COVID-19: KINH TẾ VIỆT NAM TỔN THẤT RA SAO KHI TOÀN THẾ GIỚI PHONG TỎA LẪN NHAU (PHẦN 1)

Lượt xem: 1343 | Ngày đăng: 01/04/2020 | Báo cáo phân tích Blog

Trong các bài viết trước chúng tôi đã gửi các bài viết về các nước tại châu Âu cũng như Mỹ về tình trạng dịch bệnh, mức độ ảnh hưởng đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Bài viết này chúng tôi sẽ tổng kết lại về thị trường Việt Nam ảnh hưởng ra sao khi dịch bệnh xảy ra. Tất nhiên là khi dịch bệnh chưa qua đi thì bản thân chúng tôi cũng không thể ước lượng chính xác mức độ thiệt hại mà đại dịch covid mang lại. Nhưng bài viết vẫn mong sẽ giúp quý nhà đầu tư có thể định hình phần nào tình trạng cũng như thời điểm nên quan sát kỹ thị trường để có cho mình những bước đi đúng đắn nhất

  1. Tình trạng dịch bệnh

Cập nhật đến ngày 29/3 trên toàn thể giới đang phát sinh gần 700 nghìn người nhiễm và hơn 30 nghìn người chết vì covid-19. Mỹ đang là nước có số ca nhiễm nhiều nhất trên thế giới, trong khi đó châu Âu đang đứng thứ 2 về ca nhiễm nhưng lại đứng đầu về tỉ lệ tử vong. Khu vực đông Á là nơi bùng phát dịch đầu tiên, nhưng hiện nay đã dần kiểm soát được dịch và đang đưa hoạt động sx trở lại

3 khu vực trên đều là đối tác quan trọng nhất đối với Việt Nam trong giao thương. Tính hết năm 2019 tổng kinh ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam là 517.26 tỷ USD thì tổng 3 thị trường Mỹ, EU, Đông Á đạt 375.17 tỷ USD, chiếm 72,5% tổng kinh ngạch xuất nhập khẩu. Con số trên đã cho thấy mức độ ảnh hưởng của 3 thị trường trên đối với Việt Nam là lớn như thế nào.

Hình 1: Xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2019

Khi khởi đầu dịch bệnh chúng ta lao đao vì đầu vào khi thì trường Đông Á (Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản) là thị trường nhập khẩu chính của chúng ta. Thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào khiến cho các công ty đối mặt với việc dừng sản xuất do không có nguyên liệu. Sau khi các nước này kiểm soát được dịch bệnh đã giúp giải được bài toán đầu vào cho các doanh nghiệp

Nhưng gần như ngay cùng lúc đó dịch bệnh lan tòa đến châu Âu và Mỹ. Do đặc thù dân số và chính trị nên dịch bệnh đã bùng phát rất nhanh và thậm chí còn mạnh mẽ hơn cả các nước Đông Á. Lúc này thì một lần nữa lại đặt bài toán khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam khi tắc nghẽn đầu ra. Các doanh nghiệp xuất khẩu gặp vô vàn khó khăn khi các đơn hàng bị đình trệ cũng như bị hủy vì dịch bệnh.

Cùng với những khó khăn đó là thị trường chứng khoán trong mùa dịch bệnh. Kể từ khi phát sinh dịch thì thị trường đã giảm rất nhiều, liên tục tạo các mức thấp mới và chưa có dấu hiệu dừng lại

Hình 2: Hình ảnh VN-Index giảm sốc khi dịch bệnh diễn ra

Vậy thị trường sẽ đi về đâu và khi nào thì sẽ tại vùng đáy để nhà đầu tư có thể tham gia lại? Dưới đây chúng tôi sẽ đi từng thị trường để đánh giá mức độ cũng như đưa ra kết luận cho câu hỏi trên.

  1. Thị trường Đông Á

Đây là thị trường quan trọng nhất đối với kinh tế Việt Nam khi chiếm 33% kinh ngạch xuất khẩu và đặc biệt lên đến 62% kinh ngạch nhập khẩu. 4 nền kinh tế lớn thuộc Đông Á ảnh hưởng đến Việt Nam nhiều nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan (Hình 3).

Các mặt hàng quan trọng nhất tại các thị trường Đông Á đó là các sản phẩm đầu vào, ra của khối FDI, các ngành tiếp sau đó là dệt may. Thủy sản, gỗ, rau quả đối với xuất khẩu và vải, sắt thép, chất dẻo đối với nhập khẩu.

Hình 4+ 5 + 6 + 7: Bảng biểu 5 ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất xnk

Như đã nói ở trên hiện tại dịch bệnh tại khu vực Đông Á đã được kiểm soát và ngăn ngừa phát sinh mới khá tốt. Tuy nhiên áp lực từ thị trường châu Âu, Mỹ (chuỗi cung ứng, tái phát dịch khi giao thương) khiến nền kinh tế các nước Đông Á cũng chưa thể hoạt động mạnh mẽ trở lại được.

Theo đánh giá của chúng tôi phải hết 2020 thì nền kinh tế các nước Đông Á mới phục hổi lại được như trước khi có dịch. Đó còn là kịch bản tích cực cho tình hình dịch bệnh hiện nay khi mà khó khăn vẫn còn rất nhiều

Và tương tự với thị trường song phương Việt Nam – Đông Á, mặc dù giao thương đã được nối lại, các tín hiệu tích cực đã dần trở lại (mở cửa biên giới, giải quyết vấn đề nguyên liệu đầu vào cho thị trường Việt Nam) nhưng để đảm bảo sản xuất bình thương trở lại là điều không thể trong ngày một ngày hai.

Với những dữ kiện trên chúng tôi cho rằng đến hiện tại thị trường Đông Á đã qua giai đoạn khó khăn nhất. Nhưng để trở lại thì cần thêm thời gian và sự nỗ lực hơn từ 2 bên.

  1. Thị trường Mỹ, Châu Âu

Với thị trường Mỹ và Châu Âu chúng tôi đã có viết chi tiết tại các bài viết trước về thương mại song phương 2 nước (Quý độc giả hãy đọc lại để nắm rõ số liệu xuất nhập khẩu và ngành nghề chiếm tỉ trọng lớn trong xuất nhập khẩu 2 bên

⇒https://langtubuonnuocmam.com/covid-19-tai-tay-ban-nha-phap-duc-va-anh-huong-toi-viet-nam/

⇒https://langtubuonnuocmam.com/italia-toang-boi-covid-19-se-anh-huong-toi-viet-nam-nhu-the-nao/

⇒https://langtubuonnuocmam.com/covid-19-tai-my-gay-ra-thiet-hai-gi-den-the-gioi-va-viet-nam/

Tình hình hiện tại dịch bệnh tại châu Âu và Mỹ đang rất căn thẳng và chưa thấy đỉnh dịch. Có lẽ chúng ta phải chờ 1 vài tháng nữa thì dịch bệnh mới được khống chế tại các nước châu Âu và Mỹ (Hình 8)

Đây chính là các nước có ảnh hưởng rất lớn đến đầu ra với thị trường Việt Nam. Hiện tại các doanh nghiệp trong nước như dệt may, thủy sản đã bắt đầu ngấm đòn khi các đơn hàng bị tạm dừng hoặc hủy

https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/doi-tac-my-eu-huy-nhieu-don-hang-thuy-san-1201004.html

Các ngành nghề xuất khẩu khác hay hàng không, vận tải cũng gặp khó khăn tương tự và gần như đóng băng đầu ra. Khi mà đầu vào là các nước đông Á đã phần nào được giải quyết và tháo gỡ thì khó khăn lại gặp phải ở đầu ra khiến cho nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa thể thoát ra khỏi được cơn khủng hoảng kinh tế do đại dịch virut Corona gây ra.

Trong phần 2 của bài viết chúng tôi sẽ tiếp tục gửi đến quý nhà đầu tư về tình hình dịch bệnh và các ngành nghề cần chú ý sau khi dịch bệnh qua đi

———-Team LTBNM tổng hợp, biên dịch và phân tích————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN