TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 06/03 – 10/03/2023

Lượt xem: 1754 | Ngày đăng: 16/03/2023 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 06/03 – 10/03/2023

  1. VPB [ MUA – 26.000đ/cp ]: Giảm dự báo lợi nhuận của FEC; ngân hàng mẹ tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng – VCSC..
  2. VNM [ MUA – 85.100đ/cp ]: Phục hồi chậm trong 6T2023 – MAS.
  3. TCB [ Trung lập – 27.200đ/cp ] Còn nhiều thách thức trong ngắn hạn – VCBS.
  4. MWG [ Trung lập – 44,600đ/cp] Lợi nhuận kém khả quan vẫn còn tiếp diễn – SSI
  5. HT1 [ Trung lập – 13.400đ/cp ]: Giá than giảm sẽ thúc đẩy EPS hồi phục – SSI
  6. GMD [ MUA – 61,500đ/cp]: Thu nhập từ thoái vốn hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận cốt lõi trong năm 2023 – SSI
  7. VNM [ Theo dõi – 87,000đ/cp ]: Tiếp tục triển vọng phục hồi – BSC 
  8. VIB [ Trung lập – 22.000đ/cp]: Lấy đà cho chặng đua dài – SSI
  9. VEA [ MUA – 48.300đ/cp] Cổ tức hấp dẫn – MAS.
  10. TPB [ MUA – 33.000đ/cp ]: Dẫn đầu chuyển đổi số – KBSV..
  11. PVS [ MUA – 36.000đ/cp ]: Tiềm năng triển khai điện gió – BSC   
  12. PC1 [ Tích cực – 33.930đ/cp ]: Nguồn động lực tăng trưởng linh hoạt– SSI
  13. NLG [ MUA – 35.800đ/cp ]: Đẩy nhanh tiến độ bàn giao dự án Mizuki Park – KBSV..
  14. HPG [ Tích cực – 24.400đ/cp ]: Kỳ vọng bước ngoạt trong Q3/23 – VNDS.
  15. VJC [ Phù hợp thị trường – 103.000đ/cp ]: Mảng vận tải quốc tế dẫn dắt đà phục hồi lợi nhuận – VCSC..
  16. PHR [ MUA – 50.700đ/cp ]: Lợi nhuận kỳ vọng từ VSIP 3 – MAS
  17. IDC [ MUA – 48,400đ/cp]: Niềm tin vào nội lực – MAS.
  18. CST [ Trung lập – 21.000đ/cp ]: Dự án mở rộng khai thác mỏ than dự báo hỗ trợ lợi nhuận – VCSC..
  19. ACB [ MUA – 30.500đ/cp ]: Duy trì tăng trưởng cao cùng bảng cân đối lành mạnh – KBVS.
  20. VSC [ MUA – 41.300đ/cp ]: Tích sản – MAS.
  21. SMC [ Theo dõi – 10.450đ/cp ]: Giá thep hỗ trợ trong ngắn hạn nhưng có rủi ro tài chính trong trung hạn – VDSC..
  22. CSV [ MUA – 29.600đ/cp ]: Thách thức trong trung hạn – BVSC..
  23. VPB [ Trung lập – 18.300đ/cp ]: Lợi nhuận tăng trưởng chậm lại – VCBS.
  24. VCB [ Tích cực – 103.750đ/cp ]: Trụ vững trong khó khăn – SSI
  25. PVS [ Tích cực – 30.000đ/cp ]: Phục hồi mạnh mẽ – KIS.
  26. MBB [ Tích cực – 29.300đ/cp ]: Động lực tăng trưởng dài hạn vẫn nguyên vẹn – VNDS.
  27. CTG [ Nắm giữ – 32.600đ/cp] Duy trì tăng trưởng trong năm 2023– KBSV..
  28. Ngành ngân hàng [ Trung lập ]: Chất lượng tài sản là điều kiện tiên quyết – VNDS.
  29. Ngành ICT [ Trung lập ]: Nhu cầu ICT dự báo cho dấu hiệu phục hồi vào Quý 3/2023 – BVSC..
  30. Ngành dệt may [ Trung lập ]: Đón chờ bước ngoặt từ doanh nghiệp sợi – VNDS.
  31. Vĩ mô Việt Nam – VCSC..
  32. Báo cáo kinh tế Việt Nam – MBS.

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

 

1.    VPB [ MUA – 26.000đ/cp ]: Giảm dự báo lợi nhuận của FEC; ngân hàng mẹ tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng – VCSC

  • VCSC duy trì khuyến nghị MUA cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) nhưng điều chỉnh giảm 3,7% giá mục tiêu xuống còn 26.000 đồng/cổ phiếu do (1) việc điều chỉnh giảm 15,7% dự phóng tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2023-2027 ảnh hưởng nhiều hơn (2) so với mức giảm trong giả định về chi phí vốn chủ sở hữu của VCSC từ 15,6% xuống 14,5%.
  • VCSC điều chỉnh giảm 21,2% dự báo thu nhập ròng năm 2023 (trước lợi ích CĐTS) xuống 21,0 nghìn tỷ đồng (+5,4% YoY) so với dự báo trước đây do (1) giảm 4,2% dự báo thu nhập từ lãi (NII) đến từ việc giảm NIM và tăng trưởng cho vay tại FEC, và (2) nâng chi phí HĐKD (OPEX) thêm 2,7% và (3) nâng giả định trích lập dự phòng thêm 7,6%.
  • VCSC đưa đợt phát hành riêng lẻ 1,19 tỷ cổ phiếu sơ cấp cho một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài để sở hữu 15% vào giữa năm 2023 vào dự báo của VCSC, nếu phát hành thành công sẽ tăng cường hệ số CAR hàng đầu của VPB.
  • Rủi ro: Phát hành cho nhà đầu tư chiến lược không thành công có thể khiến việc huy động nguồn vốn từ nước ngoài/tăng trưởng tín dụng theo dự báo của VCSC khó đạt được; không kiểm soát được chi phí tín dụng.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1678186300129_VPB_VCSC_2023-03-06.pdf

2.    VNM [ MUA – 85.100đ/cp ]: Phục hồi chậm trong 6T2023 – MAS

  • Trong Q4/2022, doanh thu thuần và LNST hợp nhất của VNM đạt 15,069 tỷ đồng (-4.7% CK) và 1,869 tỷ đồng (-15.5% CK). Doanh thu thuần nội địa bao gồm Mộc Châu Milk (MCM) giảm 1.7% CK xuống 12,800 tỷ đồng do sức mua giảm ở phân khúc phổ thông và ảnh hưởng của việc sắp xếp lại hệ thống phân phối. Trong khi đó, MCM ghi nhận doanh thu thuần đạt 787 tỷ đồng (+9.5% CK), mức tăng trưởng cao nhất trong năm nhờ hiệu quả các chiến dịch marketing ở khu vực thành thị.
  • Đối với thị trường nước ngoài, doanh thu thuần đạt 2,269 tỷ đồng (-18.9% CK). Trong khi mảng xuất khẩu tiếp tục gặp thách thức do nhu cầu suy yếu ở thị trường Trung Đông (-39.6% CK), các chi nhánh nước ngoài là đầu tàu tăng trưởng với mức tăng 18.3% CK nhờ phát triển thêm sản phẩm mới và đa dạng hóa thêm kênh phân phối.
  • Dù giá nguyên liệu bột sữa giảm đáng kể so với cùng kỳ, biên lợi nhuận gộp hợp nhất giảm xuống 38.8% trong Q4/2022 – mức thấp nhất kể từ năm 2015. Theo VNM, nguyên nhân là do công ty ghi nhận trước lượng hàng tồn kho giá cao. Nhờ nỗ lực tối ưu hóa chi phí vận hành, tỷ lệ chi phí SG&A/doanh thu thuần hợp nhất đã giảm 199 điểm cơ bản so với cùng kỳ, xuống mức 25.1% (tương đương 3,784 tỷ đồng). Tuy nhiên, lợi nhuận tài chính hợp nhất ghi nhận 172 tỷ đồng (-26.1% CK) do chi phí tài chính tăng mạnh 130% CK.
  • Lũy kế cả năm 2022, doanh thu thuần và LNST hợp nhất đạt 59,956 tỷ đồng (-1.6% CK) và 8,578 tỷ đồng (-19.3% CK), hoàn thành lần lượt 94% và 88% kế hoạch cả năm. Trong đó, doanh thu thuần Nội địa/MCM/Xuất khẩu/Chi nhánh nước ngoài lần lượt đóng góp tỷ trọng 79.3%/5.2%/8.1%/7.4%.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1678101185852_VNM_MAS_2023-03-06.pdf

3.    TCB [ Trung lập – 27.200đ/cp ] Còn nhiều thách thức trong ngắn hạn – VCBS

  • (1) Tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ ở phân khúc bán lẻ: Cơ cấu tín dụng của TCB có xu hướng tăng trưởng nhanh ở phân khúc cho vay cá nhân và SME trong khi giảm tỷ trọng cho vay doanh nghiệp lớn.
  • (2) Tiếp tục duy trì chỉ số CIR thấp hơn trung bình ngành nhờ đẩy mạnh đầu tư vào ngân hàng số: Việc đầu tư mạnh vào nền tảng ngân hàng số giúp TCB thu hút được số lượng lớn khách hàng mới qua kênh online.
  • Rủi ro: (1) Tỷ lệ CASA tiếp tục giảm và lãi suất huy động tăng nhanh ảnh hưởng đến biên lãi thuần NIM và tăng trưởng thu nhập từ lãi trong năm 2023. (2) Rủi ro liên quan đến danh mục TPDN đang nắm giữ và giảm nguồn thu nhập ngoài lãi liên quan đến tư vấn trái phiếu.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1678099875209_TCB_VCBS_2023-03-06.pdf

4.    MWG [ Trung lập – 44,600đ/cp] Lợi nhuận kém khả quan vẫn còn tiếp diễn – SSI

  • Kết quả kinh doanh của MWG trong Q4.2022 kém hơn ước tính, với lợi nhuận ròng giảm 60% so với cùng kỳ do: (i) nhu cầu yếu trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô gặp nhiều thách thức; (ii) mức nền cao được thiết lập trong Q4.2021 do nhu cầu tiêu dùng bị dồn nén; (iii) chậm giao iPhone 14; và (iv) chi phí lãi vay tăng mạnh. Về mặt tích cực, SSI ước tính tỷ suất lợi nhuận trước thuế Q4.2022 tại BHX đã cải thiện 0,9% so với Q3.2022 và 2% so với nửa đầu năm 2022. Khả năng sinh lời của mảng bách hóa được cải thiện và không có chi phí phát sinh bất thường liên quan đến việc đóng cửa cửa hàng bách hóa sẽ là động lực tăng trưởng lợi nhuận chính cho năm 2023, trong khi mảng ICT & CE sẽ bị ảnh hưởng bởi lạm phát và thất nghiệp gia tăng. SSI dự báo lợi nhuận ròng năm 2023 đạt 4,4 nghìn tỷ đồng (+9% so với cùng kỳ, từ mực lợi nhuận ước tính trước đó là 4,7 nghìn tỷ đồng), do SSI ước tính mảng dược phẩm ghi nhận lỗ cao hơn dự kiến. Với các ước tính thay đổi cho năm 2023, SSI đưa ra mức giá mục tiêu 1 năm mới theo pp SOTP là 44.600 đồng (từ 43.500 đồng) cho cổ phiếu MWG và duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP. Yếu tố hỗ trợ tăng đối với khuyến nghị: huy động vốn thành công cho mảng bách hóa; rủi ro giảm đối với khuyến nghị: khả năng lãi suất tiếp tục tăng trong tương lai.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1678186729540_MWG_SSI_2023-03-06.pdf

 

5.    HT1 [ Trung lập – 13.400đ/cp ]: Giá than giảm sẽ thúc đẩy EPS hồiphục – SSI

  • Luận điểm đầu tư: Lũy kế cả năm 2022, doanh thu thuần và LNST của HT1 lần lượt đạt 8,9 nghìn tỷ đồng (+26% so với cùng kỳ) và 262 tỷ đồng (-29% so với cùng kỳ), đạt 102% và 100% ước tính của SSI cho năm 2022.
  • Trong Q4.2022, HT1 đạt doanh thu thuần và LNST lần lượt là 2,3 nghìn tỷ đồng (+14% so với cùng kỳ, +2% so với quý trước) và 58 tỷ đồng (+8% so với cùng kỳ, +58% so với quý trước). Sản lượng tiêu thụ xi măng trong Q4.2022 đạt tổng cộng 1,7 triệu tấn (+5% so với cùng kỳ, +5% so với quý trước) với giá bán bình quân không đổi so với quý trước ở mức 1,3 triệu đồng/tấn. Sản lượng tiêu thụ xi măng trong Q4.2021 ở mức thấp do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Trong Q4.2022, sản lượng tiêu thụ xi măng giảm 7% khi so với Q4.2020. Điều này phản ánh hoạt động xây dựng giảm do thị trường bất động sản suy thoái. Lợi nhuận chạm đáy do giá than đầu vào điều chỉnh giảm 10% so với quý trước. Do đó, tỷ suất lợi nhuận gộp đã tăng lên 9,1% trong Q4.2022 từ mức 8,4% trong Q3.2022.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1678186965983_HT1_SSI_2023-03-06.pdf

6.    GMD [ MUA – 61,500đ/cp]: Thu nhập từ thoái vốn hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận cốt lõi trong năm 2023 – SSI

  • Sau khi lợi nhuận tăng mạnh 84% so với cùng kỳ trong 3 quý đầu năm 2022, lợi nhuận của GMD giảm tốc đáng kể, chỉ còn tăng 9% trong Q4.2022, do bị ảnh hưởng tiêu cực từ nhu cầu xuất khẩu suy yếu.
  • SSI cho rằng những thách thức của nền kinh tế sẽ tiếp tục gây áp lực lên lợi nhuận cốt lõi của công ty trong năm 2023. Tuy nhiên, SSI kỳ vọng việc bán cảng Nam Hải Đình Vũ (NHĐV) sẽ là yếu tố tích cực hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận, cũng như sử dụng nguồn tiền thu được để giảm gánh nặng tài chính và đầu tư vào các dự án mới. Bên cạnh đó, GMD có thể tái cấu trúc hoạt động kinh doanh tại khu vực cụm cảng Hải Phòng vốn cạnh tranh cao, bằng cách tập trung sản lượng cho cụm cảng Nam Đình Vũ (NĐV).
  • Trong kịch bản cơ sở, SSI ước tính LNTT năm 2023 đạt 2.778 tỷ đồng (+112% so với năm trước). Nếu loại trừ khoản lãi bất thường, LNTT cốt lõi có thể giảm 25% đạt 978 tỷ đồng do thiếu hụt sản lượng xếp dỡ từ NHĐV, cùng với chi phí tài chính và chi phí khấu hao tăng cao. SSI ước tính LNTT năm 2024 sẽ đạt 1.358 tỷ đồng (-51%, nhưng lợi nhuận cốt lõi tăng 39%). Dựa trên dự báo mới, SSI điều chỉnh giá mục tiêu 1 năm lên 61.500 đồng/cổ phiếu (từ 57.400 đồng/cổ phiếu), tương ứng với mức tiềm năng tăng giá là 25% và khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu. SSI ưa thích GMD bởi công ty có vị thế vững chắc trong ngành logistics cũng như mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1678186874477_GMD_SSI_2023-03-06.pdf

7.    VNM [ Theo dõi – 87,000đ/cp ]: Tiếp tục triển vọng phục hồi – BSC

  • BSC khuyến nghị THEO DÕI đối với cổ phiếu VNM với giá trị hợp lý năm 2023 là 84,500 VNĐ/CP (Upside +12.7% so với giá đóng cửa ngày 6/3/2023), dựa trên phương pháp DCF và PE với tỷ trọng50%/50%.
  • Kỳ vọng năm 2023: DTT và LNST-LICĐTS ước tính đạt lần lượt là 60,732 tỷ VND (+1.3% yoy), và 9,417 tỷ VND (+11% yoy), EPS FW 2023 = 4,016 VND/CP, PE FW= 18.7 lần– Điều chỉnh giảm DTT và LNST lần lượt 0.6ppt và 0.9ppt so với báo cáo trước do nhu cầu yếu hơn kì vọng trong Q4.2022 và biên lợi nhuận gộp được điều chỉnh giảm từ 43.6% về còn 41.6% do điều chỉnh kì vọng chốt giá NVL trong 1H.2023 cao hơn cùng kì.
  • Sức mạnh từ nội tại doanh nghiệp đầu ngành sữa (~60% thị phần) với (1) các chỉ số tài chính tích cực hơn các doanh nghiệp cùng ngành (2) Gía cổ phiếu ít biến động hơn so với thị trường (3) tỷ suất cổ tức ổn định ~5%/năm Biên lợi nhuận gộp năm 2023 được hỗ trợ 2.9 điểm phần trăm so với cùng kì 2022 nhờ (1) Mức tăng giá bán từ 1%-2% so với cùng kì và (2) gía NVL có dấu hiệu hạ nhiệt về mức giá của năm 2021.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1678184081058_VNM_BSC_2023-03-07.pdff

8.    VIB [ Trung lập – 22.000đ/cp]: Lấy đà cho chặng đua dài  – SSI

  • SSI ước tính LNTT của VIB sẽ đạt 12 nghìn tỷ đồng (+13,5% so với cùng kỳ), NIM giảm xuống 4,62% (-31 điểm cơ bản so với cùng kỳ) do chi phí vốn tăng cao và chất lượng tài sản suy giảm. Với tỷ lệ cho vay mua nhà chiếm phần lớn tổng dư nợ, SSI cho rằng khả năng chi trả của khách hàng có thể bị ảnh hưởng do môi trường lãi suất cao. Tỷ lệ nợ xấu ước tính sẽ tăng lên 2,6% trong năm 2023. Vì vậy, SSI duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP đối với VIB, với giá mục tiêu 1 năm là 22.000 đồng/cp.
  • VIB ghi nhận lợi nhuận trước thuế tăng nhẹ 3,5% so với cùng kỳ đạt 2,8 nghìn tỷ đồng, đủ để VIB vượt mức kế hoạch đề ra tại ĐHĐCĐ thường niên là 101% tương đương với 10,6 nghìn tỷ đồng (+32,1% so với cùng kỳ). Mức tăng trưởng này chủ yếu là do thu nhập lãi tăng trưởng chậm lại (+15% so với cùng kỳ), trong khi thu nhập phí (NFI) giảm 12% so với quý 4 năm trước và chi phí hoạt động tăng đáng kể là 36,6% so với cùng kỳ. NIM tiếp tục tăng lên 4,93% trong quý 4 năm 2022. Mặc dù các khoản cho vay tái cơ cấu giảm 73% so với quý trước, chất lượng tín dụng nhìn chung suy yếu với sự gia tăng đáng kể ở cả nợ nhóm 2 (+92% so với đầu năm) và nợ xấu (+21,8% so với đầu năm). Tuy vậy, bộ đệm tín dụng của VIB vẫn ở mức 53,9%, thấp nhất trong số các ngân hàng mà SSI nghiên cứu.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1678273303218_VIB_SSI_2023-03-07.pdf

9.    VEA [ MUA – 48.300đ/cp] Cổ tức hấp dẫn – MAS

  • Trong 2022, doanh thu và lợi nhuận ròng của VEA lần lượt đạt 4,748 tỷ (+18.1% CK) và 7,602 tỷ (+32% CK). Trong đó cổ tức nhận được từ công ty liên doanh liên kết tăng mạnh, đạt 6,984 tỷ (+34.9% CK) nhờ giá bán xe tăng cũng như nhu cầu mua xe bùng nổ sau dịch Covid.Thị trường ô tô: Theo số liệu của VAMA, TC Motor và Vinfast, sản lượng xe ô tô tiêu thụ năm 2022 đạt 509,141 (+26.2% CK). Trong đó, tổng doanh số xe của VAMA thống kê (bao gồm xe nhập khẩu nguyên chiếc CBU và lắp ráp trong nước CKD) đạt 404,630 chiếc (+33% CK). Toyota tiếp tục duy trì doanh số thống trị thị phần ô tô với sản lượng đạt 91,115 chiếc, chiếm 17.5% thị phần.
  • Thị trường xe máy: Thị trường xe máy Việt Nam trong 2022 chứng kiến sự hồi phục mạnh mẽ với doanh số theo VAMA đạt 3 triệu xe (+20.5% CK). Honda dẫn đầu với sản lượng đạt 2.41 triệu chiếc (+21% CK), chiếm 80% thị phần.
  • Lãi vay mua xe ô tô tăng mạnh trong giai đoạn 2022: Với xu hướng lãi tiền gửi đã tăng gần 2.5-3.5% trong 6T cuối 2022, MAS cho rằng đây là sự hạn chế rất lớn đối với cả thị trường ô tô lẫn xe máy. Theo khảo sát của MAS, trong 6 tháng gần đây, lãi suất cho khoản vay thời hạn 5 năm mua xe ô tô đã gia tăng. Cụ thể, mặt bằng lãi suất tăng 1.5-2%p trong 12 tháng đầu của kỳ hạn, và tăng 3-4%p cho 48 tháng tiếp theo. MAS cho rằng nền lãi suất cao sẽ tác động doanh số thị trường xe ô tô lẫn xe máy sụt giảm trong năm 2023. MAS ước tính doanh số ô tô và xe máy ở Việt Nam năm 2023F lần lượt đạt 448,004 chiếc (-11% CK) / 2.76 chiếc (-8% CK).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1678188015849_VEA_MAS_2023-03-07.pdf

10.  TPB [ MUA – 33.000đ/cp ]: Dẫn đầu chuyển đổi số – KBSV

  • Năm 2022, thu nhập lãi thuần của TPB đạt 11,387 tỷ VND (+14.5% YoY). Thu nhập ngoài lãi đạt 4,231 tỷ VND (+18.5% YoY) giúp TOI đạt 15,617 tỷ VND (+15.5% YoY). CIR đạt 38.1% (+426 bps YoY) trong khi chi phí trích lập dự phòng giảm mạnh so với năm 2021 (-36.6% YoY) khiến LNTT 2022 đạt 7,828 tỷ VND, tăng 29.6% YoY.
  • Trong bối cảnh toàn ngành ngân hàng đẩy mạnh chuyển đổi số, với lợi thế cạnh tranh lớn nhờ sự hỗ trợ của cổ đông lớn là tập đoàn FPT – tập đoàn công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam, TPB là 1 trong những ngân hàng thực hiện chuyển đổi số đầu tiên, đã ghi nhận những thành quả đáng chú ý và kì vọng sẽ có những bước tiến lớn về chuyển đổi số trong thời gian tới.
  • Năm 2022, trong bối cảnh chênh lệch tăng trưởng tín dụng và huy động diễn ra, tăng trưởng huy động khách hàng của TPB đạt 39.7% YTD, cao hơn so với trung bình nhóm ngân hàng quan sát đạt 11.0%. Tăng trưởng huy động cao đem lại một số lợi thế cho TPB bao gồm: (1) Đáp ứng các chỉ tiêu về thanh khoản; (2) Áp lực lên NIM giảm nhờ không phải đẩy mạnh lãi suất huy động; (3) Kì vọng CASA phục hồi.
  • Dựa trên kết quả định giá, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các yếu tố rủi ro có thể phát sinh, KBSV khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu TPB. Giá mục tiêu cho năm 2023 là 33,000 VND/cp, cao hơn 40.4% so với giá tại ngày 07/03/2023.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1678188262147_TPB_KBSV_2023-03-07.pdf

11.  PVS [ MUA  – 36.000đ/cp ]: Tiềm năng triển khai điện gió – BSC

  • BSC khuyến nghị MUA cổ phiếu PVS với giá khuyến nghị 33,000 VND/CP (tương đương upside 24.1% so với giá đóng cửa ngày 06/03/2023 là 26,600 VND/CP) dựa trên hai phương pháp P/B (với P/B mục tiêu 1.1x) và FCFF với tỷ trọng 50%/50%.
  • BSC dự báo năm 2023, doanh thu thuần của PVS đạt 20,684 tỷ VND (+26% yoy), và LNST đạt 964 tỷ VND (+16% yoy), EPS FW = 1,353 VND/CP với giả định (1) Giá dầu trung bình năm 2023 đạt 90 USD/thùng (-10% yoy); (2) Doanh thu mảng M&C đạt 12,000 tỷ VND (+40% YoY) nhờ các dự án đang thực hiện như Gallaf 3, dự án điện gió Hải Long và các dự án mới như Sư Tử Trắng giai đoạn 2; (3) Các liên doanh FSO/FPSO hoạt động ổn định với đơn giá thuê duy trì ở mức cao, đóng góp 530 tỷ VND vào lợi nhuận của PVS.
  • Triển vọng việc làm từ mảng M&C được cải thiện kể từ năm 2023, nhờ tiếp tục thực hiện các dự án nước ngoài đã ký kết từ năm ngoái như Gallaf 3, Hải Long, và đóng góp từ các dự án trong nước như dự án mỏ khí Sư Tử Trắng – Giai đoạn 2
  • Dự án Lô B – Ô Môn được triển khai sẽ đem lại nguồn công việc lớn cho PVS trong thời gian tới. Thỏa thuận khung cấp khí cho dự án nhà máy điện Ô Môn II được ký kết thành công sẽ thúc đẩy dự án đường ống Lô B – Ô Môn sớm được triển khai.
  • Triển vọng dài hạn từ mảng điện gió ngoài khơi. Việc ký kết hợp tác cùng các công ty năng lượng lớn của nước ngoài sẽ giúp mang lại việc làm cho PVS với các dự án điện gió ngoài khơi trong dài hạn.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1678184165783_PVS_BSC_2023-03-07.pdf

12.  PC1 [ Tích cực – 33.930đ/cp ]: Nguồn động lực tăng trưởng linh hoạt– SSI

  • SSI ước tính LNST của cổ đông công ty mẹ (NPATMI) tăng 47% so với cùng kỳ, nhờ dự án niken và nguồn doanh thu mới từ bán điện cho Khu công nghiệp Nomura-Hải Phòng (NHIZ). Dự án niken sẽ tạo ra 23% lợi nhuận gộp cho công ty; trong khi 6% dự kiến sẽ được tạo ra thông qua việc bán điện cho KCN kể từ năm 2023 và mảng này có thể mang lại thêm dòng tiền ổn định cùng với mảng thủy điện & điện gió hiện tại của PC1. Có thêm dòng tiền ổn định từ việc bán điện cho KCN sẽ rất đáng giá trong bối cảnh rủi ro lãi suất biến động. Hơn nữa, tỷ lệ khả năng chi trả lãi suất hiện tại của PC1 là 3x và theo quan điểm của SSI, tỷ lệ này có thể vẫn ở mức an toàn. SSI đưa ra khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu PC1, với giá mục tiêu 1 năm là 33.930 đồng, tương đương tiềm năng tăng giá là 25%.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1678273027942_PC1_SSI_2023-03-07.pdf

13.  NLG [ MUA – 35.800đ/cp ]: Đẩy nhanh tiến độ bàn giao dự án Mizuki Park – KBSV

  • Trong quý 4/2022, Nam Long chỉ bán được 64 căn (-81%QoQ) với tổng giá trị hợp đồng là 230 tỷ VND (-85%QoQ), đến từ hai dự án Akari City (150 tỷ VND) và Southgate (80 tỷ VND). Lũy kế cả năm, doanh số bán hàng đạt 10,152 tỷ VND, tăng 71% so với năm 2021 nhờ kết quả bán hàng tích cực trong 6 tháng đầu năm.
  • KBSV cho rằng những khó khăn liên quan đến vấn đề kiểm soát tín dụng vào BĐS cũng như rủi ro liên quan đến tiến độ phê duyệt pháp lý kéo dài tại hai án Izumi và Cần Thơ sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến kết quả bán hàng của Nam Long trong năm 2023. Tổng giá trị bán hàng năm 2023 ước tính đạt 6,615 tỷ VND (-35%YoY) đến từ các dự án Mizuki Park, Akari City và Southgate, Izumi City và Cần Thơ.
  • KBSV dự báo lợi nhuận sau thuế của NLG năm 2023 đạt 696 tỷ VND (+25% YoY) từ bàn giao dự án Southgate và đẩy mạnh bàn giao dự an Mizuki Park (giai đoạn 2) và chuyển nhượng 25% cổ phần còn lại tại dự án Paragon Đại Phước.
  • Mặc dù kết quả kinh doanh của Nam Long thấp hơn đáng kể so với kỳ vọng, KBSV vẫn duy trì đánh giá tích cực đối với cổ phiếu Nam Long nhờ (1) Nền tảng cơ bản vững chắc với cơ cấu tài chính an toàn và (2) Các dự án căn hộ trung cấp tại TP HCM như Mizuki và Akari City hay căn hộ vừa túi tiền Ehome Southgate vẫn thu hút được người mua có nhu cầu ở thực. Dựa trên triển vọng kinh doanh và kết quả định giá, KBSV đưa ra khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu NLG với giá mục tiêu 35,800VND/cp, cao hơn 40% so với giá đóng cửa ngày 06/03/2023.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1678188159829_NLG_KBSV_2023-03-07.pdf

14.  HPG [ Tích cực – 24.400đ/cp ]: Kỳ vọng bước ngoạt trong Q3/23 – VNDS

  • HPG ghi nhận lỗ lợi nhuận (LN) ròng quý thứ 2 liên tiếp với 1.992 tỷ đồng trong Q4/22 do nhu cầu thép yếu và biên LN gộp âm. Lũy kế cả năm 2022, LN ròng của công ty giảm mạnh 75,4% svck.
  • VNDS tin rằng LN ròng của HPG sẽ có khởi đầu chậm trong đầu năm trước khi bước ngoặt tăng trưởng sẽ tới từ Q3/23 nhờ hiệu ứng mức nền thấp của năm trước đó, biên LN gộp phục hồi và giảm lỗ chi phí tài chính.
  • Duy trì khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu cao hơn là 24.400 đồng/cp.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1678187492076_HPG_VNDS_2023-03-07.pdf

15.  VJC [ Phù hợp thị trường – 103.000đ/cp ]: Mảng vận tải quốc tế dẫn dắt đà phục hồi lợi nhuận – VCSC

  • VCSC điều chỉnh giảm 10% giá mục tiêu cho CTCP Hàng không Viet Jet (VJC) xuống 103.000 đồng/cổ phiếu nhưng duy trì khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG.
  • VCSC cho rằng VJC sẽ được hưởng lợi từ sự phục hồi của ngành hàng không sau dịch COVID-19. Tuy nhiên, VCSC có quan điểm thận trọng về sản lượng và hiệu suất của mảng vận tải hành khách do giá nhiên liệu máy bay cao; do đó, VCSC dự báo biên LNST mảng vận tải của VJC sẽ không trở lại mức năm 2019 cho đến ít nhất năm 2025. Do đó, VCSC cho rằng mức định giá hiện tại của VJC là phù hợp.
  • Giá mục tiêu thấp hơn của VCSC chủ yếu do dự báo tổng EBITDAR giai đoạn 2023-2027 của VCSC giảm 8%, chủ yếu được củng cố bởi (1) các giả định thấp hơn của VCSC đối với sản lượng và lượng hành khách trong nước của VJC trong giai đoạn này và (2) dự báo lợi nhuận thấp hơn của VCSC cho mảng giao thông vận tải trong năm 2023-2024 do các giả định về mức biên nhiên liệu máy bay cao hơn của VCSC.
  • VCSC dự báo doanh thu năm 2023 đạt 55 nghìn tỷ đồng (+38,6% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 2,5 nghìn tỷ đồng so với khoản lỗ ròng 2,2 nghìn tỷ đồng trong năm 2022. VCSC dự báo mảng vận tải của VJC sẽ tạo ra lợi nhuận ròng lần lượt là 1,3 nghìn tỷ đồng và 2,4 nghìn tỷ đồng trong các năm 2023 và 2024.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1678272852497_VJC_VCSC_2023-03-08.pdf

16.  PHR [ MUA – 50.700đ/cp ]: Lợi nhuận kỳ vọng từ VSIP 3 – MAS

  • Năm 2022 trong bối cảnh lạm phát cao cũng như Trung Quốc tiếp tục đóng cửa, giá bán cao su trung bình sụt giảm mạnh về mức USD1,450/tấn (-14.7% CK). Từ tháng 11/2022, sau khi Trung Quốc thông báo thông tin mở cửa lại nền kinh tế, giá cao su đã phục hồi từ đáy USD1,117/tấn lên mức USD1,350/tấn trong tháng 2/2023. Tuy nhiên, theo dự báo của ANPRAC, nguồn cung cao su năm 2023 có thể cao hơn nhu cầu từ 2-3%, do đó MAS dự phóng giá cao su trung bình 2023-2024F dao động quanh mức USD1,130-1,140/tấn (-10.3% CK).
  • Dự phóng sản lượng thương phẩm cao su năm 2023F và 2024F của PHR lần lượt đạt 35,931 tấn (+1.5% CK) và 37,652 tấn (+5% CK). Với kịch bản giá cao su năm 2022 và 2023 lần lượt đạt 37.8 triệu đồng/tấn (-11% CK) và 38.9 triệu đồng/tấn (+3% CK), doanh thu dự phóng cho mảng cao su và chế biến gỗ ở mức 1,583 tỷ (+6.9% CK) trong 2023 và 1,677 tỷ (+7.7% CK) trong 2024.
  • Trong năm 2022, doanh thu ghi nhận mảng cho thuê KCN đạt 239.9 tỷ (-5% CK). Với quỹ đất cho thuê còn lại lại ở KCN Tân Bình 1 dưới 10ha, MAS dự phóng doanh thu mảng cho thuê KCN chỉ đạt 211 tỷ (-15% CK) trong năm 2023F.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1678273810041_PHR_MAS_2023-03-08.pdf

17.  IDC [ MUA – 48,400đ/cp]: Niềm tin vào nội lực  – MAS

  • Doanh thu và lợi nhuận ròng đạt 8,242 tỷ đồng (+91.6% CK) và 2,310 tỷ đồng (+408.5% CK) nhờ: 1) Hoạt động kinh doanh phục hồi sau ảnh hưởng của dịch và mức nền thấp 2021 với diện tích cho thuê đạt 132ha (+28.5% CK); 2) Thay đổi chính sách kế toán ghi nhận doanh thu trong hoạt động cho thuê đất KCN từ ghi nhận hàng năm sang ghi nhận 1 lần; và 3) Ước tính điều chỉnh giảm 232 tỷ đồng giá vốn của KCN PM2 & PM2MR sau khi quyết toán chi phí đầu tư một phần đất KCN (theo IDC).
  • Diện tích cho thuê mới dự kiến đạt 90 ha trong năm 2023 và ghi nhận 34 ha doanh thu ởcác hợp đồng MOU đã ký trong năm 2022 (phần lớn ở các KCN ở phía Nam): Các KCN PM2 & PM2MR sẽ vẫn là động lực chính, kết hợp với tiềm năng doanh thu từ KCN Hựu Thạnh (khoảng 28 ha – ước tính 870 tỷ đồng trong MOU đã ký vào cuối năm 2022 sẽ được ghi nhận làm doanh thu trong kỳ). Trong Q4/2022, hoạt động KCN chỉ mang lại 144 tỷ đồng doanh thu (-3.5% CK và 86% so Q3/2022). Trong khi đó, IDC ghi nhận hơn 500 tỷ đồng doanh thu chưa thực hiện (DTCTH) tăng thêm trên bảng cân đối kế toán (chủ yếu cho các KCN PM2MR và KCN Hựu Thạnh). MAS cho rằng đây là khoản dự trữ lợi nhuận của IDC cho 6T2023 do điều kiện thịtrường trì trệ, cũng như những khó khăn chung của cả ngành.
  • Các lĩnh vực khác, như năng lượng và dịch vụ KCN hoạt động tốt với dòng tiền ổn định • Mảng năng lượng: Sự gia tăng tỷ lệ lấp đầy của KCN Hựu Thạnh sẽ là động lực thúc đẩy doanh số bán điện của IDC. Trạm biến áp (TBA) Hựu Thạnh – giai đoạn 1 dựkiến sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2023, từđó sẽ giúp cải thiện biên lãi gộp lên 6% thay vì khoảng 3% mua từlưới điện Quốc gia của Điện lực huyện Đức Hòa, theo IDC. Ngoài ra, nhà máy thủy điện Đak Mi 3 cũng đã vận hành ổn định sau khi tạm đóng cửa để bảo trì. Do đó, mảng năng lượng dựphóng đạttăng trưởng kép 7%/năm trong giai đoạn FY23-26.
  • Các phân khúc còn lại sẽ không có biến động lớn và mang lại dòng tiền ổn định cho IDC. Cấu trúc tài chính lành mạnh: So với mặt bằng chung, IDC vẫn duy trì cơ cấu vốn an toàn hơn với tỷ lệ nợ vay trên tổng tài sản vào khoảng 0.21x (thấp hơn mức trung bình của ngành là 0.26x), nhờ dòng tiền ổn định từ các nguồn hoạt động kinh doanh bổ trợ. Tiền ròng (trừ nợ vay ngắn hạn) đạt 1,380 tỷ đồng vào cuối năm 2022, điều này sẽ giúp IDC chủ động hơn trong việc triển khai công tác giải phóng mặt bằng khi các dự án mới được phê duyệt và duy trì tỷ suất cổ tức tiền mặt cao 10% trong tương lai.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1678273722421_IDC_MAS_2023-03-08.pdf

18.  CST [ Trung lập – 21.000đ/cp ]: Dự án mở rộng khai thác mỏ than dự báo hỗ trợ lợi nhuận – VCSC

  • CTCP Than Cao Sơn – TKV (UPCoM: CST) là công ty khai thác than trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) – tập đoàn công nghiệp & khai khoáng thuộc sở hữu Nhà nước.
  • CST là công ty khai thác than lớn nhất của Vinacomin với sản lượng tiêu thụ hàng năm đạt trên 6 triệu tấn (giai đoạn 2021-2022), đóng góp khoảng 15% vào tổng sản lượng tiêu thụ của Vinacomin.
  • LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022 tăng 217% YoY, chủ yếu đến từ (1) tăng trưởng sản lượng than tiêu thụ nhờ nhu cầu than trong nước gia tăng và (2) chi phí lãi vay giảm đáng kể.
  • VCSC kỳ vọng CST sẽ hưởng lợi từ các dự báo của VCSC cho năm 2023, trong đó bao gồm tình trạng thiếu than nguyên liệu và tăng trưởng giá than trong nước (chi tiết trong mục Ngành Điện – Báo cáo Chiến lược 2023 của VCSC).
  • CST gần đây đã được chấp thuận mở rộng khai thác mỏ than Cao Sơn với tổng trữ lượng ước tính là 66 triệu tấn, công suất khai thác hàng năm là 4,5 triệu tấn với giấy phép khai thác có hiệu lực đến năm 2043.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1678272463695_CST_VCSC_2023-03-08.pdf

19.  ACB [ MUA – 30.500đ/cp ]: Duy trì tăng trưởng cao cùng bảng cân đối lành mạnh – KBVS

  • Tổng thu hoạt động (TOI) tiêp tục lập đỉnh mới theo quý ở mức 7,926 tỷ VND (+11.8%QoQ và 32.7%YoY). Chi phí hoạt động (OPEX) trong kì tăng tới 60.9%QoQ và 68.1%YoY trực tiếp làm thu hẹp lợi nhuận của ngân hàng. Chi phí dự phòng quý 4 giảm mạnh so với cùng kỳ, từ đó LNTT quý 4 vẫn tăng 19.2%YoY. Lũy kế cả năm 2022, ACB ghi nhận 17,114 tỷ VND lợi nhuận trước thuế, tăng mạnh 42.6%YoY.
  • Chi phí nguồn vốn huy động quý 4 tăng tới 0.74 điểm %QoQ và 1 điểm %YoY, đạt 4.32%. Nhờ sự hấp thụ tốt của danh mục cho vay mà NIM quý 4 vẫn tăng nhẹ 0.06 điểm %QoQ và 0.65 điểm %YoY. ACB là một trong số ít các ngân hàng vẫn ghi nhận NIM liên tục cải thiện theo quý.
  • Tỷ lệ nợ xấu (NPL) của ngân hàng vào cuối năm 2022 là 0.74% giảm nhẹ 0.03 điểm %YoY. Tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu duy trì ở mức cao là khoảng 159.3%. Quy mô nợ nhóm 2 trên tổng dư nợ tăng mạnh lên mức 0.6% do cập nhật theo CIC nhưng không đáng lo ngại và được dự báo sẽ giảm dần.
  • Việc giảm lãi suất cho vay sẽ đem đến nhiều lợi ích như tăng độ kết dính giữa ngân hàng và khách hàng hiện hữu, thu hút khách hàng mới cũng như được NHNN ưu ái khi cấp room tín dụng. Dù giảm lãi suất nhưng NIM được đánh giá là vẫn sẽ ổn định nhờ biên độ tăng LS huy động không quá lớn và kỳ vọng CASA cải thiện hồi phục nhờ app giao dịch cho doanh nghiệp.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1678274063444_ACB_KBSV_2023-03-08.pdf

20.  VSC [ MUA – 41.300đ/cp ]: Tích sản – MAS

  • VSC là một doanh nghiệp cảng biển lớn ở VN hoạt động chủ yếu ở phía Bắc khu vực sống Cấm, Hải Phòng. Hiện tại, doanh nghiệp đang sở 2 cảng biển là VIP Green và Green Port. Năm 2022, công suất khai thác của 2 cảng trên đạt gần 1,2 triệu TEU.
  • Doanh thu hợp nhất năm 2022 của VSC đạt 2,108 tỷ (+6,1% YoY) và lợi nhuận sau thuế đạt 393 tỷ đồng (-5% YoY): 1) biên lợi nhuận gộp tăng 1% so với cùng kỳ, đạt 32,8%; 2) Chi phí tài chính tăng từ mức 2 tỷ lên hơn 5 tỷ; 3) Bên cạnh đó, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng mạnh gần 30%YoY, đạt 105 tỷ đồng.
  • Một số điểm mạnh và triển vọng của VSC: 1) VIMC Đình vũ đã được đưa vào khai thác vận tải container cuối năm 2022. Điều này sẽ đóng góp thêm một phần doanh thu vào VSC (sở hữu 36% cổ phần tại VIMC Đình vũ). 2) Trong năm 2022, VSC của đã mua lại thành công CTCP Cảng cạn Quảng Bình – Đình Vũ từ QBS với mức chuyển nhượng gần 500 tỷ đồng. Đây sẽ phần nào đóng góp vào doanh thu của VSC trong năm 2023. 3) Ngoài ra, vào cuối năm 2022 VSC đã đặt cọc 1,000 tỷ mua lại toàn bộ cổ phần của cảng Nam Hải Đình Vũ từ GMD. Đây là cảng được đưa vào khai thác từ năm 2014 với công suất thiết kế giai đoạn 1 đạt 500,000 TEU/năm. Như vậy, MAS kỳ vọng nếu như thương vụ này được hoàn thành trong năm 2023 thì doanh thu của VSC sẽ tiếp tục được tăng mạnh.
  • Với triển vọng đầy lạc quan của VSC MAS dự phóng doanh thu của VSC ước đạt 2,348 tỷ (+17% YoY) và lợi nhuận sau thuế đạt 467 tỷ (+18,7% YoY): 1) Biên lợi nhuận gộp tăng nhẹ lên mức 33,2% cho cả năm 2023; 2) Chi phí tài chính tăng mạnh ở mức hơn 40 tỷ đồng, nguyên nhân đến từ các khoảng vay dài hạn của doanh nghiệp trong năm 2022; 3) Chi phí quản lý doanh nghiệp có phần được tiết giảm ở mức 100 tỷ (-5% YoY).
  • EPS dự phóng của VSC ước đạt 3,271 đồng/ cổ phiếu, tương ứng với mức P/E 9,2x, đây là mức thấp so với trung bình 5 năm của doanh nghiệp. Vì vậy MAS đánh giá khả quan với VSC: 1) Đóng góp doanh thu từ một số cảng mới thực hiện M&A trong năm 2022; 2) Trung Quốc mở cửa lại giúp lượng hàng đi qua khu vực Hải Phòng sẽ tăng trở lại.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1678361136801_VSC_MAS_2023-03-09.pdf

21.  SMC [ Theo dõi – 10.450đ/cp ]: Giá thep hỗ trợ trong ngắn hạn  nhưng có rủi ro tài chính trong trung hạn – VDSC

  • Việc giá thép dài và thép phẳng đều hồi phục trong những ngày đầu năm 2023 là tín hiệu tích cực cho KQKD quý 1 của ngành thép.
  • Mức độ hồi phục về lợi nhuận phụ thuộc vào tốc độ đẩy hàng tồn của từng doanh nghiệp. Là công ty thép hoạt động mạnh ở phía hạ nguồn, SMC đã linh động tối đa chính sách tồn kho, và được kỳ vọng cải thiện biên lợi nhuận trong Q1. Doanh thu và LNST Q1 2023 ước đạt lần lượt là 4.415 và -2 tỷ đồng.
  • SMC đã chứng kiến KQKD giảm mạnh trong thời gian ngắn do doanh nghiệp hoạt động ở mang gia công và thương mại. Khi giá thép bắt đầu phục hồi, SMC có cơ hội để cải thiện biên lợi nhuận sớm hơn do với các nhà máy thượng và trung nguồn. Như vậy, khả năng phục hồi lợi nhuận của SMC trong năm 2023 sẽ phụ thuộc vào tốc độ tiêu thụ thép ở tất cả các mảng để tăng lợi nhuận gộp, bù đắp cho chi phí lãi vay tăng sau giai đoạn đẩy mạnh vay nợ để đầu tư các nhà máy mới. Mặc dù đánh giá cao tiềm năng hồi phục của SMC trong nhóm cổ phiếu thép, VDSC khuyến nghị THEO DÕI cổ phiếu này do tình hình công nợ với Novaland chưa rõ ràng, khả năng phải trích lập dự phòng trong tương lai cũng như ảnh hưởng lên tài chính của SMC chưa đánh giá cụ thể.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1678361446647_SMC_VDSC_2023-03-09.pdf

22.  CSV [ MUA – 29.600đ/cp ]: Thách thức trong trung hạn – BVSC

  • Giá Xút giảm trong 2023: BVSC nhận định giá Xút giảm trong ngắn hạn do (1) Trung Quốc là quốc gia có công suất sản xuất Xút lớn nhất thế giới và sẽ tăng sản lượng xuất khẩu Xút sau khi mở cửa trở lại; và (2) Giá Xút nhập khẩu của Trung Quốc rẻ hơn giá Xút nội địa do Việt Nam phải nhập khẩu muối công nghiệp – đầu vào sản xuất Xút với mức thuế suất ngoài hạn ngạch khá cao.
  • Di dời nhà máy sẽ ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của CSV trong trung hạn: Việc di dời nhà máy đang chậm tiến độ so với dự kiến là do gặp vướng mắc trong một số thủ tục pháp lý, dự kiến 2024-2028 mới hoàn thành xong việc di dời nhà máy. Bên cạnh đó, BVSC lo ngại việc di dời nhà máy sẽ ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của công ty khi sản lượng sản phẩm sản xuất sẽ thấp do bị gián đoạn, buộc CSV có thể phải thương mại một số sản phẩm chính để “giữ chân” các khách hàng lớn – điều này sẽ “ăn mòn” lợi nhuận gộp của công ty.
  • Kết thúc NĐTC Q1.2023, HSG ghi nhận DTT = 7.942 tỷ VNĐ (-53% yoy), NPATMI = -680 tỷ VNĐ (-207% yoy) do: 1. Sản lượng tiêu thụ-43% yoy. Trong đó, nội địa – 23% yoy do ngành bất động sản chững lại, xuất khẩu – 60% yoy do các nền kinh tế lớn suy thoái. 2. Giá bán -25% yoy do (1) giá nguyên vật liệu đầu vào (HRC) giảm, (2) HSG tăng tỷ lệ chiết khấu cho khách hàng để đẩy hàng tồn kho. 3. Biên lợi nhuận gộp giảm 11 điểm% do ghi nhận hàng tồn kho HRC giá cao tích trữ từ các quý trước đó.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1678360256368_CSV_BVSC_2023-03-09.pdf

23.  VPB [ Trung lập – 18.300đ/cp ]: Lợi nhuận tăng trưởng chậm lại – VCBS

  • Kỳ vọng tín dụng 2023 tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ: Việc tham gia nhận chuyển giao ngân hàng bắt buộc sẽ giúp cho VPB có nhiều lợi thế về tăng trưởng tín dụng trong năm 2023.
  • Tiếp tục mở rộng hệ sinh thái đa ngành và công nghệ số: VPB mở rộng hệ sinh thái sang các lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm với kỳ vọng sẽ giúp ngân hàng đa dạng hóa nguồn thu ngoài lãi trong những năm tới.
  • Kỳ vọng về việc phát hành cho nhà đầu tư nước ngoài: VPB đang đẩy nhanh tiến độ phát hành riêng lẻ cổ phiếu cho NĐT nước ngoài với tỷ lệ 15% VĐL, kỳ vọng sẽ hoàn thành đợt phát hành này trong năm 2023, góp phần cải thiện các chỉ số về an toàn vốn và tạo đà tăng trưởng cho hoạt động kinh doanh.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1678444972134_VPB_VCBS_2023-03-10.pdf

24.  VCB [ Tích cực – 103.750đ/cp ]: Trụ vững trong khó khăn – SSI

  • SSI duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu VCB, với giá mục tiêu 1 năm là 103.750 đồng/cp (từ 89.600 đồng) do SSI điều chỉnh tăng ước tính lợi nhuận cho năm 2023 thêm 15% lên 44,6 nghìn tỷ đồng (+19,4% so với cùng kỳ). Hoạt động cho vay của VCB tương đối thận trọng so với các ngân hàng cùng hệ thống, do đó, ngân hàng có thể sẽ ít bị ảnh hưởng bởi những rủi ro gia tăng trên thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp hơn so với nhóm các ngân hàng TMCP tư nhân.
  • Các động lực chính giúp tăng trưởng LNTT năm 2023 đạt 19,4% bao gồm:
  • Tình hình thanh khoản tốt và dòng tiền gửi tiết kiệm hướng về những ngân hàng uy tín có thể giúp VCB kiểm soát tốt hơn chi phí vốn trong bối cảnh lãi suất vẫn ở mức cao như hiện nay;
  • Quan điểm cho vay thận trọng có thể hạn chế phần nào rủi ro liên quan tới bất động sản (4% cho các chủ đầu tư và 25% cho các khoản cho vay mua nhà);
  • Bộ đệm tín dụng mạnh cùng khả năng có thể có hoàn nhập dự phòng đối với các khoản cho vay liên ngân hàng.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1678705087381_VCB_SSI_2023-03-10.pdf

25.  PVS [ Tích cực – 30.000đ/cp ]: Phục hồi mạnh mẽ – KIS

  • Trong Q4.2022, doanh thu tăng 16% so với cùng kỳ và LNST tăng 86% so với cùng kỳ, nhờ mảng EPC/EPCI cải thiện mạnh và đóng góp từ mảng liên doanh. Mảng EPC ghi nhận kết quả khả quan nhờ dự án Đại Nguyệt hoàn thành, đồng thời tiếp tục triển khai các dự án lớn như Gallaf – Batch 3, Shwe Jacket…
  • Lũy kế cả năm 2022, doanh thu đạt 16 nghìn tỷ đồng (+15,5% so với cùng kỳ) và LNST của cổ đông công ty mẹ (NPATMI) đạt 772 tỷ đồng (+28,5% so với cùng kỳ). Con số này cao hơn 20% so với ước tính của SSI, do động lực chính đến từ lợi nhuận và biên lợi nhuận mảng EPC/EPCI tăng cao hơn. EPS năm 2022 là 1.212 đồng/cổ phiếu, tăng 33% so với cùng kỳ và tương ứng với tỷ lệ P/E 12 tháng gần nhất là 22x.
  • Gần đây đã có nhiều tiến triển hơn đối với đại dự án điện-khí Block B – Ô Môn, làm tăng khả năng khởi công dự án trong năm nay. Do đó, theo kịch bản cơ sở, SSI đưa phần đóng góp của Block B vào backlog của PVS từ năm 2024.
  • Hợp đồng EPC trang trại điện gió lớn được ký kết, mở đường đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh sang năng lượng tái tạo. Hợp đồng EPC ký với Orsted gần đây để xây dựng và cung cấp cơ sở trang trại điện gió ngoài khơi đã cải thiện dấu ấn của PVS trong các dự án năng lượng tái tạo ngoài khơi, sau các dự án nhỏ trước đó, theo đó, SSI đã tăng giả định backlog đối với mảng điện gió ngoài khơi của PVS trong thời gian tới.
  • Giả định tổng backlog giai đoạn 2023-2025 là 1,41 tỷ USD, tăng 21% so với giai đoạn 2020-2022. Doanh thu ước tính tăng 7% so với cùng kỳ trong năm 2023, trước khi tăng 18% so với cùng kỳ trong năm 2024 nhờ đóng góp của doanh thu EPC và FPSO cao hơn. Tăng trưởng LNST ước tính đi ngang trong năm 2023, trước khi tăng 29% so với cùng kỳ trong năm 2024 do biên EPC, giá thuê ngày đối với hai FPSO và backlog từ dự án Lô B đều tăng cao hơn.
  • SSI nâng khuyến nghị lên KHẢ QUAN với giá mục tiêu là 30.000 đồng/cp, tiềm năng tăng giá là 9,1%. Với luận điểm chính bao gồm: Block B khởi công và mảng dự án trang trại điện gió có thể mang lại sự cải thiện backlog cao trong giai đoạn 2023-2025.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1678704877263_PVS_SSI_2023-03-10.pdf

26.  MBB [ Tích cực – 29.300đ/cp ]: Động lực tăng trưởng dài hạn vẫn nguyên vẹn – VNDS

  • Trong bối cảnh vĩ mô thách thức, VND kỳ vọng tăng trưởng tín dụng của MBB sẽ giảm tốc xuống 17% svck trong 2023-24 từ mức 25% trong 2022.
  • Cùng với việc áp lực chi phí vốn và rủi ro tín dụng gia tăng, VNDS dự phóng tăng trưởng lợi nhuận (LN) ròng của MBB sẽ giảm xuống 10%/16% svck trong 2023-24 sau khi đạt tới 38% svck trong 2022.
  • Duy trì khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu thấp hơn là 29.300 đ/cp.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1678445310575_MBB_VNDS_2023-03-10.pdf

27.  CTG [ Nắm giữ – 32.600đ/cp] Duy trì tăng trưởng trong năm 2023– KBSV

  • 4Q2022, CTG có thu nhập lãi thuần đạt 12,848 tỷ VND (-0.6% QoQ, +23.6% YoY); LNTT đạt 5,349 tỷ VND (+28.7% QoQ, + 45.4% YoY). Lũy kế cả năm 2022, LNTT đạt 19,972 tỷ VND, tăng 19.4% YoY với tăng trưởng tín dụng đạt 12.1%.
  • Chi phí đầu vào bình quân 2022 đạt 3.71% (+23bps QoQ, +65bps YoY) chủ yếu do lãi suất huy động thị trường 1 và 2 đều tăng mạnh trong 2H2022 được bù đắp bằng lãi suất đầu ra tăng tốt giúp NIM đạt 2.98%, chỉ giảm 3bps YoY.
  • Tỷ lệ nợ xấu 4Q2022 đạt 1.24%, giảm 18bps QoQ có sự đóng góp không nhỏ từ việc đẩy mạnh xử lý nợ xấu 15,018 tỷ VND trong 4Q2022. Trong khi đó nợ nhóm 2 tăng 55bps QoQ cho thấy các áp lực từ diễn biến vĩ mô tiêu cực bắt đầu có tác động đến chất lượng tài sản của CTG.
  • CTG công bố kế hoạch kinh doanh dự kiến với tổng tài sản tăng 5-10%; tăng trưởng tín dụng kì vọng 10-12%; NIM kì vọng đi ngang với kì vọng chi phí vốn có xu hướng hạ trong năm 2023. Tỷ lệ nợ xấu dự kiến.
  • Dựa trên kết quả định giá, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các yếu tố rủi ro có thể phát sinh, KBSV khuyến nghị NẮM GIỮ đối với cổ phiếu CTG. Giá mục tiêu cho năm 2023 là 32,600VND/cp, cao hơn 10.1% so với giá tại ngày 09/03/2023.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1678445961550_CTG_KBSV_2023-03-10.pdf

28.  Ngành ngân hàng [ Trung lập ]: Chất lượng tài sản là điều kiện tiên quyết – VNDS

  • Thị trường bất động sản ảm đạm sẽ tác động tiêu cực lên ngành ngân hàng khi rủi ro tín dụng gia tăng và chất lượng tài sản suy yếu.
  • VNDS kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận của ngành sẽ chậm lại và đạt 11% svck trong năm 2023-24 (từ mức 34% svck năm 2022).
  • Cổ phiếu ngành ngân hàng sẽ lấy lại đà tăng trưởng một khi chất lượng tài sản có dấu hiệu cải thiện. Cổ phiếu ưa thích: CTG và ACB.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1678359971524_VNDS_2023-03-09.pdf

29.  Ngành ICT [ Trung lập ]: Nhu cầu ICT dự báo cho dấu hiệu phục hồi vào Quý 3/2023 – BVSC

  • Với KQKD Quý 4/2022 thấp hơn kỳ vọng, BVSC điều chỉnh giảm dự báo doanh thu mảng ICT trong 2023. BVSC hiện dự báo doanh thu điện thoại di động (ĐTDĐ) 2023 giảm 6,9% y/y xuống 109,4 nghìn tỷ từ mức 113,9 nghìn tỷ trước đây. Đồng thời, dự báo doanh thu laptop 2023 giảm 12,6% y/y xuống 15.570 tỷ. Trên cơ sở hàng quý, BVSC kỳ vọng doanh thu ICT sẽ có dấu hiệu hồi phục từ Quý 3/2023. Như vậy, doanh thu ICT trong nửa đầu năm được dự báo duy trì ở mức thấp.
  • Trong bối cảnh triển vọng kinh tế được cải thiện, BVSC dự báo doanh thu ĐTDĐ của Việt Nam sẽ phục hồi đáng kể với mức tăng trưởng 10,3% trong 2024 và 5% trong 2025. Điều này cũng tương tự đối với dự báo doanh thu laptop giai đoạn 2024-25. Các doanh nghiệp có doanh mục sản phẩm mở rộng và/hoặc sở hữu các thương hiệu có vị thế cạnh tranh cải thiện có khả năng vượt trội so với thị trường chung.
  • Theo dự báo, BVSC kỳ vọng lợi nhuận ròng của DGW có thể chạm đáy trong Q1/2023, và dần hồi phục trong các quý tiếp theo. Điều này xảy ra sớm hơn so với thị trường chung, vì BVSC kỳ vọng các nhà bán lẻ sẽ hạn chế giảm tồn kho trước triển vọng nhu cầu cải thiện trong Q3/2023 khi các yếu vĩ mô thuận lợi hơn (lạm phát và lãi suất hạ nhiệt, và nguồn công việc trở lại dồi dào hơn). DGW cũng ghi nhận đóng góp đáng kể hơn từ các sản phẩm và hãng mới trong nửa cuối năm.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1678360411005_BVSC_2023-03-09.pdf

30.  Ngành dệt may [ Trung lập ]: Đón chờ bước ngoặt từ doanh nghiệp sợi – VNDS

  • VNDS cho rằng nhu cầu ở các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Mỹ, EU và Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm vào năm 2023.
  • VNDS kỳ vọng các nhà sản xuất sợi sẽ phục hồi kể từ Q3/23 nhờ nhu cầu phục hồi từ thị trường Mỹ.
  • VNDS ưa thích STK trong khi đưa TNG, ADS vào danh sách theo dõi.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1678445408399_VNDS_2023-03-10.pdf

31.  Vĩ mô Việt Nam – VCSC

  • Sản xuất cải thiện trong tháng 2 nhưng số liệu tính chung 2 tháng đầu năm (2T 2023) vẫn kém khả quan. Chỉ số Sản xuất Công nghiệp (IIP) tháng 2 tăng 3,6% so với cùng kỳ (YoY) sau khi giảm 14,9% YoY trong tháng 1. Tuy nhiên, IIP 2T 2023 vẫn giảm 6,3% YoY, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 6,9% YoY. Mặc dù vậy, báo cáo Nhà Quản trị Mua hàng ngành sản xuất của Việt Nam (PMI) tháng 2 cho thấy số lượng đơn đặt hàng mới đã tăng lần đầu tiên sau 4 tháng, với tốc độ tăng cao nhất kể từ tháng 8/2022, cho thấy hoạt động sản xuất có thể cải thiện hơn trong những tháng tới.
  • Tổng doanh thu bán lẻ tăng trưởng chậm lại sau Tết. Sau Tết, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tháng 2 giảm 6,0% so với tháng trước (MoM), tuy nhiên vẫn tăng 13,2% YoY. Tổng doanh thu bán lẻ trong 2 tháng đầu năm 2023 tăng 13,0% YoY (tăng 9,2% nếu loại trừ yếu tố giá; 2T 2022 giảm 1,1%). Theo khảo sát của S&P Global, nhân sự đã tăng lần đầu tiên sau 4 tháng, điều này có thể hỗ trợ tiêu dùng.
  • Vốn FDI đăng ký giảm do không có các dự án mở rộng quy mô lớn. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, vốn FDI giải ngân 2T 2023 giảm 4,9% YoY đạt 2,55 tỷ USD. Trong khi đó, vốn FDI đăng ký (cấp mới, tăng thêm và mua cổ phần) giảm 38% YoY, đạt 3,1 tỷ USD, chủ yếu là do vốn FDI tăng thêm giảm 85% YoY do thiếu các dự án tăng vốn quy mô lớn. Ở chiều tích cực, vốn đăng ký của các dự án cấp mới tăng 2,8 lần đạt 1,76 tỷ USD. Ngoài ra, trong tháng 1/2023, Cục Đầu tư Nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết vốn FDI đăng ký năm 2023 có thể đạt 36 – 38 tỷ USD, cao hơn khoảng 30% – 37,2% so với mức được ghi nhận trong năm 2022.
  • Xuất nhập khẩu vẫn kém khả quan trong 2T 2023. Theo Tổng cục Thống kê (TCTK), kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam trong 2T 2023 giảm lần lượt 10,4% YoY và 16,0% YoY, đạt 49,4 tỷ USD và 46,6 tỷ USD, xuất siêu 2,8 tỷ USD. Ngoại trừ xuất khẩu sang Trung Quốc tăng trưởng 4,2%, xuất khẩu sang hầu hết các thị trường trọng điểm đều giảm, bao gồm Mỹ (-21,0%), EU (-4,2%) và các nước ASEAN (-7,9%). Tăng trưởng xuất khẩu có thể cải thiện trong tháng 3 khi các đơn hàng mới đang tăng trở lại. Theo khảo sát của S&P Global, các đơn đặt hàng xuất khẩu mới ghi nhận trong tháng 2 đã tăng trong tháng thứ hai liên tiếp, nhờ nhu cầu toàn cầu tích cực hơn.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1678704536140_VCSC_2023-03-10.pdf

32.  Báo cáo kinh tế Việt Nam – MBS

  • CPI tháng 02/2023 tăng 0,45% so với tháng trước (khu vực thành thị tăng 0,47%; khu vực nông thôn tăng 0,42%). So với tháng 12/2022, CPI tháng Hai tăng 0,97% và so với cùng kỳ năm trước tăng 4,31% do giá xăng dầu, giá gas trong nước tăng theo giá nhiên liệu thế giới; giá nhà ở thuê tiếp tục tăng do nhu cầu tăng cao sau dịp Tết Nguyên đán.
  • Trong tháng 2/2023 kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 49,46 tỷ USD, tăng 6,2% so với tháng trước và tăng 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Cán cân thương mại hàng hóa tháng Hai ước tính xuất siêu 2,3 tỷ USD. Tính chung hai tháng đầu năm 2023, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 2,82 tỷ USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 0,3 tỷ USD).
  • Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 02/2023 ước tính tăng 5,1% so với tháng trước và tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global đạt 51.2 điểm trong tháng 2, tăng so với mức 47.4 điểm trong tháng 1.
  • Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước trong hai tháng đầu năm ước đạt 56,9 nghìn tỷ đồng, bằng 8,3% kế hoạch năm và tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 bằng 8% và tăng 14,6%). Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam hai tháng đầu năm 2023 ước tính đạt 2,55 tỷ USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước.
  • Giá trị đồng USD với một số đồng tiền trong khu vực có xu hướng tăng từ đầu tháng 2 cho đến nay. So với cuối tháng 1, tỷ giá VND/USD trên thị trường tự do tăng 245 đồng và hiện giao dịch ở mức 23.755 đồng/USD. Tỷ giá trung tâm và liên ngân hàng lần lượt giao dịch ở mức 23.639 đồng/USD, tăng 30 đồng và 23.669 đồng/USD, tăng 139 đồng.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1678445701687_MBS_2023-03-10.pdf

Quý nhà đầu tư lưu ý:

  • Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN