COVID 19 TẠI TÂY BAN NHA – PHÁP – ĐỨC VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆT NAM

Lượt xem: 1581 | Ngày đăng: 16/03/2020 | Báo cáo phân tích Blog

Hiện nay sau khi Châu Á đã kiểm soát và giảm các ca nhiễm thì tại Châu Âu lại đang ở giai đoạn bùng phát mạnh. Thậm chí còn khó lường hơn là tại Trung Quốc hay Hàn Quốc. Bắt đầu là tại Ý và cho đến hiện tại dịch đã lan ra toàn Châu Âu, tiếp ngay sau Ý chính là các nước như Tây Ban Nha, Pháp. Đức

Vậy dịch bệnh sẽ diễn biến như thế nào và ảnh hưởng của Tây Ban Nha, Pháp, Đức đến nền kinh tế EU nói riêng cũng như toàn cầu nói chung như thế nào? Chúng tôi sẽ có báo cáo nhanh dưới đây để gửi quý nhà đầu tư

Hình 1: bản đồ dịch bệnh covid-19 tại Châu Âu

Trên là bản đồ dịch bệnh covid-19 tại Châu Âu. Cụ thể danh sách cập nhật đến ngày 15/3 như sau (hình 2):

Trong danh sách thì Tây Ban Nha, Đức và Pháp lần lượt đứng ở vị trí thứ 5, 6 và 7 của các nước có số người nhiễm virut cao nhất. Con số này sẽ còn tiếp tục tăng lên trong các ngày tới. Và đại dịch ở Châu Âu nói chung, 3 nước trên nói riêng sẽ là nơi khó xử lý cũng như khó đoán nhất. Dưới đây là lý do dịch bệnh khó được kiểm soát:

  • Hiện nay di chuyển giữa các nước trong EU dễ dàng khiến cho việc kiểm soát và dập dịch gặp muôn vàn khó khăn (Mới có Tây Ban Nha đóng cửa biên giới)
  • Châu Âu là các nước tư bản, do đó quyền dân chủ rất cao khiến nhà nước gặp khó khăn trong việc cách ly dập dịch.
  • Hiện tại dân số tại Châu Âu đa phần là dân số già nên sức đề kháng với bệnh kém hơn. Cụ thể độ tuổi trung bình của dân số Tây Ban Nha là 44.9 tuổi, Đức là 45.7 tuổi, Pháp là 42.3 tuổi. Trong khi Việt Nam chỉ là 32.5

Vì vậy theo chúng tôi thông tin đầu tiên nên chờ đợi đó chính là đóng cửa biên giới. Sau đó mới nghĩ đến cách ly người nhiễm và điều trị. Cập nhật đến thời điểm này trong 3 nước mới có Tây Ban Nha đóng cửa biên giới, Pháp, Đức mới dừng ở mức đóng cửa các quán bar, nhà hàng

https://vnexpress.net/the-gioi/tay-ban-nha-phong-toa-toan-quoc-4069448.html

https://thanhnien.vn/the-gioi/phap-duc-dong-cua-nha-hang-co-so-giai-tri-yeu-cau-nguoi-dan-o-nha-1196116.html

Vậy với việc 3 nước trên gặp nhiều khó khăn trong đại dịch covid-19 thì sẽ ảnh hưởng cụ thể đến Việt Nam như thế nào chúng tôi sẽ đi chi tiết từng nước dưới đây.

  1. Tây Ban Nha

Đây là quốc gia có số ca lây nhiễm lớn thứ 2 tại Châu Âu sau Ý. Cập nhật cho đến ngày 15/3 (Hình 3) Tây Ban Nha có 7753 ca mắc bệnh, 291 trường hợp tử vong. Đáng chú ý là con số tăng thêm mỗi ngày tại Tây Ban Nha vẫn rất cao. Với việc đóng cửa biên giới từ ngày 14/3 thì chúng tôi hi vọng trong tuần tiếp theo số ca dính mới sẽ giảm dần tương tự như tại Ý.

Tây Ban Nha là nước có diện tích 504 Km². Với dân số khoảng46.7 triệu người. Tây Ban Nha là nước có dân số già với độ tuổi trung bình là 44.9 tuổi. Vì vậy áp lực đè lên ngành y tế sẽ là rất lớn khi dịch bệnh gia tăng và lan rộng

Với việc đóng của biên giới sẽ giúp Tây Bạn Nha kiểm soát dịch tốt hơn nhưng chắc chắn kinh tế, giao thương sẽ bị ảnh hưởng. Cụ thể bao nhiêu và bao lâu kinh tế mới trở lại bình thường được thì chúng tôi cần đợi đến khi dịch được kiểm soát mới có thể ước tính được

Về giao thương 2 nước Việt Nam – Tây Ban Nha thì hiện tại 2 tháng đầu năm 2020 tình hình xuất nhập khẩu vẫn diễn ra bình thường do khi đó dịch bệnh vẫn chưa bùng phát (Hình 4+5)

Hiện thị trường Tây Ban Nha vẫn là thị trường xuất siêu đối với Việt Nam. Mặt hàng xuất khẩu chính là linh kiện điện thoại, dệt may, da dày và cà phê. So với cùng kỳ 2019 giá trị xuất khẩu có giảm sút khá nhiều và theo chúng tôi vài quý tới cũng sẽ tiếp tục giảm do dịch bệnh gây ra. Con số cụ thể chúng tôi sẽ update đến quý nhà đầu tư khi có số liệu.

  1. Pháp

Đây là đất nước có diện tích lớn thứ 3 châu Âu với khoảng 547 Km² dân số là 65 triệu người. Với độ tuổi trung bình là 42.3 tuổi (Nằm ở mức cao so với trung bình thế giới). Nhiệt độ chủ yếu dao động trong khoảng 7 độ mùa đông, 16 độ mùa hè. Đây là mức nhiệt khá thấp và giúp virut Covid-19 có thể sống lâu hơn ngoài môi trường làm tăng khả năng lây nhiễm.

Cụ thế theo thống kê đến ngày 15/03 tại Pháp đã phát sinh 4499 ca nhiễm bệnh, tử vong 91 người. Số người nhiễm mới bùng phát manh trong khoảng 10 ngày gần đây và chưa có dấu hiệu giảm (Hình 6)

Về nền kinh tế Pháp hiện tại hết 2019 GDP đạt 2,807,447M $. Tăng 1.2% so với 2018. Cụ thể như hình dưới đây là GDP và tốc độ tăng trưởng 10 gần đây (Hình 7):

Tốc độ tăng trưởng GDP Pháp đạt đỉnh năm 2017 và giảm dần qua các năm cho đến nay.

Trong giao thương 2 nước Việt Nam – Pháp thì Việt Nam đang xuất siêu sang Pháp. Cụ thể như bảng dưới (Hình 8+9):

Trong 2 tháng 2020 Việt Nam ghi nhận xuất siêu tổng 288.8 triệu USD, giảm 16.2% so với cùng kỳ 2 tháng 2019. Mặt hàng xuất khẩu trọng điểm là linh kiện điện thoại, giày dép và dệt may. Như vậy nếu Pháp gặp khó khăn thêm nữa trong việc chống lại đại dịch Covid-19 thì chắc chắn kinh ngạch xuất khẩu sang thị trường Pháp từ tháng 3-2020 trở đi sẽ giảm rất mạnh (Hiện chưa thể biết được đến khi nào Pháp kiểm soát được dịch). Và ngành trong nước ảnh hưởng nặng nề nhất với thị trường Pháp chính là Dệt may, giày dép và đồ gỗ (Điện thoại, máy tính, điện tử chủ yếu là các doanh nghiệp FDI).

  1. Đức

Tương tự như Pháp Đức là quốc gia có khí hậu đa phần là lạnh, dân số già nên rất nguy hiểm cho việc lây nhiễm và chăm sóc các ca nhiễm bệnh. Hiện tại dân số Đức là 83.5 triệu dân trên tổng diện tích 357 Km².

Cho đến hiện tại 15/3 số ca nhiễm tại Đức đã lên đến 5426 ca và khiến 11 người tử vong. Các ngày gần đây con số ca nhiễm liên tục tăng lên (Hình 10)

Dù số ca nhiễm đã lên rất cao nhưng Đức vẫn chưa ban bố tình trạng khẩn cấp cũng như đóng cửa biên giới để cách ly dập dịch. Chúng tôi lo ngại các ngày tiếp theo tình trạng nhiễm covid-19 sẽ còn tiếp tục tăng.

Về GDP của Đức trong 10 năm qua đã tăng trưởng tốt thừ 2014 đến 2017 và cũng giảm dần sau 2017 như Pháp. Điều này báo hiệu khó khăn cho nền kinh tế Đức và các nước EU trong các năm tới. Với dịch covid đang lan rộng thì dự báo nền kinh tế Đức sẽ còn gặp nhiều khó khăn gấp bội (Hình 11)

Nền kinh tế Đức hiện đang đứng thứ 5 trên thế giới và đứng đầu châu Âu. xuất khẩu chủ yếu là máy móc, phương tiện vận tải, hóa chất.

Về giao thương giữa Việt Nam và Đức thì chi tiết 2 tháng đầu năm 2020 như bảng dưới đây (Hình 12+13):

Tính 2 tháng đầu năm 2020 Việt Nam đang xuất siêu là 514.5 triệu USD, tăng 52% so với cùng kỳ. Trong đó mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh nhất là cà phê và máy móc phụ tùng. Giày dép và dệt may cũng tăng trưởng tốt với mức 8-9.5%. Chiều ngược lại chúng ta nhập nhiều máy móc thiết bị và dược phẩm từ Đức.

Nếu tình trạng covid-19 khiến giao thương 2 nước bị đình trệ thì sẽ là khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc ( Dệt may, giày dép ) và cà phê. Các đơn hàng sẽ bị đình trệ thậm chí nếu dịch diễn ra lâu còn có thể delay đến cả quý. Có lẽ báo cáo xuất khẩu tháng 3-4 sẽ cho thấy chính xác nhất mức ảnh hưởng từ dịch covid-19 đến các doanh nghiệp Việt Nam sang Đức.

Tổng kết

Như vậy khi 3 nước trên gặp khó khăn lớn trong việc chống lại đại dịch covid-19 và chưa thể biết khi nào dịch mới được kiểm soát và giao thương trở lại bình thường thì nền kinh tế Thế giới và EU sẽ gặp áp lực rất lớn. Đây có thể là tình huống rất khó khăn mà thế giới phải đối mặt trong vài thập kỷ vừa qua. Cái mà khiến nhà đầu tư toàn cầu hoang mang đó chính là không biết khi nào dịch mới được kiểm soát và không biết thiệt hại từ đại dịch đến nền kinh tế các quốc gia sẽ là bao nhiêu. Chính những điều mông lung như vậy theo chúng tôi mới là cái rất nguy hiểm khiến nhà đầu tư hoang mang và xảy ra tình trạng bán tháo để giữ tiền chờ đến khi thông tin được rõ ràng hơn. Đối với Việt Nam thì cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ thị trường 3 nước này. Cụ thể ngành dệt may, đồ gỗ sẽ gặp muôn vàn khó khăn trong việc giải quyết đầu ra cho sản phẩm của mình.

Quan điểm của chúng tôi vẫn là chờ đợi đến khi đỉnh dịch được xác nhận, các nước quyết liệt trong việc kiểm soát dịch (Đóng cửa biên giới, cách ly điều trị các ca nhiễm bệnh). Thì khi đó mới có thể xác định được mức độ ảnh hưởng và tính toán thời điểm quay lại.

———-Team LTBNM tổng hợp, biên dịch và phân tích————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN