Kính gửi các anh chị đầu tư!
Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 01/04 – 05/04/2024
- PVT [ Tích cực – 33,000đ/cp]: Tiếp tục chu kỳ đi lên của ngành – SSI.
- VHM [ MUA – 51,494đ/cp ]: Duy trì vị thế dẫn đầu – VCBS.
- BSR [ MUA – 24,100đ/cp ] Mức định giá hấp dẫn – MAS.
- NT2 [ Nắm giữ – 25,278đ/cp ] Lợi nhuận dự kiến suy giảm trong 2024 – MAS.
- MWG [ Tích cực – 56,200đ/cp ] Lợi nhuận đi lên từ đáy – SSI.
- DHC [ MUA – 50,500đ/cp] Cập nhật DHC – ABCS.
- DGC [ Trung lập – 133,000đ/cp] Cập nhật ĐHCĐ năm 2024 – SSI.
- ACB [ Trung lập ] Cập nhật Đại hội cổ đông thường niên 2024 – KBSV..
- STK [ Nắm giữ – 38,550đ/cp] Đơn hang dự kiến hồi phục từ Q2/2024 – PHS.
- VHC [ Trung lập – 78,500đ/cp] Giá bán cá tra có thể đã chạm đáy – SSI.
- Báo cáo vĩ mô Q1/2024 – VCBS.
- Báo cáo vĩ mô: Khởi đầu suôn sẻ cho một năm tích cực – VNDS.
- Ngành ngân hang: Dự báo lợi nhuận Q1/24– Tăng trưởng tích cực từ nền thấp năm trước – MBS.
- Ngành dầu khí: Cập nhật tiến độ chuỗi dự án Lô B – Ô Môn – MBS.
- Báo cáo xuất nhập khẩu tháng 02/2024: Xuất nhập khẩu duy trì đà tang trưởng – PHS.
Quý nhà đầu tư lưu ý:
Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
1. PVT [ Tích cực – 33,000đ/cp]: Tiếp tục chu kỳ đi lên của ngành – SSI
- Cùng với sự đi lên của ngành vận tải hàng lỏng trong Q4/2023. PVT tiếp tục công bố kết quả kinh doanh khả quan như kỳ vọng. Cụ thể, doanh thu Q4/ 2023 đạt 2,7 nghìn tỷ đồng, tăng 12,9% svck và 7,9% so với quý trước, trong khi LNTT đạt 357 tỷ đồng, giảm 1,2% svck và giảm 10,4% so với quý trước. Nếu không tính đến khoản lãi/lỗ bất thường, tăng trưởng LNTT cốt lõi trong Q4/2023 đạt 16,6% svck.
- Lũy kế cả năm 2023, doanh thu đạt 9,4 nghìn tỷ đồng, tăng 4,6% svck và LNTT đạt 1,55 nghìn tỷ đồng (tăng 10,6% svck), khá gần với dự báo LNTT của SSI là 1,6 nghìn tỷ đồng. Nếu loại khoản lợi nhuận bất thường từ việc bán tàu trong cả hai năm, LNTT cốt lõi năm 2023 đạt 1,35 nghìn tỷ đồng, tăng 15% svck. Theo đó, PVT đã hoàn thành 227% kế hoạch LNTT năm 2023, chủ yếu do công ty có truyền thống đặt kế hoạch thấp.
- Doanh thu mảng vận tải biển tăng 11% svck trong năm 2023 nhờ mở rộng đội tàu và giá cho thuê cao hơn, trong khi lợi nhuận gộp tăng 19% svck, nhờ biên lợi nhuận tăng 1,4 điểm phần trăm lên mức 20,2%.
- Triển vọng ngành dự kiến được thúc đẩy với nhu cầu ton-mile do tình hình Biển Đỏ, đồng thời xung đột NgaUkraine dự kiến vẫn còn tiếp diễn.
- Nâng khuyến nghị lên KHẢ QUAN. SSI điều chỉnh giá mục tiêu đến giữa năm 2025 là 33.000 đồng/cp (tiềm năng tăng giá là 15%) dựa trên P/E dự phóng là 10x. SSI ước tính tăng trưởng LNTT cốt lõi lần lượt đạt 18,7% và 17% cho năm 2024 và 2025 (không tính đến lợi nhuận bất thường từ việc bán tàu).
Link tải full báo cáo:
2. VHM [ MUA – 51,494đ/cp ]: Duy trì vị thế dẫn đầu – VCBS
- VCBS cho rằng VHM sẽ duy trì vị thế dẫn đầu và sở hữu nhiều lợi thế từ môi trường kinh doanh, hành lang pháp lý mới xét đến quỹ đất lớn, nhiều dự án gối đầu và năng lực vượt trội trong việc phát triển, khai thác giá trị gia tăng trên quỹ đất dự án. VCBS đưa ra khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu VHM với mức định giá hợp lý là 51.494 VND/ cổ phiếu.
- Ocean Park 2&3 tiếp tục là nguồn đóng góp quan trọng trong KQKD Phần còn lại tại các dự án trên sẽ mang về hơn 66.000 tỷ đồng doanh thu và tiếp tục là nguồn đóng góp quan trọng đến kết quả kinh doanh của VHM trong giai đoạn 2024 – 2025.
- Doanh số bán hàng kì vọng xu hướng tăng trưởng mới Hoạt động bán hàng của VHM sẽ sôi nổi hơn trong năm 2024 nhờ thị trường BĐS dần hồi phục và doanh nghiệp nối lại kế hoạch mở bán các dự án đại đô thị mới. Trong đó, dự án Vinhomes Vũ Yên có thể đem về trên 100.000 tỷ đồng dòng tiền bán hàng trong 3 – 4 năm tới với hiệu quả lợi nhuận tương đối cao.
- Duy trì vị thế dẫn đầu trong chu kì thị trường mới VHM duy trì vị thế dẫn đầu trong chu kì thị trường mới xét đến: (1) Giai đoạn khó khăn của thị trường đã thanh lọc nhiều chủ đầu tư có cơ cấu tài chính không bền vững, (2) VHM có vị thế tốt để hưởng lợi từ các Bộ Luật mới (Luật Đất Đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh BĐS 2023).
Link tải full báo cáo:
3. BSR [ MUA – 24,100đ/cp ] Mức định giá hấp dẫn – MAS
- Công ty Cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR) là đơn vị quản lý vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất với công suất chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô/năm, tương đương 148.000 thùng/ngày. Công ty hiện chiếm khoảng 30% nhu cầu xăng dầu của Việt Nam.
- Là doanh nghiệp có kết quả kinh doanh độ nhạy cao với giá dầu. Kết quả kinh doanh của BSR có độ nhạy cao với giá dầu do 2 yếu tố: (1) Tồn kho chủ yếu là dầu thô, biến động giá dầu sẽ ảnh hưởng đến tồn kho của công ty; (2) Giá dầu biến động thường ảnh hưởng đến giá thành phẩm của công ty (xăng, sản phẩm hóa dầu). Do đó khi giá dầu tăng BSR cũng sẽ ghi nhận lợi nhuận khả quan và ngược lại.
- Hưởng lợi từ Quy hoạch hạ tầng dự trữ xăng dầu quốc gia. Mục tiêu của quy hoạch là để đảm bảo sức chứa dự trữ dầu thô và sản phẩm xăng dầu cả nước đạt 75-90 ngày nhập ròng. Theo đó, Việt Nam sẽ xây mới 1-2 kho dự trữ dầu thô tại các khu vực gần nhà máy lọc dầu với tổng công suất 1-2 triệu tấn dầu thô. Theo đó nguồn dầu thô đầu vào của BSR sẽ được ổn định khi kho dự trữ dầu thô được xây dựng tại khu vực Dung Quất.
- Bảng cân đối vững mạnh. Tổng tài sản của BSR tại ngày 31/12 đạt 86.594 tỷ đồng. Trong đó, lượng tiền gửi và tiền mặt của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản, ở mức 38.121 tỷ đồng, tăng hơn 13.000 tỷ đồng so với đầu năm 2023. Tổng nợ vay tài chính của BSR ở mức 10.970 tỷ đồng với toàn bộ là nợ vay ngắn hạn, vốn chủ sở hữu đạt 57.268 tỷ đồng, tỷ lệ nợ vay/ vốn ở mức 19,2%.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của BSR đang khá ổn định. Trong 3 tháng đầu năm, giá dầu Brent và chỉ số Crack Spread trong xu hướng ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho BSR. Cụ thể giá dầu Brent ghi nhận mức tăng từ vùng 75 USD/ thùng lên mức 89 USD/ thùng, trong khi đó chỉ số Crack spread dao động vùng 22 – 30 USD/ thùng là vùng dao động trong 6 tháng cuối năm 2023.
- Lọc dầu Dung Quất vào giai đoạn dừng 48 ngày để bảo dưỡng tổng thể lần 5. BSR dự kiến tạm dừng từ 15/03 – 01/05 để bảo dưỡng nhà máy, yếu tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh Q2/2024, theo đó MAS ước tính doanh thu năm 2024 sẽ giảm khoảng 11% đạt 131.185 tỷ đồng với giả định giá dầu Brent bình quân năm 2024 là 87 USD/ thùng (tăng 6% so với TB năm 2023). LNST ước tính 8.250 (-4,6% svck).
- Định giá: Với mức EPS dự báo năm 2024 là 2.660 đ/cp và giá trị sổ sách 20.000 đ/cp, MAS kỳ vọng BSR sẽ có mức P/E mục tiêu là 9,3 lần và P/B 1,2 lần (TB 5 năm). Mức giá mục tiêu của BSR sẽ ở mức 24.100 đ/cp (trung bình 2 phương pháp).
- Khuyến nghị: BSR hiện đang trong xu hướng tăng ngắn hạn, NĐT có thể cân nhắc chiến lược giao dịch ngắn hạn khi mua vào vùng giá 19.700 – 20.000 đ/cp và cân nhắc chốt lãi tại vùng 22.000 đ/cp. Về dài hạn, MAS kỳ vọng giá mục tiêu của BSR đạt mức 24.100 đ/cp.
Link tải full báo cáo:
4. NT2 [ Nắm giữ – 25,278đ/cp ] Lợi nhuận dự kiến suy giảm trong 2024 – MAS
- Theo kế hoạch sản xuất điện của Bộ Công Thương trong năm 2024, điện nhiệt khí sẽ đóng góp 23.1 tỷ kWh trong tổng sản lượng điện trên toàn hệ thống, giảm 12.2% so với 26.3 tỷ kWh năm 2023. Ngoài ra, PetroVietnam (PVN) dự kiến cung cấp tổng lượng khí cho sản xuất điện trong năm 2024 là 4.19-4.47 tỷ m³, giảm 26% so với kế hoạch của PVN năm 2023 do sự suy giảm của nguồn khí hiện có.
- MAS dự phóng tổng sản lượng điện của CTCP Điện lực dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) trong năm 2024 là 2,600 triệu kWh (-10% so với năm trước). Theo NT2, sản lượng điện hợp đồng (Qc) trong năm 2024 sẽ là 1,055 triệu kWh, giảm mạnh 69% so với sản lượng Qc đã ký hợp đồng năm 2023 (3,486 triệu kWh). Do đó, MAS dự phóng giá bán trung bình của NT2 sẽ giảm 13.4% so với năm 2024.
- Trong 2T2024, NT2 chỉ sản xuất tổng cộng 26.4 triệu kWh điện, giảm 96% so với cùng kỳ năm trước, với tổng lượng Qc là 0 triệu kWh. Tuy nhiên, MAS tin rằng kết quả kinh doanh của NT2 sẽ cải thiện trong các quý tiếp theo, vì tháng 5, tháng 9 và tháng 10 năm 2024 sẽ có lượng Qc được giao cao nhất (chiếm 67% tổng Qc cả năm 2024). Do đó, MAS dự kiến doanh số bán hàng của NT2 trong năm 2024 là 4,977 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế của cổ đông của công ty mẹ (NPAT-MI) là 157 tỷ đồng (giảm 22.1% và 66.7% so với năm trước) do sụt giảm sản lượng bán điện và giá bán điện trung bình.
- Với sự suy giảm dự kiến trong kết quả kinh doanh năm 2024, tỷ lệ cổ tức ước đạt 10% – tương đương 1,000 đồng mỗi cổ phiếu cho cổ đông của NT2 trong năm 2024.
Link tải full báo cáo:
5. MWG [ Tích cực – 56,200đ/cp ] Lợi nhuận đi lên từ đáy – SSI
- MWG mới đây đã công bố kết quả kinh doanh sơ bộ 2 tháng đầu năm 2024 với tổng doanh thu tăng 14% svck đạt 21,6 nghìn tỷ đồng, trong đó doanh thu từ mảng điện thoại và điện máy và bách hóa tăng lần lượt 3% và 47% svck, kết quả này phù hợp với ước tính cả năm của SSI. Trong năm 2024-2025, SSI kỳ vọng mảng điện thoại & điện máy sẽ đạt mức tăng trưởng doanh thu 4% và 7%, nhưng biên lợi nhuận sẽ nới rộng đáng kể trong giai đoạn 2024-2025 nhờ mức tồn kho tốt hơn và các biện pháp cắt giảm chi phí. Trong khi đó, nếu loại trừ các chi phí bất thường, mảng bách hóa đã đạt điểm hòa vốn vào tháng 12/2023. Do đó, SSI kỳ vọng mảng bách hóa sẽ mang lại mức tăng trưởng doanh thu cũng như biên lợi nhuận mở rộng trong giai đoạn 2024-2025. Hiện tại, SSI ước tính lợi nhuận ròng năm 2024 đạt 2,45 nghìn tỷ đồng (tăng 1.360% svck, từ 2,3 nghìn tỷ đồng) và cũng đưa ra ước tính lợi nhuận ròng năm 2025 là 3,4 nghìn tỷ đồng (tăng 40% svck).
- Cổ phiếu MWG có thể bị loại khỏi chỉ số VNDiamond Index (SSI đã đề cập trong báo cáo vào tháng 11/2023), điều này có thể gây ra áp lực bán ra cổ phiếu từ DCVFM Diamond ETF. Tuy nhiên, SSI nhận thấy áp lực bán nói trên có thể bớt gay gắt hơn so với tháng 11 (hiện DCVFM Diamond ETF nắm giữ khoảng 49 triệu cổ phiếu MWG so với mức khoảng 60 triệu cổ phiếu vào tháng 11). Ngoài ra, lợi nhuận của mảng điện thoại điện máy phục hồi rõ ràng hơn (biên LNTT cải thiện 60 điểm cơ bản so với quý trước trong Q4/2023 so với chỉ 10 điểm cơ bản so với quý trước trong Q3/2023) và mảng bách hóa (có biên LNTT cải thiện 160 điểm cơ bản so với quý trước trong Q4/2023 so với 30 điểm cơ bản so với quý trước trong Q3/2023) có thể tạo ra sức mua cho các nhà đầu tư muốn tiếp cận ngành bán lẻ bách hóa đầy triển vọng ở Việt Nam vốn được hưởng lợi từ quá trình chuyển đổi từ thương mại truyền thống sang thương mại hiện đại. Do áp lực bán có thể giảm bớt và sự phục hồi trong Q4/2023 rõ ràng hơn, SSI nâng P/E mục tiêu cho mảng điện thoại điện máy từ 8x lên 11x (mức này vẫn thận trọng so với P/E lịch sử là 15x). Hiện SSI chuyển cơ sở định giá năm 2024-2025 (từ 2024) để đưa ra giá mục tiêu mới là 56.200 đồng/cổ phiếu (từ 47.800 đồng), theo đó, SSI duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN đối với MWG.
Link tải full báo cáo:
6. DHC [ MUA – 50,500đ/cp] Cập nhật DHC – ABCS
- Năm 2023, DHC công bố LNST đạt 309 tỷ đồng, -18,3% svck, hoàn thành 103% kế hoạch đề ra và 98,4% dự phóng của ACBS. Năm 2023, sản lượng bán hàng của DHC giảm trên bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu và sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp cùng ngành. Cho năm 2024, ACBS kỳ vọng sản lượng sẽ tăng trưởng trở lại nhờ sự phục hồi của thị trường xuất khẩu, tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp tiếp tục thu hẹp do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng. Vì vậy, LNST gần như không đổi so với báo cáo gần nhất của ACBS. ACBS duy trì khuyến nghị MUA với giá mục tiêu không đổi là 50.500 đồng/cổ phiếu.
- Năm 2023 là một năm khó khăn cho ngành giấy. Nhu cầu giấy bao bì sụt giảm, chủ yếu do thị trường xuất nhập khẩu sụt giảm mạnh. Bên cạnh đó, giá giấy bao bì suy giảm cùng với năng lực cung ứng tăng nhanh hơn nhu cầu cũng góp phần làm tăng tính cạnh tranh gay gắt giữa doanh nghiệp. Các doanh nghiệp như Chen Long, Vinakraft lỗ hoặc suy giảm lợi nhuận từ 20% đến 30%. DHC cũng không nằm ngoài ảnh hưởng đó, tuy nhiên tình hình kinh doanh của DHC khả quan hơn khi chứng kiến LNST suy giảm 18,3% svck, do có lợi thế giá vốn đầu tư ban đầu thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp cùng ngành có vốn đầu tư ngoại qua tổng thầu.
- Tuy vậy cho năm 2024, ACBS kỳ vọng tình hình kinh doanh của DHC sẽ có phần cải thiện do giá OCC và giấy bao bì sẽ tăng nhẹ một cách ổn định trở lại cùng với nền kinh tế chung khi các ngành như may mặc, da giầy và thủy hải sản được dự báo sẽ có các đơn hàng gia tăng trở lại.
- Về phần dự án Giao Long 3, có thể sẽ tiếp tục bị chậm tiến độ thêm 1 năm so với dự tính được đưa ra trong đại hội cổ đông (ĐHCĐ) 2022. Trong ĐHCĐ 2024 sắp tới, DHC sẽ thống nhất lần cuối vốn đầu tư và cơ cấu sản phẩm của dự án Giao Long 3 và phương án huy động vốn chủ sở hữu đối ứng để triển khai nhà máy này. Tuy nhiên, dự kiến vốn đầu tư sẽ không sai lệch nhiều so với mức 2.600 tỷ đồng và sản phẩm đầu ra sẽ là giấy bao bì có chất lượng cao hơn – Kraftliner. CAPEX và kết quả hoạt động của Giao Long 3 chưa được phản ánh vào mô hình dự phóng lợi nhuận của ACBS cho giai đoạn 2024-2026 do dự kiến rằng, nhà máy chỉ mới hoàn thành và đi vào vận hành.
Link tải full báo cáo:
7. DGC [ Trung lập – 133,000đ/cp] Cập nhật ĐHCĐ năm 2024 – SSI
- SSI áp dụng mức P/E mục tiêu không đổi là 12x và ước tính lợi nhuận bình quân năm 2024-2025 và đưa ra giá mục tiêu mới là 133.000 đồng/cổ phiếu (từ 142.000 đồng), do đó, SSI duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu DGC. Lợi nhuận nửa đầu năm 2024 dự kiến giảm có thể ảnh hưởng đến diễn biến giá cổ phiếu sau một thời gian tăng giá mạnh, tuy nhiên SSI cho rằng thời điểm giá điều chỉnh là cơ hội cho các nhà đầu tư dài hạn có thể tích lũy cổ phiếu.
- Trong giai đoạn 2026-2028, mặc dù giá phốt pho vàng khó có thể quay lại mức đỉnh vào năm 2022, SSI cho rằng DGC có đạt lợi nhuận tương đương mức đỉnh năm 2022 (6 nghìn tỷ đồng), nhờ hiện tại công ty có nhiều lợi thế như: (1) công suất hoạt động nhà máy phốt pho vàng tăng lên sau khi bổ sung công suất từ năm 2024, (2) giá bán bình quân tăng trưởng ổn định do nhu cầu bán dẫn ngày càng tăng, (3) việc chuyển đổi dần từ các sản phẩm thượng nguồn sang hạ nguồn (như axit photphoric LCD, chiếm khoảng 10% axit photphoric vào thời điểm hiện tại) với biên lợi nhuận cao hơn, (4) tăng tỷ lệ sử dụng quặng tự khai thác giúp giảm chi phí nguyên liệu đầu vào và (5) đóng góp từ nhà máy Chlo-Alkali Nghi Sơn. DGC sẽ bắt đầu xây dựng nhà máy ChloAlkali Nghi Sơn vào tháng 6/2024 (dự kiến đi vào hạt động vào năm 2026 và dự kiến có lợi nhuận dương từ năm 2027). Với việc tăng tỷ lệ sử dụng quặng tự khai thác và chuyển sang các sản phẩm hạ nguồn, DGC hiện vận hành chuỗi giá trị tích hợp theo chiều dọc cho các sản phẩm phốt phát, tạo sự khác biệt với các doanh nghiệp xuất khẩu phốt pho vàng khác và hoàn thiện chuỗi giá trị của doanh nghiệp.
Link tải full báo cáo:
8. ACB [ Trung lập ] Cập nhật Đại hội cổ đông thường niên 2024 – KBSV
- Trong bối cảnh nền kinh tế tồn tại nhiều khó khăn thách thức, dự nợ tín dụng cuối năm 2023 của ACB đạt 448 nghìn tỷ đồng – tương đương với mức tăng trưởng 16.7%. Tổng tài sản cuối năm 2023 đạt hơn 719 nghìn tỷ đồng và tăng trưởng ấn tượng 18% so với năm 2022. Lợi nhuận trước thuế hoàn thành kế hoạch với 20,068 tỷ đồng, có mức tăng trưởng ấn tượng 17% so với ngành.
- Cập nhật sơ bộ KQKD quý 1/29024, ngân hàng cho biết tăng trưởng tín dụng tại ACB đạt 3.7% YTD, tương đối tích cực so với mức tăng trưởng thấp của toàn ngành (1.8% YTD). Về huy động, tăng trưởng 2,1% trong đó huy động vốn CASA tăng 6,4%, tỷ lệ CASA cải thiện từ 22% lên mức hơn 23%. Về lợi nhuận dự kiến đạt 4.900 tỷ đồng, sát kế hoạch của cả năm. Lợi nhuận giảm nhẹ so với cùng kỳ khoảng 5% do cùng kỳ năm trước có khoản thu bất thường từ xử lý nợ, nếu loại trừ bỏ yếu tố bất thường của cùng kỳ thì quý 1 năm nay tăng trưởng 3%.
- Về chiến lược chuyển sang phân khúc bán buôn: ACB cho biết thị phần của ngân hàng trong mảng bán lẻ hiện tại khá cao và bắt đầu chững lại khi các ngân hàng khác cũng đang khai thác phân khúc này, từ đó gia tăng mức độ cạnh tranh. Do đó, bên cạnh củng cố lại chiến lược bán lẻ, ACB cũng khai thác nhóm KHDN lớn và SME – vốn là nhóm KH mà ACB có nhiều lợi thế cạnh tranh không chỉ ở lãi suất mà còn ở các sản phẩm, dịch vụ….
Link tải full báo cáo:
9. STK [ Nắm giữ – 38,550đ/cp] Đơn hang dự kiến hồi phục từ Q2/2024 – PHS
- STK đề ra kế hoạch kinh doanh 2024F rất lạc quan với doanh thu thuần và LNST lần lượt tăng 89.7% YoY và 242.3% YoY đạt 2,703.5 tỷ đồng và 300.6 tỷ đồng.
- PHS có quan điểm thận trọng hơn so với kế hoạch kinh doanh của STK do (1) khối lượng đơn đặt hàng dự kiến phục hồi chậm, (2) chính sách giảm giá bán sợi tái chế để thúc đẩy tiêu thụ và (3) giá bán sợi nguyên sinh khó tăng mạnh như STK kì vọng do cạnh tranh cao với sợi Trung Quốc có giá thành rẻ hơn. PHS dự phóng STK sẽ ghi nhận doanh thu thuần tăng 22.6% YoY đạt 1,747 tỷ đồng và LNST tăng 50.3% YoY đạt 132 tỷ đồng.
- STK đã tăng mạnh trong Quý 1 vừa qua nhờ các triển vọng về hồi phục hoạt động kinh doanh với mức tăng 36.2% so với đầu năm, qua đó đã tiến sát đến mức giá trị hợp lý của PHS. PHS đưa ra khuyến nghị Giữ với giá mục tiêu dành cho STK là 38,550 VND/cổ phiếu với tiềm năng tăng trưởng so với giá hiện tại là 10%.
Link tải full báo cáo:
10. VHC [ Trung lập – 78,500đ/cp] Giá bán cá tra có thể đã chạm đáy – SSI
- SSI duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu VHC, với giá mục tiêu là 78.500 đồng/cổ phiếu (từ 64.500 đồng/cổ phiếu) khi SSI chuyển cơ sở định giá đến giữa năm 2025. SSI tăng P/E mục tiêu cho VHC lên 12x (từ 10x) vì SSI cho rằng lợi nhuận đã chạm đáy trong năm 2023, cùng với môi trường lãi suất thấp hơn dự kiến. Theo đó, tiềm năng tăng giá đối với giá mục tiêu mới là 4,4% và VHC hiện đang giao dịch ở mức P/E 2024 là 14x và P/E 2025 là 10x, nằm trong vùng P/E 10 năm dao động từ 6x-19x.
- KQKD 2T2024: Trong hai tháng đầu năm 2024, doanh thu thuần của VHC đạt 1,7 nghìn tỷ đồng (tăng 40% svck), trong đó doanh thu cá tra tăng 25% svck, vượt trội so với ngành do thị trường Mỹ phục hồi. Tăng trưởng doanh thu cá tra đến từ doanh thu thị trường nội địa đạt 535 tỷ đồng (tăng 64% svck), chiếm 31% doanh thu (từ 27% trong 2T2023). Doanh thu thị trường Mỹ và Châu Âu lần lượt đạt 407 tỷ đồng (tăng 30% svck) và 292 tỷ đồng (tăng 16% svck). Mảng collagen ghi nhận sự phục hồi với doanh thu đạt 130 tỷ đồng (tăng 26% svck). Theo VASEP, kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam trong Q1/2024 đạt 424 triệu USD (tăng 0,4% svck).
- Ước tính lợi nhuận: Cho năm 2024, SSI dự báo doanh thu thuần và LNST của cổ đông công ty mẹ (NPATMI) của VHC lần lượt đạt 11,7 nghìn tỷ đồng (tăng 16% svck) và 1,25 nghìn tỷ đồng (tăng 36% svck). Cho năm 2025, SSI dự báo doanh thu thuần và NPATMI sẽ lần lượt đạt 13,3 nghìn tỷ đồng (tăng 14% svck) và 1,6 nghìn tỷ đồng (tăng 28% svck). SSI giả định giá bán bình quân sẽ tăng lần lượt 3% và 6% svck trong năm 2024 và 2025 nhờ giá bán bình quân có thể đã chạm đáy trong năm 2023.
- Quan điểm ngắn hạn: SSI kỳ vọng VHC sẽ có thể có tăng trưởng lợi nhuận từ nửa cuối năm 2024 nhờ sản lượng tiêu thụ cao hơn và mức nền so sánh thấp trong nửa cuối năm 2023. SSI cho rằng biên lợi nhuận gộp trong Q1/2024 sẽ tiếp tục giảm svck do: (i) giảm tỷ trọng tại các thị trường có giá bán bình quân cao như Mỹ và Châu Âu; và (ii) giá bán so với cùng kỳ giảm. Do đó, lợi nhuận yếu có thể sẽ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trong ngắn hạn.
Link tải full báo cáo:
11. Báo cáo vĩ mô Q1/2024 – VCBS
- Trên thị trường thế giới, các NHTW đã đưa ra những hàm ý về khả năng giảm lãi suất tuy nhiên thời điểm là chưa rõ ràng với số liệu thiên về kịch bản các đợt giảm lãi suất đến muộn hơn.
- VCBS đánh giá nhìn chung tốc độ hồi phục các hoạt động kinh tế tương đối chậm rãi khi hoạt động sản xuất mới chỉ lấy lại tốc độ tăng vừa phải trong khi đó, khu vực dịch vụ khó có thể duy trì tốc độ tăng cao như cùng kỳ. Mặc dù các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ đang đi đúng hướng, sẽ cần thêm thời gian để các biện pháp thẩm thấu vào nền kinh tế. Theo đó, VCBS dự báo tăng trưởng Quý II đạt 6%-6,4%,tương ứng mức tăng 5,67% – 6,11% trong 6 tháng đầu năm.
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2024 giảm 0,23%, tương ứng với mức tăng 3,97% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân tăng 3,77%. Xét về tổng cầu, áp lực lạm phát là không lớn tại thời điểm hiện tại. Đây là cơ sở để nhà điều hành có dư địa chính sách trong điều hành chính sách tiền tệ. Đồng thời, các mặt hàng do nhà nước định hướng điều tiết có thể điều chỉnh giá vào thời điểm phù hợp.
- Với kỳ vọng, giải tỏa bớt phần nào áp lực tỷ giá, NHNN đã phát hành tín phiếu với hình thức đấu thầu lãi suất kể từ ngày 11/03. Tuy vậy, biện pháp chỉ giúp làm chậm đà giảm giá của tiền đồng trong bối cảnh diễn biến thị trường thế giới không thuận lợi. Trong tháng 3, VND giảm giá khoảng 0,6% so với đồng USD, đánh dấu mức giảm ~2,2% kể từ đầu năm. Với các áp lực tỷ giá thường trực, VCBS dự báo VND có thể giảm giá ~3% so với USD trong năm 2024.
- Lãi suất huy động giảm nhẹ 5-10 điểm tại các kỳ hạn ngắn trong tháng 3. Như vậy, từ đầu năm đến nay, lãi suất huy động giảm 40-60 điểm. Đi cùng xu hướng, lãi suất cho vay giai đoạn này cũng có mức giảm đáng kể tại một số lĩnh vực, ngành nghề. Mặt bằng lãi suất huy động đã giảm về mức thấp và có xu hướng tạo đáy. Dựa trên định hướng đảm bảo cung cấp đầy đủ tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh, lãi suất được dự báo sẽ đi ngang ở mức thấp trong giai đoạn tới.
- Thị trường trái phiếu chính phủ: VCBS cho rằng mặt bằng lãi suất liên ngân hàng sẽ cao hơn so với mặt bằng chung trong Quý I. Theo đó, lợi suất trái phiếu cũng được dự báo tăng.
Link tải full báo cáo:
12. Báo cáo vĩ mô: Khởi đầu suôn sẻ cho một năm tích cực – VNDS
- Tháng 3: xuất khẩu tăng tích cực 14.2% song chỉ số PMI giảm xuống dưới ngưỡng 50 điểm do số lượng đơn đặt hàng mới giảm trở lại.
- Tỷ giá tăng vọt 2.9 % kể từ đầu năm lên mức 25,003 VND/USD, cũng là mức đỉnh cao nhất trong lịch sử. VNDScho rằng áp lực tỷ giá sẽ hạ nhiệt trong các tháng tới.
- GDP Q1/24 ước tăng 5.6%, VNDS duy trì dự báo tăng trưởng GDP 5.9% – 6.1% trong cả năm 2024.
Link tải full báo cáo:
13. Ngành ngân hang: Dự báo lợi nhuận Q1/24– Tăng trưởng tích cực từ nền thấp năm trước – MBS
- MBS dự báo lợi nhuận toàn thị trường có thể đạt mức tăng 15% svck trong Q1/2024 hỗ trợ bởi mức nền thấp cùng kỳ và mặt bằng lãi suất thấp.
- Ngành ngân hàng sẽ giữ nhịp tăng trưởng toàn thị trường với ước tính LN tăng 20% svck. Các ngành đạt mức tăng trưởng LN nổi bật gồm thép (+163% svck) và bán lẻ (+49% svck) tới từ mức nền thấp cùng kỳ năm ngoái.
- Một số ngành ước tính tăng trưởng lợi nhuận giảm như Bất động sản (-25% svck) do không còn nhiều dự án để ghi nhận hay dầu khí (-5% svck) do kết quả kém tích cực ở các doanh nghiệp trung và hạ nguồn.
Link tải full báo cáo:
14. Ngành dầu khí: Cập nhật tiến độ chuỗi dự án Lô B – Ô Môn – MBS
- Ngày 28/3/2024 vừa qua, một số hợp đồng thương mại liên quan đến chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn đã được ký kết (GSPA, GSA Ô Môn I, GTA, TOSA)
- MBS kỳ vọng Quyết định đầu tư cuối cùng (FID) cho chuỗi dự án sẽ được chấp thuận trong nửa cuối Q2/2024.
- MBS kỳ vọng một số doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi từ chuỗi dự án này bao gồm: PVS, PVD, GAS.
Link tải full báo cáo:
15. Báo cáo xuất nhập khẩu tháng 02/2024: Xuất nhập khẩu duy trì đà tang trưởng – PHS
- Hoạt động xuất nhập khẩu tháng 2 mặc dù có sự chậm lại do yếu tố Tết Nguyên đán. Tuy nhiên lũy kế 2 tháng đầu năm vẫn ghi nhận mức tăng trưởng vượt trội so với cùng kỳ năm trước.
- Thị trường Mỹ và EU tiếp tục là thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đặc biệt là khi nền kinh tế Mỹ vẫn đang cho thấy mức tăng trưởng ấn tượng.
- Các sản phẩm nông, lâm sản và sắt thép tiếp tục là động lực hỗ trợ cho xuất khẩu của khu vực trong nước tăng trưởng mạnh mẽ. Trong khi đó, xuất khẩu của khu vực FDI tiếp tục được hưởng lời nhờ chu kỳ bùng nổ của đồ điện tử.
Link tải full báo cáo:
Quý nhà đầu tư lưu ý:
Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
———-Team LTBNM tổng hợp và phân tích ————-
Nhập mã “LTBNM” để được giảm giá 10% khi mua acc tại wichart.vn. Áp dụng cùng với các chương trình khuyến mại khác nếu có.
– Link room zalo miễn phí: https://zalo.me/g/xtdspd746
– Đăng kí dịch vụ tư vấn: https://langtubuonnuocmam.com/dich-vu