Cách đọc bảng chứng khoán chi tiết cho nhà đầu tư mới

Lượt xem: 1545 | Ngày đăng: 25/03/2024 | Blog Kiến thức

Việc đọc và hiểu một bảng chứng khoán được xem là điều cơ bản trước khi bắt đầu tham gia đầu tư. Bạn cần biết các thao tác trên bảng điện tử khi thực hiện mua/bán cổ phiếu trên sàn. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng ngân hàng số Team học cách đọc bảng chứng khoán trong bài viết sau.

Minh họa một số bảng giá các công ty chứng khoán

Trên bảng giá chứng khoán sẽ thể hiện các thông tin và giao dịch của cổ phiếu trên thị trường. Do đó, nó sẽ giúp ích rất nhiều cho các nhà đầu tư trước khi ra quyết định.

Hiện nay, tại Việt Nam đang có 2 Sở Giao dịch Chứng khoán chính thức, bao gồm: HoSE (Sở Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh) và HNX (Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội). Mỗi Sở đều có một bảng giá riêng, các doanh nghiệp cũng sẽ đưa ra 1 bảng riêng để phục vụ cho khách hàng của mình (nguồn dữ liệu sẽ được lấy từ Trung tâm Lưu ký và 2 Sở Giao dịch). Các bảng giá chỉ khác nhau về giao diện, còn các thông tin thì cơ bản hoàn toàn giống nhau.

Ngoài ra, còn có sàn UPCoM (Unlisted Public Company Market) là sàn giao dịch “trung chuyển”, được tạo ra nhằm khuyến khích các doanh nghiệp chưa niêm yết tham gia vào thị trường chứng khoán.

Ví dụ một số bảng giá của các công ty chứng khoán:

Bảng giá Công ty chứng khoán VNDirect
Bảng giá Công ty Chứng khoán VNDirect (Nguồn: VnExpress)
Bảng giá Công ty chứng khoán SSI
Bảng giá Công ty Chứng khoán SSI (Nguồn: VnExpress)
Bảng giá Công ty chứng khoán ACB
Bảng giá Công ty Chứng khoán ACB (Nguồn: VnExpress)

Cách đọc bảng giá chứng khoán

Ý nghĩa các tên cột

1. Mã CK: Mã chứng khoán là danh sách tên riêng của doanh nghiệp khi lên sàn. Mã thường là tên viết tắt của tên công ty, ví dụ FPT.

2. TC: Giá tham chiếu (Màu vàng) là mức giá đóng cửa ở tại phiên giao dịch gần nhất trước đó. Tham chiếu được dùng làm cơ sở tính toán Giá sàn và Giá trần.

Lưu ý: Riêng sàn UPCoM (Sàn Giao dịch Trung chuyển) có Giá tham chiếu được tính bằng bình quân của phiên giao dịch gần nhất.

3. Trần: Giá trần (Màu tím) là mức giá cao nhất mà nhà đầu tư mua hoặc bán trong ngày, giá trần có màu tím. Sàn HoSE, giá trần tăng +7% so với giá tham chiếu, UPCoM là 15% và sàn HNX là 10%.

4. Sàn: Giá sàn (Màu xanh dương) là mức giá thấp nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán trong ngày giao dịch. Với sàn HoSE, giá sàn giảm -7% so với giá tham chiếu, HNX là 10% và UPCoM là 15%.

Nhà đầu tư chỉ đặt lệnh mua, bán với giá nằm trong khoảng giá sàn và giá trần, nếu không thì lệnh sẽ không khớp.

5. Tổng KL: Tổng khối lượng là tổng cổ phiếu được giao dịch trong một phiên, giao dịch càng nhiều thì tính thanh khoản cổ phiếu đó càng cao.

6. Bên mua: Mỗi bảng giá sẽ có 3 mức giá đặt mua tốt nhất và khối lượng tương ứng.

7. Bên bán: Thể hiện giá chào bán thấp nhất và khối lượng tương ứng.

8. Khớp lệnh: Hiển thị mức giá khớp lệnh gần nhất của một cổ phiếu, bao gồm khối lượng khớp lệnh, giá khớp lệnh và biên độ giá so với giá tham chiếu.

9. Giá: Bao gồm 3 cột là Giá cao nhất, Giá trung bình, Giá thấp nhất. Thể hiện sự biến động thực tế của cổ phiếu trong phiên giao dịch.

10. Dư: Biểu thị khối lượng cổ phiếu chờ khớp lệnh ở hai chiều mua, bán.

11. ĐTNN: Đầu tư nước ngoài là khối lượng cổ phiếu được giao dịch của Nhà đầu tư nước ngoài. Trong đó bao gồm 2 cột mua và bán.

Quy định về màu sắc

  • Màu tím: So với giá tham chiếu của mã chứng khoán tương ứng thì giá tăng cao kịch trần.
  • Màu xanh lá cây: So với giá tham chiếu của mã chứng khoán thì giá tăng chưa chạm trần.
  • Màu vàng: So với giá tham chiếu của mã chứng khoán tương ứng thì giá bằng.
  • Màu đỏ: So với giá tham chiếu của mã chứng khoán tương ứng thì giá giảm.
  • Màu xanh dương: Giá giảm và chạm đáy khi so với giá tham chiếu của mã chứng khoán tương ứng.
Cách đọc bảng giá chứng khoán
Quy định màu sắc trên bảng chứng khoán (Nguồn: Internet)

Các chỉ số thị trường

  • Chỉ số VN-Index: Là chỉ số biểu hiện sự biến động giá của cổ phiếu niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán (HoSE).
  • Chỉ số VN30-Index: Là chỉ số giá của Top 30 công ty niêm yết tại sàn HoSE. Nó có tính thanh khoản và giá trị vốn hóa hàng đầu, đáp ứng tốt các tiêu chí được sàng lọc.
  • Chỉ số VNX Allshare: Là chỉ số chung biểu hiện mức độ biến động giá của các cổ phiếu niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh (HoSE).
  • Chỉ số HNX-Index: Chỉ số được xử lý tính toán dựa vào sự biến động giá của các cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
  • Chỉ số HNX30-Index: Chỉ số giá của Top 30 công ty niêm yết tại sàn HNX. Nó có tính thanh khoản và giá trị vốn hóa hàng đầu.
  • Chỉ số UPCoM: Chỉ số biểu hiện sự biến động giá của các cổ phiếu niêm yết tại sàn UPCoM.

Ví dụ cụ thể:

  • Chỉ số VN-Index có đồ thị biểu hiện diễn biến của chỉ số trong phiên ngày hôm đó.
  • Tại thời điểm như ảnh trên, VN-Index đạt 845.92 điểm, mức tăng là 1,06% so với mức tham chiếu, cụ thể là tăng 8,91 điểm.
  • Khối lượng cổ phiếu khớp lệnh tại sàn HoSE là 385,271,832. Tương ứng với giá trị giao dịch đạt tới 8,060.628 tỷ đồng.
  • Toàn sàn HoSE có tổng cộng 231 mã tăng, 63 mã đứng giá và 135 mã giảm.
  • Thị trường đang trong trạng thái “Đóng cửa”.

Như vậy, với những thông tin về cách đọc bảng chứng khoán trong bài viết này, Team hy vọng các nhà đầu tư có thể nhận định được thị trường hợp lý, đúng đắn để đưa ra quyết định. Tuy nhiên, để hiểu rõ và chuyên nghiệp trong đọc bảng chứng khoán, xem xét các yếu tố giá và thị trường sẽ khá khó đối với những bạn mới tìm hiểu.

– Link tư vấn room zalo miễn phí: https://zalo.me/g/xtdspd746
– Đăng kí dịch vụ tư vấn: https://langtubuonnuocmam.com/dich-vu

———-Team LTBNM tổng hợp  ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN