Kính gửi các anh chị đầu tư!
Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 01/07 – 12/07/2024
- DHC [ MUA – 47,300đ/cp]: Tín hiệu phục hồi từ vùng đáy – MAS.
- VND [ Trung lập ] Cập nhật ĐHCĐ thường niên năm 2024 – SSI.
- LCG [ MUA – 14,600đ/cp] Tài chính vũng chắc, kết nối tương lai – MAS.
- DPR [ Nắm giữ – 44,600đ/cp] Đại hội cổ đông năm 2024 – PHS.
- LCG [ MUA – 14,600đ/cp ] Tài chính vũng chắc, kết nối tương lai – MAS.
- HDG [ Trung lập – 35,700đ/cp] Thủy điện vào mùa – VNDS.
- VEA [ Tích cực – 46,500đ/cp ] Các biện pháp kích cầu dự kiến giúp thị trường ô tô phục hồi – SSI.
- IMP [ Trung lập ] Báo cáo cổ phiếu – ACBS.
- HHV [ MUA – 16.346đ/cp ] Tăng trưởng từ nội lực – MAS.
- GEX [ MUA – 28,500đ/cp] Lãi lớn tới từ thoái vốn – VCBS.
- VNM [ MUA – 80,000đ/cp]: Triển vọng 2024 – DSC..
- EIB [ Trung lập – 18,100đ/cp ]: Báo cáo cổ phiếu – MBS.
- VIB [ Tích cực – 29,600đ/cp ] Chờ đợi nhu cầu nhóm bán lẻ phục hồi– MBS.
- ACV [ Tích cực – 136,200đ/cp] Bầu trời trong xanh phía trước – VNDS.
- ANV [ Tích cực – 39,500đ/cp] Lợi thế từ chuỗi giá trị – MAS.
- IMP [ MUA – 89,600đ/cp] Triển vọng đến từ dư địa mở rộng công suất tại các nhà máy EU-CMP – FPTS
- SIP[ MUA – 110,000đ/cp] Chớm có dấu hiệu bứt phá qua vùng điều chỉnh, SIP được kỳ vọng sẽ sớm tiếp diễn tăng giá trong ngắn hạn – FPTS.
- PLX [ Tích cực – 47,100đ/cp ] Kỳ vọng triển vọng tích cực từ nghị định kinh doanh xăng dầu mới – VNDS
- BID [ Tích cực – 51,600đ/cp] Huy động vốn là yếu tố quan trọng để duy trì tăng trưởng dài hạn – VNDS
- DGW [ Theo dõi – 69,500đ/cp]: Triển vọng 2024 – DSC..
- FRT [ Tích cực – 211,000đ/cp] Lợi nhuận quay lại xu hướng tăng trưởng tích cực – SSI.
- VHC [ MUA – 86,300đ/cp ] Cá tra vươn ra biển lớn – MAS.
- VGC [ Trung lập – 55,600đ/cp] Tập trung vào KCN và nhà ở xã hội – SSI.
- IMP [ Trung lập ] Cập nhật kế hoạch phát hành mới – SSI.
- DMP [ Theo dõi – 35,400đ/cp ] Khó khăn tiếp diễn – FPTS.
- VCI [ MUA – 53.600đ/cp ] Triển vọng 2024 – DSC..
- TNH [ Trung lập – 27,000đ/cp] Kế hoạch mở rộng trên toàn quốc giúp nâng công suất gấp 4 lần trước năm 2030 – SSI.
- QNS [ MUA – 58,400đ/cp]: Triển vọng 2024 – DSC..
- BMP [ MUA – 114,200đ/cp ]: Lợi suất cổ tức hấp dẫn – MAS.
- Ngành BĐS Công nghiệp: Báo cáo ngành– ACBS.
Quý nhà đầu tư lưu ý:
Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
1. DHC [ MUA – 47,300đ/cp]: Tín hiệu phục hồi từ vùng đáy – MAS
- Có vị thế vị thế là nhà sản xuất giấy công nghiệp lớn thứ 4 cả nước với khoảng 5,3% thị phần, DHC được đánh giá là doanh nghiệp sản xuất có mức chi phí cạnh tranh hàng đầu trên thị trường. DHC hiện có 2 nhà máy chính là Giao Long 1 (GL1) và Giao Long 2 (GL2) sản xuất Sản phẩm chính là sản xuất giấy công nghiệp có tổng công suất là 320.000 tấn/ năm, gồm 2 dòng: Testliner và Medium, đóng góp khoảng 90% tổng doanh thu của công ty. Ngoài ra DHC còn có 2 nhà máy chuyên sản xuất bao bì carton đóng góp khoảng 10% doanh thu còn lại.
- Duy trì hoạt động ổn định trong năm 2023 đầy thách thức. Bắt đầu từ tháng 10/2022 ngành giấy công nghiệp Việt Nam đã đối mặt với 2 khó khăn lớn: (1)Tình trạng suy giảm đơn hàng xuất khẩu; (2) Nhu cầu tiêu thụ giấy của Trung Quốc suy giảm đã làm các doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam đã bán ra làm tăng lượng cung. theo hiệp hội giấy Việt Nam, hiện tượng thừa cung xuất hiện khiến nhiều doanh nghiệp trong nước chỉ sản xuất từ 50 – 60% công suất. Tuy nhiên trong năm vừa qua, DHC đã vượt kế hoạch về sản lượng với hơn 324 nghìn tấn giấy công nghiệp, chỉ giảm 1% so với năm 2022 nhưng do ảnh hưởng của giá bán giảm, doanh thu và LNST của DHC đã suy giảm hơn 20% so với cùng kỳ.
- Quý 1/2024 kết quả chưa cải thiện nhưng đã có dấu hiệu tích cực từ thị trường. Trong Q1/2024, DHC ghi nhận doanh thu và lợi nhuận giảm so với cùng kỳ. Cụ thể, doanh thu thuần và LNST công ty mẹ của DHC lần lượt đạt 811 tỷ đồng (-4,3% svck) và 56 tỷ đồng (-35%). Nguyên nhân suy giảm được ban lãnh đạo chia sẻ với 2 lý do chính là: (1) Chi phí đầu vào tăng 10,3% nhưng giá bán tăng chậm hơn với chỉ 3,5%; (2) Công ty phải dừng nhà máy GL1 trong 4 ngày và GL2 trong 2 ngày.
Link tải full báo cáo:
2. VND [ Trung lập ] Cập nhật ĐHCĐ thường niên năm 2024 – SSI
- Kế hoạch năm 2024: ĐHĐCĐ đã thông qua kế hoạch LNTT năm 2024 là 2,52 nghìn tỷ đồng (+2% svck). Ban lãnh đạo ước tính LNTT trong nửa đầu 2023 đạt khoảng 1,3 nghìn tỷ đồng, đạt 50% kế hoạch năm và gấp đôi so với cùng kỳ. Tuy nhiên, với kết quả 767 tỷ đồng ghi nhận trong Quý 1, mức ước tính trên thể hiện LNTT Q2/2024 giảm so với Q1/2024, phản ánh tác động của sự cố hacker trong tháng Tư.
- Kế hoạch tăng vốn: Công ty đang triển khai chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và phát hành cổ phiếu trả cổ tức cho năm 2022 với tỷ lệ 5%. Trong ĐHĐCĐ, VND cũng thông qua kế hoạch phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chứng khoản chuyên nghiệp với tỷ lệ 15% (tương đương 286,6 triệu cổ phiếu), 30 triệu cổ phiếu ESOP cho người lao động trong năm 2024. Vốn điều lệ của VND ước tính tăng lên mức 18,3 nghìn tỷ đồng sau các kể hoạch trên (từ 12,2 nghìn tỷ đồng)
- Huy động vốn: VND cũng lên kế hoạch phát hành 2 nghìn tỷ đồng trái phiếu ra công chúng trong năm 2024.
- Kế hoạch cổ tức: VND thông qua mức chia cổ tức tiền mặt 5% cho năm 2023 và 10 triệu cổ phiếu thưởng cho người lao động sử dụng từ nguồn lợi nhuận giữ lại (dự kiến thực hiện trong năm 2024-2026).
- Chiến lược kinh doanh: VND cho thấy kế hoạch tham vọng khi tập trung vào hoạt động kinh doanh thị trường vốn, bao gồm tư vấn bảo lãnh phát hành và cung cấp hệ sinh thái (kết hợp cùng PTI và IPAAM) để thực hiện quản lý tài sản. Đối với hoạt động môi giới, Công ty sẽ tiếp tục chiến lược hiện tại, và nói không với chiến lược giảm phí phí giao dịch, nhưng có thể mở rộng môi giới sang các tỉnh/thành phố khác như Quảng Ninh, Nam Định, Thanh Hóa..
Link tải full báo cáo:
3. LCG [ MUA – 14,600đ/cp] Tài chính vũng chắc, kết nối tương lai – MAS
- Doanh thu quý 1 năm 2024 LCG ước đạt 311 tỷ đồng (+28,3% YoY) và lợi nhuận sau thuế đạt 15 tỷ (+40,8% YoY): 1) Biên lợi nhuận gộp tăng từ 14,4% lên mức 15,8%; 2) Doanh thu tài chính tăng nhẹ chủ yếu đến từ mức tăng của khoản mục lãi tiền gửi với mức tăng 5,9% YoY; 3) Chi phí tài chính tăng mạnh hơn 21,5% YoY); 4) Doanh thu các hợp đồng xây dựng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu có mức tăng 37% YoY đạt 304 tỷ đồng.
- Ngoài giá trị hợp đồng chưa thực hiện (backlog) hơn 6,000 tỷ nằm ở các dự án Vũng Áng- Bùng, Nha Trang- Vân Phong, Cao tốc Biên HòaVũng Tàu, … mà MAS đã liệt kê trong báo cáo trước, thì Liên doanh của LCG tiếp tục trúng gói thầu Cao Tốc Hữu Nghị-Chi Lăng, với tổng chiều dài đạt hơn 59,8 km với tổng mức đầu tư đạt hơn 11,024 tỷ đồng trong đó gần 50% là vốn ngân sách nhà nước trong tháng 4/2024.
- Ngoài ra, LCG cũng lên kế hoạch mua lại 45% vốn điều lệ Công ty CP Đầu tư Năng lượng tái tạo LCE Gia Lai với tổng giá trị 75 tỷ đồng và đồng thời sẽ tiếp tục tìm kiếm đối tác để bán lại 100% vốn của công ty này.
- Theo chia sẻ từ chủ tịch HĐQT, các dư án Vân Phong-Nha Trang, Vũng Áng-Bùng, Vành Đai 4, … sẽ là các dự án chính đóng góp vào doanh thu và lợi nhuận của công ty trong năm 2024..
Link tải full báo cáo:
4. DPR [ Nắm giữ – 44,600đ/cp] Đại hội cổ đông năm 2024 – PHS
- Từ đầu năm 2024 đến thời điểm hiện tại, DPR đã tăng 31.9% giá trị vốn hóa và tăng 22.6% kể từ khuyến nghị MUA trong báo cáo Ngành cao su (Ngày 11/03/2024). Vì vậy với mức giá mục tiêu của DPR là 44,600 đồng/cổ phiếu (tăng 2.5% so với báo cáo trước đó), PHS thay đổi khuyến nghị từ MUA thành NẮM GIỮ với tiềm năng tăng giá là 6.9%. Với phương án chia cổ tức bằng tiền mặt 1,500VND/ cổ phiếu trong năm 2024, DPR đang có tỷ suất lợi tức là 3.6% (theo giá đóng cửa tại ngày 01/07/2024) vì vậy tổng tỷ suất sinh lợi của DPR có thể đạt được là 10.5%.
- Rủi ro giảm giá: (i) Nhu cầu thị trường cao su yếu hơn dự kiến vào 2H24, đồng thời nguồn cung tăng trở lại khi giá bán hiện đang ở mức cao có thể làm điều chỉnh giá cao su trong giai đoạn 2H24-2025F; (ii) Tiến độ đền bù và thực hiện cá dự án bị đình trệ do các thủ tục pháp lý, chưa xác định được đơn giá đền bù và chưa tìm được chủ đầu tư.
- Rủi ro tăng giá: (i) Giá bán cao su tăng mạnh trong điều kiện nguồn cung bị hạn chế với thời tiết mưa bão trong 2H24 dự báo được khắt nghiệt hơn cùng kỳ; (ii) Sản lượng tiêu thụ tăng mạnh với nhu cầu đến từ thị trường xe ô tô và lốp xe hồi phục; (iii) Tiến độ thực hiện thu hồi đất và đền bù các dự án được đẩy nhanh, đặc biệt là Khu dân cư Tiến Hưng 1 (60ha) và các dự án khu đô thị và khu công nghiệp khác.
Link tải full báo cáo:
5. LCG [ MUA – 14,600đ/cp ] Tài chính vũng chắc, kết nối tương lai – MAS
- Doanh thu quý 1 năm 2024 LCG ước đạt 311 tỷ đồng (+28,3% YoY) và lợi nhuận sau thuế đạt 15 tỷ (+40,8% YoY): 1) Biên lợi nhuận gộp tăng từ 14,4% lên mức 15,8%; 2) Doanh thu tài chính tăng nhẹ chủ yếu đến từ mức tăng của khoản mục lãi tiền gửi với mức tăng 5,9% YoY; 3) Chi phí tài chính tăng mạnh hơn 21,5% YoY); 4) Doanh thu các hợp đồng xây dựng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu có mức tăng 37% YoY đạt 304 tỷ đồng.
- Ngoài giá trị hợp đồng chưa thực hiện (backlog) hơn 6,000 tỷ nằm ở các dự án Vũng Áng- Bùng, Nha Trang- Vân Phong, Cao tốc Biên HòaVũng Tàu, … mà MAS đã liệt kê trong báo cáo trước, thì Liên doanh của LCG tiếp tục trúng gói thầu Cao Tốc Hữu Nghị-Chi Lăng, với tổng chiều dài đạt hơn 59,8 km với tổng mức đầu tư đạt hơn 11,024 tỷ đồng trong đó gần 50% là vốn ngân sách nhà nước trong tháng 4/2024.
- Ngoài ra, LCG cũng lên kế hoạch mua lại 45% vốn điều lệ Công ty CP Đầu tư Năng lượng tái tạo LCE Gia Lai với tổng giá trị 75 tỷ đồng và đồng thời sẽ tiếp tục tìm kiếm đối tác để bán lại 100% vốn của công ty này.
- Theo chia sẻ từ chủ tịch HĐQT, các dư án Vân Phong-Nha Trang, Vũng Áng-Bùng, Vành Đai 4, … sẽ là các dự án chính đóng góp vào doanh thu và lợi nhuận của công ty trong năm 2024.
Link tải full báo cáo:
6. HDG [ Trung lập – 35,700đ/cp] Thủy điện vào mùa – VNDS
- VNDS hạ khuyến nghị xuống TRUNG LẬP với tiềm năng tăng giá 12,3% và tỷ suất cổ tức 1,6%. VNDS tăng giá mục tiêu thêm 5,8% so với báo cáo trước. Trong cùng thời gian, giá cổ phiểu đã tăng mạnh 19,8%.
- Giá mục tiêu cao hơn do VNDS tăng dự phóng EPS trong hai năm 2024- 25, đồng thời giảm nhẹ giả định WACC.
- P/E trượt ở mức 18,3, thấp hơn nhiều so với mức trung bình ngành 40,3, phản ánh một phần kỳ vọng tăng trưởng LN ròng 67,8% trong năm 2024.
Link tải full báo cáo:
https://www.vndirect.com.vn/cmsupload/beta/HDG_BCCapnhat_20240712.pdf
7. VEA [ Tích cực – 46,500đ/cp ] Các biện pháp kích cầu dự kiến giúp thị trường ô tô phục hồi – SSI
- Trong tháng 5/2024, Bộ Tài chính đề xuất một số phương án hỗ trợ ngành ô tô trong nước (gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, giảm lệ phí trước bạ từ tháng 8/2024 đến tháng 1/2025). Các biện pháp này ghi nhận kết quả khá hiệu quả vào năm 2020 (doanh số trung bình tháng tăng 50% sau khi chính sách được áp dụng) và năm 2022 (doanh số tăng 20% svck), nhưng lại không quá thành công trong nửa cuối năm 2023, do quãng thời gian này người tiêu dùng cả nước thắt chặt chi tiêu. Việc gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đã được phê duyệt, đề xuất giảm phí trước bạ cũng sẽ sớm được phê duyệt.
- SSI cũng duy trì ước tính doanh thu hợp nhất năm 2024 ở mức 3,8 nghìn tỷ đồng (+1% svck), nhưng hạ ước tính LNST hợp nhất xuống 6,51 nghìn tỷ đồng (+4% svck) do SSI điều chỉnh giảm kỳ vọng mức tiêu thụ xe máy. Đồng thời, SSI cũng đưa ra ước tính về doanh thu thuần hợp nhất và LNST hợp nhất năm 2025 lần lượt là 3,8 nghìn tỷ đồng (+1% svck) và 6,7 nghìn tỷ đồng (+3% svck), với dự báo đà tăng trưởng giảm tốc so với 2024. Sự kiện bắt giữ Giám đốc điều hành gần đây sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các công ty con của VEA (Honda VN, Toyota VN, Ford VN). Một điều đáng ghi nhận là công ty đã có tiến triển trong việc giải quyết các ý kiến kiểm toán ngoại trừ, đây là một bước tiến quan trọng hướng tới việc đáp ứng các yêu cầu để được niêm yết trên sàn HOSE. Dự báo của SSI chưa tính đến tác động của các vấn đề này.
- SSI tăng giá mục tiêu 1 năm lên 46.500 đồng/cổ phiếu (từ 36.500 đồng/cổ phiếu), khi kết hợp mô hình chiết khấu cổ tức (Chi phí vốn sở hữu: 10,7%, tốc độ tăng trưởng cổ tức: 0%) và hệ số P/E mục tiêu là 9x, khi chuyển cơ sở định giá sang năm 2025. SSI nâng khuyến nghị lên KHẢ QUAN (từ TRUNG LẬP), nhờ tỷ suất cổ tức hấp dẫn và các rủi ro đã giảm bớt so với trước đây. Tỷ suất cổ tức của VEA cho năm 2024 và 2025 hiện ở mức lần lượt là 11% và 10%, đây là mức khá cao so với lãi suất huy động hiện tại (4,5-5,5%/năm). Tổng mức sinh lời tiềm năng cho cổ phiếu là 16%.
Link tải full báo cáo:
8. IMP [ Trung lập ] Báo cáo cổ phiếu – ACBS
- Kênh bệnh viện tiếp tục gia tăng tỷ trọng. Nhà máy mới IMP5 đang trong giai đoạn đầu của quá trình xây dựng. IMP đạt doanh thu thuần 491 tỷ đồng (+2,5% svck) và LNTT 78 tỷ đồng (-21,5% svck) trong Q1/2024, tương ứng hoàn thành 21% và 18% kế hoạch cả năm của công ty. Doanh thu hàng tự sản xuất hầu như chiếm 100% tổng doanh thu thuần.
- Kênh bệnh viện đã vượt qua kênh nhà thuốc về tỷ trọng đóng góp doanh thu với tỷ trọng và tăng trưởng doanh thu tương ứng là 50%/48% và +58%/-9% svck trong Q1/2024. Điều này phù hợp với định hướng mở rộng kênh bệnh viện của công ty trong những năm qua (tỷ trọng 2022: 34%; Q1/2023: 37,5%; 2023: 42%). Sự phục hồi mạnh mẽ của kênh bệnh viện sau Covid-19 trong khi kênh nhà thuốc tăng chậm lại càng thúc đẩy sự thay đổi cơ cấu đóng góp giữa các kênh. Mặc dù doanh thu của IMP vào các chuỗi nhà thuốc tăng hơn 200% svck trong Q1/2024 nhưng các chuỗi này hiện vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong kênh nhà thuốc. Trong khi đó, nhóm khách hàng sỉ và cửa hàng nhỏ lẻ, chiếm tổng cộng 91% doanh thu của kênh này, ghi nhận sự sụt giảm. Ngoài ra, trước tình hình thịtrường bán lẻ chậm chạp, IMP đã chủ động giảm tốc độ sản xuất tại nhà máy IMP1 để kiểm soáttồn kho tốt hơn.
- LNTT sụt giảm trong Q1/2024 do biên lợi nhuận gộp giảm mặc dù tỷ lệ chi phí BH&QLDN trên doanh thu thuần cải thiện. Biên lợi nhuận gộp giảm còn 36,8% trong Q1/2024 (Q1/2023: 48,2%) phần lớn do khấu hao tăng khi nhà máy IMP4 đi vào hoạt động từ Q3/2023 và công suất sản xuất các nhà máy chậm lại. Trong khi đó, tỷ lệ chi phí BH&QLDN trên doanh thu thuần cải thiện, đạt 20,0% trong Q1/2024 (Q1/2023: 27,2%) nhờ tăng cường kiểm soát chi phí.
Link tải full báo cáo:
9. HHV [ MUA – 16.346đ/cp ] Tăng trưởng từ nội lực – MAS
- Triển vọng: Mảng BOT: MAS tăng dự báo doanh thu thêm 19%, từ 2.008 tỷ đồng lên 2.389 đồng nhờ chính phủ chấp thuận tăng giá vé trung bình 15% tại 4 trạm BOT. Nhờ đó, lợi nhuận gộp tăng thêm 264 tỷ đồng. ▪ Mảng xây dựng: MAS tăng dự báo doanh thu thêm 16,5%, từ 1.168 tỷ đồng lên 1.361 tỷ đồng do lượng back-loglớn, khi mảng này tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận gộp giảm xuống còn 8,5% khiến lợi nhuận giảm nhẹ ở mức 36 tỷ đồng.
- MAS điều chỉnh dự báo doanh thu và LNST của công ty mẹ lần lượt là 3.805 tỷ đồng (+41,7% YoY) và 441 tỷ đồng (+36,9% YoY), với EPS là 1.209 đồng. MAS duy trì khuyến nghị Mua đối với HHV và hạ giá mục tiêu xuống 16.346 đồng/cổ phiếu (từ 21.250 đồng), dựa trên phương pháp định giá DCF.
Link tải full báo cáo:
10. GEX [ MUA – 28,500đ/cp] Lãi lớn tới từ thoái vốn – VCBS
- Triển vọng lợi nhuận đột biến tới từ khoản thoái vốn mảng năng lượng GEX đã chốt thoái vốn toàn bộ mảng năng lượng do GEX và GEE nắm giữ cho đối tác Sembcorp. Ban lãnh đạo chia sẻ sẽ hoàn tất khoản thoái vốn trong Q2.2024 hoặc chậm trễ nhất là Q3.2024 sau khi đã hoàn thiện hết thủ tục pháp lý cho quá trình thoái vốn. VCBS giữ ước tính khoản thoái vốn có thể thu về khoảng 3.920 tỷ đồng và lợi nhuận ròng hạch toán từ khoản thoái vốn này ở mức 1.066 tỷ đồng, tương đương báo cáo triển vọng gần nhất. Lượng tiền thu về nhờ thoái vốn là nguồn lực quan trọng giúp GEX phát triển các đại dự án về năng lượng tiếp theo.
- Thu từ hoạt động tài chính khởi sắc trong bối cảnh thị trường thuận lợi Trong Q1.2024, GEX duy trì số dư đầu tư tài chính đạt 2.455 tỷ đồng, trong đó danh mục đầu tư cổ phiếu đạt 1.765 tỷ đồng, trái phiếu là 590 tỷ đồng. Trong bối cảnh thị trường tài chính thuận lợi, VCBS ước tính GEX ghi nhận lãi từ đầu tư chứng khoán lên tới 90 tỷ đồng trong tổng 108 tỷ đồng LNST. VCBS kỳ vọng GEX có thể tiếp tục hưởng lợi từ nguồn tiền đầu tư này và ghi nhận mức lãi tốt trong các quý tới.
- Hoạt động kinh doanh cốt lõi dần phục hồi Mảng thiết bị điện của GEX đang cho thấy đà hồi phục ấn tượng với kết quả kinh doanh tăng trưởng trở lại nhờ nhu cầu cáp điện dân dụng phục hồi theo thị trường bất động sản. Mảng kinh doanh khu công nghiệp cũng cho thấy con số phục hồi tốt với việc đưa vào kinh doanh 2 KCN Yên Mỹ và Thuận Thành còn nhiều tiềm năng cho thuê. VCBS kỳ vọng đây tiếp tục là hai hoạt động kinh doanh cốt lõi tạo sự hồi phục tốt cho GEX trong năm 2024 và 2025. Trong dài hạn, hoạt động kinh doanh của GEX được hỗ trợ lớn bởi xu hướng làn sóng FDI đổ bộ vào VN, quy hoạch điện 8 cũng như quá trình chuyển đổi năng lượng xanh của Việt Nam.
Link tải full báo cáo:
11. VNM [ MUA – 80,000đ/cp]: Triển vọng 2024 – DSC
- Biên lợi nhuận được hỗ trợ bởi giá nguyên liệu Giá các loại sữa bột nguyên liệu nhìn chung vẫn ở trong xu hướng giảm kể từ năm 2021. DSC cho rằng giá sữa bột nguyên liệu thế giới sẽ không tăng mạnh trong năm nay nhờ sản lượng sản xuất tăng và nhu cầu tiêu thụ tại một số thị trường lớn dự báo giảm. Diễn biến giá nguyên vật liệu thuận lợi kỳ vọng giúp ổn định biên lợi nhuận gộp năm 2024 của các doanh nghiệp sữa.
- Kỳ vọng sức mua nội địa hồi phục, thị trường nước ngoài tiếp tục tăng trưởng Tuy sức mua ngành Sữa Việt Nam giảm 2,8% so với cùng kỳ, KQKD của VNM vẫn tăng trưởng nhẹ do được bù đắp bởi sự tăng trưởng của các mặt hàng khác như sữa nước, sữa chua,… VNM cũng nằm trong số ít các doanh nghiệp sữa có mức tăng trưởng dương trong quý trước. Doanh thu thị trường nước ngoài đang cho thấy tín hiệu hồi phục nhanh hơn thị trường nội địa với mức tăng trưởng cao hơn trong 3 quý gần đây.
Link tải full báo cáo:
12. EIB [ Trung lập – 18,100đ/cp ]: Báo cáo cổ phiếu – MBS
- LN ròng tăng trưởng lần lượt 11.3%/15.4% svck nhờ tín dụng tăng 9.9%/9.8% và NIM cải thiện 22 đcb/19 đcb trong 2024-25.
- Chất lượng tài sản suy giảm trong 2024 do nợ xấu tăng cao.
- MBS khuyến nghị Trung lập với giá mục tiêu 18,100 đồng/cp.
Link tải full báo cáo:
13. VIB [ Tích cực – 29,600đ/cp ] Chờ đợi nhu cầu nhóm bán lẻ phục hồi– MBS
- MBS duy trì khuyến nghị Khả quan với tiềm năng tăng giá 39,3%. MBS giảm giá mục tiêu 0,3% trong khi giá cổ phiếu đã giảm 0,7% kể từ báo cáo gần đây nhất của MBS.
- Giá mục tiêu của MBS giảm do chi phí vốn tăng nhẹ và LN ròng 2024 giảm 4,1% so với dự phóng trước.
- P/B hiện tại là 1,4 lần, thấp hơn mức trung bình các cổ phiếu theo dõi là 1,6 lần và chưa phản ánh hết ROAE hiện tại là 23,7%. Tỷ lệ này đang tăng và cao hơn mức trung bình 19,2% của danh mục theo dõi.
Link tải full báo cáo:
https://www.vndirect.com.vn/cmsupload/beta/VIB_BCCapnhat_-2024.07.10.pdf
14. ACV [ Tích cực – 136,200đ/cp] Bầu trời trong xanh phía trước – VNDS
- VNDS duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN với tiềm năng tăng giá 15%. VNDS tăng giá mục tiêu 24,8% khi giá cổ phiếu đã tăng 55,8% từ báo cáo gần nhất.
- Giá mục tiêu tăng chủ yếu đến từ tăng giả định lượng hành khách quốc tế trong những năm tới.
- P/E trượt hiện tại là 35,8x, thấp hơn trung bình ngành 36,1x. Giá mục tiêu tương ứng với P/E thấp hơn 33,9x với báo tăng trưởng EPS 2024 là 46,4%.
Link tải full báo cáo:
https://www.vndirect.com.vn/cmsupload/beta/ACV_BCCapnhat_20240703.pdf
15. ANV [ Tích cực – 39,500đ/cp] Lợi thế từ chuỗi giá trị – MAS
- ANV là doanh nghiệp hàng đầu trong nuôi trồng và chế biến cá tra tại Việt Nam với công nghệ nuôi trồng khép kín hiện đại, cùng chi phí sản xuất cạnh tranh. ANV hiện sở hữu 14 vùng nuôi cá, và gần 600 ha vùng nuôi công nghệ cao Bình Phú. Hiện nay, doanh nghiệp đã tự chủ 100% thức ăn cho nuôi trồng nhờ 10 dây chuyền nhà máy thức ăn (công suất 1000 tấn/ngày), và tự chủ 100% cá nguyên liệu cho 4 nhà máy chế biến (tổng công suất thiết kế 1.000 tấn cá nguyên liệu/ ngày).
- Quý 1/2024, doanh thu thuần và lãi ròng ở mức 1.016 tỷ đồng và 16 tỷ đồng, giảm lần lượt 12% và 82% YoY: 1) Biên lợi nhuận gộp giảm từ 17% xuống 10% YoY do giá bán cá tra giảm. Cụ thể: Tại Trung Quốc (thị trường chủ chốt của ANV), giá bán cá tra trung bình xuất khẩu tháng 3 chỉ đạt 1,94 USD/kg, giảm 28% YoY; 2) Chi phí tài chính giảm 32% YoY do chi phí lãi vay giảm 31% YoY; 3) Doanh thu tài chính giảm 42% YoY, do lợi nhuận từ tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn giảm.
- Theo thống kê hải quan 5T/2024, xuất khẩu thủy sản đạt 3,6 tỷ USD, tăng 5% YoY. Tính riêng kim ngạch xuất khẩu cá tra 5T/2024 đạt 745 triệu USD, tăng 2% YoY. Trong đó, Trung Quốc & Hồng Kong là thị trường tiêu thụ cá tra nhiều nhất trong 5T/2024, đạt gần 203 triệu USD giảm 13% YoY, tiếp đến là thị trường Mỹ đạt 132 triệu USD, tăng 12% YoY. MAS kỳ vọng thị trường Mỹ là điểm sáng 6 tháng cuối năm 2024: 1) Mỹ cấm nhập khẩu thủy sản từ Nga, giảm bớt áp lực cạnh tranh từ cá tuyết, cá minh thái, … ; 2) Hưởng lợi từ thuế chống bán phá giá 0 USD/kg (POR19); 3) Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường tạo cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Ngoài ra, kỳ vọng sức mua tại thị trường Trung Quốc dần hồi phục nửa cuối năm 2024 (Q1/2024 tổng mức bán lẻ hàng hóa tiêu dùng tại Trung Quốc tăng 4,7% YoY, kim ngạch nhập khẩu tăng 5% YoY).
Link tải full báo cáo:
16. IMP [ MUA – 89,600đ/cp] Triển vọng đến từ dư địa mở rộng công suất tại các nhà máy EU-CMP – FPTS
- Doanh thu kênh ETC dự phóng đạt 1.163 tỷ đồng (+36% YoY) trong năm 2024 nhờ triển vọng gia tăng công suất tại các nhà máy EU-GMP (IMP 2,3,4) đến từ (1) nhu cầu thuốc kháng sinh dự báo tăng 9,2%/năm, (2) kênh phân phối đa dạng giúp tăng khả năng trúng thầu và (3) tiếp tục hưởng lợi nhờ các chính sách ưu tiên doanh nghiệp sản xuất dược phẩm nội địa. Theo đó, FPTS ước tính sản lượng tại các cụm nhà máy EU-GMP đạt 192 triệu đvsp (+13% YoY) trong năm 2024. (Chi tiết).
- Triển vọng khả quan ở kênh OTC nhờ kế hoạch mở rộng phân phối ra phía Bắc. Hệ thống phân phối của IMP hiện tại chủ yếu tập trung tại các tỉnh miền Nam với khoảng ~70% chi nhánh bán hàng và ~60% trình dược viên. FPTS dự phóng doanh thu kênh OTC của IMP đạt 1.137 tỷ đồng (+5% YoY) trong năm 2024 nhờ (1) kế hoạch thâm nhập thị trường miền Bắc và (2) tăng cường hợp tác với các nhà thuốc (chiếm 82% doanh thu OTC). (Chi tiết).
Link tải full báo cáo:
17. SIP[ MUA – 110,000đ/cp] Chớm có dấu hiệu bứt phá qua vùng điều chỉnh, SIP được kỳ vọng sẽ sớm tiếp diễn tăng giá trong ngắn hạn – FPTS
- Trên EOD, sau nỗ lực bứt phá vào 05/06, SIP điều chỉnh kiểm định vùng hỗ trợ quanh 88,000- 94,000 đồng trên xu hướng tăng trung hạn hình thành tháng 11/2023. Áp lực bán suy yếu khi giá tiệm cận hỗ trợ, biểu hiện bởi sự thu hẹp của thanh khoản chiều bán. Ngược lại, lực cầu vẫn giữ giá tốt khi ghi nhận nhiều nến với bóng dưới quanh 88,000 đồng.
- Nến Bullish phiên 08/07 chớm bứt phá qua vùng điều chỉnh. Thanh khoản có dấu hiệu cải thiện, cho thấy khả năng lực cầu đang quay trở lại quanh vùng giá hiện tại.
- Xu hướng xung lực RSI xác nhận sự cải thiện sau khi có dấu hiệu kiểm đinh thành công vai trò hỗ trợ của ngưỡng biên trên nhịp điều chỉnh, qua đó ủng hộ cho kỳ vọng sớm bứt phá và tiếp diễn xu hướng tăng trung hạn.
- SIP được kỳ vọng sẽ chạm ngưỡng 110.000 đồng- ngưỡng Fibonacci extension 100% mở rộng cho nhịp tăng từ trung tuần tháng 04/2024.
Link tải full báo cáo:
18. PLX [ Tích cực – 47,100đ/cp ] Kỳ vọng triển vọng tích cực từ nghị định kinh doanh xăng dầu mới – VNDS
- Duy trì khuyến nghị Khả quan với tiềm năng tăng giá 15,3% và tỷ suất cổ tức 3,7%. VNDS nâng giá mục tiêu thêm 7% trong khi giá cổ phiếu đã tăng 10% kể từ báo cáo gần nhất.
- Giá mục tiêu cao hơn do VNDS tăng dự phóng EPS trong 2024-25 nhờ biên LN gộp được cải thiện và giả định WACC thấp hơn.
- P/E trượt hiện ở mức 16,1x, thấp hơn trung bình ngành trong khu vực (18,3x), mức khá hấp dẫn so với triển vọng tăng trưởng của công ty.
Link tải full báo cáo:
https://www.vndirect.com.vn/cmsupload/beta/PLX_BCCapnhat_20240704.pdf
19. BID [ Tích cực – 51,600đ/cp] Huy động vốn là yếu tố quan trọng để duy trì tăng trưởng dài hạn – VNDS
- VNDS đưa ra báo cáo lần đầu với khuyến nghị Khả Quan và giá mục tiêu là 51.600 đồng, tương đương tiềm năng tăng giá 17%.
- BID là ngân hàng thương mại quốc doanh được đánh giá cao với mạng lưới rộng. Tệp khách hàng doanh nghiệp lớn sẽ hỗ trợ sự thay đổi dần cơ cấu cho vay sang các phân khúc có lợi suất cao hơn như cho vay bán lẻ.
- P/B hiện tại là 2,1 lần, thấp hơn mức trung bình 5 năm (2,16x). Giá mục tiêu của VNDS tương ứng mức P/B là 2,07 lần, cao hơn 15% so với tỷ lệ P/B trung bình ngành +1 độ lệch chuẩn (1,8 lần), phản ánh mô hình kinh doanh vượt trội của BID so với ngành.
Link tải full báo cáo:
https://www.vndirect.com.vn/cmsupload/beta/BID_BCLanDau_20240703.pdf
20. DGW [ Theo dõi – 69,500đ/cp]: Triển vọng 2024 – DSC
- Kỳ vọng phục hồi từ mảng ICT vào 2H/2024. Trong thời gian vừa qua mảng ICT cho thấy tốc độ hồi phục khá chậm do tình hình kinh tế khó khăn khiến cho người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu. Mặc dù vậy DSC cho rằng trong năm 2024, đặc biệt là giai đoạn 2H2024, mảng ICT sẽ có sự phục hồi rõ ràng hơn nhờ vào (1) chu kỳ thay thế sản phẩm thường sẽ diễn ra sau 2,5-3 năm (kỷ lục doanh thu mảng ICT diễn ra vào Q4/2021), (2) sự ra mắt của một số sản phẩm công nghệ đời mới và (3) mùa tựu trường diễn ra sẽ kích thích nhu cầu mua sắm các thiết bị điện tử.
- Triển vọng tăng trưởng từ các thương vụ M&A. Trong thời gian vừa qua, thương vụ M&A đáng chú ý nhất của DGW chính là việc mua lại 75% công ty Achison, doanh nghiệp chuyên cung cấp thiết bị bảo hộ lao động. Hiện nay ngành thiết bị công nghiệp và bảo hộ lao động được đánh giá là có nhiều tiềm năng do Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư FDI. DSC kỳ vọng rằng với việc có chiến lược mở rộng danh mục các sản phẩm bảo hộ lao động của mình, Achison có thể tiếp tục mở rộng thị phần từ đó đóng góp nhiều hơn trong cơ cấu doanh thu của DGW. Không chỉ vậy trong Q1/2024 vừa qua, DGW còn công bố việc M&A chuỗi Vietmoney từ đó kỳ vọng sẽ giúp thúc đẩy khai thác tiềm năng từ các sản phẩm secondhand cũng như kích thích chi tiêu mua sắm của khách hàng.
Link tải full báo cáo:
21. FRT [ Tích cực – 211,000đ/cp] Lợi nhuận quay lại xu hướng tăng trưởng tích cực – SSI
- Tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao là điểm đáng lo ngại chính của FRT. Tuy nhiên, áp lực tài chính của FRT đã giảm bớt, thể hiện qua sự cải thiện trong tỷ lệ thanh toán lãi vay (2,5x vào Q1/2024 so với 0,5x tại Q4/2023 và 1,0x tại Q1/2023) nhờ chi phí vay thấp hơn (-350 điểm cơ bản svck và -100 điểm cơ bản so với quý trước trong Q1/2024) và lợi nhuận được cải thiện. Với chi phí vay thấp hơn, Long Châu có thể đẩy nhanh tốc độ mở mới các trung tâm vắc xin. FRT cũng có kế hoạch huy động vốn để mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh vắc xin. Công ty đặt kế hoạch tăng 10% vốn cổ phần thông qua phương thức phát hành riêng lẻ vào cuối năm 2024. SSI nâng hệ số P/E mảng CNTT (từ 9x đến 11x), vì SSI nhận thấy kết quả kinh doanh đã cải thiện và mức tồn kho an toàn hơn trong Q1/2024. Vì Long Châu hiện mang lại lợi nhuận ổn định và chuỗi này là động lực tăng trưởng chính cho FRT trong dài hạn nên SSI hiện sử dụng DCF để định giá. SSI đưa ra mức giá mục tiêu mới cho cổ phiếu FRT là 211.000 đồng (từ 139.000 đồng) và duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu FRT. Chuỗi cửa hàng Long Châu chiếm 98% định giá FRT và 91% lợi nhuận dự kiến năm 2025 (so với chỉ 10% vào năm 2022). Do đó, SSI xem FRT như công ty bán lẻ dược phẩm.
- Quan điểm ngắn hạn: Về giá trị tuyệt đối, lợi nhuận Q2/2024 và Q3/2024 có thể không cao như Q1/2024 do tính chất thời vụ, nhưng vẫn sẽ ghi nhận lợi nhuận dương so với khoản lỗ của năm trước (-215 tỷ đồng trong Q2/2023 và -13 tỷ đồng trong Q3/2023). Đối với FRT, mùa cao điểm sẽ rơi vào Q4 và Q1.
- Quan điểm dài hạn: Tăng trưởng lợi nhuận trong 1-3 năm tới có thể sẽ được thúc đẩy nhờ việc mở rộng mạng lưới nhà thuốc Long Châu. Với tỷ lệ thâm nhập nhà thuốc hiện đại dưới mức 15% như hiện nay, Long Châu vẫn có thể mở 400- 500 cửa hàng trong vài năm tới. Công ty dự kiến sẽ có khoảng 3.000 cửa hàng trong dài hạn (so với 1.587 cửa hàng tính đến Q1/2024). Hoạt động kinh doanh vắc xin có triển vọng dài hạn nhưng quy mô thị trường vắc xin còn nhỏ so với quy mô thị trường thuốc (FRT ước tính quy mô thị trường vắc xin khoảng 667 triệu USD trong năm 2023, trong khi theo dữ liệu IQVIA ước tính quy mô thị trường thuốc là 8,5 tỷ USD trong năm 2023).
Link tải full báo cáo:
22. VHC [ MUA – 86,300đ/cp ] Cá tra vươn ra biển lớn – MAS
- VHC là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu cá tra không những ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Theo FAO, sản lượng cá tra Việt Nam đạt mức 1,62 triệu tấn, chiếm khoảng 52% sản lượng toàn cầu năm 2023. Thị trường VHC xuất khẩu chủ yếu bao gồm Mỹ, EU và Trung Quốc. Năm 2023, VHC giữ vị trí đầu ngành, chiếm 13% giá trị xuất khẩu toàn ngành cá tra Việt Nam.
- Quý 1/2024, doanh thu thuần đạt 2.856 tỷ đồng (+29% YoY), lợi nhuận sau thuế đạt 170 tỷ đồng (-23% YoY) chủ yếu do giá bán giảm hơn 22% YoY. Giá vốn hàng bán tăng 41% YoY là nguyên nhân khiến lãi gộp giảm 31% YoY và biên lợi nhuận gộp giảm từ mức 17,3% năm quý 1/2023 về mức 9,3% trong quý 1/2024. Doanh thu tháng 5 đạt 1.131 tỷ đồng (+19% YoY), tăng mạnh nhờ doanh thu từ mảng phụ phẩm (+14,7% YoY), collagen & gelatin (+27,7% YoY), sản phẩm GTGT (+71,4%). Lũy kế 5 tháng/2024, VHC ghi nhận doanh thu đạt 5.033 tỷ đồng (+24% YoY).
- Triển vọng xuất khẩu cá tra: Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, Lũy kế 5 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra đạt 747 triệu USD (+2% YoY). Việc Mỹ cấm nhập khẩu thủy sản từ Nga mở ra cơ hội lớn cho cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ. Bên cạnh đó, nguồn cung cá rô phi đang thiếu hụt tại thị trường Mỹ và Trung Quốc, khiến giá bán tăng cao. Nhờ lợi thế về giá cả cạnh tranh, cá tra có thể trở thành sản phẩm thay thế tiềm năng cho cá rô phi. Điều này kỳ vọng sẽ giúp VHC gia tăng xuất khẩu tại hai thị trường chủ chốt này.
Link tải full báo cáo:
23. VGC [ Trung lập – 55,600đ/cp] Tập trung vào KCN và nhà ở xã hội – SSI
- Thoái vốn nhà nước tại VGC. Bộ Xây dựng sở hữu 38,6% VGC và dự kiến thực hiện thoái vốn trong năm 2024-2025. Thời hạn VGC kiểm kê quỹ đất, nợ và tài sản là ngày 30/6/2024, tuy nhiên, kế hoạch không đúng tiến độ. VGC hoàn tất việc định giá đất được chuyển sang đến ngày 30/9/2024. VGC dự kiến sẽ trình phương án thoái vốn lên Bộ Xây dựng trong Q1/2025. SSI ước tính LNTT của VGC có thể đạt 1,44 nghìn tỷ đồng (-17,7% svck) trong năm 2024 do nhu cầu kính xây dựng vẫn chưa phục hồi. SSI kỳ vọng VGC sẽ cho thuê 180 ha đất KCN (+4% svck) trong năm 2024, chủ yếu tại các KCN Yên Phong IIC, Thuận Thành và Phú Hà. SSI dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận gộp lần lượt là 3,9 nghìn tỷ đồng (-10% svck) và 1,97 tỷ đồng (-8% svck). Mảng kính xây dựng dự kiến lỗ gộp 323 tỷ đồng. Hiện tại SSI vẫn duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP, với giá mục tiêu 1 năm là 55.600 đồng/cổ phiếu đối với cổ phiếu VGC.
Link tải full báo cáo:
24. IMP [ Trung lập ] Cập nhật kế hoạch phát hành mới – SSI
- IMP mới đây đã công bố kế hoạch phát hành cổ phiếu mới thông qua chia tách tỷ lệ 1:1 và ESOP, dự kiến được thực hiện vào nửa cuối năm 2024, sau khi đã trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10:1. Nếu thành công, IMP sẽ tăng khối lượng cổ phiếu từ 70 triệu lên 158,52 triệu cổ phiếu, đưa IMP trở thành công ty dược niêm yết có vốn điều lệ lớn nhất cũng như giúp cải thiện thanh khoản của cổ phiếu. Cổ đông chính của IMP là Tập đoàn SK (64,8%) và Tổng Công ty Dược Việt Nam (22%). Trong khi cổ phiếu ngành dược phẩm đã tăng 30% trong năm 2023 thì IMP gần như đi ngang trong năm mặc dù đạt kết quả kinh doanh khả quan. Tuy nhiên, bước sang năm 2024 cổ phiếu IMP đã có đã tăng ấn tượng 42% so với đầu năm. Thanh khoản cũng tăng lên khi khối lượng giao dịch bình quân ngày tăng lên hơn 100% so với quý trước.
- Trong Q1/2024, IMP đạt doanh thu và LNST lần lượt là 491 tỷ đồng (+2,5% svck) và 62 tỷ đồng (-20% svck). Doanh thu trong quý 1 tăng chủ yếu nhờ thuốc kê đơn tại bệnh viện (+15% svck) và cao hơn dự kiến do Q1/2023 có mức nền doanh thu cao. IMP hiện là doanh nghiệp dược trong nước duy nhất lọt nhóm 5 doanh nghiệp có kênh bán thuốc kê đơn tại Việt Nam và đứng ở vị trí thứ 4. Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp giảm do nhu cầu yếu trên thị trường OTC và giá vốn hàng bán cao hơn (API tăng trung bình khoảng 3%, trong khi khấu hao của nhà máy sản xuất IMP4 mới cũng ảnh hưởng đến biên lợi nhuận gộp). Mặt khác, chi phí SG&A giảm 22% svck do các chính sách tiết kiệm chi phí mới được triển khai. Tính đến cuối Q1/2024, IMP lần lượt đạt 21% và 18% kế hoạch doanh thu và LNTT của công ty.
Link tải full báo cáo:
25. DMP [ Theo dõi – 35,400đ/cp ] Khó khăn tiếp diễn – FPTS
- Mảng Urê: biên lợi nhuận gộp thu hẹp do diễn biến trái chiều giữa giá Urê và giá khí đầu vào (chi tiết) FPTS dự phóng biên lợi nhuận gộp mảng Urê năm 2024 của DPM đạt 17,4% (-1 đpt yoy) do: (1) giá phân Urê của DPM trong năm 2024 ước tính đạt 9.300 đồng/kg (-1,2% yoy) theo đà giảm của giá Urê thế giới do nguồn cung dự báo gia tăng dựa trên kỳ vọng Trung Quốc sẽ xuất khẩu Urê trở lại trong nửa cuối năm 2024; (2) giá khí đầu vào được dự báo tăng +1,52% yoy, do giá dầu tăng và chi phí vận chuyển neo cao bởi tỷ trọng nguồn khí giá rẻ ở mức thấp.
- Mảng NPK: lợi nhuận quay trở lại nhờ giá phân đơn đầu vào thấp hơn (chi tiết) FPTS ước tính doanh thu thuần mảng NPK đạt 1.654,3 tỷ đồng (-6% yoy) trong năm 2024. Trong đó sản lượng tiêu thụ NPK của DPM ước đạt 142,6 nghìn tấn (+3,5% yoy) nhờ nhu cầu tiêu thụ phân bón trong nước phục hồi, được hỗ trợ bởi: (1) điều kiện thời tiết thuận lợi hơn cho sản xuất nông nghiệp; (2) khả năng chi trả phân bón được cải thiện nhờ giá phân bón thấp hơn và giá gạo được dự báo tăng. Về giá bán, FPTS ước tính giá bán NPK năm 2024 của DPM đạt 11.600 đồng/kg (-9% yoy) do giá các loại phân đơn đầu vào dự kiến suy giảm. Lợi nhuận gộp mảng NPK ước đạt 85,6 tỷ đồng (so với mức lỗ 6,2 tỷ đồng năm 2023), biên lợi nhuận gộp mảng NPK cải thiện lên 5,2% (so với mức -0,4% trong năm 2023), do: (1) giá các loại phân đơn đầu vào dự báo giảm mạnh hơn so với giá bán NPK (Urê -1,9% yoy, DAP -10,7% yoy, Kali – 21% yoy), (2) nhà máy vận hành với công suất cao hơn.
Link tải full báo cáo:
26. VCI [ MUA – 53.600đ/cp ] Triển vọng 2024 – DSC
- Tăng vốn – bổ sung nguồn lực cho hoạt động cho vay margin và tự doanh Trong ĐHĐCĐ diễn ra đầu tháng 4 vừa qua, cổ đông VCI đã thóng qua 3 phương án tăng vốn với tổng số cổ phiếu dự kiến phát hành là 280,6 triệu. Nếu thực hiện thành công, vốn điều lệ của VCI dự kiến sẽ tăng lên mức ~7.181 tỷ. Số vốn thu được dự kiến được sử dụng để tăng vốn lưu động và giảm nợ vay, đồng thời bổ sung vốn cho hoạt động cho vay margin và tự doanh.
- Chú trọng hơn vào tệp KHCN, mở rộng mảng dịch vụ Trong 1H.24 thị phần của VCI đã phục hồi lên mức 5,44% – tăng trưởng ấn tượng sau khoảng thời gian dài sụt giảm xuống dưới mốc 5%. Dư nợ cho vay cũng đang ở mức cao nhất trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp. DSC cho rằng đây là tín hiệu tích cực cho thấy mảng dịch vụ đang hoạt động tốt và đẩy mạnh hơn mảng KHCN, đồng thời chính sách hạ phí giao dịch đang dần phát huy hiệu quả.
- Hoạt động tự doanh có hiệu suất đầu tư vượt trội Mặc dù cơ cấu thiên về cổ phiếu sẽ khiến cho danh mục chịu nhiều rủi ro hơn, DSC nhận thấy VCI có xu hướng đầu tư dài hạn và lựa chọn các cổ phiếu có cơ bản tốt. Hiệu suất đầu tư của VCI thường cao hơn rất nhiều các doanh nghiệp cùng ngành, với 2.216 tỷ đồng lợi nhuận từ đánh giá lại tài sản AFS chưa được ghi nhận vào kết quả kinh doanh.
Link tải full báo cáo:
27. TNH [ Trung lập – 27,000đ/cp] Kế hoạch mở rộng trên toàn quốc giúp nâng công suất gấp 4 lần trước năm 2030 – SSI
- Khởi đầu năm 2024 khá chậm khi Tết rơi vào giữa Quý 1. Trong Q1/2024, TNH ghi nhận doanh thu và lợi nhuận ròng giảm lần lượt là 13% và 39% svck. Trong khi số lượt khám bệnh ngoại trú trong quý tăng 11%, bệnh nhân nội trú giảm 8% svck do năm nay Tết muộn hơn và việc thắt chặt chi tiêu vẫn đang tiếp diễn. Biên lợi nhuận gộp giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi niêm yết do chi phí vật tư và chi phí vận hành cho bệnh viện TNH Việt Yên đều tăng (bao gồm chi phí đào tạo và trả lương cho bác sĩ). Lợi nhuận ròng đạt 15 tỷ đồng (-33% svck), với biên lợi nhuận ròng giảm 500 điểm cơ bản so với cùng kỳ, hoàn thành 10% kế hoạch năm 2024 của TNH.
- Kế hoạch mở hệ thống toàn quốc được hé lộ tại ĐHCĐ. Cổ đông đã thông qua việc đổi tên từ CTCP Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên thành CTCP Tập đoàn bệnh viện TNH để chuẩn bị cho kế hoạch mở rộng toàn quốc (hướng đến các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP. HCM…). Đồng thời, các cổ đông cũng thông qua việc tăng giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa từ 49% lên 70%, mở ra khả năng cho việc M&A trong tương lai. Công ty đặt mục tiêu có 10 bệnh viện với số giường bệnh gấp 3-4 lần vào năm 2030. TNH hiện có khoảng 600 giường bệnh được đăng ký với Bộ Y Tế, dự kiến sẽ tăng công suất lên khoảng 2.000-2.500 giường bệnh trong hệ thống TNH trước năm 2030. TNH cũng đặt mục tiêu tăng doanh thu thông qua các dịch vụ cao cấp hơn tại bệnh viện (ví dụ như tiêm chủng) và mở phòng khám mới.
Link tải full báo cáo:
28. QNS [ MUA – 58,400đ/cp]: Triển vọng 2024 – DSC
- Kỳ vọng doanh thu mảng sữa không còn”đi lùi” Sức tiêu thụ còn yếu trong bối cảnh nền kinh tế chưa hồi phục hoàn toàn đã khiến cho mảng sữa đậu nành của QNS gặp khó khăn. Tuy vậy, QNS vẫn duy trì khá tốt thị phần, trong đó thị phần sữa đậu nành 2023 hồi phục lên mức 88,6%, sữa uống liền đạt 16,1%. Biên lợi nhuận gộp Q1.24 cũng đã cải thiện so với quý liền trước nhờ giá đậu nành nguyên liệu giảm. Trong T7.24 dự kiến QNS sẽ tung ra 2 dòng sản phẩm sữa hạt mới để đáp ứng xu hướng tiêu dùng các sản phẩm từ hạt tốt cho sức khỏe. DSC ước tính, sản lượng tiêu thụ sữa và doanh thu mảng sữa đậu nành của QNS có thể hồi phục nhẹ 2-3% so với năm 2023.
- Mở rộng vùng nguyên liệu mía, tiến tới tăng công suất và sản lượng đường QNS đang đầu tư mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía lên ~3.000 ha mỗi năm, dự kiến đạt 40.000 ha vào niên vụ 2027/2028. DSC ước tính sau khi mở rộng, sản lượng mía hàng năm của QNS có thể đạt 2,4-2,5 triệu tấn. DSC cho rằng, năm 2024 giá đường trong nước sẽ chỉ giảm nhẹ/đi ngang do một số nhà máy ngưng sản xuất khiến nguồn cung giảm nhẹ, tỷ giá ở mức cao khiến giá đường nhập khẩu qua cả đường chính ngạch và tiểu ngạch đều cao, từ đó giảm bớt nguồn đường nhập khẩu cũng như sức cạnh tranh với đường nội địa.
Link tải full báo cáo:
29. BMP [ MUA – 114,200đ/cp ]: Lợi suất cổ tức hấp dẫn – MAS
- Lợi nhuận sau thuế (LNST) đã qua vùng đỉnh nhưng lợi suất cổ tức của BMP vẫn hấp dẫn. Giai đoạn từ cuối 2022 đến nay, BMP được hưởng lợi lớn từ việc giá nguyên liệu đầu vào là PVC giảm mạnh do nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc suy giảm. Sự kiện này đã giúp LNST của BMP tăng tốc trong Q4/2022 và đã tạo đỉnh Q2/2023 khi diễn biến chậm lại của nền kinh tế đã tác động làm giảm đáng kể sản lượng tiêu thụ của công ty.
- Cụ thể, trong quý 3/2023 và quý 1/2024, BMP ghi nhận doanh thu lần lượt 935 tỷ đồng và 1.017 tỷ đồng, đây là mức doanh thu thấp nhất kể từ quý 1/2019 (ngoại trừ giai đoạn ngừng sản xuất do Covid-19 vào quý 3/2021). Mặc dù doanh thu suy giảm, BMP vẫn duy trì mức lợi nhuận sau thuế ở vùng cao trong lịch sử. Lợi nhuận sau thuế quý 1/2024 đạt 189 tỷ đồng, thấp nhất kể từ quý 4/2022, nhưng có mức EPS tương ứng trên 2.300 đồng/cổ phiếu. Do đó, nếu duy trì kết quả hiện tại, BMP vẫn có thể chi trả mức cổ tức khoảng 9.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng với lợi suất trên 9%.
- Kinh tế dần hồi phục có thể giúp lợi nhuận các quý tiếp theo của BMP khả quan hơn. Kết quả Q1/2024 là mức thấp nhất trong giai đoạn BMP được hưởng lợi từ giá nguyên liệu đầu vào thấp. Ngoài việc sản lượng suy giảm, các chính sách bán hàng theo hướng kích cầu cũng đã làm gia tăng chi phí bán hàng khiến lợi nhuận rơi về mức thấp nhất. Với đối tượng khách hàng chính thuộc lĩnh vực xây dựng dân dụng dân cư, MAS kỳ vọng nếu nền kinh tế duy trì đà hồi phục với mức tăng trưởng như hiện tại, doanh số của BMP sẽ cải thiện và lợi nhuận các quý còn lại của năm sẽ khả quan hơn.
- Dự phóng kết quả kinh doanh: Năm 2024 BMP đặt kế hoạch 5.540 tỷ đồng doanh thu và 1.030 tỷ đồng LNST, như vậy sau Q1/2024, BMP đã thực hiện được 18,3% kế hoạch doanh thu và LNST. Đánh giá năm 2024 là năm khó khan với lĩnh vực xây dựng dân dụng, MAS dự báo BMP sẽ ghi nhận mức doanh thu 5.085 tỷ đồng và 850 tỷ đồng LNST, hoàn thành 92% kế hoạch doanh thu và 83% kế hoạch LNST đề ra. EPS tương ứng đạt 10.389 đ/cp.
Link tải full báo cáo:
30. Ngành BĐS Công nghiệp: Báo cáo ngành– ACBS
- Vốn FDI tiếp tục là động lực thúc đẩy tăng trưởng: Trong nửa đầu năm 2024, FDI đăng ký đạt 15,2 tỷ USD (+13,1% svck) và FDI giải ngân đạt 10,8 tỷ USD (+8,2% svck). Bắc Ninh vươn lên dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư nhờ dự án sản xuất linh kiện bán dẫn của Amkor tăng vốn thêm 1,07 tỷ USD.
- Giá thuê đất và tỷ lệ lấp đầy tăng nhẹ: Tính đến Q2/2024, giá thuê đất khu vực phía bắc đạt 134 USD/m2/kỳ hạn còn lại (+4,5% svck) trong khi khu vực phía nam đạt 173 USD/m2/kỳ hạn còn lại (+1% svck). Dự kiến giá thuê trong giai đoạn 2024-2026 tiếp tục tăng trưởng 3-7%/năm. Tỷ lệ lấp đầy khu vực phía bắc đạt khoảng 83% (+0,4% svck) trong khi tỷ lệ lấp đầy khu vực phía nam tăng lên 92% (+6,5% svck).
- Giá thuê nhà kho và nhà xưởng tăng nhẹ: giá thuê nhà xưởng tăng 1,9% svck ở miền bắc và 1% svck ở miền nam, đạt gần 4,9 USD/m2/tháng trong Q2/2024. Giá thuê nhà kho giảm 1% svck ở miền bắc và tăng 2% svck ở miền nam, đạt khoảng 4,5-4,6 USD/m2/tháng. Dự kiến giá thuê sẽ tăng nhẹ 0-3,5%/năm trong giai đoạn 2024-2026.
- Cơ hội & Thách thức: xu hướng Trung Quốc+1, căng thẳng Trung Quốc-Đài Loan, tăng cường quan hệ hợp tác với các nền kinh tế lớn, đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, chi phí cạnh tranh nhưng lợi thế về chi phí đang trên đà giảm dần, chưa có giải pháp đồng bộ để khắc phục vấn đề thuế tối thiểu toàn cầu.
Link tải full báo cáo:
Quý nhà đầu tư lưu ý:
Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
———-Team LTBNM tổng hợp và phân tích ————-
Nhập mã “LTBNM” để được giảm giá 10% khi mua acc tại wichart.vn. Áp dụng cùng với các chương trình khuyến mại khác nếu có.
– Link room zalo miễn phí: https://zalo.me/g/xtdspd746
– Đăng kí dịch vụ tư vấn: https://langtubuonnuocmam.com/dich-vu