CTG – Xứng đáng vượt đỉnh

Lượt xem: 134 | Ngày đăng: 07/02/2025 | Báo cáo phân tích Blog

Với báo cáo tài chính mới công bố cũng như những gì đã làm được trong năm 2024 vừa qua thì CTG xứng đáng vượt đỉnh trong Q1-2025 và thậm chí có thể nghĩ xa hơn nữa. Vậy cụ thể tiềm năng của CTG như thế nào chúng ta sẽ cùng bóc tách và phân tích trong bài viết này của chúng tôi.

I. Kết quả kinh doanh

CTG đã ghi nhận kqkd Q4-2024 hết sức ấn tượng, nhất là về mặt lợi nhuận khi ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế đạt 12,246 tỷ đồng, tăng mạnh 59.1% yoy. Dù cho lợi nhuận thuần tổng của ngân hàng không tăng nhiều khi ghi nhận 21,286 tỷ đồng, tăng 15.2% yoy. (Hình 1)

Điểm nhấn chính giúp cho lợi nhuận của CTG tăng trưởng tốt so với cùng kỳ cũng như 3 quý đầu năm đó chính là việc ngân hàng đã phải trích lập thấp trong Q4 vừa qua nhờ vào việc có bộ đệm dự phòng lớn cũng như đã trích lập nhiều hơn mức cần thiết trong 3 quý đầu năm nên Q4 chỉ phải trích lập mức tương đối thấp qua đó hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận mạnh trong quý cuối năm. Cụ thể hơn như thế nào chúng tôi sẽ phân tích chi tiết trong phần dưới của bài viết.

Về tỉ trọng đóng góp từng mảng kinh doanh vào lợi nhuận của ngân hàng, mảng tín dụng đóng góp lớn nhất với 76.2%, tiếp theo là mảng khác với 15.6% và mảng dịch vụ với 8.2%. (Hình 2)

Dù là mảng đóng góp tỉ trọng lớn nhất với 76.2% nhưng nếu so với các ngân hàng khác thì tỉ trọng đóng góp của mảng tín dụng vẫn là khá thấp (trung bình các ngân hàng tỉ trọng mảng tín dụng đóng góp khoảng 80-90% lợi nhuận). Trong khi đó mảng kinh doanh khác lại có đóng góp tỉ trọng lớn trong năm 2024. Đây chủ yếu tới từ mảng kinh doanh ngoại hối và nghiệp vụ thu hồi nợ của ngân hàng. Điều này phần nào cũng cho thấy khả năng nghiệp vụ của CTG trong quản lý nợ xấu cũng như thu hồi nợ xấu là tốt như thế nào so với các ngân hàng khác trong ngành.

Mảng dịch vụ của các ngân hàng trong đó có CTG vẫn tiếp tục gặp khó trong năm 2024 và phần nào sẽ là cả 2025 khi mà các chính sách, luật liên quan tới bảo hiểm vẫn duy trì tình trạng thắt chặt cũng như các ngân hàng hiện đa phần vẫn duy trì chính sách miễn phí giao dịch để thu hút khách hàng trên các kênh số. Vì vậy động lực và kỳ vọng lớn nhất vào CTG có lẽ vẫn nằm ở mảng tín dụng cũng như việc ngân hàng đã có bộ đệm dự phòng lớn nên việc trích lập trong 2025 sẽ được giảm bớt. Cụ thể hơn chúng ta sẽ bóc tách và phân tích trong phần dưới bài viết.

II. Chất lượng tài sản vượt trội cùng tín dụng tốt

1. Chất lượng tài sản vượt trội

Nếu so với các ngân hàng khác trong ngành tại thời điểm cuối Q4-2024 thì bức tranh tài chính của CTG có thể thuộc top 3 ngân hàng có tình hình tài chính tốt nhất toàn ngành và xu hướng cũng vẫn đang tốt dần lên. Cụ thể nợ xấu có quý giảm thứ 2 liên tiếp về 21,473 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu giảm còn 1.25%, mức trung bình trong các năm qua của ngân hàng và cũng là mức thấp trong ngành. (Hình 3)

Về từng nhóm nợ xấu, các nhóm nợ của CTG đang có xu hướng giảm ở nợ nhóm 2, đặc biệt là nợ nhóm 3 và 4 nhưng lại tăng nhiều ở nợ nhóm 5, nhóm nợ có khả năng mất vốn. Điều này thông thường sẽ đặt ra áp lực lớn cho ngân hàng trong việc trích lập cũng như xử lý nhóm nợ xấu này. (Hình 4)

Nhưng như đã phân tích một phần ở trên thì đây lại là những điều mà CTG đang làm rất tốt trong thời gian qua. Đó chính là nghiệp vụ thu hồi nợ xấu cũng như đang có bộ đệm trích lập dự phòng rất lớn. Về nghiệp vụ thu hồi nợ xấu chúng ta có thể nhìn biểu đồ dưới đây để thấy CTG đã làm tốt ra sao trong việc thu hồi nợ xấu trong 2 quý gần đây. Với việc nợ nhóm 3, 4 giảm mạnh cùng với hoạt động thu hồi nợ xấu đang hoạt động tích cực sẽ giúp CTG có thể tiếp tục kiểm soát và giảm được nợ xấu trong các quý tới. (Hình 5)

Về bộ đệm dự phòng, kết thúc Q4-2024 tỉ lệ bao phủ nợ xấu của CTG đã đạt mức 171% và là ngân hàng đứng thứ 2 về tỉ lệ bao phủ nợ xấu, chỉ sau VCB. Mức 171% cũng là mức tương đương giai đoạn cao trước đó nên áp lực phải trích lập cao thêm là không lớn đối với CTG, nhất là khi nợ xấu và tỉ lệ nợ xấu đang có xu hướng giảm như đã phân tích ở trên. Điều này phần nào cũng khiến cho tốc độ trích lập trong Q4 của CTG giảm đi khá nhiều so với các quý trước. Cụ thể như hình 6 dưới:

Trong năm 2024 dù trước đó đã trích lập ở mức cao nhưng do nợ xấu cũng tăng lên khá nhiều nên CTG vẫn phải duy trì mức trích lập cao trong 3 quý đầu năm. Ở bối cảnh hiện tại thì áp lực phải trích lập cao trong năm 2025 đã phần nào giảm bớt khá nhiều. Chúng tôi cho rằng với tính cẩn trọng và là ngân hàng nhà nước thì trong năm 2025 CTG vẫn sẽ duy trì mức trích lập khoảng 5,000 tỷ đồng mỗi quý để đảm bảo bộ đệm dự phòng vẫn ở mức cao. Nhưng với mức trích lập trên cũng thấp hơn khá nhiều so với cùng kỳ 2024 (khoảng 7-8k tỷ đồng mỗi quý ) đủ giúp cho lợi nhuận của ngân hàng tiếp tục tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ trong năm 2025.

2. Mảng tín dụng tích cực

Trong Q4-2024 tuy thu nhập lãi của ngân hàng không có tăng trưởng so với cùng kỳ nhưng nhờ kiểm soát tốt chi phí đầu vào (lãi suất huy động và chi phí huy động thấp) vẫn giúp cho thu nhập lãi thuần của CTG tăng trưởng 11.9% so với cùng kỳ.

Về huy động đầu vào, tuy nền lãi suất đang ở mức thấp nhưng CTG vẫn thu hút rất tốt nguồn tiền gửi với tổng tiền gửi khách hàng đạt hơn 1.6 triệu tỷ đồng, tăng 13.8% so với đầu năm. Casa tiếp tục tăng lên 23.8%, mức cao nhất trong lịch sử của ngân hàng và qua đó giúp cho chi phí huy động của CTG tốt dần lên. (Hình 7)

Về tín dụng đầu ra, thường với ngân hàng nhà nước chúng ta cũng không kỳ vọng quá nhiều vào việc tăng trưởng tín dụng sẽ có những bứt phá lớn do đặc thù kinh doanh thường thận trọng nhưng trong Q4-2024 CTG đã khiến chúng tôi khá bất ngờ về mức tăng trưởng tín dụng ngân hàng đạt được.

Cụ thể sau Q3 CTG ghi nhận tăng trưởng tín dụng khoảng 9%, tương đương với trung bình ngành nhưng chỉ trong Q4-2024 tín dụng đã tăng thêm được 7.9% để giúp tổng tăng trưởng tín dụng cả năm của ngân hàng đạt 16.9%, cao hơn 1.9% so với trung bình ngành. Như vậy có thể thấy tăng trưởng tín dụng của CTG chỉ trong Q4 đã gần bằng tăng trưởng của cả 3 quý trước đó cộng lại. (Hình 8)

Trong năm 2025 khi mà nhà nước quyết tâm với kế hoạch tham vọng tăng trưởng tín dụng toàn ngành đạt 16% thì khả năng cao CTG sẽ vượt được con số trên vào cuối năm. Ngoài ra CTG là một trong các ngân hàng sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ việc chính phủ đang quyết tâm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2025. Điều này giúp chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng tín dụng cả năm 2025 tới của CTG có thể đạt 18-19%, một con số rất tham vọng.

III. Tổng kết và định giá

Như vậy với những phân tích ở trên chúng ta đã hiểu khá chi tiết về bctc mới nhất của CTG. Bản thân chúng tôi cũng đánh giá cao CTG và cho rằng cổ phiếu sẽ vận động tích cực trong năm 2025 nhờ các luận điểm chính sau:

  • Lợi nhuận của CTG đã bứt lên một mức nền mới và năm 2025 khả năng cao có thể duy trì được mức nền này khi chi phí trích lập sẽ được giảm phần nào so với 2024 nhờ bộ đệm dự phòng lớn cũng như nợ xấu đang được kiểm soát tốt.
  • Bức tranh tài chính đang tốt dần lên, các nhóm nợ đều được kiểm soát tốt, khả năng xử lý nợ xấu rất tốt.
  • Tín dụng năm 2025 của CTG dự kiến có thể tăng trưởng tốt nhờ động lực về đẩy mạnh vốn đầu tư công cũng như lợi thế cạnh tranh về vốn huy động thấp.

Hiện CTG đang giao dịch tại vùng giá 39.x k/cp và đây đang là vùng giá cao nhất lịch sử của công ty. Tuy nhiên về định giá thì mức giá này mới chỉ tương đương P/B khoảng 1.4 lần, mức trung bình trong lịch sử của ngân hàng. Vì vậy chúng tôi cho rằng CTG sẽ sớm lên đầu 4x trong năm 2025. Mức định giá chi tiết chúng tôi xin phép được lưu hành nội bộ trước khi public trong thời gian tới.

– Link room zalo miễn phí: https://zalo.me/g/xtdspd746
– Đăng kí dịch vụ tư vấn: https://langtubuonnuocmam.com/dich-vu

———-Team LTBNM tổng hợp và phân tích ————-

Nhập mã “LTBNM” để được giảm giá 10% khi mua acc tại wichart.vn. Áp dụng cùng với các chương trình khuyến mại khác nếu có.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN