TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 02/01 – 06/01/2023

Lượt xem: 1235 | Ngày đăng: 09/01/2023 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 02/01 – 06/01/2023

  1. VRE [ MUA – 32,817đ/cp ]: Kết quả kinh doanh Q3/2022 và 9T2022 khả quan – Báo cáo cập nhật – ABCS – 03/01/2023..
  2. GMD [ MUA – 57,400đ/cp ] Cập nhật kế hoạch thoái vốn tại cảng Nam Hải Đình Vũ – Báo cáo phân tích – SSI – 03/01/2023..
  3. STB [ MUA – 29,500đ/cp ] Tích cực xử lý tồn đọng giúp NIM bật tăng – SSI – 04/01/2023..
  4. PVD [ Tích cực – 20,800đ/cp ]: Giá thuê ngày cao hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận – Báo cáo cập nhật – VCSC – 03/01/2022..
  5. Ngành xây dựng [ Trung lập ]: Điểm sáng ở nhóm xây dựng hạ tầng và công nghiệp – Báo cáo cập nhật – VCBS – 04/01/2023..
  6. Ngành ngân hàng [ Trung lập – 23,800đ/cp ]: Chúng tôi thấy “cơ trong nguy” – Báo cáo ngành – VNDS – 04/01/2023..
  7. Ngành Ngân hàng [ Trung lập ]: Chuyển khuyến nghị từ ngân hàng quốc doanh sang ngân hàng tư nhân – Báo cáo cập nhật – VCSCS – 03/01/2023..
  8. Báo cáo chiến lược năm 2023: Lạc quan trên tâm thế thận trọng – Báo cáo cập nhật – MAS – 05/01/2023..
  9. Báo cáo chiến lược: Đầu tư công: bứt phá ngay từ đầu năm – VNDS – 05/01/2023..

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

1.    VRE [ MUA – 32,817đ/cp ]: Kết quả kinh doanh Q3/2022 và 9T2022 khả quan – Báo cáo cập nhật – ABCS – 03/01/2023

  • Trong Q2/22, doanh thu VTP tăng 5,2% svck chủ yếu nhờ tăng trưởng 31,3% svck ở mảng chuyển phát. Tăng trưởng mảng này đến từ (1) sản lượng chuyển phát Q2/22 ước tăng 18% svck, và (2) giá trung bình (ASP) Q2/22 tăng 11,2% svck do VTP áp dụng biểu phí mới kể từ tháng 2/2022 với mức tăng tương đối do chi phí nhiên liệu và nguyên liệu tăng cao. Tuy nhiên, biên LN gộp chuyển phát thu hẹp 2,15 điểm % svck do chi phí đầu vào tăng cao, khiến LN gộp Q2/22 chỉ tăng 6,6% svck. Do chi phí bán hàng & QLDN tăng 31,3% svck, LN ròng Q2/22 của VTP giảm 9,1% svck xuống 97 tỷ. LN ròng 6T22 giảm 6,9% svck, thấp hơn so với kỳ vọng và hoàn thành 34,6% dự phóng cả năm của ACBS.
  • Doanh thu 2023 ước đạt hơn 11.000 tỷ đồng (+50% n/n) và lợi nhuận sau thuế ước đạt gần 3.800 tỷ đồng (+55% n/n) dựa trên các giả định sau: Không phát sinh gói hỗ trợ khách thuê bị ảnh hưởng bởi COVID trong năm 2023. Dự kiến khai trương 6 TTTMlà VMM Grand Park (GFA 45,700 m2 vào tháng 7/2023), VMM The Empire (GFA 65.700 m2 vào tháng 12/2023), VCP Hà Giang, VCP Bắc Giang, VCP Điện Biên Phủ và VCP Đông Hà Quảng Trị nâng tổng diện tích sàn bán lẻ lên hơn 1,9 triệu m2 vào cuối năm 2023. 3 TTTM khai trương vào Q2/2022 hoạt động trọn năm 2023. Tỷ lệ lấp đầy trung bình các TTTM đạt quanh mức 85%. Bàn giao và ghi nhận doanh thu chuyển nhượng bất động sản chủ yếu tại dự án nhà phố thương mại Đông Hà Quảng Trị.
  • Kết hợp phương pháp EV/EBITDA, P/B và Chiết khấu dòng tiền ACBS đưa ra giá mục tiêu cuối năm 2023 là 32.817 đ/cp, giảm 11% so với định giá năm 2022 chủ yếu do tăng suất chiết khấu và giảm diện tích TTTM mở mới trong giai đoạn 2024- 2026. ACBS đưa ra khuyến nghị Mua với kỳ vọng công ty sẽ tiếp tục hưởng lợi từ sự tăng nhanh của tầng lớp trung lưu, sự phát triển các khu đô thị mới và sự mở rộng của các thương hiệu quốc tế tại Việt Nam. 

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1672742485093_VRE_ACBS_2023-01-03.pdf

2.    GMD [ MUA – 57,400đ/cp ] Cập nhật kế hoạch thoái vốn tại cảng Nam Hải Đình Vũ – Báo cáo phân tích – SSI – 03/01/2023

  • GMD đã thông qua chủ trương thoái toàn bộ vốn tại cảng Nam Hải Đình Vũ. SSI đánh giá giao dịch thoái vốn này sẽ mang lại tác động tích cực đối với cổ phiếu GMD, do có thể mang lại khoản lợi nhuận đột biến cho năm 2023, và giúp dự án cảng Nam Đình Vũ Giai đoạn 2 tăng sản lượng nhanh hơn. Trong bối cảnh khó khăn của ngành cảng biển trong năm 2023, GMD có thể tìm cách duy trì tăng trưởng sản lượng, tái cấu trúc hoạt động kinh doanh tại khu vực cụm cảng Hải Phòng vốn có tính cạnh tranh cao bằng cách tập trung nguồn lực vào cảng Nam Đình Vũ và đồng thời sử dụng tiền thu được từ giao dịch thoái vốn cho các dự án mới đầu tư để giảm bớt gánh nặng tài chính trong môi trường lãi suất cao. Trong kịch bản cơ sở, SSI ước tính LNTT năm 2023 sẽ tăng 85% so với cùng kỳ lên 2,4 nghìn tỷ đồng. SSI khuyến nghị MUA cổ phiếu GMD và điều chỉnh tăng giá mục tiêu 1 năm lên 57.400 đồng/cổ phiếu (từ 45.200 đồng/cổ phiếu), tương ứng với tiềm năng tăng trưởng 25%.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1672832782255_GMD_SSI_2023-01-04.pdf

3.    STB [ MUA – 29,500đ/cp ] Tích cực xử lý tồn đọng giúp NIM bật tăng – SSI – 04/01/2023

  • SSI nâng khuyến nghị đối với cổ phiếu STB lên MUA, với giá mục tiêu 1 năm mới là 29.500 đồng/cổ phiếu (tương ứng với tiềm năng tăng giá là 25%). Điều này nhằm phản ánh sự cải thiện về chất lượng tài sản nhờ việc trích lập dự phòng đầy đủ đối với các khoản nợ xấu (đưa NIM tăng gấp đôi trong quý 3 năm 2022 lên 4,43%), cũng như việc giải quyết nợ xấu và tài sản có vấn đề một cách tích cực. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể 37 điểm cơ bản xuống 0,9% trong quý 3 năm 2022, đây là mức thấp nhất trong những năm gần đây. Chưa kể, một trong những điểm khác biệt chính giữa STB và các ngân hàng thương mại khác là STB không có dư nợ trái phiếu doanh nghiệp kể tại thời điểm quý 3 năm 2022 và dư nợ cho vay chủ đầu tư bất động sản ở mức khá thấp (chỉ 2,1% tổng dư nợ cho vay).
  • Trong khi đó, hoạt động kinh doanh cốt lõi trong quý 3 tiếp tục ghi nhận kết quả tích cực với tỷ lệ NIM tăng cao nhất trong các quý gần đây (khoảng 4,43%). Cả hoạt động cho vay và các hoạt động khác đều ghi nhận mức tăng trưởng vượt trội, với 7 nghìn tỷ đồng (hay 293 triệu USD) tổng thu nhập hoạt động trong quý 3 năm 2022 (tăng 68% so với cùng kỳ). Các chỉ số khác của hoạt động cho vay cũng được duy trì ổn định, với tỷ lệ nợ xấu thấp và tỷ lệ LLR cao, lần lượt là 0,9% và 154%. Trong quý 4/2022, SSI dự báo STB sẽ đạt LNTT là 1,9 nghìn tỷ đồng (hay 80 triệu USD, tăng 63,5% so với cùng kỳ), giúp LNTT năm 2022 đạt 6,3 nghìn tỷ đồng (hay 264 triệu USD, tăng 43,7% so với cùng kỳ). Với đà tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng như vậy, SSI kỳ vọng LNTT năm 2023 sẽ tăng trưởng mạnh hơn, đạt 11,5 nghìn tỷ đồng (hay 481 triệu USD, tăng 83% so với cùng kỳ) do SSI kỳ vọng phần lớn trái phiếu VAMC sẽ được trích lập dự phòng vào năm 2023.
  • SSI nhận thấy STB là một trường hợp đặc biệt trong ngành ngân hàng trong những năm sắp tới khi đây là một trong những ngân hàng cuối cùng đang phải xử lý nợ xấu còn lại của chu kỳ tín dụng trước. Trong những năm qua, STB đã nâng cao chất lượng tài sản một cách ấn tượng và không cho vay trái phiếu doanh nghiệp cũng như chỉ duy trì dư nợ cho vay bất động sản ở mức thấp. Nếu ngân hàng có thể duy trì hiệu quả hoạt động tốt từ quý 3 năm 2022 trở đi, STB có thể sớm gia nhập câu lạc bộ các ngân hàng thương mại top 1, với NIM ấn tượng và bảng cân đối kế toán vững chắc.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1672917310285_STB_SSI_2023-01-05.pdf

4.    PVD [ Tích cực – 20,800đ/cp ]: Giá thuê ngày cao hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận – Báo cáo cập nhật – VCSC – 03/01/2022

  • VCSC duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN cho Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PVD) và điều chỉnh tăng giá mục tiêu thêm 35% lên 20.800 đồng/cổ phiếu do VCSC nâng dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2023-2027 thêm 21%. P/B dự phóng năm 2023 của PVD tương ứng với giá mục tiêu của VCSC là 0,8 lần.
  • Dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2023-2027 của VCSC cao hơn là do VCSC giả định giá thuê ngày trung bình tăng khoảng 5%.
  • VCSC kỳ vọng lợi nhuận của PVD sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2023 với LNST sau lợi ích CĐTS cốt lõi dự phóng tăng 4 lần YoY từ mức cơ sở thấp trong năm 2022 do 1) giá thuê ngày trung bình của giàn tự nâng (JU) tăng 20% YoY và 2) đội giàn khoan vận hành với công suất đạt 93% so với 86% trong năm 2022.
  • Theo quan điểm của VCSC, PVD hiện có định giá hấp dẫn với P/B dự phóng năm 2023 là 0,7 lần và P/E là 42,7 lần (PEG là 0,3 dựa trên CAGR EPS dự phóng giai đoạn 2023-2025 là 138%). VCSC cho rằng mức tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ của PVD phù hợp với P/E cao của công ty.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1672832630312_PVD_VCSC_2023-01-04.pdf

 

5.    Ngành xây dựng [ Trung lập ]: Điểm sáng ở nhóm xây dựng hạ tầng và công nghiệp – Báo cáo cập nhật – VCBS – 04/01/2023

  • VCBS cho rằng điều kiện cho hoạt động thi công các công trình sẽ được cải thiện đáng kể trong năm 2023: Sau thời gian bị gián đoạn mạnh do hệ quả của làn sóng trở về địa phương của người lao động phổ thông trong giai đoạn giãn cách (nửa cuối năm 2021), tính đến cuối Q3.2022 lực lượng lao động về cơ bản đã trở vể mức ổn định. Chu kì thời tiết dự báo chuyển sang trạng thái El Nino (với đặc điểm ít mưa) từ năm 2023, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thi công, đặc biệt tại các dự án hạ tầng giao thông.
  • Từ Q3.2022, giá một số loại vật liệu xây dựng (đặc biệt thép) đã ghi nhận mức sụt giảm (năm gốc 2020 = 100) đáng kể. VCBS kỳ vọng giá thép sẽ chưa ghi nhận xu hướng tăng mới trong năm 2023 nhờ: Nhu cầu thép thế giới thấp do áp lực từ lạm phát, xu hướng thắt chặt tiền tệ và thị trường bất động sản Trung Quốc sẽ cần thêm vài năm để hồi phục sau khủng hoảng. Chuỗi cung ứng được nối lại hậu đại dịch.
  • Giá vật liệu đi xuống kỳ vọng sẽ tác động tích cực đến biên lợi nhuận các doanh nghiệp xây lắp. Tuy vậy tác động sẽ có sự phân hóa giữa các nhóm doanh nghiệp: Các doanh nghiệp xây dựng dân dụng (đặc biệt các dự án cao tầng) và xây dựng công nghiệp sẽ được hưởng lợi đáng kể do các nguyên liệu thép/ tôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu chi phí. Biên LN nhóm doanh nghiệp trên dự kiến sẽ có sự cải thiện khi hợp đồng với các nhà cung cấp được điều chỉnh theo đơn giá mới. Đối với nhóm doanh nghiệp xây dựng hạ tầng (đặc biệt các dự án cao tốc), tác động sẽ khá hạn chế do các loại vật liệu chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí (đất đắp, cát san nền, đá,…) vẫn duy trì xu hướng tăng giá.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1672832317198_VCBS_2023-01-04.pdf

6.    Ngành ngân hàng [ Trung lập – 23,800đ/cp ]: Chúng tôi thấy “cơ trong nguy” – Báo cáo ngành – VNDS – 04/01/2023

  • Việc NHNN tăng mạnh 200 điểm cơ bản lãi suất điều hành sẽ tác động tiêu cực đến NIM của các ngân hàng khi chi phí vốn tăng và lãi suất cho vay khó có thể theo kịp. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản (BĐS) và trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) tiếp tục khó khăn sẽ tác động xấu lên chất lượng tài sản cũng như tình hình thanh khoản của các ngân hàng. Ngoài ra, câu chuyện tăng vốn sẽ lại là một chủ đề đáng chú ý trong năm tới, đặc biệt là các ngân hàng quốc doanh. Nhìn chung, tăng trưởng LN của ngành sẽ giảm tốc và đạt 10-11% svck trong năm 2023-24 (từ mức 32% svck năm 2022) do tăng trưởng tín dụng chậm lại, NIM thu hẹp và chi phí tín dụng tăng.
  • VNDS giữ lập trường thận trọng với triển vọng ngành ngân hàng trong nửa đầu năm 2023 do căng thẳng thanh khoản và rủi ro TPDN vẫn hiện hữu. Khoảng 46 nghìn tỷ đồng TPDN đáo hạn trong 6T23 sẽ là một thử thách lớn lên hệ thống tài chính. Tuy vậy, sang nửa cuối năm, tình hình sẽ trở nên khả quan hơn khi lãi suất và căng thẳng tỷ giá được dịu bớt; và vấn đề thanh khoản cũng được giải quyết phần nào nhờ Chính phủ đẩy mạnh các gói đầu tư công. Rủi ro giảm giá: (1) lãi suất tăng cao hơn dự kiến, (2) nợ xấu tăng cao hơn dự kiến, (3) khó khăn trên thị trường BĐS và TPDN tiếp tục kéo dài.
  • “Khác nhau ở góc nhìn, người lạc quan sẽ nhìn bức tranh với gam màu tươi sáng hơn”. Hệ thống ngân hàng đã được cải thiện hơn nhiều so với trước đây, và ngân hàng vẫn là ngành được hưởng lợi nhiều nhất từ câu chuyện tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong dài hạn. Do đó, định giá ở mức thấp nhất lịch sử (1,1 lần P/B năm 2023) đang mở ra một cơ hội đầu tư hết sức hấp dẫn. Với bối cảnh hiện tại, VNDS ưu tiên các ngân hàng có khả năng phòng thủ trước những biến động (quản trị rủi ro tốt và cho vay BĐS hạn chế), điển hình như VCB và ACB. Tuy vậy, một khi sóng gió qua đi, VNDS có phần ưu tiên những ngân hàng có định giá rẻ, bộ đệm vốn vững chắc và có tỷ trọng cho vay BĐS và TPDN lớn trong danh mục tín dụng, điển hình như TCB và VPB.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1672833020870_VNDS_2023-01-04.pdf

7.    Ngành Ngân hàng [ Trung lập ]: Chuyển khuyến nghị từ ngân hàng quốc doanh sang ngân hàng tư nhân – Báo cáo cập nhật – VCSCS – 03/01/2023

  • VCSC điều chỉnh giảm giá mục tiêu cho tất cả 12 cổ phiếu ngân hàng trong phạm vi theo dõi của VCSC, do VCSC (1) giảm dự báo LNST giai đoạn 2022-2026 12,2% và (2) tăng các giả định về chi phí vốn chủ sở hữu, được bù đắp một phần bởi tác động tích cực của việc cập nhật giá mục tiêu của VCSC đến cuối năm 2023.
  • Dự báo LNST giai đoạn 2022-2026 thấp hơn chủ yếu do (1) điều chỉnh giảm dự báo NIM trung bình trong giai đoạn này từ 4,16% xuống còn 3,97% do chúng tôi xây dựng giả định thận trọng cho các ngân hàng quốc doanh (SOE) sẽ phải thực hiện các gói hỗ trợ vào năm 2023 trong bối cảnh nền kinh tế có thể gặp nhiều thách thức, và tác động đến từ các giả định về tỷ lệ nợ xấu cao hơn sau đợt tăng lãi suất gần đây vào tháng 9 và tháng 10/2022, và (2) mức điều chỉnh tăng 18% của VCSC đối với dự báo tổng chi phí dự phòng.
  • VCSC duy trì khuyến nghị MUA đối với hầu hết các ngân hàng mà chúng tôi theo dõi và TCB, VPB và MBB có tổng mức sinh lời dự phóng cao nhất so với giá mục tiêu của VCSC tính vào ngày 06/12/2022. Tuy nhiên, mức sinh lời dự phóng của các ngân hàng SOE sẽ hạn chế hơn do diễn biến giá cổ phiếu tương đối tốt tính từ đầu năm 2022 đến nay.
  • Thị trường lo ngại về diễn biến của thị trường trái phiếu doanh nghiệp và thị trường bất động sản trong năm 2022 có thể dẫn đến một đợt điều chỉnh mạnh trong hệ thống ngân hàng, tương tự giai đoạn 2010-2012. Mặc dù rất khó để dự báo diễn biến và kết quả của các cuộc thanh tra của Chính phủ, VCSC tin rằng vị thế hiện tại của nền kinh tế và các ngân hàng mạnh hơn đáng kể so với 10 năm trước do: (1) tăng trưởng tín dụng và lạm phát đã được kiểm soát trong thời gian gần đây và (2) các ngân hàng có bảng cân đối kế toán lành mạnh hơn với tỷ lệ an toàn vốn và bộ đệm dự phòng tốt hơn.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1673010489201_VCSC_2023-01-06.pdf

8.    Báo cáo chiến lược năm 2023: Lạc quan trên tâm thế thận trọng – Báo cáo cập nhật – MAS – 05/01/2023

  • MAS kỳ vọng các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới sẽ tiếp tục duy trì xu hướng tăng lãi suất để đối phó với lạm phát trong nửa đầu năm 2023 và sau đó xu hướng này sẽ giảm dần trong nửa cuối năm. Ngoài ra, MAS kỳ vọng kinh tế Mỹ sẽ hạ cánh mềm thành công trong 2023.
  • Triển vọng tăng trưởng thấp của kinh tế Trung Quốc cho năm 2023.
  • Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone/EU) sẽ bước vào suy thoái trong bối cảnh nợ công ở một số nước gia tăng. Tuy nhiên, MAS cho rằng nền kinh tế của EU sẽ cơ bản ổn định và hồi phục lại trong nửa cuối năm 2023.
  • Xung đột Ukraine – Nga kéo dài, do đó sẽ tiếp tục gây ra sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu lâu hơn và khiến giá hàng hóa duy trì ở mức cao. Tuy nhiên, tác động lên chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ nhẹ hơn nhiều so với năm 2022.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1672917976758_MAS_2023-01-05.pdf

9.    Báo cáo chiến lược: Đầu tư công: bứt phá ngay từ đầu năm – VNDS – 05/01/2023

  • Theo ước tính của VNDS, giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2023 sẽ tăng trưởng 20-25% svck. VNDS đánh giá cao triển vọng phát triển cơ sở hạ tầng trong năm tới khi các vấn đề về thiếu hụt nguồn cung đá, cát và giá vật liệu xây dựng cao hầu như đã được giải quyết. Mới đây, 12 gói thầu đầu tiên tại CTBN giai đoạn 2 với tổng giá trị 52.280 tỷ đồng đã chính thức được khởi công từ ngày 01/01/2023. Bên cạnh đó, 13 gói thầu còn lại tại CTBN giai đoạn 2, đường vành đai 3 (TP.HCM) và vành đai 4 (Hà Nội) cũng sẽ dự kiến bắt đầu thi công trong nửa đầu năm 2023.
  • Nhằm rút ngắn thời gian thực hiện dự án, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã được phép chỉ định thầu tại CTBN giai đoạn 2. Năng lực tài chính và kinh nghiệm thi công sẽ là những tiêu chí quan trọng để lựa chọn nhà thầu. Do đó, VNDS tin rằng những công ty hàng đầu với hồ sơ tốt như VCG, HHV, C4G sẽ có nhiều lợi thế để giành được các gói thầu lớn. Mới đây, cả ba DN này đều đã được chỉ định tham gia thi công tại 12/25 gói thầu đầu tiên tại CTBN giai đoạn 2. Bên cạnh đó, theo tiến độ thực hiện các dự án cao tốc, nhóm DN nhựa đường cũng sẽ được hưởng lợi từ ngày Q1/2023.
  • Theo TCT Cảng hàng không Việt Nam (ACV), các gói thầu thi công nhà ga và đường băng sân bay sẽ được khởi công trong Q1/23. Chúng tôi kỳ vọng liên danh những doanh nghiệp xây lắp dân dụng lớn như HBC, CTD, PHC sẽ có khả năng cạnh tranh để tham gia thi công gói thầu nhà ga hành khách. Trong khi C4G đang là ứng cử viên “sáng giá” cho gói thầu thi công đường băng sân bay nhờ kinh nghiệm tham gia tại hàng loạt dự án đường băng sân bay như Tân Sơn Nhất, Cam Ranh, Phú Quốc,… Mặt khác, việc khởi công sân bay Long Thành cũng sẽ thúc đẩy tăng trưởng nhu cầu của các DN đá xây dựng tại khu vực Đông Nam Bộ trong giai đoạn 2023-24.
  • Nhờ vị thế hàng đầu và năng lực tài chính tốt, VNDS tin rằng C4G và PLC sẽ có cơ hội bứt phá kết quả kinh doanh trong năm 2023 khi giải ngân vốn đầu tư công tăng tốc. Trong khi đó, VCG và HHV cũng sẽ được hưởng lợi trong chủ đề này nhờ sở hữu giá trị backlog lớn tại các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm. Rủi ro giảm giá bao gồm tốc độ giải ngân vốn đầu tư công chậm, lãi suất cao hơn kỳ vọng và xu hướng tăng của giá hàng hóa được duy trì.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1672917782824_VNDS_2023-01-05.pdf

Quý nhà đầu tư lưu ý:

  • Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN