JP MORGAN KÌ VỌNG GÌ Ở THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM?

Lượt xem: 1504 | Ngày đăng: 19/12/2019 | Báo cáo phân tích Blog

Chúng tôi xin gửi đến quý nhà đầu tư bản dịch tường thuật báo cáo chiến lược về thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2020 của JP Morgan vừa mới được công bố gần đây.

“Cải cách nâng hạng, cán cân thanh toán thặng dư, chuyển đổi chuỗi cung ứng tiếp tục là động lực tăng trưởng của Việt Nam trong những năm tới” – Báo cáo của JP Morgan chỉ ra cơ sở để VNIndex chinh phục đỉnh trong năm 2020.

Theo JP Morgan, Luật Chứng khoán mới được thông qua và có hiệu lực từ đầu 2021 đã giải quyết một số vấn để đề đáp ứng tiêu chí nâng hang của MSCI/FTSE, bao gồm: các vấn đề về sở hữu nước ngoài (FOL), minh bạch các thông tin trên sàn. Bên cạnh đó, tổ chức này cũng đánh giá cao những điểm mới trong Luật Chứng khoán khi đưa chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR), quy định nới room ngoại, cải thiện quy trình thanh toán. Hầu hết các cải cách sẽ đưa vào thực hiện trong giai đoạn 2020 – 2021 nên Việt Nam có khả năng vào danh sách theo dõi MSCI EM vào năm 2021.

Đối với việc lựa chọn ngành để đầu tư, JP Morgan chú trọng vào nhóm cổ phiếu có tính chu kì như Ngân hàng, Hàng tiêu dùng và Công nghệ thông tin. Tương đồng với dự báo của Bloomberg, tổ chức này cho rằng nhóm ngành này sẽ đem lại mức tăng trưởng 20 – 25% trong năm 2020, cao hơn mức 15% mà VNIndex đem lại. Giao dịch với PE thấp hơn PE VNIndex, ba nhóm ngành này được kì vọng sẽ đem lại lãi cho nhà đầu tư.

Đối với ngành Bất động sản, JP Morgan giữ quan điểm trung lập. Mặc dù có khả năng tăng trưởng khá tốt (EPS lên đến 40,5% theo quan điểm Bloomberg) nhưng triển vọng ngành sau 2020 mới là điều mà tổ chức này quan ngại. Điều này cũng khá tương đồng với dự báo của chúng tôi trong về đầu tư xây dựng nhà ở dân dụng trong bài viết về Đầu tư công (Link). Tuy vậy, ngành này có thể hưởng lợi từ dòng vốn thụ động vào Việt Nam do tỷ trọng nhóm ngành khá cao trong các rổ chỉ số (MSCI 49,2% và FTSE là 36.3%).

Dự báo nền kinh tế Việt Nam, JP Morgan kì vọng GDP 2020 tăng trưởng 6,4% yoy từ mức đỉnh 7,1% trong 2018 và 6.8% trong 2019 do được hưởng lợi tiếp từ việc di dời các nhà máy trong bối cảnh nhu cầu thế giới ảm đạm. Mặc dù các chỉ số về xuất khẩu, sản xuất công nghiệp đang có dấu hiệu đat đỉnh và chậm lại, nhưng điểm sáng là vốn đầu tư nước ngoài vẫn tăng mạnh, và việc của chúng ta là duy trì mức độ tăng trưởng GDP tốt để kích hoạt dòng vốn này.

JP Morgan duy trì quan điểm VNIndex sẽ vượt mốc 1.105 điểm, tăng trưởng 15%. Cái cách chính sách, cán cân thanh toán thăng dư và chuyển đổi chuỗi cung ứng được kì vong thúc đẩy tăng trưởng trong 2020.

Các lĩnh vực JP Morgan  ưa thích là các lĩnh vực có tính chu kỳ: Ngân hàng, Tiêu dùng và IT – dựa trên lợi nhuận cao và định giá chiết khấu tốt.

Họ quan điểm trung lập với ngành BĐS vì triển vọng 2020 vẫn có vẻ yếu.

  • Key catalyst: cải cách thị trường chứng khoán

Chính phủ đã thông qua luật CK mới, cải thiện các quy định về ngày T+,  và hỗ trợ tham gia của các nhà đầu tư tổ chức.JP Morgan cho rằng những thay đổi này sẽ giúp VN nằm trong danh sách theo dõi của MSCI và mở ra cơ hội cho dòng vốn nước ngoài hiện đang bị ảnh hưởng bởi luật. Tổng cộng 27 mã chứng khoán, bao gồm 6/10 mã ngân hàng, với 19 tỷ đô không được nđt nước ngoài tiếp cận. Việc thực hiện cải cách cần được theo dõi cẩn thận: 1) Sửa đổi Luật đầu tư và Luật DN 2020, 2) Chỉnh sửa về ngày thanh toán T+, 3) đưa 1 số mã đến với nđt nước ngoài. Họ cho rẳng VN sẽ dc vào danh sách theo dõi nâng hạng của MSCI EM.

  • Phát triển các sp mới:

JP cho rằng sự ra mắt của các quỹ ETF mới dựa trên các chỉ số mới bao gồm các cp có vốn hóa lớn, có tính thnah khoản cao, có room nước ngoài tối đa sẽ  thu hút dòng vốn. Quỹ ETF VN30 huy động dc 250tr USD vào VN giai đoạn 2017-19 (44% của năm 2019). Các luồng vốn vào quỹ ETFs tương tự có khả năng nâng điểm cho thị trường vào năm tới.

  • Dự báo nền kinh tế: JP dự báo GDP sẽ tăng trưởng ở mức tương tự 6.4%yoy, tiếp tục hưởng lợi từ việc di dời của cơ sở sản xuất trong khi nhu cầu ảm đạm
  • Phân bổ ngành và lựa chọn cp 2020:

Nhóm ngân hàng (đặc biệt TCB, ACB, VCB, trung lập VPB), hàng tiêu dùng và IT. Các cp nhóm ngành này được dự báo tăng trưởng 20-25% lợi nhuận, so sánh với 15% của VNIndex. Ngoài ra, những ngành này đang giao dịch dưới giá trị, PE 2020 thấp hơn VNIndex và PE 12 tháng gần nhất thấp hơn trung bình 5năm. BĐS giữ quan điểm trung lập khi hoạt động ngành đang chậm lại, dòng quỹ thụ động vào FTSE VN là điểm nhấn duy nhất cho ngành này.

  • Rủi ro: 1) sự chậm lại của kinh tế toàn cầu, cán cân thanh toán,xuất khẩu. 2) CT thương mại căng thẳng (thuế Mỹ áp lên VN, thao túng tiền tệ). 3) khả năng giảm tín nhiệm (creding rating)

 

CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ

 

2020, JP lạc quan về thị trường VN dựa vào khả năng tăng trưởng lợi nhuận của công ty cũng như sự ổn định vĩ mô. Kịch bản 2020 sẽ là 1150 điểm VNindex và 910 điểm cho MSCI VN (+15%). Việc cải thiện chính sách, cán cân thanh toán thăng dư và chuyển đổi chuỗi cung ứng sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng trong 2020 và giữ lạm phát ổn định trong 2020. Gần đây, NHNNVN đã kiềm chế lãi suất huy động. Nền tảng kinh tế tốt này sẽ được chứng mình trong sự tăng trưởng lợi nhuận của DN và sẽ tăng khoảng 15% (Bloomberg). JP kì vọng lợi suất đầu tư là 15% tương tự tăng trưởng EPS. VNIndex đang giao dịch ở mức PE forward 2020 là 13.4x, cao hơn 5% so với mức trung bình 10 năm. PE đc dự báo ổn định.

Bull case: VNIndex đạt 1,220 điểm và MSCI đạt 1,005 điểm (+27%), EPS tăng 17%, PE tăng 10%. Điểm cần chú ý để đạt bull case: 1) tăng trưởng kinh tế thế giới cao hơn kì vọng; 2) Vào theo dõi thị trường mới nổi (EM) của FTSE/MSCI; 3) lượng tiền nước ngoài chảy vào nhiều nhờ cải cách; 4) cải thiện hệ thống đầu tư.

Bear case: VNIdex đạt 865 điểm, MSCI đạt 712 điểm (-10%). EPS giảm  10%, PE giảm 20%. Rủi ro chính: 1) tăng trưởng kinh tế thế giới thấp hơn kì ovjng, 2) trì hoãn cải cách; 3) CTTM ảnh hưởng VN (thuế quan Mỹ, VN phá giá đồng tiền)

 

KEY CATALYST: Cải cách thị trường ck và nâng hạng thị trường mới nổi  MSCI

Ngày 26/11/2019, Luật CK  mới được thông qua và có hiệu lực từ 1/1/2021. Điểm thay đổi:

  1. Giới thiệu DR – chứng chỉ lưu ký và quy định về chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR).
  2. Các quy định về giới hạn đầu tư nước ngoài (FOL) trong công ty nhà nước.
  3. Sáp nhập sàn HNX và HSX
  4. Tổ chức lại VSD
  5. Mở rộng định nghĩa về người nội bộ và ng có liên quan.
  6. Sửa đổi luật IPO. Các cổ mớ IPO sẽ phải niêm yết/ giao dịch trong 30 ngày sau IPO
  7. Yêu cầu công ty đại chúng giao dịch trên UPCom
  8. Mở rộng luật về công bố thông tin

Các điều chỉnh này sẽ giúp VN nâng hạng. việc giới hạn nhà đầu tư nước ngoài (FOL) sẽ được quy định tại điều 1 và2, điều 3 và 4 sẽ làm rõ thông tin về thanh toán chứng khoán. Các sửa đổi khác sẽ thúc đẩy dòng tiền từ nước ngoài vào VN khi thông tin trở nên minh bạch.

FOL vẫn đang là rào cản lớn với nđt nước ngoài vào VN. Mặc dù đã đc chấp thuận ở 1 vài mã (VNM, SAB) nhưng các mã ngân hàng, bđs, bán lẻ vẫn hết room cho nước ngoài. Những hạn chế này sẽ làm hạn chế lựa chọn đầu tư, cũng như tăng chi phí của nđt nước ngoài trên thị trường.

JP thấy luật CK sửa đổi là 1 sự cần thiết với sự phát triển của thị trường chứng Việt, nhất là key catalyst trong việc theo dõi nâng hạng và thu hút dòng vốn. Với việc các luật mới sẽ được áp dụng vào năm 2020-21, thì khả năng VN sẽ được trong bảng theo dõi nâng hạng của MSCI năm 2021.

Dòng vốn nước ngoài đổ vào nhờ các quỹ ETF mới

Tháng 11/2019, HSX đưa vào 3 bộ chỉ số mới: VN Diamond, VN Fin Select, VN Fin Lead. Rổ chỉ số này dựa trên các mã vốn hóa cao, thanh khoản tốt nhưng hết room.

LỰA CHỌN NGÀNH

Với tình hình kinh tế hiện nay, JP ưa thích những ngành có tính chu kì: Ngân hàng, Tiêu dùng, IT. Các cp nhóm ngành này được dự báo tăng trưởng 20-25% lợi nhuận, so sánh với 15% của VNIndex. Ngoài ra, những ngành này đang giao dịch dưới giá trị, PE2020 thấp hơn VNIndex và PE 12 tháng gần nhất thấp hơn trung bình 5năm è đầu tư tỉ trọng cao vào nhóm ngành Ngân hàng, Tiêu dùng, IT.

JP cũng giữ quan điểm trung lập về BĐS. Mặc dù lạc quan về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận 2020, chúng tôi vẫn hoài nghi về tiềm năng ngành sau 2020. Điểm sáng đó là ngành này có thể hưởng lợi từ các quỹ thụ động MSCI và FTSE – 2 quỹ đang nắm  giữ phần lớn các mã bđs trong tỷ trọng.

 

Ngân hàng – tăng vốn đi cùng tăng trưởng mạnh

JP tin rằng các ngân hàng của VN đang cung cấp một sự kết hợp ngày càng hiếm gặp của tăng trưởng lợi nhuận vừa mạnh, vừa bên vững. Cùng với một chu kì tín dụng thuận lợi, điều nay sẽ dẫn dến lợi nhuận đnág kể trong nhiều năm. Chúng ta có thể so sánh với một vài cơ hội đầu tư trong quá khứ bao gồm Indo (2005-13) và Ấn (2010-17). Tầm nhìn tăng trưởng tốt về GDP danh nghĩa và thặng dư tài khoản vãng lai trong khoảng thời gian quan sát giải thích cho sự tăng trưởng lớn mạnh về tăng trưởng tín dụng của VN. Chỉ số nợ/GDP là 104%, cao so với mức GDP/người là $2,500 sẽ hạn chế tăng trưởng sau 1 vài năm.

Team JP đặt nhiều tỉ trọng lên VCB, TCB và ACB, trung lập với VPB với khả năng tăng 14-68% trong 12 tháng tới.

 

Hàng tiêu dùng: hàng tiêu dùng không thiết yếu vượt qua hành tiêu dùng cơ bản

Các mã ngành tiêu dùng đã tăng mạnh với lợi nhuận  tăng khoảng  60%/năm trong 5 năm qua. Đây là kết quả của sự tăng trưởng tầng lớp trung lưu, lạm phát ổn định, du lịch phát triển và phát triển mạnh hơn từ các kênh bán lẻ hiện đại (Ecommerce, cửa hàng tiện lợi, shopping malls). Năm 2020, hàng tiêu dùng cơ bản dự báo tăng 5% (23.3x PE) trong khi hàng tiêu dùng không thiết yếu lại tăng khoảng 24% (10.7x PE).

Mặc dù 1 số cp đã hết room ngoại và chỉ có thể mua với giá cao hơn từ 7% – 30% thì JP vẫn cho rằng đây là mức ổn để mua những cổ có khả năng tăng mạnh trong tương lai này. Chiến lược là đặt nhiều tỉ trọng vào những công ty ngành bán lẻ.

 

CNTT: tăng trưởng mạnh nhờ cầu lớn

Phần lớn doanh thu của CNTT VN đến từ việc cung cấp dịch vụ outsource cho các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Châu Âu. Ngành này đã tăng trưởng mạnh trong 5 năm qua với tốc độ trung bình 13%/năm (2019 là 23%).

Chúng tôi tiếp tục thấy nhữg điểm hỗ trợ mảng CNTT của VN qua: 1) chi tiêu cho IT tăng mạnh, đặc biệt là Mỹ; 2) khả năng cạnh tranh về chi phí tiền lương, so sánh với các khu vực cung cấp outsource khác; 3) Chính phủ hạ lãi suất cho vay đối với mảng IT; 4) ngành đang giao dịch với PE 10.8x, thấp hơn VNIndex trong khi EPS lại có khả năng tăng mạnh trong 2020.

 

Bất động sản: Trung lập

Mặc dù EPS tăng trưởng tốt trong 2020 (40.5%) theo ước tính của Bloomberg, JP thấy nhiều điểm trái chiều trong lĩnh vực BĐS ở VN: 1) ít các dự án mới hơn trong năm 2019 cho thấy dấu hiệu đi lợi nhuận đem lại sẽ không còn hấp dẫn sau 2020; 2) Đầu tư cơ sở hạ tầng dân cư còn chậm chạp; 3) định giá cổ phiếu đắt hơn thị trường chung. Điểm sáng là ngành này có thể hưởng lợi từ các quỹ thụ động MSCI và FTSE – 2 quỹ đang nắm  giữ phần lớn các mã bđs trong tỷ trọng (MSCI 49,2% và FTSE là 36.3%).

 

DỰ BÁO NỀN KINH TẾ

Hiệu suất sản xuất và xuất khẩu hải quan mạnh mẽ trong Q3 đang giảm dần tại Q4, phần nào phản ảnh chu kì nhỏ của nền kinh tế trong Q3 khi có sản phẩm mới ra mắt. GDP 2020 đc kì vọng tăng trưởng 6,4% yoy từ mức đỉnh 7,1% trong 2018 và 6.8% trong 2019 do đc hưởng lợi tiếp từ việc di dời các nhà máy trong bối cảnh nhu cầu thế giới ảm đạm.

 

Chỉ số nền công nghiệp khả năng đạt đỉnh.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 10% m/m trong T10, một tốc độ khiêm tốn so với chính nó vào đầu năm nay. Tăng trưởng 3 tháng loiên tiếp chậm lại, đạt 27.4% 3,/3m từ mức 34.3% trong tháng 9 và khả năng đạt đỉnh vào 3Q2019. Mức tăng sản lượng mạnh trong Q3 của ngành công nghiệp có khả năng giảm dần trong Q4 do chu kì ra mắt sản phẩm mới.

 

Xuất khẩu giảm trong tháng 10.

Xuất khẩu giảm lần thứ 2 trong năm (-0.4% m/m, sau khi giảm 1-9% trong tháng 9). Như vậy, tăng trưởng 3 tháng liên tiếp giảm còn 16.3% 3m/3m từ mức 35% trong tháng 9.

Khả năng hoàn vốn được thể hiện rõ ràng ở khu vực đầu tư có vốn nước ngoài (giảm 2,4%/tháng trong tháng 10 và 1,7% trong tháng 9) so với xuất khẩu của khu vực trong nước. Xuất khẩu tới các thị trường mới nổi Châu Á (trừ Trung Quốc) giảm trong khi xuất khẩu sang Mỹ đang có đà tăng mạnh. Những chi tiết này cho thấy chuỗi sản xuất công nghệ đag phần nào giảm bớt sau sự tăng trưởng của Q3, trong khi VN vẫn hưởng lợi từ cuộc chiến mỹ trung. PMI đã giảm tháng thứ 2, về mức 51.1 – thấp nhất từ tháng 11/2015, ẩn ý về giai đoạn hạ nhiệt trong ngắn hạn.

 

Vốn đầu tư nước ngoài duy trì xu hướng tăng mạnh

FDI là nguồn tiềm năng cho tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Lợi dụng CTTM và dựa vào nền tảng sản xuất được cải thiện, VN lên kế hoạch cho nguồn vốn tăng mạnh vào 6T2019. Việc thực hiện ngồn vốn này cũng đnag tăng sau khi Q2 giảm nhẹ. Xu hướng tăng mạnh của FDI cho thấy VN cần duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao trong năm 2020, mặc dù tốc độ đã có phần chậm hơn so với 2019.

 

Lạm phát gia tăng do dịch lợn

Năm 2019, lạm phát tiêu dùng  đã giảm xuống mức 2,2% trong tháng 10 – từ mức 3% của T12/2018 do áp lực giá từ nhà cung cấp lên các sp thực phẩm và giá vận tải. JP hi vong giá tiêu dùng se tăng trưởng trở lại từ sự bùng phát của dịch cúm lợn, về mức 3.0% cuối 2019.

 

Bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng tăng mạnh, đạt 12,7% y/y và cao hơn các tháng gần đây

10M2019, tiêu thụ tăng 12,3% yoy, cao hơn năm ngoái (11.2%).

Trong khi tăng trưởng du lịch đã chậm lại từ mức cao 3 năm vào năm 2018, doanh số bán hàng đã tăng đáng kể trong 10M19 (+ 13,4% so với năm trước) và trở thành động lực chính cho doanh số tiêu dùng.

Theo báo cáo của Nielsen’s, chri số tiêu dùng VN đạt mức cao nhất vào 1Q19, dẫn đầu khu vực và đứng thứ 3 thế giới, sau Philippines và Ấn Độ.

Sau nửa đầu năm im ắng, lượng kháhc du lịch bắt đầu tăng trưởng trở lại vào Q3/2019 với lượng khách Trung Quốc bắt đầu tăng (9T2019 đạt 4,4%).

Tăng trưởng 10M19 của khách đến từ Hàn Quốc duy trì mức tăng 22,1% so với năm trước, khách du lịch Nhật Bản tăng + 15%  yoy. Khách du lịch Trung Quốc đã tăng trong 3Q19 (+ 9,4% so với quý trước, + 25% so với cùng kỳ), đưa mức tăng trưởng của 9Q19 lên 4,4% so với năm trước.

Tỷ trọng khách du lịch có sự thay đổi khi lượng khách đến từ Hàn Quốc tăng nhanh, đạt 25% so với con số 31% của Trung Quốc.

Để tránh CTTM, các nhà sản xuất đã rời nhà máy từ Trung Quốc về Việt Nam, thúc đấy dòng vốn FDI của Việt Nam cuối 2018 sang 2019.

Một số dự án FDI đã đăng ký tại Việt Nam trong 9 tháng đầu 2019, bao gồm các nhà máy mới hoặc mở rộng nhà máy của MEiko, Foxconn, Keytronic, GoerTek.

Tổng vốn FDI đăng kí tại Việt Nam trong 9T2019 tăng 3%. Tốc độ tăng trưởng có vẻ chậm lại do khá nhiều dự án bất động sản lớn đã ghi nhận vào tháng 6/2018. Số lượng dự án FDI đã tăng đáng kể trong 12 tháng qua (+27% yoy). Giái ngân FDI 9 tháng đầy năm ổn định ở 7%.

Các nhà đầu tư Trung Quốc đã tăng số lượng dự án lên 72%, nhanh hơn tốc độ của Singapore (+10% yoy), Hàn Quốc (+2% yoy) và Nhật Bản (+5% yoy).

Hàn Quốc đã trở thành nhà đầu tư FDI số 1 tại Việt Nam với 19% tổng dự án đăng ký, theo sau là Trung Quốc với 18%.

Việt Nam đạt mức tăng trưởng tín dụng khá tốt trong nửa đầu 2019 (+7,3% ytd, +14.1% yoy), phù hợp với mục tiêu của chính phủ là 14% cho năm 2019. NHNNVN đã ghi nhận sự gia tăng tỉ lệ tín dụng trong mảng sản xuất và công nghiệp định hướng xuất khẩu.

Tiền gửi tăng trưởng với tốc độ chậm (9.9% yoy) và M2 tăng 9%.

Theo: JP Morgan

—–TEAM LÃNG TỬ BUÔN NƯỚC MẮM TỔNG HỢP VÀ DỊCH—–

BÀI VIẾT LIÊN QUAN