HND – BÁO CÁO PHÂN TÍCH T7-2019. KHÓ VÀ CÒN PHẢI ĐỢI DÀI

Lượt xem: 1545 | Ngày đăng: 17/07/2019 | Báo cáo phân tích Blog

Công ty cổ phần nhiệt điện Hải Phòng(HND) vừa công bố báo cáo tài chính quý 2/2019 đạt 3312 tỷ đồng (+28% so với cùng kì), lợi nhuân sau thuế đạt 432 tỷ (+ 230% so với cùng kì). Kết quả kinh doanh đầy ấn tượng này liệu có mở ra 1 giai đoạn bứt phá mới cho HND?

Liệu đây có phải là PPC thứ 2?

Chúng tôi đặt tiêu đề cho báo cáo này là KHÓ và CÒN PHẢI ĐỢI DÀI.

Dưới đây là báo cáo chi tiết của chúng tôi:

Đầu tiên xét về doanh thu, tại quý này theo như công ty giải trình, doanh thu tăng 725 tỷ do sản lượng điện tăng so với cùng kì 2018 là 287 triệu kWh, Bên cạnh đó, trong Quý 2 năm 2019, Công ty đã ghi nhận doanh thu chênh lệch tỷ giá năm 2016 đã được thanh toán là 153 tỷ đồng và doanh thu từ phí cấp quyền khai thác tài nguyên nước năm 2017, 2018 là 11,8 tỷ đồng.  Như vậy ở đây có khoảng 160 tỷ đồng là doanh thu đột biến đã được thực hiện từ các năm trước, hiện tại mới ghi nhận theo bút toán kế toán. Điều này theo như kiểm toán nhấn mạnh là phụ thuộc hoàn toàn vào chủ quan của ban lãnh đạo công ty và là điều không dự đoán được. (HÌNH 1)

Loại bỏ các phần này đi doanh thu thực chất tăng khoảng 21%. (HÌNH 2)

Quý 3, việc tăng trưởng này còn tiếp diễn không? Chúng tôi đặt tên báo cáo phân tích này là KHÓ bởi vì sự tăng trưởng của công ty này tồn tại quá nhiều biến số khó dự đoán trong giai đoạn hiện tại, không đơn thuần chỉ là bài toán giảm nợ vay và khấu hao như các nhà đầu tư khác kì vọng.

  • Việc tăng tăng trưởng doanh thu của HND như chúng ta thấy trên hình 1 là rất không ổn định, điều này phụ thuộc vào 1 thứ đó là yếu tố thời tiết. Cần lưu ý rằng quý 3 là quý bước vào mùa mưa, vào quý này EVN thường ưu tiên huy động sản lượng điện của các doanh nghiệp thủy điện. Vào năm ngoái cùng kì, gần như tất cả các doanh nghiệp nhiệt điện đều hi sinh vào quý này.

Link: http://s.cafef.vn/hnd-281131/quy-iii-ac-mong-cua-doanh-nghiep-nhiet-dien.chn

Lùi về lịch sử 3 năm về trước ở 2015-2017, tình hình cũng như vậy.Có năm nổ và có năm xịt. Doanh thu thường dao động trong khoảng 1750 tỷ-1950 tỷ doanh thu.

Một điều đáng chú ý nữa bắt đầu phát sinh từ năm ngoái là hiện tượng TKV có lúc cung cấp thiếu than cho các nhà máy nhiệt điện.

http://www.vinacomin.vn/tin-tuc-vinacomin/ban-giai-phap-cung-cap-than-cho-cac-nha-may-nhiet-dien-cua-evn-201903191427382687.htm

Hồi quý 4 nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh đã phải dừng hoạt động 2 trong 4 tổ máy vì thiếu than, nhiệt điện Hải Phòng và Thái Bình cũng đã phải hoạt động trong tình trạng cạn kiệt, sau đó TKV và EVN đã họp lại và thống nhất phương án dùng than trộn, nghĩa là phối than nhập khẩu với than sản xuất trong nước.

Hiện tại việc này dường như về cơ bản đã khắc phục xong, quan sát các báo cáo của các cty nhiệt điện đầu năm nay chúng tôi không thấy có hiện tượng này nữa. Trong tương lai việc này có lặp lại không thì chỉ có TKV là biết được!

  • Biên lợi nhuận gộp của HND cũng rất khó và gần như không thể dự báo được.
  • Quý 1/2018: BLN gộp là 17%
  • Quý 2/2018: BLN gộp là 16%
  • Quý 3/2018: BLN gộp là 9%
  • Quý 4/2018: BLN gộp là 23%
  • Quý 1/2019: BLN gộp là 10%
  • QUý 2/2019: BLN gộp là là 18%

Xem hình 3 chúng ta thấy rằng chiếm tỷ trọng lớn trong khoản mục chi phí của HND là 2 mục nguyên vật liệu (than, dầu) và chi phí khấu hao-phân bổ.

Khấu hao của HND rất ổn định:

  • Quý 1/2018: 465 tỷ.
  • Quý 2/2018:464 tỷ.
  • Quý 3/2018:464 tỷ.
  • Quý 4/2018:464 tỷ.
  • Quý 1/2019:454 tỷ.
  • Quý 2/2019:444 tỷ.

Như vậy việc biến động lợi nhuận như vậy gần như chắc chắn liên quan đến giá nguyên vật liệu (chiếm 71% giá vốn bán hàng) ở đây là giá than và giá dầu + giá huy động điện của EVN.

Chúng tôi không có chi tiết về tỷ trọng giữa than và dầu của HND nhưng với nhiệt điện thì có thể phỏng đoán than sẽ chiếm phần lớn.

Như vậy để tính toán ra được biên lãi của HND chúng ta phải quan sát thứ đầu tiên là giá than (HÌNH 4)

Tuy vậy còn 1 biến số nữa mà nhà đầu tư không thể kiếm soát, đó chính là giá huy động điện của EVN.

Như vậy việc dự đoán chính xác biên lãi gộp của HND là điều gần như quá khó.

  • Một biến số nữa mà cũng rất khó dự đoán đó là việc chi phí sửa chữa của HND sẽ được hạch toán vào giá vốn bán hàng trong kì, sau đó cuối năm dựa trên thực tế phát sinh nó có thể được điều chỉnh lại tăng thêm hoặc hồi tố lại. (Hình 5)
  • Có 2 điều khá tích cực mà nhà 1 số nhà đầu tư đang kì vọng vào HND như là 1 PPC thứ 2, đó là việc nợ vay đang giảm khá nhanh và khấu hao cũng sắp hết.

Về khấu hao HND đang áp dụng khấu hao ở mức nhanh nhất, 1 năm công ty trích khoảng 1850 tỷ chi phí khấu hao, nếu cứ đều đều thế này thì 5 năm nữa công ty sẽ khấu hao hết. Nhà máy của HND còn khá trẻ, nhà máy Hải Phòng 1 là 8 năm tuổi, Hải Phòng 2 là 5 năm tuổi.

Về nợ vay, cách đây nhiều năm, EVN có kí kết việc vay nợ với bên Trung Quốc (bằng USD) và Nhật Bản (bằng JPY) để xây dựng các tổ máy của nhà máy HP 1 và HP 2(Hình 6)

Sau 1 thời gian trả nợ nhiều năm, từ mức hơn 13 ngàn tỷ, hiện tại tính đến cuối năm 2018 số nợ này còn lại tổng cộng khoảng 7000k tỷ. (HÌNH 7)

Chiếm phần lớn trong số đó là khoảng 6000 tỷ vay bằng đồng USD.Đồng JPY chiếm khoảng 800 tỷ. Tại số liệu báo cáo quý 2, tổng các khoản vay này còn lại khoảng 6400 tỷ. Do báo cáo quý 2 của cty không thuyết minh rõ ràng khoản mục này nhưng ta có thể phỏng đoán rằng phần lớn trong này vẫn là vay bằng đồng usd là chủ yếu. Vì vậy nhà đầu tư cần theo dõi vấn đề tỷ giá thường xuyên. Đây là vấn đề cũng không ai dự đoán trước được. Trong năm 2017 vs 2018, việc lỗ tỷ giả lấy đi của HND khoảng 400-450 tỷ/năm. Hiện tại số tiền vay nợ của HND trong khoảng 6000 tỷ, vẫn là rất lớn.  Nếu tỷ giá biến động khoảng 5%/năm HND sẽ mất đi khoảng 300 tỷ lợi nhuận.

Tốc độ trở nợ của công ty đang khá ổn, mỗi năm HND trả nợ được khoảng 1800-2000 tỷ. Nếu vẫn giữ tốc độ này thì 3-3,5 năm nữa cty sẽ trả hết nợ.

Vậy HND có thể trở thành 1 PPC thứ 2 hay không. Hãy xem lại thị trường đánh giá như thế nào từ trường hợp PPC.

(Hình 8)

Suốt trong thời gian PPC cày kéo để trả nợ món nợ vay và khấu hao, giá cổ phiếu gần như đứng im suốt nhiều năm. Giá cổ phiếu PPC chỉ bứt phá kể từ cuối quý 4 khi mà 2 gánh nặng này đã gần như “sạch bong” và không còn tác động gì LỚN đến kết quả kinh doanh của PPC.

Giá cổ phiếu đã tăng 50% do sự kì vọng này.

Từ trường hợp của PPC suy lại HND chúng tôi cho rằng ít nhất trong 2 năm tới, giá cổ phiếu của HND sẽ chưa thể có biến động nhiều. Về ngắn hạn là quý 3 tới việc này càng không thể như quan điểm chúng tôi đưa ra ở trên, quý 3 là quý mùa mưa, các doanh nghiệp nhiệt điện sẽ “hi sinh” tại quý này.

—–TEAM LÃNG TỬ BUÔN NƯỚC MẮM TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH—–

BÀI VIẾT LIÊN QUAN