TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 14/08 – 18/08/2023

Lượt xem: 1219 | Ngày đăng: 24/08/2023 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 14/08 – 18/08/2023

  1. BID [ Nắm giữ – 46,200đ/cp]: Duy trì chất lượng tài sản ổn định – KBSV..
  2. IMP [ Tích cực – 82,000đ/cp ]: Hướng tới những đỉnh cao mới– SSI.
  3. IMP [ MUA – 86,200đ/cp ] Điểm sáng tang trưởng doanh thu từ kênh ETC – FPTS.
  4. MWG [ Tích cực – 61.500đ/cp] Hiệu quả hoạt động của chuỗi cửa hàng bách hóa tốt hơn kỳ vọng – SSI.
  5. VCB [ Tích cực – 31,800đ/cp ] Sức mạnh từ giá trị cốt lõi – SSI.
  6. VIB [ Trung lập – 22,700đ/cp] Chi phí tín dụng cao gây xói mòn đến lợi nhuận – SSI.
  7. ACV [Tích cực – 94.400đ/cp] Lợi nhuận cốt lõi tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ – BVSC..
  8. BCM [ Nắm giữ – 78,000đ/cp ] Báo cáo cổ phiếu – MBS.
  9. NT2 [ Nắm giữ – 32,200đ/cp ] Thách thức trong nửa còn lại của năm – KBSV..
  10. PVS [ MUA – 23,600đ/cp ] Tiếp đà hồi phục – MAS.
  11. PVT [ Trung lập – 24,000đ/cp ]: Hưởng lợi từ chu kỳ đi lên của ngành – SSI.
  12. SCS [ Trung lập – 71,300đ/cp ] Kỳ vọng hồi phục từ cuối Q4/2023 – BVSC..
  13. VNM [ Tích cực – 86,600đ/cp ] Chi phí đầu vào giảm trong thời gian tới – SSI.
  14. BAF [ Tích cực – 26.700đ/cp] Triển vọng cuối năm tươi sáng hơn – VNDS.
  15. HSG [ MUA – 20,100đ/cp ] Sen nở trái mùa – BSC..
  16. IDC [ Trung lập ] Hoàn thành kế hoạch hợp đồng ký mới và ký MOU trong năm – SSI
  17. MWG [ Tích cực – 65,102đ/cp ] Doanh thu/cửa hàng của BHX tăng vọt trong T7/2023 – BVSC..
  18. PVD [ Trung lập ]: Báo cáo thăm doanh nghiệp – KBSC..
  19. DBD [ MUA – 64,900đ/cp ] Kỳ vọng duy trì mức tăng trưởng tích cực trong 2H2023 – BVSC..
  20. DPR [ Theo dõi – 69.300đ/cp ] Triển vọng năm 2023 kém khả quan do mảng cao su tiêu cực, kỳ vọng năm 2024 cải thiện nhưng chưa rõ ràng – FPTS.
  21. MWG [ MUA – 63,300đ/cp ] Cập nhật gặp gỡ nhà đầu tư Qúy 2/2023 – BSC..
  22. PVS [ Tích cực – 40,300đ/cp ] Mảng M&C thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận năm 2023-25 – VNDS.
  23. VNM [ Tích cực – 84,000đ/cp ] Biên lợi nhuận phục hồi mạnh mẽ. Triển vọng 2H khả quan – BVSC..
  24. Ngành Thép [ Trung lập ] Cập nhật KQKD Q2/2023 ngành tôn mạ: Kênh xuất khẩu phục hồi tích cực so với quý trước, nhưng biên lợi nhuận kênh xuất khẩu có thể thu hẹp trong quý tới – SSI.
  25. Ngành Dệt may [ Trung lập ] Tín hiệu phục hồi trong nửa cuối 2023 – MAS.
  26. Ngành Ngân hàng [ Trung lập ] Triển vọng nửa cuối năm 2023 – MBS.
  27. Ngành Xăng dầu [ Trung lập ] Ổn định nguồn cung, nhu cầu chững lại, Crackspread suy giảm – VCBS.

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

1.     BID [ Nắm giữ – 46,200đ/cp]: Duy trì chất lượng tài sản ổn định –  KBSV

  • 2Q2023, BID có thu nhập lãi thuần đạt 13,807 tỷ VND (-5.5% YoY); TOI đạt 17,505 tỷ VND (+1.3% QoQ, -3.5% YoY). Chi phí trích lập dự phòng đạt 4,192 tỷ VND (-24.2% QoQ, -35.0% YoY) khiến LNTT đạt 6,943 tỷ VND (+0.3% QoQ, +7.0% YoY). Lũy kế 1H2023, LNTT đạt 13,862 tỷ VND, tăng 26.0% YoY.
  • KBSV duy trì quan điểm BID có thể đạt được mức tăng trưởng tín dụng 11-12% với động lực chính từ chi phí vốn đầu vào sẽ bắt đầu giảm trong 3Q2023 nhờ các khoản huy động giai đoạn 4Q2022 kì hạn 6 tháng đáo hạn cùng với lãi suất huy động thị trường 1&2 giảm trong 2Q2023.
  • Tỷ lệ nợ xấu 2Q2023 của BID đạt 1.59% (+5bps QoQ) trong khi tỷ lệ nợ nhóm 2 giảm 15bps QoQ, đạt 2.17% sau khi tăng mạnh trong 1Q2023. Chất lượng tài sản khả quan hơn trong quý 2 cùng với tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao thứ 4 toàn ngành, đạt 152.6% là cơ sở để BID có thể hoàn thành chỉ tiêu trích lập 20-21 nghìn tỷ VND trong năm 2023.
  • Dựa trên kết quả định giá, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các yếu tố rủi ro có thể phát sinh, KBSV khuyến nghị NẮM GIỮ đối với cổ phiếu BID. Giá mục tiêu cho năm 2023 là 46,200VND/cp, thấp hơn 2.7% so với giá tại ngày 16/08/2023.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1692353790414_BID_KBSV_2023-08-18.pdf

2.     IMP [ Tích cực – 82,000đ/cp ]: Hướng tới những đỉnh cao mới– SSI

  • IMP nối dài đà phục hồi mạnh mẽ từ nửa cuối năm 2022, với doanh thu Q2/2023 ấn tượng đạt 440 tỷ đồng (+24% svck, -14% so với quý trước) và lợi nhuận gộp đạt 193 tỷ đồng (+37% svck, -16% so với quý trước). Công ty cũng ghi nhận mức lợi nhuận ròng theo quý cao kỷ lục (80 tỷ đồng, +71% svck), với biên lợi nhuận ròng đạt mức cao nhất trong lịch sử là 18%. IMP sở hữu loạt dây chuyền sản xuất chất lượng cao với tiềm năng tăng trưởng mạnh trong mảng thuốc kê đơn, đặc biệt là nhóm kháng sinh.
  • SSI điều chỉnh tăng ước tính doanh thu và LNST cho năm 2023 lần lượt là 1,8 nghìn tỷ đồng (+12% svck) và 283 tỷ đồng (+27% svck) (từ 1,7 nghìn tỷ đồng và 260 tỷ đồng). SSI cũng ước tính doanh thu và lợi nhuận ròng cho năm 2024 lần lượt là 2,1 nghìn tỷ đồng (+15% svck) và 324 tỷ đồng (+15% svck). Như vậy, IMP hiện đang giao dịch ở mức P/E 2023 và 2024 lần lượt là 17x và 14x, thấp hơn mức trung bình 5 năm là 20x.
  • SSI đưa ra mức giá mục tiêu 1 năm cho IMP là 82.000 đồng/cổ phiếu khi kết hợp giữa pp DCF và P/E mục tiêu 20x (từ P/E mục tiêu trước đó là 15x), với tốc độ tăng trưởng kép CAGR là 20% trong giai đoạn 2023- 2024. Với tổng mức sinh lời tiềm năng là 19% (bao gồm tỷ suất cổ tức là 2%), SSI khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu IMP.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1692353124616_IMP_SSI_2023-08-18.pdf

3.     IMP [ MUA – 86,200đ/cp ] Điểm sáng tang trưởng doanh thu từ kênh ETC – FPTS

  • Tiềm năng tăng trưởng doanh thu kênh ETC nhờ nâng hiệu suất nhà máy EU-GMP: FPTS kỳ vọng doanh thu kênh ETC của IMP tăng trưởng 30% yoy trong 2023. Triển vọng ngắn hạn đến từ doanh thu nhà máy IMP2 tăng 120% yoy do (1) nhà máy đã hoàn thành giai đoạn đăng ký thuốc, đấu thầu thuốc đi vào ổn định và (2) nhu cầu khám chữa bệnh hồi phục. Triển vọng trung và dài hạn đến từ nhà máy IMP4. FPTS kỳ vọng sau 2 năm nghiên cứu và đăng ký thuốc, IMP4 sẽ đóng góp đáng kể vào doanh thu (trên 10% doanh thu kể từ 2025) với các sản phẩm thuốc dung dịch tiêm và bột đông pha tiêm giá trị cao.
  • Biên lợi nhuận gộp cải thiện nhờ giá hoạt chất đầu vào hạ nhiệt: FPTS dự phóng biên lợi nhuận gộp của IMP năm 2023 đạt 46,3% (+3,6 đpt yoy) do Trung Quốc từ bỏ chính sách zero-Covid, chuỗi cung ứng hoạt chất được khôi phục, giá nhiều loại API đã hạ nhiệt so với cuối 2022.
  • Bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền FCFE và FCFF, FPTS xác định mức giá mục tiêu của IMP là 86.200 VND/cp (cao hơn 26,7% so với mức giá đóng cửa ngày 18/08/2023) và khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu (Chi tiết).

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1692353708496_IMP_FPTS_2023-08-18.pdf

4.     MWG [ Tích cực – 61.500đ/cp] Hiệu quả hoạt động của chuỗi cửa hàng bách hóa tốt hơn kỳ vọng  – SSI

  • Những điểm chính từ cuộc họp với chuyên viên phân tích như sau: Gần đây SSI đã tham dự cuộc họp với chuyên viên phân tích do MWG tổ chức, tại cuộc họp ban lãnh đạo đã công bố kết quả kinh doanh Q2/2023 yếu khi lợi nhuận ròng chỉ đạt 17 tỷ đồng (giảm 99% svck), thấp hơn so với kỳ vọng của SSI. Mặc dù hiệu suất hoạt động của các chuỗi ICT & CE bị ảnh hưởng do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu và cạnh tranh gay gắt giữa các nhà bán lẻ, SSI cho rằng lợi nhuận có thể đã tạo đáy trong Q2/2023. Trong Q2/2023, MWG đạt doanh thu thuần là 29,5 nghìn tỷ đồng (giảm 14% svck) và lợi nhuận ròng đạt 17 tỷ đồng (giảm 99% svck). Doanh thu ICT & CE trong Q2/2023 giảm 20% svck đạt 21,6 nghìn tỷ đồng, trong đó SSSG giảm 23% svck. Tuy nhiên, doanh thu đã thu hẹp đà giảm so với mức giảm 34% svck trong Q1/2023. Tỷ suất lợi nhuận ròng ghi nhận mức thấp kỷ lục khác, nhưng vẫn ở mức dương, trong khi đối thủ cạnh tranh FRT ghi nhận khoản lỗ lớn trong Q2/2023. Vòng quay hàng tồn kho của MWG đã giảm đáng kể trong 2 quý vừa qua do công ty thực hiện các đợt chiết khấu sâu để thúc đẩy doanh thu. Trong khi đó, chuỗi cửa hàng bách hóa đạt kết quả tốt hơn kỳ vọng của SSI. Doanh thu/tháng trên mỗi cửa hàng tăng đáng kể trong vài tháng qua và đạt 1,6 tỷ đồng trong tháng 7, gần với mức hòa vốn là khoảng 1,7-1,8 tỷ đồng. Khi chuỗi sắp đạt điểm hòa vốn, MWG đang chuẩn bị huy động vốn để tài trợ cho việc mở rộng trong thời gian tới. Với tình hình kinh tế yếu trong thời gian gần đây, nhiều mặt bằng thương mại tại các vị trí thuận lợi được cho thuê và các đối thủ như Winmart và Tops Market đã tận dụng cơ hội này để chiếm vị trí thuận lợi và giành thị phần. Do đó, SSI cho rằng việc huy động vốn có thể tạo điều kiện thuận lợi để MWG tiếp tục kế hoạch mở rộng chuỗi BHX để đáp ứng nhu cầu tăng lên khi nền kinh tế phục hồi. Kết quả sơ bộ tháng 7: Tổng doanh thu trong tháng 7 đạt 9,8 nghìn tỷ đồng (giảm 11% svck, tăng 4% so với quý trước), trong đó doanh thu ICT & CE và bách hóa lần lượt đạt 6,7 nghìn tỷ đồng (giảm 21% svck, đi ngang so với tháng trước) và 2,8 nghìn tỷ đồng (tăng 17% svck, tăng 11% so với tháng trước).
  • Với kết quả kinh doanh Q2/2023 thấp hơn kỳ vọng, SSI điều chỉnh giảm ước tính lợi nhuận ròng năm 2023 xuống mức 1,27 nghìn tỷ đồng (giảm 69% svck, từ 2,41 nghìn tỷ đồng). Lợi nhuận ròng năm 2024 ước đạt 4,99 nghìn tỷ đồng (tăng 294% svck, không đổi). Với hệ số mục tiêu không đổi dựa trên ước tính lợi nhuận năm 2024 mới, SSI đưa ra mức giá mục tiêu 1 năm mới là 61.500 đồng/cổ phiếu (từ mức 59.400 đồng). Kể từ báo cáo khuyến nghị MUA vào ngày 12/7/2023, giá cổ phiếu MWG đã tăng 10%. Với tiềm năng tăng giá là 14,1% theo giá mục tiêu mới, SSI hiện khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu (từ MUA).

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1692353354218_MWG_SSI_2023-08-18.pdf

5.     VCB [ Tích cực – 31,800đ/cp ] Sức mạnh từ giá trị cốt lõi – SSI

  • SSI duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu VCB với giá mục tiêu cuối năm 2024 là 105.900 đồng/cổ phiếu (từ 92.633 đồng/cổ phiếu sau khi điều chỉnh cổ tức bằng cổ phiếu) – tương ứng với tiềm năng tăng giá là 18,7%, do SSI chuyển cơ sở định giá đến cuối năm 2024, với giả định rằng đợt phát hành riêng lẻ của ngân hàng sẽ thành công và SSI nâng P/B mục tiêu lên 2,7x (từ 2,4x) do môi trường lãi suất giảm.
  • VCB đạt 9,3 nghìn tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (tăng 25% svck) thấp hơn một chút so với ước tính của SSI là 10 nghìn tỷ đồng (tăng 35% svck), do ngân hàng trích lập dự phòng nhiều hơn SSI dự kiến. Tuy nhiên, SSI tiếp tục đánh giá kết quả kinh doanh Q2/2023 là khá ấn tượng với việc ưu tiên đẩy mạnh trích lập dự phòng trong nửa đầu năm và do đó có khả năng mức dự phòng trong nửa cuối năm 2023 sẽ thấp hơn. Trong Q2/2023, VCB cũng đi ngược xu hướng chung của ngành về cả NIM (tăng 2 điểm cơ bản so với quý rước) và chất lượng tài sản (tỷ lệ nợ xấu đi ngang ở mức 0,8% và chi phí dự phòng bao nợ xấu tiếp tăng lên mức 386%). Theo quan điểm của SSI, điểm trừ duy nhất trong KQKD quý 2/2023 là CASA đã giảm 43 điểm cơ bản xuống mức 30%, trong khi CASA bình quân của các ngân hàng khác cải thiện trung bình ở mức 45 điểm cơ bản. Tuy nhiên, SSI cho rằng xu hướng này không phải là điều đáng lo ngại vì VCB tiếp tục sở hữu chi phí vốn thấp nhất trong ngành phần lớn nhờ vào tệp khách hàng gửi tiền tốt và ổn định. Trong nửa cuối 2023, SSI kỳ vọng CASA có thể được cải thiện khi lãi suất huy động duy trì ở mức thấp.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1692352985412_VCB_SSI_2023-08-18.pdf

6.     VIB [ Trung lập – 22,700đ/cp] Chi phí tín dụng cao gây xói mòn đến lợi nhuận – SSI

  • Với sự hỗ trợ của Thông tư 02, SSI cho rằng tỷ lệ hình thành nợ xấu đã đạt đỉnh trong nửa đầu năm 2023 và tỷ lệ nợ xấu sẽ dao động quanh mức 3% trong thời gian còn lại của năm 2023. VIB không mấy mặn mà trong việc đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp cũng như cho vay các chủ đầu tư bất động sản. Tuy nhiên, chất lượng tài sản suy giảm do lãi suất cho vay vẫn ở mức cao đã ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của khách hàng. Mặc dù SSI cho rằng các động thái hỗ trợ từ Chính phủ cho ngành bất động sản sẽ giúp thời gian phục hồi của ngành này ngắn lại so với chu kỳ trước, nhưng theo quan điểm của SSI, chặng đường phục hồi vẫn còn gặp nhiều thách thức ít nhất trong một năm tới. Vì vậy, SSI giữ nguyên khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu VIB với giá mục tiêu 1 năm là 22.700 đồng/cổ phiếu.
  • Cho năm 2023, SSI duy trì ước tính LNTT là 12 nghìn tỷ đồng (tăng 13,4% svck) nhưng chi phí tín dụng ước tính tăng lên mức 1%. SSI cho rằng NIM sẽ chịu áp lực trong nửa cuối năm 2023 do lãi suất cho vay giảm. Ngoài ra, thu nhập lãi từ tín phiếu kho bạc hỗ trợ NIM trong nửa đầu năm 2023 sẽ không còn trong nửa cuối năm 2023. Do đó, NIM dự kiến sẽ giảm xuống mức 4,9%. Trong khi đó, phí trả trước từ việc gia hạn hợp đồng bancassurance sẽ giúp NFI tăng trưởng 12% svck.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1692353183623_VIB_SSI_2023-08-18.pdf

7.     ACV [Tích cực – 94.400đ/cp] Lợi nhuận cốt lõi tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ  – BVSC

  • ACV là doanh nghiệp thống lĩnh trong hoạt động kinh doanh cảng hàng không và đang quản lý 22 cảng hàng không tại Việt Nam. Sau 2 năm gặp khó khăn vì đại dịch Covid19 thì kết quả kinh doanh của ACV đã phục hồi về gần mức trước đại dịch. Kết quả kinh doanh của ACV sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ sự phục hồi của lượt khách quốc tế và dự kiến LNST năm 2024 sẽ vượt qua mức lợi nhuận trước đại dịch Covid 19. Trong khi đó mức giá của ACV đã có sự điều chỉnh khá nhiều so với mặt bằng giá 2019. Cùng với đó mức giá mục tiêu của ACV là 94.400 đồng/cp dựa trên phương pháp EV/EBITDA. Vì vậy, BVSC khuyến nghị OUTPERFORM đối với ACV với mức giá mục tiêu là 94.400 đồng/cp (cao hơn 19,4% so với giá đóng cửa ngày 16/8/2023 là 79.060 đồng/cp).

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1692263261824_ACV_BVSC_2023-08-17.pdf

8.     BCM [ Nắm giữ – 78,000đ/cp ] Báo cáo cổ phiếu – MBS

  • BCM ghi nhận doanh thu và lợi nhuận giảm lần lượt 33% và 97% trong Q2/23;
  • MBS dự báo doanh thu và lợi nhuận năm nay tăng trưởng lần lượt +27% và +29% svck.
  • MBS khuyến nghị NẮM GIỮ với giá mục tiêu 78,000 đồng/cổ phiếu.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1692263352801_BCM_MBS_2023-08-17.pdf

9.     NT2 [ Nắm giữ – 32,200đ/cp ] Thách thức trong nửa còn lại của năm – KBSV

  • Doanh thu thuần 2Q2023 của NT2 đạt 2,1820 tỷ VND (-18.2% YoY) và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 144.2 tỷ VND (-60.5% YoY). Trong nửa đầu 2023, sản lượng điện thương phẩm đạt 2,128 triệu kWh (-2% YoY). Biên lợi nhuận gộp trong 2Q2023 chỉ đạt hơn 7%. Bên cạnh đó, LNST của NT2 giảm mạnh so với cùng kỳ do (1) giá bán điện trung bình đi xuống cùng chiều với giá đầu vào (2) sản lượng điện thương phẩm suy giảm (3) Chi phí cao hơn do NT2 có thời gian phải chạy bằng dầu diesel (DO) (4) Mức nền cao trong 2Q2022.
  • Nhu cầu tiêu thụ điện đang tăng trưởng thấp hơn dự kiến và có thể tiếp tục tăng chậm trong nửa còn lại của năm. Nhu cầu bị ảnh hưởng bởi tiêu thụ của nhóm thâm dụng năng lượng như Công nghiệp – Xây dựng. Ngoài ra, NT2 sẽ đại tu các tổ máy, ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng điện sản xuất được của NT2 trong 2H2023. KBSV cho rằng sản lượng điện huy động trong 2H2023 sẽ suy giảm so với nửa đầu năm và giữ mức dự phóng sản lượng 4,032 triệu kWh (-0.8% YoY) cho 2023.
  • NT2 có nhiều lợi thế để nắm bắt cơ hội trong 2024. Giá đầu vào của NT2 hiện đã hạ nhiệt đáng kể so với giá khí trung bình trong năm 2022. Diễn biến này phù hợp với kỳ vọng của KBSV trong báo cáo trước đó. NT2 theo đó có thể tăng tính cạnh tranh. Bên cạnh đó, KBSV kỳ vọng hoạt động công nghiệp và xây dựng trở lại vào 2024 sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ điện tăng mạnh.
  • Dựa trên định giá FCFF và EV/EBITDA, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các rủi ro có thể phát sinh, KBSV khuyến nghị NẮM GIỮ đối với cổ phiếu NT2. Giá mục tiêu là 32,200 VNĐ/cổ phiếu, cao hơn 9.2% so với giá tại ngày 16/08/2023.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1692263585727_NT2_KBSV_2023-08-17.pdf

10.  PVS [ MUA – 23,600đ/cp ] Tiếp đà hồi phục – MAS

  • PVS đánh giá thị trường M&C mảng dầu khí và điện gió trong 2H2023 và 2024 sẽ rất sôi động.
  • Mảng M&C dầu khí nội địa có các dự án sẽ đi vào khai thác bao gồm: Lạc Đà Vàng A&B, Sư Tử Trắng 2B trong năm 2024. Mảng dầu khí thị trường quốc tế cũng đang rất nóng, chủ yếu do nhu cầu từ phía Trung Đông. PVS đang gấp rút đấu thầu một số dự án rất lớn tại Qatar, tuy nhiên công ty chưa tiết lộ các thông tin chi tiết cũng như giá trị hợp đồng của các dự án. Các hợp đồng sẽ đảm bảo khối lượng công việc khổng lồ trong giai đoạn khoảng 3 năm. Các dự án quốc tế đang thực hiện như Galaff 3 (Qatar) và Shwe Jacket 3 (Myanmar) sẽ sớm hoàn thành vào cuối 2023 và đầu 2024.
  • Dự án trọng điểm Cá Voi Xanh vẫn chưa có tiến triển. Dự án Lô B vẫn chưa thể giải quyết vấn đề thương thảo về giá khí, giá vận chuyển và giá điện hạ nguồn. Sự chậm trễ này sẽ ảnh hưởng tới tiến độ đàm phán các gói hợp đồng liên quan đến dự án khi các bên không thể kí kết bất cứ văn bản nào cho đến khi có FID.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1692263616052_PVS_KBSV_2023-08-17.pdf

11. PVT [ Trung lập – 24,000đ/cp ]: Hưởng lợi từ chu kỳ đi lên của ngành – SSI

  • PVT tiếp tục cải thiện tình hình tài chính trong Q2/2023, hưởng lợi từ chu kỳ đi lên của ngành tàu chở dầu. Doanh thu mảng vận tải tăng 2% svck, lợi nhuận gộp tăng 9% svck và LNTT tăng 45% svck bao gồm khoản lãi bất thường từ việc thanh lý tàu là 56 tỷ đồng. LNTT không bao gồm khoản lãi bất thường sẽ tăng 27% svck, tương đương với mức tăng 26% svck trong Q1/2023. Trong Q2, PVT đã bán 2 tàu cũ (Apollo Pacific và PVT Dragon), ghi nhận khoản lãi bất thường 56 tỷ đồng, cao hơn 10 tỷ đồng so với kỳ vọng trước đó do giá sắt vụn tăng.
  • Biên lợi nhuận mảng vận tải cải thiện đáng kể lên 23% trong Q2/2023, giúp lợi nhuận gộp tăng 15% svck đạt 412 tỷ đồng, đây là mức cao nhất trong lịch sử của PVT và vượt qua kỳ vọng của SSI. Nguyên nhân chính giúp tỷ suất lợi nhuận gộp của mảng vận tải tăng cao hơn bao gồm: biên lợi nhuận định mức của mảng thị trường nội địa cao hơn, gia hạn hợp đồng thuê tàu có định hạn với mức giá cao hơn trên thị trường quốc tế và đội tàu tăng trưởng mạnh.
  • Giá cho thuê tàu định hạn đối với ngành tàu chở dầu yếu và bắt đầu phản ánh việc giá giao ngay trở về mức bình thường (vào tháng 6, giá giao ngay của cả tàu chở dầu sản phẩm và tàu chở dầu thô đã trở lại mức của tháng 1/2022 trước khi xảy ra chiến tranh giữa Nga-Ukraine). Giá cho thuê tàu chở dầu sản phẩm giảm 9% so với quý trước, trong khi giá cho thuê tàu chở dầu thô giảm 1% so với quý trước. Trong ngắn hạn, SSI kỳ vọng giá cho thuê tàu sẽ giảm hơn nữa để phản ánh tình hình giá cho thuê giao ngay. Về dài hạn, giá cho thuê tàu định hạn có thể sẽ không trở lại mức năm 2021 do nhu cầu vận chuyển dầu và dầu sản phẩm liên tục tăng cao (dựa trên nhu cầu tấn-quãng đường) do những thay đổi về địa chính trị. Theo đó, SSI áp dụng mức giá cho thuê thấp hơn trong năm 2024 vào các ước tính để phản ánh quan điểm này.
  • Quan điểm 3 năm: PVT đang nhanh chóng mở rộng đội tàu, với mục tiêu đạt đội tàu 85 tàu vào năm 2025, tăng gần gấp đôi quy mô hiện tại. Doanh thu dự kiến tăng mạnh trong năm tới. Nhưng tăng trưởng lợi nhuận phụ thuộc rất nhiều vào biến động của giá cho thuê định hạn và cung/cầu, mà SSI tin rằng sẽ trở về mức bình thường nhưng vẫn cao hơn mức trước chiến tranh giữa Nga-Ukraine.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1692179276011_PVT_SSI_2023-08-16.pdf

12.  SCS [ Trung lập – 71,300đ/cp ] Kỳ vọng hồi phục từ cuối Q4/2023 – BVSC

  • Doanh thu Q2/2023 của SCS đạt 172 tỷ đồng (-17,4% yoy), LNST đạt 129 tỷ đồng (-15,6% yoy). Tính chung 6 tháng đầu năm, doanh thu đạt 334 tỷ đồng (-26,5% yoy), LNST đạt 242 tỷ đồng (-29% yoy), lần lượt đạt 44% và 48% kế hoạch cả năm. Sự sụt giảm đến từ triển vọng kém tích cực của hàng hóa quốc tế, khi chỉ đạt 63,5 nghìn tấn (-36,3% yoy) trong 6 tháng đầu năm, bất chấp lượng hàng hóa quốc nội có sự hồi phục mạnh khi đạt 26,7 nghìn tấn (+19,6% yoy).
  • Kỳ vọng hoạt động thương mại quốc tế dần phục hồi từ cuối Q4/2023. Trong khoảng 2 tháng trở lại đây, giá trị tồn kho của Mỹ đang bắt đầu có dấu hiệu suy giảm với hầu hết các mặt hàng, đặc biệt là mặt hàng điện tử – đây là mặt hàng đóng góp doanh thu và lợi nhuận đáng kể của SCS do chi phí dịch vụ cao hơn. BVSC kỳ vọng với việc các chỉ số vĩ mô đang có dấu hiệu được cải thiện, việc bổ sung hàng hóa đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như điện tử và dệt may sẽ bắt đầu hồi phục tốt trở lại từ cuối quý 4/2023.
  • Triển vọng tích cực trong dài hạn khi khai thác tại sân bay quốc tế Long Thành. Hiện tại SCS vẫn đang trong quá trình đấu thầu địa điểm kinh doanh tại LTA. BVSC kì vọng với lợi thế nhờ tiềm lực tài chính tốt, nhiều kinh nghiệm trong ngành sẽ giúp SCS tham gia thành công vào sân bay này. Định giá và khuyến nghị. Sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền DCF, BVSC khuyến nghị NEUTRAL cổ phiếu SCS với giá mục tiêu là 71.300 đồng/cổ phiếu, tương ứng upside là 6,6%.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1692179433500_SCS_BVSC_2023-08-16.pdf

13.  VNM [ Tích cực – 86,600đ/cp ] Chi phí đầu vào giảm trong thời gian tới – SSI

  • SSI đã tham dự cuộc họp với chuyên viên phân tích do VNM vào ngày 10/8/2023 để cập nhật kết quả kinh doanh Q2/2023 và chiến lược trung hạn của VNM sau khi ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới vào ngày 23/7/2023. Trong Q2/2023, VNM đạt doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt là 15,2 nghìn tỷ đồng (+1,8% svck) và 2,23 nghìn tỷ đồng (+6% svck), thấp hơn một chút so với ước tính của SSI về lợi nhuận ròng là 2,3 nghìn tỷ đồng (+10% svck).
  • Tuy nhiên, SSI nhận thấy kết quả này khá tích cực vì đây là quý đầu tiên ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng dương sau 9 quý giảm liên tiếp. Thị phần tổng thể cũng bắt đầu cải thiện kể từ đầu năm. Trong thời gian tới, SSI kỳ vọng xu hướng giảm giá sữa bột nhập khẩu sẽ là động lực chính cho tăng trưởng lợi nhuận ròng. Đối với doanh thu, SSI kỳ vọng chiến lược chuyển đổi trung hạn của VNM (với bộ nhận diện thương hiệu mới) sẽ giúp thúc đẩy doanh thu và bảo vệ thị phần.
  • Trong năm 2023, SSI kỳ vọng công ty sẽ đạt doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt là 63,4 nghìn tỷ đồng (+5,7% svck) và 9,1 nghìn tỷ đồng (+5,9% svck), thấp hơn 1,3% so với dự báo lợi nhuận ròng trước đây của SSI. Theo đó, doanh thu thuần và thu nhập ròng nửa cuối năm 2023 lần lượt tăng 10% và 18% svck. Trong năm 2024, SSI kỳ vọng doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 67,4 nghìn tỷ đồng (+6,3% svck) và 10,7 nghìn tỷ đồng (+17,2% svck), cao hơn 4,4% so với ước tính lợi nhuận ròng trước đó của SSI. SSI nâng giả định tỷ suất lợi nhuận gộp cho năm 2024 từ 42,1% lên 43% để phản ánh xu hướng giảm của sữa bột nhập khẩu.
  • SSI nâng giá mục tiêu 1 năm đối với cổ phiếu VNM lên 86.600 đồng/cổ phiếu (từ 82.000 đồng/cổ phiếu), dựa trên phương pháp EPS và DCF 2024. Với tiềm năng tăng giá là 19%, SSI duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu VNM.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1692179350162_VNM_SSI_2023-08-16.pdf

14.  BAF [ Tích cực – 26.700đ/cp] Triển vọng cuối năm tươi sáng hơn  – VNDS

  • BAF ghi nhận doanh thu (DT) và lợi nhuận (LN) ròng giảm 17,3%/88,9% svck trong 6T23, thấp hơn dự phóng cả năm của VNDS.
  • VNDS kỳ vọng LN ròng cải thiện 13,4% svck trong nửa cuối năm và 15,9% svck trong 2024 nhờ giá lợn hơi cải thiện và tăng quy mô đàn lợn.
  • Duy trì khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu thấp hơn là 26.700đ/cp.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1692092584956_BAF_VNDS_2023-08-15.pdf

15.  HSG [ MUA – 20,100đ/cp ] Sen nở trái mùa  – BSC

  • BSC đưa ra khuyến nghị MUA cổ phiếu HSG với giá trị hợp lý năm 2024 là 25,000 VND/CP (tương đương Upside +24% so với giá đóng cửa ngày 14/8/2023). So với Báo cáo cập nhật gần nhất, BSC nâng P/B mục tiêu cũ = 1.1x (tương đương với mức định giá trung bình trong một chu kỳ ngành thép) lên P/B mục tiêu mới = 1.2x-1.3x do (1) môi trường lãi suất giảm, (2) vị thế đầu ngành của HSG, (3) HSG làm tốt kênh xuất khẩu hơn so với ngành trong 2H.2023, mặc dù xu hướng toàn ngành có thể giảm dần sản lượng về cuối năm do nhu cầu từ Mỹ và EU vẫn yếu.
  • Sản lượng xuất khẩu của HSG duy trì ở mức cao hơn so với toàn ngành, mặc dù nhu cầu tiêu thụ từ Mỹ,và EU vẫn còn yếu trong 2H.2023.  BSC kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ nội địa sẽ phục hồi kể từ Quý 4.2023 và HSG sẽ là doanh nghiệp tôn mạ phục hồi đầu tiên nhờ sở hữu hệ thống đại lý lớn, có thị phần đứng đầu cả nước. Cơ cấu tài chính an toàn và chiến lược quản trị hàng tồn kho thận trọng.  Định giá phù hợp để mua trong dài hạn.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1692092314332_HSG_BSC_2023-08-15.pdf

16.  IDC [ Trung lập ] Hoàn thành kế hoạch hợp đồng ký mới và ký MOU trong năm – SSI

  • IDC là một trong những nhà phát triển khu công nghiệp lớn nhất Việt Nam, với 727 ha đất cho thuê tại các tỉnh Long An, Bà Rịa Vũng Tàu và Thái Bình. Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng thấp sẽ giúp IDC duy trì tỷ suất lợi nhuận gộp khu công nghiệp ở mức trên 50% từ năm 2022 đến năm 2026. Cổ phiếu IDC đang giao dịch với P/E & P/B 2023 lần lượt là 10,2x và 2,5x và P/E & P/B 2024 lần lượt là 8,9x và 2,4x – thấp hơn trung bình ngành lần lượt là 14,8x và 3x. SSI hiện có khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu IDC, và nâng giá mục tiêu 1 năm lên 53.200 đồng/cp (từ mức 51.400 đồng/cổ phiếu), tương ứng với tiềm năng tăng giá là 8,8% so với giá thị trường hiện tại. Diện tích ký mới và ký MOUs đạt 101,76 ha, lịch thanh toán sẽ được đẩy nhanh từ một năm lên sáu tháng, như SSI quan sát thấy ở các khách hàng lớn, dòng tiền của IDC sẽ tiếp tục được cải thiện. SSI cho rằng IDC có thể duy trì cổ tức tiền mặt ở mức 40%/mệnh giá trong năm 2023 và 2024, theo đó, tỷ suất cổ tức là 8,3%.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1692092511616_IDC_SSI_2023-08-15.pdf

17.  MWG [ Tích cực – 65,102đ/cp ] Doanh thu/cửa hàng của BHX tăng vọt trong T7/2023 – BVSC

  • Triển vọng của BHX đã tươi sáng hơn và chặng đường hòa vốn và đạt lợi nhuận đang trở nên rõ ràng hơn, theo BVSC. Điều này được hỗ trợ bởi sự cải thiện của: (1) doanh thu trên mỗi cửa hàng; (2) BLN gộp; (3) chi phí hoạt động; và (4) tốc độ mở rộng mạng lưới chọn lọc hơn.
  • BVSC nâng giá mục tiêu MWG thêm 9,8% lên 65.102 đồng/cổ phiếu (Upside: 20,1%), do cả hai yếu tố: (1) điều chỉnh dự báo KQKD; và (2) sử dụng multiple mục tiêu cao hơn (phản ánh những thay đổi trong nội bộ đầu vào định giá của MWG, chẳng hạn như ERP và tỷ lệ phi rủi ro).
  • BVSC tiếp tục đánh giá cao MWG là đại diện tốt nhất cho thị trường tiêu dùng đang phát triển của Việt Nam, sự thống trị ngày càng tăng của công ty này trên thị trường MCE và vị thế cạnh tranh hưởng lợi trong quá trình chuyển dịch đang diễn ra từ thị trường tạp hóa hiện đại ở Việt Nam sang cửa hàng tạp hóa hiện đại. Các catalyst thúc đẩy giá cổ phiếu: (1) BHX hòa vốn sớm hơn dự kiến; và (2) BHX đang thực hiện phát hành riêng lẻ (tối đa: 20%), nếu thành công sẽ giúp thúc đẩy định giá lại mạnh mẽ. Duy trì Outperform.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1692092682362_MWG_BVSC_2023-08-15.pdf

18. PVD [ Trung lập ]: Báo cáo thăm doanh nghiệp – KBSC

  • Các giàn PVD I, II và VI đã có công việc đến cuối 2024. Giàn PVD III có hợp đồng tới hết tháng 5/2024. Giàn PVD V vẫn đang phục vụ khách hàng Shell Petroleum tại Brunei theo hợp đồng thời hạn 6 năm tính từ 2022. Giàn Land rig có hợp đồng đến tháng 10/2023, sau đó sẽ cần tìm khách hàng mới. Cũng cần lưu ý rằng giàn Land rig không đóng góp nhiều trong cơ cấu doanh thu và LNG gộp của PVD, chủ yếu phục vụ mục đích ngoại giao giữa Việt Nam và Algeria.
  • PVD đánh giá triển vọng toàn ngành giai đoạn 2H2023-2024 sẽ vẫn tích cực. Giá dầu vượt xa mức 70 USD/thùng như hiện tại sẽ đảm bảo tạo ra lợi nhuận cho các đơn vị khai thác dầu, tạo điều kiện cho các quốc gia trong khu vực đẩy mạnh hoạt động thăm dò và mở lại nhiều dự án khai thác lớn.
  • PVD cho rằng nhu cầu thuê giàn thời gian tới chủ yếu đến từ khu vực Trung Đông. Trong Q1/2023, các nước Trung Đông công bố kế hoạch khai thác đến 2030, theo đó họ sẽ đẩy mạnh khai thác trong 7 năm tới để tránh các quy định về khí thải trong giai đoạn sau 2030.
  • Công ty đánh giá nguồn cung giàn khoan trong khu vực là rất hạn hẹp do các giàn khoan trên thế giới đang đổ về khu Trung Đông. Từ đầu năm đến nay, có khoảng 53 giàn đã di chuyển tới khu vực này, trong đó có đến 21 giàn xuất xứ từ Đông Nam Á, khiến nguồn cung trong khu vực bị thiếu hụt trầm trọng. Tình trạng thiếu hụt cung có thể sẽ kéo dài do hiện tại đang không có nhiều giàn xây mới sẵn sàng gia nhập thị trường. Tới tháng 7/2023, thế giới có 20 giàn khoan mới đang được đóng tại xưởng nhưng đã được đặt hàng hết bởi các khách hàng Trung Đông.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1692179669536_PVD_KBSC_2023-08-16.pdf

19.  DBD [ MUA –  64,900đ/cp ] Kỳ vọng duy trì mức tăng trưởng tích cực trong 2H2023 – BVSC

  • DBD ghi nhận doanh thu thuần trong Q2/2023 đạt 414 tỷ đồng (+22,8%YoY). Trong đó, mảng kinh doanh cốt lõi – thuốc tự sản xuất tăng 27%, đạt 392 tỷ đồng, đóng góp hơn 94% tổng doanh thu. Biên lãi gộp đạt ~49,7%, đi ngang so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng chi phí SG&A tăng 17%YoY (chủ yếu là tăng lương cơ bản nhân viên và chi phí dịch vụ mua ngoài). Lợi nhuận sau thuế của Công ty đạt 71,8 tỷ đồng (+21%YoY). Lũy kế 6 tháng đầu năm, DBD đã hoàn thành 46% chỉ tiêu DTT và 58% chỉ tiêu LNTT.
  • Kênh ETC tăng trưởng mạnh trong 1H2023 nhờ hưởng lợi từ những chính sách mới của Bộ Y Tế: 2023 là thời điểm mà các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành Dược bắt đầu có hiệu lực. Điển hình trong số đó là việc gia hạn số đăng thuốc (Nghị quyết 80/2023/QH15) có hiệu lực từ tháng 1/2023, và Thông tư số 06/2023/TT-BYT quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập, tháo gỡ các khó khăn liên quan đến đấu thầu thuốc, giá thuốc có hiệu lực kể từ ngày 27/04 đã giúp cho kênh ETC tăng trưởng tốt trong 6 tháng đầu năm. Giá trị trúng thầu kênh bệnh viện trong 1H2023 đạt 27.477 tỷ đồng (+84%YoY). Kênh ETC của DBD cũng đạt kết quả khả quan với 481 tỷ đồng doanh thu (+35%YoY).
  • BVSC dự phóng DBD trong 2023 với doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 1.790 tỷ đồng (+15% YoY) và 316 tỷ đồng (+29%YoY). Ở mức giá hiện tại, DBD đang giao dịch tại mức P/E 2023 là 11,9x, so với mức trung bình 5 năm là 16,7x. BVSC duy trì khuyến nghị OUTPERFORM cho DBD với giá mục tiêu là 64.900 đồng/cổ phiếu – với tiềm năng tăng trưởng 28%.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1692005898677_DBD_BVSC_2023-08-14.pdf

20.  DPR [ Theo dõi – 69.300đ/cp ]  Triển vọng năm 2023 kém khả quan do mảng cao su tiêu cực, kỳ vọng năm 2024 cải thiện nhưng chưa rõ ràng – FPTS

  • Bằng phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền FCFE và FCFF, FPTS xác định giá mục tiêu của cổ phiếu DPR là 69.300 VNĐ/cp, cao hơn +12,9% so với mức giá đóng cửa ngày 11/08/2023. FPTS đưa ra khuyến nghị THEO DÕI đối với cổ phiếu DPR ở thời điểm hiện tại. Nhà đầu tư có thể xem xét bán tại mức giá mục tiêu và mua lại với giá 57.000 VNĐ/cp, với lợi nhuận kỳ vọng đạt +21,5%. (Chi tiết).
  • Nhìn chung, FPTS đánh giá năm 2023 sẽ kém khả quan nhưng kỳ vọng sẽ cải thiện trong năm 2024F nhờ (1) ghi nhận khoản 118,6 tỷ đồng từ việc bồi thường thu hồi đất cao su, đóng góp khoảng 28% lợi nhuận trước thuế năm 2024F; (2) giá bán cao su trung bình của DPR kỳ vọng tăng trưởng +6,7% yoy khi tình trạng thừa cung cải thiện, bù đắp cho sản lượng tiêu thụ dự phóng sẽ tiếp tục sụt giảm -3,1% yoy.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1692006129466_DPR_FPTS_2023-08-14.pdf

21.  MWG [ MUA – 63,300đ/cp ] Cập nhật gặp gỡ nhà đầu tư Qúy 2/2023 – BSC

  • So với báo cáo khuyến nghị MUA ngày 29/5/2023(*) và ngày 6/7/2023 (**), giá cổ phiếu MWG đã ghi nhận mức tăng hơn +40% so với giá mua tại thời điểm phát hành báo cáo lần đầu (tham khảo báo cáo chi tiết link bên dưới) – Mức tăng giá này trong ngắn hạn đã phản ánh tương đối kì vọng lợi nhuận của BSC trong 2024 (PE FW 2024=19 lần).
  • Tuy nhiên, BSC vẫn duy trì khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu MWG và nâng giá mục tiêu 63,000 VND cho triển vọng trung hạn của doanh nghiệp nhờ quan điểm điều hành nhất quán và phù hợp với bối cảnh thị trường của MWG (như đề cập trong báo cáo lần đầu ngày 29/5/2023 của BSC), đang dần chứng minh được hiệu quả và điểm sáng từ định giá doanh nghiệp đến từ các mảng kinh doanh nhiều tiềm năng như BHX, An Khang.
  • Dự báo 2023: Điều chỉnh tăng mạnh lợi nhuận. Ước tính lợi nhuận cả năm sẽ đạt 583 tỷ đồng, cao hơn dự báo trước đây là 358 tỷ đồng do xuất hiện khoản thu đột biến từ hợp đồng hủy trước hạn. Ngoài ra, PVD cũng đã đàm phán được với ngân hàng giảm lãi suất cho vay xuống còn Libor + 1% từ mức Libor + 3%, đồng thời với diễn biến gần đây, BVSC kì vọng FED sẽ tiếp tục giảm lãi suất trong 2H2023, góp phần làm giảm gánh nặng nợ vay lên PVD, giúp ghi nhận lợi nhuận tích cực hơn.
  • (1) BHX: dần giải phóng những giới hạn về doanh thu kì vọng và thị phần nên BVSC nâng kì vọng về giá trị hợp lý của BHX nhờ tăng kì vọng doanh thu +11% so với dự phóng trước đó và nâng P/S mục tiêu từ 1.2 lên 1.4 lần do dựa trên tăng trưởng doanh thu/ tháng đều đặn nhờ tăng traffic trong 7T/2023 và duy trì triển vọng có lãi khi từng bước tối ưu hoá hoạt động vào cuối năm 2023 và 2024.
  • (2) TGDĐ+ĐMX: đang nới lỏng những nút thắt về thị phần nhờ tín hiệu tích cực về tăng từ +5% đến +10% về thị phần trong 1H/2023 và kì vọng duy trì tăng trưởng doanh thu và cải thiện biên lợi nhuận trong 2-3 năm tới khi nhu cầu dần phục hồi.Do đó BVSC duy trì kì vọng về giá trị hợp lý củaTGDĐ+ĐMX bất chấp suy giảm ngắn hạn.
  • An Khang: BVSC nâng giá trị hợp lý của An Khang: tăng 7% doanh thu kì vọng và nâng P/S tham khảo từ 0.6 lần lên 1 lần, nhờ kì vọng tiếp tục cải thiện thị phần trong bối cảnh ngành phân mảnh.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1692005417413_MWG_BSC_2023-08-14.pdf

22.  PVS [ Tích cực – 40,300đ/cp ] Mảng M&C thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận năm 2023-25 – VNDS

  • Lợi nhuận (LN) ròng Q2/23 tăng 33 lần svck lên 225 tỷ đồng từ mức thấp của Q2/22, giúp LN ròng 6T23 hoàn thành 42% dự phóng cả năm.
  • VNDS nhận thấy triển vọng tích cực của PVS cả trong ngắn và dài hạn, được hỗ trợ bởi hoạt động E&P trong nước đang tăng và xu hướng phát triển điện gió ngoài khơi trên toàn cầu.
  • Duy trì khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu cao hơn là 40.300 đồng/cp.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1692005670462_PVS_VNDS_2023-08-14.pdf

23.  VNM [ Tích cực – 84,000đ/cp ] Biên lợi nhuận phục hồi mạnh mẽ. Triển vọng 2H khả quan – BVSC

  • Kết quả kinh doanh tiếp tục xu hướng phục hồi trong 2H 2023. Với diễn biến tích cực của doanh thu nội địa và biên lợi nhuận mở rộng trong Q2, BVSC duy trì quan điểm lạc quan đối với nửa sau năm 2023, và dự báo doanh thu cả năm đạt 60.782 tỷ (+1,4% yoy) và lợi nhuận ròng – cđts 8.760 tỷ (+2,9% yoy). Dự báo này đồng nghĩa với lợi nhuận 2H tăng 13% yoy và 15% so với 1H 2023. EPS cả năm 2023 dự phóng 3.728 đồng/cp và P/E 19,6x.
  • Ngoài ra, với kỳ vọng tiêu dùng nói chung sẽ cải thiện hơn trong 2024 và giá đầu vào duy trì mức thấp, BVSC dự báo doanh thu và lợi nhuận năm 2024 tăng trưởng lần lượt 5,9% và 13% yoy. EPS 2024 dự phóng 4.213 đồng/cp và P/E 17,4x.
  • Tái định vị thương hiệu là bản lề cho giai đoạn phát triển tiếp theo của VNM. Sự kiện được tổ chức trong tháng 7/2023 giới thiệu logo và bao bì hoàn toàn mới đã tạo được hiệu ứng tích cực ở các kênh truyền thông và mạng xã hội. VNM cho biết sự kiện này, cộng với nỗ lực chuyển đổi số sẽ tạo ra một nền tảng mới, cung cấp những công cụ cần thiết để tiếp cận được người tiêu dùng nhanh và chính xác hơn, qua đó giúp định hướng xây dựng danh mục sản phẩm phù hợp; và quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh hiệu quả hơn.
  • BVSC tiếp tục duy trì quan điểm khả quan với VNM, đưa ra khuyến nghị OUTPERFORM và giá mục tiêu 84.000 đồng/cp, tương ứng với P/E 20x – mức trung bình của các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực và EPS dự phóng năm 2024.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1692005950990_VNM_BVSC_2023-08-14.pdf

24. VRE [ MUA – 38,700đ/cp ]: Tiếp nối đà hồi phục –  SSI

  • Theo CBRE, chỉ có 6.600 m2 diện tích mặt sàn bán lẻ mới được cung cấp tại TP. Hà Nội và không có nguồn cung mới nào tại TP.HCM trong nửa đầu năm 2023, điều này đã hỗ trợ cho giá thuê tăng lần lượt là 13% và 9% svck tại TP. Hà Nội và TP.HCM. Theo CBRE, sự khan hiếm này dự kiến sẽ tiếp tục kéo dài khi nguồn cung mới tăng trưởng với CAGR một con số cho đến năm 2025. Nguồn cung hạn chế tại TP. Hà Nội và TP.HCM có thể là cơ hội để VRE tối ưu hóa hiệu quả hoạt động tại các TTTM hiện có, thúc đẩy giá thuê trung bình duy trì đà tăng trưởng, đặc biệt là tại các TTTM thuộc các khu vực trung tâm.
  • Mặc dù bị ảnh hưởng bởi sức tiêu dùng yếu, VRE vẫn có thể duy trì hoạt động kinh doanh với 80% doanh thu cho thuê đến từ các hợp đồng cố định giá thuê với thời hạn thuê trung bình là 3,8 năm, dự kiến sẽ giữ ổn định trong thời gian tới và đảm bảo cho tăng trưởng vững chắc mặc dù doanh số bán hàng của khách thuê có thể có biến động trong ngắn hạn. Theo chia sẻ của ban lãnh đạo, các khách thuê lớn vẫn cam kết mở rộng lâu dài tại Việt Nam. Dài hạn hơn, SSI cho rằng VRE là doanh nghiệp vận hành trung tâm thương mại lớn nhất cả nước, sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ sự gia tăng của tầng lớp trung lưu và triển vọng mở rộng hệ thống cửa hàng của các thương hiệu bán lẻ trong nước và quốc tế tại Việt Nam.
  • SSI giữ nguyên dự báo doanh thu và LNST của cổ đông công ty mẹ năm 2023 lần lượt là 10,3 nghìn tỷ đồng (+40% svck) và 3,9 nghìn tỷ đồng (+41% svck), phản ánh kỳ vọng tăng trưởng mạnh của mảng cho thuê (+19,6% svck) do: (i) ngừng triển khai gói hỗ trợ tiền thuê; và (ii) tăng trưởng thuần từ tăng diện tích sàn bán lẻ (+3,2% svck), tỷ lệ phủ lấp cải thiện và giá thuê tăng. SSI cũng dự đoán rằng thu nhập từ bán bất động sản sẽ tăng mạnh trong năm nay (+415% svck) khi bàn giao các căn shophouse như đã đề cập ở trên.
  • Với kết quả kinh doanh khả quan so với cùng kỳ và triển vọng tăng trưởng ổn định của mảng kinh doanh cốt lõi là cho thuê TTTM của VRE, SSI duy trì khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu VRE với giá mục tiêu 1 năm là 38.700 đồng/cổ phiếu (tiềm năng tăng giá là 28,8%), giảm 4% so với giá mục tiêu trước của SSI do phản ánh việc thay đổi tiến độ khai trương TTTM mới. Theo quan điểm của SSI, mức định giá hiện tại của VRE là khá hấp dẫn (EV/EBITDA năm 2023 là 8,8x thấp hơn mức trung bình lịch sử và mức trung bình của các công ty cùng ngành trong khu vực là 15x).

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1691743289395_BAF_FPTS_2023-08-11.pdf

25.  Ngành Thép [ Trung lập ] Cập nhật KQKD Q2/2023 ngành tôn mạ: Kênh xuất khẩu phục hồi tích cực so với quý trước, nhưng biên lợi nhuận kênh xuất khẩu có thể thu hẹp trong quý tới – SSI

  • Ở mức giá hiện tại, HSG đang giao dịch ở mức P/E, P/B và EV/EBITDA dự phóng 2024 lần lượt là 23,6x, 1,2x và 7,6x, trong khi NKG giao dịch ở mức P/E, P/B và EV/EBITDA dự phóng 2024 lần lượt là 20,4x, 0,9x và 8,1x. SSI hiện khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cả 2 cổ phiếu, với giá mục tiêu 1 năm cho NKG là 19.300 đồng/cổ phiếu và 19.900 đồng/cổ phiếu cho HSG dựa trên P/B và EV/EBITDA mục tiêu lần lượt là 0,9x và 7,5x đối với NKG, và lần lượt là 1,2x và 7,5x đối với HSG.
  • Trong ngắn hạn, SSI kỳ vọng cả hai công ty có thể đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận trên svck trong 2 quý tới, nhờ mức nền thấp trong năm trước. So với quý trước, lợi nhuận ròng của HSG có thể cải thiện trong quý tới nhờ cả sản lượng và lợi nhuận trong quý trước đều thấp, trong khi lợi nhuận Q3 của NKG có thể điều chỉnh so với mức của Q2 do giá xuất khẩu bình quân thấp hơn. Về dài hạn, SSI cho rằng giá thép đã trải qua khoảng hai năm điều chỉnh kể từ mức đỉnh năm 2021, do vậy có xu hướng ổn định và hồi phục dần. Tuy nhiên, thời điểm vẫn chưa rõ ràng do nhu cầu toàn cầu yếu và nguồn cung ổn định từ Trung Quốc.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1692353235387_SSI_2023-08-18.pdf

26.  Ngành Dệt may [ Trung lập ] Tín hiệu phục hồi trong nửa cuối 2023 – MAS

  • Các nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng: Trong Q2 2023, các thị trường trọng điểm của Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng GDP tốt: Hoa Kỳ (+2.4% QoQ, cao hơn kỳ vọng 1.8%); EU (+0.3% QoQ, trên 0.2% so với kỳ vọng); Trung Quốc (+0.8% QoQ, trên 0.2% so với kỳ vọng); Hàn Quốc (+0.6% QoQ, trên 0.1% so với kỳ vọng). Theo WB, dự báo GDP thực tế năm 2023 của các thị trường trọng điểm của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng: Mỹ (+1.1%); EU (+0.4%); Nhật Bản (+0.8%); và Trung Quốc (+5.6%). Sự tăng trưởng liên tục ở các nền kinh tế này sẽ dẫn đến sự phục hồi về thu nhập và nhu cầu ở những thị trường này. Hơn nữa, lo ngại về một cuộc suy thoái khó khăn sẽ thấp hơn, điều này hỗ trợ chi tiêu cho các sản phẩm dệt may.
  • Niềm tin người tiêu dùng hồi phục: Cùng với tăng trưởng GDP, chỉ số niềm tin tiêu dùng tại các thị trường trọng điểm cũng có xu hướng tăng trở lại, cho thấy tâm lý người tiêu dùng tích cực hơn. SSI tin rằng người tiêu dùng nên sẵn sàng chi tiêu hơn ngay bây giờ so với đầu năm 2023.
  • Hàng tồn kho của các thương hiệu thời trang lớn đã giảm trong một thời gian dài: Vào cuối Q2 2023, giá trị hàng tồn kho của các thương hiệu lớn như Nike, H&M, GAP và Inditex đã thấp hơn nhiều so với mức giữa năm 2022. Vì vậy, SSI tin rằng các đơn đặt hàng may mặc sẽ tăng trong nửa cuối năm 2023, khi các thương hiệu bổ sung hàng dự trữ, đặc biệt là cho các kỳ nghỉ lễ.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1691489396508_KIS_2023-08-08.pdf

27.  Ngành Ngân hàng [ Trung lập ] Triển vọng nửa cuối năm 2023 – MBS

  • Lũy kế 6 tháng đầu năm, tổng LNST của các NH niêm yết giảm 2.9%, chủ yếu do tăng trưởng tín dụng thấp (4.7% sv đầu năm), trong khi chi phí trích lập dự phòng tăng 9.4% svck. MBS kỳ vọng tín dụng sẽ tăng tốc trong nửa cuối năm và đạt 12%-13%. MBS lựa chọn cổ phiếu: ACB, BID và TCB.
  • MBS ưa thích BID, ACB và TCB dựa trên những yếu tố sau (i) chất lượng tài sản suy giảm ít hơn trung bình ngành trong 6T2023; (ii) NIM được dự báo bật tăng mạnh trong 12 tháng tiếp theo khi các mảng cho vay chủ lực được phục hồi (ACB cho vay bán lẻ, TCB cho vay BĐS); (iii) định giá vẫn còn hấp dẫn so với các ngân hàng tương đương (TCB có P/B thấp hơn nhóm NHTMCP lớn và BID có P/B thấp hơn 25% so với VCB).

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1691489396508_KIS_2023-08-08.pdf

28.  Ngành Xăng dầu [ Trung lập ] Ổn định nguồn cung, nhu cầu chững lại, Crackspread suy giảm – VCBS

  • Giá dầu thế giới năm 2023 được các chuyên gia dự báo sẽ có diễn biến ổn định hơn so với năm 2022, giúp giảm thiểu rủi ro đánh giá lại hàng tồn kho cho các doanh nghiệp hạ nguồn như BSR, PLX, OIL,….
  • Năm 2023, doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu phải gia tăng nhập khẩu và mua từ hai nhà máy lọc dầu trong nước tăng 10% -15% so với năm 2022 để đề phòng cho những rủi ro gián đoạn nguồn cung đã từng xảy ra ở năm 2022. Sản lượng này sẽ được phân bổ từng quý. Đồng thời, doanh nghiệp phải lên phương án nhập mua hàng bù đắp khi nhà máy lọc dầu Nghi Sơn tiến hành bảo dưỡng, bảo trì.
  • Biên lợi nhuận các doanh nghiệp lọc dầu như BSR được dự báo suy giảm trong năm 2023. Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu không tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế khó khăn cùng với giá dầu giảm là yếu tố khiến Crack spread giảm so với năm 2022. Crack spread thường diễn biến đồng pha với giá dầu. Crack spread của xăng RON 92, RON 95 được dự báo sẽ giảm khoảng 50% yoy, trong khi crack spread của diesel chỉ giảm ở mức 40% yoy do Diesel được dùng nhiều trong đa ngành như làm nhiên liệu cho các phương tiện vận tải và nguồn nhiên liệu cho máy phát điện diesel.
  • Khả năng sản xuất trong nước dự báo giảm xuống chỉ còn 40% vào năm 2030 và 20% vào năm 2045. PVN ước tính trong nước sẽ thiếu hụt 19,5 triệu tấn vào năm 2030, khoảng 25 triệu tấn vào năm 2035 và lên tới 49 triệu tấn vào năm 2045. Tuy nhiên năng lực sản xuất các sản phẩm xăng dầu của Việt Nam còn thấp hơn nhiều so với nhu cầu tiêu thụ, hàng năm, Việt Nam vẫn phải chi hàng tỷ USD để nhập khẩu các sản phẩm lọc hóa dầu, phục vụ nhu cầu trong nước.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1692005175410_VCBS_2023-08-14.pdf

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN