TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 01/08 – 05/08/2022

Lượt xem: 1457 | Ngày đăng: 10/08/2022 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 01/08 – 05/08/2022

  1. VIC [Khác]: Lãi ròng quý 2/2022 tăng 120%YoY – Báo cáo phân tích – KBSV – 01/08/2022
  2. QTP [MUA – 23,000đ/cp] Tăng trưởng ổn định cùng cổ tức hấp dẫn – Báo cáo phân tích – KBSV – 01/08/2022
  3. MBB [MUA – 31,300đ/cp] Lợi nhuận tăng trưởng rất mạnh – Báo cáo cập nhật – BVSC – 01/08/2022
  4. DGW [MUA]: 2Q22: KQKD thấp hơn kỳ vọng; triển vọng Q3 khởi sắc – Báo cáo cập nhật – BVSC – 01/08/2022
  5. VRE [Khác – 40,000đ/cp]: KQKD quý 2/2022 ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ – Báo cáo phân tích – VCSC – 02/08/2022
  6. VIB [MUA – 34,400đ/cp]: Nền tảng cơ bản duy trì vững chắc – Báo cáo cập nhật – VNDS – 02/08/2022
  7. VHM [Khác – 107,000đ/cp]: Doanh số bán hàng cao trong 6 tháng đầu năm nhờ việc mở bán The Empire – Báo cáo phân tích – VCSC – 02/08/2022
  8. TCB [ MUA – 46,000đ/cp ]: Đa dạng hóa danh mục – Báo cáo cập nhật – MAS – 02/08/2022
  9. PVT [MUA – 26,300đ/cp]: Hoạt động vận tải tiếp đà tăng trưởng – Báo cáo cập nhật – VNDS – 02/08/2022
  10. PVT [Khác – 27,000đ/cp] Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2022 đi ngang phù hợp với dự báo – Báo cáo KQKD – VCSC – 02/08/2022
  11. PVD [Khác – 21,457đ/cp]: Tiếp tục lỗ trong quý 2 do giá thuê ngày phục hồi chậm – Báo cáo KQKD – VCSC – 02/08/2022
  12. POW [Khác – 18,000đ/cp]: KQKD quý 2/2022 thấp do ảnh hưởng từ nhà máy Vũng Áng & Cà Mau – Báo cáo KQKD – VCSC – 02/08/2022
  13. MWG [MUA]: 2Q22: Lợi nhuận ròng giảm 6,8% YoY – Báo cáo cập nhật – BVSC – 02/08/2022
  14. KDH [Khác – 50,000đ/cp]: Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2022 tăng mạnh; Classia bắt đầu mở bán trong nửa cuối năm – Báo cáo KQKD – VCSC – 02/08/2022
  15. GAS [Khác – 141,700đ/cp]: Lợi nhuận quý 2 cao kỷ lục nhờ giá khí tăng mạnh – Báo cáo KQKD – VCSC – 02/08/2022
  16. DXG [MUA – 36,700đ/cp]: Vững vàng vượt thử thách – Báo cáo cập nhật – VNDS – 02/08/2022
  17. CTG [Khác]: Lợi nhuận vượt kỳ vọng nhưng chất lượng tài sản giảm nhẹ – Báo cáo cập nhật – SSI – 02/08/2022
  18. CTG [MUA – 33,800đ/cp]: Lợi nhuận tăng trưởng 105% yoy – Báo cáo cập nhật – BVSC – 02/08/2022
  19. MBB [Khác – 43,700đ/cp]: Tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ nhờ cải thiện NIM và giảm chi phí dự phòng – Báo cáo KQKD – VCSC – 03/08/2022
  20. LHG [ Khác – 61,900đ/cp ]: Dòng tiền tích cực; lợi nhuận thấp hơn dự báo của chúng tôi do biên lợi nhuận – Báo cáo KQKD – VCSC – 03/08/2022
  21. GVR [Khác – 29,000đ/cp]: Lợi nhuận tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2022 – Báo cáo KQKD – VCSC – 03/08/2022
  22. GMD [Khác – 62,600đ/cp]: KQKD cốt lõi tăng trưởng mạnh trong quý 2, vượt dự báo của chúng tôi – Báo cáo KQKD – VCSC – 03/08/2022
  23. Ngành cảng biển [Trung lập]: Triển vọng dài hạn nhờ tăng trưởng xuất khẩu – Báo cáo ngành – SSI – 03/08/2022
  24. VNM [Khác – 82,000đ/cp]: Doanh thu đi ngang; chi phí bán hàng tăng ảnh hưởng lợi nhuận – Báo cáo KQKD – VCSC – 04/08/2022
  25. VHC [Trung lập – 82,400đ/cp]: Cập nhật KQKD quý 2/2022 – Lợi nhuận đạt đỉnh – Báo cáo cập nhật – SSI – 04/08/2022
  26. VCB [MUA – 90,700đ/cp]: Tất cả các mảng hoạt động đều tăng trưởng mạnh – Báo cáo phân tích – SSI – 04/08/2022
  27. STK [Trung lập – 52,800đ/cp]: Sóng gió vẫn còn ở phía trước – Báo cáo cập nhật – VNDS – 05/08/2022
  28. PNJ [MUA – 140,700đ/cp]: Bứt phá vươn xa– Báo cáo cập nhật – VNDS – 05/08/2022
  29. FCN [Trung lập – 16,500đ/cp]: Biên lợi nhuận gộp sẽ tiếp tục chịu áp lực – Báo cáo cập nhật – VNDS – 05/08/2022
  30. DGW [Khác – 84,000đ/cp]: Ban lãnh đạo duy trì tự tin với triển vọng lợi nhuận trong 6 tháng cuối năm 2022 – Báo cáo phân tìch – VCSC – 05/08/2022

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

1.    VIC [Khác]: Lãi ròng quý 2/2022 tăng 120%YoY – Báo cáo phân tích – KBSV – 01/08/2022

  • Doanh thu quý 2/2022 của riêng Vinhomes (bao gồm cả doanh thu bán buôn và BCC) đạt 4,668 tỷ VND (-83%YoY), LNST của cổ đông công ty mẹ đạt 509 tỷ VND (-95%YoY) chủ yếu do thời điểm bàn giao sẽ tập trung vào 6 tháng cuối năm. Doanh số bán và chưa ghi nhận doanh thu đến cuối quý 1/2022 đạt 129.3 nghìn tỷ VND (+127%YoY) nhờ mở bán dự án Vinhomes The Empire.
  • Vinhomes đã mở bán khoảng 5,800 căn thấp tầng tại dự án Vinhomes The Empire vào cuối tháng 4/2022. Tính đến cuối quý 2, 86% số căn đã được bán với tổng giá trị hợp đồng đạt khoảng 49 nghìn tỷ VND. Ban lãnh đạo chia sẻ rằng, với tiến độ triển khai đúng theo kế hoạch, Vinhomes dự kiến sẽ bàn giao 45% số căn thấp tầng trong tổng số 12,600 căn của dự án, tương đương với doanh thu ghi nhận đạt 60 nghìn tỷ VND từ cuối Quý 3/2022. Như vậy, trong nửa đầu năm 2022, tổng giá trị hợp đồng đã bán của Vinhomes đạt 92.5 nghìn tỷ VND, đạt 77% kế hoạch cả năm.
  • Đối với Vincom Retail: Kết quả kinh doanh quý 2/2021 hồi phục so với cùng kỳ, cụ thể doanh thu quý 2/2022 đạt 1,850 tỷ VND (+23% YoY) và LNST của cổ đông công ty mẹ đạt 773 tỷ VND (+100YoY). KQKD hồi phục so với cùng kỳ do (1) Gói hỗ trợ cho khách trong quý 2/2022 thấp hơn so với năm Quý 2/2021 khi thị trường bán lẻ hồi phục mạnh mẽ và (2) Mở mới 3 TTTM Smart City, Mỹ Tho và Bạc Liêu. Tính đến hết quý 2/2022, tổng diện tích sàn cho thuê của VRE là 1,75 triệu m2 (+6%YoY). Tỷ lệ lấp đầy trong quý đạt 82.5%, giảm 1.6 điểm phần trăm so với cùng kỳ.

 Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1659353467914_VIC_KBSV_2022-08-01.pdf

2.    QTP [MUA – 23,000đ/cp] Tăng trưởng ổn định cùng cổ tức hấp dẫn – Báo cáo phân tích – KBSV – 01/08/2022

  • Trong Quý 2/2022, Doanh thu của QTP đi ngang so với cùng kỳ, đạt 2,415 tỷ VNĐ (- 2.3% YoY). Tuy nhiên với biên lợi nhuận gộp tăng cao, đạt 14.4% so với mức 10.4% của Quý 1/2021 đã đem lại LNST Quý 2/2022 đạt kết quả tích cực, đạt 267.5 tỷ VNĐ (+31.8% YoY). Luỹ kế 1H2022, doanh thu và LNST của QTP đạt lần lượt 5,014 tỷ VNĐ (+18% YoY) và 600 tỷ VNĐ (+93.5% YoY). Biên lợi nhuận gộp 1H2022 tăng cao, đạt mức 15.2% so với mức 10.3% của 1H2021.
  • Theo dự báo của các tổ chức khí tượng lớn trên thế giới chỉ ra rằng hiện tượng La Nina sẽ tiếp tục duy trì tới hết năm 2022, đồng nghĩa với việc lượng nước sẽ được đảm bảo cho các nhà máy thuỷ điện. Tuy nhiên, dự báo cũng chỉ ra rằng kể từ năm 2023, xác xuất thời tiết bước vào pha trung tính sẽ tăng lên trên ngưỡng 50%, đồng nghĩa với việc lượng nước về hồ cho các nhà máy thuỷ điện sẽ giảm bớt so với giai đoạn 2021 – 2022. Cùng với tỷ trọng thuỷ điện lớn trong cơ cấu nguồn của miền Bắc, KBSV cho rằng các nhà máy nhiệt điện, trong đó có QTP sẽ tiếp tục được hưởng lợi nhờ xu hướng này.
  • Với việc không còn nợ vay trong giai đoạn tới, KBSV cho rằng QTP sẽ giữ mức cổ tức hấp dẫn như hiện nay khi không có kế hoạch mở rộng lớn. QTP đã bắt đầu chia cổ tức từ năm 2020 với tỷ lệ 2% và đã gia tăng dần cổ tức trong các năm qua. KBSV kỳ vọng rằng QTP sẽ tiếp tục duy trì mức cổ tức 16% bằng tiền mặt, tương đương 1,600 VNĐ/cổ phiếu cho 2 năm tới và gia tăng lên 1,800 VNĐ/cổ phiếu từ năm 2024 trở đi nhờ vào dòng tiền kinh doanh mạnh mẽ của mình..

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1659353405512_QTP_KBSV_2022-08-01.pdf

3.    MBB [MUA – 31,300đ/cp] Lợi nhuận tăng trưởng rất mạnh – Báo cáo cập nhật – BVSC – 01/08/2022

  • Ngân hàng MBBank đã công bố báo cáo tài chính Quý 2/2022 với tổng thu nhập hoạt động và lợi nhuận sau thuế đạt lần lượt là 11.222 tỷ đồng (+25,7% yoy) và 4.623 tỷ đồng (+78,1% yoy). Lợi nhuận tăng trưởng đến chủ yếu từ tín dụng tăng, NIM mở rộng và giảm chi phí dự phòng.
  • Quý 2/2022, tỷ lệ nợ xấu của MBBank ở mức 1,2%, tăng 21 bps so với cuối Quý 1. Chỉ số bao phủ nợ xấu cũng giảm 29% so với cuối Quý 1 về mức 221%. Mặc dù có sự suy giảm ở hai chỉ tiêu chất lượng tài sản này nhưng nhìn chung NPL và của MBBank vẫn đang ở mức tương đối thấp và tỷ lệ bao phủ nợ xấu vẫn ở mức cao thứ 2 toàn ngành. Trong Quý 2, tỷ lệ nợ tái cơ cấu trên tổng dư nợ của ngân hàng mẹ đã giảm từ 1,2% xuống mức 0,8%.
  • Quý 2, tỷ lệ CASA của MBB đạt 45,5%, tăng 0,7% so với quý liền kề. MBBank đã tạo ra sự khác biệt so với các ngân hàng niêm yết khác khi là ngân hàng có sự gia tăng CASA trong khi các ngân hàng khác đều có sự suy giảm CASA.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1659352938988_MBB_BVSC_2022-08-01.pdf

4.    DGW [MUA]: 2Q22: KQKD thấp hơn kỳ vọng; triển vọng Q3 khởi sắc – Báo cáo cập nhật – BVSC – 01/08/2022

  • DGW vừa công bố KQKD hợp nhất 2Q22, với doanh thu thuần (DTT) tăng 16,4% YoY lên 4.910 tỷ và lợi nhuận ròng tăng 17,5% YoY, đạt 137 tỷ. Lũy kế 6T22, DTT và lợi nhuận ròng của DGW lần lượt đạt 11,9 nghìn tỷ (+29,2% YoY) và 348 tỷ (+55.8% YoY); hoàn thành 45%/ 42% dự báo tương ứng năm 2022 của BVSC.
  • Doanh thu laptop Quý 2 giảm 15% QoQ và 50% YoY xuống mức 1.130 tỷ, thấp hơn so với kỳ vọng của BVSC. BVSC hiểu rằng các nhà bán lẻ đã chủ động tích trữ hàng tồn kho từ cuối Quý 1 trước rủi ro thiếu hụt nguồn cung do chính sách ZeroCOVID của Trung Quốc. Nhu cầu suy giảm trong Q2 đã thách thức các nhà bán lẻ, điều này cũng lý giải nguyên nhân sụt giảm doanh thu bán buôn laptop của DGW.
  • Thông thường, Quý 2 là mùa thấp điểm đối với laptop trước khi chứng kiến sự tăng trưởng rõ ràng vào nửa cuối năm, là mùa cao điểm. BVSC kỳ vọng doanh thu laptop của DGW sẽ tăng từ mức nền thấp trong 2Q22, tuy nhiên doanh thu khả năng sẽ bình thường hóa trong nửa cuối.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1659353033250_DGW_BVSC_2022-08-01.pdf

5.    VRE [Khác – 40,000đ/cp]: KQKD quý 2/2022 ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ – Báo cáo phân tích – VCSC – 02/08/2022

  • CTCP Vincom Retail (VRE) báo cáo KQKD quý 2/2022 khả quan với doanh thu thuần đạt 1,85 nghìn tỷ đồng (+35% QoQ và +22% YoY — chủ yếu nhờ doanh thu mảng cho thuê bán lẻ tăng 46% QoQ và 33% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 773 tỷ đồng (+105% QoQ và +99% YoY).
  • Trong 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu thuần của VRE (trong đó mảng cho thuê bán lẻ chiếm 95%) đạt 3,2 nghìn tỷ đồng (-14% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 1,15 nghìn tỷ đồng (-2% YoY). VRE đã chi 464 tỷ đồng cho gói hỗ trợ khách thuê trong quý 1/2022 và chi không đáng kể trong quý 2/2022 so với mức 424 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2021.
  • Với LNST sau lợi ích CĐTS 6 tháng đầu năm 2022 hoàn thành 48% dự báo cả năm, VCSC cho rằng sẽ không có thay đổi không đáng kể đối với dự báo LNST cả năm 2022 của VCSC là 2,4 nghìn tỷ đồng (+84% YoY). VCSC tiếp tục kỳ vọng gói hỗ trợ sẽ thấp hơn đáng kể so với cùng kỳ năm trước (YoY) cùng với sự phục hồi bán hàng của các khách thuê sẽ hỗ trợ tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trong nửa cuối năm 2022.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1659436959694_VRE_VCSC_2022-08-02.pdf

6.    VIB [MUA – 34,400đ/cp]: Nền tảng cơ bản duy trì vững chắc – Báo cáo cập nhật – VNDS – 02/08/2022

  • LN ròng Q2/22 tăng 27,8% svck do (i) thu nhập lãi thuần (NII) tăng 25% svck nhờ tăng trưởng tài sản sinh lãi 25,8% và biên lãi thuần ổn định; (ii) CIR giảm còn 33% so với 35% trong Q2/21. NII tăng trưởng và chi phí được kiểm soát tốt đã giúp LN ròng 6T22 của VIB tăng mạnh 27% svck lên 4 nghìn tỷ đồng, hoàn thành 54% dự phóng của VNDS. Chất lượng tài sản ổn định với tỷ lệ nợ xấu là 1,7% (ngang với cuối năm 2021) và tỷ lệ bao nợ xấu là 54% (51% cuối năm 2021). Tỷ lệ nợ tái cơ cấu của ngân hàng giảm mạnh xuống còn 0,19% (0,5% cuối năm 2021).
  • VIB đã có khởi đầu thuận lợi trong 6T22 khi cho vay tăng trưởng 10% so với đầu năm (cao hơn tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống là 9,4% và mức 8% cùng kỳ năm ngoái), trong đó cho vay mua nhà chiếm khoảng 50% tổng cho vay bán lẻ. Tuy nhiên, áp lực lạm phát và việc thị trường vốn chịu giám sát chặt chẽ sẽ hạn chế tăng trưởng tín dụng trong nửa cuối năm nay, đặc biệt là tín dụng vào lĩnh vực bất động sản. Vì vậy, do mô hình kinh doanh tập trung mạnh vào mảng cho vay mua nhà, VNDS kỳ vọng tăng trưởng cho vay của VIB sẽ chậm lại trong 6 tháng cuối năm, đạt 18%/20% giai đoạn 2022-2023 (dự báo trước đây là 25%/23%).
  • VIB ghi nhận NIM duy trì trong 6T22 ở mức 4,5%. Sang nửa sau 2022, lãi suất huy động tăng do lạm phát sẽ ảnh hưởng đến NIM toàn ngành ngân hàng; tuy nhiên VNDS cho rằng VIB có thể giảm thiểu rủi ro này nhờ vào tỷ trọng cho vay mua nhà lớn trong danh mục cho vay. Lãi suất cho vay thế chấp đã tăng đáng kể trong bối cảnh tín dụng hạn chế và dự kiến sẽ tiếp tục tăng đến năm 2023. Do đó, VIB sẽ đạt lợi suất tài sản cao, bù đắp một phần chi phí vốn tăng, từ đó NIM không bị giảm quá mạnh. VNDS dự phóng NIM năm 2022 sẽ ở mức 4,3%, giảm 10 điểm cơ bản so với năm 2021 là 4,4% (dự báo trước đó giảm 30 điểm cơ bản).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1659438615339_VIB_VNDS_2022-08-02.pdf

7.    VHM [Khác – 107,000đ/cp]: Doanh số bán hàng cao trong 6 tháng đầu năm nhờ việc mở bán The Empire – Báo cáo phân tích – VCSC – 02/08/2022

  • CTCP Vinhomes (VHM) công bố KQKD 6 tháng đầu năm 2022 ở mức thấp với LNST sau lợi ích CĐTS đạt 5,05 nghìn tỷ đồng (-68% YoY) chủ yếu do chưa đến thời điểm ghi nhận (1) bàn giao một số phân khu tại dự án Ocean Park, Smart City và Grand Park và (2) kế hoạch bàn giao các căn hộ đã bán tại dự án mới ra mắt The Empire.
  • Dự án The Empire (460 ha tại Hưng Yên) đã mở bán lẻ 5.300 căn vào cuối tháng 4/2022 và đạt tỷ lệ hấp thụ tích cực (đã bán 86% tính đến cuối quý 2/2022 – tương đương giá trị hợp đồng 49 nghìn tỷ đồng) nhờ vào vị trí chiến lược và các tiện ích đi kèm hấp dẫn.
  • Mặc dù kết quả LNST 6 tháng đầu năm 2022 của VHM chỉ hoàn thành 15% dự báo cả năm, VCSC cho rằng sẽ có thay đổi không đáng kể đối với dự báo LNST cả năm 2022 của VCSC là 34 nghìn tỷ đồng (-12% so với mức cơ sở cao trong năm 2021), dù cần thêm đánh giá chi tiết. VCSC tiếp tục kỳ vọng việc bàn giao theo đúng tiến độ của 3 đại dự án hiện tại và các căn hộ thấp tầng đã bán tại The Empire sẽ tăng tốc trong nửa cuối năm 2022.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1659437703561_VHM_VCSC_2022-08-02.pdf

8.    TCB [ MUA – 46,000đ/cp ]: Đa dạng hóa danh mục – Báo cáo cập nhật – MAS – 02/08/2022

  • Trong 6T22, tổng tài sản Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (TCB VN) tăng gần 10% YTD lên 623,7 nghìn tỷ, với động lực chính từtăng trưởng cho vay khách hàng với mức tăng hơn 44,2 nghìn tỷ. Đáng chú ý, tổng tài sản sinh lời tăng 8% YTD nhưng giảm 0,8% QoQ, đạt 562,8 nghìn tỷ.
  • Tỉ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) giảm nhẹ 3%p YTD trong nửa đầu năm 2022 xuống 47,5%. Nhân tố chính ảnh hưởng đến CASA suy giảm đến từ tiền gửi của phân khúc khách hàng cá nhân giảm, do các yếu tố như thu nhập thặng dư giảm cũng như thay đổi cơ cấu danh mục đầu tư. Bên cạnh CASA giảm, vay liên ngân hàng tăng mạnh ở mức 25,6% YTD và mặt bằng lãi suất liên ngân hàng gia tăng cũng ảnh hưởng tiêu cực đối với chi phí huy động của TCB.
  • Trong quý 2 2022, ngân hàng ghi nhận hơn 7,3 nghìn tỷ lãi trước thuế (+40% sv CK). Như vậy, lũy kế LNTT 6T22 đạt 14,1 nghìn tỷ, tăng 22,3%sv CK và hoàn thành 52,2% KHKD. Các nguồn thu chính tăng trưởng tốt như thu nhập thuần từ hoạt động cho vay tăng 25,2% và thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 39,1%. Tỉ lệ chi phí trên tổng thu nhập chỉ tăng nhẹ ở mức 1%p YTD, trong khi chi phí dự phòng giảm 56,1% sv CK.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1659439308565_TCB_MAS_2022-08-02.pdf

9.    PVT [MUA – 26,300đ/cp]: Hoạt động vận tải tiếp đà tăng trưởng – Báo cáo cập nhật – VNDS – 02/08/2022

  • DT Q2/22 tăng 19,6% svck đạt 2.265 tỷ đồng nhờ HĐKD chính – mảng vận tải tăng trưởng mạnh (+30,7% svck) do: (1) giá cước tàu chở dầu tăng sau cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine, và (2) đóng góp từ các tàu mua mới. Tuy nhiên, biên LN gộp Q2/22 giảm 0,7 điểm % svck xuống 19,5% do mảng thương mại & dịch vụ giảm. Bên cạnh đó, PVT ghi nhận chi phí tài chính ròng là 31,5 tỷ đồng trong Q2/22 so với mức LN tài chính ròng 26 tỷ đồng trong Q2/21 do: (1) PVT tăng nợ vay (+19% kể từ đầu năm) để tài trợ cho việc trẻ hóa đội tàu, và (2) PVT ghi nhận khoản lỗ chênh lệch tỷ giá 18 tỷ đồng (+9 lần svck). Do đó, LN ròng giảm 11,8% svck xuống 212,8 tỷ đồng trong Q2/22.
  • Trong 6T22, DT tăng 18,7% svck lên 4.287 tỷ đồng, trong đó mảng vận tải tăng 27% svck, chiếm 76% tổng DT (mức cao nhất trong 5 năm qua). Trong khi đó, LN ròng 6T22 giảm nhẹ 3,3% svck xuống 365,4 tỷ đồng chủ yếu do chi phí tài chính bất thường. Kết quả này vẫn phù hợp với kỳ vọng của VNDS hoàn thành 44,9% dự báo cả năm 2022.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1659438515696_PVT_VNDS_2022-08-02.pdf

10.   PVT [Khác – 27,000đ/cp] Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2022 đi ngang phù hợp với dự báo – Báo cáo KQKD – VCSC – 02/08/2022

  • Tổng CTCP Vận tải Dầu khí (PVT) công bố KQKD 6 tháng đầu năm 2022 với doanh thu tăng 19,7% YoY đạt 4,3 nghìn tỷ đồng và LNST cốt lõi sau lợi ích CĐTS tăng 1,1% YoY đạt 334 tỷ đồng.
  • Doanh thu 6 tháng đầu năm 2022 cao hơn nhờ 1) đóng góp từ các tàu mới được mua trong nửa cuối năm 2021 và 2) nhu cầu vận tải được phục hồi. Tuy nhiên, LNST cốt lõi sau lợi ích CĐTS 6 tháng đầu năm 2022 chỉ tăng 1,1% do chi phí lãi vay tăng và thu nhập từ lãi giảm khi PVT đẩy nhanh tiến độ mở rộng đội tàu. LNST sau lợi ích CĐTS báo cáo giảm 3,3% YoY do không ghi nhận lợi nhuận bất thường từ thanh lý tàu trong 6 tháng đầu năm 2022.
  • PVT tiếp tục mở rộng đội tàu trong 6 tháng đầu năm 2022 với tổng vốn XDCB là 1,1 nghìn tỷ đồng, hoàn thành 51,1% dự báo cả năm và phù hợp với kỳ vọng của VCSC.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1659437145723_PVT_VCSC_2022-08-02.pdf

11.          PVD [Khác – 21,457đ/cp]: Tiếp tục lỗ trong quý 2 do giá thuê ngày phục hồi chậm – Báo cáo KQKD – VCSC – 02/08/2022

  • Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PVD) công bố KQKD 6 tháng đầu năm 2022 với doanh thu đạt 116,7 triệu USD (+61,9% YoY) và khoản lỗ ròng cốt lõi trị giá 0,2 triệu USD so với mức lỗ 3,5 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2021.
  • Doanh thu tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2022 nhờ đóng góp doanh thu từ giànTAD đã hoạt động trở lại từ đầu năm 2022. Tuy nhiên, khoản lỗ ròng cốt lõi đến từ 1) mảng dịch vụ khoan dầu tiếp tục lỗ, 2) lợi nhuận được chia từ liên doanh của PVD giảm 80,0% YoY và 3) thu nhập lãi thấp hơn và chi phí lãi vay cao hơn. Công ty ghi nhận KQKD kém khả quan này dù mảng dịch vụ kỹ thuật giếng khoan phục hồi mạnh.
  • Trong quý 2/2022, doanh thu của PVD tăng 37,2% YoY và lợi nhuận ròng cốt lõi cải thiện so với cùng kỳ năm trước nhờ giá thuê ngày của giàn tự nâng (JU) tăng 14,5% YoY. Trong khi đó, PVD ghi nhận lợi nhuận cốt lõi trong quý 2/2022 so với khoản lỗ trong quý 1/2022 nhờ hiệu suất hoạt động cao hơn của giàn JU. Tuy nhiên, sự phục hồi này vẫn còn chậm và thấp hơn kỳ vọng của VCSC.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1659437386284_PVD_VCSC_2022-08-02.pdf

12.     POW [Khác – 18,000đ/cp]: KQKD quý 2/2022 thấp do ảnh hưởng từ nhà máy Vũng Áng & Cà Mau – Báo cáo KQKD – VCSC – 02/08/2022

  • Tổng CT Điện lực Dầu khí Việt Nam (POW) công bố KQKD quý 2/2022 với LNST sau lợi ích CĐTS đạt 417 tỷ đồng (-51% YoY). Qua trao đổi của VCSC với POW, LNST này cũng bao gồm 276 tỷ đồng do Công ty Mua bán điện EVN thanh toán mức lỗ tỷ giá trong năm 2021 (nằm trong mục doanh thu). Do đó, LNST điều chỉnh trong quý 2/2022 là 196 tỷ đồng (-69% YoY). KQKD thấp chủ yếu do sản lượng điện giảm mạnh từ nhà máy Cà Mau (-37% YoY) và nhà máy Vũng Áng (-57% YoY), cũng như điều chỉnh giảm trong sản lượng hợp đồng tại nhà máy Cà Mau do thiếu khí.
  • LNST sau lợi ích CĐTS 6 tháng đầu năm 2022 đạt 1.139 tỷ đồng (-16% YoY), hoàn thành 48% dự báo cả năm của VCSC. Ngoại trừ các khoản lợi nhuận bất thường, LNST điều chỉnh 6 tháng đầu năm 2022 đạt 697 tỷ đồng, hoàn thành 38% dự báo cả năm của VCSC. VCSC nhận thấy rủi ro điều chỉnh giảm đối với dự báo lợi nhuận năm 2022 của VCSC, dù cần thêm đánh giá chi tiết. Khả năng lợi nhuận giảm cho nhà máy Vũng Áng và Cà Mau, và thu nhập lãi thấp hơn dự kiến sẽ lấn áp đến khả năng tăng lợi nhuận cho NT2, Nhơn Trạch 1 và của mảng thủy điện.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1659438110054_POW_VCSC_2022-08-02.pdf

13.     MWG [MUA]: 2Q22: Lợi nhuận ròng giảm 6,8% YoY – Báo cáo cập nhật – BVSC – 02/08/2022

  • MWG công bố KQKD 2Q22 gần đây: Doanh thu thuần tăng 8,5% YoY lên 34,3 nghìn tỷ và lợi nhuận ròng giảm 6,8% YoY xuống 1,131 tỷ so với mức cao nhất trong 2Q21. Tựu chung, doanh thu thuần (DTT) và lợi nhuận ròng nửa đầu năm 2022 của MWG là 70,8 nghìn tỷ (+13,3% YoY) và 2,576 tỷ (+0,9% YoY); hoàn thành 51%/ 41% dự báo tương ứng năm 2022 của BVSC.
  • Doanh thu thuần nửa đầu năm 2022 của TGDĐ & ĐMX tăng 16,3% YoY lên 57 nghìn tỷ, tương đương 85% tổng doanh thu. Trong đó, TGDD đạt doanh thu 19 nghìn tỷ, bao gồm TopZone đóng góp 1,0 nghìn tỷ; trong khi doanh thu của DMX là 38 nghìn tỷ.
  • Theo Ban lãnh đạo, TGDĐ & ĐMX hoạt động vượt trội hơn thị trường chung và do đó, tiếp tục gia tăng thị phần trong nửa đầu năm 2022. Đáng chú ý nhất, doanh thu 2Q22 của TGDĐ & ĐMX duy trì ổn định, tăng 12% YoY và chỉ thấp hơn 11% so với mức đỉnh 4Q21 so với mức giảm 30-40% của các Công ty cùng ngành.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1659438931084_MWG_BVSC_2022-08-02.pdf

14.     KDH [Khác – 50,000đ/cp]: Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2022 tăng mạnh; Classia bắt đầu mở bán trong nửa cuối năm – Báo cáo KQKD – VCSC – 02/08/2022

  • CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (KDH) báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022 với doanh thu thuần đạt 875 tỷ đồng (-55% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 631 tỷ đồng (+34% YoY), lần lượt hoàn thành 34% và 45% dự báo cả năm tương ứng của VCSC.
  • VCSC cho rằng doanh thu thuần giảm 55% YoY trong 6 tháng đầu năm 2022 chủ yếu do số lượng căn hộ bàn giao thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. LNST sau lợi ích CĐTS quý 1/2022 chủ yếu được hỗ trợ bởi khoản lãi phi tiền mặt trị giá 308 tỷ đồng, đến từ việc hợp nhất lô đất. VCSC đang chờ công ty cung cấp thêm thông tin chi tiết về yếu tố chính dẫn dắt lợi nhuận quý 2/2022.
  • Trong năm 2022, công ty đặt mục tiêu (1) hoàn thành xây dựng và bắt đầu mở bán Classia (dự kiến vào quý 3/2022), (2) bắt đầu mở bán trước dự án The Privia (dự kiến vào quý 4/2022) và (3) bắt đầu xây dựng Clarita. Công ty sẽ chính thức tổ chức sự kiện đào tạo bán hàng vào ngày 4/8 cho dự án Classia (tổng dự án bao gồm khoảng 180 căn thấp tầng tại TP. Thủ Đức, TP.HCM; khởi công từ cuối tháng 9/2021), tái khẳng định kỳ vọng của VCSC về doanh số bán hàng của dự án này trong 6 tháng cuối năm 2022.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1659436845063_KDH_VCSC_2022-08-02.pdf

15.     GAS [Khác – 141,700đ/cp]: Lợi nhuận quý 2 cao kỷ lục nhờ giá khí tăng mạnh – Báo cáo KQKD – VCSC – 02/08/2022

  • Tổng CT Khí Việt Nam (GAS) công bố KQKD tăng trưởng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2022 với doanh thu đạt 54 nghìn tỷ đồng (+34,9% YoY) và lợi nhuận ròng đạt 8,5 nghìn tỷ đồng (+98,4% YoY) được hỗ trợ bởi giá khí đầu ra tăng mạnh. Giá dầu nhiên liệu (FO) trung bình – thước đo tiêu chuẩn cho giá khí của Việt Nam – tăng 59,3% YoY trong 6 tháng đầu năm 2022. Ngoài ra, giá LPG trung bình tăng 50,3% YoY trong nửa đầu năm 2022. Tuy nhiên, sản lượng bán 6 tháng đầu năm 2022 không đổi so với cùng kỳ năm trước.
  • Trong quý 2/2022, doanh thu của GAS tăng 21,8% YoY và LNST sau lợi ích CĐTS tăng hơn gấp đôi YoY. Ngoài ra, LNST sau lợi ích CĐTS của GAS tăng 48,4% QoQ trong quý 2/2022 chủ yếu nhờ giá FO tăng.
  • Sản lượng khí thương phẩm 6 tháng đầu năm 2022 không đổi so với cùng kỳ năm trước do sự phục hồi của doanh thu bán khí cho các nhà sản xuất phân bón (+17,6% YoY) và khu công nghiệp (+5,3% YoY) bù đắp cho sự sụt giảm của doanh thu bán khí cho các nhà máy điện (- 4,5% YoY).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1659437272799_GAS_VCSC_2022-08-02.pdf

16.     DXG [MUA – 36,700đ/cp]: Vững vàng vượt thử thách – Báo cáo cập nhật – VNDS – 02/08/2022

  • DXG ghi nhận doanh thu Q2/22 giảm 56,5% svck xuống còn 1.550 tỷ đồng, chủ yếu do doanh thu bàn giao BĐS giảm 71% svck bởi mức nền cao trong năm 2021. Do nhiều dự án của DXG chưa bàn giao và ghi nhận trong quý, trong nửa đầu năm DXG mới hoàn thành cất nóc dự án Opal Skyline và chỉ ghi doanh thu từ dự án Gem Skyworld và St. Moritz với tỷ trọng lần lượt là 64% và 36% doanh thu phát triển BĐS. Theo đó, doanh thu và LN ròng 6T22 giảm lần lượt 48,9%/43,6% svck và hoàn thành 28,3%/31,5% dự phóng của VNDS.
  • Gem Riverside và Gem Premium là hai dự án lớn của DXG thuộc phân khúc cao cấp đã hoàn thiện pháp lý sau nhiều năm hoãn lại và sẽ lần lượt được mở bán trong Q3/22 và 2024. Với quỹ đất còn hạn chế tại khu vực nội thành ven sông Sài Gòn, VNDS kì vọng hai dự án này sẽ được hưởng lợi nhờ đà tăng giá và sẽ là động lực tăng trưởng, đóng góp doanh thu lớn cho DXG trong giai đoạn 2024-26. Theo ước tính, dự án Gem Riverside có thể đem lại 9.155 tỷ đồng LNTT trong giai đoạn 2024-26.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1659438425938_DXG_VNDS_2022-08-02.pdf

17.     CTG [Khác]: Lợi nhuận vượt kỳ vọng nhưng chất lượng tài sản giảm nhẹ – Báo cáo cập nhật – SSI – 02/08/2022

  • Mặc dù không còn nhiều dư địa tăng trưởng tín dụng trong quý 2/2022, nhưng CTG đã tận dụng hiệu quả hạn mức tín dụng được NHNN cấp để đạt được kết quả xuất sắc. Lợi nhuận tăng 107% so với cùng kỳ nhờ tổng thu nhập hoạt động (TOI) tăng ở mức vừa phải, hệ số CIR cải thiện và áp lực trích lập dự phòng giảm. LNTT trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt 11,6 nghìn tỷ đồng (tăng 7% so với cùng kỳ), hoàn thành 51% ước tính lợi nhuận hiện tại của SSI.
  • SCS và TCS (CTCP Dịch vụ Hàng hóa Tân Sơn Nhất – không niêm yết) là 2 công ty độc quyền khai thác nhà ga hàng hóa hàng không tại TIA, giúp 2 công ty đạt được tỷ suất LNTT ấn tượng là 60-70%. Đáng chú ý là SCS có triển vọng lợi nhuận tích cực hơn nhờ khả năng mở rộng công suất. TCS không còn quỹ đất để mở rộng và hiện đang hoạt động gần hết công suất. HSC kỳ vọng SCS sẽ tận dụng được phần lớn lượng hàng hóa hàng không gia tăng tại TIA từ năm 2023 trở đi.
  • Tuy nhiên, chất lượng bảng cân đối kế toán có dấu hiệu giảm, khi cả tỷ lệ nợ Nhóm 2 và nợ xấu lần lượt tăng lên 1,25% và 1,35% (so với 1,1% và 1,25% ở thời điểm cuối quý 1/2022). Điều này có thể liên quan đến tình hình trả nợ của các khoản nợ tái cơ cấu sau khi hết thời hạn tái cơ cấu theo quan điểm của SSI.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1659438313896_CTG_SSI_2022-08-02.pdf

18.     CTG [MUA – 33,800đ/cp]: Lợi nhuận tăng trưởng 105% yoy – Báo cáo cập nhật – BVSC – 02/08/2022

  • Ngân hàng Vietinbank đã công bố báo cáo tài chính Quý 2/2022 với tổng thu nhập hoạt động và lợi nhuận sau thuế đạt lần lượt là 15.570 tỷ đồng (+10,6% yoy) và 4.664 tỷ đồng (+104.8% yoy). LNST của Vietinbank tăng mạnh chủ yếu nhờ chi phí dự phòng giảm mạnh và tín dụng gia tăng.
  • Quý 2/2022 tín dụng của Vietinbank đạt 1.239 nghìn tỷ đồng, tăng 8,6% YTD tương ứng với mức tăng 0,8% QoQ.
  • Quý 2/2022, tỷ lệ nợ xấu đạt mức 1,35% (tăng 10 bps so với quý liền kề) và tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm 7% về mức 189%. Vietinbank cũng thực hiện ghi giảm 4.483 tỷ đồng nợ xấu bằng nguồn dự phòng rủi ro.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1659438838216_CTG_BVSC_2022-08-02.pdf

19.     MBB [Khác – 43,700đ/cp]: Tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ nhờ cải thiện NIM và giảm chi phí dự phòng – Báo cáo KQKD – VCSC – 03/08/2022

  • Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB) đã công bố KQKD hợp nhất cho 6 tháng đầu năm 2022 với LNTT đạt 11,9 nghìn tỷ đồng (+49% YoY), hoàn thành 52% dự báo 2022 của VCSC nhờ (1) thu nhập từ lãi (NII) tăng 38,7% YoY, (2) chi phí dự phòng giảm 17,5% YoY và (3) lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng trưởng mạnh 68,1% YoY. Điều này tương ứng LNTT quý 2/2022 đạt 6,0 nghìn tỷ đồng (tăng 1,3% so với quý 1/2022). Nhìn chung, lợi nhuận cao hơn nhẹ so với dự báo của VCSC. VCSC cho rằng có khả năng điều chỉnh tăng dự báo lợi nhuận của VCSC, dù cần thêm đánh giá chi tiết.
  • Tăng trưởng tín dụng hợp nhất 6 tháng đầu năm 2022 đạt 14,6%, nhờ (1) tăng trưởng tín dụng 14,3% và (2) tăng trưởng số dư trái phiếu doanh nghiệp 17,3%.
  • Tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm 2022 của ngân hàng mẹ đạt 14,5% so với hạn mức tín dụng ban đầu là 15%. Tương tự với VPB và TCB, số dư trái phiếu doanh nghiệp tại ngân hàng mẹ của MBB cũng giảm 1,3% QoQ – mặc dù VCSC lưu ý rằng mức giảm này ít hơn đáng kể so với TCB và VPB. Trong khi đó, MBB đã tăng tỷ lệ đóng góp của cho vay bán lẻ lên 48,51% trong quý 2/2022 so với 45,98% trong quý 4/2021, và VCSC tin rằng điều này đã hỗ trợ NIM.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1659529347285_MBB_VCSC_2022-08-03.pdf

20.     LHG [ Khác – 61,900đ/cp ]: Dòng tiền tích cực; lợi nhuận thấp hơn dự báo của chúng tôi do biên lợi nhuận – Báo cáo KQKD – VCSC – 03/08/2022

  • CTCP Long Hậu (LHG) công bố KQKD quý 2/2022 với doanh thu giảm 58% YoY xuống 233 tỷ đồng và LNST sau lợi ích CĐTS giảm mạnh 81% YoY xuống 41 tỷ đồng. VCSC lưu ý rằng quý 2/2021 là mức cơ sở cao khi LHG ghi nhận lợi nhuận theo quý cao nhất kể từ khi niêm yết nhờ bàn giao khoảng 10 ha cho khách thuê lớn là LOGOS, chủ đầu tư phát triển kho bãi.
  • Đáng chú ý, biên lợi nhuận gộp từ bán đất KCN trong quý 2/2022 chỉ đạt 18% so với 61% trong quý 1/2022. VCSC cho rằng biên lợi nhuận gộp thấp bất thường trong quý 2/2022 là do ghi nhận điều chỉnh tăng chi phí phát triển cho diện tích đã cho thuê lũy kế của KCN Long Hậu 3.1 (LH3.1) trong quý sau khi cổ đông thông qua điều chỉnh chi phí phát triển cho dự án tại ĐHCĐ tháng 4/2022 của LHG, dù cần giải thích chi tiết hơn từ công ty. Trong 6 tháng đầu năm 2022, biên lợi nhuận gộp từ bán đất KCN là 28% so với 55% trong 6 tháng đầu năm 2021.
  • Trong 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu giảm 48% YoY còn 348 tỷ đồng và LNST sau lợi ích CĐTS giảm 64% YoY xuống 90 tỷ đồng, lần lượt hoàn thành 40% và 28% dự báo cả năm của VCSC. VCSC nhận thấy khả năng điều chỉnh giảm đối với dự báo lợi nhuận năm 2022 do biên lợi nhuận gộp từ bán đất KCN trong 6 tháng đầu năm 2022 thấp hơn dự kiến. VCSC lưu ý rằng LHG chưa công bố chi tiết về diện tích bán đất KCN và giá bán trung bình (ASP) cho giai đoạn này.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1659529546201_LHG_VCSC_2022-08-03.pdf

21.     GVR [Khác – 29,000đ/cp]: Lợi nhuận tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2022 – Báo cáo KQKD – VCSC – 03/08/2022

  • Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam – CTCP (GVR) công bố KQKD quý 2/2022 với doanh thu giảm 2,3% YoY còn 5,6 nghìn tỷ đồng trong khi LNST sau lợi ích CĐTS tăng 26% YoY đạt 1,1 nghìn tỷ đồng. Doanh thu giảm trong quý 2/2022 chủ yếu do mảng cao su tự nhiên (bao gồm mủ cao su và các sản phẩm cao su) có doanh thu giảm 12% YoY còn 3,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 66% tổng doanh thu trong quý. Trong khi đó, tăng trưởng lợi nhuận trong quý 2/2022 chủ yếu đến từ lợi ích cổ đông thiểu số giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, VCSC cho rằng do mảng sản phẩm cao su giảm YoY (GVR chỉ sở hữu 51% cổ phần tại công ty sản xuất sản phẩm cao su chính là CTCP VRG Khải Hoàn).
  • Trong 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu đi ngang YoY đạt 10,5 nghìn tỷ đồng nhưng LNST sau lợi ích CĐTS tăng 35% YoY đạt 2,1 nghìn tỷ đồng, lần lượt hoàn thành 36% và 43% dự báo cả năm của VCSC. VCSC cho rằng không có thay đổi đáng kể đối với dự báo của VCSC vì quý 4 thường là mùa cao điểm cho xuất khẩu mủ cao su tự nhiên và khoản thu nhập thuần khác cao hơn dự kiến bù đắp cho thu nhập tài chính thấp hơn dự kiến trong 6 tháng đầu năm 2022.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1659529857304_GVR_VCSC_2022-08-03.pdf

22.     GMD [Khác – 62,600đ/cp]: KQKD cốt lõi tăng trưởng mạnh trong quý 2, vượt dự báo của chúng tôi – Báo cáo KQKD – VCSC – 03/08/2022

  • CTCP Gemadept (GMD) công bố KQKD quý 2/2022 với doanh thu tăng 30% YoY đạt 978 tỷ đồng và LNST sau lợi ích CĐTS tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước đạt 288 tỷ đồng. Lợi nhuận tăng mạnh trong quý 2/2022 chủ yếu nhờ các hoạt động kinh doanh cốt lõi của GMD (bao gồm mảng cảng và logistics hợp nhất) và thu nhập ròng từ các công ty liên kết.
  • Trong quý 2/2022, doanh thu tăng 11% QoQ và LNST sau lợi ích CĐTS tăng nhẹ 5,2% QoQ dù quý 1 thường là mùa cao điểm đối với mảng cảng và mảng logistics của GMD.
  • Trong 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu tăng 29% YoY đạt 1,9 nghìn tỷ đồng và LNST sau lợi ích CĐTS tăng 95% YoY đạt 562 tỷ đồng, chủ yếu nhờ lợi nhuận hoạt động tăng 52% YoY và thu nhập ròng từ các công ty liên kết tăng 138% YoY.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1659529789010_GMD_VCSC_2022-08-03.pdf

23.     Ngành cảng biển [Trung lập]: Triển vọng dài hạn nhờ tăng trưởng xuất khẩu – Báo cáo ngành – SSI – 03/08/2022

  • Đại dịch Covid-19 dần kết thúc nhưng hệ quả của nó vẫn còn gây áp lực cho nền kinh tế toàn cầu. Chiến tranh Nga-Ukraine càng làm trầm trọng hơn những vấn đề của nên kinh tế. Lạm phát tăng trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng ảm đạm có thể tác động đáng kể đến nhu cầu tiêu dùng toàn cầu, và ảnh hưởng tới hoạt động vận tải hàng hóa. Việt Nam với nền kinh tế mở khó có thể tránh khỏi những ảnh hưởng này.
  • Nhu cầu vận tải container có thể giảm tốc về mức tăng trưởng một chữ số, trong khi nhu cầu vận tải dầu khí tăng. Giá cước vận tải container sẽ dần bình thường trở lại, nhưng quá trình bình thường hóa sẽ phụ thuộc lớn vào tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng, ước tính chưa thể khắc phục cho đến nửa cuối năm 2023..

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1659524718101_SSI_2022-08-03.pdf

24.     VNM [Khác – 82,000đ/cp]: Doanh thu đi ngang; chi phí bán hàng tăng ảnh hưởng lợi nhuận – Báo cáo KQKD – VCSC – 04/08/2022

  • CTCP Sữa Việt Nam (VNM) báo cáo KQKD 6 tháng đầu năm 2022 với doanh thu đạt 28,8 nghìn tỷ đồng (-0,3% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 4,3 nghìn tỷ đồng (-20% YoY), lần lượt hoàn thanh 45% và 43% dự báo cả năm của VCSC. Trong quý 2/2022, doanh thu VNM đạt 14,9 nghìn tỷ đồng (-5% YoY) với LNST sau lợi ích CĐTS đạt 2,1 nghìn tỷ đồng (-27% YoY).
  • Do tác động từ lạm phát, VCSC cho rằng lượng tiêu thụ FMCG của Việt Nam đạt mức thấp do tăng trưởng giá trị giảm từ +2% YoY trong quý 1/2022 xuống -2% YoY trong 5 tháng đầu năm 2022, theo AC Nielsen. Kết quả 6 tháng đầu năm 2022 của VNM cũng cho thấy doanh thu bán hàng trong nước thấp trong khi biên lợi nhuận gộp đang bị ảnh hưởng chi phí đầu vào tăng. Ngoài ra, chi phí bán hàng tăng làm giảm tăng trưởng lợi nhuận. Nhìn chung, VCSC nhận thấy rủi ro điều chỉnh giảm đối với dự báo hiện tại của VCSC, dù cần thêm đánh giá chi tiết.
  • Dựa trên ước tính của VCSC từ báo cáo tài chính công ty mẹ (báo cáo riêng) của VNM, doanh thu mảng sữa trong nước của VNM từ MCM (Sữa Mộc Châu – công ty con gián tiếp của VNM) giảm 2% YoY trong 6 tháng đầu năm 2022 so với mức tăng 4% YoY trong quý 1/2022. VCSC tin rằng mức tăng trưởng này được hỗ trợ đáng kể bởi giá bán cao hơn khi VNM thực hiện 2 đợt tăng giá (một đợt vào tháng 03/2022 và một đợt khác vào tháng 05/2022) với mức tăng giá bình quân lũy kế khoảng 5% YoY trong 6 tháng đầu năm 2022, theo ban lãnh đạo. Ngoài ra, VCSC cho rằng kênh bán hàng truyền thống – kênh phân phối chính của VNM – diễn biến kém tích cực trong 6 tháng đầu năm 2022 do kênh bán hàng hiện đại tăng 30% YoY trong quý 1/2022 và 6% YoY trong quý 2/2022.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1659610278531_VNM_VCSC_2022-08-04.pdf

25.     VHC [Trung lập – 82,400đ/cp]: Cập nhật KQKD quý 2/2022 – Lợi nhuận đạt đỉnh – Báo cáo cập nhật – SSI – 04/08/2022

  • Điểm nhấn đầu tư: Trong quý 2/2022, VHC ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 4,2 nghìn tỷ đồng (tăng 80,4% so với cùng kỳ) và 788 tỷ đồng (tăng 202% so với cùng kỳ). 6 tháng đầu năm 2022, VHC ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận cao kỷ lục, ở mức 242% so với cùng kỳ, SSI cho rằng mức tăng trưởng lợi nhuận này đã là mức đỉnh. Tăng trưởng xuất khẩu cá tra phi lê sang Mỹ bắt đầu giảm tốc, trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc lại bắt đầu tăng tốc. Giá mục tiêu 1 năm của SSI cho cổ phiếu VHC là 82.400 đồng/cổ phiếu (tiềm năng tăng giá là 3%), và SSI duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP do tăng trưởng lợi nhuận có khả năng giảm tốc đến năm 2023.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1659610996099_VHC_SSI_2022-08-04.pdf

26.     VCB [MUA – 90,700đ/cp]: Tất cả các mảng hoạt động đều tăng trưởng mạnh – Báo cáo phân tích – SSI – 04/08/2022

  • Lợi nhuận trong quý 2/2022 phù hợp với dự báo của SSI. Lợi nhuận trước thuế đạt 7,4 nghìn tỷ đồng (tăng 50,2% so với cùng kỳ) với động lực chính đến từ tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ (tăng 14,4% so với đầu năm); thu nhập ngoài lãi tăng mạnh (76% so với cùng kỳ); và chi phí dự phòng rủi ro giảm (15,2% so với cùng kỳ). Chất lượng bảng cân đối kế toán vẫn ở mức tốt nhất trong toàn ngành. Nợ xấu và các khoản vay tái cơ cấu lần lượt giảm xuống 0,61% và 0,36% tổng dư nợ, trong khi tỷ lệ dự phòng nợ xấu tiếp tục tăng lên 506%. Cần lưu ý rằng, hầu như không có bất kỳ khoản vay nào được đưa ra ngoại bảng trong quý 2/2022, điều này cho thấy dư nợ tái cơ cấu giảm 4 nghìn tỷ đồng là do sự phục hồi của các khách hàng bị ảnh hưởng trong thời gian vừa qua. Trong 6 tháng đầu năm 2022, LNTT đạt 17,4 nghìn tỷ đồng (tăng 28% so với cùng kỳ) và hoàn thành 50,5% dự báo LNTT cả năm của SSI.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1659610902442_VCB_SSI_2022-08-04.pdf

27.     STK [Trung lập – 52,800đ/cp]: Sóng gió vẫn còn ở phía trước – Báo cáo cập nhật – VNDS – 05/08/2022

  • STK ghi nhận DT Q2/22 đạt 530 tỷ đồng (+3,9% svck) do khách hàng đã giảm lượng đơn đặt hàng. Biên LN gộp tăng 0,4 điểm % lên 19,8% nhờ đóng góp cao hơn từ sợi tái chế “plus”. Tuy nhiên, STK ghi nhận chi phí tài chính ròng 9,6 tỷ đồng (lỗ chênh lệch tỷ giá do nhập khẩu PET chip và khoản vay ngắn hạn bằng USD). Do đó, STK ghi nhận LN ròng đạt 76,3 tỷ đồng (-2% svck). Trong 6T/22, DT và LN ròng ghi nhận lần lượt 1.170 tỷ đồng (+9,0% svck) và 146 tỷ đồng (+3.0% svck), hoàn thành 44,8% và 41,4% dự phóng của VNDS.
  • Lạm phát gia tăng và tình trạng thắt chặt tài chính đã phủ bóng đen lên nền kinh tế Mỹ và châu Âu, dẫn đến sự sụt giảm nhu cầu thế giới kể từ Q2/22. VNDS cho rằng nhu cầu về các loại quần áo cao cấp như áo sơ mi và áo phông làm từ sợi tái chế (có mức giá cao hơn) sẽ chậm lại trong nửa sau năm 2022. Do đó, VNDS điều chỉnh giảm 8,5%/4,3% dự phóng DT của STK năm 2022-23 nhằm phản ánh nhu cầu sụt giảm trong thời gian tới. VNDS kỳ vọng STK có thể duy trì biên LN gộp vào năm 2022-23 nhờ giá chip PET hạ nhiệt trong Q4/22 và tập trung bán các sợi nguyên sinh “AAA” và sợi tái chế. VNDS dự phóng LN ròng 2022 tăng 8,5% svck, thấp hơn mức 27,2% svck trong dự báo trước đó. VNDS kỳ vọng LN ròng 2023 sẽ tăng 29,3% svck trong năm 2023 nhờ 1) giá nguyên liệu đầu vào thấp hơn; và 2) đóng góp DT từ nhà máy Unitex.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1659694690841_STK_VNDS_2022-08-05.pdf

28.     PNJ [MUA – 140,700đ/cp]: Bứt phá vươn xa– Báo cáo cập nhật – VNDS – 05/08/2022

  • Doanh thu Q2/22 tăng 81,1% svck đạt 8.068 tỷ đồng nhờ vào việc PNJ giành thêm thị phần và đà phục hồi kinh tế duy trì mạnh mẽ. Biên lợi nhuận gộp Q2/22 giảm 0,8 điểm % svck xuống còn 17,96%, nhưng cao hơn so với Q1/22 (17,36%) nhờ vào doanh thu mảng bán lẻ có tốc độ tăng trưởng mạnh hơn, đạt 90,7% svck, so với doanh thu vàng miếng là 74,5% svck. LN ròng Q2/22 tăng 63,8% svck đạt 367 tỷ đồng, cao hơn so với Q1/22 (41,2% svck). Nhờ đó, doanh thu 6T22 và LN ròng đạt lần lượt 18.210 tỷ đồng (+56,5% svck) và 1.088 tỷ đồng (+48,0% svck), vượt xa kỳ vọng của VNDS.
  • Kết quả kinh doanh 6T22 của PNJ tăng mạnh đã làm giảm bớt lo ngại về việc nhu cầu hàng xa xỉ giảm do lạm phát gia tăng. VNDS cho rằng PNJ có thể duy trì đà tăng nhờ (1) vị thế thống lĩnh thị trường với hơn 50% thị phần trang sức bán lẻ thống kê được, (2) lạm phát Việt Nam duy trì ở mức vừa phải cùng với niềm tin của người tiêu dùng ngày càng tăng sẽ là tín hiệu tốt cho doanh thu của cả mảng vàng và trang sức.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1659694368173_PNJ_VNDS_2022-08-05.pdf

29.     FCN [Trung lập – 16,500đ/cp]: Biên lợi nhuận gộp sẽ tiếp tục chịu áp lực – Báo cáo cập nhật – VNDS – 05/08/2022

  • Trong quý 2/2022 (Q2/22), FCN ghi nhận doanh thu (DT) tăng 36,6% svck đạt 1.039 tỷ đồng tuy nhiên lợi nhuận (LN) ròng lại giảm mạnh 53,1% svck xuống 15 tỷ đồng. Biên LN gộp trong kỳ giảm còn 10,2% từ mức 17,5% trong Q1/22 phản ánh giá vật liệu xây dựng tăng. Chi phí lãi vay tăng 52,7% svck chủ yếu do nợ vay tại dự án điện gió Quốc Vinh-Sóc Trăng không còn được vốn hóa từ Q4/21. Lũy kế 6T22, DT và LN ròng của FCN lần lượt đạt 1.541 tỷ đồng-15 tỷ đồng (+14.9% svck/-84% svck), chỉ hoàn thành 4% dự phóng LN ròng cả năm của VNDS.
  • Đại dịch Covid-19 kéo dài và giá vật liệu xây dựng tăng cao đã làm chậm tiến độ của hàng loạt dự án trong giai đoạn 2021-6T22. Tuy nhiên, VNDS kỳ vọng mảng xây lắp của FCN sẽ phục hồi đáng kể trong những tháng sắp tới nhờ dòng vốn đầu tư công và FDI mạnh mẽ. Công ty hiện đang còn nhiều backlog tại các dự án xây dựng công nghiệp lớn như Khu liên hợp Gang thép Dung Quất 2, nhiệt điện Vũng Áng 2 & Nhơn Trạch 3&4,….

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1659694790196_FCN_VNDS_2022-08-05.pdf

30.     DGW [Khác – 84,000đ/cp]: Ban lãnh đạo duy trì tự tin với triển vọng lợi nhuận trong 6 tháng cuối năm 2022 – Báo cáo phân tìch – VCSC – 05/08/2022

  • VCSC đã tham dự cuộc họp gặp các NĐT của DGW (CTCP Thế Giới Số) diễn ra ngày 03/08/2022, trong đó ban lãnh đạo đã cung cấp thêm thông tin chi tiết về triển vọng kinh doanh trong nửa cuối năm 2022.
  • Nhìn chung, ban lãnh đạo kỳ vọng đà tăng trưởng và biên lợi nhuận sẽ tiếp tục cải thiện trong 6 tháng cuối năm 2022 so với 6 tháng đầu năm 2022 do nhu cầu laptop và máy tính bảng phục hồi trong mùa tựu trường trong khi doanh số bán điện thoại di động vẫn tăng trưởng tích cực từ đầu năm đến nay. Ngoài ra, dòng iPhone 14 sắp ra mắt dự kiến sẽ đóng góp đáng kể vào doanh số bán hàng trong quý 4/2022. Ban lãnh đạo cũng tin rằng mục tiêu M&A tiềm năng có thể đóng góp một phần vào lợi nhuận của DGW trong quý 4/2022. Do đó, ban lãnh đạo vẫn tự tin với kế hoạch lợi nhuận ròng công ty đã đề ra là 800 tỷ đồng cho năm 2022.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1659694113691_DGW_VCSC_2022-08-05.pdf

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN