TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 02/05 – 06/05/2022

Lượt xem: 1606 | Ngày đăng: 10/05/2022 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 02/05 – 06/05/2022

  1. VGC [ Nắm giữ – 49,300đ/cp ]: ĐHCĐ: Thông qua kế hoạch lợi nhuận sát với dự báo – Báo cáo nhanh – HSC – 04/05/2022
  2. TDM [ Trung lập – 41,100đ/cp ] Lợi nhuận cốt lõi ổn định – phù hợp với kỳ vọng – Báo cáo KQKD – VCSC – 04/05/2022
  3. REE [ Tích cực – 98,300đ/cp ] Tăng trưởng cao đi cùng sự bền vững – Báo cáo lần đầu – VNDS – 04/05/2022
  4. REE [ MUA – 81,900đ/cp ]: Q1/2022: Mảng điện vượt kỳ vọng – Báo cáo nhanh – HSC – 04/05/2022
  5. QNS [ MUA – 57,900đ/cp ]: KQKD Q1/2022: Lợi nhuận thấp chủ yếu do yếu tố mùa vụ – Báo cáo nhanh – HSC – 04/05/2022
  6. PVS [ MUA – 47,300đ/cp ]: ĐHCĐ: Kỳ vọng dự án Lô B/năng lượng tái tạo – Báo cáo nhanh – HSC – 04/05/2022
  7. PPC [ Trung lập – 22,800đ/cp] Tiếp tục trì hoãn việc vận hành máy phát điện S6 của Phả Lại 2 – Báo cáo KQKD – VCSC – 04/05/2022
  8. PNJ [ MUA – 130,700đ/cp ]: Không ngừng vươn xa – Báo cáo ngắn – MAS – 04/05/2022
  9. PHR [ Nắm giữ – 80,700đ/cp ]: Kế hoạch lợi nhuận thuần thận trọng – Báo cáo nhanh – HSC –04/05/2022
  10. PC1 [ Trung lập – 41,900đ/cp ]: Đầu tư vào mỏ niken, khu công nghiệp – Báo cáo KQKD – VCSC – 04/05/2022
  11. NT2 [ MUA – 29,200đ/cp ]: Tăng trưởng từ nền thấp – Báo cáo cập nhật – VDSC –04/05/2022
  12. NT2 [ Trung lập – 26,000đ/cp ]: Giá CGM tăng mạnh bù đắp cho giá khí tăng – Báo cáo KQKD – VCSC – 04/05/2022
  13. MSN [ MUA – 165,400đ/cp ]: Q1/2022: Chiến lược mới trong giai đoạn khởi đầu – Báo cáo nhanh – HSC – 04/05/2022
  14. MSH [ Trung lập – 97,800đ/cp ]: Cập nhật Đại hội cổ đông năm 2022 – Báo cáo phân tích – SSI – 04/05/2022
  15. MSH [ Trung lập ] Kế hoạch kinh doanh 2022 thận trọng – Báo cáo phân tích – KBSV – 04/05/2022
  16. MBB [ MUA – 42,500đ/cp ]: KQKD Q1/2022 tích cực – Báo cáo nhanh – HSC – 04/05/2022
  17. MBB [ Tích cực – 40,800đ/cp ]: Khởi đầu thuận lợi – Báo cáo cập nhật – VNDS – 04/05/2022
  18. LPB [ MUA – 23,420đ/cp ]: KQKD Q1/2022 khả quan nhưng trái chiều – Báo cáo nhanh – HSC – 04/05/2022
  19. HSG [ MUA – 42,000đ/cp ]: Q2/2022: Lợi nhuận giảm 77,4% – Báo cáo nhanh – HSC – 04/05/2022
  20. HPG [ MUA – 65,300đ/cp ]: Kỳ vọng vượt kế hoạch đề xuất – Báo cáo nhanh – HSC – 04/05/2022
  21. GMD [ Tích cực – 64,400đ/cp ]: Tăng trưởng toàn diện – Báo cáo cập nhật – VNDS – 04/05/2022
  22. GAS [ Tích cực – 143,100đ/cp ]: Hưởng lợi từ đà tăng giá năng lượng toàn cầu – Báo cáo cập nhật – VNDS – 04/05/2022
  23. CRE [ MUA – 45,000đ/cp ]: Q1/2022: Lợi nhuận thuần tăng thấp hơn kỳ vọng – Báo cáo nhanh – HSC – 04/05/2022
  24. VRE [ MUA – 39,100đ/cp ]: Q1/2022: KQKD vẫn đang hồi phục – Báo cáo nhanh – HSC – 04/05/2022
  25. VNM [ Tích cực – 82,000đ/cp ]: Chi phí nguyên vật liệu cao ăn mòn lợi nhuận – Báo cáo phân tích – SSI – 05/05/2022
  26. VNM [ MUA – 80,700đ/cp ]: Thiếu động lực tăng trưởng; duy trì khuyến nghị Tăng tỷ trọng – Báo cáo doanh nghiệp – HSC – 05/05/2022
  27. VHM [ MUA – 89,200đ/cp ]: Q1/2022: KQKD nhìn chung sát với kỳ vọng – Báo cáo nhanh – HSC – 05/05/2022
  28. MBB [ Trung lập ]: KQKD Q1/22: Lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ – Báo cáo cập nhật – BVSC – 05/05/2022
  29. KBC [ MUA – 72,200đ/cp ]: Q1/2022: KQKD cốt lõi ảm đạm nhưng chủ yếu do thời điểm – Báo cáo nhanh – HSC – 05/05/2022
  30. DXG [ MUA – 45,400đ/cp ]: Q1/2022: Lợi nhuận giảm 49% mang tính thời điểm – Báo cáo nhanh – HSC – 05/05/2022
  31. DRC [ MUA – 37,700đ/cp ]: ĐHCĐ: Nhấn mạnh việc mở rộng công suất – Báo cáo nhanh – HSC – 05/05/2022
  32. ACV [ MUA – 107,400đ/cp ]: Q1/2022: Mức lợi nhuận cao nhất trong 6 quý – Báo cáo nhanh – HSC – 05/05/2022
  33. ACB [ MUA – 43,500đ/cp ]: KQKD Q1/2022: Lấy lại đà tăng trưởng – Báo cáo nhanh – HSC – 05/05/2022
  34. VTP [ MUA – 90,000đ/cp ]: Q1/2022: Giảm nhẹ, sát với dự báo – Báo cáo nhanh – HSC – 06/05/2022
  35. VIC [ Nắm giữ – 83,200đ/cp ]: KQKD Q1/2022 vượt kỳ vọng nhờ lợi nhuận tài chính – Báo cáo nhanh – HSC – 06/05/2022
  36. VCB [ MUA – 102,000đ/cp ]: KQKD Q1/2022 khả quan và sát dự báo – Báo cáo nhanh – HSC – 06/05/2022
  37. PNJ [ MUA – 144,200đ/cp ]: Triển vọng tích cực vẫn còn nguyên; khuyến nghị Mua vào – Báo cáo doanh nghiệp – HSC – 06/05/2022
  38. PAC [ Nắm giữ – 34,700đ/cp ]: Nâng khuyến nghị lên Nắm giữ – Báo cáo doanh nghiệp – HSC – 06/05/2022
  39. MWG [ Nắm giữ – 169,500đ/cp ]: KQKD Q1/2022 duy trì tăng trưởng nhẹ, BHX quyết tâm tái định vị nhờ chiến lược mới – Báo cáo cập nhật – KBSV – 06/05/2022
  40. DCM [ Tích cực – 48,900đ/cp ]: Cập nhật ĐHCĐ và KQKD Q1/2022 – Báo cáo phân tích – SSI – 06/05/2022
  41. CTG [ MUA – 42,900đ/cp ]: KQKD Q1/2022: lợi nhuận giảm 28% từ nền cao – Báo cáo nhanh – HSC – 06/05/2022

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.


-Link room telegram miễn phí: https://t.me/cknuocmam

1.    VGC [ Nắm giữ – 49,300đ/cp ]: ĐHCĐ: Thông qua kế hoạch lợi nhuận sát với dự báo – Báo cáo nhanh – HSC – 04/05/2022

  • ĐHCĐ đã thông qua kế hoạch doanh thu năm 2022 đạt 15 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 34%) và LNTT đạt 1,7 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 10%). Kế hoạch doanh thu của VGC cao hơn 24% so với dự báo của HSC, trong khi kế hoạch LNTT sát với dự báo.
  • Sự phục hồi của mảng vật liệu xây dựng và hoạt động cho thuê KCN ổn định với giá cho thuê tăng được kỳ vọng sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng doanh thu. Công ty dự kiến sẽ bàn giao khoảng 170ha đất tại các KCN trong năm nay, sát với dự báo của HSC.
  • Về mặt doanh thu, HSC cho rằng sự chênh lệch giữa dự báo của HSC và kế hoạch của Công ty là do VGC giả định giá bán bình quân cao hơn tại các KCN và doanh thu cao hơn từ mảng BĐS nhà ở và vật liệu xây dựng; giả định tỷ suất lợi nhuận của VGC thấp hơn dự báo của HSC do chi phí xây dựng và sản xuất tăng

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1651659718634_VGC_HSC_2022-05-04.pdf

2.    TDM [ Trung lập – 41,100đ/cp ] Lợi nhuận cốt lõi ổn định – phù hợp với kỳ vọng  – Báo cáo KQKD – VCSC – 04/05/2022

  • CTCP Nước Thủ Dầu Một (TDM) công bố KQKD quý 1/2022 với doanh thu tăng 13% so với cùng kỳ lên 105 tỷ đồng, trong khi LNST báo cáo giảm 65% đạt 41 tỷ đồng. VCSC cho rằng sự khác biệt giữa tăng trưởng doanh thu và LNST chủ yếu do không ghi nhận thu nhập cổ tức từ BWE trong quý này. LNST cốt lõi mảng sản xuất nước tăng 28% YoY, nhờ sản lượng bán nước tăng 8% YoY, mức tăng 5% trong phí nước và chi phí lãi vay giảm
  • LNST cốt lõi của quý 1/2022 phù hợp với kỳ vọng của VCSC và hoàn thành 18% dự báo lợi nhuận cả năm của VCSC. VCSC cho rằng sẽ có sự thay đổi không đáng kể đối với dự báo lợi nhuận cốt lõi năm 2022 khi VCSC kỳ vọng sản lượng bán hàng và lợi nhuận sẽ tăng trong những tháng tới.
  • LNST báo cáo trong quý 1/2022 hoàn thành 13% dự báo lợi nhuận cả năm của VCSC. VCSC cho rằng có rủi ro giảm đối với dự báo lợi nhuận báo cáo năm 2022 của VCSC (đã bao gồm cổ tức năm 2022 từ BWE) do TDM đặt mục tiêu sẽ không ghi nhận bất kỳ khoản cổ tức nào từ BWE vào năm 2022 (theo ĐHCĐ).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1651661234710_TDM_VCSC_2022-05-04.pdf

3.    REE [ Tích cực – 98,300đ/cp ] Tăng trưởng cao đi cùng sự bền vững – Báo cáo lần đầu – VNDS – 04/05/2022

  • REE đang sở hữu danh mục các nhà máy điện với tổng công suất ước tính đạt 1.005MW, bao gồm, thủy điện (52,1%), điện than (29,1%), và NLTT (18,8%). Công ty hướng tới mở rộng danh mục điện mặt trời mái nhà lên 500MW trong 2024. Trong 2022, REE đưa vào hoạt động 3 nhà máy điện gió (102MW) vào hoạt động và đây kỳ vọng sẽ là động lực tăng trưởng của mảng. Bên cạnh đó, REE sở hữu danh mục nước gồm 4 công ty xử lý và 4 nhà phân phối, mảng dự kiến sẽ có tăng trưởng LN ổn định khoảng 8% svck giai đoạn 2022-23.
  • Là một nhà thầu cơ điện hàng đầu, REE sẽ được hưởng lợi từ câu chuyện đầu tư công, hạ tầng mạnh mẽ của Việt Nam. Sau khi giảm mạnh từ đợt dịch năm ngoái, VNDS kỳ vọng LN ròng của mảng cơ điện sẽ tăng 165%/23% svck trong 2022-23 nhờ giá trị backlog ký mới 3.757/4.508 tỷ đồng. Bên cạnh đó, hiện công ty sở hữu 7 tòa nhà cho thuê văn phòng với tỷ lệ lấp đầy cao, và kỳ vọng đóng góp khoảng 22% cho LN ròng của REE trong 2022. Hơn nữa, mảng cho thuê văn phòng sẽ có thể đạt mức tăng trưởng tốt hơn từ 2023 khi E.town 6 đi vào hoạt động
  • Trong năm 2022, REE đặt kế hoạch LN ròng thận trọng 2.061 tỷ đồng (+11% svck). VNDS tin rằng LN ròng có thể tăng 18% svck đạt 2.183 tỷ đồng với đóng góp từ 3 nhà máy điện gió và mảng cơ điện phục hồi mạnh mẽ, bù đắp cho mức giảm từ mảng bất động sản và thủy điện. Trong năm 2023, VNDS nhận thấy sự tăng trưởng tích cực từ tất cả các ngành đặc biệt là cho thuê văn phòng khi E.town 6 đi vào hoạt động. LN ròng 2023 sẽ đạt 2.565 tỷ (+18% svck)

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1651662158096_REE_VNDS_2022-05-04.pdf

4.    REE [ MUA – 81,900đ/cp ]: Q1/2022: Mảng điện vượt kỳ vọng – Báo cáo nhanh – HSC – 04/05/2022

  • REE công bố KQKD hợp nhất Q1/2022 với lợi nhuận thuần tăng 67% so với cùng kỳ đạt 693 tỷ đồng và doanh thu thuần đạt 2.045 tỷ đồng (tăng 73% so với cùng kỳ). Lợi nhuận thuần vượt dự báo của HSC và đạt 34% dự báo của HSC.
  • Doanh thu và lợi nhuận gộp trong Q1/2022 đạt lần lượt 2.045 tỷ đồng (tăng 73% so với cùng kỳ) và 1.150 tỷ đồng (tăng 164% so với cùng kỳ). Nhìn chung, doanh thu sát với dự báo của HSC, nhưng cơ cấu doanh thu có sự khác biệt so với dự báo của HSC. Mảng điện đạt tỷ suất lợi nhuận cao, chủ yếu là thủy điện và điện gió, và vượt kỳ vọng của HSC trong khi KQKD mảng M&E kém hơn so với dự báo của HSC
  • Mảng thủy điện có kết quả tốt trong quý nhờ điều kiện thủy văn thuận lợi và giá bán điện trên thị trường phát điện cạnh tranh tăng. Ngoài ra, doanh thu điện gió cũng vượt 30% dự báo của HSC. Do đó, doanh thu mảng điện đạt 1.439 tỷ đồng (tăng 287% so với cùng kỳ), đạt 36% dự báo của HSC
  • Mảng M&E phục hồi chậm hơn kỳ vọng với doanh thu là 208 tỷ đồng (giảm 54% so với cùng kỳ), đạt 10% dự báo của HSC. Tuy nhiên, một tín hiệu tích cực là giá trị các hợp đồng đã ký trong Q1/2022 tăng 26% đạt 4.732 tỷ đồng, nhờ đó nhu cầu tích lũy sẽ thúc đẩy doanh thu trong thời gian tới.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1651659337384_REE_HSC_2022-05-04.pdf

5.    QNS [ MUA – 57,900đ/cp ]: KQKD Q1/2022: Lợi nhuận thấp chủ yếu do yếu tố mùa vụ – Báo cáo nhanh – HSC – 04/05/2022

  • Lợi nhuận thuần Q1/2022 của QNS tăng 9,4% so với cùng kỳ đạt 176 tỷ đồng, thấp hơn 4% so với dự báo của HSC (183 tỷ đồng), chủ yếu do KQKD mảng đường thấp hơn so với dự báo, trong khi KQKD mảng sữa đậu nành vượt dự báo của HSC. Tổng doanh thu tăng 10,6% so với cùng kỳ đạt 1.813 tỷ đồng.
  • Doanh thu mảng sữa đậu nành tăng 23% so với cùng kỳ đạt 892 tỷ đồng, đóng góp 49% vào tổng doanh thu và vượt 10% dự báo của HSC (812 tỷ đồng). Sản lượng tiêu thụ tăng 14% so với cùng kỳ đạt 53 triệu lít, theo đó giá bán bình quân cũng tăng 8% so với cùng kỳ
  • Lợi nhuận gộp mảng sữa đậu nành đã tăng 18% so với cùng kỳ đạt 357 tỷ đồng (đóng góp 74% vào tổng lợi nhuận gộp của Công ty), tương đương với tỷ suất lợi nhuận gộp là 40,1%, thấp hơn 170 điểm cơ bản so với mức 41,8% trong Q1/2021. Theo HSC, nguyên nhân là do giá đường và đậu nành – 2 nguyên liệu đầu vào chính của QNS – tăng mạnh trong kỳ.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1651660483817_QNS_HSC_2022-05-04.pdf

6.    PVS [ MUA – 47,300đ/cp ]: ĐHCĐ: Kỳ vọng dự án Lô B/năng lượng tái tạo – Báo cáo nhanh – HSC – 04/05/2022

  • HSC đã tham dự ĐHCĐ của PVS tổ chức ngày 28/4/2022. Các thông tin chính bao gồm triển vọng tươi sáng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và dự án Lô B; cổ tức bằng tiền mặt cho năm 2021 là 800đ/cp và thông qua kế hoạch kinh doanh thận trọng quá mức của BLĐ
  • PVS cho biết, đối với cả khách hàng nước ngoài và trong nước, Công ty sẽ ngày càng đóng vai trò là nhà thầu EPC cũng như NĐT cho các dự án năng lượng tái tạo sắp tới. Chiến lược đa dạng hóa này sẽ mang lại hiệu quả tích cực cho PVS do Công ty sẽ không còn quá phụ thuộc vào PVN và giảm thiểu rủi ro về biến động giá dầu.
  • PVS và các đối tác liên doanh đã giành được các hợp đồng EPC năng lượng tái tạo đáng chú ý bao gồm dự án Điện gió Thăng Long (3,4GW), trang trại gió La Gan (3,5GW) và Hải Long 2 & 3 (1GW) tại Đài Loan
  • Gần đây, công ty đã ký một biên bản ghi nhớ với RENOVA của Nhật Bản để hợp tác phát triển dự án năng lượng tái tạo ngoài khơi. Thông tin chi tiết chưa được Công ty công bố nhưng HSC ước tính tổng giá trị hợp đồng có thể lên tới 7-8 tỷ USD (bao gồm cả mua sắm tuabin) dựa trên tiềm năng phát triển các dự án này trong 5 đến 6 năm.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1651660118651_PVS_HSC_2022-05-04.pdf

7.  PPC [ Trung lập – 22,800đ/cp] Tiếp tục trì hoãn việc vận hành máy phát điện S6 của Phả Lại 2 – Báo cáo KQKD – VCSC – 04/05/2022

  • CTCP Nhiệt điện Phả Lại (PPC) công bố KQKD quý 1/2022 với LNST đạt 80 tỷ đồng (-42% YoY). KQKD quý 1/2022 giảm chủ yếu do thu nhập từ cổ tức giảm và không có thêm hoàn nhập dự phòng cho các khoản đầu tư tài chính vào CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh và CTCP EVNFinance. LNST từ mảng phát điện đạt 22 tỷ đồng (+14% YoY) do giá trên thị trường phát điện cạnh tranh (CGM) cao bù đắp cho mức giảm 8% YoY của sản lượng điện thương phẩm.
  • LNST báo cáo quý 1/2022 phù hợp với kỳ vọng của VCSC khi hoàn thành 20% dự báo cả năm 2022 của VCSC. Tuy nhiên, VCSC nhận thấy rủi ro giảm đối với dự báo lợi nhuận hiện tại của VCSC cho năm 2022 do việc vận hành máy phát S6 (300 MW) tại Phả Lại 2 (600 MW) đang bị trì hoãn, dù cần thêm đánh giá chi tiết
  • Máy phát điện S6 tại Phả Lại 2 sẽ hoạt động trở lại sau cuối quý 3/2022. Trong Báo cáo cập nhật PPC ngày 26/01/2022, VCSC dự kiến rằng PPC có thể hoàn thành việc sửa chữa máy phát điện S6 vào cuối quý 3/2022. Tuy nhiên, PPC cho biết việc sửa chữa có thể kéo dài hơn dự kiến do các thủ tục pháp lý, điều này cho thấy rủi ro giảm đối với dự báo sản lượng điện thương phẩm năm 2022 của VCSC.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1651661332574_PPC_VCSC_2022-05-04.pdf

8.    PNJ [ MUA – 130,700đ/cp ]: Không ngừng vươn xa – Báo cáo ngắn – MAS – 04/05/2022

  • Năm 2021, doanh thu thuần và lãi ròng lần lượt đạt 19.547 và 1.029 tỷ đồng, lần lượt tăng 11,6% và giảm 3,8% cùng kỳ: 1) ảnh hưởng dịch Covid khiến hoạt động kinh doanh khó khăn, đặc biệt trong quý 2 và 3/2021; 2) mảng bán sỉ giảm 5,5% doanh thu so với cùng kỳ, trong khi mảng bán lẻ chỉ đạt tăng trưởng 10,5%; 3) biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 19,6% xuống 18,4%.
  • Tính đến cuối quý I/2022, doanh nghiệp có 340 cửa hàng. Năm 2022, Công ty dự kiến mở thêm 35-40 cửa hàng. MAS cho rằng kế hoạch mở cửa hàng của PNJ sẽ chậm một chút và kỳ vọng mức mở thêm cửa hàng của PNJ sẽ vào khoảng 30 – 35 cửa hàng trong năm 2022. PNJ đặt mục tiêu phát triển trung bình 30 – 40 cửa hàng mỗi năm giai đoạn 2022 – 2025. Ngoài ra, nhà máy sản xuất thứ 1 của PNJ ở HCM với công suất 4 triệu sản phẩm/năm, đã gần hết công suất. PNJ sẽ tiếp tục nâng cao năng lực sản xuất tại nhà máy thứ 2 tại Long Hậu (Long An) với 2 dây chuyền sản xuất trang sức vàng
  • Quý 1/2022, doanh thu thuần và lãi ròng đạt 10.143 tỷ và 721 tỷ đồng, lần lượt tăng 41,2% và 40,7% cùng kỳ: 1) mảng vàng miếng đạt mức tăng trưởng gần 61% cùng kỳ do nhu cầu gia tăng mạnh trong môi trường nhiều biến động bất ngờ; 2) mảng bán lẻ tăng trưởng 42,7%YoY; 3) chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 27,6% và 15% cùng kỳ.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1651662416192_PNJ_MAS_2022-05-04.pdf

9.    PHR [ Nắm giữ – 80,700đ/cp ]: Kế hoạch lợi nhuận thuần thận trọng – Báo cáo nhanh – HSC –04/05/2022

  • PHR công bố tài liệu ĐHCĐ với kế hoạch doanh thu và LNST của Công ty mẹ lần lượt đạt 2.253 tỷ đồng (tăng trưởng 54%, cao hơn 48% so với dự báo của HSC) và 744 tỷ đồng (tăng trưởng 125%, thấp hơn 23% so với dự báo của HSC). HSC cho rằng PHR đặt kế hoạch doanh thu rất tham vọng, trong khi kế hoạch lợi nhuận thuần lại khá thận trọng. PHR không công bố kế hoạch cho KQKD hợp nhất.
  • Doanh thu Công ty mẹ hoàn toàn đến từ mảng cao su; kế hoạch doanh thu của Công ty thậm chí cao hơn 21% so với dự báo doanh thu hợp nhất của HSC. HSC đánh giá kế hoạch doanh thu của Công ty rất tham vọng. PHR đặt kế hoạch giá bán tại Công ty mẹ là 41,17 triệu đồng/m2, sát với dự báo của HSC.
  • Để hoàn thành kế hoạch lợi nhuận, sản lượng tiêu thụ của Công ty mẹ cần đạt là 55.000 tấn cao su (tăng trưởng 55%). Đây là kế hoạch rất thách thức, đặc biệt là khi 78% cây cao su của PHR thuộc nhóm I, năng suất thấp (giảm nhẹ so với mức 79% trong năm 2021)
  • HSC cũng đánh giá kế hoạch lợi nhuận thuần của Công ty mẹ rất thận trọng. Trong năm nay, HSC dự báo Công ty mẹ sẽ ghi nhận khoản 720 tỷ đồng lợi nhuận đền bù sau thuế từ dự án VSIP3, đóng góp 97% kế hoạch lợi nhuận trong năm 2022.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1651659959105_PHR_HSC_2022-05-04.pdf

10.     PC1 [ Trung lập – 41,900đ/cp ]: Đầu tư vào mỏ niken, khu công nghiệp – Báo cáo KQKD – VCSC – 04/05/2022

  • Mảng năng lượng. PC1 muốn đầu tư thêm 400 MW công suất thủy điện hoặc năng lượng gió vào năm 2022-2025. Ngoài ra, công ty mong muốn hợp tác với các tổ chức nước ngoài để đầu tư vào các nhà máy điện gió ngoài khơi. Đối với các nhà máy điện gió (144 MW) đi vào hoạt động từ tháng 10/2021, ban lãnh đạo tự tin về hiệu quả hoạt động của các dự án này. Trong 6 tháng qua, công suất thực tế của các nhà máy điện gió này cao hơn công suất thiết kế từ 5% -10%
  • Dự án khai thác Niken hấp dẫn nhờ nhu cầu cao và giá bán ưu đãi. Chủ tịch HĐQT cho biết đã theo đuổi dự án này từ năm 2013 và PC1 đã nhận được phê duyệt cho khai thác vào năm 2021; do đó, ông cho biết đây không phải là khoản đầu tư mới. PC1 đã xây dựng một đội ngũ để vận hành dự án này. Ngoài ra, dự án sẽ hoàn toàn tự động với công nghệ hiện đại của Trung Quốc. Có rất nhiều khách hàng từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Mỹ muốn mua các sản phẩm niken; tuy nhiên, PC1 vẫn chưa ký hợp đồng nào cho đến thời điểm hiện tại. Tổng chi phí đầu tư của dự án này (Giai đoạn 1) là 1,5 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, trữ lượng của mỏ này được đặt mục tiêu là 3,4- 7,2 triệu tấn trong giai đoạn 1 và 12-25 triệu tấn trong giai đoạn 2. PC1 cho rằng sẽ mất 10 năm để khai thác hết mỏ này. Công ty lạc quan về khả năng sinh lời của dự án này do IRR từ 17% -18% dựa trên giả định giá niken là 18.000 USD / tấn. Do giá niken hiện ở mức 30.000 USD/tấn, PC1 kỳ vọng dự án này sẽ có IRR cao hơn từ 25% -28%. Công ty tự tin rằng dự án sẽ đạt được lợi nhuận bắt đầu từ năm 2023, điều này tương ứng với tỷ lệ tăng tiềm năng trong dự báo lợi nhuận của HSC giai đoạn 2023-2026

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1651661430257_PC1_VCSC_2022-05-04.pdf

11.     NT2 [ MUA – 29,200đ/cp ]: Tăng trưởng từ nền thấp – Báo cáo cập nhật – VDSC –04/05/2022

  • 2021 – Lợi nhuận chạm mức thấp nhất trong tám năm • Mặc dù doanh thu tăng 23% so với cùng kỳ lên 1.635 tỷ đồng, LNST giảm 40% so với cùng kỳ còn 121 tỷ đồng trong quý 4/2021. • Lợi nhuận chạm mức thấp nhất trong tám năm do công ty gặp phải nhiều khó khăn bao gồm sản lượng hợp đồng thấp và giá bán giảm. Doanh thu và LNST lần lượt đạt 6.150 tỷ đồng và 534 tỷ đồng, + 1% và -15% YoY.
  • Trong 6 tháng đầu năm 2022, VDSC dự báo LNST tăng trưởng 142% so với cùng kỳ đạt 337 tỷ đồng nhờ (1) sản lượng hợp đồng tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái (2) Nhiều cơ hội kiếm lời trên thị trường phát điện cạnh tranh nhờ giá bán cao (do tình trạng thiếu hụt than, nguyên liệu đầu vào cho điện than). Cùng với nền thấp trong quý 2/2021 (24 tỷ đồng), VDSC dự phóng LNST quý 2/2022 sẽ tăng trưởng đáng kể
  • VDSC dự phóng LNST 2022 sẽ tăng trưởng 22% từ mức nền thấp vào năm 2021. Cụ thể, dựa trên sản lượng hợp đồng được giao từ đầu năm tăng 8% YoY và khoản lợi nhuận đột biến từ đền bù tỷ giá. Do đó, doanh thu/LNST/EPS năm 2022F được dự phóng lần lượt là 7.959 đồng (+29% YoY)/ 649 tỷ đồng (+ 22% YoY)/ 2.200 đồng.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1651661782872_NT2_VDSC_2022-05-04.pdf

12.   NT2 [ Trung lập – 26,000đ/cp ]: Giá CGM tăng mạnh bù đắp cho giá khí tăng – Báo cáo KQKD – VCSC – 04/05/2022

  • CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) công bố KQKD quý 1/2022 mạnh mẽ với LNST báo cáo đạt 160 tỷ đồng (+39% YoY) do sản lượng điện thương phẩm phục hồi và giá trên thị trường phát điện cạnh tranh (CGM) tăng mạnh, bù đắp cho giá khí tăng và cạnh tranh gay gắt từ điện gió
  • LNST quý 1/2022 của NT2 hoàn thành 33% dự báo LNST điều chỉnh và 24% dự báo LNST báo cáo của VCSC (bao gồm 200 tỷ đồng tiền bồi thường từ EVN cho các khoản lỗ tỷ giá)
  • Hiện tại, 4000 MW điện gió không kịp thời hạn tháng 10/2021 để hưởng mức giá thuận lợi vẫn đang chờ cơ chế giá mới. Do đó, lượng công suất này có thể cần thêm thời gian để đi vào hoạt động. Ngoài ra, tình trạng thiếu hụt than nhiều khả năng sẽ kéo dài sang các quý tiếp theo, theo các công ty trong ngành. VCSC kỳ vọng NT2 sẽ hưởng lợi từ các diễn biến này

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1651661165272_NT2_VCSC_2022-05-04.pdf

13.     MSN [ MUA – 165,400đ/cp ]: Q1/2022: Chiến lược mới trong giai đoạn khởi đầu – Báo cáo nhanh  – HSC – 04/05/2022

  • ĐMSN đã tổ chức ĐHCĐ và công bố KQKD Q1/2022 vào ngày 28/4/2022. Cổ đông đã thông qua tất cả các tờ trình bao gồm kế hoạch lợi nhuận cốt lõi tăng trưởng 9 – 41%, tương đương lợi nhuận thuần đạt 4.800-6.200 tỷ đồng. Các tờ trình khác được thông qua bao gồm phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ tối đa 12,6% số lượng cổ phiếu đang lưu hành và phát hành ESOP năm 2022 tối đa 0,5% số lượng cổ phiếu đang lưu hành)
  • Ngày 28/4/2022, MSN công bố thương vụ đầu tư 25% vào CTCP Trusting Social, công ty con tại Việt Nam của Trust IQ có trụ sở tại Singapore với giá trị 65 triệu USD cho 25% cổ phần. Theo thỏa thuận này, định giá của Trusting Social sẽ tương đương 260 triệu USD (6.000 tỷ đồng). Trusting Social là công ty hàng đầu tại Châu Á về AI và Machine Learning cho ngân hàng với 170 khách hàng tổ chức. Thông qua mối quan hệ hợp tác này, Trusting Social và MSN muốn tận dụng nền tảng AI và Machine Learning để cá nhân hóa dịch vụ nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu, tài chính và tùy chỉnh của khách hàng. Mục tiêu của MSN là xây dựng một hệ sinh thái công nghệ tiêu dùng

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1651660043461_MSN_HSC_2022-05-04.pdf

14.     MSH [ Trung lập – 97,800đ/cp ]: Cập nhật Đại hội cổ đông năm 2022 – Báo cáo phân tích – SSI – 04/05/2022

  • KQKD 2021: Công ty ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 4,7 nghìn tỷ đồng (+24,5% so với cùng kỳ) và 442 tỷ đồng (+91% so với cùng kỳ), vượt 13% và 30% kế hoạch năm 2021. MSH là một trong những doanh nghiệp phục hồi mạnh nhất trong số các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc trong nước trong năm 2021, nhờ số lượng đơn đặt hàng tăng đều trong năm. Tương tự như các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc khác, biên lợi nhuận gộp của MSH đã giảm -140 bps so với mức đỉnh do áp lực lạm phát hàng hóa (chi phí vải tăng). Tuy nhiên, đây vẫn là mức cao nhất trong ngành có tỷ trọng FOB cao.
  • Kế hoạch của công ty trong năm 2022: Kế hoạch doanh thu thuần và LNTT lần lượt là 4,9 tỷ đồng (+3% so với cùng kỳ) và 500 tỷ đồng (-8% so với cùng kỳ). Kế hoạch thận trọng được đặt ra từ những phức tạp phát sinh từ tình hình giãn cách xã hội ở Trung Quốc, quốc gia mà công ty phụ thuộc phần lớn lượng vải nhập khẩu
  • Cổ tức: Công ty đã trả cổ tức bằng tiền mặt 45% trong khi chưa trả cổ tức bằng cổ phiếu 50% cho năm 2021; và kế hoạch chi trả cổ tức từ 15%-30% cho năm 2022.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1651661541431_MSH_SSI_2022-05-04.pdf

15.     MSH [ Trung lập ] Kế hoạch kinh doanh 2022 thận trọng – Báo cáo phân tích – KBSV – 04/05/2022

  • MSH công bố BCTC Q1/2022 với lợi nhuận sau thuế đạt 81.9 tỷ đồng (-11.0% YoY) và doanh thu đạt 1,291.5 tỷ đồng (+36.7% YoY), doanh thu tăng mạnh do MSH đã đưa khu vực May Sông hồng Nghĩa Hưng (Công ty con) vào hoạt động. Tuy nhiên, lợi nhuận gộp đạt 190.2 tỷ đồng (-12% YoY), theo đó biên lợi nhuận gộp giảm xuống 14.7%, thấp hơn so với mức 22.8% cùng kỳ, trong đó lợi nhuận giảm chủ yếu do mảng bán hàng hóa. KBSV cho rằng, giá nguyên vật liệu tăng mạnh cùng với giá cước vận tải cao là yếu tố chính ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của doanh nghiệp.
  • — Năm 2022, May Sông hồng đặt kế hoạch lợi lợi nhuận trước thuế 500 tỷ đồng (-8% YoY) và doanh thu 4,900 tỷ đồng (+3% YoY). Tuy nhiên, nếu không tính khoản hoàn nhập, kế hoạch LNTT giảm 4.3% YoY do trong năm 2021 MSH đã hoàn nhập dự phòng 20 tỷ đồng do Công ty đã bán khoản phải thu từ New York & Company và thực hiện xóa sổ số dư KPT và số dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập trong năm 2020. BLĐ cho biết kế hoạch trên dựa trên quan điểm thận trọng, nếu rủi ro giảm bớt doanh thu năm 2022 có thể vượt khoảng 15% so với kế hoạch. Cổ tức dự kiến năm 2022 tỷ lệ 15% – 30%
  • — Ban lãnh đạo cho biết, việc Trung Quốc phong tỏa tại nhiều thành phố, đặc biệt tại Thượng Hải nhất là khi Trung Quốc vẫn theo đuổi chiến lược zero covid ảnh hưởng đến nguồn cung nguyên liệu của doanh nghiệp do MSH nhập khẩu phần lớn nguyên liệu từ Trung Quốc

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1651662518747_MSH_KBSV_2022-05-04.pdf

16.  MBB [ MUA – 42,500đ/cp ]: KQKD Q1/2022 tích cực – Báo cáo nhanh – HSC – 04/05/2022

  • MBB đã công bố lợi nhuận thuần Q1/2022 tăng 29,8% so với cùng kỳ đạt 4.907 tỷ đồng nhờ tổng thu nhập HĐ tăng trưởng mạnh (tăng 26,5% so với cùng kỳ). KQKD Q1/2022 nói chung sát kỳ vọng và bằng 28,6% dự báo của HSC cho cả năm 2022.
  • Tín dụng tăng 14,8% so với đầu năm, gần chạm hạn mức tăng trưởng tín dụng được giao ban đầu là 15%. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 14,3% so với đầu năm và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tăng 19,5% so với đầu năm. Tại thời điểm cuối Q1/2022, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp chiếm 10,9% tổng tín dụng, trong đó trái phiếu doanh nghiệp BĐS chiếm xấp xỉ 4% tổng tín dụng.
  • MBB tiếp tục tập trung vào cho vay khách hàng cá nhân (tăng 19% so với đầu năm) với tỷ trọng là 47,9% (tại thời điểm cuối năm 2021: 46%). Về cơ cấu cho vay theo ngành nghề, cho vay lĩnh vực BĐS tăng 52,9% so với đầu năm (chiếm 4,6% tổng dư nợ cho vay) và là động lực tăng trưởng cho vay khách hàng. HSC cho rằng cho vay lĩnh vực BĐS sẽ chậm lại trong quý tới
  • Tiền gửi khách hàng tăng 1,4% so với đầu năm nhưng tiền gửi không kỳ hạn giảm 7% so với đầu năm, khiến cho tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn giảm còn 44,7% (tại thời điểm cuối năm 2021: 48,7%). Điều này có lẽ là do yếu tố mùa vụ. Hệ số LDR điều chỉnh Q1/2022 tăng lên 75,7% từ 71,1% tại thời điểm cuối năm 2021.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1651659788821_MBB_HSC_2022-05-04.pdf

17.          MBB [ Tích cực – 40,800đ/cp ]: Khởi đầu thuận lợi – Báo cáo cập nhật – VNDS – 04/05/2022

  • Thu nhập lãi thuần (NII) tăng 41% svck nhờ dư nợ cho vay tăng 28,3% svck và NIM tăng 55 điểm cơ bản. Cho vay tăng 14,3% svck, cao hơn nhiều so với mức tăng 5,03% svck của toàn ngành. Tăng trưởng cho vay mạnh mẽ của MBB phần lớn nhờ cho vay bán lẻ tăng trưởng 18,6% svck, chiếm 47,9% tổng dư nợ cho vay.
  • NIM Q1/22 tăng 55 điểm cơ bản đạt 5,6% nhờ lợi suất tài sản tăng 15 điểm cơ bản svck và chi phí vốn giảm 46 điểm cơ bản svck. Lãi suất tiền gửi Q1/22 giảm từ 10-50 điểm cơ bản svck
  • Theo lộ trình được Chính phủ phê duyệt, MBB sẽ nhận lại 1 tổ chức tín dụng đang chịu sự giám sát đặc biệt của NHNN với mức phi. Theo ban lãnh đạo ngân hàng, tổ chức này phải đáp ứng một số tiêu chí tài chính để tái cơ cấu, bao gồm: tổng giá trị tài sản hoặc giá trị sổ sách không được vượt quá 10% tổng tài sản của MBB; vốn điều lệ dưới 5.000 tỷ đồng và lỗ lũy kế không được vượt quá 20.000 tỷ đồng. MBB có khả năng được cấp hạn mức tín dụng cao hơn và được hưởng khoản vay với lãi suất 0% do NHNN cung cấp để giải quyết một phần lỗ lũy kế. Báo cáo tài chính của tổ chức này sẽ không được hợp nhất vào MBB trong giai đoạn tái cơ cấu. MBB đặt mục tiêu xử lý khoản lỗ lũy kế này trong vòng 7-8 năm. Sau khi tái cơ cấu, MBB được phép sát nhập tổ chức này hoặc bán cho các nhà đầu tư tiềm năng hoặc phát hành lần đầu ra công chúng (IPO).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1651662061538_MBB_VNDS_2022-05-04.pdf

18.     LPB [ MUA – 23,420đ/cp ]: KQKD Q1/2022 khả quan nhưng trái chiều – Báo cáo nhanh – HSC – 04/05/2022

  • LPB đã công bố KQKD Q1/2022 với LNTT đạt 1.112 tỷ đồng (tăng 62% so với cùng kỳ), chủ yếu nhờ tổng thu nhập HĐ tăng mạnh (tăng 39% so với cùng kỳ) và chi phí HĐ được kiểm soát tốt (tăng 12% so với cùng kỳ). Lợi nhuận thực hiện trong Q1/2022 bằng 34% dự báo của HSC cho cả năm 2022
  • Tín dụng của LPB tại thời điểm cuối Q1/2022 đạt 207,7 nghìn tỷ đồng (bằng với quý trước và tăng 13,7% so với cùng kỳ). Ngoài ra, trái phiếu doanh nghiệp đầu tư ở mức thấp, là 19 tỷ đồng. Về mặt huy động, tiền gửi khách hàng giảm 1,6% so với quý trước xuống còn 177,4 nghìn tỷ đồng (giảm 0,7% so với cùng kỳ) trong khi giấy tờ có giá tăng 5,9% so với đầu năm lên 38,9 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn giảm từ 10% tại thời điểm cuối Q4/2021 xuống còn 7,7% tại thời điểm cuối Q1/2022, mức thấp nhất trong những năm gần đây.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1651660186631_LPB_HSC_2022-05-04.pdf

19.     HSG [ MUA – 42,000đ/cp ]: Q2/2022: Lợi nhuận giảm 77,4% – Báo cáo nhanh – HSC – 04/05/2022

  • HSG công bố KQKD thất vọng với lợi nhuận thuần giảm 77,4% so với cùng kỳ xuống 234 tỷ đồng trong khi doanh thu thuần tăng 16,7% so với cùng kỳ đạt 12.661 tỷ đồng. Doanh thu vượt dự báo của HSC trong khi lợi nhuận thuần thấp hơn đáng kể so với dự báo của HSC.
  • Sản lượng tiêu thụ giảm, tỷ suất lợi nhuận thu hẹp và tỷ lệ chi phí bán hàng & quản lý/doanh thu tăng là những nguyên nhân chính khiến lợi nhuận của HSG sụt giảm. Trong 6 tháng đầu năm 2022, lợi nhuận thuần của HSG chỉ đạt 28,7% dự báo cả năm 2022 của HSC (3.037 tỷ đồng) nhưng đạt 57,3% dự báo doanh thu thuần của HSC (51.612 tỷ đồng).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1651660893518_HSG_HSC_2022-05-04.pdf

20.     HPG [ MUA – 65,300đ/cp ]: Kỳ vọng vượt kế hoạch đề xuất – Báo cáo nhanh – HSC  – 04/05/2022

  • Chiều ngày 29/4/2022, HPG đã công bố tài liệu ĐHCĐ. HPG đã điều chỉnh lịch tổ chức ĐHCĐ sang ngày 24/5/2022 (từ ngày 20/5/2022). Ngoài ra, HPG cũng đã công bố tài liệu ĐHCĐ bao gồm kế hoạch kinh doanh năm 2022 và phương án chi trả cổ tức cho năm 2021 và 2022. Cụ thể như sau:
  • HPG trình kế hoạch doanh thu thuần năm 2022 đạt 160 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 6,9%). Tuy nhiên, trước những khả năng biến động của giá nguyên liệu đầu vào, bao gồm than cốc, quặng sắt và sắt phế liệu, HPG đặt kế hoạch lợi nhuận dao động trong khoảng 25-30 nghìn tỷ đồng (giảm 27,5-13%)
  • Trong khi kế hoạch doanh thu thuần nhìn chung sát với dự báo hiện tại của HSC là 165 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 10%), kế hoạch lợi nhuận thuần năm 2022 thấp hơn đáng kể so với dự báo của HSC là 31,8 nghìn tỷ đồng (giảm 7,8%).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1651660808020_HPG_HSC_2022-05-04.pdf

21.     GMD [ Tích cực – 64,400đ/cp ]: Tăng trưởng toàn diện – Báo cáo cập nhật – VNDS – 04/05/2022

  • Trong Q1/22, GMD ghi nhận doanh thu tăng 28,0% svck, trong đó doanh thu dịch vụ cảng biển tăng 26,3% svck nhờ tăng trưởng sản lượng 24% svck và phí dịch vụ trung bình tăng 1,9% svck theo ước tính. Doanh thu logistics tăng 37,2% svck nhờ đóng góp của dịch vụ kho bãi với diện tích nhà kho tăng 21,2% svck và dịch vụ vận tải thủy hưởng lợi từ giá cước tăng phi mã. Sản lượng của Gemalink đạt 300.000 TEU và ghi nhận lợi nhuận ròng 38,5 tỷ trong Q1/22, giúp lợi nhuận từ công ty liên kết tăng 408,8% svck. Tổng hợp lại, LN ròng Q1/22 tăng 86,1% svck, theo sát dự phóng và hoàn thành 27,2% dự phóng cả năm.
  • GMD sẽ phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 3:1 và giá chào bán 20.000 VND/cp. Nếu thành công, GMD sẽ thu về 2.009 tỷ đồng để tài trợ cho dự án Nam Đình Vũ giai đoạn 2 (800 tỷ) và Gemalink giai đoạn 2 (1.000 tỷ). GMD đang đàm phán để thoái 24% vốn tại Gemalink. GMD đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế (LNTT) 1.200 tỷ (+48,9% svck) theo kịch bản tích cực, tuy nhiên VNDS kỳ vọng LNTT 2022 có thể tăng 55,7% svck đạt 1.255 tỷ chủ yếu nhờ đóng góp của Gemalink (275 tỷ).
  • VNDS duy trì mức dự phóng EPS 2022-23 trên nhiều yếu tố phức hợp. VNDS kỳ vọng triển vọng dài hạn tươi sáng hơn cho GMD nhờ các dự án đầu tư hưởng lợi từ thị trường cảng biển & vận tải biển sôi động của Việt Nam, qua đó VNDS nâng dự phóng tăng trưởng kép 2022-26 từ 4,3% lên 9,9%, giúp tăng trưởng kép LN ròng 2022-26 tăng từ 20,3% lên 23,0%.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1651661951735_GMD_VNDS_2022-05-04.pdf

22.     GAS [ Tích cực – 143,100đ/cp ]: Hưởng lợi từ đà tăng giá năng lượng toàn cầu – Báo cáo cập nhật – VNDS – 04/05/2022

  • Doanh thu (DT) Q1/22 tăng 51,9% svck đạt 26.689 tỷ đồng nhờ giá năng lượng toàn cầu tăng mạnh và sản lượng tiêu thụ LPG tăng 19% svck đạt 563.000 tấn, trong khi sản lượng tiêu thụ khí khô đi ngang so với cùng kỳ ở mức ~2 tỷ m3. Biên LN gộp Q1/22 tăng 0,6 điểm % lên 19,2% nhờ đóng góp cao hơn của mảng khí khô so với Q1/21. Trong khi đó, thu nhập thuần từ hoạt động tài chính giảm 23,1% svck xuống 159 tỷ đồng trong Q1/22 do GAS tăng nợ vay (+2 lần svck) để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng năng lượng trọng điểm của công ty. Kết quả, GAS ghi nhận LN ròng Q1/22 tăng trưởng 68,9% svck lên 3.429 tỷ đồng, hoàn thành 29,8% dự báo cả năm của VNDS.
  • Theo EVN, nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện than của EVN chỉ đạt 76,8% kế hoạch trong Q1/22, kéo theo công suất hoạt động thấp hơn dự kiến từ cuối Q1/22. VNDS cho rằng các nhà máy này sẽ đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong thời gian tới do khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn thay thế (nguồn nhập khẩu) khi tình trạng giá than đang ở mức cao bởi cuộc khủng hoảng Ukraine. Do đó, VNDS tin rằng điện khí sẽ là nguồn điện khả thi có thể bù đắp cho nhiệt điện than nhờ việc tự chủ nguồn cung trong nước, điều đó sẽ mang lại lợi ích cho GAS trong những tháng sắp tới. Nhìn chung, VNDS kỳ vọng sản lượng tiêu thụ khí khô của GAS năm 2022 sẽ tăng 26,6% svck, đóng vai trò chính thúc đẩy LN ròng 2022 tăng trưởng 32,7% svck.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1651662274952_GAS_VNDS_2022-05-04.pdf

23.     CRE [ MUA – 45,000đ/cp ]: Q1/2022: Lợi nhuận thuần tăng thấp hơn kỳ vọng – Báo cáo nhanh – HSC – 04/05/2022

  • CRE vừa công bố KQKD Q1/2022 với doanh thu là 1.942 tỷ đồng (giảm 4,8% so với cùng kỳ) và lợi nhuận thuần đạt 145 tỷ đồng, thấp hơn so với dự báo của HSC.
  • Mặc dù mảng đầu tư thứ cấp đạt kết quả tốt với tỷ suất lợi nhuận cao trong Q1/2022 (22,2% so với 7,8% trong Q1/2021), kết quả mảng môi giới kém khả quan với doanh thu giảm 25% so với cùng kỳ. Kết quả này chủ yếu do dịch COVID-19 tiếp tục gây gián đoạn hoạt động môi giới của CRE.
  • Trong khi đó, chi phí bán hàng & quản lý tăng 156% so với cùng kỳ (tăng 61% so với quý trước) do CRE đã hỗ trợ khách hàng chi trả lãi vay nhằm củng cố doanh thu. Doanh thu và lợi nhuận thuần đạt lần lượt 21,4% và 16,9% dự báo của HSC trong khi hoàn thành lần lượt 22,8% và 20,1% kế hoạch của BLĐ

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1651659858680_CRE_HSC_2022-05-04.pdf

24.     VRE [ MUA – 39,100đ/cp ]: Q1/2022: KQKD vẫn đang hồi phục – Báo cáo nhanh – HSC – 04/05/2022

  • VRE công bố KQKD Q1/2022 với lợi nhuận thuần là 377 tỷ đồng (giảm 51,7% so với cùng kỳ) và doanh thu thuần là 1.369 tỷ đồng (giảm 38,5% so với cùng kỳ), đạt lần lượt 14,3% và 15,6% dự báo của HSC.
  • Doanh thu cho thuê trong Q1/2022 hồi phục 40% so với quý trước đạt 1.246 tỷ đồng nhưng vẫn thấp hơn 27,2% so với cùng kỳ. Trong kỳ, Công ty đã cung cấp các gói hỗ trợ tài chính cho khách thuê với tổng giá trị 464 tỷ đồng (so với 250 tỷ đồng trong Q1/2021), cao hơn một chút so với dự báo của HSC và đạt 50% dự báo giá trị gói hỗ trợ trong năm 2022 của HSC.
  • Doanh thu BĐS trong kỳ là 84,3 tỷ đồng (giảm 81,4% so với cùng kỳ), nhìn chung sát với dự báo của HSC.
  • Lợi nhuận gộp trong Q1/2022 là 611 tỷ đồng (giảm 47,7% so với cùng kỳ), tương đương tỷ suất lợi nhuận gộp chung là 44,6%. Tỷ suất lợi nhuận gộp mảng cho thuê là 45,8%, thấp hơn một chút so với dự báo của HSC

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1651738282530_VRE_HSC_2022-05-05.pdf

25.     VNM [ Tích cực – 82,000đ/cp ]: Chi phí nguyên vật liệu cao ăn mòn lợi nhuận  – Báo cáo phân tích – SSI – 05/05/2022

  • VNM đặt kế hoạch năm 2022 với doanh thu thuần tăng 5% so với cùng kỳ (bao gồm cả giá bán bình quân tăng) và LNST đạt 9,8 nghìn tỷ đồng (-7,7% so với cùng kỳ). Công ty cũng đặt mục tiêu chiếm 56% thị phần theo giá trị trong năm 2022, tăng 0,5 điểm phần trăm so với năm 2021. Cổ tức tiền mặt cho năm 2021 được thông qua ở mức 38,5% (29% đã được chi trả), tương ứng với tỷ lệ chi trả là 76%.
  • Do giá nguyên liệu đầu vào (bột sữa nguyên liệu, sữa tươi, thức ăn chăn nuôi, đường, chi phí đóng gói) vẫn ở mức cao lâu hơn so với dự kiến của SSI trước đó, SSI điều chỉnh giảm ước tính doanh thu và LNST năm 2022 lần lượt là 1% và 10%. SSI điều chỉnh giảm giá mục tiêu 1 năm đối với cổ phiếu VNM xuống 82.000 đồng/cổ phiếu (từ 90.000 đồng/cổ phiếu), dựa trên phương pháp định giá DCF (với WACC cao hơn để phản ánh lãi suất phi rủi ro cao hơn) và P/E mục tiêu thấp hơn là 18x (từ 19x). SSI cho rằng triển vọng tăng trưởng âm trong năm 2022 phần lớn đã được thị trường nhìn nhận. Với tiềm năng tăng trưởng 13% theo giá mục tiêu mới, SSI lặp lại khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu VNM.
  • Tại ĐHCĐ, ban lãnh đạo đã trao đổi về áp lực lên biên lợi nhuận trong các quý còn lại của năm, do giá của tất cả các nguyên liệu đầu vào đã tăng từ 37-40% so với cùng kỳ. Để khắc phục điều này, VNM đã tăng khoảng 5% giá bán bình quân trong Q1/2022. VNM cũng đã chốt giá các hợp đồng nguyên vật liệu đến tháng 8/2022. Theo ban lãnh đạo, hậu Covid-19, nhu cầu trong nước sẽ phục hồi dần (do người tiêu dùng thu nhập thấp bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh), trong khi doanh thu xuất khẩu dự kiến chỉ tăng từ 5 -10% so với cùng kỳ trong năm 2022. Về dài hạn, ban lãnh đạo vẫn cho rằng mức tiêu thụ trong nước là chưa bão hòa và sẽ tiếp tục tăng trưởng tương ứng với tốc độ tăng trưởng GDP. Đến năm 2026, VNM đặt kế hoạch doanh thu là 86 nghìn tỷ đồng (CAGR là 7,2% giai đoạn 2021-2026) và LNTT là 16 nghìn tỷ đồng (CAGR là 4,4%)

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1651739059811_VNM_SSI_2022-05-05.pdf

26.     VNM [ MUA – 80,700đ/cp ]: Thiếu động lực tăng trưởng; duy trì khuyến nghị Tăng tỷ trọng – Báo cáo doanh nghiệp – HSC – 05/05/2022

  • Tổng kết năm 2021, doanh thu giảm nhẹ và LNST tăng 10% YoY — Lũy kế cả năm 2021, doanh thu của GEG đạt 1,381 tỷ VND (-7.5% YoY) và lợi nhuận sau thuế đạt 325 tỷ VND (+10.3% YoY). Sự khác biệt giữa tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sau thuế đến từ biên lợi nhuận gộp của GEG được mở rộng thêm 5 điểm % lên 56% do sự đóng góp nhiều hơn của các mảng có biên lợi nhuận cao như điện gió và điện mặt trời, nhờ đó LNST của GEG đã vượt kế hoạch, đạt 125% so với kế hoạch đề ra năm 2021.
  • Kết quả kinh doanh Quý 1/2022 tăng trưởng tích cực nhờ đóng góp từ mảng điện gió — Ban lãnh đạo GEG đặt kế hoạch năm 2022 cho doanh thu và LNTT lần lượt là 1,930 tỷ VNĐ (+39.8% YoY) và 345 tỷ VNĐ (-6.4% YoY). Cho biết về sự khác biệt giữa Doanh thu và LNTT, Ban lãnh đạo giải thích rằng năm 2022 là năm đầu tiên ghi nhận khấu hao và lãi vay của 3 dự án điện gió năm 2021, dẫn tới việc thu hẹp LNTT. Tuy nhiên, Ban lãnh đạo cũng cho biết thêm đây là một kế hoạch thận trọng do sự không chắc chắn của loại hình điện gió và tự tin rằng GEG sẽ đạt được 400 tỷ LNTT cho năm 2022. — Về kế quả kinh doanh Quý 1/2022, LNTT sơ bộ đạt 183 tỷ VNĐ (+123.2% YoY), hoàn thành 53% kế hoạch năm 2022. Điều này được giải thích nhờ vào việc vận hành của 3 nhà máy điện gió mới trong Quý 1/2022 so với Quý 1/2021. Cũng theo GEG, Quý 1 và Quý 4 sẽ là mùa gió thuận lợi cho các nhà máy điện gió nhờ vào tốc độ gió mạnh trong khoảng thời gian này.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1651053642026_GEG_KBSV_2022-04-27.pdf

27.     VHM [ MUA – 89,200đ/cp ]: Q1/2022: KQKD nhìn chung sát với kỳ vọng – Báo cáo nhanh – HSC – 05/05/2022

  • VHM công bố BCTC Q1/2022 với doanh thu là 8.923 tỷ đồng (giảm 31,3% so với cùng kỳ) và lợi nhuận thuần là 4.540 tỷ đồng (giảm 15,9% so với cùng kỳ). Doanh thu thấp hơn so với dự báo của HSCdo khác biệt trong phương pháp hạch toán kế toán. Sau khi điều chỉnh, doanh thu của VHM sát với dự báo của HSC. Lợi nhuận thuần nhìn chung sát với dự báo và đạt 14,3% dự báo cả năm 2022 của HSC. Doanh thu thực tế đạt 9,5% dự báo của HSC.
  • Doanh thu BĐS trong Q1/2022 là 5.961 tỷ đồng (giảm 40,5% so với cùng kỳ), chủ yếu đến từ 3 đại dự án, cụ thể như sau: Vinhomes Ocean Park (2,6 nghìn tỷ đồng), Vinhomes Smart City (1,7 nghìn tỷ đồng) và Vinhomes Grand Park (1,3 nghìn tỷ đồng)
  • Về số căn đã bàn giao, Công ty đã bàn giao 670 căn từ dự án Vinhomes Ocean Park, 957 căn từ dự án Vinhomes Smart City và 95 căn từ dự án Vinhomes Grand Park
  • Doanh thu thấp hơn so với dự báo và đạt 9,5% dự báo của HSC. Tuy nhiên, kết quả này chỉ là do khác biệt trong phương pháp kế toán. Trong Q1/2022, VHM ghi nhận một giao dịch bán sỉ tại dự án Vinhomes Grand Park với mức lãi đạt 3,2 nghìn tỷ đồng. Khoản lãi này được ghi nhận vào khoản mục thu nhập tài chính (với giá trị hợp đồng ước tính đạt khoảng 5 nghìn tỷ đồng) trong khi HSC phản ánh khoản lãi trong khoản mục doanh thu và giá vốn. Theo đó, tác động ròng của chênh lệch này tới lợi nhuận thuần là không đáng kể.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1651738486162_VHM_HSC_2022-05-05.pdf

28.     MBB [ Trung lập ]: KQKD Q1/22: Lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ – Báo cáo cập nhật – BVSC – 05/05/2022

  • Ngân hàng MBBank đã công bố BCTC Quý 1/2022 với lợi nhuận sau thuế đạt 4.546 tỷ đồng (+28% yoy). Mức tăng trưởng lợi nhuận của MBB chủ yếu đến từ tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ và NIM mở rộng.
  • Quý 1/2022, tín dụng hợp nhất toàn hàng của MBBank đạt mức 14,8% YTD, là mức cao xấp xỉ ba lần so với mức tăng trưởng ngành là 5% và là mức tăng trưởng mạnh nhất trên toàn hệ thống
  • Quý 1/2022, Tỷ lệ nợ xấu của MBBank là 0,99%, tăng 9 bps so với cuối năm 2021 và giảm 30 bps so với cùng kỳ. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt mức 250%, giảm nhẹ so với mức 267% cuối năm 2021.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1651739227623_MBB_BVSC_2022-05-05.pdf

29.     KBC [ MUA – 72,200đ/cp ]: Q1/2022: KQKD cốt lõi ảm đạm nhưng chủ yếu do thời điểm – Báo cáo nhanh – HSC – 05/05/2022

  • KBC công bố KQKD hợp nhất Q1/2022 với lợi nhuận thuần là 481 tỷ đồng (giảm 20% so với cùng kỳ), vượt dự báo của HSC và đạt 15% dự báo cả năm 2022 của HSC. Tuy nhiên, kết quả này chủ yếu nhờ khoản lãi tài chính sổ sách 499 tỷ đồng (trước thuế); do đó, lợi nhuận cốt lõi trong kỳ khá ảm đạm.
  • Doanh thu Q1/2022 giảm 65% so với cùng kỳ xuống 692 tỷ đồng, sát với dự báo của HSC và ở mức thấp chủ yếu do thời điểm hạch toán, đạt 8% dự báo cả năm 2022 của HSC
  • Doanh thu cho thuê KCN đạt 317 tỷ đồng (giảm 82% so với cùng kỳ), nhờ cho thuê 9ha tại KCN Tân Phú Trung. Nhìn chung, HSC cho rằng doanh thu mảng này trong năm nay sẽ kém hơn năm ngoái do mức nền cao, đặc biệt là trong Q1. Doanh thu Q1/2021 đạt 1.794 tỷ đồng, nhờ bàn giao 67ha tại KCN Quang Châu, Tràng Duệ 2, Nam Sơn Hạp Lĩnh và Tân Phú Trung
  • HSC kỳ vọng phần lớn doanh thu cho thuê KCN sẽ đến vào các quý cuối năm, bao gồm cả hợp đồng cho thuê với Oppo với giá trị khoảng 1 nghìn tỷ đồng, ước tính đóng góp 40% doanh thu được dự báo của mảng này.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1651738677831_KBC_HSC_2022-05-05.pdf

30.     DXG [ MUA – 45,400đ/cp ]: Q1/2022: Lợi nhuận giảm 49% mang tính thời điểm – Báo cáo nhanh – HSC – 05/05/2022

  • DXG công bố KQKD Q1/2022 với lợi nhuận thuần là 270 tỷ đồng (giảm 49,1% so với cùng kỳ) với doanh thu là 1.792 tỷ đồng (giảm 39,3% so với cùng kỳ). Đáng chú ý, lợi nhuận thuần Q1/2022 giảm xuống 15,1% so với 18,0% trong Q1/2021 do DXG hạ tỷ lệ sở hữu tại CTCP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (DXS; Không xếp hạng) xuống 60,3% tính đến ngày 31/3/2022, từ 84,2% tính đến ngày 31/3/2021. Mức nền cao trong Q1/2021 cũng góp phần vào sự giảm tăng trưởng của KQKD Q1/2022. Doanh thu và lợi nhuận thuần đạt lần lượt 21% và 23% dự báo của HSC, và hoàn thành lần lượt 16% và 19% kế hoạch của BLĐ.
  • Cơ cấu doanh thu trong Q1/2022 như sau: • Doanh thu BĐS đạt 984 tỷ đồng (đóng góp 50% doanh thu), giảm mạnh 54,6% so với cùng kỳ một phần do mức nền cao trong Q1/2021 do Công ty đẩy mạnh ghi nhận từ dự án Opal Boulevard và Gem Sky World, nhưng vẫn sát với dự báo của HSC. HSC hiểu rằng doanh thu BĐS trong Q1/2022 chủ yếu được đóng góp từ dự án St Moritz (0,24ha, Thủ Đức – TP.HCM). Tỷ suất lợi nhuận gộp trong Q2/2022 giảm xuống 47,8%, so với 55,0% trong Q1/2021 và dự báo của HSC là 49,8%, do chi phí xây dựng tăng, đặc biệt là giá thép. • Doanh thu dịch vụ môi giới giảm nhẹ 3,2% so với cùng kỳ xuống 710 tỷ đồng (đóng góp 36% doanh thu trong kỳ), thấp hơn so với dự báo của HSC. HSC cho rằng có 2 nguyên nhân khiến doanh thu mảng này sụt giảm, bao gồm (1) dịch COVID-19 bùng phát tại miền Bắc trong Q1/2022 đã tác động xấu tới hoạt động môi giới, và (2) tổng nguồn cung trên thực tế vẫn thấp trong kỳ (theo CBRE, tổng nguồn cung giảm 18,7% tại Hà Nội và 36% tại TP.HCM).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1651738597037_DXG_HSC_2022-05-05.pdf

31.     DRC [ MUA – 37,700đ/cp ]: ĐHCĐ: Nhấn mạnh việc mở rộng công suất – Báo cáo nhanh – HSC – 05/05/2022

  • Trong năm 2022, BLĐ đặt kế hoạch doanh thu thuần tăng trưởng 1% đạt 4.428 tỷ đồng và LNTT giảm 12% xuống 320 tỷ đồng, lần lượt đạt 83% và 78% dự báo doanh thu thuần và LNTT trong năm 2022 của HSC. Trong trường hợp này, HSC vẫn lạc quan với dự báo của mình do DRC có thông lệ đặt kế hoạch thấp và sẽ “vượt kế hoạch”.
  • Cổ đông đã thông qua phương án phân phối lợi nhuận của Công ty, bao gồm trích 10% lợi nhuận thuần cho quỹ khen thưởng & phúc lợi và chi trả cổ tức bằng tiền mặt là 17% (1.700đ/cp). Theo đó, tỷ lệ lợi nhuận chi trả cổ tức là 69,4% và lợi suất cổ tức là 5,6% theo thị giá hiện tại. Công ty đã thanh toán trước 500đ/cp vào tháng 12/2021, và 1.200đ/cp còn lại sẽ được thanh toán sau ĐHCĐ
  • BLĐ công bố một số thông tin mới về kế hoạch mở rộng công suất sản xuất lốp radial trong dài hạn như sau: • Kế hoạch nâng công suất lên 1 triệu lốp/năm (từ 600.000 lốp/năm hiện tại), với vốn đầu tư dự kiến là 916 tỷ đồng, đã được cổ đông thông qua vào năm 2021. Tuy nhiên, BLĐ chia sẻ rằng mức đầu tư thực tế có thể sẽ thấp hơn, trong khoảng 600-700 tỷ đồng. Đáng chú ý, trong 2 giai đoạn mở rộng công suất lốp radial đầu tiên, tổng vốn đầu tư thực tế cũng thấp hơn so với kế hoạch (2.164 tỷ đồng thực tế so với 2.292 tỷ đồng kế hoạch). • Dự án sẽ được tài trợ từ vốn CSH/nợ theo tỷ lệ 40:60. Theo BLĐ, dự án này sẽ khởi công vào ngày 10/6/2022.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1651738009767_DRC_HSC_2022-05-05.pdf

32.     ACV [ MUA – 107,400đ/cp ]: Q1/2022: Mức lợi nhuận cao nhất trong 6 quý – Báo cáo nhanh  – HSC – 05/05/2022

  • ACV công bố KQKD Q1/2022 mạnh mẽ với lợi nhuận thuần đóng góp cho cổ đông ACV là 701 tỷ đồng (tăng 2,5% so với cùng kỳ và 251% so với quý trước) nhờ doanh thu thuần đạt 2.109 tỷ đồng (tăng 10,8% so với cùng kỳ và 120% so với quý trước). Doanh thu và lợi nhuận thuần của ACV đạt lần lượt 21% và 33% dự báo của HSC lần lượt là 10.018 tỷ đồng (tăng trưởng 111%) và 2.142 tỷ đồng (tăng trưởng 329%).
  • Trong Q1/2022, ACV phục vụ 15,9 triệu lượt khách (tăng 5,8% so với cùng kỳ), bao gồm: ▪ 15,5 triệu hành khách nội địa, tăng 3,6% so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ nhu cầu tăng trong giai đoạn nghỉ Tết năm nay, bất chấp biến chủng Omicron lây lan rộng, so với Q1/2021. ▪ 452.058 lượt du khách quốc tế, tăng 287,2% so với cùng kỳ từ mức nền thấp trong Q1/2021. Đánh chú ý, số lượng hành khách vẫn tương đối thấp do Việt Nam mới hoàn toàn mở cửa biên giới từ ngày 25/3/2022; do đó, HSC kỳ vọng số lượng du khách quốc tế sẽ tiếp tục hồi phục trong nửa cuối năm 2022.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1651738763494_ACV_HSC_2022-05-05.pdf

33.     ACB [ MUA – 43,500đ/cp ]: KQKD Q1/2022: Lấy lại đà tăng trưởng – Báo cáo nhanh – HSC – 05/05/2022

  • ACB đã công bố lợi nhuận thuần Q1/2022 đạt 3.288 tỷ đồng (tăng 32,4% so với cùng kỳ) nhờ (1) tổng thu nhập HĐ tăng 20,7% so với cùng kỳ và (2) hoàn nhập chi phí dự phòng (liên quan đến nợ tái cơ cấu). KQKD Q1/2022 sát kỳ vọng và bằng 24% dự báo của HSC cho cả năm 2022.
  • Tín dụng tăng 5% so với đầu năm trong khi tiền gửi khách hàng tăng chậm hơn, tăng 1,6% so với đầu năm. Theo đó, hệ số LDR thuần tăng lên 82,4% (từ 77,9% tại thời điểm cuối năm 2021). Tiền gửi không kỳ hạn tăng 7,4% lên 103.869 tỷ đồng; theo đó tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn là 26,9% (tại thời điểm cuối năm 2021 là 25,5%)
  • So với quý trước, tỷ lệ NIM tăng 25,4 điểm cơ bản lên 4,45%; chủ yếu nhờ chi phí huy động giảm 19,4 điểm cơ bản xuống còn 3,12% trong khi lợi suất gộp về cơ bản giữ nguyên ở 7,4% (chỉ tăng 0,5 điểm cơ bản). Mặc dù lãi suất huy động gần đây chịu áp lực tăng, chi phí huy động tiền gửi khách hàng của ACB vẫn giảm 57 điểm cơ bản xuống còn 3,03% nhờ tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn tăng. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn đã trong xu hướng tăng trong 2 năm qua và HSC cho rằng tỷ lệ này vẫn còn dư địa tăng tiếp trong những quý tới.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1651738394899_ACB_HSC_2022-05-05.pdf

34.     VTP [ MUA – 90,000đ/cp ]: Q1/2022: Giảm nhẹ, sát với dự báo – Báo cáo nhanh – HSC – 06/05/2022

  • Lợi nhuận thuần Q1/2022 của VTP giảm 4,8% so với cùng kỳ xuống 103 tỷ đồng với doanh thu thuần đạt 5.572 tỷ đồng (tăng 11,9% so với cùng kỳ), sát với dự báo và đạt lần lượt 22,9% và 22,8% dự báo năm 2022 của HSC.
  • Doanh thu trong Q1/2022 được thúc đẩy nhờ doanh thu dịch vụ tăng ấn tượng 39,3% so với cùng kỳ đạt 2.237 tỷ đồng và đóng góp 39% tổng doanh thu, so với mức 31% trong Q1/2021. Trong khi đó, doanh thu thương mại đi ngang so với cùng kỳ là 3.535 tỷ đồng do không có mức nền thấp. Doanh thu thương mại đóng góp 61% vào tổng doanh thu, so với 69% trong Q1/2021.
  • VTP tăng trưởng vượt trội so với ngành trong Q1/2022 (tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ) đạt 9.900 tỷ đồng (Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông). Theo đó, thị phần của VTP đã tăng lên 22,6% từ mức 16,5% trong Q1/2021
  • Doanh thu dịch vụ của VnPost, công ty có thị phần số một trong ngành, tăng 23,2% so với cùng kỳ đạt 2.526 tỷ đồng (thị phần trong kỳ là 25,5%). Do cả hai công ty hàng đầu đều tăng vượt mức bình quân trong Q1/2022, HSC cho rằng một số công ty nhỏ có thể đã dừng hoạt động sau dịch COVID-19. Nếu điều này xảy ra, các công ty vẫn đang hoạt động sẽ hưởng lợi trong những quý tới.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1651814251948_VTP_HSC_2022-05-06.pdf

35.     VIC [ Nắm giữ – 83,200đ/cp ]: KQKD Q1/2022 vượt kỳ vọng nhờ lợi nhuận tài chính – Báo cáo nhanh – HSC – 06/05/2022

  • VIC đã công bố BCTC Q1/2022 với lợi nhuận thuần đạt 2.454 tỷ đồng, tăng 17,2% so với cùng kỳ và doanh thu đạt 18.239 tỷ đồng, giảm 21,7% so với cùng kỳ. Kết quả Q1/2022 lần lượt bằng 265% và 12% dự báo lợi nhuận thuần và doanh thu của HSC cho cả năm 2022. KQKD từng mảng sát kỳ vọng nhưng lợi nhuận thuần hợp nhất cao hơn kỳ vọng chủ yếu nhờ lãi tài chính không thường xuyên ghi nhận trong kỳ.
  • Mảng BĐS; doanh thu BĐS Q1/2022 đạt 6.685 tỷ đồng (giảm 37,3% so với cùng kỳ), chủ yếu từ 3 dự án lớn: Vinhomes Ocean Park (2,6 nghìn tỷ đồng), Vinhomes Smart City (1,7 nghìn tỷ đồng) và Vinhomes Grand Park (1,3 nghìn tỷ đồng)
  • Doanh thu thấp hơn kỳ vọng vì sự thay đổi ở chính sách hạch toán. VHM (VIC nắm 69,3% cổ phần) đã ghi nhận một giao dịch bán sỉ tại dự án Vinhomes Grand Park với khoản lãi 3,2 nghìn tỷ đồng trong Q1/2022. Khoản lãi này được ghi nhận vào doanh thu HĐ tài chính (doanh thu ước tính khoảng 5 nghìn tỷ đồng) trong khi HSC dự báo giao dịch này sẽ được hạch toán vào doanh thu và giá vốn hàng bán. Tác động của việc hạch toàn lên ước tính lợi nhuận thuần là ko đáng kể.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1651823326999_VIC_HSC_2022-05-06.pdf

36.     VCB [ MUA – 102,000đ/cp ]: KQKD Q1/2022 khả quan và sát dự báo – Báo cáo nhanh – HSC – 06/05/2022

  • CVCB đã công bố KQKD Q1/2022 khả quan và nói chung sát kỳ vọng. Lợi nhuận thuần đạt 7.962 tỷ đồng (tăng 15,4% so với cùng kỳ), bằng 26,9% dự báo của HSC và hoàn thành 36,2% kế hoạch thận trọng của Ngân hàng đề ra cho cả năm 2022.
  • So với đầu năm, tín dụng cuối tăng 7% trong Q1/2022 và tăng 8,8% tính đến cuối tháng 4. Tăng trưởng tín dụng đạt được nhờ cho vay khách hàng tăng 7,1% đạt 1,029 triệu tỷ đồng trong khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp giảm nhẹ xuống còn 12 tỷ đồng. Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của VCB trong kỳ không đáng kể, chỉ chiếm 1,2% tổng tín dụng
  • Tại thời điểm cuối năm 2021, tỷ trọng cho vay lĩnh vực BĐS trong dư nợ cho vay là 26,3%; bao gồm cho vay doanh nghiệp BĐS là 35,9 nghìn tỷ đồng (3,7%) và cho vay cá nhân mua nhà là 217,2 nghìn tỷ đồng (22,6%). Trong khi đó, tỷ trọng trái phiếu doanh nghiệp BĐS trong tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp nắm giữ không đáng kể, chỉ là 2,5%. HSC cho rằng không có nhiều thay đổi ở tỷ trọng cho vay lĩnh vực BĐS & đầu tư trái phiếu doanh nghiệp BĐS trong Q1/2022 mặc dù VCB không công bố thông tin chi tiết. Nói chung, VCB có khẩu vị rủi ro và tỷ trọng cho vay lĩnh vực BĐS & đầu tư trái phiếu doanh nghiệp BĐS thấp.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1651813990168_VCB_HSC_2022-05-06.pdf

37.     PNJ [ MUA – 144,200đ/cp ]: Triển vọng tích cực vẫn còn nguyên; khuyến nghị Mua vào  – Báo cáo doanh nghiệp – HSC – 06/05/2022

  • KQKD Q1/2022 tích cực với doanh thu thuần vượt 8% dự báo của HSC nhờ tất cả các mảng đều tăng trưởng mạnh. Doanh thu bán lẻ tăng 35,5% so với cùng kỳ, doanh thu vàng miếng tăng 61% so với cùng kỳ trong khi doanh thu bán buôn tăng 12,3% so với cùng kỳ. Theo HSC, triển vọng năm 2022 của PNJ vẫn rất tích cực nhờ nhu cầu tích lũy trong giai đoạn giãn cách được giải tỏa và khả năng chiếm thêm thị phẩn.
  • HSC nâng lần lượt 12,8%, 12% và 11,1% dự báo lợi nhuận thuần năm 2022, 2023 và 2024 lên lần lượt 1.802 tỷ đồng, 2.160 tỷ đồng và 2.551 tỷ đồng. Dự báo mới của HSC cao hơn 9-19% so với dự báo của thị trường trong giai đoạn này, với lợi nhuận thuần tăng trưởng lần lượt 74,5%, 19,8% và 18,1%. HSC nâng dự báo doanh thu tất cả các mảng kinh doanh nhờ triển vọng rất tích cực trong thời gian tới
  • PNJ hiện đang giao dịch với P/E dự phóng 2022 là 15,3 lần và P/E trượt dự phóng 1 năm là 16,3 lần; thấp hơn 10% (0,5 lần độ lệch chuẩn) so với mức bình quân trong quá khứ là 18 lần (từ tháng 1/2017). PNJ đang giao dịch với P/E dự phóng 2022 cao hơn 38% so với các công ty cùng ngành – theo HSC đây là mức định giá hợp lý.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1651813400071_PNJ_HSC_2022-05-06.pdf

38.     PAC [ Nắm giữ – 34,700đ/cp ]: Nâng khuyến nghị lên Nắm giữ  – Báo cáo doanh nghiệp – HSC – 06/05/2022

  • PAC tổ chức ĐHCĐ năm 2022 vào ngày 23/4/2022. Kế hoạch năm 2022 của Công ty không hấp dẫn với doanh thu thuần tăng trưởng 7% đạt 3.780 tỷ đồng trong khi LNTT giảm 12% xuống 195 tỷ đồng (HSC lưu ý thu nhập trong năm 2021 của PAC đã tăng nhờ khoản bồi thường bảo hiểm bất thường trị giá 14 tỷ đồng).
  • BLĐ lưu ý rằng (1) giá chì và kẽm – nguyên liệu chính trong sản xuất ắc quy và pin của PAC – tăng do chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, khiến tỷ suất lợi nhuận thu hẹp; và (2) kế hoạch xây dựng nhà máy ắc quy mới tại KCN An Phước sẽ được triển khai trong năm tới và cần vốn đầu tư lớn trong các năm tiếp theo
  • PAC cũng công bố doanh thu gộp và LNTT trong Q1/2022 lần lượt đạt 1.080 tỷ đồng (tăng 6% so với cùng kỳ) và 42 tỷ đồng (tăng 4% so với cùng kỳ), đều hoàn thành 28% kế hoạch của Công ty. Tỷ suất lợi nhuận gộp trong Q1/2022 cũng giảm xuống 12,9% từ 14,2% ghi nhận trong Q1/2021 do giá nguyên liệu đầu vào tăng.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1651813674410_PAC_HSC_2022-05-06.pdf

39.     MWG [ Nắm giữ – 169,500đ/cp ]: KQKD Q1/2022 duy trì tăng trưởng nhẹ, BHX quyết tâm tái định vị nhờ chiến lược mới – Báo cáo cập nhật – KBSV – 06/05/2022

  • Luỹ kế Q1/2022, doanh thu thuần đạt 36,466 tỷ đồng (+18.2% YoY) và LNST đạt 1,445 tỷ đồng (+8% YoY). Qua đó, MWG hoàn thành lần lượt 26% và 23% kế hoạch về doanh thu và LNST đặt ra theo ĐHCĐ. KQKD trên hoành thành 25.8% và 21.3% mức dự phóng của KBSV.
  • Dư địa tăng trưởng cho thị trường điện máy vẫn tích cực nhờ (1) xu hướng mua sắm phục hồi sau 2 năm dịch bệnh, (2) tiếp tục đẩy mạnh chuỗi ĐMS – dự kiến sẽ vận hành ít nhất 1,000 cửa hàng vào cuối năm 2022, (3) nâng cấp các cửa hàng TGDĐ thành ĐMX, mở trung tâm điện máy cỡ lớn nếu có cơ hội (quy mô 3,000m2)
  • Theo BLĐ, nhằm thu hút khách hàng và chiến lược định vị BHX trở thành lựa chọn hàng đầu cho mặt hàng tươi sống, (1) BHX sẽ thực hiện nhiều chương trình bán hàng và khuyến mại hấp dẫn, (2) thay đổi layout cửa hàng diện rộng, thân thiện với khách hàng và nhân viên hơn. Trong ngắn hạn, KBSV đánh giá chiến lược này sẽ ảnh hưởng tới biên lợi nhuận và kế hoạch hoà vốn của BHX, song đây là việc làm cần thiết trước khi mở rộng BHX trên toàn quốc năm 2023.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1651823948261_MWG_KBSV_2022-05-06.pdf

40.     DCM [ Tích cực – 48,900đ/cp ]: Cập nhật ĐHCĐ và KQKD Q1/2022 – Báo cáo phân tích – SSI – 06/05/2022

  • SSI đã tham dự ĐHCĐ do DCM tổ chức, tại cuộc họp, công ty đặt kế hoạch LNST rất thận trọng là 513 tỷ đồng (-72% so với cùng kỳ). Theo quan điểm của SSI, giá khí tự nhiên và giá than có thể sẽ không giảm nhiều trong thời gian tới trong năm 2022 do xung đột giữa Nga-Ukraine kéo dài hơn SSI dự kiến ban đầu. Do đó, SSI ước tính LNST năm 2022 tăng 71% so với cùng kỳ đạt 3.275 tỷ đồng với giả định giá bán bình quân của urê cao hơn kế hoạch đặt ra. DCM giao dịch với hệ số P/E 2022 là 6,5x và EV/EBITDA là 2,1x, thấp hơn nhiều so với mức trung bình lịch sử là 12,5x và 3,5x. Bất chấp lợi nhuận kỳ vọng tăng mạnh, giá cổ phiếu DCM giảm cùng với đà giảm của thị trường, đây là cơ hội tích lũy cổ phiếu. Với EV/EBITDA mục tiêu là 3,5x, SSI đưa ra giá mục tiêu 1 năm cho cổ phiếu DCM là 48.900 đồng/cổ phiếu, và khuyến nghị KHẢ QUAN, với ROI là 39% (bao gồm tỷ suất cổ tức 5,5%).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1651823586903_DCM_SSI_2022-05-06.pdf

41.     CTG [ MUA – 42,900đ/cp ]: KQKD Q1/2022: lợi nhuận giảm 28% từ nền cao – Báo cáo nhanh  – HSC – 06/05/2022

  • CTG đã công bố KQKD Q1/2022 với lợi nhuận thuần giảm 27,8% so với cùng kỳ xuống 4.664 tỷ đồng từ nền cao của Q1/2021. Tổng thu nhập HĐ tăng trưởng khiêm tốn (tăng 8,9% so với cùng kỳ) và chi phí HĐ được kiểm soát tốt (tăng 8,8% so với cùng kỳ) nhưng chi phí dự phòng tăng mạnh đã ăn vào lợi nhuận (tăng 228% so với cùng kỳ).
  • Tổng tín dụng Q1/2022 tăng 9,1% so với đầu năm đạt 1,245 triệu tỷ đồng với cho vay khách hàng tăng 8,7% và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tăng 45%. Tăng trưởng tín dụng Q1/2022 của CTG cao hơn nhiều so với bình quân ngành là 5,04% và cũng cao hơn kỳ vọng của HSC. Hạn mức tăng trưởng tín dụng hiện tại của CTG là 10%.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1651813779649_CTG_HSC_2022-05-06.pdf

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN