CỔ PHIẾU NGÀNH CHỨNG KHOÁN – BÁO CÁO CẬP NHẬP CHO QUÝ 2/2021

Lượt xem: 5026 | Ngày đăng: 26/05/2021 | Báo cáo phân tích Blog

Như hình 1 – bảng ở dưới chúng ta có thể thấy tất cả các công ty chứng khoán trong bảng thống kê đều báo lãi và tăng trưởng mạnh cả về doanh thu và lợi nhuận trong quý 1. Không có công ty nào đi lùi và thậm chí mức tăng trưởng lên đến hàng trăm phần trăm. Chúng ta cần nhớ kết quả kinh doanh Q1 của các công ty chứng khoán trong năm 2020 chưa bị ảnh hưởng quá nhiều từ dịch covid (Từ quý 2 mới ảnh hưởng nhiều) Dưới đây chúng tôi sẽ đưa các quan điểm của chúng tôi về nguyên nhân khiến kết quả kinh doanh ấn tượng và kỳ vọng cho tương lai sắp tới sẽ thế nào.

1. Giá trị giao dịch tăng mạnh

Nếu như ai đã giao dịch lâu trên thị trường sẽ thấy trong năm 2020 và Q1 2021 số lượng tài khoản đăng ký mở mới cũng như giá trị giao dịch tăng lên rất nhiều.

Về số tài khoản mở mới, sau mỗi tháng con số tài khoản chứng khoán được mở mới lại xác nhận kỷ lục mới với hàng trăm nghìn tài khoản được mở mới mỗi tháng trong tháng 3 và tháng 4 -2021. Nếu như trước đó trong nhứng năm 2019 và đầu năm 2020 con số mở mới chỉ ở mức 20-30 nghìn tài khoản thì từ tháng 10-2020 cho đến nay đã tăng vọt (Cụ thể như hình 2 phía trên). Hiện tại con số tài khoản mở mới tăng lên chưa có dấu hiệu giảm lại và điều này cho thấy mức độ quan tâm và các nhà đâu tư mới dồn vào thị trường chứng khoán là rất lớn. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng chủ yếu đến từ mấy ý sau:

–        Do dịch bệnh covid sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên dòng tiền ít có chỗ chảy đến ngoài 1 số kênh như chứng khoán, bất động sản

–        Kinh tế gặp khó khăn khiến nhà nước phải sử dụng các chính sách tiền tệ như hạ lãi suất, tung ra các gói hỗ trợ nền kinh tế (bơm tiền) và 1 phần này chảy vào các kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản

Với việc ngành chứng khoán được nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm và đầu tư mới thì thanh khoản giao dịch cũng tăng lên rất nhiều. Từ mức giao dịch chỉ dưới 5 nghìn tỷ mỗi phiên, thanh khoản giao dịch đã tăng vọt lên trên 10 nghìn tỷ, rồi 15 nghìn tỷ và dẫn đến tắc nghẽn hệ thống Hose. Cụ thể như hình 3 dưới:

Với con số lệnh vào quá lớn đã khiến Hose trở tay không kịp dù có thay đổi giá trị khớp lệnh ít nhất 10 cổ lên 100 cổ thì cũng không giải quyết được vấn đề. Trong nhiều biện pháp xử lý thì hiện tại giá trị khớp lệnh các phiên trong tháng 5 đã dao động lên đến trên 20K tỷ. Tăng gấp 4-5 lần những năm 2019 và đầu 2020.

Tuy nhiên trong những phiên giao dịch gần đây thanh khoản tiếp tục tăng lên và lại xảy ra hiện tượng quá tải do thanh khoản vượt trên 21-22k tỷ. Điều đó cho thấy nhu cầu về thanh khoản từ sàn hose tiếp tục tăng và nếu với đà hiện tại chúng tôi cho rằng những phiên giao dịch có thanh khoản 25-30k tỷ là chuyện sẽ xảy ra trong thời gian tới khi hose tiếp tục xử lý được việc quá tải.

Như vậy chúng ta có thể thấy với việc số tài khoản mở mới cùng thanh khoản thị trường vẫn tiếp tục tăng mạnh mẽ từ nửa cuối 2020 đến nay thì lợi nhuận các công ty chứng khoán thu về từ phí giao dịch cũng như dịch vụ là rất lớn và sẽ tiếp tục tăng. Đây là yếu tố sẽ tiếp tục hỗ trợ cho ngành chứng khoán tăng trưởng trong các quý tới, ít nhất là phải hết 2021.

2. Dư nợ margin và vấn đề tăng vốn

Tiếp theo là vấn đề margin, hiện tại như chúng ta biết đa phần các công ty đều trong tình trạng căng cứng margin, thậm chí trong các đợt điều chỉnh của thị trường lượng vay margin chỉ giảm chút và ngay lập tức tăng trở lại mức “nóng” khi thị trường hồi phục trở lại. Các công ty chứng khoán lớn như VPS, HSC, VND đều trong tình trạng cho vay trên 100% vốn chủ sở hữu, thậm chí tiệm cận mức tối đa 200%. Cụ thể như hình 4 bên dưới.

Với việc cho vay margin lớn cùng kinh nghiệm quản lý rủi ro tốt từ các công ty (đa phần đều có kinh nghiệm quản trị rủi ro sau nhiều năm thị trường thăng trầm) thì lợi nhuận đến từ mảng margin cũng sẽ đóng góp lớn cho các công ty.

Chưa dừng lại ở việc margin căng cứng thì các công ty sẽ chỉ cho vay đến mức tối đa rồi thôi. Hiện các công ty đều thay nhau huy động và tìm cách tăng vốn để tiếp tục tăng nguồn cung margin cho thị trường. ĐIều này là lẽ tất yếu khi mà cầu vượt cung và lợi nhuận nhìn thấy được là rất lớn. Cụ thể lịch trình tăng vốn của một số công ty như hình 5 – bảng số liệu dưới đây chúng tôi tổng hợp

Như vậy có thể thấy nhiều công ty có mức tăng vốn trên 50% vốn góp hiện có (bôi mày hồng trong ảnh) như SSI, HCM, VND, MBS, VCI, APG, BSI, BMS, ORS, … cách thức tăng vốn có thể khác nhau như trả cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành cho cổ đông hiện hữu hoặc phát hành riêng lẻ cho tổ chức bên ngoài. Cụ thể như bảng trên chúng tôi đã tổng hợp. Mỗi phương án phát hành có lợi hay hại riêng trong ngắn hạn nhưng tựu chung lại đều giúp công ty tăng vốn từ đó giúp giải quyết vấn đề cho vay. Và với những động thái này chúng tôi cho rằng những công ty đang căng cứng lượng cho vay và tăng vốn lớn không làm thiệt hại đến cổ đông hiện hữu quá nhiều sẽ là cổ phiếu đáng chú ý. Cụ thể lịch trình tăng vốn từng công ty hiện tại chưa có chính xác nên quý nhà đầu tư cần cập nhật trong thời gian tới để update tốt hơn.

3. Vĩ mô ủng hộ thị trường

Với việc thị trường ngày càng nóng hơn, thanh khoản tăng cao, margin ngày càng phình to thi đã có rất nhiều câu hỏi được đặt ra lúc này đó chính là liệu có phải thị trường đang hình thành bong bóng? Liệu một ngày đẹp trời sắp tới thị trường đổ vỡ và ngành chứng khoán sẽ là ngành đầu tiên thiệt hại kép cùng thị trường? (thiệt hại cả doanh thu và nợ xấu).

Đã có nhiều ý kiến trái chiều về câu trả lời cho câu hỏi trên và tốt có, xấu có và chúng tôi quan điểm rằng ít nhất trong năm 2021 thị trường sẽ không sụp đổ được khi mà các yếu tố vĩ mô đều chưa cho thấy điều đó. Ít nhất cho đến lúc này Fed vẫn chưa hề có dấu hiệu nâng lãi suất, hút tiền trong thời gian gần sắp tới, Dù dịch đang bùng phát nhưng chưa có yếu tố bất ngờ xuất hiện (Chủng mới kháng kháng sinh hay tốc độ lây lan không thể kiểm soát, …) và sẽ sớm được kiểm soát khi vắc xin được triển khai trong cuối 2021 và đầu 2022.

 Về vấn đề lạm phát thì gần đây những nỗi lo lạm phát có xu hướng tăng sẽ làm nền kinh tế đi xuống, ngân hàng hút tiền về nhưng chúng tôi cho rằng đầu mỗi chu kỳ bơm tiền thì lạm phát tăng sẽ là dấu hiệu cho thấy dòng tiền được bơm ra đã bắt đầu đi vào sản xuất, khi mà nhu cầu tiêu thụ tăng, nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy tăng trở lại thì sẽ dẫn đến việc nguyên liệu đầu vào chưa đáp ứng kịp ngay dẫn đến giá tăng mạnh là khó tránh khỏi, khi mà cung cầu dần được cân bằng và tìm đến nhau thì vấn đề lạm phát sẽ được giải quyết và giảm trở lại, khi mà bơm tiền đổi lại sản phẩm mới được tạo ra tương xứng thì sẽ là liều thuốc cho thị trường quay trở lại tăng trưởng. Tất nhiên đó là kịch bản đẹp mà chúng tôi đang mong đợi và tương lai xa chúng ta cần bám sát tốt các số liệu từ nền kinh tế để update nhưng trong ngắn hạn vài quý tới chúng tôi cho rằng vĩ mô đang ủng hộ nền kinh tế phục hồi và thị trường chứng khoán cũng sẽ khó có chuyện sập sâu làm dòng tiền rời bỏ thị trường nhanh chóng.

Như vậy chúng tôi cho rằng vĩ mô 2021 đang ủng hộ ngành chứng khoán tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ như đã làm tại quý 1 và vấn đề hiện tại của nhà đầu tư chính là chọn cho mình công ty có tiềm năng tăng trưởng tốt nhất cũng như đang được định giá tốt trong ngành. Chúng tôi sẽ gợi mở trong phần dưới đây về định giá cổ phiếu ngân hàng.

4. Tổng kết và định giá các mã ngành chứng khoán

Như vậy với nhứng điều chúng tôi đã phân tích trên thì ngành chứng khoán sẽ là ngành sáng trong 3 ngành là thép và bank. Tuy nhiên ngành này cũng tăng giá khá nhiều và theo chúng tôi không phải tất cả còn cơ hội về định giá. Để giúp quý nhà đầu tư có ý tưởng đầu tư tốt nhất cho mình, chúng tôi xin gửi bảng thống kê PB thay đổi như thế nào sau tăng vốn và từ đó nhìn ra cơ hội cho mình (Hình 6)

Câu chuyện của cổ phiếu chứng khoán theo lịch sử chúng tôi thấy thì yếu tố quan trọng nhất để tăng trưởng đó là: TT phải xác lập các cột mốc về thanh khoản mới. Đó là yếu tốt quan trọng nhất. Hiện tại sau khi thị trường giải quyết nút thắt nghẽn lệnh ở 16k tỷ, thanh khoản tt đã được nâng lên tầm cao mới ở mốc 21k tỷ khoảng 1 tháng nay và đến nay lại tiếp tục nghẽn. Vậy sau nút tắc hệ thống 21k tỷ này nếu giải quyết được và số lượng ndt F0 tiếp tục tăng, đi kèm với nút thắt dư nợ margin được cởi, khả năng nhóm này còn “hot” tiếp tục. NDT nên theo dõi và tập trung vào các vấn đề này để đầu tư.

 

———-Team LTBNM tổng hợp và phân tích ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN