TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 03/01 – 07/01/2021

Lượt xem: 1382 | Ngày đăng: 17/01/2022 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 03/01 – 07/01/2021

  1. LCG [ MUA – 28,200đ/cp ]: Thúc đẩy đầu tư công – Báo cáo ngắn – MAS – 04/01/2022
  2. KBC [ Tích cực – 68,100đ/cp ]: Tràng Cát dự kiến là nguồn đóng góp lợi nhuận chính cho năm 2022 – Báo cáo cập nhật – VCSC – 04/01/2022
  3. Ngành dệt may [Trung lập ] Nối tiếp đà tăng trưởng – Báo cáo doanh nghiệp – SSI – 04/01/2022
  4. CTR [ Tích cực – 104,500đ/cp ]: Chuẩn bị niêm yết trên sàn HOSE – SSI – 04/01/2022
  5. Ngành thủy sản [ Trung lập ]: Duy trì đà tăng trưởng tích cực nhưng việc định giá lại là một thách thức – Báo cáo cập nhật – SSI – 05/01/2022
  6. AAA [ MUA – 27,100đ/cp ]: Dẫn đầu mảng bao bì nhựa – Báo cáo ngắn – MAS – 06/01/2022
  7. KBC [ Tích cực – 81,800đ/cp ] Tăng trưởng mạnh mẽ trong 2022-23 – VNDS – 06/01/2022
  8. Ngành ngân hàng [ Trung lập]: Chất lượng tài sản là trọng tâm – SSI – 06/01/2022
  9. OIL [ MUA – 18,900đ/cp ]: Hạ khuyến nghị xuống Tăng tỷ trọng sau khi giá cổ phiếu tăng mạnh gần đây – Báo cáo nhanh – HSC – 13/01/2022
  10. HAX [ MUA – 37,000đ/cp ]: Hàng xanh – BSC – 06/01/2022
  11. GDT [ Tích cực – 71,800đ/cp ]: Triển vọng phục hồi mạnh mẽ hậu đại dịch COVID-19 – BVSC – 05/01/2022

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

1.    LCG [ MUA – 28,200đ/cp ]: Thúc đẩy đầu tư công – Báo cáo ngắn – MAS – 04/01/2022

  • Hoạt động chính trong lĩnh vực xây lắp, xây dựng cơ sở hạ tầng & hạ tầng năng lượng, kinh doanh bất động sản. Chính phủ đang định hướng kích cầu nền kinh tế sau giai đoạn khó khăn do dịch Covid. Số vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước dự kiến cân đối được trong năm 2022 là 526.106 tỷ đồng (tăng 10,2% so với kế hoạch năm 2021). Đây là cơ sở hỗ trợ cho các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng trong những năm tới.
  • 9 tháng năm 2021, doanh thu thuần và lãi ròng thuộc cổ đông công ty mẹ lần lượt đạt 1.709 tỷ và 174 tỷ đồng, lần lượt giảm 27,4% và 11,8% so với cùng kỳ: 1) mảng xây dựng giảm mạnh 45% cùng kỳ do ảnh hưởng dịch Covid; 2) mảng bán bất động sản tăng 246%YoY do ghi nhận chuyển nhượng dự án; 3) biên lợi nhuận gộp tăng từ 14,6% lên mức 18,7%.
  • Một số dự án quan trọng: 1) Nhà máy điện mặt trời Chư Ngọc có công suất 40 MWp với giai đoạn 1 công suất 15 MWp đã vào hoạt động từ 06/2019, giai đoạn 2 công suất 25 MWp, thi công xây dựng dự kiến từ 01/2022 đến 05/2022; 2) Cao tốc Vân Đồn – Tiên Yên với giá thầu đầu tư 603 tỷ đồng đã thông tuyến kỹ thuật vào 01/01/2022; 3) Liên doanh LCG, Công ty TNHH Định An và C71 trúng thầu dự án cao tốc dự án QL45 – Nghi Sơn với tổng quy mô dự thầu 1.189 tỷ đồng; 4) Cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt với quy mô 1.186 tỷ đồng, trong đó phần công việc của LCG chiếm 85%; 5) Nhà máy Điện gió Chơ Long, Hòa Đông 2, Lạc Hòa 2 (tổng thầu đạt 574 tỷ đồng); 6) Khu biệt thự cao cấp và du lịch nghỉ dưỡng đồi Hòn Rơm (giá thầu đạt 112 tỷ đồng).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9958_LCG_MAS_2022-1-4.pdf

2.    KBC [ Tích cực – 68,100đ/cp ]: Tràng Cát dự kiến là nguồn đóng góp lợi nhuận chính cho năm 2022 – Báo cáo cập nhật – VCSC – 04/01/2022

  • VCSC giữ khuyến nghị KHẢ QUAN cho Tổng CT Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) và tăng giá mục tiêu thêm 20% lên 68.100 đồng/CP.
  • Giá mục tiêu cao hơn của VCSC chủ yếu đến từ (1) dự báo của VCSC về doanh số bán đất cao hơn cho KĐT Tràng Cát và (2) VCSC đưa vào dự báo các dự án cụm công nghiệp của KBC tại tỉnh Hưng Yên với tổng diện tích 375 ha.
  • Tương ứng với các điều chỉnh trong giả định đối với KĐT Tràng Cát, VCSC tăng dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS cho KBC trong giai đoạn 2022-2025 thêm 59% khi VCSC kỳ vọng công ty sẽ ghi nhận lợi nhuận cao từ KĐT Tràng Cát do chi phí đầu tư thấp của dự án này.
  • VCSC giữ nguyên dự báo cho năm 2021 với doanh thu đạt 5,2 nghìn tỷ đồng (+142% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 1,1 nghìn tỷ đồng (+386% YoY), chủ yếu nhờ vào việc bán 157 ha đất KCN (+165% YoY) ) và 5,0 ha đất KĐT (+108% YoY).
  • Đối với năm 2022, VCSC dự báo doanh thu sẽ đạt 15 nghìn tỷ đồng (+187% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 6,9 nghìn tỷ đồng (+530% YoY). VCSC kỳ vọng kết quả kinh doanh sẽ được dẫn dắt chủ yếu bởi KĐT Tràng Cát, đóng góp lần lượt tương ứng 68% và 80% dự báo doanh thu và LNST sau lợi ích CĐTS cả năm của VCSC trong năm 2022.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9955_KBC_VCSC_2022-1-4.pdf

3.    Ngành dệt may [Trung lập ] Nối tiếp đà tăng trưởng  – Báo cáo doanh nghiệp – SSI – 04/01/2022

  • Cổ phiếu ngành dệt may năm 2021 tăng +111% so với đầu năm, cao hơn 77% so với chỉ số VN Index. Các cổ phiếu có hiệu quả tốt nhất bao gồm VGT (+173%); MSH (+120%); STK (+186%); TNG (+139%); NDT (+456%); và ADS (+385%). Tất cả các công ty đều được định giá lại và có hiệu suất tốt hơn chỉ số VN Index trong năm do kết quả lợi nhuận từ cả ngành dệt may và sợi chuyển biến mạnh mẽ, vươn khỏi mức thấp trong năm 2020.
  • Nhu cầu phục hồi trở lại trong nửa cuối năm 2021: Sau gần hai năm gián đoạn, ngành dệt may toàn cầu đã bắt đầu tìm lại được vị thế, được thúc đẩy bởi sự gia tăng mạnh mẽ của thương mại điện tử. Bất chấp những khó khăn liên tục xảy ra, nhu cầu đã quay đầu trong nửa cuối năm 2021. Tại Mỹ, nhu cầu bị dồn nén đã dẫn đến sự bùng nổ tăng trưởng. Một số thương hiệu đạt kết quả khả quan hơn hơn so với thị trường bị chi phối bởi quần áo thể thao và hàng cao cấp. McKinsey ước tính doanh thu thời trang toàn cầu năm 2021 đạt 96% mức năm 2019.
  • Ngành dệt may Việt Nam năm nay đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, áp lực chi phí nguyên liệu lạm phát, giá cước vận chuyển tăng và tình trạng thiếu lao động sau thời gian giãn cách xã hội. Trong khi Việt Nam giảm tốc, các đối thủ cạnh tranh lại tăng trưởng tốt hơn như Trung Quốc (+12% so với cùng kỳ), Ấn Độ (+52% so với cùng kỳ) và Bangladesh (+13% so với cùng kỳ).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9957_none_SSI_2022-1-4.pdf

4.    CTR [ Tích cực – 104,500đ/cp ]: Chuẩn bị niêm yết trên sàn HOSE – SSI – 04/01/2022

  • Việc niêm yết trên sàn HOSE và LNTT Q4/2021 cao hơn dự kiến sẽ là yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu trong ngắn hạn. Dựa trên kế hoạch triển khai mạng 5G gần đây của Chính phủ, có thể hỗ trợ quan điểm của SSI về việc triển khai phát sóng mạng 5G dần dần tiến hành trong đầu năm 2023. CTR giao dịch với hệ số EV/EBITDA năm 2022 và 2023 lần lượt là 12,5x và 8,7x so với mức bình quân ngành là 14,5x và 13,2x. Dựa trên phương pháp DCF, SSI nâng giá mục tiêu đối với cổ phiếu CTR lên 104.500 đồng (+19% so với giá hiện tại). Và đưa ra khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu.
  • Ngày 28/12/2021, CTR thông báo Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE (từ sàn UPCOM). Theo công ty ngày niêm yết chính xác sẽ được công bố sau. Đây sẽ là yếu tố hỗ trợ tích cực cho giá cổ phiếu.
  • Ban lãnh đạo cũng điều chỉnh tăng ước tính LNTT năm 2021 đạt 472 tỷ đồng (+37% so với cùng kỳ) – cao hơn khoảng 11% so với ước tính của SSI. Theo đó, LNTT Q4/2021 dự kiến đạt 160 tỷ đồng (+ 21% so với cùng kỳ) – cao hơn kỳ vọng của thị trường.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9956_CTR_SSI_2022-1-4.pdf

5.    Ngành thủy sản [ Trung lập ]: Duy trì đà tăng trưởng tích cực nhưng việc định giá lại là một thách thức – Báo cáo cập nhật – SSI – 05/01/2022

  • Với sự không chắc chắn về các biến thể mới của Covid-19, kế hoạch xuất khẩu thủy sản trong năm 2022 vẫn khiêm tốn ở mức 8,73 tấn về sản lượng và 9 tỷ USD về giá trị (không tăng trưởng). SSI kỳ vọng năm 2022 sẽ tương tự như năm 2021 ở một số khía cạnh: 1) nhu cầu tăng mạnh từ việc mở cửa trở lại của các nền kinh tế, 2) áp lực chi phí nguyên liệu thô kéo dài và 3) chi phí vận chuyển cao. Tuy nhiên, ở điểm thứ ba, SSI thấy rằng giá cước có thể trở về bình thường sau khi tình trạng tắc nghẽn cảng được giải quyết trong Q2/2022 (theo dự báo của McKinsey).
  • SSI quan sát thấy giá cá nguyên liệu tăng 13% so với cùng kỳ và 8% so với quý trước trong Q4/2021 do nguồn cung thiếu hụt do diện tích nuôi giảm khi áp dụng các biện pháp giãn cách xã hôi trong Q3/2021. Dữ liệu của AgroMonitor cho thấy nguồn cung cá tra giảm -14% so với cùng kỳ trong tháng 11T2021. Theo VASEP, diện tích nuôi cá tra giảm 30-50% so với cùng kỳ, dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung tạm thời trong Q1/2022. Điều này sẽ làm tăng thêm chi phí cho cá nguyên liệu và có thể làm giảm biên lợi nhuận của các công ty sản xuất trong Q1/2022 vì rất khó để chuyển hoàn toàn sang giá bán bình quân. Do chu kỳ nuôi cá tra là 6 tháng và giá cá nguyên liệu đã tăng nên tình trạng thiếu hụt nguồn cung sẽ giảm dần trong Q2/2022.
  • SSI ước tính VHC đạt tăng trưởng LNST năm 2021/2022 là 25,7%/ 30,1% so với cùng kỳ dựa trên giả định giá bán bình quân cá tra philê tăng 10% trong năm 2022, trong khi mảng wellness và SGC dự kiến đạt tăng trưởng doanh thu thuần lần lượt là +9% và +10% so với cùng kỳ. SSI ước tính FMC đạt tăng trưởng LNST năm 2021/2022 là 18,6%/49% so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ sản lượng tăng +25% so với cùng kỳ từ việc mở rộng công suất gần đây, trong khi giá bán bình quân được dự báo sẽ duy trì ổn định trong năm 2022.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10003_none_SSI_2022-1-6.pdf

6.    AAA [ MUA – 27,100đ/cp ]: Dẫn đầu mảng bao bì nhựa – Báo cáo ngắn – MAS – 06/01/2022

  • Nhựa An Phát Xanh (AAA) hoạt động chính trong lĩnh vực: nhựa bao bì và hạt nhựa, phát triển hạ tầng khu công nghiệp, vận tải, … Hệ thống công ty bao gồm 7 nhà máy sản xuất bao bì màng mỏng với tổng công suất gần 120 ngàn tấn/năm, 1 nhà máy sản xuất bao bì công nghiệp (12 ngàn tấn/năm) và 1 nhà máy sản xuất phụ gia CaCO3 (96 ngàn tấn bột đá và 96 ngàn tấn phụ gia nhựa/năm).
  • Ngành nhựa đang duy trì mức tăng trưởng doanh thu chung 16 – 18% giai đoạn 2016 – 2020. MAS kỳ vọng ngành nhựa tiếp tục duy trì nhịp tăng trưởng cao quanh 15%/năm trong những năm tới. AAA đã đưa ra dòng sản phẩm sản xuất từ các vật liệu sinh học và có khả năng phân hủy 100% trong thời gian từ 6 đến 12 tháng. Đây là sản phẩm trọng tâm phát triển trong giai đoạn tới kỳ vọng sẽ thể nâng dần tỷ trọng và chiếm tỷ trọng doanh thu lớn mảng bao bì từ năm 2023.
  • 9 tháng đầu năm 2021, doanh thu và lãi ròng thuộc cổ đông công ty mẹ AAA đạt 8.956 tỷ và 224 tỷ đồng, lần lượt tăng 68,7% và 9,5% cùng kỳ: 1) biên lợi nhuận gộp giảm từ 10,7% xuống 10,2% do chi phí vận tải gia tăng; 2) doanh thu cho thuê đất đạt 305 tỷ đồng; 3) doanh thu cho thuê bất động sản tăng 47% cùng kỳ, đạt 74 tỷ đồng.
  • Mảng bất động sản khu công nghiệp nổi bật với An Phát 1 – Hải Dương với diện tích 180 ha. MAS kỳ vọng giá thuê đất trung bình đạt khoảng 85 – 100 USD/m2/chu kỳ thuê.
  • Năm 2021, dự báo doanh thu thuần và lãi ròng thuộc công ty mẹ đạt 12.149 tỷ và 303 tỷ đồng, lần lượt tăng 63,5% và 15,4% cùng kỳ. Năm 2022, dự báo doanh thu thuần và lãi ròng thuộc công ty mẹ đạt 15.070 tỷ và 531 tỷ đồng, lần lượt tăng 24% và 75,3% cùng kỳ: 1) biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 10,5% lên mức 11%; 2) doanh thu mảng bao bì đạt 8.695 tỷ đồng, tăng 23,9%YoY; 3) doanh thu mảng thương mại hạt nhựa tăng 23,6%YoY, đạt 5.659 tỷ đồng; 4) mảng bất động sản và khu công nghiệp đạt 582 tỷ đồng, tăng 31,6%YoY.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10006_AAA_MAS_2022-1-6.pdf

7.  KBC [ Tích cực – 81,800đ/cp ] Tăng trưởng mạnh mẽ trong 2022-23 – VNDS – 06/01/2022

  • KBC dự kiến chuyển nhượng 50ha đất thương phẩm mỗi năm tại dự án khu đô thị (KĐT) Tràng Cát, thay vì tự phát triển để bán lẻ kết hợp bán buôn như kế hoạch trước đó. VNDS đánh giá cao kế hoạch này sẽ mang lại dòng tiền cho KBC nhanh hơn và khả thi về mặt pháp lý hơn, do dự án gần như đã có thể chuyển nhượng sau khi hoàn tất việc san lấp.
  • Vào cuối 2021, KBC đã được chấp thuận đầu tư tại ba cụm công nghiệp (CCN) (225ha) ở Hưng Yên. Ngoài ra, ba KCN mới KBC đề xuất đầu tư tại Hải Dương (1.291ha) cũng đã được thêm vào quy hoạch tổng thể, sau hơn 3 năm chờ đợi. VNDS kỳ vọng những dự án này sẽ hỗ trợ tăng trưởng LN ròng trong dài hạn của KBC.
  • VNDS nâng dự phóng LN ròng 2022-23 ở kịch bản cơ sở tăng 325,1%/136,9% đạt 7.323 tỷ đồng (+591,5% svck)/8.558 tỷ đồng (+16,9% svck) để phản ánh sáu dự án KCN/CCN mới được bổ sung trong tháng 12/2021 có thể đi vào hoạt động trong 2022-24 và kế hoạch bán buôn mới tại dự án KĐT Tràng Cát.
  • VNDS nâng khuyến nghị lên Khả quan từ Trung lập với giá mục tiêu cao hơn 81.800 đồng/cp do VNDS cập nhật 1) định giá DCF cho sáu dự án KCN, CCN mới tại Hưng Yên và Hải Dương và 2) kế hoạch bán buôn mới tại KĐT Tràng Cát.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10004_KBC_VNDS_2022-1-6.pdf

8.      Ngành ngân hàng [ Trung lập]: Chất lượng tài sản là trọng tâm – SSI – 06/01/2022

  • Cổ phiếu của ngành ngân hàng tăng bình quân 36,6% trong năm 2021, cao hơn 2,8% so với chỉ số VNIndex. Các cổ phiếu có hiệu suất cao nhất bao gồm SSB, TPB, LPB, MSB và VPB, với mức tăng giá trên 90% so với đầu năm. Các cổ phiếu tăng khoảng 50%-90% bao gồm MBB, TCB, STB, OCB, VIB và SHB. Các ngân hàng thương mại nhà nước có mức tăng giá kém khả quan trong năm 2021.
  • Khoảng cách tăng trưởng tín dụng được thu hẹp giữa các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) và các ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN). Trong 9T2021, tăng trưởng tín dụng của toàn ngành đạt +7,9% so với đầu năm. Động lực tăng trưởng chính là cho vay bán lẻ tại ACB, TCB, TPB, VIB và CTG.
  • Môi trường lãi suất tương đối ổn định. Sau khi giảm mạnh trong năm 2020, lãi suất tại các ngân hàng duy trì tương đối ổn định ở mức thấp trong năm 2021.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10002_none_SSI_2022-1-6.pdf

9.    OIL [ MUA – 18,900đ/cp ]: Hạ khuyến nghị xuống Tăng tỷ trọng sau khi giá cổ phiếu tăng mạnh gần đây – Báo cáo nhanh – HSC – 13/01/2022

  • Sau khi giá cổ phiếu tăng mạnh gần đây, HSC hạ khuyến nghị đối với OIL xuống Tăng tỷ trọng (từ Mua vào) dù HSC nâng 10% giá mục tiêu theo phương pháp DCF lên 18.900đ (do HSC chuyển cơ sở định giá sang cuối năm 2022).
  • HSC duy trì dự báo cho giai đoạn 2021-2023 với lợi nhuận thuần năm 2021 là 488 tỷ đồng (so với lỗ thuần năm 2020 là 112 tỷ đồng) và hoạt động cốt lõi tăng trưởng khiêm tốn lần lượt 3,7% và 3,8% trong năm 2022 và 2023.
  • OIL hiện đang giao dịch với P/E trượt dự phóng 1 năm là 35,4 lần, thấp hơn một chút so với mức bình quân là 40,4 lần (tính từ thời điểm niêm yết). Tại giá mục tiêu của HSC, P/E dự phóng 2022 là 40,3 lần.
  • Sau khi nới lỏng các biện pháp phong toả và giãn cách xã hội kể từ đầu Q4/2021, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu đã bắt đầu hồi phục sát với kỳ vọng của HSC; HSC tiếp tục dự báo năm 2022 sẽ tăng trưởng mạnh mẽ . HSC cũng chuyển giai đoạn cơ sở định giá sang cuối năm 2022, nhờ đó giá mục tiêu hiện sẽ phản ánh chính xác hơn triển vọng lợi nhuận của OIL.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10001_OIL_HSC_2022-1-6.pdf

10.       HAX [ MUA – 37,000đ/cp ]: Hàng xanh – BSC – 06/01/2022

  • BSC khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu HAX với mức giá mục tiêu là 37,000 VND được xác định bởi phương pháp định giá P/E với P/E mục tiêu 2022 = 8.6x nhằm phản ánh (1) sự chuyển biển tích cực của ngành và sự tăng trưởng mạnh mẽ về mặt lợi nhuận doanh nghiệp và (2) mức P/E hợp lý tăng lên do bối cảnh lãi suất thấp.
  • Lợi nhuận 2022 đạt đỉnh lịch sử (208 tỷ VND, +80% YoY) nhờ (1) Nhu cầu bùng nổ sau dịch và kích thích bởi hỗ trợ phí trước bạ và (2) Biên lợi nhuận gia tăng do cạnh tranh suy giảm.
  • 9T2021, HAX ghi nhận DTT và LNST lần lượt đạt đạt 3,395 tỷ VND (-9.5% YoY) và 28 tỷ VND (-55.2% YoY) do sản lượng tiêu thụ xe giảm vì giãn cách xã hội từ T6-T10, đồng thời giảm tiền thưởng từ hãng do không đạt chỉ tiêu.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10007_HAX_BSC_2022-1-7.pdf

11.      GDT [ Tích cực – 71,800đ/cp ]: Triển vọng phục hồi mạnh mẽ hậu đại dịch COVID-19 – BVSC – 05/01/2022

  • Gần đây, GDT đã công bố KQKD sơ bộ 2021: Doanh thu thuần đạt 338,7 tỷ (- 15,4% YoY) và lợi nhuận ròng đạt 56,1 tỷ (-29,9% YoY), vượt 4%/ 10% kế hoạch doanh thu/ lợi nhuận ròng của Công ty; đồng thời hoàn thành 98,9%/ 88,9% dự báo doanh thu thuần/ lợi nhuận cả năm 2021 của
  • Theo ước tính của BVSC, doanh thu Quý 4/2021 của GDT đã phục hồi đáng khích lệ 181% QoQ lên 91,5 tỷ, sau khi hoạt động sản xuất trở lại vào đầu Tháng 9. Cụ thể, doanh thu hậu giãn cách đang có dấu hiệu phục hồi rõ rệt: Doanh thu Tháng 10/2021 đạt 23,7 tỷ (cao hơn 38,7% so với mức Tháng 9 là 17,1 tỷ), tăng 14,2% MoM lên 27,0 tỷ vào Tháng 11, trong khi doanh thu Tháng 12 tăng mạnh lên 41,0 tỷ (+51,9% MoM).
  • BVSC duy trì khuyến nghị Outperform và giữ nguyên giá mục tiêu 1 năm theo Phương pháp Chiết khấu dòng cổ tức đối với GDT ở mức 71.800 đồng/cp (Upside: 23,7%).
  • GDT duy trì là một trong những lựa chọn hàng đầu của BVSC cho các chủ đề đầu tư: (1) Phục hồi mạnh mẽ hậu giãn cách xã hội; (2) Hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ; và (3) Rổ phòng thủ, được hỗ trợ bởi thị trường ngách, tỷ suất lợi nhuận cao, chính sách cổ tức tiền mặt hấp dẫn, và Ban lãnh đạo tâm huyết.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10008_GDT_BVSC_2022-1-7.pdf

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN