Nhận định 1 số thông tin kinh tế tháng 2 vừa công bố và các thông tin sắp tới

Lượt xem: 1260 | Ngày đăng: 01/03/2024 | Báo cáo phân tích Blog

Thị trường đã tiến tới ngưỡng 1250 và vừa rồi Tổng cục thống kê đã công bố các số liệu kinh tế tháng 2, hôm nay chúng ta cùng điểm qua 1 số nội dung đáng chú ý như sau:
Khi so sánh với cùng kì, do có độ lệch về kì nghỉ Tết khi ở năm ngoái rơi vào tháng 1, còn năm 2024 lại rơi vào tháng 2, do đó nếu tách riêng từng tháng sẽ dễ bị sai vấn đề. Để có con số chính xác hơn, chúng ta sẽ tiếp cận theo số liệu cộng gộp 2 tháng.

Đầu tiên tổng quan 1 số dữ liệu chính chúng ta thấy như sau:
Về số liệu lạm phát CPI tháng 02/2024 tăng 1,04% so với tháng trước và tăng 3,98% so với cùng kỳ năm 2023. Bình quân 2 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 3,67% so với cùng kỳ 2023; lạm phát cơ bản tăng 2,84%.

Nguyên nhân chính:
– Giá gạo 2 tháng đầu năm 2024 tăng 21,6% so với cùng kỳ .
– Giá nhóm điện sinh hoạt tăng 9,44% do nhu cầu sử dụng điện tăng cùng với từ ngày 04/5/2023 và ngày 09/11/2023, EVN điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.

– Chỉ số giá nhóm giáo dục 2 tháng đầu năm 2024 tăng 8,47% so với cùng kỳ 2023, do trong năm học 2023-2024 một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tăng mức học phí, làm CPI chung tăng.
– Chỉ số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 6,52%, do giá dịch vụ y tế được điều chỉnh theo Thông tư số 22/2023/TT-BYT của Bộ Y tế từ ngày 17/11/2023. Ngoài ra, CPI chung tăng còn ảnh hưởng bởi các chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng; chỉ số giá nhóm thực phẩm tăng; chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng.

Theo đó, CPI tháng 02/2024 tăng 1,04% so với tháng trước và tăng 3,98% so với cùng kỳ năm 2023. Bình quân 2 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 3,67% so với cùng kỳ 2023; lạm phát cơ bản tăng 2,84%.

⇒ Nhìn chung CPI tháng 2 tăng khá mạnh làm cho tổng quan số liệu mức tăng 2 tháng đầu năm ở mức 3,67%, cao nhất trong 7 năm trở lại đây.

Lạm phát từ giữa năm 2024 sẽ là rất thách thức với mục tiêu mà Quốc Hội đề ra là từ 4- 4,5%, khi mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có thể tiếp tục tăng giá điện khi nguyên liệu đầu vào xăng dầu, than đều đang ở mức cao và vẫn đang bù lỗ. Cùng với đó việc cải cách tiền lương và tăng lương tối thiểu vùng từ tháng 7/2024 cũng có thể làm lạm phát tăng lên, ngoài ra còn 1 số yếu tố không thể dự báo như căng thẳng tuyến vận tải ở Biển Đỏ, ngay từ đầu năm chúng ta đã chứng kiến 1 loạt giá cước tăng vọt hàng chục %.
1 số tổ chức lớn dự báo lạm phát chúng ta năm nay có thể cán mốc 5,5%.
⇒ Số liệu này khiến 1 số trạng thái người gửi tiền tiết kiệm các kì hạn thấp từ 1-3 tháng đang phải chịu lãi suất thực âm, khi mà lãi suất tiết kiệm huy động ở các ngân hàng thấp hơn mức lạm phát.

Điều này sẽ:
– Kích thích người gửi tiền đầu tư vào kênh tiết kiệm kì hạn dài, hoặc chuyển qua các kênh đầu tư khác như bds,trái phiếu, chứng khoán trong ngắn hạn, về dài hạn khi nền kinh tế ấm dần lên và nhu cầu dòng tiền trở lại, lãi suất sẽ được kéo lên sau, chúng ta cần theo dõi các số liệu update thường xuyên.

⇒ Với số liệu lạm phát hiện tại, cùng với những diễn biến tăng giá mạnh gần đây của tỷ giá, thì dư địa để SBV tiếp tục giảm lãi suất sẽ không có. Khả năng cao lãi suất điều hành đã chạm đáy và có thể tùy tình hình sẽ nhích lên khá nhanh vào cuối năm 2024 nếu lạm phát vượt 4,5%.

Tiếp theo là về số liệu đầu tư công.
Cụ thể:

– Vốn đầu tư thực hiện do Trung ương quản lý ước đạt 9,5 nghìn tỷ đồng, bằng 8% kế hoạch năm và giảm 8,8% so với cùng kỳ năm trước.

– Vốn đầu tư thực hiện do địa phương quản lý ước đạt 50,3 nghìn tỷ đồng, bằng 8,5% kế hoạch năm và tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước
Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt 8,4% kế hoạch, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước
(cùng kỳ năm 2023 bằng 8% và tăng 21,8%)
Nhìn về tổng thể chúng ta thấy 2 tháng đầu năm số liệu giải ngân nguồn vốn đầu tư công vẫn tăng so với cùng kì, tuy nhiên tốc độ đã kém hơn nhiều so với năm ngoái.


Lí do có thể là :
– Độ trễ đẩy mạnh giải ngân khác nhau, năm ngoái 2023 chính phủ đã thúc đẩy mạnh vào cuối năm.


– Kế hoạch đầu tư công năm nay vẫn cao, nhưng không có sự bứt phá so với năm ngoái.
Khi nhìn vào năm 2023, chính phủ đề ra kế hoạch giải ngân là 708 ngàn  tỷ (thực tế giải ngân 82%), năm 2024 kế hoạch 677 ngàn tỷ. Thấp hơn kế hoạch năm ngoái. Có thể thấy năm giải ngân mạnh nhất đã qua, và năm nay tổng thể tăng trưởng đầu tư công các tháng sẽ vẫn cao nhưng sẽ khó có sự tăng trưởng mạnh như năm ngoái khi nền cùng kì đã cao.
Nói như vậy không có nghĩa là các doanh nghiệp đầu tư công năm nay sẽ không có sự tăng trưởng, cần lưu ý là mới đầu năm và tốc độ giải ngân thực tế năm nay có thể sẽ cao hơn năm ngoái, dẫn đến tổng vốn thực hiện cao hơn.
Và trong cụ thể từng doanh nghiệp, cũng sẽ có sự khác nhau về mặt trúng thầu và hạch toán lợi nhuận, cái này thì chúng ta cần bóc tách chuyên sâu hơn.
Tại Quý 1 thì chúng tôi thấy có LCG là doanh nghiệp có thể sẽ là tốt nhất trong quý 1 này, chi tiết chúng tôi đã gửi báo cáo đến nhà đầu tư trên trang web của mình.

Về FDI:
Tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký 2 tháng đầu năm 2024 tiếp tục tăng 38,6% so với cùng kỳ năm trước, đạt 4,29 tỷ USD vốn đăng ký. Vốn giải ngân đạt khoảng 2,8 tỷ USD, tăng 9,8%.
=> Sự điều hành tốt và năng động của chính phủ, đặc biệt với việc Thủ Tướng Phạm Minh Chính làm quá tốt công việc mời gọi đầu tư, sự chuyển dịch chuỗi cung ứng đang khiến cho FDI có chiều tăng sâu và rộng nhiều nhất từ trước đến giờ, rõ ràng nhóm KCN là 1 nhóm ngành đáng chú ý cho cả năm 2024.

Về kim ngạch xuất nhập khẩu , tháng 2/2024 xuất khẩu ước đạt 24,82 tỷ USD, giảm 28,1% so với tháng trước. Chúng tôi nhấn mạnh do sự lệch nhau về kì nghỉ lễ khiến cho số liệu tháng 1 năm nay so với năm ngoái rất cao và tháng 2 thì lại ngược lại. Vì vậy cần có so sánh tổng quan cộng dồn 2 tháng để có cái nhìn chính xác.
Theo đó tính chung 2 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 59,34 tỷ USD, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước.

Về chiều còn lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 54,62 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước.
=> Chúng ta thấy kim ngạch cả 2 chiều đều tăng mạnh so với cùng kì, phản ánh sự hồi phục của nền kinh tế khi độ trễ từ lãi suất thấp mà nhà nước hỗ trợ bắt đầu ngấm và sự hồi phục từ nhu cầu tiêu dùng của các nước khác.
Hàng loạt mặt hàng như điện tử, sắt thép, dệt may, gỗ…đều có lượng xuất khẩu tăng mạnh 2 tháng này, nhiều doanh nghiệp kín đơn hàng đến quý 2. Trái ngược bối cảnh ảm đạm năm ngoái.
Điều này cũng trùng khớp với các chỉ số sản xuất khác đó là chỉ số công nghiệp IIP :+ 5,7% so với cùng kỳ, phản ánh độ hồi phục của nền kinh tế.
⇒nhà đầu tư cần bám vào số liệu này, bóc tách thêm để chọn lựa cổ phiếu đầu tư.
Đáng chú ý khi nhập khẩu hồi phục mạnh nhưng xuất khẩu vẫn tăng ấn tượng, thặng dư xuất nhập khẩu của VN 2 tháng đầu năm đạt 4,72 tỷ đô. Cùng với số liệu tăng trưởng FDI ấn tượng ở trên sẽ giúp hãm lại đà tăng tỷ giá, tạo dư địa để NHNN ít nhất có thể đạt mục tiêu là giữ nguyên lãi suất điều hành trong 6 tháng đầu năm.

Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành tháng 02/2024 ước đạt 509,7 nghìn tỷ đồng, giảm 2,3% so với tháng trước và tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 1.031,5 nghìn tỷ đồng, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 14,7%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,0% (cùng kỳ năm 2023 tăng 10,9%).

=> Cùng với sự hồi phục của nền kinh tế, có vẻ mảng bán lẻ cũng bước vào chu kì hồi phục, các cổ phiếu bán lẻ có thể sẽ có 1 năm tăng trưởng lại khi nền lợi nhuận đã rất thấp ở năm ngoái.

Tuy nhiên cần theo dõi kĩ các báo cáo tài chính để xem biên lợi nhuận có hồi phục được theo doanh thu không khi mà các cty vẫn phải duy trì các mức chiết khấu mạnh để hỗ trợ khách hàng. Báo cáo tài chính quý 1 của các công ty như DGW,MWG,PET,FRT … là 1 điều rất đáng chú ý. Cần theo dõi, có thể sẽ mở đầu cho 1 chu kì hồi phục 2 năm.


Kết luận: Các thông tin trong báo cáo lần này khá tốt, việc chọn lọc cổ phiếu và duy trì ở mức cao nên được tiếp tục.

Những số liệu cần theo dõi sắp tới trong tháng 3 để có các phản ứng với thị trường:

– Lạm phát Hoa Kỳ.=>DXY
– Số liệu mở mới nhà đầu tư chứng khoán tháng 2.
– Cuộc họp Fed 21/3
– Căng thẳng Biển Đỏ và  giá vận tải.
Chúng tôi sẽ phân tích trong báo cáo lần sau. Cần tư vấn chuyên sâu hơn quý anh chị có thể sử dụng dịch vụ tư vấn của team ở link phía dưới.

– Link room zalo miễn phí: https://zalo.me/g/xtdspd746
– Đăng kí dịch vụ tư vấn: https://langtubuonnuocmam.com/dich-vu

———-Team LTBNM tổng hợp và phân tích ————-

Nhập mã “LTBNM” để được giảm giá 10% khi mua acc tại wichart.vn. Áp dụng cùng với các chương trình khuyến mại khác nếu có.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN