi nhuận của DGC trong bối cảnh giá bán trung bình giảm.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1680695178590_DGC_SSI_2023-04-05.pdf

11.  HPG [ MUA  – 25.000đ/cp ]: Thời điểm xấu nhất đã qua, hướng tới phục hồi – BSC

  • BSC khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu HPG với giá trị hợp lý năm 2023 là 25,000 VNĐ/CP (Upside +16% so với giá đóng cửa ngày 5/4/2023), dựa trên phương pháp P/B mục tiêu = 1.3x -1.4x. Với phương pháp P/B, BSC đánh giá từ quan điểm ngành thép đang ở đáy chu kỳ suy thoái. Tuy nhiên, (1) Thời điểm xấu nhất đối với HPG đã qua, (2) Vị thế đầu ngành thép và sẽ gia tăng trong 2024-2025 nhờ Dung Quất 2 đi vào hoạt động, (3) HPG có chất lượng quản trị doanh nghiệp rất tốt. Định giá phù hợp để mua cho dài hạn: Theo dõi giai đoạn 2009-2023, P/B của HPG dao động từ 0.6x – 3.5x. Hiện tại, HPG đang giao dịch với P/B FWD 2023 = 1.1x, thuộc vùng định giá cận đáy của chu kỳ ngành thép, phù hợp để tích lũy trong dài hạn.
  • Đối với triển vọng kinh doanh năm 2023, BSC kỳ vọng (1) sản lượng phục hồi kể từ 2H.2023, (2) Biên lợi nhuận gộp cải thiện nhẹ +0.4 điểm % nhờ giá nguyên vật liệu ít biến động hơn.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1680781440105_HPG_BSC_2023-04-06.pdf

12.  GEG [ MUA – 19,650đ/cp ]: Những dự án mới thúc đẩy phát triển  – KIS

  • KIS tin tưởng Quy hoạch Phát triển Điện VIII (PDP 8) sẽ được công bố chính thức trong nửa sau 2023F, đây sẽ là chất xúc tác mạnh mẽ cho sự phát triển của các nhà phát triển năng lượng tái tạo (NLTT). Tiềm năng tăng trưởng của GEG sẽ được củng cố thêm nhờ sự đóng góp của các dự án mới Tân Phú Đông (TPD) 1, Đức Huệ 2 và VPL 2. Nhà máy TPD 1 và Đức Huệ 2 ước tính sẽ đi vào hoạt động vào quý 3 năm 2023 trong khi Đức Huệ 2 dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2025.
  • KIS ước tính doanh thu của GEG trong năm 2023F sẽ lên tới 2,401 tỷ đồng (+14.7% n/n) nhờ đưa các dự án TPD 1 và Đức Huệ 2 vào kể từ 3Q23F. Tuy nhiên, LNST công ty mẹ sẽ giảm xuống 289 tỷ đồng (-8.5% n/n) do gánh nặng lãi suất tăng và chi phí khấu hao. Trong năm 2025F, khi VPL 2 đi vào hoạt động, doanh thu và LNST có thể tăng lên 2,894 tỷ đồng (+5.8% n/n) và 487 tỷ đồng (+36.6% n/n). KIS kỳ vọng LNST của công ty mẹ của GEG sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 33% trong giai đoạn 2022-2025F.
  • KIS kết hợp hai phương pháp DCF và EV/EBITDA (70:30) để đưa ra giá mục tiêu 19,650 đồng/cổ phiếu dựa trên một loạt các giả định: WACC 12.52%, Chi phí vốn chủ sở hữu 16.8% và EV/EBITDA 8.0x (thấp hơn EV/EBITDA trung bình trong lịch sử là 9.5x trong giai đoạn 2020-2022) do KIS lo ngại về rủi ro vỡ nợ của GEG và sự không chắc chắn về ngày ban hành QHĐ 8. GEG hiện đang giao dịch ở mức EV/EBITDA là 9.5x, ở mức thấp hơn trong lịch sử do việc phát hành QHĐ 8 cuối cùng bị chậm trễ cùng với tỷ lệ nợ đáng lo ngại. Rủi ro của GEG bao gồm (1) Rủi ro vỡ nợ khi tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu ở mức rủi ro, (2) rủi ro pha loãng khi GEG dự kiến phát hành thêm cổ phiếu và (3) rủi ro cắt giảm công suất.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1680783565412_GEG_KIS_2023-04-06.pdf

13.  DHC [ Trung lập – 43.100đ/cp ]: Thách thức vẫn còn ở phía trước – SSI

  • DHC giao dịch ở mức P/E 8x- thấp hơn P/E trung bình lịch sử là 8,9x trong giai đoạn 2019-2021. DHC là công ty quy mô trung bình với công suất chiếm 3% thị phần giấy lượn sóng. SSI cho rằng hiệu suất hoạt động của DHC cao hơn toàn ngành trong năm 2023 nhờ: (i) nhà máy Giao Long 1 và Giao Long 2 hoạt động hết công suất; (ii) tỷ trọng giấy testliner có giá trị cao được sử dụng tăng lên so với medium; và (iii) việc quản lý hàng tồn kho hiệu quả khi DHC tăng gấp đôi hàng tồn kho trong Q4/2022 so với cùng kỳ.
  • Trong ngắn hạn, doanh thu dự báo giảm tốc do lượng đơn đặt hàng xuất khẩu từ các khách hàng chính như dệt may, da giày, thủy sản… vẫn chưa phục hồi so với 6 tháng đầu năm 2022. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận gộp trong Q1/2023 có thể được hưởng lợi từ hàng tồn kho giá rẻ trong Q4/2022.
  • Dài hạn hơn, SSI cho rằng nhà máy Giao Long 3 sẽ đi vào hoạt động vào năm 2026. Ngoài ra, việc nâng cấp lên kraftliner1 sẽ là động lực tăng trưởng chính cho DHC trong giai đoạn 2026- 2030. SSI đưa ra khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu DHCvới giá mục tiêu là 43.100 đồng/cổ phiếu (tiềm năng tăng giá là 8,6%).

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1680781746630_DHC_SSI_2023-04-06.pdf

14.  DGC [ MUA – 62.200đ/cp ]: Cập nhật kết quả kinh doanh 4Q2022  – KBSV

  • Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của DGC trong quý 4 tiếp tục giảm so với quý liền trước, đạt lần lượt 3,111 tỷ đồng (-9.98% YoY) và 1,200 tỷ đồng (-17.86% YoY). Nguyên nhân là do giá phốt pho vàng vẫn đang trong xu hướng giảm kể từ quý 3/2021 trong khi giá phân DAP và axit phosphoric đã lần lượt tạo đỉnh vào quý 2 và quý 3/2022.
  • Trong cuộc họp ĐHĐCĐ vừa qua, DGC công bố kế hoạch kinh doanh 2023 với doanh thu hợp nhất đạt 10,875 tỷ đồng, giảm 24.7% YoY. Trong bối cảnh giá đầu ra kém khả quan do nhu cầu suy yếu và chi phí đầu vào tăng cao, lợi nhuận sau thuế kế hoạch của công ty được dự báo ở mức 3,000 tỷ đồng, tương đương với việc biên lãi thuần giảm mạnh về mức 27.58% trong năm 2023.
  • LNST 1Q2023 của DGC dự kiến đạt 700 tỷ đồng (-50% YoY), phù hợp với định hướng của ban lãnh đạo. Lợi nhuận sau thuế dự kiến sẽ dần hồi phục kể từ quý 2 và doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh xuất khẩu axit phosphoric nhiệt mạnh (TPA) nhờ nhu cầu của mặt hàng này tăng cao và giúp bù đắp cho nhu cầu phốt pho vàng suy yếu.
  • Mức giá mục tiêu cho năm 2023 được xác định dựa theo 2 phương pháp định giá FCFE và EV/EBITDA, là 62,200 VNĐ/cổ phiếu, cao hơn 16.48% so với mức giá đóng cửa ngày 05/04/2023. Dựa vào triển vọng các dự án doanh nghiệp đang triển khai cũng như các yếu tố rủi ro có thể phát sinh, SSI tiếp tục duy trì khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu DGC.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1680783124504_DGC_KBSV_2023-04-06.pdf

15.  VCB [ Nắm giữ – 94.100đ/cp] Tăng trưởng bền bỉ – MAS

  • NII sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt nhờ triển vọng tăng trưởng tín dụng cao. VCB là một trong bốn ngân hàng tham gia hỗ trợ các TCTD yếu kém, do đó VCB có khả năng được giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cao hơn mặt bằng chung cũng như các đãi ngộ riêng. MAS kỳ vọng tăng trưởng tín dụng VCB sẽ tiếp tục ghi nhận ở mức cao (+15% sv. ck.), ổn định nguồn thu nhập từ lãi. Bên cạnh đó, các khoản cho vay liên ngân hàng cũng có thể cơ cấu sang các loại tài sản có mức lợi suất tốt hơn khi cần thiết. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) được duy trì ở mức 10.1%, tăng nhẹ 78bps so với 2021 và cao hơn quy định là 8%.
  • Sức mạnhthương hiệu cũng giúp cho nhóm ngân hàng quốc doanh có nhiều lợi thế trong vấn đề huy động, đặc biệt là VCB. Mặc dù lãi suất huy động của VCB thấp hơn so với các NHTM khác khoảng 2-3%, tuy nhiên huy động của VCB vẫn tăng 9.5% trong năm 2022, cao hơn 1.4x lần so với tăng trưởng huy động toàn ngành. Trong bối cảnh chi phí huy động thấp, lãi suất cho vay của VCB sẽ tương đối hấp dẫn hơn, cho phép ngân hàng lựa chọn nhóm khách hàng có rủi ro tín dụng thấp.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1680864804944_VCB_MAS_2023-04-07.pdf

16.  QNS [ Tích cực – 46,600đ/cp ]: Cập nhật Đại hội Cổ đông – SSI

  • SSI duy trì ước tính doanh thu thuần và LNST năm 2023 lần lượt là 9 nghìn tỷ đồng (+9% svck) và 1,4 nghìn tỷ đồng (+9% svck) do sản lượng đường tiêu thụ tăng trong 2T2023 vẫn phù hợp với ước tính của SSI. Theo QNS, mức tiêu thụ sữa đậu nành và tỷ suất lợi nhuận gộp của sữa đậu nành ước tính sẽ đi ngang trong năm 2023 so với năm 2022 do mức tiêu thụ yếu. Đối với mảng đường, sản lượng đường tinh luyện (RS) dự kiến sẽ đạt 160.000 tấn (+23% svck) trong năm 2023, do QNS sẽ được hưởng lợi từ sản lượng mía cao hơn trong mùa vụ 2022/2023. SSI giả định sản lượng RE sẽ đi ngang ở mức 20.000 tấn cho năm 2023.
  • QNS hiện giao dịch với P/E dự phóng năm 2023 là 9,2x, nằm ở khoảng giữa dải P/E lịch sử 4 năm. SSI áp dụng mức P/E mục tiêu là 12x cho mảng sữa đậu nành (từ 11x) và 7x cho các mảng khác (từ 6x). Theo đó, SSI đưa ra mức giá mục tiêu 1 năm mới cho cổ phiếu QNS là 46.600 đồng/cổ phiếu, tương ứng với tiềm năng tăng giá là 11% (ROI là 18%). SSI duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu QNS.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1680864244823_QNS_SSI_2023-04-07.pdf

17.  PNJ [ MUA – 91,200đ/cp ]: Cập nhật kết quả kinh doanh – MBS

  • MBS khuyến nghị MUA và thay đổi giá mục tiêu của PNJ lên 91.200 đồng/cổ phiếu (+16% tăng giá, sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền). Các yếu tố thúc đẩy giá: (1) Hưởng lợi khi tầng lớp trung lưu tại Việt Nam tiếp tục tăng trưởng (2) Tiếp tục mở rộng chiếm lĩnh thị phần Mảng bán lẻ, (3) Đổi mới, tái cơ cấu, áp dụng chuyển đổi số, triển khai nhiều chương trình nhằm mở rộng tệp khách hàng.
  • Năm 2022, trong với bối cảnh thị trường nhiều khó khăn và biến động, PNJ ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng với doanh thu thuần đạt đạt 33.876 tỷ đồng (+73,3%YoY) và 1.807 tỷ đồng (+75,6%YoY), qua đó lần lượt hoàn thành 131,1% và 136,9% kế hoạch đã đề ra. Doanh thu bán lẻ năm 2022 tăng 79.7% so với cùng kỳ nhờ việc triển khai hoạt động phát triển khách hàng mới và chăm sóc khách hàng cũ đạt hiệu quả. Doanh thu sỉ tăng 56,1% so với cùng kỳ nhờ việc phát triển tập khách hàng sỉ hiệu quả cùng danh mục hàng hoá đa dạng. Doanh thu vàng 24K tăng mạnh khi nhu cầu vàng miếng gia tăng 74,6%. Tính đến cuối năm 2022, hệ thống PNJ có 364 cửa hàng độc lập bao gồm 343 CH PNJ Gold, 7 CH PNJ Silver (+292 SiS), 3 CH CAO Fine Jewellery (+12 SiS), 5 CH Style by PNJ (+32 SiS), 3 CH PNJ Watch (+86 SiS) và 3 CH PNJ Art. 2 tháng đầu năm 2023, PNJ đạt doanh thu thuần đạt 6.976 tỷ đồng (-1,3% YoY) và lợi nhuận sau thuế đạt 556 tỷ đồng (+6,4% YoY).

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1680864587673_PNJ_MBS_2023-04-07.pdf

18.  PGB [ Trung lập ]: 11 năm tìm kiếm đối tác đã đến hồi kết  – VNDS

  • Tính đến cuối 2022, PGB vẫn là một ngân hàng quy mô nhỏ với tổng tài sản chỉ 49 nghìn tỷ đồng, trong đó hoạt động cho vay khách hàng chiếm phần lớn (65% tổng tài sản sinh lời). Dư nợ cho vay của PGB chủ yếu đến từ khách hàng doanh nghiệp (KHDN; chiếm 56% tổng cho vay cuối 2022). Hiện tại, PGB đã mở rộng mạng lưới khách hàng sang nhiều doanh nghiệp khác (hình 2) ngoài PLX và các công ty liên quan đến PLX để đa dạng hóa khách hàng và giảm thiểu rủi ro tập trung. Đối với cho vay cá nhân (44% tổng cho vay), PGB chủ yếu tập trung vào mảng cho vay mua nhà (63% danh mục).
  • PGB ghi nhận lợi nhuận (LN) ròng đạt 404 tỷ đồng (+56,2% svck) chủ yếu nhờ NIM tăng 90 điểm cơ bản và chi phí hoạt động giảm đáng kể (CIR giảm còn 49% từ mức 57% trong năm 2021). Tăng trưởng tín dụng khá khiêm tốn chỉ 4% svck do mảng cho vay chính là KHDN giảm 7,5% svck, trong khi cho vay KHCN tăng 30% svck (tỷ trọng tăng lên mức 46% từ mức 35% trong 2021). Nhờ mở rộng lĩnh vực cho vay KHCN, NIM của ngân hàng đã có sự cải thiện đáng kể lên 2,9% từ mức 2% trong năm 2021. Về chất lượng tài sản, PGB vẫn chưa ghi nhận nhiều sự cải thiện: tỷ lệ nợ xấu NPL của ngân hàng vẫn ở mức cao so với các ngân hàng niêm yết cùng quy mô (2,6% vào thời điểm cuối 2022) và tỷ lệ bao nợ xấu LLR rất thấp chỉ 38%.
  • Với kế hoạch thoái vốn lần này, PLX thực hiện thoái vốn toàn bộ phần sở hữu tại PGB (120 triệu cổ phần – tương ứng với 40% sở hữu) theo hình thức đấu giá công khai, với mức giá khởi điểm 21.300đ/cp – tương ứng với P/B đạt khoảng 1,2 lần cho năm 2022. Kết quả đấu thầu vừa qua có 4 nhà đầu tư trúng giá, trong đó 3 tổ chức và 1 cá nhân. Giá trúng cao nhất là 21.500 đồng/cp, chỉ cao hơn 200 đồng/cp so với giá khởi điểm 21.300 đồng/cp. Giá trúng bình quân là 21.400 đồng/cp, tương ứng tổng giá trị cổ phần bán được là 2.568 tỷ đồng.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1680864366522_PGB_VNDS_2023-04-07.pdf

19.  GVR [ MUA – 21,500đ/cp ]: Cập nhật KQKD 4Q2022 – KBSV

  • 4Q2022 GVR ghi nhận doanh thu thuần 9,012 tỷ VND, giảm 7% yoy. Giá vốn hàng bán tăng 3% dẫn đến biên gộp giảm mạnh xuống 19% từ mức 27%. LNST 4Q2022 của GVR ghi nhận 1,310 tỷ VND, giảm 26% yoy. Lũy kế cả năm 2022, GVR với doanh thu thuần 25,315 tỷ VND (giảm 3% yoy), LNST 4,707 tỷ VND (giảm 10% yoy) đã hoàn thành lần lượt 89% và 123% kế hoạch 2022.
  • Giá cao su đã hồi phục tăng 3% từ đầu năm 2023, tuy nhiên vẫn ở mức thấp hơn 30% so với cùng kỳ năm trước. Giá cao su vẫn tiếp tục được dự báo không thuận lợi trong thời gian tới.
  • GVR sở hữu gần 290 nghìn ha đất tại Việt Nam, quỹ đất dồi dào để chuyển đổi sang đất KCN với chi phí thấp. Theo kế hoạch tập đặt ra đến 2025, tập đoàn sẽ mở rộng thêm gần 17,000 ha đất KCN. Từ nay đến 2030, GVR tập trung đẩy mạnh đầu tư, nâng tổng diện tích KCN sở hữu lên đến gần 40 nghìn ha.
  • KBSV khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu GVR, mức giá mục tiêu 21,500 VND/cp, tương ứng với mức sinh lời 34.8% so với mức giá đống cửa 15,950 VND/cp ngày 04/04/2023.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1680868824655_GVR_KBSV_2023-04-07.pdf

20.  Ngành Nông nghiệp [Trung lập ]: Giá nông sản biến động trái chiều trong 2023 – VNDS

  • VNDS cho rằng giai đoạn 2023-24 sẽ thuận lợi hơn với các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nhờ 1) điều kiện thời tiết thuận lợi hơn cho vụ mùa của các nông sản chính, 2) chi phí vận chuyển sẽ giảm đáng kể sau khi bị gián đoạn logistic toàn cầu trong 2021-22 và 3) giá phân bón sẽ giảm mạnh. Do đó, VNDS kỳ vọng chỉ số giá hàng hóa thực phẩm sẽ duy trì xu hướng giảm, với giá trung bình của các sản phẩm giảm 6,1%-6,7% svck trong 2023, ngoại trừ dầu dừa và gạo.
  • VNDS kỳ vọng giá thức ăn chăn nuôi sẽ hạ nhiệt dần từ Q2/23, giúp cải thiện biên lợi nhuận (LN) gộp của các nhà sản xuất thịt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thịt lợn trong nước vẫn còn yếuVNDS cũng cho rằng giá bột sữa sẽ hạ nhiệt trong 2023 (-5,0% svck) do nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc giảm và nhu cầu tiêu thụ sữa trên toàn cầu có thể yếu trong ngắn hạn. Do vậy, VNDS kỳ vọng các nhà sản xuất thịt và sữa sẽ ghi nhận biên LN gộp phục hồi trong 2023 khi áp lực từ chi phí nguyên vật liệu giảm bớt.
  • VNDS cho rằng giá đường trong nước sẽ duy trì ở mức cao trong năm 2023 nhờ thuế chống bán phá giá, trong khi lượng tồn kho đường nhập khẩu giá rẻ trong năm 2022 cũng giảm dần. Bên cạnh đó, xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ việc 1) Ấn Độ tiếp tục duy trì chính sách hạn chế xuất khẩu gạo, 2) nhu cầu gạo thế giới vẫn ở mức cao, 3) Việt Nam đang tập trung sản xuất gạo chất lượng cao để phù hợp với xu hướng tiêu dùng toàn cầu. Do đó, VNDS kỳ vọng giá gạo xuất khẩu và giá đường trong nước sẽ tăng 3,9%/4,0% svck trong 2023, hứa hẹn sẽ tiếp tục là một năm tích cực với các doanh nghiệp sản xuất gạo và đường.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1680604761708_VNDS_2023-04-04.pdf

21.  Ngành Bất động sản khu công nghiệp [ Trung lập]: Vẫn còn đó những thách thức – VNDS

  • Trong năm 2022, tổng diện tích đất KCN tại thị trường miền Nam tăng 9,2% svck lên 41.950ha, trong đó 66,6% là diện tích cho thuê, khoảng 27.950ha (+8,2% svck). Thị trường miền Bắc chứng kiến nguồn cung mới tăng mạnh trong Q4/22, khoảng 590ha diện tích cho thuê (đa phần đến từ khu vực ngoại ô), giúp cho diện tích cho thuê tăng 7,9% svck lên 11.923 ha. Tổng diện tích năm 2022 tăng 8,1% svck đạt 16.915ha, trong khi tỷ lệ lấp đầy giảm 1,0 điểm % sv quý trước và 0,2 điểm % svck xuống còn 79%. Mặc dù vậy, VNDS nhận thấy miền Nam và miền Bắc đều được hưởng lợi từ xu hướng tăng giá thuê, với mức tăng lần lượt 10,5% và 7,5% svck.
  • VNDS tin rằng sự bùng nổ của thương mại điện tử đã hỗ trợ nguồn cung NK và NXXS gia tăng mạnh mẽ ở cả miền Nam và miền Bắc. Nhờ chào đón một số dự án trong năm 2022, tổng nguồn cung NK ở miền Nam và miền Bắc lần lượt đạt 3,87 tr m2 và 1,52 tr m2, trong đó phần lớn là nhà kho hiện đại. Đối với thị trường NXXS, tổng nguồn cung tại miền Nam và miền Bắc đã tăng lần lượt 23,3% và 1,6% svck đạt 4,8 tr m2 và 2,3 tr m2.
  • VNDS nhận thấy các yếu tố tích cực hỗ trợ với ngành BĐS KCN đang mờ nhạt, tới từ các thách thức dần xuất hiện. Đầu tiên, VNDS ho rằng thị trường BĐS KCN sẽ chứng kiến sự khan hiếm nguồn cung mới trong năm 2023 khi thủ tục phê duyệt bị trì hoãn tới từ những vướng mắc về thủ tục pháp lý. Thứ hai, VNDS nhận thấy khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút vốn FDI đang dần suy yếu so với các quốc gia khác trong khu vực, tới từ: 1) gia tăng cạnh tranh đến từ Indonesia, Malaysia khi các đối thủ này có môi trường kinh doanh, phát triển thuận lợi cho ngành xe điện và ngành công nghiệp bán dẫn, 2) thuế tối thiểu toàn cầu sẽ sớm được áp dụng trong năm 2024 có thể khiến cho lợi thế về ưu đãi thuế biến mất.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1680695344508_VNDS_2023-04-05.pdf

22.  Ngành BĐS nhà ở [ Trung lập ]: Những tác động của Nghị định 10/2023/NĐ-CP – VNDS

  • Cụ thể, Nghị định số 10 đã bổ sung quy định cấp sổ hồng đối với công trình xây dựng sử dụng vào mục đích lưu trú du lịch, nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. VNDS cho rằng điều này sẽ tạo cơ sở pháp lý cho phép cơ quan quản lý có thẩm quyền, đặc biệt trong việc cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng loại hình này với thời hạn 50 năm. Tuy nhiên để tháo gỡ hàng loạt vướng mắc pháp lý của loại hình này, VNDS cho rằng cần thêm những chính sách tháo gỡ cụ thể, đồng bộ giữa các luật hiện hành.
  • Sau giai đoạn phát triển mạnh mẽ từ 2016 – 2018, loại hình sản phẩm condotel đã rơi vào trầm lắng do thiếu hành lang pháp lý, đặc biệt liên quan đến vấn đề cấp giấy chứng nhận. Đây là lý do khiến thị trường condotel trở nên trầm lắng trong thời gian qua. Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), đến cuối năm 2022, cả nước có khoảng 83.000 căn condotel chờ sổ hồng, phần lớn thuộc các khu du lịch nghỉ dưỡng, sử dụng quỹ đất thương mại, dịch vụ có thời hạn 50-70 năm.
  • Về thị trường BĐS nghỉ dưỡng, cũng theo HoREA, năm 2022 cả nước chỉ có 12 dự án được cấp phép, giảm 77% svck. Lượng giao dịch sản phẩm cũng ở mức thấp và tỷ lệ hấp thụ cuối năm 2022 chỉ bằng khoảng hơn 30%. Các doanh nghiệp niêm yết đang có những sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng có thể kể đến như NVL, HDC, DIG, CEO, BCG….

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1680781928645_VNDS_2023-04-06.pdf

23.  Vĩ mô: Tăng trưởng kinh tế Q1/2023 và Bước chuyển chính sách– VDSC

  • Mặc dù VDSC đã đưa ra dự cảm rằng tăng trưởng kinh tế năm 2023 sẽ thấp, tuy nhiên số liệu tăng trưởng kinh tế Q1/2023 thực tế đã thấp hơn nhiều so với kỳ vọng. Trong quý đầu năm, tăng trưởng GDP chỉ đạt 3,3%, nếu không xét thời điểm nền kinh tế bị tác động tiêu cực bởi Covid-19 (Q1/2020 và Q3/2021) thì đây là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ Q1/2009. Sự suy giảm của tăng trưởng đến từ một trong những cỗ máy tăng trưởng tốt nhất của Việt Nam từ trước đến nay, lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo giảm 0,4% so với cùng kỳ và là mức tăng trưởng âm duy nhất trong chuỗi dữ liệu thống kê nếu không tính đến thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh vào Q3/2021. Cụ thể, lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo trong tháng 03/2023 đã không hồi phục như kỳ vọng và tăng trưởng âm khoảng 1,7% so với cùng kỳ. Tính chung Q1, lĩnh vực SXCN giảm 2,3% so với cùng kỳ. Trong các lĩnh vực tăng trưởng âm của Q1 năm nay còn có bất động sản (-0,1% so với cùng kỳ) và y tế (-1,6% so với cùng kỳ). Lĩnh vực xây dựng vốn gắn liền với dịch vụ bất động sản và đầu tư công cũng không khá hơn, chỉ tăng khoảng 2,0% so với cùng kỳ, thấp hơn mức tăng bình quân khoảng 5,5% của lĩnh vực này trong Q1 của 5 năm gần nhất. Trái với sự sụt giảm của lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực dịch vụ vẫn giữ được mức tăng trưởng 6,8% so với cùng kỳ, nguyên nhân là lĩnh vực này vẫn còn được hưởng lợi từ mức nền thấp trong Q1/2022. Cụ thể, tăng trưởng lĩnh vực bán lẻ, dịch vụ lưu trú ăn uống, giải trí, hành chính đều tăng khá ở mức 8,1-26,0% so với cùng kỳ. Riêng lĩnh vực tài chính ngân hàng tăng 7,7% so với cùng kỳ, thấp hơn mức tăng bình quân của lĩnh vực này trong Q1 giai đoạn 2020-22 và về lại mức tăng trung bình của lĩnh vực này trước khi Covid-19 xảy ra. Lĩnh vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản là khu vực ổn định nhất của nền kinh tế, duy trì được mức tăng đều đặn là 2,5% trong Q1/2023.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1680696170520_VDSC_2023-04-05.pdf

24.  Ngành trồng trọt [ Trung lập ]: Báo cáo cập nhật bức tranh toàn cảnh về tình hình sản xuất, biến động giá cả, tình hình tiêu thụ và các dự báo về thị trường hồ tiêu trong nước và thế giới – Vietnambiz

  • Thương mại hồ tiêu toàn cầu đang cho thấy sự khởi sắc trở lại. Số liệu tổng hợp cho thấy xuất khẩu tiêu của Việt Nam, Indonesia và Ấn Độ đều tăng vào đầu năm nay. Trong khi đó, giá tiêu thế giới tăng nhẹ trong tháng 2 và duy trì ổn định vào nửa đầu tháng 3.
  • Theo số liệu từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (USITC), trong tháng 1 nhập khẩu hồ tiêu của Mỹ đạt tổng cộng 6.947 tấn hồ tiêu với trị giá 34,6 triệu USD, tăng 2,3% về lượng và tăng 4,2% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
  • Tại trong nước, sản lượng tiêu trong vụ mùa năm nay tăng tại Đắk Lắk, Gia Lai, nhưng giảm tại Đồng Nai, Bình Phước. Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA) dự báo sản lượng tiêu của nước ta năm 2023 tăng khoảng 5% so với 2022 lên 180.000 – 185.000 tấn.
  • Theo số liệu của VPSA, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm nay với khối lượng đạt 10.209 tấn, tăng 8,6 lần so với cùng kỳ năm ngoái và bằng một nửa lượng tiêu mà Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này trong cả năm ngoái.
  • Nhu cầu tăng cao từ thị trường Trung Quốc và những thông tin kém khả quan về sản lượng thu hoạch tại một số địa phương đã đẩy giá tiêu trong nước tăng 13 – 15% trong tháng 2 lên 64.000 – 66.000 đồng/kg.
  • Ngày 17/3, tại TP HCM Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) tổ chức Đại hội bất thường đổi tên thành Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA). Sự kiện này đánh dấu bước chuyển mình trong chiến lược phát triển sản xuất và xuất khẩu các loại gia vị của Việt Nam.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1680864244823_QNS_SSI_2023-04-07.pdf

Quý nhà đầu tư lưu ý:

  • Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN