Định giá cổ phiếu đâu là chỉ báo quan trọng nhất? (phần 1)

Lượt xem: 2548 | Ngày đăng: 05/06/2019 | Kiến thức

– Trong đầu tư chúng ta vẫn thường nghe nói rằng : “cổ phiếu này đắt rồi” hay “cổ phiếu này vẫn còn rẻ”.
– Có rất nhiều quan điểm về vấn đề này, và thực sự đây là điều luôn luôn gây tranh cãi khi 1 cổ phiếu bắt đầu 1 chu kì tăng giá hay giảm giá.
– Về dài hạn chúng tôi vẫn luôn cho rằng, giá cổ phiếu sẽ luôn đi theo các biến động kết quả kinh doanh và việc đắt hay rẻ cần phải kết hợp rất nhiều yếu tố để phân tích ra, trong đó việc xác định được 1 chỉ báo làm tham chiếu để so sánh là quan trọng nhất. Vậy chỉ số báo đó là gì?
Chúng ta thấy rằng vnindex trong 5 tháng gần đây đang trong 1 kênh đi xuống,và 1 tháng gần đây bắt đầu hồi phục rất mạnh. Đặc biệt mạnh sau tết.
✏️ Có rất nhiều nguyên nhân mà nhà đầu tư “đổ lỗi” trong thời gian này, rất nhiều chỉ báo được đem ra phân tích hàng ngày như quý anh chị thường nghe . Nhưng tất cả diễn biến của thị trường sẽ đều quy về 1 vấn đề duy nhất : Định giá cổ phiếu đang đắt hay rẻ?
✏️ Đắt rẻ nó cũng chỉ là khái niệm và cần có 1 sự tham chiếu để so sánh, và chỉ báo ảnh hưởng nhất đến vấn đề này chính là ” lãi suất”. Nếu chúng ta tinh ý sẽ thấy rằng thị trường chứng khoán không chỉ Việt Nam mà toàn thế giới đều tăng điểm liên tục sau khi fed thông báo có thể dừng tăng lãi suất trong năm 2019 vào ngày 30/1/2019. Lập tức sau đó thị trường toàn câu tăng điểm rất mạnh, dòng tiền khối ngoại cũng lập tức trở lại các thị trường mới nổi thông qua các quỹ ETF.
http://cafef.vn/fed-khong-tang-lai-…iet-nam-dien-bien-ra-sao-2019020109553639.chn
✏️ Nhà đầu tư thường nghe nói 1 câu: “lãi suất là kẻ thù của chứng khoán” ,ám chỉ rằng khi lãi suất tăng thì chứng khoán giảm và ngược lại. Vậy bản chất điều này nghĩa là gì?
✏️ Chúng ta có thể thấy mỗi khi fed chuẩn bị họp, vấn đề tăng hay không tăng lãi suất lại được đem ra bàn tán và thị trường lại có những pha “rung lắc” cực mạnh.
Ở đây có 2 vấn đề cần lưu ý:
1. Vay nợ gần như là 1 nhu cầu tất yếu của doanh nghiệp nhằm bổ sung vốn lưu động và gần như các công ty trên sàn đều làm điều này.
Khi vay nợ hàng quý cty sẽ sinh ra 1 khoản chi phí gọi là chi phí lãi vay
Chi phí này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Chúng ta biết rằng trên thị trường nhà đầu tư ưa thích nhất vài việc đầu tư vào các công ty có khả năng tăng trưởng lợi nhuận liên tục. Việc lãi suất huy động tăng thêm thì tương tự vậy lãi suất cho vay cũng sẽ tăng thêm tương ứng. Như vậy doanh nghiệp nào càng vay nợ càng nhiều thì khi mặt bằng lãi suất tăng, doanh nghiệp đó khả năng cao sẽ phải trả càng nhiều chi phí lãi vay trong tương lai. Tôi dùng từ “khả năng cao” do 1 số trường hợp ngoại lệ doanh nghiệp deal được với ngân hàng hoặc do khoản vay dài hạn chưa đến thời kì đáo hạn.
Ví dụ: HPG hiện tại đang vay nợ khoảng 20 ngàn tỷ đồng, giả sử nếu mặt bằng lãi suất tăng thêm 1%, HPG sẽ phải trả thêm 200 tỷ đồng/năm, với 2% là 400 tỷ đồng . (chúng tôi lấy ví dụ con số ước đạt vì để tính chính xác cần nhiều yếu tố chi tiết khác)
Như vậy doanh nghiệp cần làm ra thêm 1 lợi nhuận vượt qua chi phí lãi vay kia để duy trì tăng trưởng.Điều này sẽ làm giảm kì vọng của giới đầu tư vào cty ,cty càng vay nhiều thì tỉ lệ ảnh hưởng này càng cao.Tất nhiên điều này là ngoại lệ với số ít các cty duy trì được sự tăng trưởng vượt trội. Nhưng tỉ lệ này rất ít, chính vì thế khi đa số doanh nghiệp bị đánh giá thấp xuống. Tự khắc ” thị trường” xảy ra vấn đề chiết khấu. Cũng bởi vì thị trường chứng khoán là nơi phản ánh trước tương lai .
2. “Định giá” sẽ bị chiết khấu xuống nếu lãi suất tăng lên. Vấn đề này chi tiết như sau.
Mất bao lâu để 1 khoản gửi tiết kiệm sinh ra gấp đôi , hãy theo dõi bảng sau:
Chúng ta thấy rằng gửi tiết kiệm là 1 khoản đầu tư gần như phi rủi ro,cứ cuối kì chúng ta nhận về tiền lãi và không cần phải quan tâm hay làm gì cả.(thật ra là vẫn có như ngân hàng phá sản,cán bộ làm giả hồ sơ…) Như vậy bất kì khoản đầu tư nào vào các tài sản khác như bds, chứng khoán, vàng… là các khoản đầu tư CÓ RỦI RO cần phải được tham chiếu với điều này.
• Đầu năm 2018 lãi suất tiết kiệm xoay quanh khoảng 5.5%-6%. Như vậy để nhân đôi khoản đầu tư này chúng ta mất khoảng 12-13 năm.
Theo mốc tham chiếu này, chúng ta có thể phân ra các mặt bằng cổ phiếu như sau (giá sử các cổ phiếu được định giá đúng giá trị):
Các cổ phiếu có p/e <=8 ,là các cổ phiếu có mặt bằng định giá thấp ➡️➡️➡️đây thường là các cổ phiếu có tính chu kì cao, lợi nhuận và doanh thu dễ bị ảnh hưởng . Ví dụ như các cổ phiếu ngành sắt thép như HPG,HSG,SMC… hay các cổ phiếu ngành dệt may như TCM,TNG….
• Các cổ phiếu có p/e 9-13.Đây các cổ phiếu có mặt bằng định giá hợp lí.
• Các cổ phiếu có p/e >13. Đây là các cổ phiếu có mặt bằng định giá cao, thường phải hội tụ các yếu tố ngoại hạng như quy mô và vị thế công ty, tính thanh khoản cổ phiếu,ban lãnh đạo, cơ cấu tài chính ,lợi thế cạnh tranh bền vững về mặt dài hạn…phải cực kì xuất sắc. Chúng ta có thể tìm thấy là đa số các bluechip hạng nặng đều có định giá này ví dụ như : PNJ,VNM,MSN,VIC,BVH…..
Trở lại vấn đề cũ,như vậy khi mua 1 cổ phiếu A với pe > 13 lần thì cổ phiếu này phải hội tụ các yếu tổ cực kì xuất sắc như chất lượng tài sản,tốc độ tăng trưởng tỉ suất cổ tức /gửi tiết kiệm v…v. và có khả năng tăng giá mạnh tầm 25-30% trở lên thì mới xứng đáng để bỏ tiền vào. Cổ phiếu này giả sử lúc đó được tt định giá pe khoảng 18 lần .
Cũng vẫn cổ phiếu này gỉa sử mấy thông số của cổ phiếu đó vẫn vậy, nhưng khi lãi suất tiết kiệm tăng lên,ví dụ cuối năm nay lãi suất tiết kiệm đã tăng lên khoảng 8-8,5%  thời gian để khoản đầu tư này hoàn vốn chỉ còn 9-10 năm. Điều này đồng nghĩa với việc mức p/e tham chiếu của thị trường bị giảm xuống chỉ còn quanh 10 lần. Và cổ phiếu A kia nếu vẫn không có gì thay đổi, tự khác “độ hấp dẫn “ của nó bị giảm xuống.
➡️➡️➡️➡️➡️➡️Đó là nguyên nhân tại sao người ta nói “kẻ thù của chứng khoán là lãi suất”.Đến đoạn này có lẽ quý nhà đầu tư cũng đã hiểu ra rằng, mỗi khi fed tăng/giảm lãi suất hoặc có thông báo sẽ tăng/giảm lãi suất. Chứng khoán đều biến động mạnh theo những theo tin đó, bởi vì định giá cổ phiếu sẽ bị thay đổi.
Vậy làm thế nào để dự báo điều này tại thị trường Việt Nam? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc tăng giảm lãi suất ?
Kình mời NDT đón xem bài viết sắp tới.
Bài viết thể hiện quan điểm của nhóm, rất mong nhận được sự chia sẻ của quý nhà đầu tư.

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN