TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 02/05 – 12/05/2023

Lượt xem: 1357 | Ngày đăng: 17/05/2023 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 02/05 – 12/05/2023

  1. IDC [ Tích cực – 42.600đ/cp ]: Động lực tăng trưởng quỹ đất KCN lớn thứ ba cả nước- VNDS.
  2. BVH [ Tích cực –60.000đ/cp ]: Triển vọng tích cực chưa được thị trường phản ánh – VNDS.
  3. VRE [ Tích cực –38.800đ/cp] Tầm nhìn tăng trưởng thu nhập mạnh mẽ – VNDS
  4. Ngành Ngân hàng [ Trung lập] KQKD Q1/23: Khó khăn dần hiện hữu – VNDS.
  5. Ngành thép [ Trung lập ]: Liệu những gì khó khăn nhất đã ở phía sau – VNDS.
  6. Báo cáo vĩ mô: Chính sách hỗ trợ tiếp tục được ban hành – VNDS.
  7. Báo cáo vĩ mô: Kết quả kinh doanh quý 1/2023 – Khởi đầu gập ghềnh cho năm 2023 – VNDS.
  8. SAB [ Trung lập – 198,500đ/cơ ]: Cập nhật ĐHCĐ 2023 – SSI.
  9. HT1 [ Trung lập – 12.000đ/cp] Tiêu thụ xi măng yếu trong Q1/2023 –SSI.
  10. DGW [ Trung lập – 32,300đ/cp]: Tiêu dùng tiếp tục yếu trong ngắn hạn – SSI
  11. SCS [ Trung lập – 68,300đ/cp ]: Trong chu kỳ đi xuống – SSI.
  12. PNJ [ Tích cực – 86,100đ/cp ]: Tăng trưởng lợi nhuận ổn định – SSI.
  13. VEA [ Trung lập ]: Tăng trưởng lợi nhuận ổn định – SSI.
  14. Báo cáo vĩ mô: Cập nhật diễn biến dòng vốn đầu tư toàn cầu tháng 4/2023 – SSI
  15. Báo cáo vĩ mô: Tháng 5/2023: Xu hướng giảm yếu dần – SSI.
  16. HSG [ Kém khả quan – 14,300đ/cơ ]: Lợi nhuận trở lại mức dương trong Q2/2023 nhờ hoàn nhập dự phòng hàng tồn kho – SSI.
  17. BMP [ Trung lập – 84.300đ/cp] Lợi nhuận đạt kỷ lục trong Q1/2023 –SSI.
  18. Báo cáo vĩ mô: Bản tin thị trường tiền tệ, trái phiếu tuần 24/04/2023 – 05/05/2023 – SSI.

 

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

 

1.     IDC [ Tích cực – 42.600đ/cp ]: Động lực tăng trưởng quỹ đất KCN lớn thứ ba cả nước- VNDS

  • IDC sở hữu diện tích cho thuê còn lại lớn thứ ba (751ha) và là một trong ít doanh nghiệp KCN được phép phân phối điện trực tiếp đến khách hàng.
  • Dự phóng LN ròng 2023-24 giảm 11,1%/17,9% svck do thiếu các khoản hoàn nhập từ KCN đã lấp đầy và nhu cầu BĐS KCN đang gặp thách thức.
  • Báo cáo lần đầu với khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu 42.600 đ/cp

Link tải full báo cáo:

https://www.vndirect.com.vn/idc-dong-luc-tang-truong-tu-quy-dat-kcn-lon-thu-ba-ca-nuoc-kha-quan/

2.     BVH [ Tích cực –60.000đ/cp ]: Triển vọng tích cực chưa được thị trường phản ánh – VNDS

  • Lợi nhuận (LN) Q1/23 tăng 9,8% svck đạt 528 tỷ đồng và hoàn thành 24% dự phóng cả năm 2023 của VNDS.
  • KQKD Q1/23 củng cố kỳ vọng của VNDS về tăng trưởng LN mạnh mẽ trong 2023-24 nhờ lợi suất đầu tư cao hơn và áp lực dự phòng giảm.
  • Định giá hấp dẫn; khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu 60.000đ/cp.

Link tải full báo cáo:

https://www.vndirect.com.vn/bvh-trien-vong-tich-cuc-chua-duoc-thi-truong-phan-anh-cap-nhat/

3.     VRE [ Tích cực –38.800đ/cp] Tầm nhìn tăng trưởng thu nhập mạnh mẽ – VNDS

  • Doanh thu và LN ròng Q1/23 của VRE tăng 42% svck/171% svck lên 1.943/1.024 tỷ đồng, phù hợp với dự báo của VNDS.
  • VNDS kỳ vọng LN ròng VRE tăng trưởng 69%/12% svck năm 2023/24 khi mảng cho thuê và chuyển nhượng bất động sản phục hồi hoàn toàn.
  • Duy trì khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu là 41.100 đồng/cp.

Link tải full báo cáo:

https://www.vndirect.com.vn/idc-dong-luc-tang-truong-tu-quy-dat-kcn-lon-thu-ba-ca-nuoc-bao-cao-lan-dau1/

4.     Ngành Ngân hàng [ Trung lập] KQKD Q1/23: Khó khăn dần hiện hữu – VNDS

  • Tăng trưởng LNTT trung bình 25 NH niêm yết Q1/23 chỉ đạt ~6% svck (chậm lại đáng kể so với mức tăng Q1/22 ~30% svck).
  • Tăng trưởng tín dụng hệ thống đến cuối Q1/23 đạt 2,1% so với đầu năm – thấp hơn nhiều so với các quý cùng kỳ trước là 5-6%.
  • Chất lượng tài sản suy yếu tại hầu hết các NH niêm yết; tỷ lệ nợ xấu toàn ngành đã tăng từ 2% cuối 2022 lên 2,9% cuối Q1/23 (theo NHNN)

Link tải full báo cáo:

https://www.vndirect.com.vn/nganh-ngan-hang-kqkd-q1-23-kho-khan-dan-hien-huu/

 

5.     Ngành thép [ Trung lập ]: Liệu những gì khó khăn nhất đã ở phía sau – VNDS

  • Hầu hết các công ty thép niêm yết đều ghi nhận lợi nhuận ròng Q1/23 khả quan hơn so với Q4/22.
  • Sau khi tăng mạnh trong những tháng đầu năm, giá thép đã hạ nhiệt thời gian gần đây và được dự báo sẽ tiếp tục giảm cho tới cuối năm 2023 do nhu cầu yếu, giá nguyên liệu đầu vào giảm.
  • Lợi nhuận cốt lõi của các công ty thép được kỳ vọng sẽ dương trong Q2/23. Tuy nhiên triển vọng nửa cuối năm 2023 vẫn còn nhiều khó khăn khi giá bán thép giảm và nhu cầu vẫn phục hồi chậm.

Link tải full báo cáo:

https://www.vndirect.com.vn/lieu-nhung-gi-kho-khan-nhat-da-o-lai-phia-sau1/

6.     Báo cáo vĩ mô: Chính sách hỗ trợ tiếp tục được ban hành – VNDS

  • Fed đã nâng phạm vi mục tiêu cho lãi suất quỹ liên bang lên 5% – 5,25% và phát tín hiệu rằng chu kỳ tăng lãi suất sắp kết thúc.
  • Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã mua 6 tỷ USD cho dự trữ ngoại hối từ đầu năm 2023.
  • VNDS kỳ vọng NHNN sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất điều hành ít nhất là 50 điểm cơ bản từ nay tới cuối năm 2023.
  • VNDS giữ nguyên dự báo lãi suất tiền gửi bình quân kỳ hạn 12 tháng sẽ giảm thêm 50 điểm cơ bản xuống 7,0%/năm vào cuối năm 2023.

Link tải full báo cáo:

https://www.vndirect.com.vn/bao-cao-thi-truong-tien-te-chinh-sach-ho-tro-tiep-tuc-duoc-ban-hanh/

7.     Báo cáo vĩ mô: Kết quả kinh doanh quý 1/2023 – Khởi đầu gập ghềnh cho năm 2023 – VNDS

  • ĐHCĐ thông qua doanh thu và LNST kế hoạch cho 2023 lần lượt 18,464 tỷ VND (-15.1% yoy) và LNST 376.4 tỷ VND (+46.7% yoy). Doanh thu kế hoạch 2023 giảm so với 2022 do giảm doanh thu từ bán thẻ cào viễn thông, kế hoạch doanh thu Chuyển phát và Logistics tăng khoảng 30% yoy.
  • LN ròng toàn thị trường trong Q1/23 đã giảm 18,1% svck, được cải thiện so với mức giảm 31,9% svck trong Q4/22.
  • Trong số các công ty thuộc coverage của VNDS đã báo cáo KQKD Q1/23, VNDS nhận thấy nhiều doanh nghiệp không đạt kì vọng hơn là vượt dự báo vì 46% thấp hơn ước tính của VNDS.

Link tải full báo cáo:

https://www.vndirect.com.vn/ket-qua-kinh-doanh-quy-1-2023-khoi-dau-gap-ghenh-cho-nam-2023/

8.     SAB [ Trung lập – 198,500đ/cơ ]: Cập nhật ĐHCĐ 2023 – SSI

  • SAB đặt kế hoạch năm 2023 với doanh thu là 40,3 nghìn tỷ đồng (+15% svck) và LNST là 5,8 nghìn tỷ đồng (+5% svck). Mặc dù kế hoạch lợi nhuận sát với ước tính của SSI, nhưng theo quan điểm của SSI, kế hoạch doanh thu khá lạc quan trong bối cảnh tâm lý người tiêu dùng suy yếu và cạnh tranh khốc liệt. SSI cũng lưu ý rằng việc nghiêm túc thực thi Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia và Nghị định 100 sẽ tác động đến kênh tiêu dùng on-premise và mức tiêu thụ bia trong ngắn hạn. Cổ tức bằng tiền mặt cho năm 2022 được thông qua với mức 50% (35% đã được chi trả), tương ứng tỷ suất cổ tức là 3%. SAB sẽ phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 1:1 nhằm tăng thanh khoản của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
  • Tại ĐHCĐ, ban lãnh đạo đã trao đổi về xu hướng tỷ suất lợi nhuận năm 2023, SAB sẽ cố gắng giữ mức tỷ suất lợi nhuận gộp mặc dù chi phí nguyên vật liệu tăng cao (công ty đã chốt nguyên liệu từ cuối năm 2022 cho sản xuất đến hết Q3/2023). SAB sẽ tiếp tục tối ưu hóa chi phí và cải thiện cơ cấu sản phẩm để bảo vệ lợi nhuận. Về chiến lược phát triển, SAB sẽ tăng tỷ lệ sở hữu tại nhà máy bia Sài Gòn Bình Tây (SABIBECO – hiện là công ty liên kết của SAB với tỷ lệ sở hữu 22%) và công ty liên kết bao bì của SABIBECO (SABIBECO sở hữu 39% trong khi SAB sở hữu dưới 20% cả trực tiếp và gián tiếp). SAB cũng đang xem xét tăng tỷ lệ sở hữu tại CTCP Bia Sài Gòn Miền Tây (WSB: Upcom) từ 51% lên 70% trong tháng tới.
  • Tại ĐHCĐ, SAB đã công bố bổ nhiệm ông Lester Tan Teck Chuan làm Tổng Giám đốc (CEO) mới từ tháng 10/2023. Ông Lester hiện là Giám đốc mảng bia tại Thái Lan của Thai Bev. Ông sẽ là người kế nhiệm ông Bennett Neo Gim Siong, người giữ chức vụ CEO từ năm 2018.
  • Kết quả Q1 đã được công bố với tổng doanh thu đạt 6,2 nghìn tỷ đồng (-15% svck) và LNST đạt 1 nghìn tỷ đồng (-19% svck). Theo ban lãnh đạo, doanh thu giảm là do sản lượng tiêu thụ thấp hơn. Doanh thu giảm và chi phí bán hàng tăng (+14% svck) và chi phí quản lý (+10% svck) là những nguyên nhân chính kéo lợi nhuận đi xuống. Ban lãnh đạo cũng cho rằng kế hoạch năm 2023 của SAB mặc dù được đặt ra trong tháng 2, vẫn có thể gặp thách thức do tiêu dùng yếu.
  • SSI duy trì ước tính hiện tại cho năm 2023, cụ thể, SSI kỳ vọng doanh thu thuần và lợi nhuận ròng đạt lần lượt 38,7 nghìn tỷ đồng (+10,6% svck) và 5,8 nghìn tỷ đồng (+5,2% svck). SSI hiện có khuyến nghị TRUNG LẬP với giá mục tiêu là 198.500 đồng/cổ phiếu đối với SAB.

Link tải full báo cáo:

https://drive.google.com/file/d/1xoStNKGcRmWmK17wrS-2pMLIZHbZl8yB/view?usp=sharing

9.     HT1 [ Trung lập – 12.000đ/cp] Tiêu thụ xi măng yếu trong Q1/2023 –SSI

  • Tại ĐHCĐ được tổ chức gần đây, kế hoạch doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế năm 2023 được đặt lần lượt là 9 nghìn tỷ đồng (+1% svck) và 345 tỷ đồng (+6% svck). Kế hoạch được dựa trên sản lượng tiêu thụ xi măng dự kiến đạt 6,7 triệu tấn (+1% svck) và sản lượng tiêu thụ clinker là 530 nghìn tấn (+8% svck). HT1 dự kiến sẽ trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 4% trên mệnh giá cho phân bổ lợi nhuận cho năm 2022, tương đương với tỷ suất cổ tức là 2,9%. SSI duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu HT1 và hạ giá mục tiêu 1 năm xuống 12.000 đồng/cổ phiếu (từ 13.400 đồng/cổ phiếu) do SSI hạ 29% dự báo lợi nhuận ròng do: (i) sản lượng tiêu thụ xi măng giảm; và (ii) chi phí bán hàng tăng.
  • Doanh thu thuần Q1/2023 đạt 1,7 nghìn tỷ đồng (-14% svck) với mức lỗ ròng là -86 tỷ đồng (so với lợi nhuận ròng 25 tỷ đồng trong Q1/2022). Sản lượng tiêu thụ xi măng trong Q1/2023 đạt 1,2 triệu tấn (-20% svck) với giá bán trung bình tăng 6% YoY lên khoảng 1,3 triệu đồng. Sản lượng tiêu thụ giảm do hoạt động xây dựng yếu hơn trong Q1/2023. Tỷ suất lợi nhuận gộp giảm từ 8,4% trong Q1/2022 xuống 4,5% trong Q1/2023 do: (i) sản lượng tiêu thụ giảm; và (ii) lượng than tồn kho ở mức cao. Biên lợi nhuận bán hàng & quản lý cũng tăng từ 4,8% trong Q1/2022 lên 6,0% trong Q1/2023. Chi phí lãi vay/doanh thu thuần tăng từ 0,8% trong Q1/2022 lên 2,1% trong Q1/2023.
  • SSI ước tính doanh thu thuần và lợi nhuận ròng năm 2023 của HT1 lần lượt đạt 8,0 nghìn tỷ đồng (-10% svck) và 297 tỷ đồng (+13% svck). SSI kỳ vọng sản lượng tiêu thụ xi măng và giá bán trung bình sẽ giảm lần lượt -10% svck (từ -3% svck theo ước tính trước đó) và -1% svck do ngành xây dựng yếu hơn. SSI giả định giá than sẽ giảm 11% svck trong năm 2023, tỷ suất lợi nhuận gộp dự kiến sẽ tăng lên 12% trong năm 2023 so với 10% trong năm 2022.
  • Từ Q2/2023, giá than đầu vào của HT1 dự kiến sẽ giảm. Tuy nhiên, sản lượng tiêu thụ xi măng trong quý 2 có thể vẫn thấp, theo đó lợi nhuận có thể tiếp tục kém khả quan. Do đó, SSI khuyến nghị nhà đầu tư có thể chờ đợi thêm đến khi hoạt động xây dựng tích cực hơn hoặc giá cổ phiếu giảm về vùng hợp lý hơn.

Link tải full báo cáo:

https://drive.google.com/file/d/1Fl0D4J9S_Y9Z6IVqhrO4iO_3iwTqX_f/view?usp=sharing

10.  DGW [ Trung lập – 32,300đ/cp]: Tiêu dùng tiếp tục yếu trong ngắn hạn – SSI

  • Kế hoạch năm 2023 của công ty: Kế hoạch doanh thu và LNST lần lượt được đặt ở mức 20 nghìn tỷ đồng (-9% svck) và 400 tỷ đồng (-42% svck). Ban lãnh đạo kỳ vọng mức tiêu dùng sẽ phục hồi trong nửa cuối năm 2023, nhờ lãi suất hạ nhiệt và tỷ lệ thất nghiệp giảm. Do đó, mức giảm lợi nhuận trong nửa cuối năm 2023 có thể thu hẹp hơn so với nửa đầu năm 2023. Theo kịch bản thấp nhất của SSI, mức tiêu thụ sẽ cải thiện trong năm 2024 khi Fed có thể hạ lãi suất.
  • KQKD Q1/2023: Doanh thu giảm 44% svck đạt 3,96 nghìn tỷ đồng, trong khi LNST đạt 78 tỷ đồng (-63% svck) – thấp hơn một chút so với ước tính của SSI Research là 85 tỷ đồng. Đây là mức dự báo lợi nhuận thấp nhất trong mười quý vừa qua.
  • SSI duy trì ước tính doanh thu và LNST năm 2023 lần lượt là 19,6 nghìn tỷ đồng (-11% svck) và 456 tỷ đồng (-33% svck). Trong bối cảnh chi tiêu không thiết yếu thắt chặt, DGW có thể phải triển khai nhiều chương trình khuyến mãi hơn (ảnh hưởng đến cả tỷ suất lợi nhuận gộp và tỷ lệ chi phí bán hàng & quản lý trên doanh thu) để giải phóng hàng tồn kho và bảo vệ thị phần. Các nhà phân phối thường có tỷ suất lợi nhuận rất mỏng, do đó chi phí bán hàng & quản lý không đổi kết hợp với doanh thu giảm có thể ảnh hưởng đáng kể đến tỷ suất lợi nhuận ròng. SSI kỳ vọng doanh thu sẽ phục hồi trong năm 2024, nhờ: (i) các điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi hơn (lãi suất hạ nhiệt và tỷ lệ thất nghiệp giảm, trong khi lạm phát được kiểm soát); (ii) các công ty tài chính tiêu dùng cấp nhiều tín dụng hơn; và (iii) liên tục bổ sung thêm nhiều thương hiệu vào danh mục sản phẩm. Điều này sẽ giúp cải thiện tỷ suất lợi nhuận ròng. Như vậy, doanh thu thuần và LNST năm 2024 ước tính lần lượt đạt 22,3 nghìn tỷ đồng (+14% svck) và 585 tỷ đồng (+28% svck). SSI đưa ra giá mục tiêu 1 năm mới cho cổ phiếu DGW là 32.300 đồng/cổ phiếu (từ mức 28.700 đồng) và duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP.

Link tải full báo cáo:

https://drive.google.com/file/d/1zWJ3ymGlP2CDthjLNuwwp5w_bWAekwkP/view?usp=sharing

11.  SCS [ Trung lập – 68,300đ/cp ]: Trong chu kỳ đi xuống – SSI

  • Trong Q1/2023, doanh thu của công ty giảm 33% svck đạt 162 tỷ đồng, tương ứng với sản lượng giảm 34% svck. LNTT giảm 35% svck và đạt 129 tỷ đồng, mang lại biên lợi nhuận trước thuế là 79%, nhưng thấp hơn mức 82% trong Q1/2022. LNST đạt 113 tỷ đồng (-40% svck).
  • Mặc dù công ty phải đối mặt với những thách thức trong ngắn hạn do nhu cầu thế giới yếu, nhưng công ty có nền tảng tài chính mạnh và chất lượng quản lý tốt, do đó, đây vẫn là một lựa chọn đầu tư dài hạn tốt với mức giá phù hợp. Việc trì hoãn xây dựng Sân bay Quốc tế Long Thành, giúp Sân bay Tân Sơn Nhất kéo dài thời gian với vai trò là cửa ngõ duy nhất đối với hàng hóa hàng không ở miền Nam, đây là một điều rất tích cực đối với SCS.
  • SSI duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP với giá mục tiêu 1 năm là 68.300 đồng/cổ phiếu. Trong ngắn hạn, SSI kỳ vọng nhu cầu xuất nhập khẩu sẽ cải thiện vào nửa cuối năm 2023, đây sẽ là yếu tố hỗ trợ cho giá cổ phiếu và SSI sẽ xem xét lại ước tính và định giá.

Link tải full báo cáo:

https://drive.google.com/file/d/1-a70p5GNGtc8fQEUuVfk5OQIoRpxwbMo/view?usp=sharing

12.  PNJ [ Tích cực – 86,100đ/cp ]: Tăng trưởng lợi nhuận ổn định – SSI

  • Kế hoạch của công ty cho năm 2023: Doanh thu và LNST được đặt lần lượt là 35,6 nghìn tỷ đồng (+5% svck) và 1,9 nghìn tỷ đồng (+7% svck). ĐHCĐ thông qua việc trích 7% LNST cho quỹ khen thưởng phúc lợi và chia cổ tức 20% bằng tiền mặt cho năm 2023.
  • Dựa trên kết quả kinh doanh khả quan trong năm 2022, ĐHCĐ đã thông qua việc phát hành ESOP với tỷ lệ 2%, đây là tỷ lệ ESOP tối đa được đề xuất vào năm trước. Giá phát hành là 20.000 đồng/cổ phiếu. 100%/số lượng cổ phiếu ESOP hạn chế chuyển nhượng trong năm đầu tiên, 70%/số lượng cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng trong vòng 24 tháng và 40%/số lượng cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng trong vòng 36 tháng. Từ năm thứ 4 tất cả số lượng cổ phiếu ESOP được tự do chuyển nhượng.
  • KQKD Q1/2023: Doanh thu giảm 3% svck đạt 9,8 nghìn tỷ đồng, trong khi LNST tăng 4% đạt 749 tỷ đồng. Đây là quý thứ hai liên tiếp PNJ đạt mức tăng trưởng lợi nhuận ròng một con số, nhưng vẫn là kết quả tốt hơn nhiều so với các nhà bán lẻ khác.
  • Theo ban lãnh đạo, việc thắt chặt chi tiêu tiếp tục ảnh hưởng đến doanh thu trong tháng 4. Với các điều kiện kinh tế vĩ mô khó khăn hơn dự kiến trong Q1/2023 (như lạm phát cao hơn kế hoạch năm, xuất khẩu yếu và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng) khiến doanh thu tháng 4 tiếp tục suy yếu. SSI hạ dự báo lợi nhuận ròng năm 2023 và 2024 lần lượt là – 7% và -10% xuống 1,89 nghìn tỷ đồng (+4,4% svck) và 2,08 nghìn tỷ đồng (+10% svck). Mặc dù hạ dự báo lợi nhuận, SSI áp dụng dự phóng năm 2024 (từ năm 2023) và P/E mục tiêu không đổi là 15x để đưa ra mức giá mục tiêu mới là 86.100 đồng (từ 85.800 đồng). Với tiềm năng tăng giá 13% so với giá cổ phiếu hiện tại, SSI duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu của PNJ.

Link tải full báo cáo:

https://drive.google.com/file/d/1NBz881zFN93nSWS2RRIq0VlDXOrmSC2J/view?usp=sharing

13.  VEA [ Trung lập ]: Tăng trưởng lợi nhuận ổn định – SSI

  • VEA gần đây đã công bố KQKD Q1/2023 với doanh thu đạt 1 nghìn tỷ đồng (-11% svck) và lợi nhuận gộp đạt 137 tỷ đồng (-5% svck), phù hợp với dự báo của thị trường về tình hình tiêu thụ ô tô giảm trong năm nay.
  • Lợi nhuận từ các công ty liên doanh và liên kết giảm xuống mức 1,2 nghìn tỷ đồng (-11% svck) do sản lượng tiêu thụ của Toyota Việt Nam giảm tới 27% svck. Honda Việt Nam chứng khiến sản lượng giảm 53% svck đối với xe ô tô và giảm 12% svck đối với xe máy, trong khi hãng Ford Việt Nam ghi nhận mức tăng 161% svck. Thu nhập tài chính đạt 252 tỷ đồng (+43% svck) chủ yếu nhờ lãi tiền gửi đã giúp bù đắp lại sự sụt giảm lợi nhuận từ Honda Việt Nam hay Toyota Việt Nam. Lợi nhuận hoạt động và LNST lần lượt đạt 1,43 tỷ đồng (-6% svck) và 1,37 nghìn tỷ đồng (- 7% svck).
  • Cổ phiếu VEA gần đây đã bị đưa vào diện bị cảnh báo của HNX do việc áp dụng các quy định chặt chẽ hơn đối với các cổ phiếu trên sàn UPCOM. Công ty đã nộp giải trình và phương án khắc phục đối với vấn đề ý kiến loại trừ 3 năm liên tiếp của tổ chức kiểm toán và đang chờ quyết định từ HNX.
  • Nhu cầu ô tô yếu dự kiến sẽ kéo dài ít nhất đến hết nửa đầu năm 2023 do áp lực lạm phát và lãi suất cho vay vẫn ở mức cao, nhưng VEA vẫn là cổ phiếu hấp dẫn với một số nhà đầu tư nhờ lợi thế liên doanh liên kết với các nhà sản xuất ô tô hàng đầu, cũng như chính sách cổ tức đều đặn hấp dẫn (tỷ suất cổ tức là 11% trong năm 2022). SSI hiện đang ước tính doanh thu năm 2023 của VEA là 4 nghìn tỷ đồng (-10% svck) và LNST là 6,5 nghìn tỷ đồng (-14% svck). Đại hội cổ đông của công ty sẽ được tổ chức vào ngày 20/6/2023 và SSI sẽ cập nhật thêm thông tin trong báo cáo sắp tới.

Link tải full báo cáo:

https://drive.google.com/file/d/1fWJUCzAO4Nq7W8Fs5Uxx6d4W8hMh76/view?usp=sharing

 

14.  Báo cáo vĩ mô: Cập nhật diễn biến dòng vốn đầu tư toàn cầu tháng 4/2023 – SSI

  • Phân bổ dòng tiền vào các tài sản tài chính kém tích cực đối với các tài sản tài chính rủi ro. Tâm lý đầu tư đã có sự cải thiện trong tháng 4, sau những số liệu kinh tế có phần nào tích cực từ Mỹ, Trung Quốc hay Châu Âu và các sự kiện biến động trong tháng 3 đã được kiểm soát phần nào. Tuy nhiên, các điều kiện tài chính vẫn duy trì thắt chặt trên phạm vi toàn cầu cũng như việc đóng cửa của một ngân hàng khác của Mỹ vào cuối tháng 4 khiến việc phân bổ danh mục vẫn nghiêng nhiều vào các tài sản tài chính an toàn hơn. Cụ thể, trạng thái vào ròng các quỹ tiền tệ vẫn tiếp tục được duy trì trong tháng 4, tuy nhiên với cường độ hạ nhiệt hơn (+185 tỷ USD) và các quỹ trái phiếu đã quay lại thu hút một lượng lớn dòng tiền (vào ròng 39,2 tỷ USD). Trong khi đó, các quỹ cổ phiếu tiếp tục trạng thái rút ròng 6,1 tỷ USD.
  • Dòng vốn vào quỹ cổ phiếu thị trường phát triển (DM) ở trạng thái kém tích cực. Dòng vốn vào thị trường DM rút ròng tới 17,1 tỷ USD trong tháng 4, chủ yếu do dòng vốn rút ra khỏi thị trường Mỹ (-10,2 tỷ) và Châu Âu (-8,4 tỷ USD). Như đã đề cập ở trên, việc phân bổ vào các quỹ cổ phiếu kém tích cực, khi triển vọng về kết quả kinh doanh và nền kinh tế sẽ tiếp tục xấu đi trong thời gian tới. Đối với thị trường Mỹ, việc rút ròng phần nhiều đến từ các quỹ chủ động (-16,5 tỷ USD).
  • Dòng vốn vào cổ phiếu thị trường mới nổi có sự cải thiện. Dòng vốn vào EM duy trì tháng vào ròng thứ 9 liên tiếp, với tốc độ giải ngân cải thiện hơn (+10,9 tỷ USD). Số liệu kinh tế tích cực hơn kỳ vọng từ Trung Quốc đã kích hoạt dòng tiền vào ròng 9,4 tỷ USD vào Trung Quốc (so với mức 4 tỷ USD trong tháng 3). Ngược lại, đối với nhóm các quốc gia khác trong khu vực Châu Á, dòng tiền vẫn tương đối thận trọng và 3 quốc gia ghi nhận dòng tiền vào ròng là Ấn Độ (666 triệu USD), Đài Loan (+274 triệu USD) và Indonesia (+55 triệu USD).

Link tải full báo cáo:

https://drive.google.com/file/d/1kMgifBzjSsz425IO7bgwuEDF7MJ8KaAp/view?usp=sharing

15.  Báo cáo vĩ mô: Tháng 5/2023: Xu hướng giảm yếu dần – SSI

  • Thị trường điều chỉnh nhưng không quá mạnh trong tháng 4 do triển vọng LN quý 1 không khả quan đã nằm trong dự đoán. Tính đến ngày 9/5/2023, tăng trưởng LN chung trên HOSE được công bố giảm 18% và giảm 32% so với cùng kỳ nếu không tính đóng góp của nhóm Ngân hàng. Điểm sáng trong thời gian tới là kỳ vọng về khả năng hồi phục nhanh hơn của nền kinh tế trong bối cảnh Chính phủ và NHNN đã vừa liên tục đưa ra các chính sách hỗ trợ và lãi suất giảm mạnh và sớm hơn các dự đoán trước đó. Kỳ vọng này sẽ kích hoạt sự tham gia trở lại dần dần của nhóm NĐT cá nhân trên thị trường, giảm bớt áp lực bán ròng từ khối ngoại.
  • Do TTCK thường nhìn nhiều hơn vào tương lai, khi nền kinh tế đang dần chạm đáy khó khăn, SSI cho rằng TTCK đang dần tìm điểm cân bằng và hình thành rõ nét hơn các cơ hội đầu tư dài hạn. Trong thời gian tới, bất kì điều chỉnh lớn nào trên thị trường sẽ là cơ hội để dòng tiền các quỹ đầu tư đảo chiều vào ròng trở lại trên thị trường.
  • Theo góc nhìn kỹ thuật, SSI cho rằng thị trường vẫn sẽ tiếp tục dao động rung lắc trong biên độ từ cận trên 1060-1070 đến cận dưới 1017- 1020. Trong quá trình đi ngang của thị trường ở chu kỳ tháng 5, sẽ có những nhịp rung lắc mạnh và đây là cơ hội để NĐT tích lũy dần cổ phiếu khi chỉ số Vnindex tiệm cận vùng biên dưới 1020. Đồng thời, gia tăng tỉ trọng danh mục những cổ phiếu tốt, có nền tích lũy chắc chắn trên vùng hỗ trợ của chính cổ phiếu đó hoặc áp lực giảm nhẹ hơn so với thị trường.
  • Nhóm 6 cổ phiếu khuyến nghị cho tháng 5: SSI tiếp tục duy trì PVT, KBC, VRE, FPT trong danh mục khuyến nghị và bổ sung thêm VTP, QNS. Đây là các cổ phiếu có yếu tố dẫn dắt tăng trưởng rõ ràng trong năm 2023.

Link tải full báo cáo:

https://drive.google.com/file/d/1C4VVH56wV7LFpP1CTJdFymI2mw9qlm6d/view?usp=sharing

16.  HSG [ Kém khả quan – 14,300đ/cơ ]: Lợi nhuận trở lại mức dương trong Q2/2023 nhờ hoàn nhập dự phòng hàng tồn kho – SSI

  • Công ty ghi nhận lợi nhuận dương trở lại trong Q2/2023 đạt 251 tỷ đồng (+7,1% svck) nhờ khoản hoàn nhập dự phòng hàng tồn kho 466 tỷ đồng do giá thép phục hồi. Tuy nhiên, sản lượng tiêu thụ của công ty vẫn còn yếu, đặc biệt là ở kênh nội địa với sản lượng tiêu thụ Q2/2023 giảm 37%YoY đạt 167 nghìn tấn (tương đương mức đáy Q4/2021 trong bối cảnh thực thi giãn cách xã hội do dịch Covid-19). Tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu duy trì ổn định ở mức khoảng 50 nghìn tấn trong tháng 2 và tháng 3 so với mức đáy khoảng 32 nghìn tấn từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2022, mặc dù vẫn thấp hơn khoảng 50%- 60% so với mức đỉnh vào nửa cuối năm 2021.
  • SSI hạ khuyến nghị đối với cổ phiếu HSG từ TRUNG LẬP xuống KÉM KHẢ QUAN, với giá mục tiêu 1 năm là 14.300 đồng/cổ phiếu dựa trên P/B mục tiêu là 0,8x. Việc lợi nhuận của HSG đã qua đáy có thể là yếu tố hỗ trợ cho giá cổ phiếu. Tuy nhiên, SSI cho rằng triển vọng ngắn hạn vẫn còn nhiều thách thức và lợi nhuận còn biến động mạnh do nhu cầu nội địa yếu và giá thép thế giới điều chỉnh khiến tỷ suất lợi nhuận của HSG rất mỏng. Nhà đầu tư có thể đợi cho đến khi có nhiều tín hiệu phục hồi hơn, có thể là vào cuối năm, hoặc giá cổ phiếu điều chỉnh về mức hấp dẫn hơn. SSI cũng lưu ý rằng với kết quả lợi nhuận âm trong nửa đầu năm 2023, HSG có khả năng bị loại khỏi danh sách cổ phiếu được giao dịch ký quỹ tại HOSE sau khi BCTC soát xét được công bố.

Link tải full báo cáo:

https://drive.google.com/file/d/1h_PFtzNJMIFeJuE6rdsBDA47sGJLLwWm/view?usp=sharing

17.  BMP [ Trung lập – 84.300đ/cp] Lợi nhuận đạt kỷ lục trong Q1/2023 –SSI

  • Tại ĐHCĐ tổ chức ngày 28/4, công ty đặt kế hoạch doanh thu thuần và LNST năm 2023 lần lượt là 6,4 nghìn tỷ đồng (+9% svck) và 651 tỷ đồng (-6% svck). Kế hoạch lợi nhuận phản ánh quan điểm thận trọng của ban lãnh đạo về nhu cầu thị trường yếu và biến động giá đầu vào của PVC. BMP dự kiến sẽ tập trung chiến lược vào sản lượng tiêu thụ và quản trị hàng tồn kho. Năm 2022, BMP dự kiến chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 99% lợi nhuận ròng, tương đương 8.400 đồng/cổ phiếu (tỷ suất cổ tức là 10%). SSI nâng 21% ước tính lợi nhuận ròng cho năm 2023 do BMP có giá bán bình quân cao và giá PVC đầu vào thấp. SSI nâng giá mục tiêu 12 tháng cho BMP lên 84.300 đồng/cổ phiếu (từ 62.000 đồng), dựa trên P/E 2023 là 9x. Tuy nhiên với tiềm năng tăng giá là 2,3%, SSI hạ khuyến nghị đối với cổ phiếu xuống TRUNG LẬP (từ Khả quan).
  • Q1/2023 ghi nhận kết quả lợi nhuận ròng cao kỷ lục. Trong quý này, BMP công bố doanh thu thuần và LNST lần lượt là 1,4 nghìn tỷ đồng (+7% svck) và 281 tỷ đồng (+120% svck), vượt ước tính của SSI Research. SSI ước tính sản lượng tiêu thụ đạt khoảng 24 nghìn tấn (+8% svck) với giá bán trung bình là 59 triệu đồng/tấn (-1% svck), nhờ chiết khấu cho nhà phân phối cao hơn. Giá đầu vào PVC vẫn duy trì mức thấp trong Q1/2023 (-40% svck, đi ngang so với quý trước), thấp hơn so với ước tính ban đầu của ban lãnh đạo. Do đó, tỷ suất lợi nhuận gộp tiếp tục tăng từ 33,7% trong Q4/2022 lên 38,5% trong Q1/2023. Lợi nhuận ròng/tấn đạt mức cao kỷ lục 11,5 triệu đồng/tấn trong Q1/2023, tăng gần gấp đôi so với mức 5,6 triệu đồng/tấn trong Q1/2022.
  • SSI kỳ vọng lợi nhuận sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ trong Q2/2023 và việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt trong Q2/2023 cũng sẽ hỗ trợ tăng giá cổ phiếu BMP. Tuy nhiên, nếu các chương trình khuyến mãi không lặp lại, sản lượng tiêu thụ sẽ khó duy trì và chi phí sản xuất dự kiến cũng sẽ tăng so với quý trước. Do đó, SSI cho rằng lợi nhuận có thể đã đạt đỉnh trong Q1/2023 và lợi nhuận trong nửa cuối năm 2023 có thể kém khả quan so với cùng kỳ.
  • Từ Q2/2023, giá than đầu vào của HT1 dự kiến sẽ giảm. Tuy nhiên, sản lượng tiêu thụ xi măng trong quý 2 có thể vẫn thấp, theo đó lợi nhuận có thể tiếp tục kém khả quan. Do đó, SSI khuyến nghị nhà đầu tư có thể chờ đợi thêm đến khi hoạt động xây dựng tích cực hơn hoặc giá cổ phiếu giảm về vùng hợp lý hơn.

Link tải full báo cáo:

https://drive.google.com/file/d/1Y0vcZRVq5VHXlPw9IGJpyAH2E6Trlpvk/view?usp=sharing

18. Báo cáo vĩ mô: Bản tin thị trường tiền tệ, trái phiếu tuần 24/04/2023 – 05/05/2023 – SSI

  • Thanh khoản trên hệ thống ngân hàng có phần nào hạn chế hơn trước kỳ nghỉ lễ dài do nhu cầu tiền mặt tăng mạnh và hoạt động trên kênh thị trường mở sôi động hơn. Cụ thể, trong vòng 2 tuần, thông qua kênh mua kỳ hạn, NHNN đã phát hành 25,8 nghìn tỷ đồng ở kỳ hạn 7 ngày và 14 ngày, chủ yếu tập trung ở giai đoạn trước kỳ nghỉ lễ. Lãi suất trúng thầu duy trì ở mức 5%. Trong khi đó, NHNN không chào thầu tín phiếu NHNN và cũng không có tín phiếu đáo hạn. Kết tuần, NHNN bơm ròng 14,5 nghìn tỷ đồng, và khối lượng lưu hành trên kênh tín phiếu duy trì ở mức 110,7 nghìn tỷ đồng và trên kênh cầm cố là 63,5 nghìn tỷ đồng. Lãi suất liên ngân hàng bật tăng ở kỳ hạn qua đêm, trong khi đó ổn định ở các kỳ hạn dưới 1 tháng. Cụ thể, lãi suất VND bình quân liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm kết tuần ở 5,1%, tăng 170 điểm cơ bản so với tuần trước đó, và lãi suất 1 tuần đến 1 tháng dao động 5,2% – 5,4%.
  • Trong phiên họp thường kỳ tháng 4, NHNN cho biết tăng trưởng tín dụng ước tính vào khoảng 3,24% so với cuối năm 2022 (tương đương mức tăng 11% so với cùng kỳ). NHNN duy trì kỳ vọng tăng trưởng tín dụng cho năm 2023 vào khoảng 14,5%, tạo dư địa cho việc khôi phục kinh tế. Tuy nhiên, trên thực tế, nhu cầu tín dụng vẫn chưa có nhiều sự cải thiện, với bổi cảnh mặt bằng lãi suất dù giảm nhưng vẫn đang ở mức cao. Theo ước tính từ NHNN, lãi suất huy động trung bình của tất cả các tổ chức tín dụng giảm khoảng từ 1-1,2% so với cuối năm 2022, còn giảm lãi suất cho vay chung của các ngân hàng trong cả hệ thống khoảng 0,5- 0,65%. Theo thống kê thực tế cho thấy mặt bằng lãi suất cho vay vẫn ở mức cao hơn so với thời điểm trước Covid, dao động ở mức 10-10,5%/năm cho kỳ hạn 6 tháng và 11-12%/năm cho kỳ hạn 12 tháng cho doanh nghiệp sản xuất thông thường, trong khi lãi suất vay tiêu dùng hay cho vay mua nhà vẫn duy trì ở mức tương đối cao, khoảng 13,5%-14%/năm.

Link tải full báo cáo:

https://drive.google.com/file/d/1qXy83B80WwoF0O55ZKMuryTAqZweTLh/view?usp=sharing

 

Quý nhà đầu tư lưu ý:

  • Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN