TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 04/09 – 08/09/2023

Lượt xem: 1712 | Ngày đăng: 18/09/2023 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 04/09 – 08/09/2023

  1. BSR [ MUA – 24,100đ/cp]: KQKD đã chạm đáy trong quý 2 – KBSV..
  2. DHA [ MUA – 62,600đ/cp ]: Nhu cầu tăng cao thúc đẩy tăng trưởng trung hạn – KBSV..
  3. KBC [ MUA – 42,500đ/cp ] Qũy đất không còn nhiều, áp lực đẩy nhanh Tràng Duệ 3 – BSC..
  4. VCG [ Trung lập] Tăng trưởng lợi nhuận gộp nhờ mảng bất động sản – KIS.
  5. KDH [ MUA – 44,100đ/cp] Báo cáo cập nhật doanh nghiệp – BSC..
  6. MSN [ MUA – 97,100đ/cp] Chi phí lãi vay ăn mòn lợi nhuận – KBSV..
  7. STB [ Tích cực – 37,500đ/cp] Bình minh ló rạng – SSI.
  8. PTB [ Trung lập – 61,600đ/cp ] Lợi nhuận dự kiến phục hồi từ nửa cuối năm 2023 – SSI.
  9. VNM [ Nắm giữ – 84,000đ/cp ] Kỳ vọng từ tái định vị thương hiệu – KBSV..
  10. Ngành công nghệ [ Trung lập] Tăng trưởng bền bỉ trong diễn biến phân hóa – KBSV..
  11. Ngành hàng không [ Trung lập ]: Triển vọng tài chính cải thiện, nhưng sự phân hóa vẫn còn – KBSV..
  12. Ngành gạo [ Trung lập ] Nắm bắt cơ hội – MAS.
  13. Ngành BĐS nhà ở [ Trung lập ] Các nút thắt đang được tháo gỡ quyết liệt  – VNDS.
  14. Ngành bán lẻ [ Trung lập] Chờ đợi sự phục hồi – MAS.
  15. Ngành gạo [ Trung lập ] Báo cáo cập nhật bức tranh toàn cảnh về tình hình sản xuất, biến động giá cả, tình hình tiêu thụ và các dự báo về thị trường gạo trong nước và thế giới. – Vietnambiz.
  16. Ngành BĐS nhà ở [ Trung lập ] Các nút thắt đang được tháo gỡ quyết liệt – VNDS.
  17. Ngành thủy sản [ Trung lập ] Hướng dần đến sự hồi phục – VDSC..
  18. Ngành BĐS[ Trung lập] Mặt trời hiện trên đường chân trời – VDSC..

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

 

1.     BSR [ MUA – 24,100đ/cp]: KQKD đã chạm đáy trong quý 2 –  KBSV

  • Doanh thu 1H2023 của BSR giảm mạnh 22% yoy do giá dầu Brent thấp hơn 24% so với mức nền cao cùng kỳ, tác động tiêu cực đến giá bán các sản phẩm của BSR. Crack spread các sản phẩm tại châu Á giảm sâu so với mức nền cao cùng kỳ do (1) Mức tiêu thụ của thị trường Trung Quốc yếu hơn kỳ vọng và (2) Các nhà máy lọc dầu trong khu vực đạt hiệu suất cao từ cuối năm 2022, khiến lợi nhuận gộp của BSR giảm sâu 76% yoy.
  • Kỳ vọng giá dầu Brent sẽ duy trì ở mức trên 80 USD/thùng đến hết năm 2023 xét theo hành động gia hạn cắt sản lượng của OPEC+. KBSV duy trì quan điểm rằng crack spread các sản phẩm xăng RON 95, 92 và Jet A1 tại châu Á sẽ diễn biến tích cực trong 2H2023 do (1) nhu cầu tăng cao trong mùa du lịch và (2)Trung Quốc gỡ bỏ hoàn toàn các giới hạn đường bay quốc tế. Crack spread dầu Diesel có tiềm năng hồi phục khi các chỉ số vĩ mô của Mỹ và châu Âu cải thiện so với 1H2023.
  • Theo quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia được phê duyệt trong tháng 7/2023, Việt Nam sẽ xây mới 1-2 kho dự trữ dầu thô tại các khu vực gần nhà máy lọc dầu với tổng công suất 1-2 triệu tấn dầu thô. KBSV kỳ vọng nguồn dầu thô đầu vào của BSR sẽ được ổn định cả về giá và sản lượng trong dài hạn nếu kho dự trữ dầu thô được xây dựng tại khu vực Dung Quất.
  • Dựa trên định giá FCFF, và P/B KBSV khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu BSR. Giá mục tiêu là 24,100 VNĐ/cổ phiếu, tương đương mức upside 16.4% so với giá tại ngày 07/09/2023. KBSV nâng giá mục tiêu so với báo cáo cập nhật gần nhất để phản ánh diễn biến crack spread dầu Diesel tích cực hơn so với kỳ vọng.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1694165187000_BSR_KBSV_2023-09-08.pdf

2.     DHA [ MUA – 62,600đ/cp ]: Nhu cầu tăng cao thúc đẩy tăng trưởng trung hạn – KBSV

  • Trong 2Q2023, DHA thực hiện việc hoàn nhập dự phòng đầu tư tài chính trị giá 22 tỉ VND, LNST đạt 35 tỉ (tăng 20x so với cùng kỳ). Trong kỳ, DHA cũng chủ động trích lập dự phòng khoản phải thu khó đòi từ khoản đầu tư góp vốn tại Công ty TNHH Phú Mỹ An – Hà Nội.
  • KBSV ước tính sản lượng tiêu thụ đá xây dựng tại khu vực miền Nam trong giai đoạn 2023/2024 – 2026/2027 xấp xỉ 13.5 triệu m3 và sẽ bổ sung thêm 14 triệu m3 nữa trong trung hạn khi giai đoạn 2 và 3 của Sân bay Long Thành được triển khai. KBSV ưa thích DHA khi doanh nghiệp sở hữu mỏ đá Tân Cang 3 có những lợi thế cạnh tranh nổi trội như (1) trữ lượng đá lớn (9 triệu m3 tại thời điểm cuối 2022), (2) vị trí mỏ đá cách khu vực thi công SBLT 25km sẽ giúp giá bán của Tân Cang 3 cạnh tranh hơn các mỏ khác, (3) Tân Cang 3 sở hữu loại đá andesit có sức chịu nén tốt, phù hợp để sử dụng làm nguyên liệu cho các công trình yêu cầu bê tông mác cao.
  • Từ 2020 tới nay, DHA luôn duy trì tỉ lệ trả cổ tức tiền mặt ở mức 50%. KBSV kỳ vọng trong 2023 DHA sẽ tiếp tục duy trì tỉ lệ cổ tức tiền mặt cao tương đương so với các năm trước. Đồng thời, 15/09/2023 tới đây cũng là ngày ĐKCC để nhận tạm ứng cổ tức đợt 01/2023 với tỉ lệ 30%.
  • KBSV xác định giá trị hợp lý của DHA bằng phương pháp FCFE và P/E mục tiêu cho 2024F và khuyến nghị MUA với giá mục tiêu 62,600 VND, thêm vào đó là tỉ suất cổ tức 2023 kỳ vọng là 9%, từ đó ước tính mức upside của DHA là 23%.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1694165308572_DHA_KBSV_2023-09-08.pdf

3.     KBC [ MUA – 42,500đ/cp ] Qũy đất không còn nhiều, áp lực đẩy nhanh Tràng Duệ 3 – BSC

  • So với Báo cáo cập nhật gần nhất, BSC duy trì khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu KBC với giá trị hợp lý năm 2024 là 42,500 VNĐ/CP (Upside +24% so với giá mở cửa ngày 8/9/2023), dựa trên phương pháp RNAV với WACC = 11% cho các dự án của Khu công nghiệp. Hiện tại, giá cổ phiếu KBC đã tăng +22% so với khuyến nghị trước đó của BSC (KBC_MUA_TP 34,000 VND_13/6/2023 . BSC tiếp tục tăng +25% so với giá mục tiêu trước đó chủ yếu đến từ việc (1) Giảm giá trị WACC từ 13% xuống 11% do mặt bằng lãi suất giảm, (3) Tăng quy mô dự án Tràng Cát +200 ha theo điều chỉnh quy hoạch.
  • BSC lưu ý BSC đang áp dụng mức chiết khấu 50% đối với dự án Tràng Cát và 100% đối với các dự án CCN Long An, Hưng Yên, Lộc Giang và Tân Tập để phản ánh các rủi ro về tiến độ triển khai. Đặc biệt, trong trường hợp tiến độ dự án Tràng Cát rõ ràng hơn, BSC sẽ giảm mức chiếu khấu từ 50% về 0%, và giá mục tiêu mới của KBC tăng +35%. Đây sẽ là tiềm năng tăng giá của cổ phiếu trong tương lai.
  • KQKD 2023-2024 của KBC sẽ duy trì >2,000 tỷ VNĐ/năm nhờ hưởng lợi từ (1) làn sóng chuyển dịch Trung tâm sản xuất công nghệ cao, và (2) quỹ đất 687 ha dự án Tràng Duệ 3 đã được mở khóa. 2. Dự án Khu đô thị Tràng Cát mở khóa sẽ là động lực tăng trưởng cho KBC từ năm 2025 với tổng giá trị mở bán = 59,000 tỷ VNĐ, lợi nhuận 34,000 tỷ VNĐ. 3. Quỹ đất trong dài hạn được bổ sung thêm 1,263 ha từ KCN Tân Tập, Lộc Giang, và CCN Long An.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1694164949797_KBC_BSC_2023-09-08.pdf

4.     VCG [ Trung lập] Tăng trưởng lợi nhuận gộp nhờ mảng bất động sản  – KIS

  • Doanh thu của VCG tăng gấp đôi +108% n/n, 132.4% q/q (4.5 nghìn tỷ đồng) và LNST tăng vọt lên 130.3 tỷ đồng (+592% q/q) so với mức lỗ 60.3 tỷ đồng trong Q2/22. DT xây dựng tăng 99% n/n lên 2.5 nghìn tỷ đồng và DT bất động sản tăng vọt 378% n/n lên 1.5 nghìn tỷ đồng nhờ bàn giao Green Diamond và Vinaconex Invest. Lợi nhuận gộp tăng trưởng thấp hơn với 430 tỷ đồng (+43.3% n/n, +36.6% q/q) do tỷ suất LNG thu hẹp (9.7%, -3.9 đpt n/n). Nhìn chung, công ty đạt doanh thu 6.5 nghìn tỷ đồng (+85% n/n) và 149.1 tỷ đồng LNST (-79% n/n), hoàn thành 40/43% kế hoạch năm.
  • Phát hành trái phiếu ròng đạt 5.4 nghìn tỷ đồng/3.8 nghìn tỷ đồng trong giai đoạn 2021-2022, ảnh hưởng đến chi phí lãi vay của công ty trong 6T23 (430.9 tỷ đồng, +11% n/n). Sự tăng trưởng doanh thu đã phần nào giảm bớt gánh nặng lãi vay, đẩy khả năng chi trả lãi vay lên gấp 5 lần trong Q2/23 từ mức 3.3 lần trong Q2/22. Công ty đã thay thế các khoảng vay trái phiếu đắt đỏ bằng các khoản vay ngân hàng ngắn hạn ưu đãi hơn trong Q2/23 và điều đó có thể làm giảm nghĩa vụ thanh toán lãi trong các quý tiếp theo. Tỷ lệ đòn bẩy ròng giảm từ 2.27 trong Q2/22 xuống 2.14 trong Q2/23, mức tương đối trung bình đối với ngành xây dựng vốn cần sử dụng nhiều vốn (CC1: 2.57x; CTD:1.58x; HHV: 3.21x).

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1694165557758_VCG_KIS_2023-09-08.pdf

5.     KDH [ MUA – 44,100đ/cp] Báo cáo cập nhật doanh nghiệp – BSC

  • So với Báo cáo khuyến nghị MUA gần nhất ngày 19/06/2023, cổ phiếu KDH ghi nhận mức tăng giá tốt +15.6% và đạt giá mục tiêu cũ của BSC. BSC duy trì khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu KDH và nâng mức giá mục tiêu lên 44,100 VND/CP (+22.8% so với giá mục tiêu cũ, tương đương upside +20.7%) khi (1) điều chỉnh giảm tỷ lệ lợi ích tại dự án Đoàn Nguyên và (2) giảm mức chiết khấu tại KDC Tân Tạo, KĐT Phong Phú 2 từ 50% xuống 30% do triển vọng triển khai rõ ràng hơn.
  • Tổng giá trị mở bán mới (presales) được kỳ vọng sẽ bùng nổ giai đoạn 2024-2026 cao gấp 4 lần so với giai đoạn 2020-2023. Khả năng triển khai hai đại dự án KDC Tân Tạo và KĐT Phong Phú 2 rõ ràng hơn nhờ sự chủ động về nguồn vốn và chiến lược hợp tác tại cấp độ dự án với đối tác ngoại.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1694078700622_KDH_BSC_2023-09-07.pdf

6.     MSN [ MUA – 97,100đ/cp] Chi phí lãi vay ăn mòn lợi nhuận – KBSV

  • Kết thúc 2Q2023, MSN đạt doanh thu thuần 18,609 tỷ đồng (+4.3% yoy), biên LNG đạt 28.6% so với 27.2% của 1Q2023 và 27.9% yoy, nhờ cải thiện hoạt động kinh doanh của các mảng kinh doanh chủ lực như WCM và MCH. Do môi trường lãi suất cao và MSN hiện đang có lượng nợ vay khá lớn để duy trì và mở rộng các hoạt động kinh doanh nên chi phí lãi vay tăng mạnh trong kỳ, đạt 1,786 tỷ đồng (+66% yoy). NPAT Pre-MI đạt 429 tỷ đồng (-65% yoy), NPATMI đạt 105 tỷ đồng (-89% yoy).
  • Nền tảng bán lẻ – tiêu dùng với 2 công ty trụ cột WCM – MCH đạt KQKD tích cực nhờ những chiến lược và nỗ lực tái cơ cấu hợp lý. WCM tiếp tục mở mới Winmart+ đồng thời chuyển đổi mô hình của các cửa hàng, chia thành các phân khúc khác nhau (WIN, Urban, Rural, Premium) phù hợp với từng khu vực. MCH và MML nhờ lợi thế kênh phân phối của WCM cũng đạt được KQKD khả quan với nhiều tín hiệu tích cực về doanh số.
  • Cuối năm 2023 và đầu năm 2024, MSN và các công ty con gặp phải áp lực đáo hạn lượng lớn trái phiếu lên đến hơn 12,000 tỷ đồng. KBSV đánh giá với khả năng thu xếp tài chính tốt của MSN, họ sẽ đủ khả năng vượt qua áp lực này.
  • KBSV dự phóng KQKD năm 2023 của MSN với doanh thu thuần đạt 81,601 tỷ đồng (+7.1% yoy), NPATMI đạt 1,185 tỷ đồng (-66.8% yoy). KBSV cho rằng những khó khăn đã phản ánh vào giá hiện tại, kỳ vọng vào tương lai và đưa ra khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu MSN với giá mục tiêu 97,100 VND/cổ phiếu.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1694079493846_MSN_KBSV_2023-09-07.pdf

7.     STB [ Tích cực – 37,500đ/cp] Bình minh ló rạng – SSI

  • Với kỳ vọng STB sẽ hoàn tất việc trích lập dự phòng trái phiếu VAMC trong năm 2023, SSI cho rằng tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2024 và 2025 sẽ khả quan và ngân hàng sẽ có nhiều cơ hội để hoàn thành kế hoạch tái cơ cấu nhanh hơn dự kiến. Mặc dù STB duy trì tỷ lệ cho vay hợp lý vào ngành bất động sản và không đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, SSI vẫn khá thận trọng về chất lượng tín dụng của ngân hàng trong thời gian gần đây, bao gồm khoản cho vay Bamboo Airways. Theo đó, SSI hạ khuyến nghị từ MUA xuống KHẢ QUAN, với giá mục tiêu cho năm 2024 là 37.500 đồng/cổ phiếu tương đương với tiềm năng tăng giá là 14,7%.
  • SSI duy trì ước tính LNTT cho năm 2023 là 9,5 nghìn tỷ đồng (tăng 50% svck), mặc dù NIM được điều chỉnh giảm xuống 4,13% (giảm 27 bps so với ước tính trước đây của SSI) do lãi suất cho vay và chất lượng tài sản giảm (tỷ lệ nợ xấu ở mức 2%). Ngoài ra, SSI kỳ vọng STB sẽ bán thành công KCN Phong Phú, tạo điều kiện giúp Ngân hàng trích lập hết dự phòng trái phiếu VAMC cũng như thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận cốt lõi trong năm 2024. Theo đó, SSI kỳ vọng lợi nhuận trước thuế năm 2024 là 15,2 nghìn tỷ đồng (tăng 60% svck), chủ yếu được hỗ trợ nhờ khoản tiền thu được từ KCN Phong Phú, trong khi NIM vẫn ổn định ở mức 4,12% và tỷ lệ nợ xấu được cải thiện, ước đạt 1,8%.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1694079208809_STB_SSI_2023-09-07.pdf

8.     PTB [ Trung lập – 61,600đ/cp ] Lợi nhuận dự kiến phục hồi từ nửa cuối năm 2023 – SSI

  • PTB đạt mức tăng trưởng cao hơn ngành gỗ nhờ có lượng khách hàng lớn (Masterband và Melissa & Doug). Ngoài ra, lợi nhuận ổn định của công ty phản ánh năng suất lao động được tối ưu hóa – giúp biên lợi nhuận gộp từ gỗ cao hơn 3% – 4% so với mức trung bình ngành. Theo ước tính SSI, lãi suất tăng 1% sẽ khiến lợi nhuận trước thuế của PTB giảm 2%. SSI nhận thấy lợi nhuận của PTB đã chạm đáy trong Q2/2023, tuy nhiên sự phục hồi không mạnh vào năm 2024. PTB đang giao dịch ở mức P/E dự phóng năm 2023 và 2024 lần lượt là 10,2x và 9,05x, thấp hơn so với các công ty cùng ngành (11x). SSI áp dụng hệ số P/E bình quân cho ngành gỗ là 11x và ngành đá là 10x và đưa ra mức giá mục tiêu 1 năm cho cổ phiếu PTB là 61.600 đồng/cổ phiếu (tiềm năng tăng giá là 6,6%). SSI duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu PTB.
  • Trong ngắn hạn, tăng trưởng lợi nhuận nửa cuối năm 2023 (+21% svck) sẽ hỗ trợ giá cổ phiếu. Bất kỳ tin tức nào liên quan đến sự phục hồi nhu cầu ở thị trường xuất khẩu sẽ là tín hiệu tích cực cho giá cổ phiếu.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1693906871155_PTB_SSI_2023-09-05.pdf

9.     VNM [ Nắm giữ – 84,000đ/cp ] Kỳ vọng từ tái định vị thương hiệu – KBSV

  • Kết thúc 2Q2023, VNM đạt doanh thu thuần 15,195 tỷ đồng tăng nhẹ 1,8% yoy do nền kinh tế gặp khó khăn, sức mua vẫn còn khá yếu. Biên lợi nhuận gộp đạt 40.5% tăng 1.7 điểm phần trăm QoQ do áp lực từ giá các nguyên vật liệu nhập khẩu hạ nhiệt và một phần từ việc tăng nhẹ giá bán. LNST đạt 2,229 tỷ đồng tăng 6% yoy, chấm dứt chuỗi 9 quý liên tiếp tăng trưởng lợi nhuận âm kể từ Q1/2021.
  • Thị trường nội địa tiếp tục khó khăn khi ngành sữa tăng trưởng rất chậm trong khi có nhiều đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên VNM cũng đã chiếm được thị phần ở một số mảng kinh doanh, một vài mảng là động lực tăng trưởng trong thời gian tới như sữa đặc, sữa chua đều có kết quả khả quan. KQKD của MCM giảm nhẹ do sức mua yếu tại khu vực miền núi phía Bắc. Ngoài ra, VNM cũng thực hiện chiến dịch tái định vị thương hiệu kì vọng giúp chiếm lại thị phần và tăng trưởng tại thị trường xuất khẩu.
  • Tổng doanh thu nước ngoài đạt 2,406 tỷ đồng (-2.2% yoy). Thị trường xuất khẩu đạt 1,270 tỷ đồng (-10% yoy) do sức mua tại các thị trường xuất khẩu vẫn còn khá yếu do áp lực lạm phát toàn cầu. Tại chi nhánh nước ngoài doanh thu đạt 1,136 tỷ đồng (+9%), AngkorMilk tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định, Driftwood đang bắt đầu trở lại tăng trưởng bình thường.
  • KBSV dự phóng KQKD năm 2023 của VNM với doanh thu thuần đạt 63,205 tỷ đồng (+5.4% yoy), LNST đạt 9,321 tỷ đồng (+8.7% yoy). KBSV đưa ra khuyến nghị NẮM GIỮ đối với cổ phiếu VNM với giá mục tiêu 84,000 VND/cổ phiếu.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1693907239252_VNM_KBSV_2023-09-05.pdf

10.  Ngành công nghệ [ Trung lập] Tăng trưởng bền bỉ trong diễn biến phân hóa – KBSV

  • Nhà cung cấp DV xuất khẩu phần mềm dự kiến sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi suy thoái, duy trì mức tăng trưởng hai chữ số khi các khách hàng của họ vẫn cam kết đối với tiến trình Chuyển đổi số (DX) để nâng cao hiệu suất hoạt động và cải thiện biên lợi nhuận. Tương tự, các dịch vụ viễn thông dành cho doanh nghiệp B2B như Trung tâm dữ liệu (DC) và Điện toán đám mây (Cloud), vốn rất quan trọng cho hành trình DX của các doanh nghiệp, sẽ tiếp tục tăng trưởng hai chữ số bền vững trong vài năm tới. Mặt khác, dịch vụ băng thông rộng và đầu tư cho phần cứng dự báo sẽ trì trệ khi chúng dễ bị tổn thương trong giai đoạn suy thoái kinh tế.
  • Cập nhật KQKD 6T-2023: FPT và CMG ghi nhận LNTT tăng lần lượt 21% YoY và 4% YoY. KQKD mạnh mẽ của DV xuất khẩu phần mềm của FPT (LNTT +35% YoY) và Giáo dục (LNTT +45% YoY) đã giúp tập đoàn duy trì sự tăng trưởng ổn định. Trong khi đó, tăng trưởng lợi nhuận của CMG đã giảm tốc do các chi phí khấu hao cao hơn từ DC Tân Thuận mới hoạt động và lỗ từ lĩnh vực Giáo dục (bắt đầu đầu tư vào Đại học CMC đầu năm 2022). Đối với nhóm thương mại phần cứng, LNST của ELC giảm 58% YoY do nhu cầu đầu tư phần cứng suy yếu từ các KH thuộc ngành Viễn thông, Quốc phòng và Giao thông thông minh. ITD ghi nhận khoản trích lập dự phòng đáng kể, dẫn đến thua lỗ trong hai quý gần đây, trong khi doanh thu cũng giảm mạnh 37%YoY.
  • Triển vọng DV CNTT quốc tế (XK phần mềm) duy trì tính bền bỉ: Chi tiêu cho CNTT trên toàn thế giới được dự đoán sẽ tăng 4,3% YoY lên 4,7 nghìn tỷ USD vào năm 2023. Trong đó, mảng DV CNTT dự báo sẽ tăng 9% YoY/12% vào năm 2023F/2024F. Theo Gartner, công nghệ Cloud được dự báo ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất trong mảng này vì đây là những công nghệ lõi nền tảng của quá trình DX. Các nhà cung cấp DV CNTT của Việt Nam sẽ hưởng lợi từ việc tăng tốc chuyển đổi số của các doanh nghiệp Nhật Bản.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1694165511919_VDSC_2023-09-08.pdf

 

11. Ngành hàng không [ Trung lập ]: Triển vọng tài chính cải thiện, nhưng sự phân hóa vẫn còn – KBSV

  • Ngành hàng không tiếp tục chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường quốc tế trong nửa đầu năm khi Trung Quốc dỡ bỏ các hạn chế du lịch quốc tế và các quốc gia khác tiếp tục tăng trưởng ổn định theo tháng. Trong nửa cuối năm, động lực từ khách du lịch Trung Quốc và chính sách visa thông thoáng hơn sẽ tiếp tục hỗ trợ xu hướng tích cực của sản lượng hàng khách hàng không quốc tế và bức tranh lợi nhuận của hầu hết các doanh nghiệp trong ngành. Theo đó, các DN có vị thế cạnh tranh tốt (ACV, SGN, AST, SAS) sẽ duy trì được tăng trưởng lợi nhuận cốt lõi hai chữ số ở mức cao, mặc dù sẽ chậm lại đôi chút so với nửa đầu năm khi hiệu ứng nền thấp dần trôi qua.
  • Cập nhật 1H-2023: Thị trường quốc tế phục hồi tốt như kỳ vọng, thúc đẩy mạnh mẽ lợi nhuận toàn ngành: Sản lượng 6T-2023 tăng 29% YoY lên 56,9 triệu lượt. Trong đó, nội địa đạt 42,4 triệu lượt (+2% YoY), quốc tế đạt 14,5 triệu lượt (gấp 6 lần nền thấp của cùng kỳ). Thị trường khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không duy trì xu hướng hồi phục theo tháng khá tích cực kể từ tháng 3/2023 khi Trung Quốc cấp phép cho du lịch đoàn tới Việt Nam. Tổng doanh thu các doanh nghiệp niêm yết trong ngành tăng 62% YoY lên mức 87,8 nghìn tỷ đồng, phục hồi hoàn toàn so với cùng kỳ năm 2019. Theo phân nhóm dịch vụ kinh doanh, nhóm DN DV phi hàng không (bán lẻ) chứng kiến mức tăng trưởng mạnh nhất (+149% YoY), theo sau là nhóm DN DV hàng không (+75% YoY) và vận tải hàng không (+61% YoY). Trong khi đó, doanh thu của các DN logistics hàng không giảm khoảng 22% YoY do bối cảnh thương mại suy yếu.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1694165437410_VDSC_2023-09-08.pdf

12.  Ngành gạo [ Trung lập ] Nắm bắt cơ hội – MAS

  • Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu gạo cả nước đạt 3,17 tỷ USD, tăng 36,1% cùng kỳ. Cuối tháng 8/2023, giá gạo 5% tấm đang gần 650 USD/tấn, quanh vùng đỉnh giá 15 năm. Bộ cũng nhận định sản lượng lúa gạo sản xuất chắc chắn sẽ vượt mức mục tiêu sản xuất 43 triệu tấn.
  • Theo ông Trần Duy Đông, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), sau khi trừ phần đã bán, lượng gạo có khả năng xuất khẩu 5 tháng còn lại trong năm 2023 là khoảng 2,66 – 2,67 triệu tấn với mục tiêu cả năm xuất khẩu 7,5 triệu tấn.
  • Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo, thiếu hụt nguồn cung do tác động từ Lệnh cấm xuất khẩu gạo, lạm phát tiếp diễn, biến đổi khí hậu El Nino, … sẽ là những yếu tố tác động lên hoạt động xuất khẩu gạo của những tháng cuối năm 2023.
  • MAS dự báo giá gạo bình quân cả năm 2023 dự báo ở mức 553 USD/tấn, tăng gần 14% cùng kỳ. Đây là mức giá bán bình quân cao nhất trong 15 năm trở lại đây.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1693993484291_MAS_2023-09-06.pdf

13.  Ngành BĐS nhà ở [ Trung lập ]  Các nút thắt đang được tháo gỡ quyết liệt  – VNDS

  • Lượng tiêu thụ nhà trong nửa đầu 2023 giảm 54% svck ở cả TP.HCM và Hà Nội, nhưng so với quý trước lượng tiêu thụ đã lần lượt tăng 52%/171% ở TP.HCM và Hà Nội do thiếu hụt nguồn cung mới trong Q2/23.
  • Nhiều chính sách được ban hành, hỗ trợ thị trường BĐS dần hồi phục, tuy nhiên kỳ vọng những chính sách sẽ quyết liệt và đồng bộ hơn.
  • VNDS ưa thích NLG, VHM và đưa KDH, DXG vào danh mục theo dõi.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1694079294721_VNDS_2023-09-07.pdf

14.  Ngành bán lẻ [ Trung lập] Chờ đợi sự phục hồi  – MAS

  • Ngành bán lẻ sẽ phục hồi nhẹ vào nửa cuối năm 2023 và cải thiện rõ ràng hơn vào năm 2024. Những công ty dẫn đầu thị trường sẽ tiếp tục tăng thị phần sau giai đoạn giảm tốc. Tăng trưởng dài hạn sẽ tập trung vào các phân khúc có độ phân mảnh và tiềm năng mở rộng cao.
  • “Cơn gió ngược” từ vĩ mô ảnh hưởng nặng nề đến lợi nhuận của các nhà bán lẻ trong nửa đầu 2023. Trong nửa đầu 2023, các doanh nghiệp bán lẻ điện máy hầu như không có lãi khi cả doanh thu và biên gộp sụt giảm đáng kể. Trong khi đó PNJ và các nhà bán lẻ không thiết yếu khác cũng phải chịu trì trệ, dù mức giảm không quá lớn. Trong 6 tháng đầu năm 2023, VNIndex tăng hơn 11% trong khi diễn biến giá cổ phiếu ngành bán lẻ giảm 1%.
  • Dần phục hồi sức mua trong nửa cuối 2023; Một trong những ngành phục hồi mạnh nhất trong năm 2024. MAS kỳ vọng hoạt động xuất khẩu và thị trường lao động sẽ phục hồi trong nửa cuối 2023 khi nền kinh tế dần thoát khỏi giai đoạn trì trệ, thúc đẩy sự cải thiện niềm tin của người tiêu dùng và thu nhập khả dụng. Tuy nhiên, theo quan điểm của VDSC, lợi nhuận của các nhà bán lẻ sẽ chưa thể phục hồi hoàn toàn ít nhất cho đến giữa 2024. Giai đoạn hiện tại là cơ hội thuận lợi cho các công ty lớn mở rộng thị phần và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn hậu suy thoái.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1693993735225_VDSC_2023-09-06.pdf

15.  Ngành gạo [ Trung lập ] Báo cáo cập nhật bức tranh toàn cảnh về tình hình sản xuất, biến động giá cả, tình hình tiêu thụ và các dự báo về thị trường gạo trong nước và thế giới. – Vietnambiz

  • Thương mại gạo toàn cầu trong năm 2023 được USDA dự báo đạt 53,8 triệu tấn, giảm 1,9 triệu tấn so với dự báo trước và giảm 2,4 triệu tấn so năm 2022. USDA cũng hạ dự báo thương mại gạo toàn cầu năm 2024 xuống 53 triệu tấn sau lệnh cấm xuất khẩu gạo nonbasmati của Chính phủ Ấn Độ.
  • Xuất khẩu gạo của Ấn Độ được USDA điều chỉnh giảm từ 22,5 triệu tấn xuống còn 20,5 triệu tấn năm 2023 và xuống 19 triệu tấn năm 2024. Trong khi đó, xuất khẩu gạo của Thái Lan và Việt Nam trong năm 2023 dự báo tăng 818 nghìn tấn và 846 nghìn tấn so với năm trước, đạt lần lượt là 8,5 triệu tấn và 7,9 triệu tấn.
  • Doanh thu của các doanh nghiệp ngành gạo tăng trưởng khá cao trong quý II. Nhưng do giá vốn và chi phí lãi vay vẫn ở mức cao nên lợi nhuận sau thuế của nhiều doanh nghiệp tiếp tục đi lùi.
  • Chỉ số giá gạo được theo dõi bởi Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) trong tháng 7 tăng 2,8% so với tháng trước và tăng gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái lên mức cao nhất trong gần 12 năm trong bối cảnh giá gạo tại các nước xuất khẩu chính tăng mạnh sau động thái hạn chế xuất khẩu của Ấn Độ.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1693994682280_VIETNAMBIZ_2023-09-06.pdf

16.  Ngành BĐS nhà ở [ Trung lập ] Các nút thắt đang được tháo gỡ quyết liệt – VNDS

  • Lượng tiêu thụ nhà trong nửa đầu 2023 giảm 54% svck ở cả TP.HCM và Hà Nội, nhưng so với quý trước lượng tiêu thụ đã lần lượt tăng 52%/171% ở TP.HCM và Hà Nội do thiếu hụt nguồn cung mới trong Q2/23.
  • Nhiều chính sách được ban hành, hỗ trợ thị trường BĐS dần hồi phục, tuy nhiên kỳ vọng những chính sách sẽ quyết liệt và đồng bộ hơn.
  • VNDS ưa thích NLG, VHM và đưa KDH, DXG vào danh mục theo dõi.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1694079294721_VNDS_2023-09-07.pdf

17.  Ngành thủy sản [ Trung lập ] Hướng dần đến sự hồi phục – VDSC

  • Ngành thủy sản sẽ dần cải thiện trong nửa cuối năm 2023 nhờ nhu cầu ngày càng tăng trở lại từ các nước nhập khẩu. Tuy nhiên, việc giá cổ phiếu tăng nhanh dựa trên kỳ vọng xuất khẩu phục hồi chưa được hỗ trợ đầy đủ bởi KQKD thực tế, dẫn đến tiềm năng tăng giá của cổ phiếu bị hạn chế.
  • Phục hồi chậm hơn dự kiến: Sự sụt giảm xuất khẩu thủy sản trong nửa đầu năm chủ yếu là do suy thoái kinh tế ở các nước nhập khẩu, cùng với mức nền cơ sở cao từ giai đoạn trước. Trong số các thị trường bị ảnh hưởng, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ chịu tác động lớn nhất trong nửa đầu năm 2023. Trái với kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư, đà phục hồi vẫn trì trệ cho đến giữa năm 2023.
  • Triển vọng tươi sáng hơn trong nửa cuối 2023: Kỳ vọng triển vọng xuất khẩu tươi sáng hơn trong nửa cuối 2023 khi các nước nhập khẩu bước vào mùa lễ hội kết hợp với lượng hàng tồn kho dần cạn kiệt sau 3 quý xử lý, đặc biệt là tại thị trường Mỹ. Thiếu hụt nguồn cung tôm toàn cầu từ Ấn Độ và Ecuador sẽ có lợi cho xuất khẩu tôm Việt Nam trong nửa cuối 2023. Tốc độ phục hồi khác nhau giữa các doanh nghiệp, với các doanh nghiệp lớn hơn sẽ tăng tốc nhanh hơn nửa cuối 2023. Rồng Việt dự báo xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 5 tỷ USD trong nửa cuối 2023, giảm nhẹ 5% YoY, nhưng tăng trưởng 15% trên nền thấp của nửa đầu 2023.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1693993660722_VDSC_2023-09-06.pdf

18.  Ngành BĐS[ Trung lập] Mặt trời hiện trên đường chân trời  – VDSC

  • Sau giai đoạn khó khăn với sự hấp thụ của thị trường và giá bất động sản đã về mức thấp nhất, VDSC kỳ vọng thị trường sẽ ấm lên trong nửa cuối năm nhờ: 1/ Lãi suất vay giảm, 2/ Các chương trình khuyến mãi từ chủ đầu tư và 3/ Sự phát triển cơ sở hạ tầng. Theo quan sát của VDSC, giá cổ phiếu đã phần nào phản ánh những triển vọng này, tuy nhiên vẫn có những cổ phiếu đang giao dịch với giá chiết khấu so với quỹ đất tiềm năng của họ. KDH là cổ phiếu VDSC ưa thích nhất, với quỹ đất lớn tại TP.HCM.
  • Chủ đầu tư hâm nóng thị trường, với sự hỗ trợ từ sự phát triển hạ tầng Có những tín hiệu cho thấy thị trường sẽ ấm lên trong nửa cuối năm, với: 1/ Các dự án dự kiến mở bán trong 2H2023 tại TP.HCM, với mục đích chính là đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân thành phố và đón đầu sự phục hồi của thị trường; 2/ Tỷ lệ vay dự kiến sẽ giảm xuống 9-10%, là mức mà người mua có thể chi trả với mức thu nhập hiện tại; 3/ Các chính sách khuyến mãi từ chủ đầu tư như thời hạn thanh toán linh hoạt (trả trước ~40% giá trị sản phẩm đến khi nhận nhà) để đẩy doanh số bán hàng. Việc khởi động xây dựng hệ thống đường vành đai/đường cao tốc sẽ làm tăng sự quan tâm đến các dự án tại vùng ngoại ô, vì: 1/ Quỹ đất cho các dự án trong thành phố giảm đáng kể, 2/ Người mua có thu nhập trung bình có xu hướng sống ở ngoại thành với chi phí sinh hoạt phải chăng, trong khi họ có thể làm việc ở trung tâm thành phố nhờ hệ thống đường vành đai.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1693993592185_VDSC_2023-09-06.pdf

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

– Link room telegram miễn phí: https://t.me/cknuocmam
– Đăng kí dịch vụ tư vấn: https://langtubuonnuocmam.com/dich-vu

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN