TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 04/10 – 08/10/2021

Lượt xem: 1788 | Ngày đăng: 13/10/2021 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 04/10 – 08/10/2021

  1. GAS [ Tích cực – 118,500đ/cp]: Nâng ước tính dựa trên giả định giá dầu cao hơn – Báo cáo cập nhật – SSI – 04/10/2021
  2. DVP [ MUA – 65,000đ/cp ]: Tín hiệu tích cực trong mùa dịch – Báo cáo cập nhật – MAS – 04/10/2021
  3. REE [ Nắm giữ – 72,500đ/cp] Nâng tầm doanh nghiệp – Báo cáo cập nhật – MAS – 04/10/2021
  4. THT [ MUA – 26,600đ/cp ]: Giá bán, sản lượng cùng tăng – Báo cáo ngắn – MAS – 04/10/2021
  5. DCM [ Trung lập – 31,500đ/cp ]: Các công ty sản xuất urea từ khí hưởng lợi từ giá than tăng – SSI – 04/10/2021
  6. DXG [ Tích cực – 25,000đ/cp ]: Vững vàng đón cơ hội mới – Báo cáo lần đầu – VNDS – 06/10/2021
  7. DPR [ MUA – 91,000đ/cp ] Quả ngọt từ chuyển đổi quỹ đất – Báo cáo ngắn – MAS – 06/10/2021
  8. Ngành dầu khí [ Trung lập ]: Cập nhật tình hình giá khí thế giới và cổ phiếu khí của Việt Nam – SSI – 06/10/2021
  9. HPG [ MUA – 68,000đ/cp ]: Sản lượng tiêu thụ cải thiện nhờ nới lỏng phong tỏa – Báo cáo nhanh – HSC – 07/10/2021
  10. HAH [ MUA – 78,400đ/cp ]: Biên lợi nhuận ước tính cải thiện trong Q4 do tăng giá cước vận tải và doanh thu cho thuê tàu – Cập nhật công ty – SSI – 07/10/2021
  11. SCS [ Trung lập – 145,000đ/cp] Cập nhật công ty T10-2021 – Cập nhật công ty – SSI – 07/10/2021
  12. Ngành vận tải [ Trung lập ]: Kế hoạch tái mở cửa đã được phản ánh phần lớn vào giá – Báo cáo ngành – HSC – 05/10/2021
  13. VEA [ MUA – 53,900đ/cp ]: Thời gian khó khăn nhất đã qua; duy trì khuyến nghị Mua vào – Báo cáo phân tích – HSC – 06/10/2021

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

1. GAS [ Tích cực – 118,500đ/cp]: Nâng ước tính dựa trên giả định giá dầu cao hơn – Báo cáo cập nhật – SSI – 04/10/2021

  • Năm 2021, SSI giảm ước tính sản lượng khí từ 8,15 bcm xuống 7,75 bcm để phản ánh tác động của đợt giãn cách nghiêm ngặt trong quý 3 đối với mức tiêu thụ khí khô của khu công nghiệp và nhà máy điện, quý 4 sẽ dần phục hồi. Tuy nhiên, giá dầu cao hơn có thể sẽ bù đắp phần nào cho việc giảm sản lượng. SSI ước tính doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2021 lần lượt đạt 73,7 nghìn tỷ đồng (+19,5% so với cùng kỳ) và 8,8 nghìn tỷ đồng (+8,6% so với cùng kỳ), gần như không thay đổi so với ước tính trước đó của SSI. Năm 2022, SSI ước tính doanh thu và lợi nhuân sau thuế lần lượt tăng 23,6% và 25,2% so với cùng kỳ, nhờ vào sự phục hồi sản lượng khí mạnh mẽ (25% YoY lên 9,6 bcm, thấp hơn khoảng 3% so với mức sau Covid-19) thúc đẩy hoạt động kinh doanh mạnh mẽ hơn.
  • Với ước tính EPS 2022 cao hơn, SSI nâng giá mục tiêu 1 năm lên 118.500 đồng/cp (từ 101.500 đồng/cp) dựa trên hệ số P/E và EV/EBITDA mục tiêu lần lượt là 19x và 11x và ước tính lợi nhuận năm 2022, theo kịch bản cơ sở là giá dầu Brent trung bình mức 68 USD/thùng năm 2022. Với tiềm năng tăng giá 14%, SSI lặp lại khuyến nghị KHẢ QUAN cho cổ phiếu GAS.
  • Nhà đầu tư cũng có thể tham khảo giá mục tiêu tại các kịch bản khác nhau của giá dầu mà SSI trình bày ở dưới đây để có bức tranh cụ thể hơn về lợi nhuận và giá mục tiêu cho GAS.
  • Rủi ro giảm đối với khuyến nghị của SSI: sản lượng khí khô yếu hơn ước tính và giá dầu nhiên liệu thấp hơn ước tính.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9060_GAS_SSI_2021-10-4.pdf

2. DVP [ MUA – 65,000đ/cp ]: Tín hiệu tích cực trong mùa dịch – Báo cáo cập nhật – MAS – 04/10/2021

  • Trong Q2/2021, DVP ghi nhận sản lượng container thông quan hệ thống đạt 162,876 TEU (+22.2% CK) với tổng doanh thu dịch vụ (DT) đạt 166.2 tỷ VND (+27.2% CK). Biên lợi nhuận gộp (LNG) qua đó tăng lên mức 63% (so với 57.2% trong Q2/2020). Tuy nhiên, trong Q2/2021, DVP chưa nhận được cổ tức từ công ty liên kết SITC – Đình Vũ. Vì vậy, lợi nhuận hoạt động (LNHĐ) ghi nhận ở mức 101.7 tỷ VND (-9% CK). Lợi nhuận sau thuế (LNST) Q2 2021 của DVP đạt 81.3 tỷ VND (-14.7% CK).
  • MAS cho rằng DVP sẽ tiếp tục xu hướng phục hồi sản lượng như hiện nay cũng như đơn giá dịch vụ nhờ các cụm công nghiệp chính ở Miền Bắc cho thấy tín hiệu tích cực trong mùa dịch.
  • Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 54/2018/TT-BGTVT, dự kiến tăng các mức giá dịch vụ cảng biển tại khu vực 1 tối thiểu 10% từ năm 2021 có khả năng không được thông qua sớm, dẫn đến tiềm năng cải thiện doanh thu của DVP cũng như ngành Cảng biển sẽ bị ảnh hưởng gián tiếp.
  • MAS hạ mức lợi suất yêu cầu (RRR) xuống 10% từ mức 12%, tốc độ tăng trưởng dài hạn (g) sau năm 2025 được giả định ở mức 3% (giảm xuống từ mức 4%). Tại thời điểm này, MAS xác định giá trị hợp lý của cổ phiếu DVP ở mức 65,000 VND/ cổ phiếu.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9062_DVP_MAS_2021-10-5.pdf

3. REE [ Nắm giữ – 72,500đ/cp] Nâng tầm doanh nghiệp – Báo cáo cập nhật – MAS – 04/10/2021

  • Kết quả kinh doanh 6 tháng tăng trưởng cao so với cùng kỳ do hoạt động M&A và ngành nghề kinh doanh không chịu ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh.
  • Doanh thu hợp nhất đạt 2,819 tỷ đồng, +14.1% so với cùng kỳ nhờ hợp nhất CTCP thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh (VSH – mảng điện) và Công ty TNHH TK Cộng (mảng nước – quy mô nhỏ, +23 tỷ Doanh thu). Lợi nhuận sau thuế tăng 26.9% đạt 799 tỷ đồng do ghi nhận thêm lợi nhuận của nhà máy thủy điện Thượng Kontum (TKT – vận hành cuối tháng 3 năm 2021). Doanh thu và lợi nhuận sau thuế hợp nhất lần lượt đạt 40.7% và 44.1% so với kế hoạch năm 2021.
  • Triển vọng cuối năm 2021: MAS đánh giá triển vọng 6T cuối 2021 dựa trên: (i) việc hợp nhất VSH,(ii) tình hình thủy văn thuận lợi sẽ giúp mảng thủy điện sớm bù đắp sự sụt giảm mạnh về lợi nhuận của mảng nhiệt điện do giá than tăng cao, (iii) triển vọng lớn đến từ mảng điện gió và (iv) sự phục hồi của mảng M&E khi tình hình giãn cách được nới lỏng cho các nhà thầu xây dựng.
  • MAS khuyến nghị Nắm giữ với REE với giá mục tiêu là 72,500 đồng (+3.87%%) bằng phương pháp định giá từng phần (SoTP) kết hợp với phương pháp chiết khấu dòng tiền FCFF.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9063_REE_MAS_2021-10-5.pdf

4. THT [ MUA – 26,600đ/cp ]: Giá bán, sản lượng cùng tăng – Báo cáo ngắn – MAS – 04/10/2021

  • Hoạt động chính là khai thác và kinh doanh than. Công ty mẹ là Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam chiếm hơn 65% lượng sở hữu.
  • 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu thuần và lãi ròng đạt 1.408 tỷ và 16 tỷ đồng, lần lượt tăng 9% và giảm 16% cùng kỳ: 1) ảnh hưởng dịch covid khiến giá bán bình quân quý 2 giảm 19% cùng kỳ; 2) sản lượng đạt 846 ngàn tấn, tăng 35% cùng kỳ; 3) chi phí tài chính tăng mạnh do tăng đầu tư dự án Bắc Bàng Danh.
  • Dự án khai thác lộ thiên khu Bắc Bàng Danh với công suất mỏ tối đa dự kiến đến 3,3 triệu tấn/năm với vòng đời khai thác lên đến 10 năm. Hiện tại, Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã phê duyệt Đề án đóng cửa mỏ đối với dự án Đầu tư phát triển mỏ Công ty CP Than Hà Tu. Như vậy, thời gian tới THT sẽ tập trung khai thác ở mỏ Bắc Bàng Danh. Tổng khối lượng khoáng sản địa chất còn lại đến hết năm 2020 ước hơn 18,9 triệu tấn.
  • Năm 2021, MAS dự báo doanh thu và lãi ròng THT đạt 4.556 tỷ và 101 tỷ đồng lần lượt tăng 58% và 177% so với cùng kỳ: 1) giá than bán tăng nửa cuối năm 2021 giúp biên lợi nhuận gộp cả năm tăng từ 6,2% lên 6,7%; 2) sản lượng than tiêu thụ đạt 2.090 tấn, tăng 59%YoY; 3) chi phí tài chính ở mức 98 tỷ đồng, tăng 56%.
  • EPS forward 2021 ước đạt 4.104 đ/cp, tương ứng P/E forward 2021 ở mức 5 lần. MAS đánh giá TÍCH CỰC dành cho THT: 1) sản lượng gia tăng tốt từ năm 2021 nhờ mỏ Bắc Bàng Danh đi vào hoạt động năng suất cao cùng trữ lượng lớn; 2) giá than bán tiêu thụ đang tăng tốt theo sau đà thiếu hụt than trên thế giới, giúp biên lợi nhuận gộp cải thiện tích cực

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9061_THT_MAS_2021-10-5.pdf

5. DCM [ Trung lập – 31,500đ/cp ]: Các công ty sản xuất urea từ khí hưởng lợi từ giá than tăng – SSI – 04/10/2021

  • SSI khuyến nghị TRUNG LẬP đối với DCM, với giá mục tiêu 1 năm là 31.500 đồng/cp (tăng 26% so với giá mục tiêu trước đó). Do các công ty sản xuất urea từ khí hưởng lợi từ việc giá than tăng và tình trạng thiếu cung than tại Trung Quốc liên quan đến việc quốc gia này đặt mục tiêu nền kinh tế cacbon thấp (decarbonization) và các vấn đề khác như lũ lụt nặng nề và tai nạn lao động tại mỏ than, SSI cũng tăng 0,5% và 7% ước tính lợi nhuận 2021 và 2022.
  • Do DCM là công ty sản xuất urea từ khí, biên lợi nhuận sẽ hưởng lợi khi giá than tăng cao hơn so với giá dầu/khí, do DCM không chịu ảnh hưởng từ giá than tăng – nhưng vẫn hưởng lợi khi giá bán urea tăng.
  • Ngoài ra, do cân đối tiền mặt của DCM tiếp tục cải thiện (tiền mặt trên mỗi cổ phiếu là 6.921 đồng tại thời điểm Q2/2021 so với 1.645 đồng tại thời điểm Q2/2020), SSI ước tính DCM sẽ tăng cổ tức 2021-2022 lên 12% trên mệnh giá (so với cổ tức 2020 là 8% trên mệnh giá), tương đương tỷ lệ trả cổ tức là 82%-76% (so với năm 2020 là 79%). Nhà máy urea của DCM sẽ khấu hao hết vào cuối 2023, giúp tăng lợi nhuận ròng và trả cổ tức đáng kể sau đó.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9101_DCM_SSI_2021-10-4.pdf

6. DXG [ Tích cực – 25,000đ/cp ]: Vững vàng đón cơ hội mới – Báo cáo lần đầu – VNDS – 06/10/2021

  • CTCP Tập đoàn Đất Xanh (DXG) là công ty môi giới BĐS lớn nhất thị trường với khoảng 30% thị phần tính đến cuối năm 2020. MAS dự báo doanh thu dịch vụ môi giới BĐS sẽ hồi phục mạnh trong giai đoạn 2021-23 với mức tăng trưởng kép đạt 62% nhờ sự ấm lên của thị trường BĐS sau khi nới lỏng pháp lý và dịch bệnh được kiểm soát bởi vắc-xin.
  • VNDS cho rằng nút thắt pháp lý sẽ dần được tháo gỡ từ năm 2022 đối với một số dự án của DXG tại TP.HCM. Nhờ đó, DXG có thể thực hiện kế hoạch triển khai dự án với tổng giá trị phát triển ước tính lên tới 60 nghìn tỷ đồng trong giai đoạn 2021-2025. Trong giai đoạn 2021-23, VNDS ước tính doanh thu từ mảng phát triển BĐS tăng trưởng trung bình 28%/năm đến chủ yếu từ các dự án Gem Skyworld, Opal Skyline, Opal Cityview, Opal Parkview, St.Moritz và đặc biệt là Gem Riverside khi mở khóa thành công nút thắt pháp lý.
  • Trong ngắn hạn, VNDS ước tính LN ròng 2021 sẽ phục hồi mạnh mẽ đạt 1.354 tỷ so với mức lỗ 496 tỷ tại năm 2020 nhờ sự tăng trưởng vững chắc của mảng môi giới và giá trị bàn giao BĐS vượt trội so với năm 2020. Về dài hạn, VNDS dự kiến LN ròng sẽ tăng trung bình 46,3%/năm trong giai đoạn 2021- 24 trên cơ sở DXG sẽ tiếp tục phát triển BĐS vùng ven TP.HCM và đẩy mạnh các dự án tại TP.HCM sau khi quá trình cấp phép được khai thông từ năm 2022.
  • VNDS ra báo cáo lần đầu cho DXG với khuyến nghị Khả quan và giá mục tiêu theo phương pháp tổng giá trị thành phần (SOTP) là 25.000đ/cp với giả định tỷ lệ chiết khấu theo WACC là 15% và theo RNAV là 45% cho danh mục dự án của công ty do tính phức tạp về pháp lý trong các dự án của DXG. Tiềm năng tăng giá bao gồm doanh thu ký bán mới cao hơn dự kiến và giải quyết được vấn đề pháp lý tại các dự án ở TP.HCM.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9102_DXG_VNDS_2021-10-6.pdf

7. DPR [ MUA – 91,000đ/cp ] Quả ngọt từ chuyển đổi quỹ đất – Báo cáo ngắn – MAS – 06/10/2021

  • Dù ghi nhận mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ, nhưng kết quả kinh doanh nửa đầu năm của công ty vẫn còn cách khá xa mục tiêu được ĐHCĐ đề ra cho năm 2021. Cụ thể trong 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của công ty đạt 420 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 86 tỷ, lần lượt tăng 41% và tăng 65% so với cùng kỳ. So với kế hoạch 1.045 tỷ đồng doanh thu và 419 tỷ đồng LNST, DPR chỉ được 39% mục tiêu tổng doanh thu và 25% kế hoạch lợi nhuận.
  • Công ty cho thấy quyết tâm hoàn thành kế hoạch đề ra, thể hiện trong kết quả kinh doanh tháng 8. Sản lượng tiêu thụ tháng 8 đạt 2.224 tấn, tăng 134% so với bình quân tháng và tăng 83% so với tháng trước. So với sản lượng tiêu thụ trong nửa đầu năm là 4.104 tấn, có thể thấy sản lượng tiêu thụ của DPR sẽ tập trung vào giai đoạn cuối năm.
  • DPR hiện đang quản lý 9.900 ha cao su trên địa bàn tỉnh Bình Phước, theo kế hoạch 2020-2030, diện tích vườn cây cao su của Đồng Phú sẽ thu hẹp xuống còn 6.000 ha. Gần 4.000 ha đất cao su của công ty sẽ được chuyển đổi thành KCN và khu nông nghiệp công nghệ cao, trong đó 2.000 ha sẽ được chuyển giao cho UBND tỉnh Bình Phước với giá bồi thường dự kiến 1 tỷ đồng/ ha, phần còn lại DPR sẽ sử dụng để phát triển khu công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao.
  • Trong tháng 9/2021UBND tỉnh Bình Phước vừa có quyết định thu hồi hơn 114 ha đất của Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú để cho thuê, thực hiện hai dự án cụm công nghiệp Tân Tiến 1 và Tân Tiến 2 tại ấp Thái Dũng, xã Tân Tiến, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước. Như vậy giai đoạn cuối năm DPR sẽ có sự đóng góp thêm từ việc nhận bồi thường quỹ đất cao su và kỳ vọng công ty sẽ hoàn thành mức kế hoạch lợi nhuận được ĐHCĐ giao phó.
  • MAS dự báo năm 2021 DPR sẽ ghi nhận 370 tỷ đồng LNST, EPS tương ứng 8.600 đ/cp. Với mức P/E kỳ vọng ở mức +1 Std của giai đoạn 2016 – 2021 là 10,6 lần thì mức giá mục tiêu của DPR ở mức 91.000 đ/cp.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9112_DPR_MAS_2021-10-6.pdf

8. Ngành dầu khí [ Trung lập ]: Cập nhật tình hình giá khí thế giới và cổ phiếu khí của Việt Nam – SSI – 06/10/2021

  • Giá khí thiên nhiên thế giới (natural gas) giao ngay tại Henry Hub đạt mức 6,3 USD/mmbtu vào đầu tháng 10, tăng 143% so với mức đầu năm 2021, và tăng 143% so với cùng kì năm ngoái. Mức giá khí gần 6,3 USD/mmbtu cũng là mức cao nhất tính từ T12/2008. Vậy có thể nói là chu kì giá khí rẻ đã kết thúc, hay giá khí chỉ tăng nhất thời?
  • Các nền kinh tế thế giới đang dần mở cửa trở lại, đặc biệt các khu vực kinh tế lớn như Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc sau tác động của biến thể Delta. Nhu cầu sử dụng năng lượng cho sản xuất nói chung và khí nói riêng đã phục hồi mạnh mẽ tại các khu vực này qua các tháng. Đáng nói là nhu cầu tiêu thụ tăng nhiều hơn so với mức tăng của nguồn cung, khiến giá khí được đẩy lên cao. Đặc biệt là đối với khu vực Châu Âu, tồn kho khí thiên nhiên đang ở mức thấp đáng kể so với mức trung bình 5 năm qua.
  • Châu Á chiếm ¾ lượng LNG nhập khẩu toàn cầu. Với đà phục hồi của nền kinh tế, các nước châu Á đang cạnh tranh với châu Âu trong việc nhập khẩu LNG, chủ yếu từ Mỹ, đặc biệt là khi châu Á trải qua một mùa hè khắc nghiệt vừa qua, cũng như nhu cầu điện khí tại Trung Quốc tăng cao do nền kinh tế nước này mở cửa trước thế giới (nhập khẩu LNG của Trung Quốc đã tăng 26,5% YoY trong 6T2021).
  • Xem xét các nguyên nhân kể trên, SSI cho rằng giá khí sẽ tiếp tục ở mức cao trong Q4, khi mùa đông sắp diễn ra ở bắc bán cầu và nhu cầu năng lượng tăng cao sau đại dịch. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân liên quan đến nguồn cung như tăng công suất chưa thể giải quyết nhanh.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9150_none_SSI_2021-10-8.pdf

9. HPG [ MUA – 68,000đ/cp ]: Sản lượng tiêu thụ cải thiện nhờ nới lỏng phong tỏa – Báo cáo nhanh – HSC – 07/10/2021

  • Tổng sản lượng tiêu thụ tháng 9/2021 tăng 5% so với cùng kỳ lên 738.500 tấn do sản phẩm thép dài phục hồi. Sản lượng tiêu thụ thép xây dựng giảm nhẹ so với cùng kỳ nhưng tăng 22% so với tháng trước nhờ nới lỏng phong tỏa. Sản lượng tiêu thụ phôi thép tiếp tục phục hồi từ mức thấp gần đây (tăng 78% so với tháng trước) do xuất khẩu tăng mạnh.
  • Sản lượng tiêu thụ HRC tăng 77% so với cùng kỳ nhưng giảm 35% so với tháng trước do sản lượng tiêu thụ ống thép giảm. Sản lượng tiêu thụ ống thép giảm 44% so với cùng kỳ. Trong khi đó, nhờ xuất khẩu tăng mạnh, sản lượng tiêu thụ tôn tăng 290% so với cùng kỳ và 82% so với tháng trước.
  • HSC dự báo doanh thu thuần Q3/2021 đạt 38,5 nghìn tỷ đồng (tăng 56% so với cùng kỳ) và lợi nhuận thuần đạt 10,3 nghìn tỷ đồng (tăng 173% so với cùng kỳ). HSC duy trì khuyến nghị Mua vào với giá mục tiêu là 68.000đ

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9114_HPG_HSC_2021-10-7.pdf

10. HAH [ MUA – 78,400đ/cp ]: Biên lợi nhuận ước tính cải thiện trong Q4 do tăng giá cước vận tải và doanh thu cho thuê tàu – Cập nhật công ty – SSI – 07/10/2021

  • Gần đây HAH đã công bố bảng giá cước vận tải mới, có hiệu lực từ ngày 13/10. Đây là lần điều chỉnh giá thứ 2 trong vòng một tháng, điều này phản ánh nhu cầu vận tải container mạnh mẽ trong Q4 khi hoạt động sản xuất dự kiến sẽ dần trở lại sau các đợt giãn cách xã hội do Covid, trong khi nguồn cung trong nước khan hiếm do nhiều tàu container trong nước đã được cho thuê ra thị trường quốc tế trong năm nay. Giá cước tăng đáng kể +36% so với Q3 và tăng trung bình +46% so với đầu năm – mặc dù thấp hơn nhiều so với mức tăng giá cước vận tải quốc tế.
  • Mức tăng giá cước diễn ra trên diện rộng, tuy nhiên SSI nhận thấy mức tăng mạnh hơn ở tuyến Nam – Bắc, trong đó mỗi tuyến tăng từ 70% – 160% so với đầu năm. Do đó, giá cước vận tải tuyến Nam – Bắc đã bắt kịp tuyến Bắc – Nam đối với loại container 20’ và cao hơn với loại container 40′. Đây là thay đổi đáng chú ý do giá cước vận tải tuyến Nam – Bắc đã chịu áp lực kể từ năm 2019, khi Trung Quốc áp dụng các quy định nghiêm ngặt về thương mại biên giới (điều này gây áp lực lên sản lượng vận tải của các tuyến này cho đến gần đây). SSI cũng nhận thấy giá cước cũng tăng ở vận chuyển container rỗng ở nhiều tuyến (từ + 20% lên + 50%) và ở tuyến quốc tế (Hải Phòng – Hồng Kông, +25%).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9148_HAH_SSI_2021-10-8.pdf

11. SCS [ Trung lập – 145,000đ/cp] Cập nhật công ty T10-2021 – Cập nhật công ty – SSI – 07/10/2021

  • Do công ty bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ đợt bùng phát dịch Covid-19 trong tháng 8 và tháng 9, SSI điều chỉnh giảm các giả định về sản lượng hàng hóa trong năm 2021 như sau: Tổng sản lượng SCS bốc dỡ trong năm 2021 giảm xuống còn 223 nghìn tấn, +6% so với cùng kỳ (từ 250 nghìn tấn như ước tính trước đây). Giá cho thuê văn phòng trung bình 23 USD/m2/tháng.
  • Do đó, SSI điều chỉnh giảm ước tính đối với SCS trong năm 2021. Cụ thể, SSI điều chỉnh giảm ước tính doanh thu đạt 761 tỷ đồng (+10%) và LNTT đạt 554 tỷ đồng (+11%). Năm 2022, công ty quay trở lại đà tăng trưởng bình thường hơn, SSI duy trì ước tính doanh thu có thể tăng 15% đạt 876 tỷ đồng và LNTT tăng 15% đạt 639 tỷ đồng.
  • SSI đẩy định giá DCF qua 2022 để phản ánh sự phục hồi hoạt động kinh doanh bình thường của SCS, SSI điều chỉnh giá mục tiêu 1 năm lên 145.000 đồng/cổ phiếu (từ 130.000 đồng/cổ phiếu), tăng 8% so với giá đóng cửa ngày 6/10. SSI cho rằng SCS hiện đang giao dịch ở mức định giá khá hợp lý (P/E 2022 là 12,3x), do đó SSI lặp lại khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu SCS.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9149_SCS_SSI_2021-10-8.pdf

12. Ngành vận tải [ Trung lập ]: Kế hoạch tái mở cửa đã được phản ánh phần lớn vào giá – Báo cáo ngành – HSC – 05/10/2021

  • Cục HKVN đã đề xuất nối lại các chuyến bay nội địa theo 3 giai đoạn tùy theo tình hình đại dịch. Tất cả các chuyến bay nội địa đã bị tạm dừng từ cuối tháng 8/2021.
  • Kế hoạch cũng bao gồm việc dần cho phép một số điểm đón khách nước ngoài đã được tiêm chủng đầy đủ nhằm hỗ trợ sự phục hồi của ngành du lịch. Phú Quốc sẽ là điểm đến đầu tiên thử nghiệm chương trình hộ chiếu vắc-xin; những địa điểm khác sẽ được triển khai sau đó.
  • HSC đánh giá việc giá cổ phiếu ACV và HVN tăng mạnh gần đây là hơi sớm. Kế hoạch này rõ ràng sẽ hỗ trợ cho ngành hàng không, tuy nhiên lợi ích thực tế trong giai đoạn thử nghiệm là chưa cao trong khi khó khăn vẫn đang hiện hữu.
  • KQKD 6 tháng đầu năm 2021 của ngành hàng không ảm đạm do đóng cửa các chuyến bay thương mại quốc tế, trong khi các chuyến bay nội địa bị đình chỉ trong bối cảnh làn sóng đại dịch thứ 4 tại Việt Nam. Lợi nhuận năm 2022 dự kiến sẽ phục hồi, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức trước dịch COVID-19. Sau khi giá cổ phiếu tăng mạnh gần đây của các doanh nghiệp hàng không (có thể do kỳ vọng về việc tái mở cửa), HSC hạ khuyến nghị đối với ACV đồng thời duy trì khuyến nghị Giảm tỷ trọng đối với HVN. Cụ thể như sau.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9110_none_HSC_2021-10-7.pdf

13. VEA [ MUA – 53,900đ/cp ]: Thời gian khó khăn nhất đã qua; duy trì khuyến nghị Mua vào – Báo cáo phân tích – HSC – 06/10/2021

  • HSC duy trì khuyến nghị Mua vào và nâng 4,7% giá mục tiêu lên 53.900đ. HSC chuyển thời điểm định giá về cuối năm 2022, từ đó bù đắp cho việc hạ dự báo lợi nhuận năm 2021-2023 nhằm phản ánh tác động của giãn cách xã hội.
  • Theo dự báo mới, lợi nhuận thuần năm 2021 giảm 11% nhưng sau đó tăng trưởng 19% trong năm 2022 và tăng trưởng 9% trong năm 2023.
  • Hiện VEA giao dịch với P/E là 11,3 lần và 10,2 lần (P/E trượt dự phóng 1 năm), cao hơn bình quân P/E quá khứ là 10,9 lần. HSC kỳ vọng VEA sẽ duy trì được lợi suất cổ tức hấp dẫn là 9-11%.
  • HSC nâng 4,7% giá mục tiêu lên 53.900đ (tiềm năng tăng giá: 27,4%). Tại thị giá hiện tại, VEA không đắt với P/E trượt dự phóng 1 năm là 10,2 lần; thấp hơn bình quân P/E trượt dự phóng 1 năm trong quá khứ là 10,9 lần.
  • HSC vẫn ưa thích VEA vì tính an toàn, đồng thời VEA cũng có thể hồi phục khi các biện pháp giãn cách được gỡ bỏ. Theo dự báo của HSC, lợi suất cổ tức có thể được duy trì bền vững ở mức hấp dẫn là 9-11%. Giữ nguyên khuyến nghị Mua vào..

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9109_VEA_HSC_2021-10-6.pdf

Quý nhà đầu tư lưu ý:

– Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN