Kính gửi các anh chị đầu tư!
Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 12/06 – 16/06/2023
- VNM [ MUA – 84.200đ/cp ]: Biên lợi nhuận gộp cải thiện trong nửa cuối 2023 – MAS.
- DGW [ MUA – 46.800đ/cp ]: Kỳ vọng phục hồi – BSC..
- MBB [ MUA – 27.900đ/cp] Duy trì vị thế bền vững – KBSV..
- GEX [ MUA – 19.000đ/cp] Định giá hấp dẫn trong dài hạn – VCBS.
- HPG [ MUA – 27.400đ/cp] Kỳ vọng sản lượng tiêu thụ hồi phục vào cuối năm – KBSV..
- PLX [ Tích cực – 45.600đ/cp] Trên đà hồi phục – VNDS.
- PLX [ Trung lập – 39.600đ/cp] Sản lượng bán lẻ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh – SSI.
- STB [ MUA – 34.500đ/cp] Tiềm năng tăng trưởng đáng được kỳ vọng – SSI.
- TPB [ Trung lập – 24.300đ/cp] Ưu tiên kiểm soát chất lượng tài sản – SSI.
- GMD [ Trung lập – 55,900đ/cp ] Triển vọng tiếp tục ảm đạm, điểm sáng từ bán cảng Nam Hải Đình Vũ – BVSC
- HSG [ Tích cực – 19,400đ/cp ]: Tỷ lệ hàng tồn kho đã về mức an toàn – MAS.
- PVD [ MUA – 29.000đ/cp] Tăng trưởng mạnh mẽ – BSC.
- VEA [ MUA – 40.930đ/cp] Sản lượng T5/2023: dấu hiệu giảm tốc ngày càng rõ rệt – BVSC..
- VHC [ Nắm giữ – 61.400đ/cp] Cải thiện hơn so với tháng trước – KSV..
- GMD [ MUA – 63.000đ/cp] Báo cáo cập nhật 1Q2023 – KBSV..
- KBC [ MUA – 34.000đ/cp] Mở khóa quỹ đất từ dự án Tràng Duệ 3 – BSC..
- NT2 [ Nắm giữ – 35.100đ/cp] Hưởng lợi từ nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao – KBSV..
- POW [ Tích cực – 17,800đ/cp ] Tái khởi động tăng trưởng nhóm nhiệt điện – VNDS.
- SAB [ MUA – 162.000đ/cp ]: Nhu cầu tiêu thụ chậm – VCBS.
- VNM [ MUA – 138.982đ/cp] Hồi phục lợi nhuận trong nửa cuối năm – VCBS.
- Ngành Điện [ Trung lập ] Quy hoạch điện VIII và một vài tác động đến ngành điện – KBSV..
- Ngành xây lắp [ Trung lập] Đầu tư công – MAS.
Quý nhà đầu tư lưu ý:
Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
1. VNM [ MUA – 84.200đ/cp ]: Biên lợi nhuận gộp cải thiện trong nửa cuối 2023 – MAS
- Trong Q1/23, doanh thu thuần hợp nhất của CTCP Sữa Việt Nam (VNM)ghi nhận 13,918 tỷ đồng (+0.3% CK), hoàn thành 22% kế hoạch năm. Trong khi các sản phẩm sữa bột và sữa nước đang gặp áp lực cạnh tranh, các sản phẩm sữa chua và sữa đặc tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu cao trong Q1/23. Biênlợi nhuận gộp hợp nhấtduy trìởmức thấp nhấttừQ2/15 với 38.8% (tương tựQ4/22, Q1/22: 40.5%). Ngoài ra, chi phí bán hàng và quản lý tăng mạnh (+10.8% CK) nhằm duy trì thị phần đã khiến lợi nhuận sau thuế của VNM giảm 16.5% xuống 1,906 tỷ đồng, hoàn thành 22.1% kế hoạch năm.
- Năm 2023, VNM dự kiến tổng doanh thu và lợi nhuận ròng đạt lần lượt 63,380 tỷ đồng (+5.5% CK) và 8,622 tỷ đồng (+0.5% CK). Ngoài ra, công ty cũng đề cập đến kế hoạch tối đa hóa doanh thu trong mùa cao điểm quý 2 và quý 3 sắp tới. VNM đã chốt hợp đồng sữa nguyên vật liệu đến T8/23. Với việc bắt đầu sử dụng nguyên liệu tồn kho chi phí thấp so với cùng kỳ từ Q2/23, công ty kỳ vọng biên lợi nhuận gộp sẽ cải thiện đáng kể từ Q3/23. Trong nửa đầu năm 2023, VNM đã ký thành công nhiều hợp đồng xuất khẩu lớn với tổng trị giá 100 triệu USD, chủ yếu là sữa bột trẻ em sang thị trường Trung Đông. Công ty lên kế hoạch thu về hơn 200 triệu USD trong 2023. Dự án trang trại Lao-Jagro: Hiện trang trại có hơn 1,000 con bò được nhập khẩu từ Mỹ (Kế hoạch giai đoạn 1: 24,000 con), công ty dự kiến nhập thêm 7,000 con trong năm nay. Dự án bò thịt Sojitz: Dự án đã khởi công vào T3/23 và sẽ đi vào hoạt động sau hai năm. Dự án nhà máy sữa Hưng Yên: Nhà máy dự kiến sẽ đi vào vận hành năm 2025 nhưng vẫn chưa khởi công.
- MAS điều chỉnh tăng nhẹdựphóng doanh thu thuần hợp nhất năm 2023 lên 62,265 tỷđồng (+3.9% CK) và LNST của cổ đông công ty mẹ lên 9,452 tỷ đồng (+11% CK) sau khi HĐQT dự kiến tăng giá bán một số sản phẩm từ 3-5%. Ngoài ra, MAS giảm tốc độ tăng trưởng vĩnh viễn của VNM xuống 2% (từ 3%) để phản ánh tốc độ tăng trưởng chậm trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt. Sau khi điều chỉnh, MAS giảm giá mục tiêu xuống 84,200 đồng (từ 85,100 đồng) nhưng duy trì khuyến nghị MUA đối với VN.
Link tải full báo cáo:
https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1686575515872_VNM_MAS_2023-06-12.pdf
2. DGW [ MUA – 46.800đ/cp ]: Kỳ vọng phục hồi – BSC
- BSC duy trì khuyến nghị MUA cổ phiếu DGW với giá mục tiêu 2024 = 46,800 VNĐ/CP (Upside +18% so với giá đóng cửa ngày 15/6/2023), nhằm phản ánh năng lực hoạt động của DGW (kì vọng CAGR lợi nhuận giai đoạn 2020-2024F = 19%), sau giai đoạn nhu cầu đột biến. Dựa trên Phương pháp định giá DCF và PE với P/E mục tiêu =14.3 lần tương đương P/E trung bình khi DGW kí hợp đồng với Apple.
- KQKD năm 2024 kì vọng phục hồi trên nền thấp của năm 2023 (+26%YoY): nhu cầu phục hồi và tăng tỷ trọng đóng góp của các mảng có biên lợi nhuận cao hơn như hàng gia dụng, hàng tiêu dùng,….
- Tiềm năng tăng trưởng dài hạn nhờ chiến lược M&A, giúp DGW mở rộng quy mô ngành hàng và kênh phân phối.
- DTT và LNST-CT mẹ Q1/23 chênh lệch -11% và 5% so với ước tính của BSC, chủ yếu do biên LNHĐ Q1/23 cao hơn 40 BPS so với ước tính BSC do: • Biên lợi nhuận cao hơn ước tính của BSC 60 BPS do doanh thu mảng ICT (có biên lợi nhuận gộp thấp) giảm nhiều hơn kì vọng của BSC. Việc trích phân bổ lợi thế thương mại (hợp nhất Archison) làm tăng tỷ lệ SG&A/DTT cao hơn 18BPS so với mức BSC ước tính.
Link tải full báo cáo:
https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1686909083409_DGW_BSC_2023-06-16.pdf
3. MBB [ MUA – 27.900đ/cp] Duy trì vị thế bền vững – KBSV
- Tổng thu nhập hoạt động (TOI) đạt 11,930 tỷ đồng (+2.6% YoY). Trong đó thu nhập lãi thuần ghi nhận tăng trưởng 22% YoY, thu nhập ngoài lại giảm mạnh 47.6% YoY. Chi phí dự phòng và chi phí hoạt động được kiểm soát trong quý 1, lần lượt -0.8% YoY và -13% YoY. Nhờ vậy, LNTT tăng trưởng 10% YoY, đạt 6,512 tỷ đồng giúp MBB đứng thứ 3 về lợi nhuận chỉ sau VCB và BIDV.
- Tỷ lệ nợ xấu đến cuối Q1/2023 tăng 75bps so với cuối năm 2022 lên 1.76%. Trong số các nhóm nợ xấu, dư nợ nhóm 2 và 3 tăng hơn gấp đôi so với cuối năm 2022; nợ nhóm 5 cũng tăng 47% QoQ..
- MBB vẫn là ngân hàng được cấp hạn mức tín dụng cao so với các ngân hàng khác do (1) có lợi thế về nguồn vốn huy động dồi dào, (2) việc tham gia tái cấu trúc TCTD yếu kém sẽ giúp MBB được NHNN cấp hạn mức tín dụng cao hơn mức trung bình.
- Tỷ lệ CASA giảm 5.1% trong quý 1 phản ánh ảnh hưởng của môi trường lãi suất cao. Dù vậy, KBSV đánh giá đây chỉ là yếu tố ngắn hạn, với chính sách điều hành của NHNN giảm lãi suất huy động trong thời gian vừa qua, MBB được kỳ vọng sẽ cải thiện tỷ lệ CASA trong các quý tới và tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu ngành.
- Sử dụng 2 phương pháp định giá P/B và Chiết khấu lợi nhuận thặng dư, KBSV đưa ra mức giá mục tiêu cho năm 2023 của cổ phiếu MBB là 27,900 VND/cp, cao hơn 42% so với giá tại ngày 15/06/2023. Khuyến nghị MUA với cổ phiếu MBB.
Link tải full báo cáo:
https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1686909341454_MBB_KBSV_2023-06-16.pdf
4. GEX [ MUA – 19.000đ/cp] Định giá hấp dẫn trong dài hạn – VCBS
- GEX công bố KQKD kém khả quan trong Q1.2023. Trong 3 tháng đầu năm, DT sụt giảm đạt 6,410 tỷ đồng (-25.9% yoy) và LNST lỗ đạt -92.28 tỷ đồng. Sự sụt giảm đến từ hầu hết tất cả các mảng kinh doanh như thiết bị điện, bất động sản, vật liệu xây dựng. Mảng năng lượng là mảng duy nhất có sự tăng trưởng trong Q1.2023. Bên cạnh đó, các khoản lỗ tài chính trong Q1.2023 cũng là yếu tố gây sụt giảm lớn lợi nhuận của công ty mẹ.
- GEX nắm giữ các mảng kinh doanh với vị thế hàng đầu trong ngành vật liệu xây dựng, thiết bị điện, bất động sản. VCBS kỳ vọng tình hình kinh doanh khó khăn trong ngắn hạn sẽ dần được cải thiện và còn nhiều tiềm năng trong dài hạn. 2) Các khoản đầu tư tài chính đã lỗ trong các quý trước đó được kỳ vọng có lãi trở lại giúp lợi nhuận khả quan hơn trong các quý tới so với mức lỗ lớn của Q1.2023. 3) Chiến lược thoái vốn một phần mảng năng lượng sẽ giúp GEX có thêm nguồn lực tài chính để thực hiện các thương vụ M&A giúp GEX chớp cơ hội mở rộng kinh doanh mạnh mẽ trong thời gian tới cũng như xử lý các vấn đề về trái phiếu đã phát hành còn tồn đọng.
- VCBS cho rằng trong ngắn hạn các mảng kinh doanh của GEX còn nhiều khó khăn trong bối cảnh nhu cầu thị trường sụt giảm mạnh, tuy nhiên GEX sở hữu tập công ty con, công ty liên kết có vị thế lớn tại các ngành còn nhiều tiềm năng trong dài hạn. Trong đó VGC sở hữu 11 KCN lớn, GEE với vị thế hàng đầu trong mảng thiết bị điện, mảng năng lượng, bất động sản có nhiều câu chuyện tăng trưởng trong thời gian tới. VCBS khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu GEX với giá mục tiêu là 24,750 đồng (+30%).
Link tải full báo cáo:
https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1686836039155_GEX_VCBS_2023-06-15.pdf
5. HPG [ MUA – 27.400đ/cp] Kỳ vọng sản lượng tiêu thụ hồi phục vào cuối năm – KBSV
- HPG quay trở lại ghi nhận lợi nhuận dương nhờ (1) hoàn nhập 928 tỉ dự phòng hàng tồn kho, giúp biên lãi gộp tăng từ 3% lên 6%, và (2) chi phí SG&A giảm 28% QoQ do cắt giảm hoạt động 3-4 lò cao tại Hải Dương và Dung Quất trong 1Q2023. Thêm vào đó, giá thép tăng nhẹ trong 1Q2023 nhờ kỳ vọng kinh tế hồi phục tại Trung Quốc.
- Trong khi giá chi phí đầu vào giảm mạnh (quặng sát, than cốc, thép phế giảm lần lượt 10% QoQ, 44% QoQ, 18% QoQ), thép xây dựng và HRC tại Việt Nam có sự suy giảm nhẹ hơn (lần lượt -6% và -15% QoQ), tạo điều kiện cho HPG tiếp tục cải thiện biên lãi gộp trong quý.
- Số liệu T5/2023 cho thấy sản lượng sản xuất trong tháng đạt 75% công suất thiết kế và 95% công suất tổng của doanh nghiệp, chủ yếu là nhờ đơn hàng xuất khẩu HRC tăng mạnh trong T4 và T5/2023. Đồng thời, tỉ trọng hàng tồn kho thành phẩm của HPG cũng có xu hướng gia tăng từ đầu năm tới nay. Có thể thấy, HPG đang tích cực chuẩn bị cho sự hồi phục của thị trường tiêu thụ thép trong thời gian tới.
- KBSV khuyến nghị MUA với cổ phiếu HPG, giá mục tiêu 27,400 VND/cổ phiếu, tương ứng với mức upside 19% so với giá đóng cửa ngày 15/06/2023.
Link tải full báo cáo:
https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1686837064195_HPG_KBSV_2023-06-15.pdf
6. PLX [ Tích cực – 45.600đ/cp] Trên đà hồi phục – VNDS
- Lợi nhuận (LN) ròng Q1/23 tăng 154,7% svck lên 620 tỷ đồng nhờ nguồn cung xăng dầu trong nước ổn định trở lại, hỗ trợ cho LN gộp của PLX.
- VNDS kỳ vọng PLX sẽ đạt tăng trưởng kép LN ròng là 46,1% trong năm 2023-25 nhờ thị trường xăng dầu trong nước ổn định trở lại và nhu cầu tiêu thụ xăng dầu gia tăng.
- Duy trì khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu không đổi là 45.600 đồng.
Link tải full báo cáo:
https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1686836644997_PLX_VNDS_2023-06-15.pdf
7. PLX [ Trung lập – 39.600đ/cp] Sản lượng bán lẻ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh – SSI
- Sản lượng tiêu thụ bán lẻ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh do nhờ giành thêm thị phần, trong khi doanh thu từ kênh DODO giảm tốc: LNTT mảng xăng dầu đạt 402 tỷ đồng, tăng 456% svck so với mức nền thấp trong năm 2022 (thời điểm PLX phải tăng tỷ trọng nhập khẩu nguyên liệu đầu vào với giá giao ngay cao hơn khi Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn giảm công suất hoạt động).
- Kế hoạch kinh doanh năm 2023: Theo tài liệu ĐHCĐ 2023, PLX đặt kế hoạch doanh thu năm 2023 thận trọng giảm 38% svck đạt 190 nghìn tỷ đồng. Sản lượng tiêu thụ xăng dầu của công ty mẹ (chủ yếu là sản lượng tiêu thụ trong nước) dự kiến giảm 7% svck. Mặc dù vậy, kế hoạch LNTT tăng 42% so với mức nền thấp trong năm 2022 lên mức 3,2 nghìn tỷ đồng. Do đó, cổ tức dự kiến sẽ tăng từ 7% trong năm 2022 lên ít nhất 10% trong năm 2023.
- Việc thoái vốn khỏi PGB có thể thúc đẩy lợi nhuận trong ngắn hạn: Như đã đề cập trước đó, PLX đã thoái thành công 40% cổ phần tại PGB, tương đương 120 triệu cổ phiếu PGB vào đầu tháng 4 với giá bình quân là 21.400 đồng/cổ phiếu. PLX đã thu được 2,6 nghìn tỷ đồng trong cùng tháng và có khả năng sẽ ghi nhận lợi nhuận tài chính khoảng 730 tỷ đồng trong Q2/2023.
- SSI duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu PLX với giá mục tiêu 1 năm là 39.600 đồng/cổ phiếu. SSI kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận của công ty sẽ tiếp diễn trong 2 quý tới từ mức nền thấp trong năm 2022 và được hỗ trợ bởi lợi nhuận bất thường từ việc thoái vốn tại PGB. Tuy nhiên, SSI cho rằng giá cổ phiếu phần lớn đã phản ánh các yếu tố tích cực này, vì vậy nhà đầu tư nên chờ đợi cơ hội khi thị trường rung lắc để tích lũy cổ phiếu ở mức giá thấp hơn.
Link tải full báo cáo:
https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1686836293061_PLX_SSI_2023-06-15.pdf
8. STB [ MUA – 34.500đ/cp] Tiềm năng tăng trưởng đáng được kỳ vọng – SSI
- SSI nâng khuyến nghị đối với cổ phiếu STB từ Khả quan lên MUA, khi SSI chuyển cơ sở định giá đến giữa năm 2024 và đưa ra giá mục tiêu 1 năm là 34.500 đồng/cổ phiếu (từ 29.000 đồng/cp). Việc SSI nâng giá mục tiêu và khuyến nghị đối với cổ phiếu phản ánh chất lượng tài sản đang được duy trì tốt, vì STB không có bất kỳ khoản đầu tư trái phiếu doanh nghiệp nào và cho vay chủ đầu tư bất động sản với tỷ trọng hạn chế. Ngoài ra, tăng trưởng lợi nhuận trước thuế trong năm 2023 và 2024 vẫn rất hấp dẫn, ngay cả khi SSI không ước tính khoản lợi nhuận bất thường có thể xảy ra từ việc bán các tài sản tồn đọng. Với tiềm năng tăng giá là 22,3%, SSI khuyến nghị tích lũy cổ phiếu STB trong những phiên thị trường rung lắc.
- Trong năm 2023, SSI điều chỉnh giảm 9,2% dự báo lợi nhuận trước thuế so với ước tính trước đó xuống 9,5 nghìn tỷ đồng (+50% svck), vì tăng trưởng NFI yếu hơn dự kiến (-26,4% svck) do nhu cầu tín dụng chững lại khiến hoạt động bán chéo sản phẩm suy giảm cũng như sự thiếu hụt các khoản thu nhập khác (-71% svck). Tuy nhiên, SSI muốn lưu ý rằng nếu loại trừ khoản thu nhập bất thường từ bancassurance trong năm 2022, NFI dự kiến tăng 3,5% svck trong năm 2023.
- Mở rộng quy mô sản xuất: DBD dự kiến sẽ xây dựng thêm 2 nhà máy mới trong giai đoạn 2023-2026 là nhà máy sản xuất thuốc vô trùng và non betalactam theo tiêu chuẩn EU-GMP, với tổng nguồn vốn hơn 1.600 tỷ đồng. Để tài trợ cho khoản đầu tư mới, Công ty sẽ ưu tiên sử dụng nguồn vốn tự có, ngoài ra sẽ phát hành cổ phiếu riêng lẻ 18,7 triệu cổ phiếu cho cổ đông chiến lược trong giai đoạn 2023- 2024, giá chào bán tối thiểu 50.000 đồng/cp. Ban lãnh đạo kỳ vọng có thể thu về 1.000-1.200 tỷ đồng sau khi phát hành đủ để xây dựng nhà máy.
- Sang năm 2024, SSI cho rằng STB cần có một kế hoạch rõ ràng hơn hoặc hướng dẫn chi tiết từ NHNN về phương án giải quyết số lượng cổ phần STB tại VAMC, vì số lượng cổ phần này chiếm hơn 30% quyền sở hữu của STB và có thể làm phát sinh một số vấn đề liên quan đến quản trị doanh nghiệp nếu quyền sở hữu số lượng cổ phần này được phân bổ cho quá nhiều nhà đầu tư khác nhau. Do đó, SSI không đưa ra bất kỳ ước tính về khoản lợi nhuận bất thường nào liên quan trực tiếp đến việc xử lý số lượng cổ phần này vào mô hình định giá. Tuy nhiên, LNTT dự kiến vẫn rất khả quan với mức tăng trưởng 68,3% svck chủ yếu đến từ việc STB không còn trích lập dự phòng trái phiếu VAMC.
Link tải full báo cáo:
https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1686836425575_STB_SSI_2023-06-15.pdf
9. TPB [ Trung lập – 24.300đ/cp] Ưu tiên kiểm soát chất lượng tài sản – SSI
- SSI chuyển cơ sở định giá đến giữa năm 2024 và điều chỉnh tăng giá mục tiêu 1 năm lên 24.300 đồng/cp (từ 22.800 đồng/cp). Với tỷ trọng cho vay cao đối với chủ đầu tư bất động sản (12%), cho vay mua nhà (18%) và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp (10,7%), SSI lo ngại về chất lượng tài sản sụt giảm của TPB sẽ kéo dài hơn dự kiến – gây cản trở cho việc phục hồi NIM. Vì vậy, SSI cho rằng TPB sẽ cân nhắc việc trích lập thêm dự phòng trong thời gian tới. Với những khó khăn như vậy, SSI dự báo tăng trưởng lợi nhuận sẽ không cao như những năm trước và ROE thu hẹp là những diễn biến có thể xảy ra cho năm 2023 và 2024. Do đó, SSI duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu TPB.
- Trong năm 2023, SSI dự phóng TPB sẽ đạt lợi nhuận trước thuế là 8,2 nghìn tỷ đồng (+4,8% svck). SSI cho rằng NIM giảm (-30 điểm cơ bản svck) và gánh nặng trích lập dự phòng (+22% svck) sẽ cản trở đà tăng trưởng lợi nhuận của TPB trong năm 2023. Với mức nền so sánh thấp trong năm 2023, SSI dự báo lợi nhuận trước thuế năm 2024 sẽ đạt 9 nghìn tỷ đồng (+9,8% svck), nhờ tăng trưởng NII và NFI lần lượt là 11,9% và 24,4% svck.
Link tải full báo cáo:
https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1686836585655_TPB_SSI_2023-06-15.pdf
10. GMD [ Trung lập – 55,900đ/cp ] Triển vọng tiếp tục ảm đạm, điểm sáng từ bán cảng Nam Hải Đình Vũ – BVSC
- KQKD Q1.2023 của GMD kém khả quan trước tình hình giảm sức mua và rủi ro suy thoái trên toàn cầu. DT và LNST-CĐTS của doanh nghiệp lần lượt đạt 901 tỷ đồng (+3% yoy) và 202 tỷ đồng (-26% yoy), trong đó, DT mảng khai thác cảng – hoạt động kinh doanh chính của công ty giảm 11% yoy. LNST giảm mạnh do phần đóng góp lợi nhuận từ công ty liên doanh liên kết sụt giảm, mà chủ yếu là do khoản lỗ gần 39 tỷ đồng từ cảng Gemalink.
- Năm 2023, BVSC cho rằng hoạt động kinh doanh của GMD sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực trước tình hình kinh tế vĩ mô nhiều biến động. Từ đầu năm đến nay, sản lượng container thông qua cảng biển có sự giảm sút rõ rệt so với cùng kỳ. Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn đang trì trệ trước tình trạng cầu yếu kém. Đáng chú ý, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lũy kế 5 tháng đầu năm, nhập khẩu giảm mạnh 17,9%, so với xuất khẩu chỉ giảm 11,6%. Chỉ số PMI tháng 5 của Việt Nam suy giảm tháng thứ 3 liên tiếp, cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới đều giảm mạnh hơn. Ngoài ra, việc Trung Quốc mở cửa trở lại cũng không mang đến nhiều kỳ vọng như dự kiến khi nền kinh tế nước này vẫn đang gặp nhiều khó khăn từ thị trường tài chính và bất động sản.
- BVSC định giá GMD dựa trên phương pháp SOTP (Sum-of-the-Parts). BVSC khuyến nghị NEUTRAL với giá mục tiêu cho cổ phiếu GMD là 55.900 đồng/cổ phiếu – với tiềm năng tăng trưởng 10,7%.
Link tải full báo cáo:
https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1686750012554_GMD_BVSC_2023-06-14.pdf
11. HSG [ Tích cực – 19,400đ/cp ]: Tỷ lệ hàng tồn kho đã về mức an toàn – MAS
- Trong niên độ tài chính (NĐTC) 1H23, Hoa Sen ghi nhận doanh thu và lợi nhuận ròng (LNR) giảm mạnh, lần lượt đạt 15,023 tỷ (-49.4% CK) và -429 tỷ (sv. 873 tỷ trong 1H22). Sản lượng tôn mạ và ống thép trong 1H23 của Hoa Sen lần lượt đạt 479,935 tấn (-39% CK) và 135,917 tấn (-24% CK), trong đó sản lượng tôn mạ xuất khẩu chiếm 43.3% tổng sản lượng tôn mạ của HSG. Tuy nhiên, MAS nhìn nhận điểm sáng nhất của Hoa Sen là việc biên lợi nhuận gộp đã hồi phục rất mạnh, trở lại mức 12.8% trong 2Q23 nhờ hoàn nhập 530 tỷ dự phòng hàng tồn kho (HTK).
- Rủi ro của HSG đã tăng cao khi tỷ lệ HTK/TTS ở mức 61% trong 2Q22 trong bối cảnh nhu cầu thép trên thế giới suy giảm do ảnh hưởng của sự suy yếu kinh tế. Giai đoạn 4Q22 – 1Q23, HSG đã ghi nhận lỗ 1,567 tỷđồng. Tín hiệu tích cực đã xuất hiện khi HRC ổn định ở mức USD500 – 650/tấn, qua đó giúp biên lợi nhuận gộp hồi phục lên mức 12.8% trong 2Q23 (sv -2.8% trong 4Q22) với tỷ lệ HTK/TTS đã hạ xuống mức 20.6% trong cuối 2Q23. MAS đánh giá HSG hầu như đã bán hết lượng HTK giá cao và không còn rủi ro trích lập trong giai đoạn 2H23 – 2024. Dự phóng HSG sẽ tiếp tục hoàn nhập 185 tỷ dự phòng HTK trong giai đoạn 2H23.
- Trong NĐTC 2022, thị phần nội địa mảng tôn mạ của HSG giảm mạnh, từ 35.9% xuống 28.7%, theo MAS, do biên LNG mảng xuất khẩu năm 2022 cao hơn nội địa là 3%p. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường xuất khẩu suy giảm nhu cầu, MAS cho rằng HSG sẽ quay lại tập trung cho thị trường nội địa. Giai đoạn 2016-2021, thị trường nội địa là thị trường chính tạo ra lợi nhuận cho HSG nhờ thương hiệu, hệ thống phân phối lớn với biên lợi nhuận gộp nội địa luôn cao hơn thị trường xuất khẩu. Sản lượng dự phóng năm 2023 và 2024 lần lượt đạt 1.55 triệu tấn (-14.7% CK) và 1.73 triệu tấn (+11.6% CK). MAS dự phóng doanh thu thuần NĐTC 2023F / 2024F lần lượt 34,756 tỷ (-30% CK) / 40,323 (+16% CK). Dựphóng LNR của HSG trong NĐTC 2023F / 2024F lần lượt đạt 246 tỷ (-13.8% CK) / 1,070 tỷ (+335% CK).
- Với cơ cấu tài chính lành mạnh khi tỷ lệ HTK/TTS ở mức chỉ 20% và không có dư nợ dài hạn, MAS giữ khuyến nghị Tăng tỷ trọng với cổ phiếu HSG với giá mục tiêu VND19,400/cp (Upside: +12.8%).
Link tải full báo cáo:
https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1686750366499_HSG_MAS_2023-06-14.pdf
12. PVD [ MUA – 29.000đ/cp] Tăng trưởng mạnh mẽ – BSC
- BSC duy trì khuyến nghị MUA đối với PVD, và nâng giá mục tiêu cho năm 2023 lên 29,000 VND/CP (tương đương upside 21.6% so với giá đóng cửa ngày 13/06/2023 là 23,850 VND/CP) dựa trên phương pháp P/B và EV/EBITDA với tỷ trọng là 50% – 50%. BSC nâng giá mục tiêu của PVD dựa trên dự báo lợi nhuận tăng 20% so với báo cáo gần nhất.
- 2023 dự kiến là một năm khó khăn đối với Dệt May Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu Dệt may 4T2023 chỉ đạt 11,5 tỷ USD (-20%yoy) trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng hàng may mặc tại các thị trường lớn như Mỹ và EU suy giảm do lạm phát. Kì vọng về hồi phục trong 2H2023 -1H2024 sẽ đến từ: (1) nền thấp của 2H2022 và 1H2023; (2) lạm phát tại thị trường Mỹ tiếp tục đà hạ nhiệt; và (3) tận dụng lợi thế EVFTA đối với một số mặt hàng sợi và quần áo được hưởng thuế 0% từ năm 2023..
- BSC dự báo năm 2023, DTT và LNST của PVD lần lượt đạt 6,765 tỷ VND (+25% YoY) và 368 tỷ VND (cùng kỳ lỗ 151 tỷ VND), EPS FW = 432 VND/CP với giả định (1) Hiệu suất hoạt động các giàn khoan tự nâng đạt mức trung bình 99%, (2) Giá cho thuê giàn khoan trung bình năm 2023 tăng lên mức 78,000 USD/ngày (+38% YoY), và (3) Trích lập dự phòng phần còn lại (16 tỷ VND) với đối tác KrisEnergy.
- Giá cho thuê giàn khoan tự nâng & hiệu suất sử dụng giàn duy trì ở mức cao (trên 100,000 USD/ngày với hiệu suất đạt trên 90%). Triển vọng thị trường khoan trong nước hồi phục khả quan, nhờ các dự án dầu khí được tái khởi động.
Link tải full báo cáo:
https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1686749578371_PVD_BSC_2023-06-14.pdf
13. VEA [ MUA – 40.930đ/cp] Sản lượng T5/2023: dấu hiệu giảm tốc ngày càng rõ rệt – BVSC
- Trong Cập nhật Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu gần đây, BVSC đã điều chỉnh giảm 14,1% dự báo lợi nhuận ròng năm 2023 của VEA xuống 6.455 tỷ (giảm 15,0% y/y), trước khi tăng trở lại 10,6% y/y trong năm 2024.
- Với triển vọng ngắn hạn đầy thách thức, BVSC duy trì khuyến nghị Neutral đối với VEA với giá mục tiêu không đổi là 40.930 đồng/cổ phiếu (Upside: 6,6%), định giá công ty ở mức P/E hợp lý giữa năm 2024 là 8,0x.
- Ở mức giá hiện tại, VEA đang giao dịch ở mức P/E là 7,5x (giữa năm 2024) và 7,1x (năm 2024) so với mức trung bình 5 năm qua là 9,1x. Suất cổ tức là 9,6% cho năm 2023 và 13,0% cho năm 2024.
Link tải full báo cáo:
https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1686751004849_VEA_BVSC_2023-06-14.pdf
14. VHC [ Nắm giữ – 61.400đ/cp] Cải thiện hơn so với tháng trước – KBSV
- Vĩnh Hoàn đạt doanh thu sơ bộ 954 tỷ đồng, giảm 36.7% n/n do doanh thu của hầu hết các mặt hàng đều giảm so với mức nền cao của tháng 5/2022. Đặc biệt, xuất khẩu cá tra giảm 42.9% n/n như KIS đã ước tính khi giá bán bình quân (ASP) và sản lượng xuất khẩu điều chỉnh giảm so với mức nền cao n/n.
- Tăng trưởng doanh thu của các sản phẩm collagen và gelatin chậm lại (-5.8% n/n). Trong khi đó, các sản phẩm liên quan đến cá tra và gạo lần lượt đi ngang và +5.7% n/n.
- Doanh thu công ty chịu ảnh hưởng chủ yếu từ việc suy giảm doanh thu xuất khẩu sang các thị trường chính bao gồm Mỹ (-54.1% n/n), EU (-26.8% n/n), Trung Quốc (-30.1% n/n) do nhu cầu tiêu thụ yếu hơn n/n và lượng hàng tồn kho của các sản phẩm cá tra tại các thị trường này đang ở mức cao.
Link tải full báo cáo:
https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1686750718871_VHC_KIS_2023-06-14.pdf
15. GMD [ MUA – 63.000đ/cp] Báo cáo cập nhật 1Q2023 – KBSV
- 1Q2023 GMD đạt doanh thu 902 tỷ VND, hoàn thành 23% doanh thu kế hoạch đặt ra cho 2023. Trong đó doanh thu khai thác cảng chiếm tỷ trọng 72.6% đạt 655 tỷ VND (-11% yoy), doanh thu logistics đạt 247 tỷ VND (+72% yoy).
- Trong bối cảnh khó khăn chung của thị trường, xuất nhập khẩu giảm mạnh, sản lượng thông qua hệ thống cảng của GMD cũng bị ảnh hưởng tiêu cực chỉ đạt 584,000 Teu trong 1Q2023 (ước tính giảm 25% yoy), dự kiến chưa thể hồi phuc ngay trong năm nay.
- Lợi nhuận trước thuế của giao dịch chuyển nhượng cổ phần tại CTCP Cảng Nam Hải Đình Vũ ước tính khoảng hơn 2,000 tỷ VND dự kiến sẽ được ghi nhận vào Báo cáo tài chính 2Q2023.
- Nam Đình Vũ 2 đã được đưa vào hoạt động từ tháng 5/2023 kì vọng sẽ nhanh chóng được lấp đầy nhờ sản lượng hàng từ cảng NHĐV chuyển sang. GMD đang tiếp tục xem xét tiến hành khởi công thêm dự án Nam Đình Vũ 3, cùng với Gemalink 2 dự kiến sẽ đưa vào khai thác từ 2025 đảm bảo dư địa tăng trưởng cho GMD trong trung và dài hạn.
- Dựa trên triển vọng doanh nghiệp và kết quả định giá, KBSV đưa ra khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu GMD với mức giá mục tiêu là 63,000 VND/cổ phiếu, cao hơn 22.1% so với giá đóng cửa ngày 12/06/2023.
Link tải full báo cáo:
https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1686663444602_GMD_KBSV_2023-06-13.pdf
16. KBC [ MUA – 34.000đ/cp] Mở khóa quỹ đất từ dự án Tràng Duệ 3 – BSC
- BSC khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu KBC với giá trị hợp lý năm 2023 là 34,000 VNĐ/CP (Upside 22% so với giá đóng cửa ngày 12/06/2023), dựa trên phương pháp RNAV với WACC = 13% cho các dự án của Khu công nghiệp. KBC hiện đang giao dịch với định giá P/E FWD 2023 = 11x, P/B FWD 2023 = 1.1x. BSC cho rằng KQKD 2023-2024 – lợi nhuận sau thuế – sẽ duy trì ở mức cao >2,000 tỷ VNĐ/năm nhờ quỹ đất dự án Tràng Duệ 3 được mở khóa. KQKD từ năm 2025 trở đi sẽ được đóng góp chính bởi dự án KĐT Tràng Cát.
- Trong năm 2023, BSC dự báo KBC ghi nhận Doanh thu thuần đạt 7,864 tỷ VNĐ (+728 %yoy), LNST – CĐTS đạt 2,308 tỷ VNĐ (+51% yoy), tương đương EPS FWD 2023 = 3,007 VND/CP, P/E FWD 2023 = 9.3, P/B FWD 2023 = 1.1x, nhờ bàn giao 80 ha Quang Châu, 93 ha Nam Sơn Hạp Lĩnh, 22 ha Tân Phú Trung.
- (1) KQKD 2023-2024 của KBC sẽ duy trì >2,000 tỷ VNĐ/năm – tăng trưởng mạnh mẽ so với năm 2022 nhờ (hưởng lợi từ (1) làn sóng chuyển dịch Trung tâm sản xuất công nghệ cao, và (2) quỹ đất 687 ha dự án Tràng Duệ 3 đã được mở khóa. (2) Dự án Khu đô thị Tràng Cát mở khóa sẽ là động lực tăng trưởng cho KBC từ năm 2025 với tổng giá trị mở bán = 59,000 tỷ VNĐ, lợi nhuận 34,000 tỷ VNĐ. (3) Quỹ đất trong dài hạn được bổ sung thêm 1,263 ha từ KCN Tân Tập, Lộc Giang, và CCN Long An.
Link tải full báo cáo:
https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1686663167409_KBC_BSC_2023-06-13.pdf
17. NT2 [ Nắm giữ – 35.100đ/cp] Hưởng lợi từ nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao – KBSV
- Doanh thu thuần 1Q2023 của NT2 đạt 2,182 tỷ VND (+8.8% Yoy) và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 233.82 tỷ VND, tương đương 49.4% kế hoạch năm. Trong Quý 1/2023, sản lượng điện thương phẩm đạt 1074.8 triệu kWh (+8% yoy). Sản lượng Qc đạt 1039.8 triệu kWh, chiếm khoảng 97% sản lượng điện thương phẩm của NT2. Kết quả tăng trưởng tích cực nhờ nhu cầu điện cao, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh thuỷ điện giảm xuống.
- NT2 có ghi nhận một khoản trích lập khoảng 198 tỷ VND dự phòng đối với EPTC trong nửa sau 2022. Tuy nhiên, khoản này sau đó đã được hoàn lập trong công bố về cập nhật báo cáo tài chính 4Q2022 khiến LNST 2022 của NT2 đạt 883 tỷ VND (+65% Yoy), thay vì 729 tỷ (+37%) so với trước khi hoàn lập. Theo đó, dự phóng của KBSV cũng sẽ thay đổi vì khoản dự phòng này đã được hoàn lập vào năm 2022.
- Theo EVN, nhu cầu điện của hệ thống điện quốc gia đã tăng lên mức kỷ lục mới vào ngày 06/05/2023, tương đương 895 triệu kWh (+12.34% YoY). Công suất tiêu thụ cực đại đạt 43,0300 MW (+9.12% YoY), cao nhất kể từ đầu năm. Nhu cầu phụ tải điện đăng có xu hướng tăng cao, đặc biệt là vào mùa nắng nóng.
- Dựa trên định giá FCFF và EV/EBITDA, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các rủi ro có thể phát sinh, KBSV khuyến nghị NẮM GIỮ đối với cổ phiếu NT2. Giá mục tiêu là 35,100 VNĐ/cổ phiếu, cao hơn 8.6% so với giá tại ngày 12/06/2023.
Link tải full báo cáo:
https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1686663593732_NT2_KBSV_2023-06-13.pdf
18. POW [ Tích cực – 17,800đ/cp ] Tái khởi động tăng trưởng nhóm nhiệt điện – VNDS
- Doanh thu Q1/23 tăng 5% svck đạt 7.424 tỷ đồng, hỗ trợ bởi sản lượng điện tăng 10% svck, tuy nhiên LN ròng giảm 26% svck do tỉ trọng Qc giảm.
- LN ròng 2023 tăng 7% svck nhờ khoản LN bất thường từ thoái vốn, LN ròng 2024 tăng 17% svck do kết quả mảng kinh doanh cối lõi cải thiện.
- Duy trì khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu thấp hơn 17.800đ/cp.
Link tải full báo cáo:
https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1686663269698_POW_VNDS_2023-06-13.pdf
19.SAB [ MUA – 162.000đ/cp ]: Nhu cầu tiêu thụ chậm – VCBS
- SAB công bố KQKD Q1.2023 với DTT giảm 15 % yoy và LN giảm mạnh 18,8% yoy, tương ứng đạt 6.214 tỷ đồng và 1.004 tỷ đồng. Nguyên nhân do sản lượng tiêu thụ thấp hơn cùng kỳ bởi nhu cầu yếu do kinh tế khó khăn.
- SAB công bố KQKD Q1.2023 với DTT giảm 15 % yoy và LN giảm mạnh 18,8% yoy, tương ứng đạt 6.214 tỷ đồng và 1.004 tỷ đồng. Nguyên nhân do sản lượng tiêu thụ thấp hơn cùng kỳ bởi nhu cầu yếu do kinh tế khó khăn.
- Người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu, đặc biệt với những mặt hàng không thiết yếu như bia, rượu. Thị hiếu và yêu cầu ngày càng khắt khe hơn của người tiêu dùng đối với chất lượng, bao bì… sản phẩm. Giá nguyên vật liệu tiếp tục tăng cao và Sabeco chỉ chuyển một phần chi phí sang người tiêu dùng. SAB phải tiếp tục chi mạnh cho marketing và khuyến mãi nhằm duy trì thị phần trong điều kiện cạnh tranh ngành ngày càng gay gắt.
- Với P/E mục tiêu 22.x lần VCBS khuyến nghị TRUNG LẬP với giá trị hợp lý là 181.000 đồng/cp (upside 11,7%).
Link tải full báo cáo:
https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1686575140130_SAB_VCBS_2023-06-12.pdf
20. VNM [ MUA – 138.982đ/cp] Hồi phục lợi nhuận trong nửa cuối năm – VCBS
- DTT tương đương cùng kỳ trong khi LNST giảm mạnh 18% yoy. DT nội địa giảm 1,4% đạt 11.491 tỷ đồng, trong khi đó cả XK và CN nước ngoài tăng 7,5% và 11,3% bù đắp cho mảng nội địa. Biên LNG giảm 1,7% sv cùng kỳ năm ngoái.
- Cho năm 2023 VCBS dự phóng DTT tăng trưởng 1,2% đạt 60.650 tỷ đồng và LNST CĐ mẹ đạt 9.379 tỷ đồng tăng trưởng 10,1 % yoy. Dựa vào kỳ vọng thị trường nội địa phục hồi 0,5% yoy, DT XK và nước ngoài tăng tổng cộng 4,8% yoy. Tăng trưởng LN chủ yếu đến từ biên LNG phục hồi 1,6 điểm phần trăm đạt 41,6%. Như vậy, tương ứng EPS forward đạt 4.010 đồng/cp. Với P/E ngành ước tính 19,5x lần VCBS khuyến nghị MUA cho VNM với giá mục tiêu là 78.200 đồng/cp.
- Sức mua của nội địa thấp hơn kỳ vọng, thị trường nông thôn bị ảnh hưởng bởi kinh tế suy giảm. Cạnh tranh của các hãng nội địa lẫn nhập khẩu trong khi sức mua nội địa yếu. Giá NL đầu vào như sữa bột, đường vẫn giữ mức cao.
- VCBS khuyến nghị MUA cho năm 2023 với giá mục tiêu 78.200 đồng/cp, tương ứng với P/E mục tiêu 19,5x lần, upside 17,6%.
Link tải full báo cáo:
https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1686575222932_VNM_VCBS_2023-06-12.pdf
21. Ngành Điện [ Trung lập ] Quy hoạch điện VIII và một vài tác động đến ngành điện – KBSV
- Một số nội dung đáng lưu ý của Dự thảo Quy hoạch điện VIII: Ưu tiên phát triển khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện. Năng lượng tái tạo (tính cả thủy điện) sẽ chiếm khoảng 30.9%-39.2% điện năng sản xuất vào năm 2030 và khoảng 67.5%-71.5% vào năm 2050.
Link tải full báo cáo:
https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1686575852592_KBSV_2023-06-12.pdf
22. Ngành xây lắp [ Trung lập] Đầu tư công – MAS
- Bộ Tài chính vừa ban hành văn bản số 5646/BTC-ĐT về tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) lũy kế 4 tháng, ước thực hiện 5 tháng kế hoạch năm 2023. Ước thanh toán vốn đầu tư công từ đầu năm đến hết ngày 31/5/2023 là 157.095,4 tỷ đồng, đạt 20,8% kế hoạch (đạt 22,22% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).
- Xét theo từng tháng, số giải ngân đầu tư công trong tháng 5 đạt 46.569 nghìn tỷ đồng, tăng 27,7% so với tháng liền trước và là mức giải ngân cao nhất từ đầu năm đến nay. Giá trị giải ngân đầu tư công liên tục tăng trưởng từ tháng 3 là dấu hiệu tích cực cho thấy thể hiện kì vọng số giải ngân sẽ tiếp tục tăng trong các tháng sau.
- So với kế hoạch Chính phủ đề ra thì trung bình 8 tháng cuối năm (đến 01/2024) mỗi tháng cần giải ngân 68.744 tỷ đồng, cao hơn 47,6% so với số tháng 5. Con số trên vừa là thách thức của Chính phủ, vừa thể hiện cơ hội tạo ra cho nhóm các doanh nghiệp xây lắp hiện đang được tin tưởng giao cho các gói thầu xây lắp.
Link tải full báo cáo:
https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1686836993706_MAS_2023-06-15.pdf
Quý nhà đầu tư lưu ý:
Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
———-Team LTBNM tổng hợp ————-