Kính gửi các anh chị đầu tư!
Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 5/10 – 9/10/2020:
- VSC: Kết quả kinh doanh sơ bộ Q3/2020: Tín hiệu hồi phục tích cực – SSI – Cập nhật công ty – 5/10/2020
- VNM [KHẢ QUAN – Mục tiêu: 112.500đ/cp]: Kết quả kinh doanh sơ bộ Q3/2020 khả quan – SSI – Cập nhật công ty – 5/10/2020
- VHC: Sản phẩm chăm sóc sức khỏe hỗ trợ lợi nhuận trong giai đoạn dịch bệnh – SSI – Cập nhật công ty – 6/10/2020
- DPM [PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG – Mục tiêu: 17.500đ/cp]: Kết quả kinh doanh sơ bộ Q3/2020 – SSI – Cập nhật công ty – 8/10/2020.
- BMP: Tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ trong Q3/2020 sát với ước tính, tỷ suất lợi nhuận giảm – SSI – Cập nhật công ty – 9/10/2020.
- SZL [KHÔNG ĐÁNH GIÁ]: Triển vọng lợi nhuận đến từ cho thuê các nhà máy xây sẵn (RBF) – VCSC – Báo cáo công ty – 6/10/2020.
- Ngành xi măng Việt Nam: Các lựa chọn cổ phiếu hạn chế do tình trạng thừa cung và tính phân mảng của ngành – VCSC – Báo cáo ngành – 5/10/2020
- Báo cáo triển vọng ngành thép 2020: Vượt khó khăn – BSC – 5/10/2020
- Báo cáo chiến lược thị trường tháng 10/2020: Tìm cơ hội trong biến động – SSI – 9/10/2020
- Vĩ mô thị trường Q3.2020: Kinh tế dần bình ổn sau dịch, VN-index xây nền trên 900 điểm – BSC – 4/10/2020
- Báo cáo chuyên đề: Triển vọng TTCK Việt Nam quý 4/2020 – VCBS – 9/10/2020
- Báo cáo tổng kết thị trường: Chỉ số VN-Index tiếp tục đà phục hồi – VCSC – 5/10/2020
- Vĩ mô Việt Nam: Kinh tế phục hồi mạnh bất chấp làn sóng dịp Covid-19 lần hai – VCSC – 8/10/2020
- Kinh tế 9T2020 và triển vọng TTCK T10 – Mirae Asset Việt Nam – 7/10/2020
- Triển vọng TTCK Việt Nam Quý 4/2020: Quay về vạch xuất phát – KB Securities – 9/10/2020
- Chiến lược đầu tư tháng 10/2020: Kiên nhẫn chờ đợi cơ hội – VDSC – 5/10/2020
Quý nhà đầu tư lưu ý:
- Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
1. VSC: Kết quả kinh doanh sơ bộ Q3/2020: Tín hiệu hồi phục tích cực – SSI – Cập nhật công ty – 5/10/2020
Tóm tắt quan điểm đầu tư: Triển vọng của VSC đang tiến triển theo hướng tích cực. Một số yếu tố hỗ trợ có thể kể đến như sau:
- Sản lượng và khả năng cạnh tranh của VSC đang được cải thiện, do công ty đã có thêm 4 tuyến dịch vụ mới trong Q3/2020 giúp tăng công suất hoạt động cảng lên mức tương đương năm trước; đồng thời giảm các dịch vụ thuê ngoài nhờ đầu tư thiết bị mới giúp cải thiện tỷ suất lợi nhuận;
- Lợi nhuận trước thuế Q3/2020 ước tính sẽ phục hồi trở lại mức năm ngoái là 85 tỷ đồng, đây là một dấu hiệu tích cực so với kết quả thấp trong Q2/2020;
- VSC thông qua việc đầu tư xây dựng cảng nước sâu Lạch Huyện, đây là bước đầu tiên trong kế hoạch mở rộng mảng kinh doanh khai thác cảng trong dài hạn.
Do đó, SSI đang điều chỉnh lại dự phóng cho cổ phiếu
Link tải full báo cáo:
https://drive.google.com/file/d/1kXjPaxph0ud69FFfISYPCI3ggJulQ8di/view?usp=sharing
2. VNM [KHẢ QUAN – Mục tiêu: 112.500đ/cp]: Kết quả kinh doanh sơ bộ Q3/2020 khả quan – SSI – Cập nhật công ty – 5/10/2020
- KQKD Q3 khả quan: VNM trong Q3 đạt kết quả khả quan, với 15,6 nghìn tỷ đồng doanh thu (+8,8% so với cùng kỳ) và 3,1 nghìn tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (+16% so với cùng kỳ). Tăng trưởng lợi nhuận Q3 tích cực hơn so với ước tính ban đầu của SSI.
- Theo VNM, chi phí nguyên vật liệu thuận lợi và chi phí bán hàng giảm do chi phí quảng cáo là nguyên nhân chính khiến tăng trưởng lợi nhuận vượt trội so với tăng trưởng doanh thu.
- Nhìn chung, SSI nhận thấy KQKD Q3 khá tích cực và đây là yếu tố hỗ trợ cho giá cổ phiếu gần đây bên cạnh hiệu ứng cổ tức (20% cổ phiếu và 20% tiền mặt cho đợt 1 năm 2020).
- Hiện tại SSI đánh giá Khả quan với VNM, giá mục tiêu 1 năm là 112.500đ/cp sau điều chỉnh chia cổ tức bằng cổ phiếu nói trên.
Link tải full báo cáo:
https://drive.google.com/file/d/12Bzi1NxKrsqvY8EWqRXv3D3ITmNQM5A4/view?usp=sharing
3. VHC: Sản phẩm chăm sóc sức khỏe hỗ trợ lợi nhuận trong giai đoạn dịch bệnh – SSI – Cập nhật công ty – 6/10/2020
- Đối với VHC, sự phục hồi doanh thu của sản phẩm cá tra trong tháng 7 – tháng 8 (-9% so với cùng kỳ) thấp hơn ước tính của SSI, trong khi kết quả hoạt động của mảng chăm sóc sức khỏe (collagen-gelatin) khá sát với ước tính trước đó của SSI. Do đó SSI ước tính mảng chăm sóc sức khỏe tiếp tục gia tăng tỷ trọng trong tổng lợi nhuận của VHC trong năm nay, trong khoảng 25 – 30% (2019: 35%). SSI đang xem xét lại ước tính lợi nhuận và khuyến nghị đối với cổ phiếu VHC.
- Doanh thu mảng chăm sóc sức khỏe của VHC duy trì mức tăng trưởng hai chữ số, đóng góp ngày càng tăng vào LNST của VHC
- Đầu tư vào cổ phiếu trong môi trường lãi suất thấp. Tính đến ngày 30/6/2020, VHC đã chi 189 tỷ đồng để đầu tư vào cổ phiếu, trong đó 87,3 tỷ đồng cho MWG, 28,6 tỷ đồng cho FPT và 23,6 tỷ đồng cho HPG. Nếu danh mục đầu tư này được duy trì đến hết quý 3, chúng tôi ước tính rằng VHC có thể ghi nhận 1 tỷ đồng vào thu nhập tài chính từ cổ tức tiền mặt trong quý, và lợi nhuận chưa thực hiện từ danh mục đầu tư có thể đạt 26,5 tỷ đồng.
Link tải full báo cáo:
https://drive.google.com/file/d/1PfSvOEITP2QCdXh8OU8JG5zwxgKIccKR/view?usp=sharing
4. DPM [PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG – Mục tiêu: 17.500đ/cp]: Kết quả kinh doanh sơ bộ Q3/2020 – SSI – Cập nhật công ty – 8/10/2020
- Doanh thu và lợi nhuận trước thuế Q3/2020 của DPM ước đạt lần lượt 2.049 tỷ đồng (+8% so với cùng kỳ) và 171 tỷ đồng (+127% so với cùng kỳ). Kết quả ấn tượng này đến từ sản lượng tiêu thụ và chi phí khí đầu vào có lợi hơn.
- Tăng trưởng sản lượng tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2020 chủ yếu là do cơ sở so sánh thấp trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2019, khi các nhà máy phải tạm dừng hoạt động. Tuy nhiên, sản lượng tiêu thụ phân bón tự sản xuất trong Q3/2020 đã tăng đáng kể.
- Nhờ giá dầu giảm sâu trong năm nay, công ty ước tính tỷ suất lợi nhuận tăng đáng kể. SSI cho rằng trong Q3/2020, DPM sẽ không ghi nhận khoản bồi thường bảo hiểm do gián đoạn sản xuất và thay thế máy móc, 1 phần trong số này được ghi nhận trong Q4/2020 và phần còn lại ghi nhận trong năm 2021.
Link tải full báo cáo:
https://drive.google.com/file/d/1d1CQCG0M16bvwdTEJEEBI6PMHX4U9uIC/view?usp=sharing
5. BMP: Tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ trong Q3/2020 sát với ước tính, tỷ suất lợi nhuận giảm – SSI – Cập nhật công ty – 9/10/2020
- Sản lượng tiêu thụ đạt mức tăng trưởng ổn định ở mức một chữ số cùng với chi phí đầu vào thấp thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận.
- KQKD Q3/2020 sát với ước tính của SSI, và SSI vẫn duy trì ước tính sản lượng tiêu thụ và lợi nhuận trước thuế trong năm 2020 lần lượt là 111 nghìn tấn.
- Trong năm 2021, SSI ước tính sản lượng tiêu thụ tăng 3% so với cùng kỳ, lợi nhuận trước thuế có thể sẽ giảm 4% so với cùng kỳ.
- Theo quan điểm của SSI, tỷ suất lợi nhuận của BMP có thể giảm do giá hạt nhựa đầu vào đã phục hồi gần 30% trong giai đoạn tháng 5 – tháng 9.
- Với mức giá hiện tại, BMP đang giao dịch với hệ số P/E 2020 và 2021 lần lượt là 8,9 lần và 9,3 lần, SSI tin rằng mức này khá hợp lý
Link tải full báo cáo:
https://drive.google.com/file/d/1UHz-ODu9T9Y-KP-lCKmWr-F-Ye9WfUYg/view?usp=sharing
6. SZL [KHÔNG ĐÁNH GIÁ]: Triển vọng lợi nhuận đến từ cho thuê các nhà máy xây sẵn (RBF) – VCSC – Báo cáo công ty – 6/10/2020
- LNST 6 tháng đầu năm 2020 của SZL duy trì tích cực trong bối cảnh dịch Covid-19 với tăng trưởng 2,3% yoy, chủ yếu đến từ lợi nhuận gộp của mảng cho thuê BRF.
- Với quỹ đất lớn, VCSC kỳ vọng mảng cho thuê RBF sẽ là yếu tố hỗ trợ chính cho SZL trong trung hạn.
- Các dự án BĐS nhà ở như Tâm an 1 và Sona Riverview cũng hứa hẹn đem đến lợi nhuận dài hạn cho SZL.
- SZL hiện đang giao dịch với P/E trượt là 10,9 lần – chiết khấu 17% so với trung vị các công ty cùng ngành là 13,2 lần. VCSC dự báo P/E năm 2020 và 2021 lần lượt đạt 12,6 lần và 11,5 lần.
- VCSC ước tính giá trị hợp lý của SZL là VND88.000 đồng/CP, sử dụng phương pháp Tổng các giá trị thành phần (SoTP), trong đó các khoản đóng góp chính là cho thuê RBF (32%), phát triển KCN (27%), và số dư tiền mặt và đầu tư ngắn hạn hiện có của SZL (26%). Giá trị hợp lý ước tính của VCSC cao hơn 78% giá cổ phiếu hiện tại của SZL.
- Rủi ro: (1) trì hoãn thanh toán và nợ xấu từ mảng cho thuê RBF, (2) thanh khoản cổ phiếu SZL thấp và (3) thị trường BĐS nhà ở hạ nhiệt. Trong khi đó, VCSC cũng nhận thấy rủi ro tăng giá trong trường hợp tăng trưởng mảng cho thuê RBF vượt giả định của VCSC và định giá thị trường của một số tài sản của SZL vượt giá trị sổ sách.
Link tải báo cáo full:
https://drive.google.com/file/d/17lsob-Sp6ePB-GLkLOoGoJyH6TBGmULn/view?usp=sharing
7. Ngành xi măng Việt Nam: Các lựa chọn cổ phiếu hạn chế do tình trạng thừa cung và tính phân mảng của ngành – VCSC – Báo cáo ngành – 5/10/2020
- Tình hình thừa cung xuất hiện chủ yếu tại miền Bắc.
- Xuất khẩu duy trì là biện pháp quan trọng để giải quyết tình trạng thừa cung kéo dài.
- Công suất phân mảng giữa các nhà sản xuất nhỏ, triển vọng hợp nhất ngành hạn chế.
- Kỳ vọng Chính phủ gia tăng chi tiêu nhằm hỗ trợ nhu cầu xây dựng. VCSC kỳ vọng chi tiêu của Chính phủ sẽ được tăng tốc từ 6 tháng cuối năm 2020
- Kiểm soát nguồn cung và kích cầu tại Trung Quốc là các yếu tố hỗ trợ chính cho ngành Vật liệu xây dựng Việt Nam.
- HT1 là lựa chọn duy nhất của VCSC trong số các nhà sản xuất xi măng với vị thế dẫn đầu trong VICEM và thị trường trong nước
Link tải full báo cáo:
https://drive.google.com/file/d/1o9LJsNVFqeou-DMJiPR_7ZQtUP8blXgP/view?usp=sharing
8. Báo cáo triển vọng ngành thép 2020: Vượt khó khăn – BSC – 5/10/2020
Phần 1: Ngành thép
- Nhu cầu thép hồi phục rõ nét từ cuối Q2/2020 sau khi giảm mạnh trong 4T đầu năm
- BSC đánh giá triển vọng Khả quan với ngành thép trong nửa cuối năm 2020 với dự báo tiêu thụ toàn ngành đạt 22.3 triệu tấn (-5.9% YoY, so với mức giảm 10% trong 8T đầu năm).
- Diễn biến giá nguyên liệu thô và giá bán thuận lợi hơn với các doanh nghiệp trong ngành trong Q4/2020
Phần 2: Các doanh nghiệp niêm yết
- Kết quả kinh doanh nhóm doanh nghiệp thép niêm yết khả quan
- Một số cổ phiếu ngành thép lưu ý: HPG, HSG, NKG
Link tải full báo cáo:
https://drive.google.com/file/d/1cVrKyp4BU_I3RLf3pS31jsoxIz6bQkhv/view?usp=sharing
9. Báo cáo chiến lược thị trường tháng 10/2020: Tìm cơ hội trong biến động – SSI – 9/10/2020
Tổng quan TTCK Việt Nam trong tháng 9
- Tiếp tục diễn biến tích cực, các chỉ số gần như lấy lại mức tăng trưởng từ đầu năm. TTCK Việt Nam đóng cửa phiên cuối tháng 9 tại 905,21 điểm của chỉ số VNIndex, tiếp tục tăng 23,56 điểm (+2,67%) so với thời điểm cuối tháng 8.
- Hầu hết các nhóm ngành đều tăng điểm. Dẫn đầu là nhóm Vật liệu (+8,4%), nhóm Tiêu dùng không thiết yếu (+8,2%), nhóm Tài chính (+6,1%) và nhóm Tiêu dùng thiết yếu (+5,6%)…
- Thanh khoản thị trường lên mức cao, GTGD trung bình 1 ngày cho cả 3 sàn ghi nhận 8.000 tỷ đồng trong tháng 9, tăng 23,1% so với tháng 8 và tăng 68,6% so với cùng kỳ.
- Các NĐTNN vẫn trong xu hướng bán ra với những phiên bán ròng liên tiếp, tuy nhiên tính chung đã mua ròng trở lại trong tháng 9.
ETF vẫn là điểm sáng
- Dòng vốn ETF duy trì xu hướng tích cực. Tháng 9 ghi nhận tháng thứ 5 liên tiếp có dòng tiền dương vào các ETF;
- Khối ngoại vẫn bán ròng trên sàn chứng khoán.
Triển vọng và cơ hội đầu tư trong tháng 10
- Rủi ro điều chỉnh. Diễn biến khó lường từ Covid-19 vào mùa đông sắp tới và cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ có thể tạo các rủi ro biến động tiềm ẩn cho TTCK thế giới và cả Việt Nam.
- Các chỉ số vĩ mô đang tiến triển tích cực sẽ là bệ đỡ mạnh cho thị trường
- Cơ hội đầu tư vào các nhịp điều chỉnh
Link tải full báo cáo:
https://drive.google.com/file/d/1SZDZpINSu7KRMXMpbSOVVH2ZcVTWOuW1/view?usp=sharing
10. Vĩ mô thị trường Q3.2020: Kinh tế dần bình ổn sau dịch, VN-index xây nền trên 900 điểm – BSC – 4/10/2020
Kinh tế vĩ mô quý 3/2020
- Các khu vực kinh tế chủ chốt duy trì đà hồi phục
- Triển vọng GDP tích cực, khả năng hoàn thành mục tiêu 2- 2.5%
- Tiêu dùng giữ vững đà phục hồi trong quý 3
- Đầu tư công hỗ trợ tích cực tăng trưởng
- Dấu hiệu chuyển biến tích cực tại khu vực XNK
- Đà tăng lạm phát chững lại
- NHNN giảm lãi suất điều hành
- Giá trị VND điều chỉnh giảm nhẹ
Thị trường Quý 3/2020
- Dự báo quý 4/2020
- P/E của Vnindex rơi xuống vị trí thứ 16 châu Á
- Ngành nguyên vật liệu có mức tăng trưởng ấn tượng trong quý 3
- Vốn hóa 3 sàn đạt 4.38 triệu tỷ VND
- NĐT nước ngoài mua ròng trở lại trong tháng 9
- Hoạt động giao dịch phái sinh suy giảm trong tháng 9
- Nắn dòng đầu tư trên thị trường trái phiếu DN, TTCK hưởng lợi
- Các yếu đô ảnh hưởng thị trường quý 4
- Chiến lược đầu tư quý 4
- Cổ phiếu cơ bản tốt: FPT, HPG, MWG, VCB
Link tải full báo cáo:
https://drive.google.com/file/d/1Yzh-dQZ01V7hIxLGyFBB6ZGRnBsZvzOf/view?usp=sharing
11. Báo cáo chuyên đề: Triển vọng TTCK Việt Nam quý 4/2020 – VCBS – 9/10/2020
Điểm nhấn TTCK quý 3/2020
- Các chỉ số chứng khoán Việt Nam ghi nhận sự hồi phục trong Q3;
- Ổn định vĩ mô, TTCK phục hồi mạnh mẽ
- TTCK phục hồi mạnh mẽ và toàn diện
- Ảnh hưởng nhóm ngành lên chỉ số VNindex và HNXindex
- Mức tăng giá đột biến ghi nhận chủ yếu tại nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ và một số cổ phiếu vốn hóa trung bình
- Giao dịch khối ngoại
Triển vọng quý 4/2020
- Bối cảnh thế giới
- Tình hình trong nước
- Diễn biến chỉ số
- Nhóm ngành đáng chú ý
Link tải full báo cáo:
https://drive.google.com/file/d/1aPqwoMfKTzi8jfAZTjwsKKvy9QTpZqp3/view?usp=sharing
12. Báo cáo tổng kết thị trường: Chỉ số VN-Index tiếp tục đà phục hồi – VCSC – 5/10/2020
- Chỉ số VN-Index (VNI) đóng cửa tháng 9 trên ngưỡng kỹ thuật 900 điểm.
- 9/12 nhóm ngành đều ghi nhận đà tăng điểm
- Giá trị giao dịch tiếp tục cải thiện; Khối ngoại mua ròng trở lại
- Ngân hàng Nhà nước công bố đợt cắt giảm lãi suất điều hành thứ ba trong năm 2020
- VCSC kỳ vọng kết quả kinh doanh một số doanh nghiệp sẽ cải thiện trong quý 3, dự kiến được công bố vào cuối tháng 10. Hơn nữa, P/E trượt của VN-Index đạt 15 lần vào cuối tháng 9 tỏ ra hấp dẫn so với P/E trượt của các thị trường Thái Lan và Philippines
Link tải full báo cáo:
https://drive.google.com/file/d/17wSN2jmGsfT56_GciZAaDoxa7n_K9lYV/view?usp=sharing
13. Vĩ mô Việt Nam: Kinh tế phục hồi mạnh bất chấp làn sóng dịp Covid-19 lần hai – VCSC – 8/10/2020
- Kinh tế phục hồi mạnh trong quý 3/2020 với dịch COVID-19 được kiểm soát hiệu quả
- VCSC điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng GDP năm 2020 từ 3,6% còn 2,6%.
- Tăng trưởng sản lượng công nghiệp (IIP) tăng tốc trong quý 3.
- Làn sóng dịch COVID-19 thứ hai ảnh hưởng đà phục hồi của tổng mức bán lẻ, nhưng dữ liệu việc làm mới nhất cho thấy triển vọng tích cực hơn.
- Chính phủ đẩy mạnh giải ngân đầu tư công.
- Giải ngân vốn FDI trong tháng 9 đạt mức cao nhất từ đầu năm.
- Tăng trưởng xuất nhập tăng tốc, thặng dư thương mại cao kỷ lục.
- CPI tháng 9 gia tăng chủ yếu do học phí tăng đầu năm học mới.
- Nguồn cung ngoại tệ ổn định tiếp tục hỗ trợ tỷ giá.
- Tăng trưởng tín dụng cải thiện trong tháng 9.
Link tải full báo cáo:
https://drive.google.com/file/d/1xret0szQem1suaasyvm4vN0Vzk1dCSfm/view?usp=sharing
14. Kinh tế 9T2020 và triển vọng TTCK T10 – Mirae Asset Việt Nam – 7/10/2020
Cập nhật kinh tế Việt Nam Q3 và 9T 2020
- Tăng trưởng kinh tế Q3 phục hồi trên diện rộng
- Nền kinh tế đã đi quay đáy trong Q2
- Sản xuất công nghiệp T9 cho tín hiệu phục hồi tốt
- Xuất siêu 9T xác lập kỉ lục mới nhờ tăng trưởng XK mở rộng
- Thu hút FDI phục hồi mạnh mẽ sau dịch
- Nới lỏng tài khóa tiếp diễn dù cân đối của Chính phủ đang xấu đi
- Tiêu dùng trong nước nhanh chóng phục hồi
- Khách quốc tế trong T9 vẫn ở mức thấp
- DN tạm dừng hoạt động 9T tiếp tục tăng
- Tỷ giá VND/USD duy trì ổn định
- Lạm phát tiếp tục giảm tốc
- Tăng trưởng tín dụng chưa thể khởi sắc hơn
- SBV giảm lãi suất điều hành lần thứ 3 trong năm
Tổng quan TTCK Việt Nam tháng 9
- TTCK T9: VN-Index chinh phục thành công mốc 900
- Ngân hàng, Thực phẩm và NVL nâng đỡ thị trường chung
- VNM, HPG, MWG và cổ phiếu NH giữ thị trường duy trì đà tăng
- Khối ngoại trở lại mua ròng nhờ VHM
- Sự kiện tháng 9
Triển vọng VN-Index tháng 10
- Xung lực tăng đang được củng cố bởi chính sách nới lỏng tiền tệ tiếp tục và COVID đang được kiểm soát hiệu quả
- VN-Index được dự báo sẽ tích lũy, đi lên trong vùng 880-940
- Các nhóm ngành Tài chính – Ngân hàng, Vật liệu xây dựng, BĐS khu công nghiệp tiếp tục dẫn dắt đà tăng
- Điều chỉnh sâu khó khả năng xảy ra do sức mạnh nội tại cải thiện
- Rủi ro bên ngoài là yếu tố cần lưu tâm
Link tải full báo cáo:
https://drive.google.com/file/d/1Kr65u13ntXMQKoodG9qsTshyIwfXLF7h/view?usp=sharing
15. Triển vọng TTCK Việt Nam Quý 4/2020: Quay về vạch xuất phát – KB Securities – 9/10/2020
- TTCK Việt Nam mở rộng đà phục hồi trong quý 3 bất chấp làn sóng Covid-19 thứ 2 quay trở lại. Động lực tăng trưởng chính là (1) Thành công của Việt Nam trong việc chống dịch; (2) Mặt bằng lãi suất giảm mạnh trong khi các kênh đầu tư khác không thật sự hấp dẫn; (3) Chính sách tiền tệ nới lỏng; (4) Hiệp định EVFTA được thông qua; (5) Kỳ vọng vào hiệu quả của các chính sách tài khóa mở rộng của Chính Phủ.
- Các yếu tố hỗ trợ thị trường trong các tháng cuối năm sẽ tiếp tục được duy trì, bao gồm (1) Tốc độ tăng trưởng của các ca nhiễm bệnh dần chậm lại; (2)Các tín hiệu hồi phục rõ rang hơn của kinh tế trong nước; (3) Xu hướng nới lỏng tiền tệ của các NHTW; (4) Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công.
- Các yếu tố rủi ro chính: Covid làm hoãn kế hoạch mở cửa của các nước; thị trường đã tăng mạnh và rơi vào vùng định giá không còn quá hấp dẫn; hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể phục hồi chậm hơn so với kỳ vọng;…
- Vùng giá kỳ vọng của VNindex cuối năm 2020 quanh 960 điểm.
- Các ngành khuyến nghị: Điện lực, cảng biển, công nghệ thông tin, bán lẻ, thủy sản.
Link tải full báo cáo:
https://drive.google.com/file/d/1cGJt-wR-MwKs05NDV9_6yZVCFgTTYK9t/view?usp=sharing
16. Chiến lược đầu tư tháng 10/2020: Kiên nhẫn chờ đợi cơ hội – VDSC – 5/10/2020
- Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng mạnh trong tháng 8, tháng 9 và có kết quả tốt hơn so với các thị trường chứng khoán khác như Hàn Quốc, Mỹ, Thái Lan. Theo quan điểm của VDSC, diễn biến này đã phản ánh phần nào thông tin tích cực về tăng trưởng GDP quý 3 của Việt Nam so với các nước khác.
- Một yếu tố đáng chú ý khác làm tăng khả năng điều chỉnh của VN Index là việc công bố KQKD quý 3 của tất cả các cổ phiếu niêm yết trong tháng 10. VDSC lo ngại hiệu ứng “Tin ra là bán” sẽ tạo áp lực cho VN Index khi một số cổ phiếu VN-30 đã tăng mạnh trong tháng 8 và tháng 9 trước những tin đồn về kết quả kinh doanh khả quan trong quý 3/2020.
- Theo đánh giá từ các chuyên gia phân tích của VDSC, KQKD của nhóm cổ phiếu ngân hàng trong Q3 2020 sẽ không tiêu cực như dự đoán, đặc biệt là các ngân hàng tư nhân.
- NHNN đã công bố quyết định giảm lãi suất điều hành. Tuy nhiên, theo quan điểm của VDSC, điều này sẽ không có tác động đáng kể do một số ngân hàng đã giảm lãi suất trước đó khi có thông tin này.
- Hiện tại, VDSC đang xem xét kỹ lưỡng về kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay. Nguyên nhân chính là do tác động của nó đã có tiền lệ trên thị trường chứng khoán Mỹ. Ảnh hưởng trực tiếp đến TTCK Việt Nam là khó lường.
- Tóm lại, VDSC cho rằng thị trường có thể đi ngang, dao động trong khoảng từ 865 đến 920 điểm.
Link tải full báo cáo:
https://drive.google.com/file/d/1O6qehBpXbanJ60vPdS01JC1K_ihtMtI0/view?usp=sharing
Quý nhà đầu tư lưu ý:
- Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
———-Team LTBNM tổng hợp ————-