TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 02/08 – 06/08/2021

Lượt xem: 2319 | Ngày đăng: 11/08/2021 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 02/08 – 06/08/2021

  1. DHC [ Trung lập – 90,000đ/cp]: KQKD Q2 2021 tăng trưởng mạnh từ mức thấp cùng kỳ. Biên lợi nhuận có dấu hiệu bị thu hẹp lại – Báo cáo cập nhật – BVSC – 02/08/2021
  2. STK [ Tích cực – 50,600đ/cp ]: Tiếp đà tăng trưởng nửa cuối 2021 – Báo cáo cập nhật – VNDS – 02/08/2021
  3. MSH [ Tích cực – 74,000đ/cp Xu hướng phục hồi đơn hàng tích cực– Cập nhật KQKD – BVSC – 02/08/2021
  4. PTB [ MUA – 120,700đ/cp]: Quý 2 tăng trưởng đáng kể từ mức thấp năm trước – Báo cáo ngắn – MAS – 02/08/2021
  5. CTG [ Trung lập ]: Kết quả kinh doanh sơ bộ Q2/2021 – Cập nhật công ty – SSI – 03/08/2021
  6. VNM [ Trung lập ]: Lợi nhuận tiếp tục sụt giảm – Cập nhật công ty – SSI – 03/08/2021
  7. PLC [ Tích cực – 35,000đ/cp ]: Tăng trưởng mạnh hơn kỳ vọng – SSI – 03/08/2021
  8. PNJ [ MUA – 116,500đ/cp ]: Dịch bệnh Covid-19 bùng phát khiến tăng trưởng chậm lại trong ngắn hạn nhưng tạo cơ hội trong dài hạn – SSI – 02/08/2021
  9. MSN [ Trung lập ]: Tăng trưởng lợi nhuận Q2 sát kỳ vọng – Cập nhật công ty – SSI – 03/08/2021
  10. GAS [ MUA – 100,400đ/cp]: Giá khí tăng trưởng mạnh hỗ trợ KQKD quý 2 trong bối cảnh sản lượng thấp – Báo cáo KQKD – VCSC – 02/08/2021
  11. SCG [ MUA – 100,700đ/cp ]: Doanh nghiệp xây dựng hàng đầu Việt Nam – Cập nhật công ty – MBS – 03/08/2021
  12. VCB [ Tích cực – 113,500đ/cp ]: Kết quả kinh doanh sơ bộ Q2/2021 – Cập nhật công ty – SSI – 03/08/2021
  13. VCB [ Tích cực – 97,000đ/cp ]: Q2 trầm lắng sau khi bùng nổ trong Q1/21 – Cập nhật KQKD – VNDS – 03/08/2021
  14. FRT [ Trung lập – 24,000đ/cp ]: Lợi nhuận tăng từ mức cơ sở thấp – Báo cáo KQKD – VCSC – 02/08/2021
  15. ACB [ Tích cực – 41,800đ/cp ]: Nâng định giá nhờ kết quả Q2 vượt kỳ vọng – Báo cáo cập nhật – VNDS – 03/08/2021
  16. HAH [ MUA – 55,900đ/cp ]: Tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng nhờ mở rộng đội tàu – Kết quả kinh doanh Q2/2021 – SSI – 03/08/2021.
  17. SWC [ MUA – 37,700đ/cp ]: Tăng trưởng vượt kỳ vọng – Báo cáo ngắn – MAS – 04/08/2021
  18. VPB [ Tích cực – 75,000đ/cp ]: Ngân hàng mẹ rực rỡ, FE Credit ảm đạm – Báo cáo cập nhật – VNDS – 04/08/2021
  19. ACB [ Tích cực – 41,941đ/cp]: Chủ động trích lập dự phòng củng cố hơn nữa triển vọng tăng trưởng bền vững – Báo cáo cập nhật – BVSC – 04/08/2021
  20. HPG [ MUA – 64,700đ/cp ]: HRC – 100% công suất – Động lực cho 2H2021 – KBSV – 05/08/2021
  21. TPB [ Tích cực – 42,964đ/cp ]: Nền tảng cơ bản cải thiện hỗ trợ triển vọng phục hồi hậu COVID-19 lạc quan hơn – Báo cáo cập nhật– BVSC– 04/08/2021
  22. GVR [ Nắm giữ – 35,700đ/cp ]: Báo cáo lần đầu: triển vọng tốt nhờ quỹ đất phát triển lớn nhất Việt Nam – KBSV – 04/08/2021
  23. PHP [ Tích cực – 29,200đ/cp]: Vẫn còn những câu chuyện phía trước – Báo cáo cập nhật – VNDS – 04/08/2021
  24. Ngành ngân hàng [ Trung lập ]: Cập nhật Thông tư 11 của NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng tại các ngân hàng – SSI – 06/08/2021
  25. NLG [ Tích cực – 46,400đ/cp]: Điểm rơi lợi nhuận Q3/2021 – BSC – 05/08/2021
  26. TPB [ MUA – 43,700đ/cp ]: Kết quả kinh doanh sơ bộ Q2/2021 – Cập nhật công ty – SSI – 05/08/2021
  27. HAH [ MUA – 75,500đ/cp ]: Tạo nên trang sử mới – Báo cáo ngắn – MAS – 05/08/2021
  28. CTD [ Nắm giữ – 70,000đ/cp ]: Thu mình chờ thời cơ– Báo cáo cập nhật – MAS – 06/08/2021
  29. QNS [ Tích cực – 52,000đ/cp]: Mảng đường tiếp tục dẫn dắt đà tăng trưởng – SSI – 05/08/2021

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

1. DHC [ Trung lập – 90,000đ/cp]: KQKD Q2 2021 tăng trưởng mạnh từ mức thấp cùng kỳ. Biên lợi nhuận có dấu hiệu bị thu hẹp lại – Báo cáo cập nhật – BVSC – 02/08/2021

  • KQKD Q2 2021 tăng trưởng mạnh từ mức thấp cùng kỳ với doanh thu thuần 1.080 tỷ đồng (+66% yoy) và lợi nhuận sau thuế 128 tỷ đồng (+62% yoy). Luỹ kế 6 tháng đầu năm, DHC đạt 2.097 tỷ đồng về doanh thu (+59% yoy) và 301 tỷ đồng về lợi nhuận sau thuế (+59% yoy).
  • BVSC dự báo doanh thu cả năm đạt 4.156 tỷ đồng (+44% yoy) và lợi nhuận sau thuế đạt 562 tỷ đồng (+43% yoy), tương ứng EPS 2021 là 8.031 đồng/cp và P/E dự phóng 10x.
  • BVSC chưa nhìn thấy động lực tăng trưởng mạnh sau 2021, ít nhất là đến khi Giao Long 3 được đưa vào vận hành. Với việc Giao Long 2 đã vượt công suất, BVSC cho rằng tăng trưởng trong 2022 chủ yếu sẽ đến từ mảng bao bì và giá OCC đầu vào hạ nhiệt. Xem xét các yếu tố trên, BVSC đang dự báo lợi nhuận 2022 tăng trưởng khoảng 11%. EPS 2022 là 8.915 đồng/cp và P/E dự phóng 9x.
  • PET lên kế hoạch tăng vốn nhằm bổ sung vốn kinh doanh và đầu tư phát triển thông qua bán toàn bộ hơn 3 triệu CP quỹ và phát hành thêm 4 triệu CP ESOP.
  • Với việc giá DHC đã có mức tăng khá ấn tượng trong thời gian qua, BVSC hạ khuyến nghị xuống NEUTRAL với giá mục tiêu 90.000 đồng/cp bằng phương pháp DCF, tương ứng với P/E 2022 là 10x.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8265_DHC_BVSC_2021-8-2.pdf

2. STK [ Tích cực – 50,600đ/cp ]: Tiếp đà tăng trưởng nửa cuối 2021 – Báo cáo cập nhật – VNDS – 02/08/2021

  • Nhu cầu sợi tái chế ngày càng tăng trên toàn cầu sẽ là động lực chính cho tăng trưởng doanh thu của STK trong 2021-23. Ngoài ra, công ty áp dụng công nghệ chip Spinning giúp dễ dàng chuyển đổi giữa sợi nguyên sinh và sợi tái chế.
  • STK sẽ mở rộng công suất lên 99.000 tấn/năm trong năm 2023 và 123.000 tấn/năm trong năm 2025 để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng từ sợi tái chế và sợi nguyên sinh cao cấp.
  • STK kỳ vọng STK sẽ mở rộng thị phần tại thị trường Hoa Kỳ nhờ mức thuế chống bán phá giá sơ bộ thấp mà Bộ Thương mại Hoa Kỳ áp đặt từ ngày 26/05/21.
  • LN ròng của STK 2021 dự kiến sẽ tăng trưởng 103,4% svck và đạt tốc độ tăng trưởng kép 26,3% trong 2021-23.
  • Duy trì khuyến nghị Khả quan và tăng giá mục tiêu lên 50.600VND do tăng EPS 2021-22 lên 13.6%/18.3%. Định giá của VNDS dựa trên EPS trung bình 2021-22 4.400 đồng/cp và P/E mục tiêu 11,5 lần (cao hơn 10% sv P/E trung bình ngành).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8308_STK_VNDS_2021-8-2.pdf

3. MSH [ Tích cực – 74,000đ/cp Xu hướng phục hồi đơn hàng tích cực– Cập nhật KQKD – BVSC – 02/08/2021

  • CTCP May Sông Hồng công bố BCTC 2Q21 với doanh thu và LNST đạt 1,207 tỷ VNĐ (+27% YoY) và 124 tỷ VNĐ (+114% YoY), với các động lực chính (1) phục hồi mạnh mẽ đơn hàng từ đáy khủng hoảng 2Q20, (2) GPM cải thiện lên mức 19.8% (so với 16.2% cùng kỳ) và (3) hoàn nhập dự phòng phải thu khó đò.
  • BVSC ước tính, trong 2Q21, MSH đã thu hồi hơn 74 tỷ từ khoản phải thu 218 tỷ từ nhóm khách hàng NY&C, qua đó ghi hoàn nhập khoảng 53 tỷ vào kết quả kinh doanh.
  • Nhìn chung, doanh thu và LNST trong 1H21 của MSH đạt 2,152 tỷ (+13% YoY) và 216 tỷ (+77% YoY), tương đương 47% dự báo cả năm trước đây của BVSC.
  • Với tiến độ triển khai tiêm chủng, BVSC vẫn đánh giá khả quan về xu hướng phục hồi ổn định tại thị trường Mỹ cũng như dự báo doanh thu và LNST cả năm 2021 của MSH đạt 4,531 tỷ (+19% YoY) và 469 tỷ (+102% YoY).
  • BVSC hiện tại xác định giá hợp lý cho MSH theo DCF là 74,000 VNĐ/CP, tương đương lợi suất đầu tư 15%, bên cạnh suất cổ tức dự kiến là 7%. Do đó, BVSC khuyến nghị OUTPERFORM với cổ phiếu MSH.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8266_MSH_BVSC_2021-8-2.pdf

4. PTB [ MUA – 120,700đ/cp]: Quý 2 tăng trưởng đáng kể từ mức thấp năm trước – Báo cáo ngắn – MAS – 02/08/2021

  • 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu và lãi ròng thuộc cổ đông công ty mẹ đạt 3.019 tỷ và 220 tỷ đồng, tăng 17,8% và 55,6% cùng kỳ nhờ: 1) mảng kinh doanh chế biến gỗ đạt 1.817 tỷ đồng, tăng mạnh 40% cùng kỳ nhờ xuất khẩu khả quan; 2) mảng đá xây dựng, ốp lát tăng 7% cùng kỳ, đạt 716 tỷ đồng doanh thu; 3) khó khăn dịch Covid đã khiến mảng bán và dịch vụ xe ô tô Toyota chỉ đạt 484 tỷ đồng, giảm 9,5% cùng kỳ.
  • Dự án Phú Tài Residence tại trung tâm Quy Nhơn, Bình Định kỳ vọng tạo doanh thu mới từ năm 2021. Tổng quy mô dự án ở mức 622 căn hộ và 12 căn hộ thương mại. Kỳ vọng dự án sẽ bắt đầu đóng góp doanh thu từ quý 3/2021. Dự án đang được tiêu thụ mạnh nhờ vị trí đắc địa, chất lượng cao cấp với giá bán phù hợp. Ước tính khoảng trên 60% căn hộ dự án đã được đặt chỗ.
  • Quý 3/2021, ba mảng hoạt động chính của PTB dự báo bị ảnh hưởng tiêu cực do ảnh hưởng dịch Covid, mặc dù được bù đắp một phần nhờ tiêu thụ của mảng bất động sản. Kỳ vọng PTB sẽ có sự phục hồi mạnh mẽ kể từ quý 4/2021 theo sau sự phục hồi của kinh tế Việt Nam cũng như thế giới.
  • Năm 2021, doanh thu và lãi ròng của cổ đông công ty mẹ dự báo đạt 6.691 tỷ và 559 tỷ đồng, lần lượt tăng 19,3% và 55,6% YoY: 1) doanh thu mảng gỗ kỳ vọng tăng trưởng 26% cùng kỳ, đạt 3.784 tỷ đồng nhờ sự tích cực mảng kinh doanh online và xuất khẩu; 2) mảng bất động sản đạt 512 tỷ đồng doanh thu; 3) biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 20,4% lên mức 22,3% chủ yếu nhờ giá bán mảng gỗ tích cực và biên lợi nhuận cao từ mảng bất động sản.
  • EPS forward năm 2021 ước đạt 11.496 đ/cp, tương ứng P/E forward 2021 ở mức 8,5 lần. MAS đánh giá tích cực dành cho PTB nhờ các yếu tố: 1) đóng góp mới từ mảng bất động sản; 2) kỳ vọng hoạt động kinh doanh sẽ phục hồi mạnh kể từ quý 4/2021 cũng như năm 2022; 3) đà tăng trưởng mạnh duy trì trong nhiều năm.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8271_PTB_MAS_2021-8-2.pdf

5. CTG [ Trung lập ]: Kết quả kinh doanh sơ bộ Q2/2021 – Cập nhật công ty – SSI – 03/08/2021

  • Thu nhập hoạt động mạnh mẽ nhưng lợi nhuận trước thuế giảm trong Q2/2021 do chi phí dự phòng: LNTT đạt 2,8 nghìn tỷ đồng, giảm mạnh -37,8% YoY hay -65,4% QoQ.
  • Thu nhập lãi thuần Q2/2021 tăng +39,5% YoY, nhờ tăng trưởng tín dụng 5,6% YTD (13,4% YoY) cùng với NIM tăng +57 bps YoY lên 3,20%. Tăng trưởng tín dụng nhờ phân khúc SME (+7,9% YTD) và bán lẻ (+7,3% YTD). Tiền gửi khách hàng tăng +5,2% YTD, với tỷ lệ CASA duy trì ở mức 18,7%. Mặc dù lợi suất tài sản giảm -60 bps YoY, chi phí vốn giảm mạnh hơn với -125 bps YoY.
  • Thu nhập ngoài lãi tăng +47,2% YoY, do tăng trưởng mạnh mẽ từ thu nhập từ phí (+23% YoY) và thu hồi nợ xấu (+300% YoY). Thu nhập từ phí được thúc đẩy nhờ tài trợ thương mại, chuyển tiền, dịch vụ thẻ,… cùng với các biện pháp tối ưu hóa chi phí.
  • CIR 6T2021 giảm còn 28,5% so với 31,9% trong cùng kỳ năm ngoái, do hoạt động quản lý nhân lực và số hóa cải thiện. Tỷ lệ chi phí nhân viên trên thu nhập hoạt động giảm còn 17,8% từ 20,4% trong 2020.
  • Chất lượng tài sản giảm: Nợ xấu tăng 62% so với Q1/2021 mặc dù ngân hàng đã xóa 2,4 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu tăng lên 1,34% (từ 0,88% trong Q1/2021). Chi phí dự phòng quý đạt mức cao lịch sử trong Q2/2021 với +222% YoY, bù đắp cho mức trích lập thấp trong Q1/2021.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8352_CTG_SSI_2021-8-3.pdf

6. VNM [ Trung lập ]: Lợi nhuận tiếp tục sụt giảm – Cập nhật công ty – SSI – 03/08/2021

  • Trong Q2/2021, VNM đạt 15,71 nghìn tỷ đồng doanh thu (+1,4% so với cùng kỳ) và 2,86 nghìn tỷ đồng (-7,2% so với cùng kỳ). Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, công ty đạt 28,91 nghìn tỷ đồng doanh thu (-2,5% so với cùng kỳ) và 5,46 nghìn tỷ đồng LNST (-6,9% so với cùng kỳ).
  • Doanh thu trong nước vẫn yếu trong Q2 (-0,84% so với cùng kỳ), mặc dù mức giảm đã thấp hơn so với Q1 (Q1 doanh thu giảm 7,6% so với cùng kỳ). Cần lưu ý, Q2/2020 không phải là cơ sở so sánh thấp đối với VNM, mặc dù năm ngoái có giãn cách xã hội vào tháng 4/2020.
  • Về tỷ suất lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận gộp tổng thể đạt 43,6% trong Q2/2021, giảm đáng kể so với mức 46,1% trong Q2/2020. Do đó, tỷ suất lợi nhuận gộp Q2 không được cải thiện so với tỷ suất lợi nhuận Q1 (43,6%), mặc dù giá bán trung bình tăng 2% ở hầu hết các sản phẩm trong giai đoạn tháng 4-5.
  • Với kết quả kinh doanh 6T2021, SSI nhận thấy rủi ro giảm đối với dự báo hiện tại của SSI đối với VNM trong năm 2021. SSI sẽ cung cấp thông tin chi tiết trong báo cáo đầy đủ sắp tới.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8358_VNM_SSI_2021-8-3.pdf

7. PLC [ Tích cực – 35,000đ/cp ]: Tăng trưởng mạnh hơn kỳ vọng – SSI – 03/08/2021

  • SSI lặp lại khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu PLC dựa trên tổng mức sinh lời là 21% (bao gồm 7% tỷ suất cổ tức). SSI nâng giá mục tiêu lên 35.000 đồng/cổ phiếu (so với mức giá trước đây là 30.300 đồng/cp), dựa trên hệ số P/E mục tiêu không đổi là 11x và dùng ước tính lợi nhuận đến giữa năm 2022.
  • Với kết quả 6 tháng đầu năm 2021 cao hơn kì vọng nên SSI điều chỉnh tăng ước tính lợi nhuận năm 2021, với dự phóng lợi nhuận tăng trưởng 56,3% năm nay. Về dài hạn, SSI cho rằng lợi nhuận của PLC sẽ được thúc đẩy trong giai đoạn 2021-2025 nhờ mảng nhựa đường từ chu kỳ đầu tư công mới tại Việt Nam.
  • Biến động của giá dầu: Giá nguyên liệu đầu vào có mối liên hệ trực tiếp với giá dầu và PLC không thể phòng ngừa hoàn toàn được rủi ro giá đầu vào.
  • Nợ xấu: Do việc ghi nhận doanh thu mảng nhựa đường phụ thuộc vào tốc độ giải ngân của chính phủ/các chủ đầu tư, nên điều quan trọng là phải quản lý đồng thời tăng trưởng sản lượng và các khoản phải thu.
  • Rủi ro tỷ giá: Do tất cả nguyên vật liệu được nhập khẩu bằng USD trong khi doanh thu ghi nhận bằng tiền VND, PLC đối mặt với rủi ro tỷ giá.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8355_PLC_SSI_2021-8-3.pdf

8. PNJ [ MUA – 116,500đ/cp ]: Dịch bệnh Covid-19 bùng phát khiến tăng trưởng chậm lại trong ngắn hạn nhưng tạo cơ hội trong dài hạn – SSI – 02/08/2021

  • Mặc dù ghi nhận lợi nhuận ấn tượng trong 5 tháng đầu năm 2021, lợi nhuận ròng tháng 6/2021 giảm -39% YoY do làn sóng Covid-19 lần thứ 4. Giãn cách xã hội tại Hà Nội và TP.HCM và một số tỉnh miền Nam vẫn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến KQKD Q3.
  • Kịch bản cơ sở của SSI là làn sóng Covid-19 lần thứ 4 sẽ được kiểm soát vào cuối tháng 8 và toàn dân sẽ được tiêm phòng vào Q2/2022, SSI điều chỉnh ước tính tăng trưởng lợi nhuận 2021 và 2022.
  • Mặc dù vậy, việc dịch bệnh bùng phát có thể giúp PNJ tăng thị phần do những cửa hàng nhỏ lẻ phải đóng cửa. Tại mức giá 95.800 đồng/cp, PNJ đang giao dịch tại PE 2021 và 2022 là 17,9x và 15,2x. Giá mục tiêu 1 năm cho cổ phiếu là 116.500 đồng/cp (tiềm năng tăng giá 21,6%) và SSI nhắc lại khuyến nghị MUA.
  • Theo kênh bán hàng, mảng bán lẻ và vàng miếng đạt tăng trưởng ấn tượng 47% YoY và 73% so với cùng kỳ trong 6T2021. Mảng bán buôn cũng đạt tăng trưởng đáng khích lệ 29% YoY.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8263_PNJ_SSI_2021-8-2.pdf

9. MSN [ Trung lập ]: Tăng trưởng lợi nhuận Q2 sát kỳ vọng – Cập nhật công ty – SSI – 03/08/2021

  • Riêng trong Q2/2021, MSN đạt 21,2 nghìn tỷ đồng doanh thu (+19,4% so với cùng kỳ) và 791 tỷ đồng lợi nhuận ròng cho cổ đông công ty mẹ (NPATMI) (+305% so với cùng kỳ).
  • Tăng trưởng doanh thu của tập đoàn trong quý 2 nhờ tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ của MML (45,3% so với cùng kỳ) và MSR (+108,9% so với cùng kỳ), trong khi MCH và VCM chỉ đạt mức tăng trưởng doanh thu một con số.
  • MML đạt kết quả tốt hơn kỳ vọng của SSI, nhờ hoạt động kinh doanh thịt heo tăng tốt và lợi nhuận cổ đông thiểu số thấp. Trong 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu từ thịt heo đạt 1,4 nghìn tỷ đồng (tăng 36,3% so với cùng kỳ), trong khi tỷ suất lợi nhuận gộp của mảng cải thiện lên 22% trong Q2/2021 (so với chỉ 18% trong Q2/2020).
  • Mặc dù giá của tất cả các sản phẩm khoáng sản đều tăng mạnh và doanh thu tăng mạnh nhưng MSR mới chỉ đạt hòa vốn thuần trong Q2 và vẫn chịu lỗ lũy kế -291 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2021. Công ty vẫn chưa thể ghi nhận doanh thu từ quặng đồng trong 6T2021, do ban lãnh đạo vẫn đang tìm giải pháp để bán hàng.
  • Doanh thu của VCM chỉ tăng 1,7% trong Q2/2021 và giảm -8,5% so với cùng kỳ trong 6T2021, mặc dù chuỗi bán lẻ của VCM có thể sẽ được hưởng lợi từ việc tăng lưu lượng khách hàng do các biện pháp giãn cách xã hội trong đợt bùng phát dịch Covid-19 kể từ tháng 5.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8353_MSN_SSI_2021-8-3.pdf

10. GAS [ MUA – 100,400đ/cp]: Giá khí tăng trưởng mạnh hỗ trợ KQKD quý 2 trong bối cảnh sản lượng thấp – Báo cáo KQKD – VCSC – 02/08/2021

  • Tổng Công ty Khí Việt Nam (GAS) công bố KQKD quý 2/2021 với doanh thu đạt 22,7 nghìn tỷ đồng (+45,6% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 2,3 nghìn tỷ đồng (+27,6% YoY) khi sản lượng khí thấp được bù đắp bởi tác động tích cực từ việc giá dầu nhiên liệu tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
  • Tổng sản lượng khí thương phẩm quý 2 giảm 9,7% YoY do nhu cầu khí từ các nhà máy điện thấp dù sản lượng khí thương phẩm cung cấp cho các khu công nghiệp tăng mạnh (+38,2% YoY) và nhu cầu cao từ các nhà sản xuất phân bón.
  • Chi phí bán hàng và quản lý tăng 52,3% YoY trong quý 2, cao hơn nhẹ so với dự báo khi GAS ghi nhận 154 tỷ đồng chi phí cho việc quyên góp vào quỹ vaccine COVID-19 và tiêm chủng cho tất cả nhân viên của công ty. VCSC kỳ vọng các khoản chi phí này sẽ giảm dần trong 6 tháng cuối năm 2021. Ngoài ra, chi phí khấu hao cũng hơi cao hơn dự báo của VCSC.
  • Trong 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu và LNST sau lợi ích CĐTS của GAS lần lượt tăng 23,2% YoY và 4,5% YoY. Doanh thu và LNST sau lợi ích CĐTS 6 tháng đầu năm 2021 hoàn thành lần lượt 56,3% và 46,7% dự báo cả năm của VCSC. Sản lượng khí thương phẩm thấp hơn kỳ vọng của VCSC khi KQKD 6 tháng đầu năm tương ứng 43,1% dự báo cả năm của VCSC.
  • Nhìn chung, KQKD này phù hợp với kỳ vọng của VCSC. VCSC cho rằng không có thay đổi đáng kể nào đối với dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2021 hiện tại của VCSC, dù cần thêm đánh giá chi tiết.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8306_GAS_VCSC_2021-8-3.pdf

11. SCG [ MUA – 100,700đ/cp ]: Doanh nghiệp xây dựng hàng đầu Việt Nam – Cập nhật công ty – MBS – 03/08/2021

  • SCG là doanh nghiệp xây dựng hàng đầu ở Việt Nam với hàng loạt các dự án lớn và nổi tiếng nhờ ứng dụng các giải pháp thi công hiện đại trên nền tảng công nghệ 4.0 trong lĩnh vực xây dựng, phát triển mạnh giải pháp BIM để nâng cao hiệu quả mô hình tổng thầu (Build & MEP) và tổng thầu D&B.
  • Trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế, đầu tư công trở thành bệ đỡ, đầu kéo khả thi nhất cho tăng trưởng. Có thể nói, phát triển cơ sở hạ tầng trong lịch sử đã tạo ra một cú hích cho tăng trưởng kinh tế và đang được coi là phương tiện hiệu quả nhất để đảm bảo tăng trưởng việc làm và phục hồi tài chính.
  • Giá trị backlog cuối năm 2020 có thể tạo lợi thế rất lớn cho doanh thu 2021 và năm 2022 khi điểm rơi lợi nhuận sẽ phần lớn rơi vào thời gian này nhờ các dự án trọng điểm sẽ hoàn thành. Đến nay, tổng giá trị một số hợp đồng lớn mà SCG đã ký với khách hàng đã đạt hơn 22,14 nghìn tỷ đồng.
  • 6 tháng đầu năm 2021, SCG đạt tổng doanh thu thuần gấp 3,1 lần cùng kỳ, lên 1.608 tỷ đồng. Lãi sau thuế đạt hơn 102 tỷ đồng, gấp 3,2 lần và thu nhập ròng trên mỗi cổ phiếu là 2.053 đồng. Với kết quả kinh doanh hiện tại, SCG đã có kế hoạch niêm yết trên sàn giao dịch, qua đó làm tăng sức hút đối với cổ phiếu SCG.
  • MBS xác định giá mục tiêu của cổ phiếu SCG trong 12 tháng tới bằng việc sử dụng phương pháp chiết khấu FCFE và phương pháp so sánh P/E để xác định giá trị hợp lý tại 100.700 đồng.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8272_SCG_MBS_2021-8-2.pdf

12. VCB [ Tích cực – 113,500đ/cp ]: Kết quả kinh doanh sơ bộ Q2/2021 – Cập nhật công ty – SSI – 03/08/2021

  • Trước làn sóng dịch bệnh bùng phát, VCB công bố gói cho vay hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng từ Covid-19 kể từ ngày 15/7/2021. Điều này có thể khiến thu nhập lãi thuần giảm 2,1 nghìn tỷ đồng trong nửa cuối 2021.
  • Do đó, SSI điều chỉnh giảm 8% ước tính lợi nhuận trước thuế của VCB còn 26.540 tỷ đồng (+15,1% YoY). SSI cũng ước tính LNTT 2020 là 33,7 nghìn tỷ đồng (+27% YoY ), giả định tăng trưởng tín dụng và huy động là 14% YoY và 10,9% YoY với NIM là 3,1%.
  • SSI giả định VCB sẽ phát hành 6,5% cổ phần trong 2022 tại mức giá 100.000 đồng/cp. Sử dụng PB mục tiêu không đổi là 3x, giá mục tiêu 1 năm đối với VCB là 113.500 đồng/cp (từ 114.200 đồng/cp), tương ứng tiềm năng tăng giá 15,8% và khuyến nghị Khả quan.
  • VCB công bố KQKD Q2/2021 với Thu nhập hoạt động và Lợi nhuận trước thuế là 12,9 nghìn tỷ đồng (+22% YoY) và 4,9 nghìn tỷ đồng (-14,3% YoY). LNTT ở mức thấp nhất trong 11 quý vừa qua.
  • Nếu không tính khoản này, Thu nhập hoạt động và Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động cốt lõi Q2/2021 có thể đạt tương ứng 13,7 nghìn tỷ đồng (+28,1% YoY) và 5,8 nghìn tỷ đồng (+0,5% YoY).
  • Thu nhập lãi thuần tăng 37,3% YoY do tăng trưởng tin dụng đạt 9,8% YTD (+19,3% YoY – cao hơn trung bình toàn hệ thống là +5,5% YTD) và NIM cải thiện đáng kể (+66 bps so với cùng kỳ lên 3,50%).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8356_VCB_SSI_2021-8-3.pdf

13. VCB [ Tích cực – 97,000đ/cp ]: Q2 trầm lắng sau khi bùng nổ trong Q1/21 – Cập nhật KQKD – VNDS – 03/08/2021

  • Thu nhập lãi thuần (NII) tăng 37,3% so với cùng kỳ (svck) trong Q2/21 nhờ dư nợ cho vay tăng 19,6% svck và NIM tăng lên 3.3%. Thu nhập ngoài lãi giảm 32% svck do giảm phí dịch vụ và hoa hồng khi ngân hàng triển khai các chương trình miễn phí chuyển khoản trực tuyến từ tháng 2 năm 2021; qua đó tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh (TOI) tăng 20,1% svck đạt 12.895 tỷ đồng.
  • 6T21 NII tăng 23,7% svck đạt 21.169 tỷ đồng nhờ số dư cho vay tăng lên 19,6% svck. Tín dụng tăng trưởng 9,8% sv cuối năm, cao hơn mức tăng 4,9% so với cuối năm tại 6T20. Ngân hàng Nhà nước gần đây đã nâng mức tăng trưởng tín dụng cho VCB từ 10% lên 14% trong năm 2021, cao hơn mức dự báo của VNDS.
  • Lợi suất tài sản trong 6T21 giảm 52 điểm cơ bản về 5,43% do cắt giảm lãi suất nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng trong đợt dịch Covid-19. Trong khi đó, chi phí vốn (CoF) giảm 93 điểm cơ bản do cắt giảm lãi suất từ 1,0 – 1,3 điểm % đối với tất cả các kỳ hạn.
  • Chi phí dự phòng trong 6T21 tăng 37,2% svck đạt 5.500 tỷ đồng, kéo theo tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) lên 352% tại cuối Q2/21 từ 279% tại cuối Q1/21, cao nhất so với các ngân hàng so sánh. Tỷ lệ nợ xấu (NPL) cuối Q2/21 giảm nhẹ xuống 0,7% từ 0,9% tại cuối Q1/21.
  • VNDS kỳ vọng NII tăng 10,8% svck nhờ cho vay tăng 14% svck và giữ nguyên NIM tại 2,91% svck. VNDS dự báo thu nhập ngoài lãi tăng 49% svck nhờ thu nhập từ thanh toán và chi phí hoa hồng bảo hiểm. Cùng với mức CIR đạt 36% và chi phí tín dụng đạt 1,1%, LN ròng năm 2021 kỳ vọng tăng 21,5% svck đạt 22.410 tỷ đồng.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8311_VCB_VNDS_2021-8-3.pdf

14. FRT [ Trung lập – 24,000đ/cp ]: Lợi nhuận tăng từ mức cơ sở thấp – Báo cáo KQKD – VCSC – 02/08/2021

  • CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FRT) công bố KQKD quý 2/2021 sơ bộ với doanh thu thuần đạt 4,4 nghìn tỷ đồng (+36% YoY) và LNTT đạt 37 tỷ đồng so với khoản lỗ trước thuế 21 tỷ đồng vào quý 2/2020. VCSC lưu ý rằng khoản lỗ của quý 2/2020 đến từ các biện pháp giãn cách xã hội trên toàn quốc được thực hiện vào tháng 4 khi – tại thời kỳ đỉnh điểm – FRT phải đóng cửa khoảng 30% tổng số lượng cửa hàng ĐTDĐ của công ty.
  • Trong 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu thuần đạt 9 nghìn tỷ đồng (+24% YoY) trong khi LNTT đạt 76 tỷ đồng (+189% YoY), lần lượt hoàn thành 51% và 48% dự báo của VCSC và nhìn chung phù hợp với kỳ vọng của VCSC. Tuy nhiên, do các gián đoạn liên quan đến dịch COVID19 hiện tại đang ảnh hưởng đến hoạt động tại cửa hàng ĐTDĐ của FRT, VCSC nhận thấy rủi ro điều chỉnh giảm dự báo hiện tại của VCSC, dù cần thêm đánh giá chi tiết.
  • Doanh thu của FPT Shop (chuỗi ĐTDĐ) tăng 13% YoY trong 6 tháng đầu năm 2021, chủ yếu nhờ (1) doanh số dòng iPhone 12 tăng mạnh sau khi ra mắt vào cuối năm 2020 (iPhone đóng góp khoảng 1/3 vào doanh số ĐTDĐ của FRT vào năm 2020) và (2) doanh số laptop tăng 34% YoY lên 1,3 nghìn tỷ đồng trong nửa đầu năm 2021, được củng cố bởi việc FRT chuyển đổi 68 cửa hàng ĐTDĐ tiêu chuẩn sang mô hình ‘trung tâm laptop’ có số lượng SKU laptop lớn hơn.
  • Doanh thu của Long Châu (chuỗi nhà thuốc) tăng 183% YoY trong 6 tháng đầu năm 2021 nhờ việc mở mới cửa hàng diễn ra nhanh chóng. Theo ban lãnh đạo, Long Châu đã chốt 150 địa điểm cho các nhà thuốc mới trong nửa đầu năm 2021 – 68 nhà thuốc trong số đó đã được mở.
  • Tốc độ mở mới của nhà thuốc Long Châu phù hợp với dự báo hiện tại của VCSC là 150 cửa hàng mới trong năm 2021 và có khả năng cao hơn trong bối cảnh đã chốt được địa điểm cho các nhà thuốc mới như đã đề cập bên trên, theo quan điểm của VCSC.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8307_FRT_VCSC_2021-8-3.pdf

15. ACB [ Tích cực – 41,800đ/cp ]: Nâng định giá nhờ kết quả Q2 vượt kỳ vọng – Báo cáo cập nhật – VNDS – 03/08/2021

  • Thu nhập lãi thuần (NII) Q2/21 tăng 60,4% svck nhờ tín dụng tăng 20,4% svck và NIM tăng 119 điểm cơ bản (đcb) svck, trong khi TN ngoài lãi (Non- II) tăng 24,9% svck nhờ TN phí thuần (NFI) tăng 107,7% svck. Tỷ lệ thu nhập/chi phí (CIR) giảm xuống 25,6% trong Q2/21 từ 43,1% trong Q2/20 do chi phí hoạt động giảm 9,9% svck nhờ hoàn nhập 221 tỷ đồng dự phòng nợ xấu.
  • Tín dụng tăng 9,7% trong 6T21, cao hơn mức tăng 5,6% trong 6T20. Ngân hàng Nhà nước đã nâng hạn mức tăng tín dụng năm 2021 của ACB lên 13,5% từ mức 9,5% trước đó. Lợi suất tài sản giảm nhẹ 53 đcb svck trong khi chi phí vốn giảm mạnh 143 đcb svck do tỷ lệ CASA tăng lên 21,5% vào cuối T6/21 từ mức 17,5% vào cuối T6/20.
  • Tại cuối Q2/21, tỷ lệ nợ xấu (NPL) giảm xuống 0,68% từ mức 0,91% vào cuối Q1/21; Nợ cơ cấu lại giảm xuống 8,2 nghìn tỷ đồng vào cuối quý 2/21 từ 9,1 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2020, chiếm 2,4% dư nợ. Trong 6T21, ACB đã trích lập dự phòng đầy đủ 1.417 tỷ đồng cho toàn bộ số dư nợ được tái cơ cấu thay vì phân bổ trong 3 năm theo Thông tư 03.
  • VNDS nâng EPS năm 2021-23F lên 18-24% dựa trên dự báo tỷ lệ CIR thấp hơn, tăng trưởng tín dụng và NIM tốt hơn. Giá mục tiêu mới của VNDS là 41.800 đồng dựa trên định giá thu nhập thặng dư (COE: 14%, LTG: 3%) và P/B trung bình 2021-22 2,2 lần, tỷ trọng bằng nhau.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8312_ACB_VNDS_2021-8-3.pdf

16. HAH [ MUA – 55,900đ/cp ]: Tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng nhờ mở rộng đội tàu – Kết quả kinh doanh Q2/2021 – SSI – 03/08/2021

  • HAH công bố kết quả LNST của cổ đông công ty mẹ (NPATMI) với mức tăng trưởng ấn tượng là 127% trong 6 tháng đầu năm 2021, chủ yếu nhờ bổ sung thêm hai tàu mới trong Q2. Do tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu dự kiến khó có thể được khắc phục cho đến năm 2023, điều kiện thị trường sẽ tiếp tục thuận lợi cho các công ty vận tải container.
  • HAH là một trong những công ty được hưởng lợi chính. Mặc dù dịch Covid-19 hiện tại có thể ảnh hưởng đến sản lượng vận chuyển trong Q3, nhưng SSI tin rằng HAH sẽ tiếp tục đạt tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ cho đến năm 2022.
  • SSI tăng ước tính NPATMI năm 2021 và 2022 lần lượt đạt 279 tỷ đồng (+102%) và 339 tỷ đồng (+21%), dựa trên giá thuê chuyến và giá cước cao hơn. SSI lặp lại khuyến nghị MUA đối với HAH, với giá mục tiêu 1 năm điều chỉnh lên 55,900 đồng/cổ phiếu (so với giá mục tiêu trước đó là 43,800 đồng/cổ phiếu), tiềm năng tăng giá là 18,5%.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8354_HAH_SSI_2021-8-3.pdf

17. SWC [ MUA – 37,700đ/cp ]: Tăng trưởng vượt kỳ vọng – Báo cáo ngắn – MAS – 04/08/2021

  • Hoạt động chính của Sowatco (SWC): 1) Vận chuyển đường thủy nội địa (hàng Container, hàng xá, hàng rời) với 20 sà lan chở container từ 90 Cont đến 250 Cont, cùng đội tàu lai dắt hỗ trợ tại khu vực miền nam; 2) Khai thác cảng, kho bãi, Bến phao, Bốc xếp với Cảng Sowatco Long Bình (Q9 & Đồng Nai) diện tích 200.000m2, cùng 43.125m2 diện tích kho bãi hỗ trợ; 3) Đóng mới và sửa chữa phương tiện thủy.
  • SWC đã nâng sở hữu tại CTCP Cảng Đồng Nai (PDN) lên mức 20,25% từ ngày 19/06/2020. 6 tháng đầu năm 2021, PDN đạt 468 tỷ đồng doanh thu, tăng 38% cùng kỳ trong khi lãi ròng ở mức 92 tỷ đồng, tăng 35% cùng kỳ.
  • 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu và lãi ròng thuộc cổ đông công ty mẹ SWC đạt 416 tỷ và 111 tỷ đồng, lần lượt tăng 138% và 164% cùng kỳ: 1) biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 26,7% lên 27,2%; 2) mảng khai thác cảng, vận tải ở mức 372 tỷ đồng, chiếm 83% doanh thu; 3) phần đóng góp mới từ công ty liên kết – PDN.
  • Dòng vốn đầu tư lớn đến Đồng Nai giúp nhiều dự án được khai thông, qua đó thúc đẩy nhu cầu tăng trưởng tại cả cảng Đồng Nai lẫn Long Bình. SWC và PDN đã đầu tư thêm cần cẩu, nâng cấp cầu tàu, ô tô đầu kéo, … để đón đầu sự phát triển này. Hoạt động khai thác cảng quý 2 của PDN khả quan nhờ việc tạm dừng thu phí tại cầu Đồng Nai tạo lợi thế cạnh tranh so với các cảng tại TP.HCM & Bình Dương.
  • Doanh thu và lãi ròng năm 2021 dự báo đạt 880 tỷ và 248 tỷ đồng, tăng 76% và 64% cùng kỳ: 1) động lực tăng trưởng hàng hóa tại 2 cảng Long Bình và Đồng Nai vượt kỳ vọng, đi kèm với nhu cầu sử dụng dịch vụ cảng, kho bãi gia tăng; 2) lợi nhuận từ công ty liên kết PDN đóng góp 38,2 tỷ vào doanh thu tài chính; 3) chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 13% cùng kỳ, lên mức 23 tỷ đồng.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8368_SWC_MAS_2021-8-5.pdf

18. VPB [ Tích cực – 75,000đ/cp ]: Ngân hàng mẹ rực rỡ, FE Credit ảm đạm – Báo cáo cập nhật – VNDS – 04/08/2021

  • VPB nâng đánh giá lên Khả quan với giá mục tiêu cao hơn là 75.000 đồng/CP để phản ánh thương vụ thoái vốn FE Credit trên báo cáo hợp nhất VPB.
  • Vào ngày 28/4/2021, VPB thông báo đã đạt được thỏa thuận với Sumitomo Mitsui Financial Group (SMFG) trong việc bán 49% vốn điều lệ tại FE Credit với tổng định giá vốn tại FE Credit là 2,8 tỷ USD. SMBC Consumer Finance Company (SMBCCF), công ty con sở hữu bởi SMFG, là pháp nhân trong thương vụ này. Tập đoàn SMBC là một trong ba tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất Nhật Bản, với tổng tài sản trên 2.100 tỷ USD vào cuối năm 2020.
  • Tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, ngân hàng doanh nghiệp và ngân hàng đầu tư trên toàn thế giới, với sự xuất hiện tại hơn 40 quốc gia. SMBCCF là công ty tài chính tiêu dùng hàng đầu tại Nhật Bản với hơn 900 chi nhánh trên toàn cầu.
  • Định giá 2,8 tỷ USD đối với thương vụ thoái vốn FE Credit cao hơn 8% so với mức định giá dự kiến của VNDS đối với FE Credit là 2,3-2,6 tỷ USD (xem báo cáo Tiến gần tới thương vụ thoái vốn FE Credit), tương đương với P/B mục tiêu là 4,0 lần.
  • Ngân hàng dự kiến sẽ ghi nhận khoản lãi từ thương vụ thoái vốn này trong 6 tháng cuối năm 2021, do đó làm tăng vốn chủ sở hữu của VPB tại cuối năm 2021 lên 20.873 tỷ đồng, tương đương với giá trị sổ sách năm tài chính trên mỗi cổ phiếu là 35.693 đồng theo ước tính của VNDS.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8362_VPB_VNDS_2021-8-5.pdf

19. ACB [ Tích cực – 41,941đ/cp]: Chủ động trích lập dự phòng củng cố hơn nữa triển vọng tăng trưởng bền vững – Báo cáo cập nhật – BVSC – 04/08/2021

  • Duy trì khuyến nghị Outperform và tăng giá mục tiêu theo Phương pháp Thu nhập thặng dư thêm 22,2% lên 41.941 đồng/ cổ phiếu (Upside: 18,1%), kết quả từ việc: (1) Nâng dự báo KQKD năm 2022; và (2) Chuyển định giá sang cuối năm 2022. Tại giá đóng cửa hôm nay, ACB đang giao dịch với mức P/B forward 1 năm (tính đến giữa năm 2022) và năm 2022 là lần lượt là 1,89x và 1,67x cho mức tăng trưởng LNST giai đoạn 2020-22 là 26,6% và ROAE bình quân 23,9%.
  • ACB duy trì là cổ phiếu ưa thích và thuộc nhiều chủ đề đầu tư khác nhau của BVSC: (1) Nền tảng cơ bản tốt, hậu thuẫn bởi tăng trưởng bền vững, chất lượng tài sản hàng đầu và ban lãnh đạo tâm huyết; và (2) Triển vọng tăng trưởng tốt sau khi dịch kết thúc, nhờ chính sách trích lập dự phòng tích cực, giảm áp lực trích lập dự phòng và tiềm năng hoàn lập, hỗ trợ triển vọng tăng trưởng KQKD.
  • Cho năm 2022: BVSC nâng dự phóng LNTT của ACB thêm 4,1% lên mức 15.383,8 tỷ (+22,4% YoY), chủ yếu do điều chỉnh: (1) Điều chỉnh giảm chi phí hoạt động, do Ngân hàng kế hoạch không tuyển nhân viên mới và gia tăng tác động tích cực từ số hóa, và (2) Giảm dự báo chi phí dự phòng, nhờ ACB đã tích cực trích lập đầy đủ dự phòng cho các khoản nợ tái cơ cấu. Việc kiểm soát dịch sớm cải thiện khả năng trả nợ đối với các khách hàng có thể giúp ACB hoàn lập dự phòng, hỗ trợ tăng trưởng KQKD hậu dịch COVID-19.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8364_ACB_BVSC_2021-8-5.pdf

20. HPG [ MUA – 64,700đ/cp ]: HRC – 100% công suất – Động lực cho 2H2021 – KBSV – 05/08/2021

  • Doanh thu và lợi nhuận quý 2 của Tập đoàn Hòa Phát đạt lần lượt là 35.118 tỷ đồng (+72% YoY), và 9.745 tỷ đồng (+253% YoY). Trong kỳ, sản lượng tiêu thụ thép xây dựng đạt 982.000 tấn (+25,8% YoY), thép cuộn cán nóng đạt 667.000 tấn.
  • Nhằm đảm bảo mục tiêu cắt giảm khí thải carbon, nhà lập pháp Trung Quốc yêu cầu các nhà máy sản xuất thép phải bảo đảm sản lượng thép không được cao hơn sản lượng cả năm 2020. Do vậy việc cắt giảm sản lượng từ Trung Quốc sẽ tạo điều kiện cho các nhà sản xuất thép khác ngoài Trung Quốc trong đó có Hòa Phát gia tăng sản lượng.
  • Tác động của đại dịch kèm theo mùa thấp điểm trong đầu những tháng mùa mưa ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm của Hòa Phát. Tuy nhiên, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng 6,5% của chính phủ, thì đầu tư công là động lực quan trọng để kích thích nền kinh tế phục hồi sau đại dịch, bên cạnh đó, những tháng cuối năm cũng là mùa xây dựng, nhu cầu thép tăng cao.
  • 2H2021, với việc chạy tối đa công suất của 2 lò cao, KBSV kì vọng sản lượng tiêu thụ HRC của Hòa Phát sẽ đạt 35% sản lượng thép thô là động lực thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận cho tập đoàn.
  • KBSV ước tính doanh thu năm 2021 đạt 147.039 tỷ đồng (+63,2% YoY), lợi nhuận đạt 32.927 tỷ đồng (+144% YoY). KBSV nâng mức giá mục tiêu lên 64.700 VNĐ/CP cùng khuyến nghị MUA, upside 32,5%.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8369_HPG_KBSV_2021-8-5.pdf

21. TPB [ Tích cực – 42,964đ/cp ]: Nền tảng cơ bản cải thiện hỗ trợ triển vọng phục hồi hậu COVID-19 lạc quan hơn – Báo cáo cập nhật– BVSC– 04/08/2021

  • BVSC duy trì khuyến nghị Outperform đối với TPB và nâng giá mục tiêu theo Phương pháp Thu nhập thặng dư lên 42.972 đồng/ cổ phiếu (Upside: 22,4%), định giá cổ phiếu ở mức P/B năm 2022 là 1,6x, do: (1) Điều chỉnh tăng dự báo KQKD; (2) Tác động chuyển định giá đến giữa năm 2022. Mặc dù thanh khoản của cổ phiếu cải thiện đáng kể trong thời gian vừa qua, BVSC vẫn duy trì mức chiết khấu định giá 10% so với giá trị nội tại, phần lớn do sự không chắc chắn của dịch COVID-19 vào thời điểm hiện tại.
  • TPB đóng cửa ở mức 35.100 đồng/ cổ phiếu vào ngày 04/08/2021, giao dịch ở mức P/B forward 1 năm dự phóng (đến giữa năm 2022) và năm 2022 lần lượt là 1,48x và 1,31x cho mức tăng trưởng lợi nhuận dự báo giai đoạn 20-22 là 31,8%/ năm và ROAE mạnh mẽ trung bình là 24,8%, mà BVSC thấy hấp dẫn. BVSC kỳ vọng đợt phát hành riêng lẻ sắp tới sẽ hỗ trợ giá cổ phiếu.
  • Về dài hạn, BVSC tin rằng nền tảng cơ bản vững chắc, định vị ngân hàng số bán lẻ hàng đầu và việc mở rộng tập khách hàng lạc quan và mức sinh lời tốt của TPB sẽ hỗ trợ việc đánh giá lại định giá của TPB.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8366_TPB_BVSC_2021-8-5.pdf

22. GVR [ Nắm giữ – 35,700đ/cp ]: Báo cáo lần đầu: triển vọng tốt nhờ quỹ đất phát triển lớn nhất Việt Nam – KBSV – 04/08/2021

  • KBSV khuyến nghị NẮM GIỮ cho cổ phiếu GVR với giá mục tiêu 35,700 VNĐ/ cổ phiếu, tương đương mức tổng lợi suất sinh lời 5,9% dựa trên phương pháp định giá từng phần (SOTP) cho mảng gỗ, cao su, khu công nghiệp và các mảng khác.
  • KBSV dự phóng biên gộp mảng cao su năm 2021 sẽ tăng mạnh từ 18.8% lên 23.3% nhờ giá bán cao su tăng trưởng 29.1% lên 1,653 USD/ tấn. Trong giai đoạn 2021-2025, biên gộp của GVR sẽ tiếp tục đạt mức cao 22.8% nhờ định hướng phát triển theo hình thức thâm canh, qua đó giảm giá vốn thông qua giảm diện tích trồng cao su nhưng vẫn đạt tăng trưởng sản lượng bình quân 4.13% CAGR.
  • Theo chiến lược mới đề ra tại ĐHCĐ, trong 100,000 ha diện tích trồng cao su giảm đi, 20,000 ha sẽ được sử dụng cho phát triển KCN và 40,000 cho chuyển đổi CSHT. Với kế hoạch này, GVR dự kiến sẽ nâng quỹ đất quản lý lên 26,000 ha, gấp 2.5 lần quỹ đất của Becamex, công ty quản lý KCN lớn nhất hiện nay. Với đơn giá đền bù đất chuyển đổi CSHT lên tới 0.6 tỷ đồng/ ha, KBSV cũng kì vọng khoản đền bù 40,000 ha sẽ đóng góp không nhỏ cho GVR các năm tới.
  • Mảng CSCN và gỗ được kì vọng sẽ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2025 lần lượt là 17.5% CAGR và 10% CAGR. KBSV kì vọng mảng CSCN sẽ tăng trưởng mạnh nhờ kế hoạch tăng gấp đôi công suất găng tay lên 5 tỷ chiếc/ năm và dự định M&A với Vinachem để khép kín chuỗi giá trị săm lốp.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8370_GVR_KBSV_2021-8-5.pdf

23. PHP [ Tích cực – 29,200đ/cp]: Vẫn còn những câu chuyện phía trước – Báo cáo cập nhật – VNDS – 04/08/2021

  • Sở hữu vị thế dẫn đầu tại Hải Phòng – cụm cảng lớn thứ hai tại Việt Nam, PHP có nhiều khả năng để tận dụng dòng chảy thương mại toàn cầu sôi động.
  • Cảng nước sâu của công ty sẽ được khởi công vào quý 3/2021 và sẽ trở thành động lực tăng trưởng mới của PHP từ năm 2024.
  • Phương án di dời cảng Hoàng Diệu có thể được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2021 theo tiến độ thi công của cầu Nguyễn Trãi. VNDS tin rằng giá trị thị trường khu đất này sẽ cao hơn nhiều so với giá trị sổ sách ghi nhận và sẽ tạo ra lợi nhuận bất thường cho PHP trong ngắn hạn.
  • Do sự chênh lệch giữa mức phí cảng biển của Việt Nam so với các nước khác trong khu vực, Bộ Giao Thông Vận Tải (MOT) đã đề xuất nâng phí dịch vụ cảng biển Việt Nam theo lộ trình. Bộ GTVT đã đệ trình dự thảo lên Chính phủ và đang được các bên liên quan xem xét. Do lo ngại về lạm phát cao trong năm nay, VNDS cho rằng đề xuất có thể được phê duyệt trong năm 2022 và sẽ có tác động tích cực đến PHP do các cảng của PHP nằm ở hạ nguồn sông Cấm và được hưởng lợi nhiều nhất trong Cụm cảng Hải Phòng.
  • VNDS duy trì khuyến nghị Khả quan đối với PHP với giá mục tiêu 29.200 đồng/cổ phiếu (tăng 20,7% so với báo cáo trước), tương đương với tiềm năng tăng giá 21,7% bao gồm tỷ suất cổ tức.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8361_PHP_VNDS_2021-8-5.pdf

24. Ngành ngân hàng [ Trung lập ]: Cập nhật Thông tư 11 của NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng tại các ngân hàng – SSI – 06/08/2021

  • Gần đây, NHNN đã ban hành Thông tư 11/2021/TT-NHNN (Thông tư) về phân loại nợ và trích lập dự phòng, Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/10/2021. Tần suất phân loại nợ và trích lập dự phòng được tăng từ “tối thiểu hàng quý” lên “tối thiểu hàng tháng”, điều này cho phép ngân hàng xử lý sự suy giảm chất lượng tín dụng tích cực hơn và sớm hơn. Hầu hết các ngân hàng mà SSI nghiên cứu dường như đã phân loại dư nợ và trích lập dự phòng theo tháng. Tuy nhiên, theo quan điểm của SSI, Thông tư này đóng vai trò là một văn bản để đảm bảo cho cả ngành áp dụng các tiêu chuẩn giống nhau. Do đó, SSI cho rằng Thông tư này sẽ không dẫn đến sự thay đổi đáng kể trong việc quản lý rủi ro ngân hàng.
  • Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Thông tư 11 không áp dụng đối với các ngân hàng được giám sát đặc biệt. SSI nhận thấy có một ngoại lệ đối với việc phân loại nợ/tiền gửi được sử dụng để hỗ trợ các ngân hàng cụ thể trong tình trạng giám sát đặc biệt. Những ngoại lệ này cũng có thể áp dụng cho các ngân hàng sẵn sàng hỗ trợ các ngân hàng đang chịu sự giám sát đặc biệt, có khả năng tạo điều kiện để xử lý các ngân hàng “0 đồng”.
  • Nhìn chung, Thông tư này đưa ra khung pháp lý chặt chẽ hơn để phân loại nợ và trích lập dự phòng.
  • Những thay đổi chi tiết trong Thông tư 11 so với Thông tư 02 và 09 cụ thể như sau:

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8391_none_SSI_2021-8-6.pdf

25. NLG [ Tích cực – 46,400đ/cp]: Điểm rơi lợi nhuận Q3/2021 – BSC – 05/08/2021

  • BSC đưa ra khuyến nghị KHẢ QUAN cổ phiếu NLG và nâng giá mục tiêu lên mức 46.400 đồng/cp (+5.9% so với mức giá đóng cửa ngày 04/07/2021 và cao hơn 4.0% so với giá mục tiêu cũ) dựa trên phương pháp RNAV.
  • Dựa trên quan điểm thận trọng, BSC điều chỉnh giảm nhẹ dự báo kết quả kinh doanh của NLG năm 2021 do điều chỉnh việc hạch toán một phần lợi nhuận dự án Cần Thơ sang năm 2022. Theo đó, doanh thu và lợi nhuận ghi nhận mức giảm lần lượt -16% và -9.7% so với dự báo trước đó.
  • BSC dự báo doanh thu và lợi nhuận năm 2021 của NLG lần lượt ước đạt 5,409 tỷ đồng (+139.3% YoY) và lợi nhuận sau thuế công ty mẹ đạt 1,088 tỷ đồng (+30% YoY). EPS FW 2021 = 3,623 đồng. PE FW 2021 = 12.1 lần.
  • Kế hoạch mở bán các dự án bị chậm lại do vấn đề pháp lý và dịch Covid-19. Rủi ro chung ngành bất động sản (lãi suất cho vay, tính chu kỳ ngành).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8372_NLG_BSC_2021-8-6.pdf

26. TPB [ MUA – 43,700đ/cp ]: Kết quả kinh doanh sơ bộ Q2/2021 – Cập nhật công ty – SSI – 05/08/2021

  • Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, LNTT đạt 3 nghìn tỷ đồng, tăng +47,8% so với cùng kỳ. Nếu không tính 400 tỷ đồng phí trả trước bancassurance được ghi nhận trong Q2/2021, tăng trưởng LNTT trong 6T2021 sẽ tương ứng +84% so với cùng kỳ.
  • Theo kỳ hạn, cho vay trung và dài hạn tăng 11,1% so với đầu năm. Mặc dù lợi suất tài sản giảm -26 bps YoY, nhưng chi phí vốn đã giảm mạnh hơn -86 bps YoY.
  • Điều này khiến tỷ lệ LDR giảm xuống còn 64,8% so với 69,6% trong năm 2020. Số dư tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tăng +8,4% so với đầu năm, trong khi hệ số CASA cải thiện lên 18,4% so với quý trước.
  • Thu nhập ngoài lãi tăng +32,5% so với cùng kỳ, do thu nhập phí thuần tăng đột biến (+159% so với cùng kỳ) và các khoản thu từ nợ xấu đã xóa (+718% so với cùng kỳ).
  • Hệ số CIR trong Q2/2021 giảm xuống 36,0% so với mức 40,1% so với cùng kỳ, nhờ chi phí nhân viên và kỹ thuật số cải thiện. Chi phí nhân viên so với TOI giảm xuống 19,6%, từ mức 21,7% trong năm 2020.
  • Chất lượng tài sản được cải thiện: Tỷ lệ nợ xấu giảm xuống 1,14% (từ 1,18% trong Q1/2021). Chi phí tín dụng tăng lên 1,89% (so với mức 1,27% trong Q1/21), giúp hệ số LLC tăng lên 145,3% từ 135% trong Q1/2021. Các khoản cho vay tái cơ cấu không đổi với Q1/2021 ở mức 1,3 nghìn tỷ đồng, tương đương tỷ trọng 1% tổng dư nợ.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8373_TPB_SSI_2021-8-6.pdf

27. HAH [ MUA – 75,500đ/cp ]: Tạo nên trang sử mới – Báo cáo ngắn – MAS – 05/08/2021

  • Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế nửa đầu năm 2021 của HAH lần lượt đạt 808 tỷ (+49,2% YoY) và 183 tỷ (+160% YoY): 1) Biên lợi nhuận gộp tăng mạnh từ 21,1% lên 29% trong cùng kỳ; 2) Doanh thu khai thác tàu tăng mạnh 61% cùng kỳ, đạt 759 tỷ đồng; 3) Doanh thu khác tăng lên hơn 21 tỷ đồng đến từ việc thanh lý tàu của HAH trong quý 1; 4) Chi phí lãi vay tăng hơn 54%, ở mức 14,7 tỷ đồng.
  • HAH hiện đang là đội tàu vận tải container nội địa lớn nhất cả nước với đội tàu có 8 chiếc và tổng trọng tải đạt hơn 150,000 DWT. Trong tháng 4/2021, HAH đã nhận 2 chiếc tàu mới với tổng sức chở của mỗi chiếc là hơn 1,700 TEU điều này cũng sép giúp cho HAH có thể thực hiện kế hoạch nâng tổng số chuyến trong nước lên 5 chuyến/ tuần và vẫn duy trì được các tuyến quốc tế đi HongKong, Trung Quốc, Hàn Quốc và Singapore.
  • Giá cước vận tải biển cũng như số lượng hàng hóa vận tải qua đường biển cùng tăng mạnh do đại dịch Covid 19 làm đường vận tải hàng không gặp nhiều khó khăn. Điều này giúp HAH hưởng lợi thế và cải thiện lợi nhuận một cách mạnh mẽ trong năm 2021.
  • Doanh thu thuần dự phóng cho năm 2021 ước đạt 1,788 tỷ (+50% YoY) và lợi nhuận sau thuế ước đạt 329 tỷ (+124% YoY) : 1) Giá cước vận tải duy trì ở mức cao giúp cho biên lợi nhuận gộp cải thiện lên 27% so với mức 19.4% ở cùng kỳ; 2) Doanh thu bán tàu giúp cho lợi nhuận khác của công ty cả năm ghi nhận mức tăng mạnh từ mức hơn 1 tỷ lên hơn 23 tỷ trong năm; 3) Chi phí lãi vay ở mức hơn 30 tỷ đồng, tăng mạnh hơn 30% cùng kỳ.
  • EPS dự phóng đạt mức 6,830 đồng/ cổ phiếu, tương ứng với mức P/E dự phóng đạt 7,1 lần thấp hơn so với mức P/R trung bình 5 năm của doanh nghiệp. Với những triển vọng của ngành và nội tại cơ bản tốt của doanh nghiệp, MAS đánh giá TÍCH CỰC dành cho HAH trong dài hạn.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8376_HAH_MAS_2021-8-6.pdf

28. CTD [ Nắm giữ – 70,000đ/cp ]: Thu mình chờ thời cơ– Báo cáo cập nhật – MAS – 06/08/2021

  • MAS giảm giá mục tiêu xuống 70,000 đồng/cp và hạ mức đánh giá từ. Mua xuống Nắm giữ so với báo cáo gần nhất (Tìm kiếm động lực tăng trưởng–15/03/2021) do kết quả kinh doanh kém khả quan đến từ sự ảnh hưởng các yếu tố khách quan như: các dự án bị tạm dừng thi công, tình trạng giãn cách xã hội trên nhiều tỉnh thành, giá nguyên vật liệu cho ngành xây dựng tăng mạnh. Theo đó, MAS giảm dự phóng doanh thu (85%- 90% so với 2020), tăng tỷ lệ chiết khấu và phần bù rủi ro.
  • Doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt là 5,119 tỷ đồng (-32% yoy) và 99 tỷ đồng (-64% yoy), tương ứng 29% và 38% so với Kế hoạch kinh doanh tại ĐHCĐ 2021. Tuy nhiên, bất chấp những khó khăn về dịch bệnh trong 6 tháng đầu năm và tình hình cạnh tranh gay gắt giữa những công ty xây dựng, CTD vẫn mang về 18 gói thầu với giá trị hơn 14 ngàn tỷ đồng. Đây là điểm sáng của công ty trước tình hình khó khăn chung của toàn ngành và thể hiện vai trò là Công ty xây dựng hàng đầu tại Việt Nam.
  • MAS cho rằng các công ty xây dựng, đặc biệt ở mảng dân dụng, sẽ trải qua giai đoạn khó khăn và khốc liệt nhất trong năm nay với kết quả kinh doanh tiêu cực, ít nhất là đến hết Quý 3 và có thể là Q4 năm nay và CTD cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng này. Tuy nhiên với cấu trúc tài chính bền vững cho phép CTD có khả năng chống chịu cao so với các công ty trong ngành, và một khi khó khăn qua đi CTD sẽ có nhiều nguồn lực và dư địa để bứt tốc trước các đối thủ cạnh tranh.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8377_CTD_MAS_2021-8-6.pdf

29. QNS [ Tích cực – 52,000đ/cp]: Mảng đường tiếp tục dẫn dắt đà tăng trưởng – SSI – 05/08/2021

  • SSI nâng giá mục tiêu đối với cổ phiếu QNS lên 52.000 đồng/cổ phiếu (từ 47.300 đồng/cổ phiếu), do mảng đường có sự cải thiện đáng kể và áp dụng ước tính lợi nhuận đến giữa năm 2022. Với mức điều chỉnh tăng này, tổng mức sinh lời đối với cổ phiếu là 27% và SSI lặp lại khuyến nghị KHẢ QUAN.
  • Bất chấp đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 từ tháng 5-tháng 6, QNS vẫn đạt kết quả dinh doanh Q2 đáng khích lệ, với tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ròng lần lượt là 11,5% và 12,8%. SSI duy trì quan điểm QNS sẽ có bước chuyển mình trong năm 2021 nhờ vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của mảng đường. Nhìn bao quát hơn, việc chính thức áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với đường Thái Lan (chi tiết tại đây) sẽ hỗ trợ ngành đường trong nước nói chung và QNS nói riêng trong dài hạn.
  • Rủi ro giảm đối với khuyến nghị của SSI: Nhu cầu đối với sản phẩm của QNS thấp hơn dự kiến do nhiều yếu tố như tình hình dịch Covid diễn biến phức tạp/giá đậu nành cao hơn dự kiến/sản lượng đường RE thấp hơn dự kiến.
  • Riêng trong Q2/2021, QNS đạt 2,03 nghìn tỷ đồng doanh thu (+11,5% so với cùng kỳ) và 361 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (+12,8% so với cùng kỳ). Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, công ty đạt 3,7 nghìn tỷ đồng doanh thu (+13% so với cùng kỳ) và 521 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (+19,2% so với cùng kỳ). Mảng đường cải thiện là động lực tăng trưởng chính, sát với kỳ vọng của SSI.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8374_QNS_SSI_2021-8-6.pdf

 

Quý nhà đầu tư lưu ý:

– Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN