LÀM GÌ KHI BỊ KẸP HÀNG GIÁ CAO? CÁCH PHÒNG TRÁNH VÀ XỬ LÝ

Lượt xem: 4942 | Ngày đăng: 03/08/2021 | Blog Kiến thức

Kẹp hàng giá cao là gì? : Mua xong cổ phiếu lỗ và đi kèm đó là tâm lí hoang mang không biết phải làm gì.

-Link room telegram miễn phí: https://t.me/cknuocmam

-Link dịch vụ tư vấn: https://langtubuonnuocmam.com/dich-vu/

Tình huống có thể gặp phải:
-Cắt lỗ xong cổ phiếu hồi mạnh,thậm chí tăng vượt đỉnh.
-Bán cơ cấu mã khác. Mã bán đi nó tăng lại,mã mua vào lại đi ngang không tăng.
-Ôm đợi cổ phiếu lên lại. Ôm hoài nó vẫn cứ giảm hoặc đi ngang.Chán bán đi nó lại lên.
-Cảm giác hoang mang không biết làm gì trong 3 phương án trên.
Đây là điều tối kị trong đầu tư chứng khoán.Điều rất nhiều người kể cả F0 hay là đầu tư lâu năm vẫn gặp phải.
Nếu kéo dài lên tục→ lúc ăn lúc thua và có thể cháy tài khoản.
Tôi đã từng gặp 1 số người, cô chú mua những cái cổ phiếu từ thời 2008, có người mua vcb ,fpt từ thời nó mấy trăm k/cổ phiếu hồi 2007, sau đó giá trị nó sụt giảm mất đến 70-80%,rất may mắn là sau nhiều năm tk của họ cũng về bờ và có lãi. Tuy nhiên có những người không may mắn như vậy,họ mua những cổ phiếu như bmc pva pvx… mà tài khoản của họ họ còn không dám mở
ra xem vì lỗ đến hơn 90% rồi. Họ vẫn ôm và chờ ngày độc lập,ngày đó ko biết bao giờ đến.

Thực tế là có rất nhiều cổ phiếu giảm rồi lại lên và vượt đỉnh giá mới chỉ trong vài tuần,lâu hơn thì vài tháng,có cổ phiếu thì vài năm,ví dụ:
-MWG,FPT,VCS,VCB,ACB,SSI,VND,HPG,VIC…đó là những công ty tốt,làm ăn tăng trưởng đều qua từng năm, minh bạch,cổ tức đều đặn… Và cũng ngược lại có những cổ phiếu ví dụ như,đây các bạn xem đồ thị:
-PVX
-PVA
-BMC
-TTF
-ITA
Đây Là điều cần phòng tránh,và hạn chế tối đa mắc phải nếu muốn theo nghề lâu dài.Khi mắc phải cần bình tĩnh và có phương án xử lí đúng đắn.Chi tiết như nào chúng ta sẽ cùng phân tích ở dưới:

Nguyên nhân xảy ra điều này:

-Lẫn lộn phương pháp đầu tư và không đủ kiến thức để phân biệt các cổ phiếu phù hợp đầu cơ hay đầu tư(Hay gặp nhất ở các ndt tầm 2 năm trở về).Nhầm lẫn các cổ phiếu các cổ phiếu rác,đầu cơ với các cổ phiếu xịn cơ bản tốt,tăng trưởng ,làm ăn đàng hoàng.
Thực tế có rất nhiều nhà đầu tư đã bị loại bỏ khỏi cuộc chơi vì điều này.Như ví dụ tôi đưa ở trên,có nhiều ndt đã đi ôm những cổ phiếu “rác” ,cơ bản lai đầu cơ và hy vọng “lái đánh lên” ,nhưng mà trải qua vài năm vẫn ko thấy lái đâu.Và gần như giờ họ chỉ vứt cái tk ở đó mà ko dám mở ra. Cái này trên tt nhiều lắm nhé các bạn, tôi gặp nhiều lắm và những tình huống như này xử lí rất khó. Có tài khoản -40-50% uh thì thôi bảo cut làm lại cũng được. Nhưng có những tài khoản – đến 90-95% thì chỉ có mở tk mới rồi
nạp tiền làm lại chứ cut thì cũng chả còn tí vốn nào. Mà để đó thì không khác gì”ngồi đợi thỏ mà ôm cây” bởi vì doanh nghiệp gần như nó còn cái xác rồi.Thật sự như vậy.
-Tham gia vào các cổ phiếu có “game”.Cái này là 1 cái hay gặp nhất trên thị trường.Hàng tuần tôi cũng hay nhận được các câu hỏi kiểu như: em ơi, anh nghe nói mã xyz này nó có game,em thấy thế nào.
Game gì hả anh?
Game đánh lên 35, giá đang 15 mua được không em.
Anh nghe ở đâu đó?
Thằng bạn anh nó phím.
Cái này mọi người đầu tư lâu năm nghe quen không ạ.Rất quen phải không.Có ai đã từng ở trong tình huống này chưa ạ?
Cái này thì team sẽ làm 1 video riêng nói về kiểu cổ phiếu này. Nhưng nếu bạn là ndt lâu năm tôi nghĩ bạn sẽ có kinh nghiệm là những kiểu game như này sẽ lúc ăn được,lúc thua. Nếu mà chẳng may thế thì vẫn còn may mắn chán nhé các bạn, khổ nhất là tôi rất hay gặp những người mà họ chưa kịp ăn, mà họ thua luôn 2-3 lần đầu tiên rồi.Và thường khi hỏi lại như này thì tài khoản của họ thường đường >30% trở lên. Đây là 1 kiểu đầu tư rất nguy hiểm,nếu bạn tiền ít tầm 100-200 triệu trở về thì có thể xuề xòa kiểu này. Nhưng nếu nav tiền tỉ mà đầu tư kiểu mơ hồ này thì thiệt hại nó sẽ rất lớn.

Cách phòng tránh và xử lí:
Đầu tiên khi tham gia vào thị trường là cần phải xác định tâm lí luôn từ đầu:
Việc kẹp hàng giá cao là điều sẽ diễn ra trong đầu tư chứng khoán.
-Không thể tránh khỏi.Không có ngoại lệ. bất kì ndt nào trên thế giới này đều như vậy Kể cả nhà đầu tư cá nhân hay tổ chức,tay to hay tay nhỏ,mới đầu tư hay đã đầu tư lâu năm.Nó là 1 phần của thị trường chứng khoán.Cái điều này không thể tránh khỏi,không ai mong muốn.Tuy nhiên sự khác nhau giữa ndt thành công và thất bại chính là ở cách chuẩn bị cho cuộc chơi và xử lí rủi ro khi gặp phải.

Cách phòng tránh:
1.Quan trọng nhất :
Đầu tiên cần xác định kĩ KHẢ NĂNG+KIẾN THỨC của mình, từ đó đề ra phương pháp đầu tư và cổ phiếu đầu tư:
+Đầu tư ngắn hạn.(chủ yếu thiên về ptkt,cơ bản sẽ chiếm ít hơn).Cái này cổ phiếu nào cũng có thể chơi được cơ bản,rác,đầu cơ… chỉ cần các bạn đề ra kỉ luật cutloss. Mức cutloss thì tùy người đặt ra nhưng thường dao động quanh 5-10%.
+Đầu tư trung và dài hạn.(các vấn đề cơ bản,vỹ mô… sẽ được sử dụng nhiều hơn kĩ thuật).Chỉ áp dụng tốt nhất vào các cổ phiếu cơ bản tốt,có triển vọng tăng trưởng,định giá tốt. Ngoài ra còn cần theo dõi các vấn đề vỹ mô.
Nếu bạn xác định mua theo phương pháp nào thì bán theo phương pháp đó.Đừng chơi kiểu lẫn lộn râu ông nọ cắm cằm bà kia.
Kiểu như mua vì break,chart nó đẹp…xong nó lỗ 15% rồi thì lại bảo để đó đầu tư lâu dài,mua thêm trung bình xuống Tôi đã từng gặp nhiều khách hàng làm kiểu này rồi,mua xong 1 mã lỗ xong anh ý cứ trung bình giá xuống,trung bình liên tục đến khi nó chiếm đến 60-70% tài sản trong khi cơ bản cty lại chả nắm rõ gì. Xong tôi xem qua mới biết cty đó triển vọng lợi nhuận thì ko có mấy, bld thì toàn mua bán cổ phiếu liên tục. Thì đầu tư kiểu này sẽ khiến ta mắc kẹt nhiều năm và thua lỗ rất nặng. Trần đời thật sự không sợ các cổ phiếu đầu cơ,mà chỉ sợ nhất là các cổ phiếu đầu cơ giả danh cơ bản,nó làm ndt cứ hy vọng vào 1 viễn cảnh nào đó huy hoàng nhưng thực tế là không có,thành ra ko dứt khoát chia tay mà cứ mua trung bình xuống, đến khi cạn tiền rồi thì chỉ còn cách ôm Mua trung bình xuống hay đầu tư dài hạn chỉ nên được áp dụng khi bạn nắm vững thật kĩ bộ môn phân tích cơ bản và vỹ mô. Nếu bạn không làm được hoặc đang mơ hồ chưa chắc chắn thì không nên mò mẫm áp dụng vì nó sẽ gây tác hại không thể lường được.
Chính vì điều này nên sẽ có yếu tố số 2 đó là:
2.Nghiên cứu thật kĩ công ty mình định đầu tư vào.Vấn đề quan trọng nhất bao gồm
+Triển vọng tăng trưởng hiện tại và tương lai.(tốc độ tăng trưởng, lí do tăng trưởng,thời gian tăng trưởng …)
+Định giá hiện tại còn hấp dẫn về dài hạn không.
Đây là 2 yếu tố quan trọng nhất mà ndt cần
Cái này là 1 cái câu kinh điển, chắc anh chị cũng nghe rất là nhiều rồi. Thực sự là với những anh chị nào F0, thì hầu hết sẽ chưa đủ kiến thức để có thể phân tích được
Thứ nhất là chưa đủ kiến thức, thứ 2 là chưa có kinh nghiệm. Kiến thức có thể đi học được tuy nhiên kinh nghiệm là điều cần có thời gian.Không thể đốt cháy giai đoạn. Thường sẽ mất khoảng 3 năm để có được những kinh nghiệm tối thiểu. Và khi nào có đủ các kiến thức cần thiết,kinh nghiệm TỪNG TRẢI(từng trải là đã qua thực chiến đủ dài >3 năm và đã chứng minh được phương pháp của mình đúng) Không cần ra quá nhiều quyết định,hãy chắt lọc những cơ hội sáng giá,đơn giản và ít rủi ro nhất.Và trước khi mua hãy đặt câu hỏi , lỡ may cổ phiếu này giảm ,mình sẽ làm gì?
Đừng để đến lúc nó giảm mới hoang mang và đi tìm hiểu. Rồi ngóng người nọ người kia, ngóng diễn đàn nọ diễn đàn kia. Ông nói gà rồi bà nói vịt và cuối cùng ko biết làm gì cả. Cuối cùng là mua bán loạn xạ và ko đi đến đâu cả. Một khi bạn nghiên cứu kĩ và sở hữu trong tay 1 danh mục tốt,sự tự tin,nhãn nhã trong đầu tư của bạn sẽ tăng lên rất nhiều.Hãy chuẩn bị thật kĩ trước khi nhấn nút enter.
3.Phân bổ tỷ trọng cổ phiếu hợp lí và quản trị margin thật tốt:
Chứng khoán bản chất là 1 ngành luôn có rủi ro, có tính toán đến mấy cũng không thể lường trước được:
Những rủi ro có thể kể đến như:
-Tính toán sai và kết quả ko như kì vọng.Cái này là chuyện bình thường khi đầu tư.Kể cả có phân tích kĩ đến mấy thì trong 1 danh mục 10 mã kiểu gì cũng có tầm 2-3 mã cho kqkd sai với dự đoán là điều sẽ xảy ra.Chính vì vậy mình phải xây dựng được quy tắc giải ngân sao cho biên an toàn cao nhất và rủi ro thấp nhất. Đoạn nào thì có thể mua nhiều, đoạn nào thì bắt đầu có rủi ro…và tuyệt đối tuân thủ.
-Các rủi ro bất ngờ ko thể dự đoán ví dụ như cháy nhà máy,lãnh đạo bắt bớ,các sự kiện vỹ mô bất ngờ như covid chẳng hạn.Chả ai lường trước được các yếu tố này. Chính vì vậy quản trị tài khoản tốt là yếu tố cuối cùng,cần phải làm 1 cách khoa học.nguyên tắc kinh điển đã được nói đến nhiều ,chắc anh chị cũng nghe rồi đó là :không bỏ trứng vào 1 rổ.Cái việc đánh all in 1-2 mã thực sự nó là con dao 2 lưỡi,nếu các bạn tính toán đúng thắng lợi sẽ rất lớn.tuy nhiên nếu sai hoặc xảy ra 1 cái rủi ro gì đó bất ngờ như tôi nói ở trên thì kết quả sẽ cực kì tồi tệ và đôi khi bạn phải giải quyết cái hậu quả để lại cực kì lâu.Tôi đã từng thế và gặp nhiều người như thế. Nên là trừ phi bạn là người rất giỏi ,kinh nghiệm và sự từng trải ,còn nếu chưa đủ độ chín thì hãy đa dạng hóa danh mục của mình.
Tuy nhiên cũng đừng LAN MAN QUÁ NHIỀU.
Tôi gặp rất nhiều khách hàng mà danh mục của họ không khác gì cái siêu thị.Tài khoản có vài chục triệu hoặc hơn trăm triệu thôi nhưng mà lúc nào cũng mười mấy hai mấy mã.
Thì nội việc theo dõi biến động giá của số cổ phiếu này đã hết ngày rồi chứ đừng nói là đi nghiên cứu cơ bản. Các bạn biết là những quỹ lớn nhất trên thị trường, giá trị tài sản của họ lên đến vài trăm triệu đô cho đến cả tỷ đô mà họ cũng chỉ có tầm 10 mã chiếm tỷ trong lớn nhất thôi. Một phần điều này cũng là do quy mô của thị trường Vn bé quá nên họ phải đa dạng nhiều như vậy chứ nếu quy mô nó tốt hơn tôi nghĩ họ cũng sẽ tăng sự tập trung trong danh mục của mình lên thôi. Ông Warrent Buffet,đế chế Berkshire Hathaway quy mô quản lí lên đến hàng trăm tỷ đô nhưng cũng chỉ có tầm 6 cổ phiếu là chiếm tỷ trọng đến 70-80% danh mục rồi.
Thế thì chả có cái lí do gì các ndt cá nhân, người ít thì vài chục triệu, cho đến những người nhiều hơn thì vài tỷ ,mười mấy tỷ đi…lại đi shopping ra 1 cái danh mục như là cửa hàng tạp hóa để làm gì cả.Đánh như thế thì được cái là rất an toàn, nhưng kiếm thì chả được mấy đâu vì mã nọ bù mã kia. Đảm đảo ai mà đánh thế thì sau 1 năm cái nav-tổng tài sản nó sẽ là 1 đường gần như đi ngang, lên xuống chắc được vài %.Chắc chắn là như vậy không thể khác được. Thế thì nguyên tắc cốt lõi ở đây là :đừng bỏ trừng vào 1 rỏ,và cũng đừng quá lan man.Tỷ lệ vàng phù hợp theo kinh nghiệm của chúng tôi với những nhà đầu tư nav tầm 20 tỷ trở về nên là từ 5 cổ phiếu trở về. Và thực tế theo kinh nghiệm chúng tôi đánh cá nhân, cũng như đầu tư hộ thì cái tỷ lệ này giúp kiểm soát danh mục rất tốt. Bất kể theo chiều lên mình cũng đều kiếm ăn được và tỉ suất lợi nhuận không hề thua kém ai cả,hay khi có cổ phiếu nào gặp tai nạn mình đều có vị thế để xử lí mà ko bị tâm lí quá nhiều.Kế đó nó cũng giúp mình có thể sử dụng đòn bẩy margin 1 cách hiệu quả nhất.
Đòn bẩy margin khi mà chúng tôi biết cách sử dụng,quản lí nó là 1 thứ cực kì hữu hiệu giúp tăng giá trị tài sản lên rất nhanh và an toàn. Trên sàn có rất nhiều cty sử dụng đòn bẩy cực kì hiệu quả. Các bạn để ý các cty ví dụ như VCS HPG HSG PTB DGW MWG FPT… các bạn sẽ thấy là các cty này họ luôn sử dụng đòn bẩy vay nợ với các tỉ lệ khác nhau,thường từ 0.5-1-1 của VCSH. Không bao giờ họ không vay cả mặc dù dòng tiền của họ cực tốt, đó là bởi vì ngoài các yếu tố ví dụ như vị thể lớn để vay với lãi suất tốt..thì họ có các mảng đầu tư,có hệ sinh thái bao gồm 3-4 mảng hoặc sản phẩm chủ lực trở lên giúp phân mảnh đi rủi ro của thị trường. Chúng ta thấy ví dụ lớn nhất như mWg đó, sự lớn mạnh của họ có sự giúp sức rất lớn từ việc sử dụng đòn bẩy hiệu quả.Để làm được việc đó họ có 1 hệ sinh thái các mảng điện máy, di động, bách hóa xanh. trong các mảng đó lại có nhiều sản phẩm mà dưới nguy cơ nào của thị trường họ cũng chơi được. Covid làm các món khác bán chậm thì có laptop ,tủ lạnh tủ đông,bách hóa xanh … tăng trưởng bù lại…. thì đó cũng là 1 câu chuyện trong việc là đa dạng hóa đầu tư ở mức hợp lí nó sẽ giúp mình sử dụng đòn bẩy tốt như thế nào. Cái việc phân bổ tỷ trọng này nó không hề khó,nó là yếu tố dễ làm nhất(vì nó không đòi hỏi kiến thức sâu rộng) ,phép tính cộng trừ thì trẻ con lớp 3 cùng làm được tuy nhiên-lại chính là điều khó làm nhất. Vì nó liên can đến 1 thứ trong tâm lí con người .Đó là yếu tố số 4:Kỉ luật đầu tư.
4.Kỉ luật đầu tư:
Bởi vì tt chứng khoán luôn kích thích lòng tham và khiến nhà đầu tư đi lệch quỹ đạo . Rất nhiều nhà đầu tư tôi thấy vẽ ra nhiều lí tưởng cao siêu lắm,3 cái điều trên tôi nghĩ không thiếu ndt đề ra trước khi tham gia vào tt. tuy nhiên chỉ vài bữa tt lên lên xuống xuống cái là mấy lý tưởng kia đi đâu mất hết rồi.Cái này ko bịa đâu nhé. Mà là sự thật diễn ra thường ngày trên tt. Tôi gặp rất nhiều khách hàng như vậy và chỉ sau 1 thời gian mất nhiều tiền quá rồi, thì người ta mới biết sợ mà tuân thủ kỉ luật. Đặc biệt có những người cứ kiếm được 1 vài số lãi là 1 thời gian sau lại đi đốt hết vào những cái mã gì ấy. Mà đều cùng trong tình trạng là cứ giảm mua thêm, giảm lại mua thêm xong cuối cùng ko còn tiền nữa thì inbox là em ơi cứu anh với. Chả hiểu cứu như nào luôn.
Kỉ luật đầu tư Cái này cũng là 1 cái cần phải tuân thủ. Và nó sẽ đem lại cho bạn sự thành công.

Rồi. tổng kết lại thì nói dài như vậy cũng chỉ gói gọn lại những điều quan trọng nhất đó là:
-Đây là cuộc chơi khó và có rủi ro,chính vì vậy phải có cách tăng tỉ lệ thắng, giảm bớt các rủi ro lại và cách duy nhất đó là:
-Tuân thủ kỉ luật tuyệt đối:Phân bổ tài sản hợp lí và tiêu chí chỉ đầu tư và các cty tốt,tăng trưởng,định giá hấp dẫn và minh bạch để lỡ có điều gì xảy ra. Thiệt hại gánh chịu sẽ là ít nhất. Cuộc chơi nó vốn đã khó rồi, và tốt nhất mỗi ndt nên có những cách thức riêng để đầu tư 1 cách hiệu quả hơn và tránh những rủi ro đáng tiếc.
2.Cách xử lí khi gặp phải:
Rồi,giờ nếu chẳng may gặp phải tình huống này thì xử lí như thế nào,trên kinh nghiệm bản thân và tư vấn cho nhiều nhà đầu tư chúng tôi đưa ra các bước như sau:
-Xác định rõ mình mua vì điều gì và sẽ bán vì điều gì.Cái này như đã nói ở trên, nếu xác định đầu cơ lướt sóng và chưa nghiên cứu kĩ lưỡng cơ bản,định giá của cp thì nên cắt lỗ hoặc giảm tỷ trọng ngay khi chạm giới hạn thua lỗ(thường là từ 5-10% tùy người đặt ra).
-Tuyệt đối không mua trung bình giá xuống trong tình trạng lơ tơ mơ về cơ bản và định giá cổ phiếu đang mua.
Những cái chết bi thường nhất là đều đến từ đây anh chị ạ.Mình phải ghi nhớ tuyệt đối cái điều này.Nếu không muốn mình trở thành người đợi thỏ mà ôm cây. trong số những người đang xem không biết có anh chị nào từng như vậy không nhỉ? Mình hồi mới đầu tư dính cái này nhiều lắm, ai cũng vậy cả.
-Nếu đủ thời gian ,vì thường thường có những cổ phiếu không rơi nhanh đâu thì hãy lập tức nghiên cứu, và trả lời câu hỏi:
+Cổ phiếu này thuộc dạng gì? Tốt-Xấu,có tăng trưởng không,định giá đang như thế nào.BLĐ,tin tức đưa ra như nào….
+Đồ thị kĩ thuật đang ra làm sao.
+Đang rơi vì điều gì: định giá đắt,tin tức kqkd ,tin tức bất ngờ :cháy nhà máy,bắt lãnh đạo… hay là 1 lí do gì đó mà mình ko thể trả lời được.Cái này là điều bt nhá các bạn, ko phải lúc nào mình cũng tìm được lí do cp rơi đâu. Có những cổ phiếu mà sự lên xuống của nó đôi khi chả đi kèm lí do gì cả.
Tổng kết ,phân tích,định lượng các yếu tố trên sau đó thì đề ra cho mình cách thức giải quyết:
-Cắt lỗ.Hạ tỷ trọng.
-Mua thêm trung bình xuống.
-Không mua thêm và đợi cổ phiếu lên lại.
Thời gian sẽ trả lời kết quả là bạn đúng hay sai. Tất nhiên nếu bạn cầm 1 danh mục toàn cổ phiếu tăng trưởng, bld xuất sắc,đầu ngành, pe hấp dẫn… thì bạn không thể đi xử lí như kiểu 1 danh mục toàn đầu cơ được. Có những cổ phiếu nó sẽ lên lại sớm, có những cổ phiếu lâu mới lên lại và có những cổ phiếu giảm hoài giảm mãi và không biết bao giờ lên. thì thực tế là các nhà đầu tư xuất sắc ăn nhau ở những cái chỗ xử lí cổ phiếu thua lỗ như này thôi.Chứ mua đâu cũng thắng thì ai cũng đầu tư được Bạn càng cắt lỗ nhiều lần thì tài khoản của bạn càng giảm.Vì thế phải xử lí thật đúng và logic nhất có thể.

Nếu không thể tự mình trả lời thì hãy tham khảo chuyên viên tư vấn của bạn.Thực sự là Mỗi ndt nên có 1 chuyên viên tư vấn đi kèm, đó sẽ là người giúp ích cho bạn rất nhiều nếu khả năng và thời gian của bạn có hạn,hãy tìm lấy 1 chuyên viên tư vấn phù hợp với chiến lược của mình.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN