Kính gửi các anh chị đầu tư!
Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 06/01 – 10/01/2025
- PVD [ Tích cực – 29,900đ/cp] Nguồn việc được đảm bảo, giàn khoan mua mới mở ra triển vọng dài hạn – BVSC
- HAH [ MUA – 57,000đ/cp] Phân tích nhanh – DNSE..
- Ngành thủy sản: Phục hồi tích cực nhưng còn rủi ro – KBSV..
- Ngành dệt may: Hướng tới mục tiêu 48 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu dệt may trong 2025 – KBSV..
- Ngành hang không: Tập trung nâng cấp mở rộng cơ sở hạ tầng – KBSV..
- Báo cáo vĩ mô: Kỷ nguyên mới – SSI.
- Ngành bán lẻ: Tiêu dùng duy trì đà phục hồi nhưng có sự phân hóa trong năm 2025 – KBSV..
- Khu công nghiệp: Kỳ vọng làn sóng mới từ FDI ngành bán dẫn – KBSV..
- Ngành gỗ: Vượt qua khó khăn hướng về tương lai – VNDS.
- Báo cáo vĩ mô: Mở đầu chu kỳ tăng trưởng mới – MAS.
- Báo cáo vĩ mô: Đặt kỳ vọng đúng – FPTS.
- Ngành dầu khí: Lửa thử vàng – MBS.
- Ngành điện: Kỷ nguyên “xanh hóa” ngành điện – MBS.
- Ngành thép: Vững vàng tâm thép – MBS.
Quý nhà đầu tư lưu ý
Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
1. PVD [ Tích cực – 29,900đ/cp] Nguồn việc được đảm bảo, giàn khoan mua mới mở ra triển vọng dài hạn – BVSC
- Hiệu suất và giá thuê giàn được hỗ trợ bởi nhu cầu cao ở khu vực Đông Nam Á trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung giàn khoan. Với kịch bản giá dầu tiếp tục neo ở mức trung bình 72,5 USD/thùng trong năm 2025 do cân đối cung cầu được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì trạng thái cân bằng trong năm sau, BVSC kỳ vọng các dự án thăm dò trên toàn cầu nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng sẽ tiếp tục được thúc đẩy. Đặc biệt, hiện nay các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đều đang triển khai các dự án thăm dò, khai thác dầu khí ngoài khơi với quy mô lớn trong dài hạn, vì vậy, nhu cầu khoan trong khu vực hiện đang rất cao, hỗ trợ tích cực cho nguồn công việc của PVD trong tương lai.
- Hiệu suất và giá thuê giàn được hỗ trợ bởi nhu cầu cao ở khu vực Đông Nam Á trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung giàn khoan. Với kịch bản giá dầu tiếp tục neo ở mức trung bình 72,5 USD/thùng trong năm 2025 do cân đối cung cầu được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì trạng thái cân bằng trong năm sau, BVSC kỳ vọng các dự án thăm dò trên toàn cầu nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng sẽ tiếp tục được thúc đẩy. Đặc biệt, hiện nay các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đều đang triển khai các dự án thăm dò, khai thác dầu khí ngoài khơi với quy mô lớn trong dài hạn, vì vậy, nhu cầu khoan trong khu vực hiện đang rất cao, hỗ trợ tích cực cho nguồn công việc của PVD trong tương lai.
- Tiềm năng tăng trưởng đến từ giàn khoan mới dự kiến tiếp nhận trong 2025. Hiện PVD đang có kế hoạch đầu tư từ 1 đến 2 giàn JU để phục vụ các dự án dầu khí trong nước trong giai đoạn 2025-2026 do 4 giàn JU hiện tại của PVD đều đã được đảm bảo công việc dài hạn tại thị trường nước ngoài. Trong đó, dự kiến quý 1/2025 sẽ tiếp nhận 1 giàn JU với tổng mức đầu tư khoảng 90 triệu USD. Ngoài ra, PVD cũng đầu tư mới 1 giàn HWU trị giá 8 triệu USD nhằm thực hiện công tác sửa giếng, hủy giếng với kỳ vọng doanh thu mảng dịch vụ kỹ thuật dầu khí sẽ tăng trưởng trong thời gian tới.
Link tải full báo cáo:
2. HAH [ MUA – 57,000đ/cp] Phân tích nhanh – DNSE
- Doanh thu cho thuê tàu tăng trưởng mạnh khi giá cho thuê tiếp tục neo ở mức cao. Với tình hình căng thẳng còn diễn ra tại khu vực Biển Đỏ và rủi ro tiềm ẩn từ việc đình công tại cảng Mỹ – giá cước vận tải trong ngắn hạn vẫn chưa có xu hướng hạ nhiệt
- Việc tiếp nhận 3 tàu mới Haina Beta, Haian Opuss và Haian Alfa và kế hoạch mở rộng thêm 2 tàu lên 18 tàu trong giai đoạn 2025- 2026 –giúp công suất vận tải năm 2025 dự kiến đạt khoảng 30,100 TEU1 , tăng hơn gần 14% so với năm 2024;
- Hoạt động thương mại tại Việt Nam tiếp tục cải thiện mạnh mẽ khi xu hướng dịch chuyển chuỗi sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam (do các mặt hàng tại Trung Quốc bị áp thuế cao hơn trong nhiệm kỳ tổng thống Mỹ mới), điều này giúp doanh thu và hoạt động khai thác tàu và cảng kéo dài đà tăng;
- Giá mục tiêu tổng hợp tham khảo: 57.000 VND/cp, P/B forward ở mức 1,4 lần – thấp hơn mức P/B hiện tại là 29%.
Link tải full báo cáo:
3. Ngành thủy sản: Phục hồi tích cực nhưng còn rủi ro – KBSV
- Hoàn thành mục tiêu 10 tỷ USD xuất khẩu thủy sản trong 2024 và kì vọng tiếp tục tăng trưởng trong 2025 Theo VASEP, giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sẽ vượt mức 10 tỷ USD, tăng 12.3% so với mức 8.9 tỷ USD trong 2023. Dù vẫn thấp hơn 11 tỷ USD vào 2022, xuất khẩu thủy sản cho thấy nhu cầu phục hồi ổn định tốt về mặt sản lượng trong khi giá bán trung bình vẫn duy trì ở mức tương đương cùng kì. Xuất khẩu tôm và cá tra dự kiến đạt lần lượt 4 tỷ và 2 tỷ USD, lần lượt +18% và +11% YoY. Theo VASEP, xuất khẩu thủy sản hướng tới mục tiêu 11 tỷ USD trong 2025, tương ứng mức tăng 10% so với 2024. KBSV cho giữ quan điểm tích cực với ngành cá tra khi giá bán trung bình trong 2025 dự kiến ở mức cao hơn so với 2024.
- Biên lợi nhuận các doanh nghiệp trong 2025 dự kiến phục hồi tích cực Xuất khẩu phục hồi giúp giá bán trung bình các doanh nghiệp được cải thiện. Trong khi đó, nguyên liệu sử dụng làm thức ăn chăn nuôi (TACN) cho cá bao gồm cám, bột cá và bã đậu nành đang trên đà giảm và thấp hơn từ 16-18% so với đầu năm giúp các doanh nghiệp với hệ sinh thái khép kín từ TACN đến trang trại cá như VHC và ANV sẽ được hưởng lợi nhất.
- Rủi ro thuế trong nhiệm kì tổng thống mới của Mỹ không cao KBSV cho rằng tác động từ việc áp thuế nhập khẩu vào Mỹ trong nhiệm kì tổng thống mới sẽ tập trung nhiều hơn vào Trung Quốc, Mexico, Canada và các nước BRICS. Điều này sẽ có tác động tích cực hơn đối với cá tra so với các mặt hàng cá thị trắng nhập khẩu từ Trung Quốc và Nga.
Link tải full báo cáo:
4. Ngành dệt may: Hướng tới mục tiêu 48 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu dệt may trong 2025 – KBSV
- Kim ngạch xuất khẩu phục hồi khả quan trong 2H2024 Kim ngạch xuất khẩu dệt may tháng 11/2024 của Việt Nam đạt 3,825 triệu USD tương đương mức tăng trưởng 10.6% YoY. Đặc biệt, 2H2024 chứng kiến mức tăng trưởng ấn tượng trên 10% YoY qua các tháng. Hiệp hội dệt may Việt Nam cho rằng mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD hàng dệt may trong năm 2024 là khả quan và hướng tới mục tiêu đạt 48 tỷ USD (+ 9% YoY) kim ngạch xuất khẩu trong năm 2025.
- KQKD của các doanh nghiệp dệt may chứng kiến sự phục hồi trong Q3/2024 Tính chung 9T/2024, tổng doanh thu thuần của các doanh nghiệp dệt may đạt 55,536 tỷ VND (+8.9% YoY) và LNST đạt 1,978 tỷ VND (+74.9% YoY) nhờ số lượng đơn hàng phục hồi trở lại. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, hầu hết doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng Q1/2025, đang đàm phán đơn hàng cho quý II/2025. Biên lợi nhuận gộp (BLNG) cũng chứng kiến sự phục hồi do số lượng đơn hàng FOB (mảng có biên lợi nhuận gộp cao) quay trở lại nhiều hơn so với năm 2023. Tuy nhiên, BLNG sẽ khó cải thiện thêm từ Q4/2024 trở đi.
- Số lượng đơn hàng tiếp tục được kỳ vọng cải thiện trong năm 2025 KBSV kỳ vọng rằng số lượng đơn hàng trong năm 2025 sẽ tiếp tục được cải thiện nhờ (1) Nhu cầu tiêu dùng ở các thị trường xuất khẩu dệt may trọng điểm của Việt Nam phục hồi nhẹ; (2) Hàng tồn kho của các nhà bán lẻ thời trang lớn trên thế giới vào cuối năm 2024 đang ở mức hợp lý, dự địa bổ sung hàng tồn kho mớ trong tương lai vẫn còn; (3) Xu hướng dài hạn chuyển dịch chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc.
Link tải full báo cáo:
5. Ngành hang không: Tập trung nâng cấp mở rộng cơ sở hạ tầng – KBSV
- Lượng hàng hóa và hành khách hàng không quốc tế 2024 diễn biến tích cực hơn nội địa Tổng lượng hành khách qua Cảng hàng không Việt Nam 2024 giảm nhẹ đạt 109 triệu lượt khách (-3.5% yoy), trong đó lượng khách quốc tế đạt 41 triệu khách (+24% yoy) và khách nội địa ghi nhận 68 triệu khách (giảm 15% so với 2023 do sửa chữa tàu bay và 2 hãng hàng không nội địa cắt giảm quy mô đội bay để tái cơ cấu). Sản lượng hàng hóa qua cảng hàng không 2024 đạt 1,5 triệu tấn (+19% yoy).
- Doanh thu các doanh nghiệp dịch vụ và vận tải hàng không đều có diễn biến tích cực trong 2024 Các doanh nghiệp dịch vụ và vận tải hàng không đều ghi nhận diễn biến KQKD tích cực so với cùng kỳ 2023, hầu hết tất cả các doanh nghiệp trong nhóm ngành đều ghi nhận doanh thu tăng trưởng từ 20 – 50% với mức biên lợi nhuận gộp tăng đáng kể chủ yếu do tăng tỷ trọng nhóm hành khách và hàng hóa quốc tế.
- KBSV nhận định tích cực với nhóm cổ phiếu dịch vụ và vận tải hàng không Nhận định tích cực của KBSV với nhóm cổ phiếu dịch vụ và vận tải hàng không đến từ: (1) tiềm năng tăng trưởng bền vững của nhóm khách quốc tế cũng như nội địa và (2) nhu cầu vận tải hàng hóa tăng theo triển vọng thương mại quốc tế trong 2025. 2 yếu tố này được đảm bảo bởi việc các hãng hàng không mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động, cũng như công suất của hệ thống Cảng hàng không Việt Nam được gia tăng ổn định. KBSV đánh giá SCS và AST là 2 cổ phiếu hàng không đang có mức định giá tương đối hấp dẫn.
Link tải full báo cáo:
6. Báo cáo vĩ mô: Kỷ nguyên mới – SSI
- Từ góc nhìn của SSI, năm 2025 hứa hẹn sẽ mở ra các yếu tố hỗ trợ mạnh sau thời gian dài chờ đợi và kỳ vọng thay đổi. Trong một cuộc phỏng vấn vào ngày cuối năm 2024, Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam cho biết đất nước đang bước vào một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Ưu tiên hàng đầu trong kỷ nguyên mới là thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.
- Kỷ nguyên mới đồng nghĩa với việc chúng ta cần phải chuẩn bị cho những thay đổi chưa từng thấy từ trước tới nay. Những cải cách đang được thực thi bắt đầu từ cuối năm 2024, bao gồm thực hiện tinh gọn bộ máy Chính phủ, quyết tâm đẩy nhanh đầu tư công vào hạ tầng, và giải quyết những vấn đề tồn đọng trong lĩnh vực bất động sản, nếu thành công, đây sẽ là ba yếu tố trong nước có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng 2025 theo quan điểm của SSI. Đất nước đang cần vốn cho kế hoạch phát triển tổng thể trong 5 năm tới và SSI tin rằng những yếu tố này đang định hình nền tảng cho thị trường chứng khoán đạt được mức tăng trong năm 2025.
Link tải full báo cáo:
7. Ngành bán lẻ: Tiêu dùng duy trì đà phục hồi nhưng có sự phân hóa trong năm 2025 – KBSV
- Bán lẻ trên đà phục hồi với tốc độ khiêm tốn trong năm 2024 Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ trong 11 tháng đầu năm đạt mức 5,822 nghìn tỷ VND, tương đương với mức tăng trưởng 8.8% YoY. Trong đó bao gồm bán lẻ hàng hóa (+8.1% YoY), lưu trú ăn uống (+13.0% YoY), du lịch lữu hành (+17.3% YoY) và dịch vụ khác (+9.1% YoY). Sức mua trong nền kinh tế tương tự với tăng trưởng bán lẻ hàng hoá và dịch vụ, có sự hồi phục tuy nhiên tốc độ tương đối chậm. PMI trong 11 tháng đầu năm đều đạt mức tích cực, phần lớn các tháng đều vượt mức 50 cho thấy sự hồi phục sản xuất. Tuy nhiên, chỉ số PMI chững lại trong tháng 11 do ảnh hưởng của hoạt động xuất khẩu.
- KQKD của các doanh nghiệp bán lẻ trên đà phục hồi nhưng có sự phân hóa Các doanh nghiệp ICT&CE phục hồi khiêm tốn trong 11T2024 nhờ các dòng sản phẩm mới được mở bán và chiến lược tái cấu trúc hiệu quả. Các doanh nghiệp bán lẻ tiêu dùng thiết yếu tăng trưởng vượt bậc. Mảng bách hóa, BHX và Winmart đều đã báo lãi và tiếp tục mở rộng mạng lưới kinh doanh; Mảng bán lẻ thuốc có sự phân hóa rõ rệt với Long Châu duy trì tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận tích cực còn các chuỗi bán lẻ thuốc khác vẫn đang đi tìm điểm hòa vốn. Các doanh nghiệp bán lẻ trang sức đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn cung vàng nguyên liệu.
Link tải full báo cáo:
8. Khu công nghiệp: Kỳ vọng làn sóng mới từ FDI ngành bán dẫn – KBSV
- Nguồn cung cải thiện, giá cho thuê tiếp tục tăng Trong 9T2024, tổng diện tích đất KCN bổ sung/mở rộng cả nước đạt hơn 8,700 ha (+7%YoY). Trong đó, diện tích đất KCN được phê duyệt đầu tư và khởi công xây dựng tại khu vực phía Bắc ghi nhận 2,067 ha, các KCN phía Nam ghi nhận 608 ha. Đà tăng của giá chào thuê KCN chậm lại, KCN miền Nam tăng nhẹ 1% YoY, KCN miền Bắc tăng 4.6% YoY.
- Kỳ vọng làn sóng mới đến từ dòng vốn FDI ngành bán dẫn Giai đoạn năm 2023 – 2024, Việt Nam đã cho thấy tiềm năng thu hút vốn FDI ngành bán dẫn nhờ sự gia tăng đáng kể các dự án đầu tư mới ngành này. Bên cạnh đó, căng thẳng thương mại Mỹ – Trung leo thang sẽ là động lực khiến dòng vốn FDI tiếp tục dịch chuyển sang Việt Nam. KBSV đánh giá cao các KCN tại miền Bắc nhờ vị trí địa lý gần Trung Quốc, điều này sẽ là lợi thế giúp thu hút dòng vốn FDI ngành bán dẫn.
- Nguồn cung cải thiện nhờ việc dần hoàn thiện khung pháp lý Dự báo nguồn cung quỹ đất sẽ tiếp tục tăng trong 2025 và bắt đầu tăng mạnh từ 2026 sau khi Bảng giá đất được áp dụng. Nguồn cung dự kiến gia tăng chủ yếu nhờ:(1) các vướng mắc pháp lý dần được tháo gỡ; (2) tăng diện tích đất KCN từ việc chuyển đổi diện tích đất cao su.
Link tải full báo cáo:
9. Ngành gỗ: Vượt qua khó khăn hướng về tương lai – VNDS
- Sự phục hồi của thị trường nhà ở Mỹ – thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, sẽ tiếp tục là động lực chính kéo dài đà tăng trưởng của xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong năm 2025.
- Giá cước vận chuyển giảm kết hợp với nhu cầu tăng cao dự kiến sẽ giúp cải thiện lượng đơn hàng của các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.
- MBS ưa thích PTB cho năm 2025 do kỳ vọng doanh thu mảng kinh doanh sản phẩm gỗ và đá sẽ tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ khi thị trường xuất khẩu chính của PTB là thị trường Mỹ.
Link tải full báo cáo:
10. Báo cáo vĩ mô: Mở đầu chu kỳ tăng trưởng mới – MAS
- Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trong giai đoạn thích hợp để tích lũy các khoản đầu tư ở mức định giá hấp dẫn. Phân tích chu kỳ thị trường gợi ý rằng chu kỳ tăng giá của thị trường chứng khoán sẽ còn tiếp tục. Mức định giá hấp dẫn của thị trường được xác định dựa trên 2 yếu tố là mức định giá P/E thấp so với mức trung bình lịch sử và triển vọng tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết. Đáng chú ý, những khó khăn thị trường đã phải đối mặt trong năm 2024 sẽ được giải quyết trong năm 2025.
- Chính sách tiền tệ được kỳ vọng vẫn theo hướng linh hoạt, hỗ trợ đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Theo đó, tín dụng được duy trì mức tăng trưởng cao, trong khi Ngân hàng Nhà nước vẫn nỗ lực để duy trì môi trường lãi suất ổn định. Tuy nhiên, rủi ro chính đối với kỳ vọng này là áp lực mất giá của tiền đồng so với USD.
- Xét về bối cảnh kinh tế, Chính phủ đặt ra mục tiêu đầy tham vọng là duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao cho giai đoạn 2025–2030. mở ra một chu kỳ tăng trưởng mới. Các động lực tăng trưởng chính năm 2025 bao gồm đẩy mạnh giải ngân đầu tư cơ sở hạ tầng, thu hút FDI và tăng trưởng tiêu dùng tăng tốc.
Link tải full báo cáo:
11. Báo cáo vĩ mô: Đặt kỳ vọng đúng – FPTS
- Dựa trên nghiên cứu chu kỳ biến động, chỉ báo độ rộng và xu hướng, FPTS dự kiến biến động chỉ số VN-Index trong năm 2025 sẽ diễn ra chủ yếu trong kênh xu hướng đi ngang. Tính đến quý 04/2024, thị trường đã bước vào giai đoạn Late Bull Market (giai đoạn cuối của pha tăng giá) để ngỏ diễn biến kế tiếp nằm trong kịch bản của thị trường Bear Market. Trong lịch sử biến động của VN-Index, thị trường Bear Market xuất hiện dưới 02 dạng: xu hướng giảm (Downtrend) và xu hướng đi ngang trong khoảng rộng (Choppy Market). FPTS đánh giá cao hơn khả năng của kịch bản thị trường dưới dạng Choppy Market cho chu kỳ biến động hiện tại. Trong kịch bản này, các cơ hội đầu tư vẫn sẽ tiềm ẩn nhưng với kỳ vọng nắm giữ ngắn hơn so với thị trường Bull Market. Chiến lược giao dịch trong năm 2025 được khuyến nghị ưu tiên các tiêu chuẩn bảo toàn lợi nhuận và rủi ro vị thế.
Link tải full báo cáo:
12. Ngành dầu khí: Lửa thử vàng – MBS
- Giá dầu thô Brent trung bình trong năm 2025 được dự báo sẽ ở mức thấp hơn so với năm 2024 và có thể dao động quanh mức 70 USD/thùng.
- Triển vọng của ngành dầu khí trong năm tới có thể cho thấy sự phân hóa giữa các phân khúc, trong đó MBS cho rằng các doanh nghiệp hoạt động ở thượng nguồn và trung nguồn sẽ có tiềm năng vững chắc nhất.
- MBS ưa thích PVS và PVT cho chiến lược đầu tư 2025 nhờ các động lực tăng trưởng vững chắc và chịu ảnh hưởng không đáng kể từ biến động giá dầu thô.
Link tải full báo cáo:
13. Ngành điện: Kỷ nguyên “xanh hóa” ngành điện – MBS
- 2024 là năm bản lề hoàn thiện các chính sách quan trọng, hỗ trợ nhóm điện khí LNG và NLTT, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn hơn từ 2025.
- Từ 2025, nhu cầu điện tăng trưởng 11-13% là điểm tựa chính cho huy động, trong đó, dự kiến huy động nhiệt điện tối ưu đến từ rủi ro thủy văn kém.
- MBS lựa chọn PC1, NT2, POW cho chiến lược đầu tư ngành điện, nhờ định giá hợp lý, cùng câu chuyện gắn liền với triển vọng điện khí và điện gió.
Link tải full báo cáo:
14. Ngành thép: Vững vàng tâm thép – MBS
- MBS kỳ vọng nhu cầu thép thế giới sẽ phục hồi 1,2% svck nhờ tăng trưởng của Ấn Độ và EU trong khi nguồn cung vẫn ổn định đến từ mục tiêu cắt giảm của Trung Quốc.
- Nhu cầu nội địa dự báo tăng 10% trong năm 2025 trong bối cảnh nguồn cung nhà ở và nguồn vốn đầu tư công cải thiện đáng kể.
- MBS lựa chọn HPG, HSG và NKG nhờ (1) hưởng lợi từ giai đoạn phục hồi của ngành; (2) lợi nhuận ròng tăng trưởng mạnh mẽ và (3) định giá hấp dẫn.
Link tải full báo cáo:
Quý nhà đầu tư lưu ý:
Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
———-Team LTBNM tổng hợp ————-
Nhập mã “LTBNM” để được giảm giá 10% khi mua acc tại wichart.vn. Áp dụng cùng với các chương trình khuyến mại khác nếu có.
– Link room zalo miễn phí: https://zalo.me/g/xtdspd746
– Đăng kí dịch vụ tư vấn: https://langtubuonnuocmam.com/dich-vu