BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 17/10 – 23/10/2022

Lượt xem: 1826 | Ngày đăng: 24/10/2022 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 17/10 – 23/10/2022

  1. VEA [ MUA – 56.464Đ/cp ] : Doanh số Tháng 9/2022 mạnh mẽ, nhờ nguồn cung phục hồi – BVSC..
  2. TAR [ KHÁC ] : Xuất khẩu gạo dự báo tăng mạnh nhờ triển vọng toàn cầu thuận lợi – VCSC.. 
  3. IDC [ KHÁC ]: Động lực tăng trưởng từ khu công nghiệp – MAS. 
  4. DPM [ MUA – 53.000đ/cp ]: Kết quả kinh doanh sơ bộ Q3/2022 – SSI. 
  5. TDM [ MUA – 39.600đ/cp ] : KQKD Q3/2022 tăng trưởng tích cực trên nền thấp – SSI. 
  6. TCM [ KHÁC ] : Tiếp tục đà tăng trưởng trong tháng 9 – KIS. 
  7. STK [ MUA – 41.600/cp ] : Chống trọi trước thách thức bủa vây – VDSC.. 
  8. BMP [ MUA – 72.159đ/cp ] : Cổ phiếu phòng thủ trong bối cảnh lo ngại suy thoái gia tăng – BVSC.. 
  9. VCG [ MUA – 20.700đ/cp ] : Thách thức từ chiến lược đa ngành – Mirea Asset.
  10. SZC [ KHÁC ] : KQKD quý 3 thấp; chưa ghi nhận doanh thu mảng BĐS nhà ở – VCSC.. 
  11. REE [ MUA – 93.209 đ/cp ] : Báo cáo cập nhật – ACBS.
  12. PHR [ MUA – 61.300đ/cp ] : Tiềm năng lớn từ quỹ đất khu công nghiệp – Mirea Asset. 
  13. BMP [ MUA – 72.200đ/cp ] : Triển vọng từ giá hạt nhựa hạ nhiệt và giá bán ông nhựa giữ mức cao – FPTS 
  14. SZC [ TRUNG LẬP – 42.500đ/cp ] : Lợi nhuận ròng Q3/2022 chạm mức thấp nhất 3 năm – SSI. 
  15. QTP [ MUA – 19.500đ/cp ]: Giá điện trên thị trường cạnh tranh tăng hỗ trợ lợi nhuận Q3/2022 – SSI. 
  16. STK [ KHÁC ] : Nhu cầu thấp, lỗ tỷ giá tiếp tục ảnh hưởng đến lợi nhuận – VCSC..
  17. PNJ [ KHÁC ]: Tất cả các mảng kinh doanh chính tăng trưởng mạnh từ mức cơ sở thấp – VCSC.. 
  18. GDT [ KHÁC]: Lợi nhuận giảm mạnh nhất trong các công ty xuất khẩu công nghiệp nhẹ chúng tôi theo dõi – VCSC 
  19. FPT [ Khác ]: Lợi nhuận của tất cả các mảng kinh doanh tiếp tục tăng mạnh – VCSC.. 
  20. DGC [ KHÁC]: Lợi nhuận quý 3/2022 thấp hơn kỳ vọng do bảo trì – VCSC.. 

 

Quý nhà đầu tư lưu ý:

  • Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

 

1.VEA [ MUA – 56.464Đ/cp ] : Doanh số Tháng 9/2022 mạnh mẽ, nhờ nguồn cung phục hồi – BVSC  

  • Sản lượng xe máy của Honda: mạnh mẽ, nhờ nguồn cung tăng
  • Sản lượng ô tô: mạnh mẽ, tăng 43,7% m/m và 179,3% y/y
  • Triển vọng nửa cuối năm 2022 đầy hứa hẹn
  • Chi trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2021 vẫn là catalyst ngắn hạn

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1666092602611_VEA_BVSC_2022-10-18.pdf

2.     TAR [ KHÁC ] : Xuất khẩu gạo dự báo tăng mạnh nhờ triển vọng toàn cầu thuận lợi – VCSC

  • CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (HNX: TAR) là một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu gạo sạch & hữu cơ hàng đầu Việt Nam. Hàng năm, TAR cung cấp hơn 300,000 tấn gạo cho thị trường Việt Nam (chiếm 84% doanh thu năm 2021) và thị trường quốc tế (16% doanh thu năm 2021).
  • LNST sau lợi ích CĐTS 6 tháng đầu năm 2022 phục hồi 154% YoY, hoàn thành 46% kế hoạch kinh doanh 2022 của TAR.
  • Trong năm 2022, chúng tôi kỳ vọng lợi nhuận của TAR sẽ cải thiện cùng với sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam. Theo quan điểm của chúng tôi, gạo sạch & hữu cơ có thương hiệu của TAR có vị thế tốt để hưởng lợi từ tình hình xuất khẩu gạo toàn cầu hiện tại.
  • TAR hiện đang giao dịch với P/E trượt 7.8 lần – chiết khấu 35% so với mức trung vị nhóm các công ty cùng ngành đã lựa chọn của chúng tôi là 11.9 lần. TAR thông báo sẽ trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 10% trong năm 2022.
  • Rủi ro chính: (1) Biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn; (2) rủi ro tài chính.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1666091254414_TAR_VCSC_2022-10-18.pdf

3.     IDC [ KHÁC ]: Động lực tăng trưởng từ khu công nghiệp – MAS

  • Quỹ đất KCN lớn với vị trí thuận lợi: Quỹ đất thương phẩm còn lại sẵn sàng cho thuê tính đến hết Q2/2022 đạt khoảng 758 ha với 5 dự án tại các tỉnh công nghiệp hai miền Bắc – Nam. Các KCN của IDC đều được giải phóng mặt bằng từ trước với chi phí thấp, đối với các KCN ở phía Bắc thì hầu hết là đều là đất lúa nên GPMB theo đơn giá nhà nước. Tại các khu vực kinh tế có sức hấp dẫn mà KCN của IDC hiện hữu đều ghi nhận mức giá cho thuê tăng cao, và nguồn cung đất công nghiệp tại đây cũng trở nên hạn hẹp, vì vậy, chúng tôi cho rằng giá cho thuê sẽ còn tiếp tục duy trì đà tăng trong thời gian tới.
  • KCN Phú Mỹ 2 và Phú Mỹ 2 mở rộng sẽ trở thành động lực dẫn dắt trong giai đoạn 2022-2023: KCN có lợi thế cạnh tranh khi nằm trong khu cảng Cái Mép – Thị Vải, và là 2 trong 4 KCN có vị trí cảng nước sâu tại BR-VT với mức giá thuê thương phẩm hiện tại đạt $125/m2 (+14% CK), và dự kiến sẽ còn duy trì đà tăng nhờ vị trí đặc biệt của KCN và nhu cầu đầu tư vào khu vực này vẫn ở mức cao.
  • Thay đổi chính sách kế toán ghi nhận doanh thu: Việc chuyển phương pháp hạch toán phân bổ doanh thu theo chu kỳ thuê sang ghi nhận doanh thu một lần với các hợp đồng ký mới, theo chúng tôi, sẽ làm tăng mạnh doanh thu cũng như lợi nhuận kế toán của mảng KCN, và qua đó tạo nên bước nhảy trong kết quả hoạt động kinh doanh IDC.
  • Mảng năng lượng tiếp tục mởrộng: Hiện IDC đã được cấp giấy phép truyền tải và phân phối điện lực tại KCN Hựu Thạnh với trạm biến áp 189 MW (3×63 MW). Sự gia tăng tỷ lệ lấp đầy của KCN Hựu Thạnh sẽ làm động lực tăng trưởng rõ rệt nhất cho mảng năng lượng trong giai đoạn 2022-2026 với CAGR dự phóng đạt 9%/năm và nâng tổng sản lượng mục tiêu lên 2.2-2.3 tỷ kWh (từ mức quanh 1.5 tỷ kWh như hiện tại).
  • Chính sách cổ tức tiền mặt bình quân ước tính 40%/mệnh giá trong giai đoạn 2022-2026: Chúng tôi dự phóng cổ tức tiền mặt VND4,000/CP hàng năm, tương ứng với tỷ suất cổ tức 8.2%, phản ánh dòng tiền hoạt động kinh doanh mạnh của công ty và việc điều chỉnh chính sách ghi nhận doanh thu sẽ làm gia tăng đáng kể nguồn lợi nhuận giữ lại.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1666093040807_IDC_MAS_2022-10-18.pdf

4.     DPM [ MUA – 53.000đ/cp ]: Kết quả kinh doanh sơ bộ Q3/2022 – SSI

  • Sản lượng tiêu thụ urê trong quý 3/2022 đạt 178 nghìn tấn (tăng 8% so với cùng kỳ), trong khi giá bán bình quân ở mức 14.100 đồng/kg (tăng 32% so với cùng kỳ). Giá bán cao làm giảm đáng kể nhu cầu urê trong nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh Nga và Trung Quốc vẫn đang thực thi chính sách hạn chế xuất khẩu, và nguồn cung ở châu Âu vẫn thiếu hụt, công ty vẫn có tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu. Kết quả là, DPM vẫn ghi nhận mức tăng trưởng sản lượng tiêu thụ.
  • Sản lượng tiêu thụ NPK và phân bón kinh doanh giảm lần lượt 24% và 40% so với cùng kỳ trong quý 3/2022. Những sản phẩm này không có thị trường xuất khẩu, nên giá bán bình quân cao đã làm giảm đáng kể nhu cầu trong nước, từ đó giảm sản lượng tiêu thụ NPK và phân bón kinh doanh.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1666091489664_DPM_SSI_2022-10-18.pdf

 

5.     TDM [ MUA – 39.600đ/cp ] : KQKD Q3/2022 tăng trưởng tích cực trên nền thấp – SSI

  • Chúng tôi đánh giá tích cực hoạt động của TDM nhờ vào nhu cầu tiêu thụ tăng trưởng ổn định và hoạt động hiệu quả nhất so với các doanh nghiệp nước sạch niêm yết nhờ vào tỷ lệ thất thoát nước thấp và nguồn nguyên liệu ổn định từ sông Đồng Nai và hồ Phước Hòa. Đồng thời, nhà máy Bàu Bàng kỳ vọng tăng trưởng cao hơn nhu cầu trung bình Bình Dương ở mức 15% trong giai đoạn 2022-2025 nhờ vào nhà đầu tư mới tại khu công nghiệp và khu dân cư Bàu Bàng. Chúng tôi duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN giá mục tiêu 39.600 đồng (tăng giá 23%).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1666177756157_TDM_SSI_2022-10-19.pdf

6.     TCM [ KHÁC ] : Tiếp tục đà tăng trưởng trong tháng 9 – KIS

  • Doanh thu tăng trưởng mạnh nhờ mức nền so sánh thấp: Trong tháng 9, TCM tiếp tục công bố kết quả kinh doanh tích cực với doanh thu đạt 15.2 triệu USD (+91% n/n) và LNST đạt 0.95 triệu USD (so với khoản lỗ 0.6 triệu USD cùng kỳ năm ngoái do nhà máy phải hoạt động cầm chừng trong giai đoạn giãn cách xã hội ở khu vực phía Nam).
  • 50% tỷ trọng doanh thu đến từ thị trường Hoa kỳ
  • Tình hình đơn hàng tích cực cho 4Q22

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1666178623523_TCM_KIS_2022-10-19.pdf

7.     STK [ MUA – 41.600/cp ] : Chống trọi trước thách thức bủa vây – VDSC

1H2022: Tăng trưởng chững lại trước nhu cầu tiêu dùng suy giảm

  • Trong 6T2022 đầu năm, STK ghi nhận doanh thu đạt 1.170 tỷ đồng (+9% YoY), trong đó giá bán sợi bình quân tăng do giá hạt PET bù trừ cho sản lượng giảm nhẹ trong kỳ. Mặc dù LNST đạt 146 tỷ đồng (+3%YoY) nhưng STK lại ghi nhận khoản lỗ chênh lệch tỷ giá bất thường là 13,5 tỷ đồng trong Q2/2022 do tỷ giá USD/VND tăng. Nhìn chung, trong nửa đầu năm 2022, STK hoàn thành 45% / 48% kế hoạch doanh thu/LNST đặt ra.
  • Biên lợi nhuận gộp (GPM) đạt 18.6% (-100 bps) trong nửa đầu năm do (1) nhu cầu đặt hàng từ khách hàng giảm kéo theo sản lượng sợi tái chế đóng góp thấp hơn, (2) giá hạt PET đầu vào tăng, và (3) STK gộp đơn bán lô hàng mà loại sợi không phải hàng điều phối để đẩy hàng tổn kho trong Q1/2022.

2H2022: Thách thức trước mắt với nguy cơ đơn đặt hàng bị cắt giảm

  • Khách hàng gián tiếp của STK với đầu ra là các sản phẩm quần áo thể thao và các sản phẩm may mặc, chịu ảnh hưởng lớn từ vĩ mô. Theo STK, sự chậm trễ trong các đơn đặt hàng của khách hàng dệt do mức tồn kho cao của phía sản xuất & bán buôn, sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng sản lượng của công ty trong 2H2022 và cho đến 1H2023 nếu tình hình hiện tại vẫn tiếp diễn. Theo đó, kế hoạch của STK là tập trung vào các đơn đặt hàng có giá trị cao để bù đắp sự sụt giảm sản lượng.
  • Chúng tôi không lạc quan về tỷ trọng doanh thu sợi tái chế cho năm 2022 so với kế hoạch đề ra của doanh nghiệp khi sản lượng sợi tái chế giảm 10% YoY trong khi sợi nguyên sinh tăng trưởng 11% về sản lượng trong nửa đầu năm. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn tin vào mức chênh lệch giá bán và giá nguyên vật liệu của sợi tái chế duy trì ổn định so với sợi nguyên sinh. Do đó, chúng tôi kỳ vọng doanh thu và LNST trong Q3/2022 lần lượt là 560 tỷ đồng (+ 6% QoQ, + 20% YoY) và 67 tỷ đồng (-3% QoQ, + 8% YoY). Trong năm 2022, chúng tôi dự báo tỷ trọng sợi tái chế sẽ đóng góp 49% tổng doanh thu. Doanh thu và LNST kỳ vọng đạt lần lượt 2.311 tỷ đồng (+ 13% YoY) và 289 tỷ đồng (+ 4% YoY). EPS cả năm đạt 3.533 đồng/cổ phiếu

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1666178345830_STK_VDSC_2022-10-19.pdf

8.     BMP [ MUA – 72.159đ/cp ] : Cổ phiếu phòng thủ trong bối cảnh lo ngại suy thoái gia tăng – BVSC

  • Giá PVC điều chỉnh mạnh về mức bình thường nhiều năm
  • Lợi ích chi phí thấp sẽ phản ánh vào BLN Quý 4/2022
  • Nâng dự báo giai đoạn FY22-24: Lợi nhuận duy trì bền vững
  • DPS giai đoạn FY22-24 tăng lên mức rất hấp dẫn 7.000-8.000 đồng

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1666177900159_BMP_BVSC_2022-10-19.pdf

9.     VCG [ MUA – 20.700đ/cp ] : Thách thức từ chiến lược đa ngành – Mirea Asset

  • Triển vọng: 3 tuyến cao tốc VCG đang thi công dự kiến về đích trong năm nay sẽ đóng góp vào doanh thu ghi nhận trong năm. Bên cạnh đó, việc hoàn thành đúng hạn các tuyến cao tốc giúp VCG gia tăng năng lực và lợi thế cạnh tranh khi tham gia đấu thầu cho các tuyến cao tốc Bắc Nam Giai đoạn 2 – dự kiến khởi công vào cuối 2022.
  • Rủi ro: (1) Các khoản phải thu phần lớn nằm ở dạng trả trước để đấu thầu, phát triển các dự án bất động sản . Nguồn lực cho bất động sản được tài trợ bởi nợ vay nhưng hiệu quả mang lại chưa rõ ràng và làm gia tăng rủi ro khi các chỉ số thanh toán suy giảm qua các năm. Trong bối cảnh lãi suất đang tăng cao như hiện nay, tác động từ ảnh hưởng này càng đáng kể; (2) Danh mục dự án bất động sản phần lớn nằm ở dạng tiềm năng, cần nhiều thời gian và nguồn lực để chuyển sang giai đoạn phát triển, bán hàng

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1666267413164_VCG_MAS_2022-10-20.pdf

10.  SZC [ KHÁC ] : KQKD quý 3 thấp; chưa ghi nhận doanh thu mảng BĐS nhà ở – VCSC

  • CTCP Sonadezi Châu Đức (SZC) công bố KQKD quý 3/2022 với doanh thu giảm 24% YoY đạt 123 tỷ đồng và LNST sau lợi ích CĐTS giảm 65% YoY đạt 23 tỷ đồng. Trong khi doanh thu thấp do ghi nhận doanh số bán đất không đáng kể, lợi nhuận bị ảnh hưởng bởi biên lợi nhuận ròng giảm còn 19% trong quý 3/2022 so với 41% trong quý 3/2021.
  • Trong 9 tháng đầu năm 2022 (9T 2022), doanh thu của SZC tăng 17% YoY đạt 663 tỷ đồng, nhưng LNST sau lợi ích CĐTS giảm 38% YoY đạt 160 tỷ đồng, lần lượt hoàn thành 49% và 51% dự báo cả năm của chúng tôi.
  • Chênh lệch giữa tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2022 chủ yếu do biên lợi nhuận ròng giảm 21 điểm % YoY còn 24% trong 9T 2022 so với 45% trong 9T 2021
  • Trong khi đó, tỷ lệ hoàn thành thấp so với dự báo cả năm trong 9T 2022 của chúng tôi do SZC không ghi nhận doanh thu mảng BĐS nhà ở từ dự án khu dân cư Hữu Phước, mà chúng tôi hiện kỳ vọng dự án này sẽ lần lượt đóng góp 26% và 18% vào doanh thu và LNST sau lợi ích CĐTS dự báo năm 2022 của chúng tôi.
  • Chúng tôi nhận thấy rủi ro điều chỉnh giảm đối với dự báo lợi nhuận năm 2022 – 2023 do chúng tôi cho rằng nhu cầu đất KCN và BĐS nhà ở trong ngắn hạn sẽ bị ảnh hưởng bởi tình hình hiện tại như lãi suất cho vay tăng, dù cần thêm đánh giá chi tiết.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1666266455813_SZC_VCSC_2022-10-20.pdf

11.  REE [ MUA – 93.209 đ/cp ]  : Báo cáo cập nhật – ACBS

  • REE sở hữu danh mục năng lượng đa dạng hấp dẫn bao gồm thủy điện, nhiệt điện than, năng lượng gió và năng lượng mặt trời, đã thay thế mảng M&E để trở thành trọng tâm trong định hướng dài hạn của công ty. Trong tương lai, REE sẽ đặt ưu tiên cao hơn vào năng lượng tái tạo và giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch (đặc biệt là nhà máy nhiệt điện đốt than), tuân theo cam kết không phát thải carbon vào năm 2050 tại hội nghị Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP26) năm 2021 và Nghị quyết của Bộ Chính trị. 55-NQ / TW về Định hướng Chiến lược Phát triển Năng lượng Quốc gia của Việt Nam. Năm 2022, REE đặt mục tiêu bổ sung thêm 100 MW công suất nhà máy điện gió.
  • Biên lợi nhuận ròng của công ty đã được cải thiện và LNST ổn định hơn do mảng năng lượng đã vượt M&E trở thành mảng kinh doanh chính. Trong năm 2022, chúng tôi kỳ vọng LNST của REE sẽ tăng trưởng ấn tượng nhờ nhà máy thủy điện mới Thượng Kon Tum – VSH (220 MW) đi vào hoạt động từ quý 4/2021, nâng công suất của VSH lên gần ba lần, và ảnh hưởng của La Nina dài hơn dự kiến . Lĩnh vực này được dự đoán là chất xúc tác góp phần chính cho sự tăng trưởng của REE vào năm 2022.
  • Ngoài ra, REE còn sở hữu tòa nhà văn phòng cho thuê 145.000m2 , mang lại nguồn thu nhập và dòng tiền ổn định hơn so với các ngành nghề kinh doanh có nhiều biến động. Năm 2021, mảng Bất động sản đạt 896 tỷ đồng doanh thu và 461 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Ngoài ra, công ty hiện đang mở rộng phân khúc này với dự án Etown 6,thêm 40.000 m2 và dự kiến hoàn thành vào Q4-2023
  • Mảng M&E dự kiến sẽ có kết quả hoạt động tốt hơn vào năm 2022 do kết quả năm 2021 bị ảnh hưởng mạnh bởi sự chậm lại trong phát triển bất động sản do tác động của các biện pháp phòng ngừa COVID-19.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1666266778420_REE_ACBS_2022-10-20.pdf

12.  PHR [ MUA – 61.300đ/cp ] : Tiềm năng lớn từ quỹ đất khu công nghiệp – Mirea Asset

Mảng cao su ổn định – Vườn cây Campuchia bù đắp suy giảm sản lượng nội địa

  • Hiện nay PHR đang quản lý hơn 12,075ha đất cao su ở Việt Nam và 7,630ha đất cao su ở Campuchia. Do quỹ đất ở Bình Dương phù hợp để làm KCN và hạ tầng, chúng tôi đánh giá vườn cây ở Campuchia sẽ đóng góp vai trò quan trọng để bù đắp sản lượng cao su suy giảm tại Việt Nam trong tương lai.
  • Chúng tôi dự phóng sản lượng thương phẩm cao su năm 2022 và năm 2023 của PHR lần lượt đạt 35,931 tấn (+1.5% CK) và 37,652 tấn (+5% CK). Với kịch bản giá cao su năm 2022 và 2023 lần lượt đạt 42.5 triệu đồng/tấn (-6% CK) và 40.4 triệu đồng/tấn (-5% CK), doanh thu dựphóng cho mảng cao su và chế biến gỗ lần lượt là 1,697 tỷ (+0.3% CK) và 1,746 tỷ (+3% CK).

Mảng KCN – Cổ tức từ VSIP 3 và NTC là động lực chính trong giai đoạn 2023 – 2024

  • Mảng KCN của PHR hiện đang phát triển 3,000ha KCN và khu đô thị. Chúng tôi cho rằng cuối 2024 PHR có thể đưa vào vận hành thương mại KCN Tân Bình 2 và Tân Lập 1. Trong năm 2022- 2023, chúng tôi dự phóng PHR sẽ ghi nhận nốt 15ha từ KCN Tân Bình 1 với dự phóng doanh thu lần lượt đạt 192 tỷ (+0% CK) và 249 tỷ (+30% CK).
  • Chúng tôi dự phóng từnăm 2022 – 2023, PHR sẽ ghi nhận mức cổ tức lớn hơn từKCN Nam Tân Uyên 3 và VSIP 3. Chúng tôi dự phóng tổng lợi nhuận được chia và cổ tức nhận được từ NTC và VSIP 3 năm 2022 / 2023 lần lượt đạt 128.5 tỷ / 478.5 tỷ đồng. Chúng tôi dự phóng lợi nhuận ròng trừ cổ đông thiểu số của PHR trong năm 2022 / 2023 lần lượt đạt 1,028 tỷ đồng (+115% CK) và 1,135 tỷ đồng (+10% CK).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1666267478035_PHR_MAS_2022-10-20.pdf

13.  BMP [ MUA – 72.200đ/cp ] : Triển vọng từ giá hạt nhựa hạ nhiệt và giá bán ông nhựa giữ mức cao – FPTS

  • Kỳ vọng biên lợi nhuận gộp mở rộng nhờ giá bán ống nhựa giữ ở mức cao và giá hạt nhựa đầu vào giảm. Chúng tôi dự báo giá PVC sẽ duy trì ở mức thấp ~900-960 USD/tấn tới cuối năm 2022, tương ứng trung bình 2H2022 giảm -21,8% so với 1H2022, do nhu cầu sụt giảm tại Trung Quốc và Ấn Độ vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện. Trong khi đó, giá bán ống nhựa của BMP được chúng tôi ước tính vẫn sẽ giữ ở mức cao tới cuối năm 2022, nhờ nhu cầu xây dựng cao điểm trong giai đoạn này. Qua đó, biên lợi nhuận gộp 2H2022 dự kiến tăng +10,1 đpt so với 1H2022, đạt 34,6%
  • Kỳ vọng sản lượng tiêu thụ tích cực nhờ triển vọng khả quan của ngành xây dựng. Mảng ống nhựa dân dụng (chiếm ~97% doanh thu) được thúc đẩy nhờ nhu cầu xây dựng nhà ở và nhà không để ở. Năm 2022, kỳ vọng ngành xây dựng phục hồi hậu Covid-19 sẽ giúp sản lượng ống nhựa dân dụng của BMP tăng mạnh +9,6% YoY. Trong dài hạn, sản lượng tiêu thụ tăng trưởng với CAGR = 5,5%/năm giai đoạn 2023-2026F, hỗ trợ bởi các yếu tố như dân số trẻ, tiềm năng đô thị hóa cao. Đối với mảng ống nhựa hạ tầng, sản lượng tiêu thụ được dự phóng tăng trưởng với CAGR = 6,0%/năm trong giai đoạn 2022-2026F, thấp hơn mảng ổng nhựa dân dụng (CAGR = 6,3%/năm giai đoạn 2022-2026F) do BMP không có lợi thế trong mảng này.
  • Đòn bẩy tài chính thấp, tỷ suất cổ tức hấp dẫn. BMP là doanh nghiệp có tỷ lệ nợ vay/tổng tài sản thấp nhất ngành, duy trì ở mức ~2% trong giai đoạn 2017-1H2022, nhờ (1) ngành bão hòa nên ít có dự án đầu tư mới và (2) ưu tiên sử dụng nguồn vốn tự có để đầu tư. Hơn nữa, BMP có mức tỷ suất cổ tức cao nhất trong ngành, trung bình 7,4%/năm giai đoạn 2017-2021, hơn đáng kể so với mức trung bình ngành ~4,3%.

YẾU TỐ CẦN THEO DÕI

  • Biến động giá nguyên liệu đầu vào
  • Chính sách điều chỉnh giá bán của BMP
  • Rủi ro giá vật liệu xây dựng tăng cao ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1666267182714_BMP_FPTS_2022-10-20.pdf

14.  SZC [ TRUNG LẬP – 42.500đ/cp ] : Lợi nhuận ròng Q3/2022 chạm mức thấp nhất 3 năm – SSI

  • Chúng tôi cho rằng việc tăng tổng mức đầu tư giai đoạn 2022- 2025 sẽ làm giảm đáng kể biên lợi nhuận trong thời gian tới. Tuy nhiên, giá thuê tiếp tục tăng mức trung bình 15% trong giai đoạn 2022-2023 và kỳ thu tiền giảm từ 1 năm xuống 6 tháng sẽ làm cải thiện dòng tiền hoạt động cho SZC. Chúng tôi khuyến nghị TRUNG LẬP với mức giá mục tiêu 42.500 đồng/CP (tăng giá 17%) khi điều chỉnh tăng giá thuê tại KCN Châu Đức, tăng tổng mức đầu tư tại KCN Châu Đức và KDC Châu Đức, điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu.
  • Rủi ro: (1) Khó khăn trong công tác đền bù giải tỏa; (2) Các vấn đề về quy định của Khu đô thị Châu Đức có thể khiến dự án bị đình trệ.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1666355201703_SZC_SSI_2022-10-21.pdf

15.        QTP [ MUA – 19.500đ/cp ]: Giá điện trên thị trường cạnh tranh tăng hỗ trợ lợi nhuận Q3/2022 – SSI

  • Giá CGM trong Q3/2022 ở mức 1.541 đồng/kwh (+61% so với cùng kỳ). Trung bình 9 tháng đầu năm 2022 ở mức 1.478 đồng/kwh (+41% so với cùng kỳ). Nếu giá CGM Q4/2022 duy trì ở mức Q3/2022, trung bình cả năm 2022 có thể ở mức 1.494 đồng/kwh (+49% so với cùng kỳ), cao hơn 8% so với giả định trước đó của chúng tôi. Chúng tôi điều chỉnh tăng 8% giá CGM năm 2022 lên mức 1.490 đồng/kwh.
  • Mặc dù sản lượng hợp đồng (Qc) Q3/2022 giảm 3% so với cùng kỳ, sản lượng phát điện trên thị trường cạnh tranh lại tăng 56% so với cùng kỳ đạt 541 triệu kwh với giá CGM thuận lợi giúp lợi nhuận Q3/2022 tăng đáng kể. Nhìn chung, tổng sản lượng phát điện của QTP trong Q3/2022 tăng 10% so với cùng kỳ, vượt trội so với các công ty điện than khác. Trong giai đoạn tháng 7-8/2022, sản lượng tiêu thụ điện toàn quốc từ các nhà máy điện than giảm 14% so với cùng kỳ. Kết quả khả quan này của QTP nhờ chênh lệch lớn giữa giá than trộn trong nước và than nhập khẩu. Trong Q3/2022, giá than nhiệt Indonesia tăng 1,5 lần so với cùng kỳ, trung bình ở mức 7,5 triệu đồng/tấn, cao hơn so với giá than trộn đầu vào của QTP là 1.4 triệu đồng/tấn (+50% so với cùng kỳ).
  • Việc đồng USD mạnh lên đã làm công ty phát sinh khoản lỗ tỷ giá khoảng 60 tỷ đồng trong 9T2022. Với tình hình tỷ giá USD/VND tăng 7%, khoản lỗ tỷ giá ước tính trong năm 2022 là 80 tỷ đồng.
  • Sản lượng hợp đồng theo kế hoạch Q4/2022 ở mức 1,2 tỷ kwh, tăng 3% so với Q3/2022. Giả định giá CGM Q4/2022 duy trì tương đương Q3/2022, chúng tôi ước tính lợi nhuận sau thuế Q4/2022 là 130 tỷ đồng (+62% so với cùng kỳ).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1666355262188_QTP_SSI_2022-10-21.pdf

16.  STK [ KHÁC ] : Nhu cầu thấp, lỗ tỷ giá tiếp tục ảnh hưởng đến lợi nhuận – VCSC

  • CTCP Sợi Thế Kỷ (STK) công bố KQKD quý 3/2022 thấp hơn kỳ vọng của chúng tôi với doanh thu giảm 3% so với quý trước (QoQ) và LNST sau lợi ích CĐTS giảm 28% QoQ. Doanh thu và LNST sau lợi ích CĐTS 9 tháng đầu năm 2022 lần lượt chỉ hoàn thành 71% và 61% dự báo năm 2022 tương ứng của chúng tôi chủ yếu do doanh thu thấp và lỗ tỷ giá lớn. Chúng tôi nhận thấy rủi ro điều chỉnh giảm đáng kể đối với các dự báo của chúng tôi, dù cần thêm đánh giá chi tiết.
  • Việc hàng tồn kho tăng cao của các khách hàng trong chuỗi giá trị làm trầm trọng thêm tác động của nhu cầu cuối lên doanh số bán hàng may mặc. Các tác động càng rõ nét trong trường hợp của STK – một nhà sản xuất nguyên liệu thượng nguồn.
  • Sợi tái chế – đặc biệt là sợi tái chế cao cấp – tăng trưởng tốt hơn các mặt hàng khác khi doanh số bán hàng đi ngang QoQ và chênh lệch giá (giá bán sợi – giá hạt PET đầu vào) tăng 8% QoQ đạt mức đỉnh mới. Trong khi đó, mảng sợi nguyên sinh ghi nhận lỗ ròng do mức giảm khoảng 13% QoQ cả về sản lượng bán và chênh lệch giá
  • Biên LN gộp giảm từ 19,8% trong quý 2/2022 xuống 17,6% trong quý 3/2022 do chi phí cố định đơn vị cao hơn. Diễn biến này xảy ra dù chênh lệch giá chung cao hơn, nhờ đóng góp lớn hơn từ mảng sợi tái chế.
  • STK lỗ tỷ giá 400.000 USD trong quý 3/2022 do mua nguyên liệu đầu vào và thanh toán nợ ngắn hạn bằng USD khi đồng USD tăng giá 2% so với VND
  • STK đã hoàn thành phần móng của dự án Unitex và đang chờ giấy phép xây dựng. Dự án này có thể mở rộng năng lực sản xuất của STK thêm 60% khi dự kiến đi vào hoạt động vào cuối năm 2023. Công ty đang nộp hồ sơ để tiến hành phát hành riêng lẻ nhằm tài trợ cho dự án này, đang chờ phê duyệt.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1666532131855_STK_VCSC_2022-10-23.pdf

17.  PNJ [ KHÁC ]: Tất cả các mảng kinh doanh chính tăng trưởng mạnh từ mức cơ sở thấp – VCSC

  • PNJ công bố KQKD quý 3/2022 sơ bộ với doanh thu thuần đạt 7,4 nghìn tỷ đồng (+8x YoY) và LNST đạt 252 tỷ đồng so với khoản lỗ 160 tỷ đồng vào quý 3/2021 do tất cả các cửa hàng của công ty tại TP.HCM đều đóng cửa từ tháng 6 đến giữa tháng 10/2021 do giai đoạn giãn cách xã hội. Trong 9 tháng đầu năm 2022, doanh thu thuần của PNJ đạt 25,6 nghìn tỷ đồng (+104% YoY) và LNST đạt 1,3 nghìn tỷ đồng (+133% YoY), lần lượt hoàn thành 73% và 70% dự báo cả năm tương ứng của chúng tôi và phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi
  • Mảng bán lẻ có doanh thu đạt 4,7 nghìn tỷ đồng (+8x YoY) trong quý 3/2022. Mặc dù chúng tôi cho rằng doanh thu bán lẻ trong quý 3/2022 đã quay về mức bình thường so với mức doanh thu bán lẻ trung bình hàng quý cao là 5,4 nghìn tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2022, chúng tôi cho rằng điều này vẫn cho thấy sức mạnh chi tiêu lớn của khách hàng của PNJ khi so sáng với doanh thu bán lẻ của Q3 trong những năm bình thường ví dụ như doanh thu bán lẻ đạt 2 nghìn tỷ đồng trong Q3 2019
  • Số lượng cửa hàng của PNJ là 354 vào cuối tháng 9/2022 so với 341 cửa hàng vào năm 2021. Trong 9T 2022, PNJ đã mở mới 21 cửa hàng vàng, nâng cấp 19 cửa hàng vàng, mở mới 2 cửa hàng Style by PNJ và 2 cửa hàng PNJ Watch mới, đồng thời đóng cửa 6 cửa hàng vàng và 6 cửa hàng bạc. Mặc dù tiến độ mở rộng và nâng cấp cửa hàng có vẻ chững lại trong quý 3/2022, chúng tôi tin rằng PNJ vẫn có thể đạt được giả định hiện tại của chúng tôi là 35 cửa hàng vàng mới vào năm 2022 do công ty có xu hướng tăng cường mở cửa hàng trong quý 4 để tận dụng mùa lễ hội rơi vào quý 4-quý 1. Cuối quý 3/2022, PNJ có 334 cửa hàng vàng, 8 cửa hàng bạc độc lập, 3 cửa hàng CAO Fine (thương hiệu trang sức cao cấp của PNJ), 4 cửa hàng Style by PNJ, 2 cửa hàng PNJ Watch và 3 cửa hàng PNJ Art (showroom quà tặng doanh nghiệp).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1666532269051_PNJ_VCSC_2022-10-23.pdf

18.  GDT [ KHÁC]: Lợi nhuận giảm mạnh nhất trong các công ty xuất khẩu công nghiệp nhẹ chúng tôi theo dõi – VCSC

  • GDT công bố KQKD quý 3/2022 yếu với doanh thu và LNST lần lượt giảm 51% QoQ và 57% QoQ. Doanh thu và LNST 9 tháng đầu năm 2022 của GDT lần lượt hoàn thành 64% và 70% dự báo cả năm của chúng tôi. Chúng tôi nhận thấy rủi ro giảm đối dự báo, dù cần thêm đánh giá chi tiết.
  • Việc khách hàng tích trữ tồn kho quá mức và xả hàng tồn kho làm phóng đại thêm tác động của sự biến động nhu cầu hạ nguồn đối với các nhà xuất khẩu thượng nguồn – đặc biệt nổi bật trong trường hợp của GDT so với các doanh nghiệp xuất khẩu công nghiệp nhẹ, hướng tới người tiêu dùng mà chúng tôi theo dõi.
  • Trong khi LNST 6 tháng đầu năm 2022 của GDT có mức tăng 17% – hơn so với tốc độ tăng trưởng trước đây của cty – thì doanh thu và lợi nhuận của công ty lại giảm mạnh trong quý 3/2022. Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp quý 3/2022 của GDT vẫn ở mức cao là 35,1% so với mức 36,8% trong quý 2/2022. Chúng tôi lưu ý rằng chuỗi cung ứng bị gián đoạn trong quý 3/2021 khi Việt Nam giãn cách xã hội trên toàn quốc do dịch COVID-19, nên không nên so sánh YoY.
  • Triển vọng ngắn hạn vẫn kém khả quan do hàng tồn kho của khách hàng vẫn ở mức cao, làm ảnh hưởng đến backlog của GDT trong quý 4/2022.
  • Ngoài ra, GDT đã không đưa nhà máy sản xuất nội thất mới đi vào hoạt động trong quý 3/2022 như dự kiến trước đây, chúng tôi cho rằng do nhu cầu thấp. Tuy nhiên, tình hình này không ảnh hưởng dự báo lợi nhuận của chúng tôi do chúng tôi dự báo nhà máy mới này chỉ đóng góp khoản lợi nhuận nhỏ trong năm 2022

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1666532048443_GDT_VCSC_2022-10-23.pdf

19.   FPT [ Khác ]: Lợi nhuận của tất cả các mảng kinh doanh tiếp tục tăng mạnh – VCSC   

  • CTCP FPT (FPT) đã công bố KQKD 9 tháng đầu năm 2022 với doanh thu đạt 31 nghìn tỷ đồng (+24% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 3,9 nghìn tỷ đồng (+30% YoY), lần lượt hoàn thành 71% và 73% dự báo cả năm của chúng tôi.
  • Xuất khẩu Phần mềm (XKPM): Doanh thu +29% YoY và LNTT +28% YoY
  • CNTT trong nước: Doanh thu +10% YoY, LNTT +16% YoY
  • Viễn thông: Doanh thu +16% YoY và LNTT +22% YoY.
  • Giáo dục và các lĩnh vực khác: Tăng trưởng doanh thu và LNTT 2 chữ số.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1666531836158_FPT_VCSC_2022-10-23.pdf

 

20.  DGC [ KHÁC]: Lợi nhuận quý 3/2022 thấp hơn kỳ vọng do bảo trì – VCSC

  • CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (DGC) đã công bố KQKD quý 3/2022 mạnh mẽ, tuy nhiên vẫn thấp hơn kỳ vọng của chúng tôi. Trong quý 3/2022, DGC ghi nhận doanh thu đạt 3,7 nghìn tỷ đồng (+75% YoY & -8% QoQ) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 1,4 nghìn tỷ đồng (+196% YoY & -21% QoQ). Doanh thu 9 tháng đầu năm 2022 của DGC tăng 86% YoY – hoàn thành 73% dự báo năm 2022 của chúng tôi – và LNST sau lợi ích CĐTS tăng 318% YoY – hoàn thành 72% dự báo năm 2022 của chúng tôi
  • Khác với kỳ vọng của chúng tôi, lợi nhuận quý 3/2022 giảm so với quý trước do sản lượng bán photpho vàng (P4) thấp hơn, thay vì giá bán trung bình (ASP) thấp hơn. Trong khi DGC thực hiện bảo trì các thiết bị sản xuất P4, ASP P4 của công ty gần như vẫn đi ngang so với quý trước, chưa phản ánh giá P4 giảm.
  • DGC chuyển hướng cơ cấu sản phẩm của công ty sang axit photphoric nhiệt (TPA) – một dẫn xuất của P4. Giá TPA tăng và sản phẩm này bắt đầu tạo ra lợi nhuận ngang với P4 trong quý 3/2022
  • Giá photphat nông nghiệp vẫn ở mức cao và sản lượng bán tăng. Mặc dù nhu cầu phân bón trong nước giảm, DGC đã tăng cường xuất khẩu axit photphoric trích ly (WPA).
  • Chúng tôi kỳ vọng lợi nhuận sẽ phục hồi so với quý trước trong quý 4/2022 nhờ không còn bảo trì thiết bị và giá nguyên liệu đầu vào như than cốc và lưu huỳnh giảm. DGC đã sử dụng hàng tồn kho giá cao của các đầu vào này trong quý 3/2022. Tuy nhiên, các yếu tố này có thể bị ảnh hưởng bởi giá P4 giảm. Chúng tôi lưu ý rằng mỏ quặng apatit thứ hai của DGC sẽ đi vào hoạt động vào quý 1/2023, giúp tiết kiệm chi phí.
  • Chúng tôi nhận thấy có khả năng điều chỉnh giảm dự báo năm 2022 của chúng tôi do việc bảo trì thiết bị. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy tiềm năng tăng đối với dự báo năm 2023 do Trung Quốc tiếp tục hạn chế sản xuất P4 và xuất khẩu phân chứa lân cũng như tình trạng thiếu hụt nguồn cung đối với quặng apatit ở nước này.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1666531962043_DGC_VCSC_2022-10-23.pdf

Quý nhà đầu tư lưu ý:

  • Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN