TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 06/11 – 17/11/2023

Lượt xem: 816 | Ngày đăng: 27/11/2023 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 06/11 – 17/11/2023

  1. PET [ Tích cực – 28,354đ/cp]: 3Q23: LN phục hồi tốt; Bảng cân đối và dòng tiền lành mạnh – BVSC..
  2. BSR [ Trung lập – 20,300đ/cp ]: Doanh thu giảm mạnh trong 2024 do hoạt động bảo dưỡng – BVSC..
  3. PVT [ MUA – 29,800đ/cp ] Triển vọng năm 2024 được dự báo khả quan – MAS.
  4. DCM [ MUA – 30,800đ/cp ] Gía Ure trong nước tang sau lệnh dừng xuất khẩu của Trung Quốc – PSI.
  5. PVD [ MUA – 34,450đ/cp] Diễn biến giá thuê thuận lợi – nhu cầu thuê giàn khoan phục hồi – VCBS.
  6. ACB [ MUA – 29,115đ/cp] Tăng trưởng bền vững nhờ quản trị rủi ro hiệu quả – PSI.
  7. SIP [ MUA – 92,400đ/cp] Qũy đất lớn sẵn sàng cho thuê – VCBS.
  8. PNJ [ MUA – 91,000đ/cp ] Báo cáo cổ phiếu – MBS.
  9. PC1 [ MUA – 35,300đ/cp] Các mảng kinh doanh mới dẫn dắt tang trưởng – VCBS.
  10. KBC [ Tích cực – 38,016đ/cp] Hưởng lợi trực tiếp từ dòng vốn FDI dịch chuyển từ Trung Quốc – BVSC
  11. BSR [ MUA – 22,673đ/cp] Crack Spread các sản phẩm lọc dầu đươc dự báo vẫn ở mức tốt trong năm 2024 bù đắp sự sụt giảm sản lượng – VCBS.
  12. POW [ MUA – 13,700đ/cp ] Báo cáo cổ phiếu – MBS.
  13. POW [ MUA – 14,200đ/cp ] Khó khăn đã qua đi – VCBS.
  14. DXG [ MUA – 17,500đ/cp] Xác nhận tín hiệu tạo đáy sớm trên ngưỡng hỗ trợ động, DXG để ngỏ cơ hội thiết lập đà tăng giá mới trong ngắn hạn – FPTS.
  15. PVT [ Trung lập – 27,000đ/cp] Hưởng lợi từ chu kỳ đi lên của ngành – SSI.
  16. ANV [ MUA – 38,200đ/cp ] Kỳ vọng hoạt động xuất khẩu phục hồi mạnh mẽ từ 2H/2024 – FPTS.
  17. PVS [ MUA – 42,300đ/cp] Ghi nhận tín hiệu kết thúc nhịp hiệu chỉnh từ tháng 10/2023, PVS để ngỏ đà tăng giá mới trong ngắn hạn – FPTS.
  18. BSI [ MUA – 49,000đ/cp] Giai đoạn điều chỉnh có tín hiệu kết thúc, BSI được kì vọng sẽ tiếp diễn tăng giá trong trung hạn – FPTS.
  19. BSR [ MUA – 25,300đ/cp ] Báo cáo cổ phiếu – MBS.
  20. ACB [ Tích cực – 31,800đ/cp ] Kết quả kinh doanh duy trì đà tăng trưởng tích cực – BVSC..
  21. TCB [ Nắm giữ – 35,600đ/cp ]: Báo cáo cổ phiếu – MBS.
  22. FMC [ Tích cực – 55,500đ/cp ] Kết quả kinh doanh vượt trội so với toàn ngành – SSI.
  23. HHV [ Trung lập – 15,395đ/cp ] Kết quả kinh doanh hồi phục – BVSC..
  24. GAS [ Tích cực – 98,200đ/cp] Lựa chọn thích hợp cho đà tăng trở lại của giá dầu – VNDS.
  25. PVD [ MUA – 30,100đ/cp] Cập nhật quý 03/2023 – MAS.
  26. HDB [ Trung lập – 20,100đ/cp] Lợi nhuận Q4/2023 dự kiến tăng trưởng tốt nhờ NIM phục hồi – SSI.
  27. HDB [ MUA – 22,700đ/cp ] Báo cáo cổ phiếu – MBS.
  28. DCM [ Tích cực – 37,800đ/cp] Lợi nhuận kỳ vọng cải thiện trong Q4 – BVSC..
  29. DGW [ Tích cực – 57,600đ/cp] Trên những nhịp hồi phục – VNDS.
  30. KDH [ Tích cực – 39,400đ/cp] Các nút thắt dần được tháo gỡ kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng – VNDS.
  31. IDC [ Tích cực – 53,200đ/cp ] Diện tích MOUs tăng trưởng tích cực là động lực thúc đẩy lợi nhuận trong các quý sắp tới – SSI.
  32. NLG [ Nắm giữ – 40,389đ/cp ] Tiến độ pre-sales đã cải thiện – MAS.
  33. VNM [ Tích cực – 87,400đ/cp] Giành lại thị phần trong bối cảnh tiêu dùng yếu – SSI.
  34. DGC [ Trung lập – 94,600đ/cp] Kỳ vọng tươi sáng hơn trong 2024 – BVSC..
  35. FPT [ Tích cực – 100,100đ/cp ] Mảng CNTT nước ngoài và giáo dục là động lực tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2024 – SSI.
  36. MBB [ MUA – 19,500đ/cp] Phủ nhận đường kháng cự động EMA 60 phiên, MBB để ngỏ nhịp tăng giá mới – FPTS 
  37. VPB [ MUA – 24,500đ/cp] Chi phí vốn cải thiện trong năm 2024 – KBSV..
  38. VNM [ Tích cực – 82,600đ/cp ] Trên đà hồi phục – VNDS.
  39. KBC [ Trung lập – 33,200đ/cp ] Doanh thu mảng KCN kém tích cực do chậm bàn giao đất – SSI.
  40. REE [ Tích cực – 74,700đ/cp ] KQKD 2024 tăng trưởng nhờ hoạt động kinh doanh BĐS – BVSC..
  41. GEX [ Trung lập ] Thoái vốn khỏi các dự án năng lượng tái tạo có thể mang lại lợi nhuận bất thường trong nửa đầu năm 2024 – SSI.
  42. FPT [ Tích cực – 100,100đ/cp] Mảng CNTT nước ngoài và giáo dục là động lực tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2024 – SSI.
  43. DPR [ Theo dõi – 30,050đ/cp] Triển vọng khả quan nhờ giá cao su phục hồi – FPTS.
  44. TNG [ MUA – 22,160đ/cp] Ghi nhận tín hiệu xoay chiều biến động theo quy luật Trading range, TNG để ngỏ nhịp tăng giá mới – FPTS.
  45. PLX [ MUA – 42,759đ/cp ] Nguồn cung ổn định là cơ sở cải thiện lợi nhuận doanh nghiệp – VCBS.
  46. VGI [ MUA – 32,000đ/cp] Đồ thị giá VGI đứng trước cơ hội đảo chiều xu hướng giảm dài hạn – FPTS.
  47. VCB [ MUA – 104,000đ/cp] Giai đoạn điều chỉnh có dấu hiệu kết thúc, VCB được kì vọng sẽ tiếp diễn tăng giá tích cực – FPTS.
  48. PAN [ MUA – 23,500đ/cp] Tín hiệu lạc quan – MAS.
  49. Vĩ mô: Triển vọng TTCK tháng 11- Áp lực rung lắc – KBSV..
  50. Vĩ mô: Kết quả lợi nhuận thấp hơn kỳ vọng – VNDS.
  51. Vĩ mô: Thiết lập tạm thời vùng cân bằng– SSI.
  52. Bản tin trái phiếu: Tỷ giá USD có dấu hiệu hạ nhiệt – BVSC..
  53. Vĩ mô: Tác động giá điện tăng 4,5% – MAS.
  54. Vĩ mô: Việt Nam trở lại danh sách giám sát ngoại hối của Mỹ – KBSV..
  55. Ngành Ngân hàng Báo cáo KQKD Q3/23: Thấp hơn kì vọng – VNDS.

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

 

1.     PET [ Tích cực – 28,354đ/cp]: 3Q23: LN phục hồi tốt; Bảng cân đối và dòng tiền lành mạnh –  BVSC

  • Tại thời điểm này, BVSC nhận thấy triển vọng phục hồi lợi nhuận của PET mạnh mẽ – Doanh thu hàng ICT tăng trưởng nhờ vào việc mở rộng thị phần đã được chứng minh trên thị trường điện thoại di động và nhu cầu về máy tính xách tay tăng mang tính cấu trúc, trong khi các phân khúc phi ICT chịu áp lực cạnh tranh thấp và khối lượng công việc tăng từ Siêu dự án Lô B.
  • Mặc dù ghi nhận KQKD Q3/2023 khả quan và triển vọng Q4/2023 sáng sủa hơn, giá cổ phiếu PET (giảm 13,9% trong 3 tháng) kém hơn so với các công ty cùng ngành (DGW: -11%, VNIndex: -11,6% và FRT: +29%). BVSC duy trì khuyến nghị Outperform với PET với giá mục tiêu theo phương pháp DCF là 28.354 đồng/cp (Upside: 22%).

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/PET_91123_BVSC09112023092554.pdf

2.     BSR [ Trung lập – 20,300đ/cp ]: Doanh thu giảm mạnh trong 2024 do hoạt động bảo dưỡng – BVSC

  • Kết quả kinh doanh 9T2023: Giảm từ mức nền cao. Doanh thu có sự sụt giảm mạnh khi chỉ đạt 105 nghìn tỷ đồng (-16,8% yoy) do giá dầu đã giảm 24% so với cùng kỳ. Mặc dù lợi nhuận tài chính tăng 167,9% lên 895 tỷ đồng do lượng tiền gửi gia tăng, tuy nhiên vẫn không bù đắp được tác động tiêu cực do diễn biến của crack spread, khiến lợi nhuận sau thuế giảm mạnh, chỉ còn đạt 6,2 nghìn tỷ đồng (-52% yoy).
  • Crack spread ước giảm 15% yoy trong 4Q23. Giá dầu dự kiến neo ở quanh 90USD/thùng (+2,3% yoy) trong Q4 do địa chính trị bất ổn tại Trung Đông, và nguồn cung thiếu hụt do cắt giảm sản lượng sẽ hỗ trợ cho crack spread. Tuy nhiên, BVSC cho rằng crack 3-2-1 nhiều khả năng có xu hướng giảm, chủ yếu do giá Diesel giảm khi nguồn cung đang dồi dào hơn. Tính đến hết tháng 10, crack spread của Diesel giảm 32% so với trung bình Q3/2023. Tuy nhiên, BVSC lưu ý về khả năng giá diesel có thể tăng trở lại khi thời tiết lạnh hơn tại Trung Quốc, đặc biệt nếu quốc gia này lặp lại các biện pháp hạn chế xuất khẩu các sản phẩm dầu như mùa đông năm 2022, có thể giúp crack giảm thấp hơn mức dự tính.
  • Kì vọng niêm yết HOSE trong Q1/2024 giúp hỗ trợ giá cổ phiếu. Hiện tại BSR đang nỗ lực làm việc với các cơ quan có thẩm quyền để gỡ các vướng mắc liên quan đến tiêu chí niêm yết. Việc niêm yết trên HOSE sẽ giúp nâng cao tính minh bạch, tăng khả năng tiếp cận với các nhà đầu tư lớn (cả trong và ngoài nước).
  • Công suất được nâng lên 15% từ năm 2028. Dự án Nâng cấp mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã được chấp thuận sẽ giúp biên lợi nhuận được cải thiện đáng kể nhờ: (1) đa dạng hóa nguồn dầu thô đầu vào; và (2) gia tăng sản lượng các dòng sản phẩm có biên lợi nhuận tốt (RON95 và Jet A1).
  • Định giá và khuyến nghị đầu tư. BVSC tăng dự phóng LNST lên 22% so với đầu năm, tuy nhiên điều chỉnh giảm EV/EBITDA từ 5,0x xuống 4,8x do phản ánh kì vọng doanh thu giảm mạnh trong 1Q24. BVSC khuyến nghị NEUTRAL, với giá mục tiêu là 20.300 đồng/cổ phiếu, tương ứng upside 9,1%.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/BSR-91123_BVSC09112023092232.pdf

3.     PVT [ MUA – 29,800đ/cp ] Triển vọng năm 2024 được dự báo khả quan – MAS

  • Triển vọng năm 2023-24 được dự báo tiếp tục khả quan. Giá thuê định hạn tàu chở dầu toàn cầu được dự báo sẽ neo ở mức cao do các yếu tố sau: Theo dự báo của Bimco, sản lượng dầu vận tải dự kiến tăng 4% và quãng đường vận tải tăng 6% (do ảnh hưởng từ việc OPEC+ cắt giảm sản lượng nên chặng đường vận tải sẽ dài hơn). Banchero costa ước tính năm 2024 số lượng tàu dầu bàn giao là 16 chiếc, tổng tải trọng 2,5 triệu DWT, trong khi đó số lượng tàu bị loại bỏ là 46 chiếu với tổng tải trọng là 8,2 triệu DWT. Thời gian đóng mới 1 tàu dầu ước tính vào khoảng 9 – 15 tháng. Với các yếu tố trên, MAS kỳ vọng PVT sẽ tiếp tục ký được mức giá cao hơn khi gia hạn hợp đồng cho thuê tàu trong năm 2024, tạo triển vọng khả quan cho công ty.
  • Định giá: Với dự báo KQKD 2023 như trên, PVT sẽ có mức EPS 3.130đ/cp và GTSS đạt 23.000 đ/cp, MAS đưa mức P/E và P/B trung bình 5 năm là 9,5 lần và 1,3 lần. Theo đó mục tiêu theo 2 phương pháp là 29.700đ/cp và 29.900 đ/cp, mức trung bình là 29.800 đ/cp.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/PVT_91123_MIRAE09112023102321.pdf

4.     DCM [ MUA – 30,800đ/cp ] Gía Ure trong nước tang sau lệnh dừng xuất khẩu của Trung Quốc – PSI

  • Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm sụt giảm so với mức cao kỉ lục cùng kỳ năm trước, tuy nhiên vẫn cao hơn mức trung bình trong lịch sử. Doanh thu và lợi nhuận kinh doanh trong kỳ giảm nguyên nhân chủ yếu do giá bán bình quân sản phẩm urê suy giảm sâu so với cùng kỳ, trong khi chi phí giá vốn và chi phí bán hàng đều tăng. Tuy nhiên, các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong quý vẫn diễn ra một cách ổn định với sản lượng urê sản xuất và tiêu thụ cao hơn so với thời điểm cùng kỳ năm 2022 trong bối cảnh nguồn cung trên thế giới bị siết chặt.
  • Tiềm năng tăng trưởng kể từ năm 2024. Mới đây nhất HĐQT thông qua việc mua lại 100% vốn góp tại Công ty TNHH Phân bón Hàn Việt, Công ty chủ trương mở rộng năng lực sản xuất phân bón NPK lên hơn gấp đôi nhờ bổ sung thêm 2 dây chuyền sản xuất phân bón với công suất 360,000 tấn/năm. Vị trí chiến lược của nhà máy Phân bón NPK Hàn Việt sẽ thúc đẩy năng lực sản xuất và là bước tiến quan trọng của doanh nghiệp vào thị trường tiềm năng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
  • PSI dự báo doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2023 của DCM là 12,460 tỷ đồng và 1,051 tỷ đồng. PSI định giá cổ phiếu DCM ở mức 30,800 đồng/cp (+5.12% so với giá đóng cửa ngày 03/11/2023) Khuyến nghị MUA dựa trên định giá và các động lực tăng trưởng: (1) Giá phân bón urê đã chạm đáy trong nửa đầu năm và phục hồi duy trì vào nửa cuối năm 2023; (2) Việc sáp nhập nhà máy sản xuất phân bón NPK Hàn – Việt sẽ thúc đẩy năng lực sản xuất và mở rộng thị trường tiềm năng tại Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/DCM_61123_PSI06112023143342.pdf

5.     PVD [ MUA – 34,450đ/cp] Diễn biến giá thuê thuận lợi – nhu cầu thuê giàn khoan phục hồi – VCBS

  • Năm 2023, VCBS dự phóng PVD ghi nhận doanh thu đạt 5.615 tỷ đồng (+3,7% yoy), LNST đạt 408 tỷ đồng (cùng kỳ 2022 LNST âm 150 tỷ đồng), EPS 2023F đạt 697 đồng/cp. Lợi nhuận năm 2023 đột biến đã bao gồm khoản ghi nhận 140 tỷ đồng từ việc khách hàng Valeura tại Thái Lan thương lượng ngưng hợp đồng khoan đối với giàn khoan PVD I.
  • Năm 2024, dự phóng PVD ghi nhận doanh thu đạt 6.273 tỷ đồng (+10% yoy), LNST đạt 422 tỷ đồng (+3,4% yoy), EPS 2024F đạt 720 đồng/cp. VCBS duy trì khuyến nghị MUA với mức giá mục tiêu 34.450 đồng/cp dựa trên triển vọng khả quan của PVD – tương đương triển vọng tăng 32% so với giá hiện tại.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/PVD_91123_VCBS09112023095728.pdf

6.     ACB [ MUA – 29,115đ/cp] Tăng trưởng bền vững nhờ quản trị rủi ro hiệu quả  – PSI

  • Quản trị rủi ro thận trọng giúp chất lượng tài sản vượt trội so với mức trung bình ngành. Tỷ lệ nợ xấu của ACB thuộc nhóm thấp nhất trong hệ thống ngân hàng nhờ: (1) ACB ít chịu rủi ro tập trung nhờ danh mục cho vay theo ngành nghề đa dạng và định hướng tới nhóm khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ có chất lượng tốt. (2) Tỷ lệ cho vay đối với các nhóm ngành rủi ro cao như bất động sản tại ACB rất nhỏ so với tổng dư nợ cho vay khách hàng và liên tục giảm. (3) Quản trị rủi ro chênh lệch kỳ hạn tốt, thể hiện ở tỷ lệ nợ ngắn hạn cho vay trung và dài hạn chỉ là 19% (30/6/2023).
  • Khả năng sinh lời thuộc top đầu hệ thống. (1) Tỷ lệ ROAE đứng thứ 2 toàn ngành ngân hàng, chỉ thấp hơn VIB nhưng ACB có tỷ lệ đòn bẩy tài chính thấp hơn. (2) Biên lãi thuần thuộc top đầu hệ thống, chủ yếu đến từ hoạt động cho vay khách hàng và đầu tư trái phiếu các Tổ chức tín dụng khác và Trái phiếu Chính phủ. (3) Thu nhập ngoài lãi cũng đóng góp tích cực vào tổng thu nhập hoạt động thông qua các chiến lược linh hoạt để thích ứng với điều kiện thị trường.
  • PSI dự phóng tổng thu nhập hoạt động của ACB cả năm 2023 là 33,962 tỷ đồng (+17.97% YoY) và lợi nhuận sau thuế năm 2023 của ACB ước đạt 14,877 tỷ đồng (+8.68% YoY) dựa trên một số giả định chính là tăng trưởng tín dụng hợp nhất năm 2023 đạt 14.47%, biên lãi thuần đạt 4.05% và chi phí dự phòng cả năm 2023 là 2,355 tỷ đồng do nợ xấu tăng nhanh lên mức 1.25% tổng dư nợ cho vay khách.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/ACB_91123_PSI09112023110743.pdf

7.     SIP [ MUA – 92,400đ/cp] Qũy đất lớn sẵn sàng cho thuê – VCBS

  • VCBS đánh giá SIP là doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi trong dài hạn nhờ lượng vốn FDI tiếp tục đổ vào tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, TP.HCM đồng thời phát triển các KCN với đầy đủ các dịch vụ tiện ích như điện, nước, hệ thống kho bãi, cảng…. Triển vọng của SIP sẽ tới từ các biến số chính sau:
  • (1) Diện tích có thể cho thuê lớn lên tới 1.087ha với (1) KCN Phước Đông GĐ 2 (hơn 787ha trong đó sẵn sàng cho thuê 290ha) (2) KCN Lê Minh Xuân 3 (105,4 ha) (3) KCN Đông Nam (hơn 49,9ha), Lộc An – Bình Sơn (144,42ha). Đây đều là các địa điểm đang thu hút đầu tư khá tốt. Ngoài ra, nguồn thu từ phí duy tu vận hành từ các khu đã lấp đầy và các khu đang cho thuê cũng đem lại dòng tiền đều và tăng hàng năm khi diện tích cho thuê tăng.
  • (2) Mảng điện/nước mang lại nguồn thu tương đối ổn định và tăng dần đều khi diện tích cho thuê lũy kế tăng. Hoạt động điện/nước đang duy trì ổn định mức LNG 300 – 400 tỷ đồng và dự kiến sẽ tăng lên khoảng 500 – 520 tỷ đồng trong vòng 4 – 5 năm tới với tổng công suất trạm biến áp lên tới 945 MVA.
  • (3) Triển khai điện mặt trời áp mái trên tối đa hơn 2.400 ha đất nhà máy có thể cho thuê và sử dụng để bán trực tiếp trong nội khu do có mạng lưới truyển tải đồng bộ nội khu, không phụ thuộc vào chính sách giá bán cho NLTT của Bộ Công Thương. Hiện tại SIP đã triển khai được tổng công suất lên tới 41 MWp tại cả 04 KCN và đang hoàn thiện 09 MWp khác.
  • (4) Tiềm năng trong dài hạn của các khu dân cư với diện tích lớn (tổng hơn 640ha tại Phước Đông, 40ha tại KCN Đông Nam).
  • (5) Đầu tư nhà xưởng cho thuê để phục vụ các nhu cầu đa dạng trên thị trường đặc biệt là tại các KCN tại HCM như Lê Minh Xuân 3, KCN Đông Nam. Tới hết 9T.2023, SIP đang cho thuê gần 120.000 m2 nhà xưởng.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/SIP_131123_VCBS13112023103554.pdf

8.     PNJ [ MUA – 91,000đ/cp ] Báo cáo cổ phiếu – MBS

  • LN ròng đạt 253 tỷ đồng trong Q3/23 (+0.4% svck) và 1,339 tỷ đồng trong 9T23 (đi ngang svck), hoàn thành 72% dự báo cả năm của MBS.
  • MBS dự báo LN ròng của PNJ tăng 2%/6% trong năm 2023/24, đạt mức 1,856/1,950 tỷ đồng nhờ nhu cầu trang sức phục hồi nhẹ.
  • MBS khuyến nghị Mua với giá mục tiêu 91,000 đồng/cp.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/PNJ_91123_MBS09112023094131.pdf

9.     PC1 [  MUA – 35,300đ/cp] Các mảng kinh doanh mới dẫn dắt tang trưởng – VCBS

  • Triển vọng: QHĐ VIII được phê duyệt sẽ mở ra quy mô thị trường rộng lớn cho các doanh nghiệp xây lắp điện nói chung và PC1 nói riêng. 2. Mảng xây lắp và tổng thầu EPC các dự án NLTT sẽ gặp khó khăn trong ngắn hạn do cơ chế chính sách giá vẫn chưa được ban hành gây khó khăn cho các chủ đầu tư. 3. Mảng năng lượng kém khả quan do ảnh hưởng từ El Nino và chưa có các dự án điện gió mới được triển khai. 4. VCBS kỳ vọng mảng khai thác quặng Nickel sẽ là động lực tăng trưởng cho PC1 trong năm 2024 khi dự án vận hành trọn năm. Ngoài ra, KCN Yên Phong II-A có thể bắt đầu cho thuê từ Q4.2023 góp phần hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận.
  • PC1 là doanh nghiệp dẫn đầu trong thi công xây lắp đường dây, trạm biến áp, tổng thầu EPC cho các dự án điện gió và đang mở rộng sang các lĩnh vực kinh doanh khác đầy tiềm năng như khai thác khoáng sản và đầu tư các dự án hạ tầng bất động sản khu công nghiệp. KQKD Q3.2023 cho thấy hiệu quả kinh doanh của mảng khai thác quặng tốt hơn so với ước tính ban đầu của VCBS và VCBS kỳ vọng các mảng kinh doanh mới sẽ là động lực tăng trưởng chính cho PC1 trong năm 2024. Do đó, VCBS nâng khuyến nghị từ TRUNG LẬP lên MUA khi giá cổ phiếu đã có mức giảm mạnh trong thời gian vừa qua và nâng mức giá mục tiêu lên mức 35.300 đồng/cổ phiếu (upside 21,7% so với giá đóng cửa ngày 08.11.2023).

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/PC1_131123_VCBS13112023103206.pdf

10.  KBC [ Tích cực – 38,016đ/cp] Hưởng lợi trực tiếp từ dòng vốn FDI dịch chuyển từ Trung Quốc – BVSC

  • BVSC nhận thấy tiềm năng trung và dài hạn của KBC đến từ quỹ đất lớn còn lại từ các khu công nghiệp và các khu đô thị vẫn còn rất nhiều dư địa và với việc hưởng lợi từ dòng vốn FDI dịch chuyển từ Trung Quốc cũng như tích cực giải quyết thủ tục pháp lý tại KĐT Phúc Ninh và KĐT Tràng Cát. BVSC khuyến nghị OUTPERFORM với mức giá hợp lý cho năm 2024 là 38.016 đồng/cp; tương đương +25% so với giá đóng cửa ngày 08/11/2023.
  • Giá mục tiêu có sự thay đổi so với báo cáo gần nhất là 39.000 đồng/cp là do: Điều chỉnh hiệu quả dự án KĐT Phúc Ninh do chi phí phát sinh thêm;Chuyển ghi nhận doanh thu từ dự án Tràng Cát từ 2024 sang 2025.
  • Rủi ro: Tiền sử dụng đất nộp thêm cho KDT Tràng Cát và Phúc Ninh sẽ gia tăng áp lực tài chính. Sự kéo dài pháp lý dẫn đến ghi nhận Tràng Cát và Phúc Ninh trì hoãn sang 2026 sẽ làm lợi nhuận 2025 ở mức rất thấp. Quỹ đất KCN sẵn sàng cho thuê tiếp tục giảm trong 2025, phụ thuộc nhiều vào tiến độ GPMB cũng như xin mở rộng các KCN.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/KBC_91123_BVSC09112023093701.pdf

 

11. BSR [ MUA – 22,673đ/cp] Crack Spread các sản phẩm lọc dầu đươc dự báo vẫn ở mức tốt trong năm 2024 bù đắp sự sụt giảm sản lượng – VCBS

  • Với giả định giá dầu Brent cho năm 2023 ở mức 84 USD/thùng, crack spread trung bình 14,2 USD/thùng. VCBS tăng dự phóng doanh thu 2023F 6% so với dự báo trước đó đạt 140.848 tỷ đồng (-16% yoy), LNST năm 2023F tăng 16% so với dự báo trước đó, đạt 8.077 tỷ đồng (-45% yoy).
  • Cho năm 2024F, giả định giá dầu Brent 86,5 USD/thùng, crack spread trung bình 15 USD/thùng và dự phóng doanh thu năm 2024 là 121.625 tỷ đồng (-14% yoy), LNST đạt 7.864 tỷ đồng (-3% yoy). Doanh thu năm 2024 được VCBS dự phóng giảm chủ yếu do sản lượng tiêu thụ năm 2024 dự phóng giảm 15% so với năm 2023 do BSR phải ngưng hoạt động 50 ngày để thực hiện bảo dưỡng định kỳ.
  • VCBS tăng giá mục tiêu cho BSR thêm 3% lên 22.673 đồng/cp (+21% so với giá đóng cửa ngày 07/11/2023). VCBS khuyến nghị MUA đối với BSR.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/BSR_131123_VCBS13112023102758.pdf

12.  POW [ MUA – 13,700đ/cp ] Báo cáo cổ phiếu  – MBS

  • LN ròng Q3/23 tăng 24% svck đạt 83 tỷ từ nền thấp năm ngoái, lũy kế 9T23 LN ròng đạt 743 tỷ, giảm 39% svck do sản lượng nhóm điện khí và thủy điện giảm mạnh.
  • LN ròng 2023 dự báo giảm 35% svck, dự kiến LN ròng 2024 sẽ tăng 24% svck hỗ trợ bởi các nhà máy sẽ vận hành trọn vẹn sau khi hoàn thành đại tu trong 2023.
  • MBS khuyến nghị MUA với giá mục tiêu 13.700 đồng/cp.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/POW_91123_MBS09112023094342.pdf

13.   POW [ MUA – 14,200đ/cp ] Khó khăn đã qua đi – VCBS

  • Cho năm 2023, VCBS điều chỉnh dự phóng KQKD với DTT đạt 27.954 tỷ đồng (-1,0% yoy) và LNST đạt 1.240 tỷ đồng (-50,4% yoy) (bao gồm thu nhập bất thường từ khoản đền bù bảo hiểm sự cố nhà máy Vũng Áng 300 tỷ đồng và VCBS điều chỉnh dự phóng NT2 sẽ ghi nhận đền bù tỷ giá 155 tỷ đồng vào Q1.2024).
  • KQKD của POW năm 2023 kém khả quan so với dự phóng ban đầu của VCBS do: (1) Tố máy S1 nhà máy Vũng Áng vận hành trở lại chậm hơn dự kiến; (2) Sự thiếu hụt nguồn khí đầu vào ảnh hưởng sản lượng các nhà máy điện khí trong Q2.2023; (3) Các nhà máy nhiệt điện không được hưởng lợi quá nhiều trong chu kỳ El Nino năm nay do phải bảo dưỡng định kỳ. (4) Tiến độ thống nhất các điều khoản của bảo hiểm sự cố tại tổ máy S1 Vũng Áng và hoàn thiện hồ sơ hạch toán khoản đền bù tỷ giá 155 tỷ đồng của NT2 chậm hơn dự kiến.
  • Năm 2024, VCBS kỳ vọng triển vọng KQKD của POW sẽ có sự tăng trưởng trở lại với dự phóng DTT đạt 32.942 tỷ đồng (+17,8% yoy) và LNST đạt 2.090 tỷ đồng (+68,6% yoy), EPS 2024 ở mức 861 đồng/cổ phiếu (+70,2% yoy). Động lực tăng trưởng của POW năm 2024 như sau: (1) Kỳ vọng sản lượng điện của NT2 sẽ tăng trưởng 11,5% yoy do (a) Kỳ vọng nguồn cung khí tại khu vực Đông Nam Bộ sẽ ổn định hơn; (b) Nhà máy chỉ thực hiện tiểu tu so với đại tu trong năm 2023 (VCBS ước tính khi thực hiện đại tu, sản lượng sẽ suy giảm khoảng 300-400 triệu kWh). (2) Sản lượng nhà máy Vũng Áng 1 tăng trưởng 24,2% yoy do tổ máy S1 (600 MW) vân hành trọn năm. (3) VCBS giả định NT2 sẽ ghi nhận 155 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá trong Q1.2024. (4) VCBS kỳ vọng POW sẽ ghi nhận một phần doanh thu từ khoản chênh lệch giá khí đầu vào của nhà máy điện Cà Mau 1&2 (ước tính khoảng 1.000 tỷ đồng) trong năm 2024. VCBS sẽ cập nhật nếu có thêm thông tin trong các báo tiếp theo.

Link tải full báo cáo: https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/POW_91123_VCBS09112023095529.pdf

14.  DXG [ MUA – 17,500đ/cp] Xác nhận tín hiệu tạo đáy sớm trên ngưỡng hỗ trợ động, DXG để ngỏ cơ hội thiết lập đà tăng giá mới trong ngắn hạn – FPTS

  • Trong bối cảnh chỉ số VN-Index tiếp diễn trạng thái “dò đáy” cho đến giai đoạn đầu tháng 11/2023, đồ thị giá DXG đã ghi nhận sự hiện diện của đáy ngắn hạn vào trung tuần tháng 10/2023. Theo đó, cổ phiếu đã nhận được sự chú ý của dòng tiền thị trường trong nhịp phục hồi VN-Index. Đặc biệt diễn biến thanh khoản cải thiện đi kèm với đà tăng trong phiên giao dịch 08/11/2023 đã xác nhận tín hiệu kết thúc giai đoạn hiệu chỉnh của cổ phiếu và mở ra kỳ vọng hình thành pha tăng giá mới trong ngắn hạn.
  • Do đó FPTS khuyến nghị nhà đầu tư thực hiện vị thế mua ngắn hạn đối với mã cổ phiếu DXG. Trong đó: – Mức sinh lời kỳ vọng ước tính khoảng: 12,78% – Rủi ro thua lỗ tối đa: 8,15% – Thời gian nắm giữ kỳ vọng: 35 phiên giao dịch.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/DXG_131123_FPTS13112023104505.pdf

15.  PVT [ Trung lập – 27,000đ/cp] Hưởng lợi từ chu kỳ đi lên của ngành – SSI

  • Trong Q3/2023, PVT công bố doanh thu hợp nhất đạt 2,6 nghìn tỷ đồng (tăng 9,4% svck) và lợi nhuận trước thuế đạt 399 tỷ đồng (giảm 17% svck), sát với ước tính của SSI về lợi nhuận trước thuế là 400 tỷ đồng. Mảng kinh doanh vận tải cốt lõi tiếp nối đà tăng trưởng trong quý, với doanh thu tăng 9% svck và 9% so với quý trước nhờ giá thuê cao hơn và các tàu mới tạo nguồn thu mới trong khi doanh thu mảng FSO/FPSO và Thương mại lần lượt giảm 24% và 39% svck. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, lợi nhuận trước thuế đạt 6,7 nghìn tỷ đồng (+1,5% svck) và 1,2 nghìn tỷ đồng (+14% svck), vượt đáng kể kế hoạch LNTT 680 tỷ đồng. Tính đến thời điểm này, PVT đã hoàn thành 77% ước tính cả năm của SSI về LNTT là 1,55 nghìn tỷ đồng.
  • Trong Q3/2023, SSI nhận thấy giá cho thuê tàu định hạn giảm so với quý trước đối với hầu hết các loại tàu như tàu chở dầu/hóa chất, dầu thô và LPG. Ví dụ, giá thuê tàu MR (dầu/hóa chất) trung bình ở mức 24.500 USD/ngày, -14% so với quý trước. Nhưng mức này vẫn cao hơn 49% so với trung bình cùng kỳ năm trước. Ngoại trừ tàu VLGC (tàu chở khí cỡ lớn, 84K m3/59K m3) có giá thuê tăng mạnh 36% trong quý, nhờ nhu cầu tăng vào mùa đông. Do cân đối cung/cầu vẫn khá chặt chẽ và nguồn cung bổ sung vào thị trường không nhiều (tăng trưởng đội tàu từ đầu năm là 1,7% về công suất DWT theo số liệu của Clarksons), SSI ước tính mức giá thuê tàu chở dầu sẽ tiếp diễn trong những quý tới với nhu cầu không thay đổi đáng kể.
  • Điều chỉnh tăng dự báo năm 2023 lên 1,6 nghìn tỷ đồng +9,8% svck (từ 1,55 nghìn tỷ đồng) để phản ánh doanh thu tiềm năng từ 2 tàu VLGC (NV Aquamarine và Global Liberty), nhờ giá thuê tăng cho các tàu này. SSI cũng điều chỉnh tăng ước tính lợi nhuận trước thuế 2024 lên 1,7 nghìn tỷ đồng, tăng +4,3% svck về tăng trưởng chung và +8% svck về tăng trưởng cốt lõi (từ ước tính trước là 1,5 nghìn tỷ đồng) do SSI thay đổi quan điểm về giá thuê tàu chở dầu sẽ tăng cao hơn và kéo dài hơn.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/PVT_131123_SSI13112023140953.pdf

16.  ANV [ MUA – 38,200đ/cp ] Kỳ vọng hoạt động xuất khẩu phục hồi mạnh mẽ từ 2H/2024 – FPTS

  • ANV hưởng lợi từ cán cân cung – cầu toàn ngành kỳ vọng thâm hụt từ 2H/2024. FPTS cho rằng nguồn cung cá tra thắt chặt do hệ quả giá cá tra nguyên liệu thấp trong năm 2023, kết hợp dự báo nhu cầu cá tra phục hồi trên diện rộng sẽ khiến cán cân cung – cầu cá tra thâm hụt từ 2H/2024. FPTS kỳ vọng sự thâm hụt này sẽ hỗ trợ sự phục hồi giá bán bình quân và biên lợi nhuận gộp của ANV. FPTS dự phóng giá bán bình quân và biên lợi nhuận gộp năm 2024 của ANV lần lượt đạt 2,3 USD/kg (+5 % YoY) và 17,8% (+7 đpt YoY). (chi tiết).
  • Triển vọng đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường chủ lực Trung Quốc (chiếm 28% tổng doanh thu) trong năm 2024. Trong 9T/2023, hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc của ANV ghi nhận sự phục hồi tích cực đầu tiên sau giai đoạn 2020 – 2022, doanh thu 9T/2023 ghi nhận đạt 852 tỷ đồng (+129% YoY) chủ yếu nhờ tập khách hàng mở rộng tích cực. FPTS kỳ vọng nền tảng tập khách hàng mở rộng, kết hợp triển vọng nhu cầu cá tra tại Trung Quốc phục hồi sẽ thúc đẩy doanh thu từ thị trường này của ANV tăng trưởng tích cực trong năm 2024, dự phóng đạt 1.482 tỷ đồng (+26% YoY). (chi tiết).
  • Triển vọng mở rộng tích cực từ thị trường mới là Mỹ trong năm 2024. Mỹ là thị trường ANV mới xuất khẩu từ 2H/2022. Doanh thu xuất khẩu sang Mỹ của ANV trong 9T/2023 đạt 189 tỷ đồng, chiếm 4% thị phần xuất khẩu toàn ngành sang thị trường này nhờ tiến độ mở rộng tập khách hàng tích cực. Trong T9/2023, Bộ Thương Mại Mỹ công bố kết quả sơ bộ thuế chống bán phá giá (CBPG) 0 USD/kg có lợi cho ANV, FPTS kỳ vọng đây sẽ là nền tảng thuận lợi để ANV tiếp tục mở rộng xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong bối cảnh nhu cầu phục hồi trong năm 2024, doanh thu dự phóng đạt 348 tỷ đồng (+37% YoY). (chi tiết).

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/ANV_131123_FPTS13112023111148.pdf

17.  PVS [  MUA – 42,300đ/cp] Ghi nhận tín hiệu kết thúc nhịp hiệu chỉnh từ tháng 10/2023, PVS để ngỏ đà tăng giá mới trong ngắn hạn – FPTS

  • Quan sát biến động tăng trung hạn của PVS từ tháng 05/2023 đến nay, đường EMA(20) có vai trò hỗ trợ các pha biến động ngắn hạn, đường EMA(60) đóng vai trò hỗ trợ cho các nhịp hiệu chỉnh quá đà của cổ phiếu.
  • Điểm nhấn đồ thị được ghi nhận khi sự hiện diện của nến Bullish Marubozu phiên 08/11/2023 tín hiệu này đã giúp đường giá cổ phiếu đóng cửa trở lại trên đường trung bình động 20 phiên. Theo đó đường giá PVS phủ nhận áp lực bán ngắn quanh EMA(20) và báo hiệu khả năng kết thúc nhịp hiệu chỉnh kéo dài từ vùng đỉnh tháng 10/2023 đến nay.
  • Chỉ báo xu hướng MACD ghi nhận trạng thái thu hẹp biến động với signal, để ngỏ khả năng sớm phát đi tín hiệu giao cắt báo mua trong 1 – 2 phiên kế tiếp. RSI phục hồi trở lại trên mức trung tính 50 và mở ra dư địa hướng đến ngưỡng quá mua 70.
  • Mục tiêu cho kịch bản tăng giá kế tiếp được xác định quanh vùng giá 42.300 đồng tương ứng 100% biến độ của pha tăng liền trước.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/PVS_131123_FPTS13112023110341.pdf

18.  BSI [ MUA – 49,000đ/cp] Giai đoạn điều chỉnh có tín hiệu kết thúc, BSI được kì vọng sẽ tiếp diễn tăng giá trong trung hạn – FPTS

  • Về góc độ dài hạn, BSI đang là điểm sáng của thị trường khi là một trong số ít các cổ phiếu vẫn duy trì xu hướng tăng giá. Ở thời điểm hiện tại, BSI tiếp tục cho thấy những diễn biến tích cực khi ghi nhận xung lực tăng giá vượt trội so với chỉ số chung VNINDEX.
  • Theo đó, FPTS khuyến nghị MUA cổ phiếu BSI cho kỳ vọng tiếp diễn xu hướng tăng dài hạn. Trong đó: – Mức biến động kỳ vọng: 23,11 % – Mức dừng lỗ khuyến nghị: 7 %.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/BSI_131123_FPTS13112023105248.pdf

19.  BSR [ MUA – 25,300đ/cp ] Báo cáo cổ phiếu – MBS

  • BSR ghi nhận LN ròng Q3/23 đạt 3,260 tỷ (+581.2% svck), lũy kế 9T23 LN ròng đạt 6,232 tỷ đồng (-52% svck), hoàn thành 82% dự phóng cả năm của MBS.
  • MBS dự báo LN ròng 2023 giảm 48.3% svck từ mức nền cao của 2022, LN ròng 2024 có thể giảm 19.5% svck do nhà máy có đợt bảo dưỡng 50 ngày.
  • MBS đưa ra khuyến nghị MUA với giá mục tiêu 25,300 đồng/cp.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/BSR_61123_MBS06112023093152.pdf

20.   ACB [ Tích cực – 31,800đ/cp ] Kết quả kinh doanh duy trì đà tăng trưởng tích cực  – BVSC

  • Luận điểm đầu tư: Chất lượng tài sản tốt, tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức thấp trong nhiều năm liền. Chiến lược thận trọng: Không đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp; tỷ trọng cho vay các công ty phát triển bất động sản được giữ ở mức thấp. Bộ đệm dự phòng tốt giúp ngân hàng không gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý nợ xấu. Lợi suất sinh lời cao và bền vững.
  • BVSC khuyến nghị OUTPERFORM cho ACB với mức giá mục tiêu là 31.800 đồng/cp, tương đương mức lợi suất 39,5%.

Link tải full báo cáo: https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/ACB_91123_BVSC09112023092841.pdf

21.  TCB [ Nắm giữ – 35,600đ/cp ]: Báo cáo cổ phiếu – MBS

  • LNST Q3/2023 và 9T2023 giảm lần lượt 13.0% và 18.7% do chi phí trích lập dự phòng tăng lần lượt 55.1% và 83.7% svck.
  • NPL tăng mạnh lên mức 1.4% chủ yếu phát sinh từ nhóm SMEs và KHCN và LLR giảm xuống mức 93.0%.
  • MBS khuyến nghị NẮM GIỮ và hạ giá mục tiêu xuống 35,600 do điều chỉnh giảm LNST 2023-2024 lần lượt 6.3% và 18.4% so với dự báo gần nhất.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/TCB_131123_MBS13112023095801.pdf

22.  FMC [ Tích cực – 55,500đ/cp ] Kết quả kinh doanh vượt trội so với toàn ngành – SSI

  • SSI duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu FMC và đưa ra giá mục tiêu 1 năm là 55.500 đồng/cổ phiếu (tiềm năng tăng giá là 23%). SSI duy trì luận điểm tích cực về cổ phiếu FMC do thị trường Nhật Bản có giá bán trung bình cao hơn, mức độ cạnh tranh thấp hơn và rào cản gia nhập cao do người tiêu dùng ưa chuộng các sản phẩm có giá trị gia tăng từ Việt Nam.
  • SSI kỳ vọng lợi nhuận năm 2024 sẽ cao hơn năm 2023 do giá bán trung bình và lượng đơn đặt hàng phục hồi, cũng như biên lợi nhuận gộp được cải thiện nhờ vùng nuôi mới của FMC đi vào hoạt động thương mại hoàn toàn. Theo quan điểm của SSI, so với toàn ngành xuất khẩu thủy sản, FMC đã vượt qua giai đoạn xấu nhất (trong Q2/2023) và SSI kỳ vọng công ty sẽ ghi nhận mức tăng trưởng svck trong năm 2024. LNTT của FMC đã giảm 34% svck trong Q2/2023 và tăng 5% svck trong Q3/2023. Theo kế hoạch năm 2023 mới của FMC và ước tính của SSI, LNTT ước tính sẽ tăng từ 1% – 5% svck trong Q4/2023. Các nhà đầu tư nên theo dõi sát doanh thu tháng tháng để đánh giá tốc độ phục hồi trong năm 2024, vì bất kỳ biến động nào về giá bán tôm bình quân và sản lượng tiêu thụ sẽ tác động đến giá cổ phiếu trong ngắn hạn.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/FMC_131123_SSI13112023143439.pdf

23.  HHV [ Trung lập – 15,395đ/cp ] Kết quả kinh doanh hồi phục – BVSC

  • Trong Q3/2023, DT và LNST đạt lần lượt 674 tỷ đồng (+20% y/y; +10% q/q) và 101 tỷ đồng (+38% y/y; +7% q/q). KQKD tăng trưởng nhờ động lực chính: (1) Mảng xây lắp có nguồn việc dồi dào và biên lợi nhuận gộp tốt; và (2) Doanh thu BOT cải thiện nhờ tăng lưu lượng xe.
  • Năm 2024, BVSC dự báo DT và LNST đạt lần lượt 3.499 tỷ đồng (+28% y/y) và 409 tỷ đồng (+11% y/y). Mảng xây lắp dự báo tăng trưởng DT +64% y/y lên 1.680 tỷ đồng. Tổng giá trị xây lắp ký mới trong năm 2024 ước đạt 2.060 tỷ đồng (+3% y/y) nhờ (1) nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng trong 2024 lớn; (2) Công ty mẹ là Tập Đoàn Đèo Cả dự kiến tham gia các dự án BOT lớn và là nguồn việc lớn cho HHV trong tương la.
  • Sử dụng phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền giá mục tiêu cho cổ phiếu HHV là 15.395 đồng/cổ phiếu. Giá thấp hơn so với khuyến nghị gần nhất là 22.184 đồng/cổ phiếu do: (1) Số lượng cổ phiếu đang lưu hành tăng thêm gần 62 triệu cổ phiếu lên 329.350.351 cổ phiếu; (2) Giảm định giá trạm BOT Bắc Giang – Lạng Sơn. Do giá mục tiêu của HHV cao hơn giá đóng cửa ngày 09/11/2023 là 0,6%, BVSC khuyến nghị NEUTRAL đối với cổ phiếu HHV.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/HHV_131123_BVSC13112023094234.pdf

24.  GAS [ Tích cực – 98,200đ/cp] Lựa chọn thích hợp cho đà tăng trở lại của giá dầu – VNDS

  • VNDS duy trì khuyến nghị Khả quan với tiềm năng tăng giá là 22,9% và tỷ suất cổ tức 3,8%. VNDS giảm giá mục tiêu xuống 1,6% trong khi giá cổ phiếu đã tăng 7,7% kể từ báo cáo trước đó.
  • Giá mục tiêu giảm chủ yếu do việc điều chỉnh dự phóng EPS năm 2023 đến 2025 và hạ giả định WACC.
  • P/E trượt hiện ở mức 14,5x, thấp hơn mức P/E trung bình 5 năm (16x), là mức khá hấp dẫn so với triển vọng kinh doanh tích cực của doanh nghiệp.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/GAS_131123_VNDS13112023154256.pdf

25.  PVD [ MUA – 30,100đ/cp] Cập nhật quý 03/2023  – MAS

  • Cập nhật kết quả kinh doanh Q3/2023. PVD công bố kết quả kinh doanh quý 3 với doanh thu thuần tăng 11% svck và giảm 2,1% so với quý trước, LNST ghi nhận kết quả đột phá khi chuyển từ lỗ -52 tỷ đồng sang +133 tỷ đồng trong Q3/2023, lần lượt hoàn thành 74% và 343% kế hoạch doanh thu và LNST của công ty cho năm 2023. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, PVD đạt 381 tỷ đồng LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ (Lãi ròng). Đáng chú ý khi công ty ghi nhận khoản lỗ tỷ giá lên đến 71 tỷ đồng trong Q3/2023, chiếm hơn 50% tổng mức lỗ tỷ giá trong 9 tháng đầu năm.
  • Điều chỉnh giảm lợi nhuận năm 2023. Kết quả kinh doanh Q4/2023 được dự báo sẽ có mức lãi ròng thấp hơn Q2 và Q3 do 2 yếu tố sau: (1) PVD sẽ không còn khoản lợi nhuận khác từ thỏa thuận chấm dứt hợp đồng với khách hàng; (2) Hầu hết các giàn của PVD sẽ hoạt động ở nước ngoài do đó doanh thu từ mảng cung cấp dịch vụ kỹ thuật giếng khoan sẽ giảm. Bù lại nhiều khả năng PVD sẽ không còn chịu lỗ lớn từ tỷ giá như trong Q3. Ước tính PVD sẽ ghi nhận khoản 100 tỷ đồng lãi ròng trong Q4/2023, theo đó lãi ròng của cả năm ở mức 481 tỷ đồng, giảm 14,7% so với dự báo trước đây.
  • Triển vọng kinh doanh năm 2024 được dự báo tiếp tục khởi sắc. Năm 2024 cũng được dự báo sẽ là 1 năm sôi động của khâu thượng nguồn ngành dầu khí. Ngoài siêu dự án Lô B – Ô Môn, nhiều kế hoạch khoan dài hạn có thể được triển khai như mỏ Tê Giác Trắng (226 ngày), Cá Ngừ Vàng (313 ngày), Block 05-1b… PVEP cũng có kế hoạch thuê giàn Jack-up 400-ft để phục vụ cho chương trình khoan tại mỏ Đại Hùng – GD3 từ giữa tháng 7/2024….

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/PVD_131123_MIRAE13112023113619.pdf

26.  HDB [ Trung lập – 20,100đ/cp] Lợi nhuận Q4/2023 dự kiến tăng trưởng tốt nhờ NIM phục hồi – SSI

  • SSI cho rằng NIM sẽ phục hồi trong Q4/2023 và cải thiện dần trong năm 2024 do lãi suất huy động giảm sẽ được phản ánh rõ hơn trong các quý tới và việc ngân hàng tập trung vào cho vay trung và dài hạn giúp ổn định lãi suất cho vay. Tuy nhiên, SSI thấy rằng dòng tiền trả nợ, đặc biệt là các khoản cho vay mua nhà, vay tiêu dùng và chủ đầu tư bất động sản, đang bị ảnh hưởng tiêu cực bởi nền kinh tế suy yếu, điều này vẫn sẽ tiếp tục gây áp lực lên chất lượng tài sản của ngân hàng. Do đó, SSI duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu HDB, với giá mục tiêu 1 năm là 20.100 đồng/cổ phiếu.
  • SSI kỳ vọng HDB sẽ đạt 11,9 nghìn tỷ đồng LNTT (tăng 16% svck) trong năm 2023 và 14 nghìn tỷ đồng (tăng 17,8% svck) trong năm 2024. Trong năm 2023, SSI dự báo thu nhập lãi ròng (tăng 13,6% svck) và lãi từ hoạt động kinh doanh chứng khoán (tăng 321,7% svck) sẽ là động lực tăng trưởng lợi nhuận chính, trong khi thu nhập phí ròng dự kiến giảm 23,5% svck. Tuy nhiên, lãi từ hoạt động kinh doanh chứng khoán và ngoại hối có thể không thuận lợi trong năm 2024. Do đó, tăng trưởng tín dụng (tăng 25% so với đầu năm) và thu nhập phí phục hồi (tăng 12,4% svck) sẽ là động lực thúc đẩy lợi nhuận của HDB trong năm 2024.
  • Lợi nhuận trước thuế Q4/2023 ước đạt gần 3,28 nghìn tỷ đồng, tăng 45,4% svck từ mức nền thấp trong Q4/2022. SSI cho rằng tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ và lãi suất tiền gửi khách hàng giảm nhanh sẽ hỗ trợ NIM phục hồi trong Q4/2023, trong khi thu nhập ngoài lãi vẫn tiếp tục suy yếu. Vì vậy, đây có thể là yếu tố hỗ trợ chính cho giá cổ phiếu HDB trong ngắn hạn.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/HDB_131123_SSi15112023153157.pdf

27.  HDB [ MUA – 22,700đ/cp ] Báo cáo cổ phiếu – MBS

  • LNST Q3/23 tăng 23% svck, nhờ có thu nhập ngoài lãi tăng mạnh (29% svck) và chi phí DPRRTD giảm nhẹ (-7%) svck.
  • MBS ước tính lợi nhuận ròng tăng 15%/24% trong năm 23/24.
  • MBS khuyến nghị Mua với giá mục tiêu 22,400 đồng/cp, do KQKD được đánh giá là sẽ tăng trưởng tốt trong các năm sau.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/HDB_141123_MBS15112023090243.pdf

28.  DCM [  Tích cực – 37,800đ/cp] Lợi nhuận kỳ vọng cải thiện trong Q4 – BVSC

  • Nhà máy Ure hết khấu hao trong quý 3, lợi nhuận tăng mạnh trong 2024: Lợi nhuận sẽ tăng thêm 300 tỷ trong quý 4 do nhà máy Ure DCM đã hết khấu hao từ cuối quý 3. BVSC ước tính chi phí khấu hao hàng năm của nhà máy Ure dao động từ 1.000–1.200 tỷ đồng mỗi năm (tương đương 50%, 26% và 72% LNTT năm 2021-2022-2023). Trong năm 2024, chi phí khấu hao sẽ giảm 877 tỷ đồng so với 2023. BVSC nhận định việc hết khấu hao nhà máy Ure là đòn bẩy giúp DCM có lợi nhuận tăng trưởng mạnh ~94,9%YoY trong 2024.
  • Kỳ vọng kết quả kinh doanh quý 4 cải thiện so với quý trước: BVSC ước tính sản lượng tiêu thụ Ure tăng 10%QoQ nhờ bước vào vụ mùa Đông – Xuân. Bên cạnh đó, giá bán phân bón trong nước và xuất khẩu cũng tăng từ 8-10%QoQ. Ước tính doanh thu và LNTT (không tính giảm chi phí khấu hao) quý 4 lần lượt tăng 6%QoQ và 102%QoQ.
  • BVSC nâng tỷ trọng sản lượng khí mua từ Petronas từ 30% lên 40%, ước tính giá khí ~10,02 USD/mmbtu, dẫn đến LNTT trong cũng giảm 11% so với dự phóng trước đây. Ước tính DTT và LNST của DCM trong 2024 lần lượt là 13,946 tỷ đồng (+14,3%YoY) và 2,038 tỷ đồng (+94,9%YoY). Ở mức giá hiện tại, DCM đang giao dịch tại mức P/E 2024 là 7,9x; thấp hơn mức trung bình 5 năm ngành phân bón là 9,4x. Với phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF) và P/E, BVSC duy trì khuyến nghị OUTPERFORM cho DCM với giá mục tiêu là 37.800 đồng/cổ phiếu – tỷ suất sinh lời là 24% với kỳ vọng thị trường phân bón tiếp tục phục hồi và LNST duy trì ổn định từ 2.000- 2.300 tỷ/năm trong giai đoạn 2024-2028 sau khi hết khấu hao trong 2023.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/DCM_201123_BVSC20112023101121.pdf

29.  DGW [ Tích cực – 57,600đ/cp] Trên những nhịp hồi phục – VNDS

  • VNDS duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN với tiềm năng tăng giá 14% và tỷ suất cổ tức 1,2%. VNDS đã giảm giá mục tiêu xuống 6,4% khi giá cổ phiếu giảm 1,7% kể từ báo cáo gần nhất của VNDS.
  • Lý do chính trong thay đổi giá mục tiêu của VNDS là việc điều chỉnh giảm lợi nhuận ròng giai đoạn 2023-25 do chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp trong 9T23 cao hơn dự kiến.
  • P/E TTM 20,1 lần của DGW hiện thấp hơn các công ty cùng ngành và giá hiện tại vẫn thấp hơn giá trị tiềm năng của công ty.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/DGW_201123_VNDS20112023141541.pdf

 

30. KDH [ Tích cực – 39,400đ/cp] Các nút thắt dần được tháo gỡ kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng – VNDS

  • VNDS nâng khuyến nghị từ Trung lập lên Khả quan với tiềm năng tăng giá 23,1% và tỷ suất cổ tức 0,0%. VNDS đã nâng giá mục tiêu lên 31,3% trong khi đó giá cổ phiếu tăng 28,3% kể từ báo cáo gần nhất.
  • Giá mục tiêu thay đổi của VNDS chủ yếu do điều chỉnh giả định WACC và giá mở bán của các dự án cao hơn kỳ vọng của VNDS.
  • P/B hiện tại ở mức 1,7x trên mức trung bình ngành nhưng vẫn thấp hơn so với dự phóng trong 2023-2024.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/KDH_201123_VNDS20112023141944.pdf

31.  IDC [ Tích cực – 53,200đ/cp ] Diện tích MOUs tăng trưởng tích cực là động lực thúc đẩy lợi nhuận trong các quý sắp tới – SSI

  • IDC là một trong những nhà phát triển khu công nghiệp lớn nhất Việt Nam, với 631 ha đất cho thuê tại các tỉnh Long An, Bà Rịa Vũng Tàu và Thái Bình. Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng thấp sẽ giúp IDC duy trì tỷ suất lợi nhuận gộp KCN ở mức trên 42% cho đến năm 2026. VNDS tiếp tục duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu IDC và giá mục tiêu 1 năm lên 53.200 đồng/cp, tương ứng với tiềm năng tăng giá là 9%. Tại thời điểm cuối Q3/2023, IDC đã ký 122 ha các hợp đồng MOU và hợp đồng thuê mới. Với lịch thanh toán được đẩy nhanh, dòng tiền vào của IDC sẽ tiếp tục duy trì tích cực. Do đó, VNDS cho rằng IDC sẽ duy trì cổ tức bằng tiền mặt ở mức 40% trên mệnh giá cho năm 2024, tương ứng với tỷ suất cổ tức là 8,9%.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/IDC_201123_SSI20112023111347.pdf

32.   NLG [ Nắm giữ – 40,389đ/cp ] Tiến độ pre-sales đã cải thiện  – MAS

  • CTCP Đầu tư Nam Long (NLG) báo cáo doanh thu 9T23 đạt 1.545 tỷ đồng (-43,0% YoY) và LNST của công ty mẹ VN193 tỷ (+62,7% YoY). Phần lớn doanh thu đến từ việc bàn giao Waterpoint với giá trị 1.051 tỷ đồng (100 căn), phần còn lại đến từ Akari với 55 tỷ đồng (20 căn) và doanh thu khác là 238 tỷ đồng. Mặc dù doanh thu giảm mạnh nhưng LNST tăng trưởng tốt so với cùng kỳ nhờ các lý do sau: Thu nhập từ liên doanh tiếp tục đóng góp lớn vào LNTT với giá trị 201 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 56,3% LNTT. SG&A giảm từ 769 tỷ đồng xuống 626 tỷ đồng (-18,6% YoY) nhờ công ty vận hành và quản lý tốt chi phí.
  • Mặt khác, hoạt động presales tiếp tục gây thất vọng khi chỉđạtmức 1.769 tỷđồngtrong 9T23 (-82,2%, YoY). Tuy nhiên, MAS nhận thấy tốc độ presales đang cải thiện và có xu hướng tăng lên: trong quý 3 năm 2023, doanh số bán trước đạt 902 tỷ đồng, cao hơn presales của 6T23 867 tỷ đồng. Điều này cho thấy các khó khăn giai đoạn vừa qua đã dần được tháo gỡ.
  • MAS duy trì khuyến nghị Nắm giữ và giá mục tiêu là 40.389 đồng cho NLG, dựa trên sự kết hợp của các phương pháp định giá, bao gồm RNAV, giao dịch trước đó và giá trị sổ sách, như đã đề cập trong báo cáo trước. Mặc dù kế hoạch năm tài chính còn khó để đạt được, MAS nhận thấy tốc độ presales đã bắt đầu tăng lên, dù chỉ ở mức khiêm tốn. Quan trọng hơn, các Luật, chính sách mới điều chỉnh trực tiếp ngành bất động sản đang chờ Quốc hội thông qua. Khi các Luật và chính sách này được thông qua sẽ có những tác động trực tiếp và sâu rộng đến ngành. Khi những khó khăn hiện tại qua đi, MAS kỳ vọng những thuận lợi và cơ hội đang chờ đợi phía trước.

Link tải full báo cáo: https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/NLG_161123_MIRAE16112023154029.pdf

33.  VNM [ Tích cực – 87,400đ/cp] Giành lại thị phần trong bối cảnh tiêu dùng yếu  – SSI

  • Doanh thu Q3/2023 thấp hơn dự phóng, nhưng lợi nhuận ròng tăng nhẹ do biên lợi nhuận gộp cao hơn. Trong Q3/2023, VNM công bố doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 15,6 nghìn tỷ đồng (giảm 2,8% svck; tăng 2,9% so với quý trước) và 2,5 nghìn tỷ đồng (tăng 9,1% svck; tăng 13,6% so với quý trước). Biên lợi nhuận gộp cao hơn dự kiến đạt 41,9% (tăng 240 điểm cơ bản svck; tăng 140 bps so với quý trước) do giá nguyên liệu đầu vào thấp hơn. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, tổng doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 44,8 nghìn tỷ đồng (giảm 0,3% svck) và 6,7 nghìn tỷ đồng (giảm 0,6% svck), hoàn thành 71% và 77% kế hoạch năm của công ty. Theo chia sẻ của ban lãnh đạo, doanh thu có khả năng đạt kế hoạch đặt ra (đi ngang svck) nhưng lợi nhuận ròng dự kiến tăng trưởng 3% svck nhờ biên lợi nhuận cải thiện trong Q4/2023.
  • Công ty tiếp tục thay đổi bao bì cho danh mục sản phẩm, dự kiến hoàn thành giữa năm 2024. Trong quý 3/2023, chi phí quản lý/doanh thu thuần ở mức 24,4% (tăng 162 điểm cơ bản svck, tăng 50 điểm cơ bản so với quý trước), cao hơn do công ty tái đầu tư phần lớn lợi nhuận gộp vào các hoạt động tiếp thị và quảng cáo.
  • SSI kỳ vọng doanh thu thuần và lợi nhuận ròng trong Q4/2023 sẽ đạt mức tăng trưởng lần lượt là 3,5% và 20% svck. Mức tăng trưởng LNST cao trong Q4/2023 có thể sẽ là động lực cho cổ phiếu sau 3 năm không tăng trưởng/chỉ tăng trưởng một chữ số.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/VNM_201123_SSI20112023111156.pdf

34.  DGC [ Trung lập – 94,600đ/cp] Kỳ vọng tươi sáng hơn trong 2024  – BVSC

  • Giá Photpho vàng (P4) kỳ vọng phục hồi mạnh mẽ hơn trong 2024: Theo SunSirs, giá bình quân P4 trong tháng 9 khoảng 3.800 USD/tấn(+9,4%MoM), tăng gần 50% từ vùng đáy hồi giữa tháng 5. Giá P4 xuất khẩu của DGC cũng biến động cùng chiều, tăng 3%MoM trong tháng 9 do nguồn cung P4 thu hẹp tại tỉnh Vân Nam khi vùng này chịu hán hạn kéo dài. BVSC kỳ vọng giá P4 sẽ phục hồi mạnh mẽ hơn do hiện tượng El Nino tiếp tục gây hạn hán diện rộng khiến nguồn cung Photpho vàng suy giảm, đồng thời giá điện tăng cao trong năm 2024, trong khi đó nhu cầu hạ nguồn tiếp tục phục hồi, đặc biệt là công nghệ sản xuất chất bán dẫn, ước tính doanh thu chất bán dẫn toàn cầu tăng 12% YoY (theo Hiệp hội chất bán dẫn thế giới).
  • Kỳ vọng kết quả kinh doanh quý 4 cải thiện so với quý trước: BVSC ước tính sản lượng tiêu thụ P4 tăng 16%QoQ nhờ nhà máy Photpho mới đi vào hoạt động từ tháng 9, nâng công suất thiết kế thêm gần 10 nghìn tấn/năm. Bên cạnh đó, giá các sản phẩm chủ lực sẽ phục hồi, trong đó giá P4 và acid Photphoric thực phẩm ước tính tăng 10%QoQ và 15%QoQ. Ước tính doanh thu và LNST quý 4 lần lượt tăng trưởng 13,8%QoQ và 4,3%QoQ.
  • BVSC dự phóng DTT và LNST của DGC trong 2024 lần lượt 11.820 tỷ đồng (+16%YoY) và 3.715 tỷ đồng (+10%YoY) nhờ: (1) Kỳ vọng doanh thu P4 tăng 30% trong 2024 trong bối cảnh thị trường chất bán dẫn phục hồi mạnh mẽ trở lại; (2) Biên lãi gộp P4 cải thiện gần 2 điểm phần trăm do DGC nỗ lực nâng tỷ lệ tự chủ và giá bán các sản phẩm chủ lực đều tăng; và (3) Công ty kiểm soát tốt chi phí hoạt động. Ở mức giá hiện tại, ước tính mức P/E 2024 của DGC ~10,1x, cao hơn mức P/E ngành trung bình 5 năm là 9,6x. BVSC đưa ra khuyến nghị NEUTRAL cho DGC với giá mục tiêu là 94.600 đồng/cổ phiếu – với tiềm năng tăng trưởng 1,4%.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/DGC_201123_BVSC20112023100917.pdf

35.  FPT [ Tích cực – 100,100đ/cp ] Mảng CNTT nước ngoài và giáo dục là động lực tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2024 – SSI

  • SSI duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu FPT, và nâng giá mục tiêu 1 năm dựa trên pp SOTP lên 100.100 đồng/cp (tiềm năng tăng giá là 8%). FPT giao dịch ở mức P/E 2024 hấp dẫn là 14,1x so với mức trung bình là 14,9x của các công ty cùng ngành. Trong khi tốc độ tăng trưởng doanh thu ký mới chậm lại, biên lợi nhuận trước thuế của mảng CNTT trong nước và quảng cáo trực tuyến thu hẹp cần được theo dõi thêm, SSI kỳ vọng FPT sẽ giành được nhiều hợp đồng hơn nhờ lợi thế chi phí thấp và lợi ích dài hạn từ độ nhận diện càng tăng trên thị trường quốc tế. Hơn nữa, mảng giáo dục của FPT cũng được kỳ vọng sẽ duy trì xu hướng tăng trưởng vững chắc trong năm 2024, nhờ chênh lệch giữa cung và cầu giáo dục ở trong nước và kỳ vọng Đại học FPT sẽ tiếp nhận lứa sinh viên đầu tiên ngành Vi mạch bán dẫn. SSI cũng cho rằng rủi ro tỷ giá liên quan đến nợ nước ngoài của FPT cũng không đáng kể nhờ chiến lược phòng ngừa rủi ro; FPT cũng duy trì tỷ lệ thanh toán lãi vay và mức tiền mặt ròng cao.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/FPT_201123_SSI20112023113213.pdf

36.  MBB [  MUA – 19,500đ/cp] Phủ nhận đường kháng cự động EMA 60 phiên, MBB để ngỏ nhịp tăng giá mới – FPTS

  • Trên đồ thị EOD, kênh xu hướng tăng kéo dài từ tháng 11/2022 đến nay vẫn bao quát biến động trung hạn của MBB. Trong đó, đường EMA (60) đóng vai trò phân tách giữa các pha tăng và giảm.
  • Chốt phiên giao dịch 14/11/2023, một nến bullish xuất hiện đã xác nhận lại vai trò hỗ trợ của đường EMA (60) sau tín hiệu Breakout từ phiên 08/11/2023.
  • MACD giao cắt báo mua với ngưỡng Zero-line, tương đồng giai đoạn cổ phiếu hình thành pha biến động tăng mới vào cuối tháng 03/2023.
  • Theo quy luật xu hướng, những yếu tố trên đang để ngỏ khả năng cổ phiếu đón nhận nhịp biến động tăng giá trong thời gian tới.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/MBB_201123_FPTS20112023103340.pdf

37.  VPB [ MUA – 24,500đ/cp] Chi phí vốn cải thiện trong năm 2024 – KBSV

  • 3Q2023, VPB có thu nhập lãi thuần đạt 8,837 tỷ VND (+2.9% QoQ, +21.8% YoY); TOI đạt 11,262 tỷ VND (-11.9% QoQ, -16.4% YoY). Chi phí trích lập dự phòng giảm so với các quý trước đó, đạt 4,950 tỷ VND (-23.7% QoQ, -8.7% YoY) khiến LNTT đạt 3,117 tỷ VND (+19.3% QoQ, -30.9% YoY). Lũy kế 9M2023, thu nhập lãi thuần đạt 27,133 tỷ VND, giảm 11.7% YoY; LNTT đạt 8,279 tỷ VND, giảm 58.3% YoY.
  • KBSV kì vọng chi phí vốn của VPB sẽ được cải thiện trong năm 2024 dựa trên: (1) Các khoản huy động khách hàng lãi suất cao giai đoạn 4Q2022 – 1Q2023; (2) Thanh khoản dồi dào, lãi suất huy động đang ở mức thấp; (3) Casa được cải thiện nhờ tăng tỷ trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp.
  • Tuy vậy, NIM sẽ không hồi phục quá mạnh trong nửa đầu năm 2024 do lãi suất đầu ra bình quân còn chịu nhiều áp lực: (1) Giảm lãi suất cho vay để tăng cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng; (2) Tăng trưởng tín dụng cá nhân chậm lại so với giai đoạn trước vốn là nhóm khách hàng có lãi suất cho vay cao; (3) Rủi ro từ chất lượng tài sản mới khi tỷ trọng cho vay bất động sản dự án tăng.
  • Dựa trên kết quả định giá, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các yếu tố rủi ro có thể phát sinh, KBSV khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu VPB. Giá mục tiêu cho năm 2024 là 24,500VND/cp, cao hơn 26.9% so với giá tại ngày 15/11/2023.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/VPB_201123_KBSV20112023093913.pdf

38.  VNM [ Tích cực – 82,600đ/cp ] Trên đà hồi phục – VNDS

  • VNDS duy trì khuyến nghị Khả quan với tiềm năng tăng giá 19,3% và tỷ suất cổ tức 5,6%. VNDS giảm giá mục tiêu xuống 0,6% khi giá cổ phiếu đã giảm 3,5% kể từ báo cáo gần đây của VNDS.
  • VNDS thay đổi giá mục tiêu chủ yếu do điều chỉnh dự phóng EPS trong 2023-25 và giảm P/E mục tiêu.
  • P/E trượt 12T của VNM là 17,3x, thấp hơn trung bình các doanh nghiệp cùng ngành và khá hấp dẫn so với triển vọng kinh doanh tích cực của doanh nghiệp.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/VNM_201123_VNDS20112023142607.pdf

39.   KBC [ Trung lập – 33,200đ/cp ] Doanh thu mảng KCN kém tích cực do chậm bàn giao đất  – SSI

  • SSI hạ khuyến nghị đối với cổ phiếu KBC xuống TRUNG LẬP (từ KHẢ QUAN) khi hạ giá mục tiêu xuống 33.200 đồng/cổ phiếu, phản ánh việc chậm bàn giao đất KCN cho khách hàng thuê và SSI cho rằng tiến độ phát triển các dự án lớn của KBC có thể kéo dài hơn nữa. Cả hai yếu tố này đều đã tác động tiêu cực đến doanh thu và LNST của quý này so với quý trước.
  • Trong Q3/2023, KBC công bố doanh thu đạt 247,1 tỷ đồng (tăng 21,6% svck và giảm 89,4% so với quý trước) và LNST đạt 19 tỷ đồng (giảm 99% svck và giảm 98,2% so với quý trước), do chậm bàn giao đất KCN cho khách thuê và thiếu đi khoản lợi nhuận bất thường với giá trị 2,18 nghìn tỷ đồng như trong Q3/2022. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, doanh thu thuần đạt 4.798 tỷ đồng (tăng 272% svck) và lợi nhuận ròng đạt 2,09 nghìn tỷ đồng (giảm 2,3% svck), lần lượt hoàn thành 53% và 52% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận ròng cả năm của công ty, và lần lượt đạt 63% và 72% dự báo trước đó của SSI về doanh thu và lợi nhuận ròng cho năm 2023.
  • Do việc chậm bàn giao đất KCN nằm ngoài dự kiến của công ty, SSI thận trọng dự báo KBC có thể chỉ bàn giao 18 ha tại KCN Tân Phú Trung trong Q4/2023. Cho cả năm 2023, SSI dự báo doanh thu thuần và LNST lần lượt đạt 5,89 nghìn tỷ đồng (tăng 5,1 lần svck) và 2,54 nghìn tỷ đồng (tăng 59,4% svck), thấp hơn so với dự báo trước đó của SSI là 7,65 nghìn tỷ đồng doanh thu thuần và 2,88 nghìn tỷ đồng LNST do doanh thu cho thuê đất KCN giảm và không ghi nhận doanh thu từ Khu đô thị Phúc Ninh.

Link tải full báo cáo: https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/KBC_201123_SSI20112023113551.pdf

40.  REE [ Tích cực – 74,700đ/cp ] KQKD 2024 tăng trưởng nhờ hoạt động kinh doanh BĐS – BVSC

  • BVSC duy trì khuyến nghị OUTPERFORM cho REE, với mức giá mục tiêu mới 74.700 đồng/cp (tiềm năng tăng giá 29%) từ 75.200 đồng/cp trước đó, chủ yếu vì hạ dự phóng KQKD do những diễn biến kém tích cực của tình hình thủy văn xảy ra nghiêm trọng hơn. BVSC tiếp tục ưa thích REE vì đây là doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh ổn định, bài bản, sức khỏe tài chính và dòng tiền rất mạnh, đem lại cho Công ty những vị thế đàm phán tốt để có thể tiếp tục mở rộng thông qua các hoạt động M&A và tự đầu tư trong tương lai.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/REE_201123_BVSC20112023101312.pdf

41.  GEX [ Trung lập ] Thoái vốn khỏi các dự án năng lượng tái tạo có thể mang lại lợi nhuận bất thường trong nửa đầu năm 2024 – SSI

  • Trong 9 tháng đầu năm 2023, tổng doanh thu và lợi nhuận trước thuế (LNTT) của GEX giảm lần lượt -11,5% và -21,4% svck đạt 21,9 nghìn tỷ đồng và 1,39 nghìn tỷ đồng, do mảng thiết bị điện và vật liệu xây dựng sụt giảm bởi sự trì trệ của thị trường nhà ở. Tuy nhiên, doanh thu và lợi nhuận gộp từ mảng bất động sản, chủ yếu từ mảng KCN thuộc VGC, tăng lần lượt 20% và 64,6% svck đạt 3,7 nghìn tỷ đồng và 1,7 nghìn tỷ đồng (bất chấp mức nền tương đối cao trong 9T2022), nhờ giá cho thuê tăng khoảng 15%-20% svck tại một số KCN và diện tích cho thuê tăng mạnh 26,6%, đạt 157 ha trong 9T2023.
  • Trong năm 2023, SSI kỳ vọng doanh thu và LNTT lần lượt đạt 31,22 nghìn tỷ đồng (giảm 2,7% svck) và 1,81 nghìn tỷ đồng (tăng 13,2% svck). LNTT dự kiến sẽ vượt 42% kế hoạch thận trọng của công ty cho năm 2023. Khu công nghiệp hiện là mảng đóng góp lợi nhuận lớn nhất cho GEX, sẽ tiếp tục là mảng ghi nhận kết quả hoạt động tốt nhất trong cả năm 2023. Trong năm 2024, SSI kỳ vọng lợi nhuận mảng vật liệu xây dựng và thiết bị điện sẽ phục hồi từ mức thấp của năm 2023, trong khi mảng KCN có khả năng giảm tốc so với mức nền cao được thiết lập trong năm 2023. SSI ước tính công ty có thể ghi nhận khoản lợi nhuận bất thường tối đa khoảng 1,2 nghìn tỷ đồng trong trường hợp công ty thoái vốn thành công khỏi các dự án năng lượng. Hiện tại SSI chưa đưa khoản này vào ước tính lợi nhuận năm 2024 do hai bên vẫn trong quá trình xin chấp thuận và các thủ tục pháp lý liên quan để tiến hành giao dịch.
  • GELEX đang đẩy mạnh chiến lược hợp tác với các đối tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh doanh hiện tại, bao gồm KCN, bất động sản, năng lượng tái tạo, thiết bị điện, cũng như các lĩnh vực kinh doanh mới (như hợp tác với Fraser và Sembcorp) là nền tảng của chiến lược này.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/GEX_201123_SSI20112023111647.pdf

42.  FPT [ Tích cực – 100,100đ/cp] Mảng CNTT nước ngoài và giáo dục là động lực tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2024 – SSI

  • SSI duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu FPT, và nâng giá mục tiêu 1 năm dựa trên pp SOTP lên 100.100 đồng/cp (tiềm năng tăng giá là 8%). FPT giao dịch ở mức P/E 2024 hấp dẫn là 14,1x so với mức trung bình là 14,9x của các công ty cùng ngành. Trong khi tốc độ tăng trưởng doanh thu ký mới chậm lại, biên lợi nhuận trước thuế của mảng CNTT trong nước và quảng cáo trực tuyến thu hẹp cần được theo dõi thêm, SSI kỳ vọng FPT sẽ giành được nhiều hợp đồng hơn nhờ lợi thế chi phí thấp và lợi ích dài hạn từ độ nhận diện càng tăng trên thị trường quốc tế. Hơn nữa, mảng giáo dục của FPT cũng được kỳ vọng sẽ duy trì xu hướng tăng trưởng vững chắc trong năm 2024, nhờ chênh lệch giữa cung và cầu giáo dục ở trong nước và kỳ vọng Đại học FPT sẽ tiếp nhận lứa sinh viên đầu tiên ngành Vi mạch bán dẫn. SSI cũng cho rằng rủi ro tỷ giá liên quan đến nợ nước ngoài của FPT cũng không đáng kể nhờ chiến lược phòng ngừa rủi ro; FPT cũng duy trì tỷ lệ thanh toán lãi vay và mức tiền mặt ròng cao.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/FPT_201123_SSI20112023113213.pdf

43.  DPR [ Theo dõi – 30,050đ/cp] Triển vọng khả quan nhờ giá cao su phục hồi  – FPTS

  • Bằng phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền FCFE và FCFF, FPTS xác định giá mục tiêu của cổ phiếu DPR là 30.050 VNĐ/cp, thấp hơn -2,1% so với mức giá đóng cửa ngày 13/11/2023. FPTS đưa ra khuyến nghị THEO DÕI đối với cổ phiếu DPR ở thời điểm hiện tại. Nhà đầu tư có thể xem xét bán tại mức giá hiện tại và mua lại với giá 24.000 VNĐ/cp, với lợi nhuận kỳ vọng đạt +25,3% (Chi tiết).
  • Nhìn chung, FPTS đánh giá năm 2023 sẽ kém khả quan nhưng kỳ vọng sẽ cải thiện trong năm 2024F nhờ (1) ghi nhận khoản 118,6 tỷ đồng từ việc bồi thường thu hồi đất cao su, đóng góp khoảng 28% lợi nhuận trước thuế năm 2024F; (2) giá bán cao su trung bình của DPR kỳ vọng tăng trưởng +6,7% yoy khi tình trạng thừa cung cải thiện, bù đắp cho sản lượng tiêu thụ dự phóng sẽ tiếp tục sụt giảm -3,1% yoy.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/DPR_201123_FPTS20112023105130.pdf

44.  TNG [ MUA – 22,160đ/cp] Ghi nhận tín hiệu xoay chiều biến động theo quy luật Trading range, TNG để ngỏ nhịp tăng giá mới – FPTS

  • Trên đồ thị EOD, xu hướng tăng trung hạn của TNG đang chững lại thực hiện hiệu chỉnh dưới dạng Trading range sau 03 tháng gần nhất. Trong đó, quy luật biến động được giới hạn trong khoảng biên độ 17.400 – 22.160 đồng với đường EMA (20) đóng vai trò phân tách các pha tăng và giảm.
  • Chốt phiên giao dịch 08/11/2023, một nến Bullish xuất hiện đã kích hoạt giao cắt báo mua với đường EMA (20).
  • Chỉ báo MACD mở rộng trạng thái phân kỳ dương với đường Signal sau tín hiệu báo mua từ phiên 08/11/2023.
  • Theo đó, TNG đang hội tụ các yếu tố cảnh báo khả năng cổ phiếu đón nhận nhịp tăng giá mới hướng lên mức 22.160 đồng, tương ứng giới hạn trên của khung biến động Trading range.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/TNG_201123_FPTS20112023103121.pdf

45.  PLX [ MUA – 42,759đ/cp ] Nguồn cung ổn định là cơ sở cải thiện lợi nhuận doanh nghiệp – VCBS

  • PLX vẫn là cổ phiếu có cơ bản tốt được lựa chọn nhóm ngành xăng dầu và VCBS vẫn đánh giá triển vọng khả quan khi nguồn cung xăng dầu ổn định và thay đổi trong công thức điều chỉnh chi phí kinh doanh định mức được điều chỉnh tăng sẽ hỗ trợ tăng lợi nhuận trên mỗi lít xăng, giúp cải thiện biên lợi nhuận gộp PLX năm 2024. Với dự báo giá dầu tăng trong Q4 và neo cao trong năm 2024 do căng thẳng chiến tranh Trung Đông sẽ mang lại lợi ích cho PLX trong ngắn hạn khi có tồn kho giá thấp do hiệu ứng trễ giữa tồn kho 20 ngày và điều chỉnh giá bán 10 ngày theo giá thị trường. Tuy nhiên, PLX nhận được lợi nhuận quy định cố định trên mỗi lít phân phối, môi trường giá dầu ổn định quan trọng hơn mức giá dầu.
  • Với giả định giá dầu Brent cho năm 2023 ở mức 84 USD/thùng dựa theo dự báo của EIA (báo cáo tháng 10). VCBS tăng dự phóng doanh thu 2023 10% so với dự báo trước đó đạt 281.653 tỷ đồng (-7% yoy). Biên lợi nhuận gộp được VCBS điều chỉnh giảm 0,7 dptso với dự báo trước đó, LNST năm 2023F đạt 4.013 tỷ đồng (110% yoy) (đã bao gồm khoản lợi nhuận đột biến từ thoái vốn PGB).
  • VCBS hạ giá mục tiêu của PLX 6% so với dự báo ngày 22/08/2023 còn 42.759 đồng/cp tương đương triển vọng tăng 28% so với giá hiện tại ngày 10/11/2023. VCBS khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu PLX.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/PLX_161123_VCBS16112023144016.pdf

46.  VGI [  MUA – 32,000đ/cp] Đồ thị giá VGI đứng trước cơ hội đảo chiều xu hướng giảm dài hạn – FPTS

  • Quan sát xu hướng giảm dài hạn từ năm 2021 đến nay của VGI có thể thấy ngưỡng 28.000 đồng đang hội tụ các yếu tố kháng cự chính đóng vai trò chuyển giao xu hướng. Trong khoảng 01 tháng gần nhất khi đường giá tiệm cận ngưỡng tâm lý này, sự chú ý của dòng tiền thì trường qua trạng thái gia tăng thanh khoản để ngỏ kỳ vọng tín hiệu bứt phá sẽ sớm xuất hiện trong thời gian tới.
  • Dựa trên quy luật xu hướng tăng trung hạn vẫn được duy trì, nhà đầu tư được khuyến nghị cân nhắc vị thế MUA đối với cổ phiếu VGI theo chiến lược “Trend Trade”.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/VGI_201123_FPTS20112023104849.pdf

47.  VCB [ MUA – 104,000đ/cp] Giai đoạn điều chỉnh có dấu hiệu kết thúc, VCB được kì vọng sẽ tiếp diễn tăng giá tích cực – FPTS

  • Về góc độ dài hạn, VCB đang là cổ phiếu đáng chú ý trên thị trường khi vẫn duy trì quy luật của 1 xu hướng tăng với hỗ trợ động EMA20 tuần. Đà tăng tích cực của tuần hiện tại đang xác nhận cho khả năng VCB đã tạo đáy trung hạn quanh vùng giá 84,000 đồng.
  • Theo đó, FPTS khuyến nghị MUA cổ phiếu VCB cho kỳ vọng tiếp diễn xu hướng tăng dài hạn. Trong đó: – Mức biến động kỳ vọng: 18.5 % – Mức dừng lỗ khuyến nghị: 5.3 %.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/VCB_201123_FPTS20112023104413.pdf

 

48. PAN [ MUA – 23,500đ/cp] Tín hiệu lạc quan – MAS

  • PAN Group là tập đoàn hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực Nông nghiệp và Thực phẩm với 3 mảng kinh doanh chính là giống cây trồng và vật tư nông nghiệp, xuất khẩu thủy sản và thực phẩm tiêu dùng. PAN sở hữu mạng lưới phân phối thị trường nội địa rộng khắp với hơn 200 nhà phân phối lớn, bao phủ trên 145.000 điểm bán hàng trên khắp đất nước.
  • Quý 3/2023, PAN ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt 3.703 tỷ đồng (+3,3% YoY), LNST đạt 193 tỷ đồng (+35,8% YoY) nhờ sự hồi phục của các mảng kinh doanh chính. Lũy kế 9T/2023, PAN ghi nhận doanh thu và LNST lần lượt đạt 9.008 tỷ đồng (-7,7% YoY) và 456 tỷ đồng (-15,4% YoY) do 9T/2022 PAN ghi nhận khoản lợi nhuận 43 tỷ đồng từ giao dịch chuyển nhượng tài sản.
  • Mảng nông nghiệp: ghi nhận sự tăng trưởng trong 9T/2023 với doanh thu đạt 3.389 tỷ đồng (+0,9% YoY). Điều này do giá gạo tăng mạnh dẫn đến nhu cầu vật tư nông nghiệp bao gồm giống cây trồng và thuốc bảo vệ thực vật tăng. Kỳ vọng doanh thu mảng này sẽ tiếp tục duy trì cao vào 3 tháng cao điểm cuối năm 2023: 1) Giá gạo Việt Nam neo cao do biến đổi khí hậu El Nino và lệnh cẩm xuất khẩu gạo của Ấn Độ. 2) Quý 4 là thời điểm cao điểm của nhu cầu vật tư nông nghiệp.
  • Mảng thực phẩm: 9T/2023 ghi nhận doanh thu đạt 1.392 tỷ đồng (-2,9% YoY), LNST đạt 55 tỷ đồng (-69,6%) chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng yếu. Tuy nhiên, kỳ vọng Q4/2023 doanh thu và biên lợi nhuận mảng này sẽ được cải thiện: 1) Các dịp lễ Tết cuối năm tạo ra nhu cầu cao trong tiêu dùng bánh kẹo và thực phẩm đóng gói; 2) PAN đã chủ động ký trước hợp đồng nguyên vật liệu đầu vào với giá phù hợp.
  • Mảng thủy sản: 9T/2023 doanh thu và LNST lần lượt đạt 4.228 tỷ đồng (-14,8%) và 265 tỷ đồng (-9,3%). Doanh thu và lợi nhuận giảm do khó khăn và lạm phát tại các thị trường xuất khẩu chính dẫn đến tiêu dùng giảm, ngoài ra do chi phí đầu vào neo cao dẫn đến giá vốn tăng. Triển vọng phục hồi cuối năm và đầu năm 2024: 1) FMC mở rộng 200 ha vùng nuôi, nâng tổng diện tích lên 525 ha, tập đoàn dự kiến sẽ thả nuôi 100% vùng nuôi mới vào cuối năm 2023; 2) Thị trường xuất khẩu có dấu hiệu tích cực, các đơn hàng trở lại trong quý 3.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/PAN_161123_MIRAE16112023155113.pdf

49.  Vĩ mô: Triển vọng TTCK tháng 11- Áp lực rung lắc – KBSV

  • Vĩ mô tháng 10 – Số liệu kinh tế vĩ mô tháng cho thấy tín hiệu phục hồi của nền kinh tế đang dần được thể hiện rõ nét, đặc biệt là kim ngạch xuất nhập khẩu tiếp tục tăng trưởng dương so với cùng kỳ kéo theo sự hồi phục ở hoạt động sản xuất công nghiệp. CPI tăng nhẹ 0.08% MoM chủ yếu do giá giáo dục, trong khi đó giá xăng dầu hạ nhiệt. NHNN duy trì hút ròng tín phiếu khiến lãi suất liên ngân hàng tăng nhẹ nhưng ít tác động tới lãi suất thị trường 1. Trong khi đó, tỷ giá bật tăng mạnh vào cuối tháng do áp lực từ việc DXY duy trì ở mốc cao, lợi suất trái phiếu Mỹ tăng mạnh và hoạt động giao dịch carry trade.
  • Diễn biến thị trường tháng 10 – Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục nối dài chuỗi giảm điểm sâu nhất kể từ tháng 11/2022. Chỉ trong vòng 2 tháng, VNIndex đã đánh mất 226.87 điểm so với mức đỉnh 1255 thiết lập vào đầu tháng 9/2023, tương đương giảm 18% từ đỉnh. Khối ngoại trong tháng 10 đã thực hiện rút ròng 2,677 tỷ đồng, xác lập chuỗi bán ròng 7 tháng liên tiếp kể từ tháng 4/2023.
  • Triển vọng thị trường tháng 11 – Việc thị trường trải qua một nhịp điều chỉnh mạnh trong tháng 10 đã giúp cho định giá của VNIndex điều chỉnh về vùng tương đối thấp trong lịch sử với hệ số P/E cơ bản ở mức 12.39 lần, tiệm cận mức -1std. TTCK Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục phục hồi trong tháng 11, tương đồng với diễn biến chung của TTCK quốc tế nhằm phản ánh diễn biến tích cực của các yếu tố (1) lãi suất liên ngân hàng qua đêm và lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm ở Việt Nam đồng loạt giảm (Biểu đồ 30); (2) Tỷ giá tiếp tục hạ nhiệt sẽ tạo tiền đề giúp SBV giảm cường độ hút tín phiếu. Mặc dù vậy, mức độ hồi phục được cho là sẽ có sự phân hóa mạnh mẽ giữa các nhóm ngành khi mà mặt bằng định giá của nhiều nhóm cổ phiếu hiện vẫn đang còn neo ở mức cao trong vòng 3 năm trở lại đây. Xét về yếu tố kỹ thuật, chỉ số hiện đang tiếp cận ngưỡng cản quan trọng quanh 1140 (+-15), tương đương với ngưỡng Fibonacci thoái lui 50%. Đây được xem là ngưỡng cản quan trọng, quyết định việc chỉ số hiện chỉ đang trong nhịp pullback của một nhịp điều chỉnh thiết lập hồi đầu tháng 9 (Kịch bản 1) hay đã thực sự đảo chiều và bước vào một nhịp uptrend mới (Kịch bản 2). Đối với danh mục khuyến nghị trong tháng 11, bộ phận phân tích doanh nghiệp của KBSV ưu tiên lựa chọn các mã cổ phiếu bao gồm: SSI, PNJ, KBC, HHV, ACB, NT2, HSG, CTG, FPT, VNM (xem thêm phần V. Danh mục khuyến nghị đầu tư tháng 11).

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/TTCK_131123_KBSV13112023091636.pdf

50.   Vĩ mô: Kết quả lợi nhuận thấp hơn kỳ vọng – VNDS

  • Tổng lợi nhuận (LN) ròng của các doanh nghiệp niêm yết giảm 5,5% svck trong Q3/23, ghi nhận quý giảm thứ tư liên tiếp.
  • Kết quả thấp hơn kỳ vọng của VNDS mặc dù đã cải thiện từ mức giảm 14,0% svck trong Q2/23.
  • Nhiều doanh nghiệp trong danh mục theo dõi của VNDS công bố KQKD Q3/23 không đạt kỳ vọng. Cụ thể, có tới 46% số doanh nghiệp ghi nhận kết quả thấp hơn dự kiến trong khi chỉ có 13% doanh nghiệp vượt kỳ vọng.

Link tải full báo cáo: https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/Chienluocthitruong_131123_VNDS13112023153504.pdf

51.  Vĩ mô: Thiết lập tạm thời vùng cân bằng– SSI

  • Bức tranh vĩ mô tháng 10 cho thấy các động lực tăng trưởng vẫn thiếu vắng sự bứt phá, mặc dù tín hiệu phục hồi nhẹ đã được nhìn thấy ở lĩnh vực chế biến chế tạo và xuất khẩu. Đầu tư FDI tiếp tục là điểm sáng trong tháng và xuyên suốt 10 tháng đầu năm. Áp lực lạm phát đã hạ nhiệt dần trong khi tỷ giá biến động mạnh theo xu hướng quốc tế. Mặt bằng lãi suất tiếp tục xu hướng giảm và hiện tại lãi suất huy động đã về tương đương (hoặc thấp hơn) giai đoạn 2021.
  • TTCK Việt Nam tiếp tục lùi sâu trong tháng 10. VNIndex khép lại tháng 10 ở ngưỡng 1.028,2 điểm, giảm 126 điểm, tương ứng 10,9% so với tháng trước và mất hơn 17,4% từ mức đỉnh ghi nhận vào giữa tháng 9. Chỉ số cũng chỉ còn tăng 2,7% từ đầu năm.
  • Các yếu tố định giá hấp dẫn, mặt bằng lãi suất thấp, các chính sách cụ thể tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp được đẩy mạnh qua chính sách tài khóa của Chính phủ tiếp tục là động lực cho thị trường trong trung và dài hạn. Trong khi đó, SSI cho rằng thị trường có thể vẫn còn những biến động khó lường trong ngắn hạn với các rủi to tiềm ẩn như môi trường lãi suất cao ở Mỹ, rủi ro địa chính trị, sự phục hồi yếu của nền kinh tế trong nước.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/chienluoc_131123_SSI13112023143928.pdf

52.  Bản tin trái phiếu: Tỷ giá USD có dấu hiệu hạ nhiệt  – BVSC

  • Thị trường tiền tệ: HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG MỞ Tuần vừa rồi, NHNN hút ròng 11.300 tỷ đồng trên kênh OMO. Cụ thể, SBV tiếp tục bán 58.200 tỷ đồng tín phiếu kỳ hạn 28 ngày, lãi suất trung bình đạt 1,5%, trong khi 46.900 tỷ đồng phát hành trước đó đã đáo hạn. LÃI SUẤT LIÊN NGÂN HÀNG Tính đến ngày 2/11, lãi suất các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần, 2 tuần lần lượt giảm 0,38%; 0,37%; 0,45% xuống 0,99%; 1,29%; 1,58%, khi tốc độ hút ròng trên OMO của NHNN đã chậm lại.
  • Thị trường ngoại hối: Tỷ giá trung tâm tăng 4 VNĐ/USD từ 24.095 VNĐ/USD lên 24.099 VNĐ/USD. Trong khi đó, tỷ giá NHTM giảm 11 VNĐ/USD từ 24.572 VNĐ/USD xuống 24.561 VNĐ/USD. Như vậy, hiện tại, VNĐ đã mất giá 3,8% YTD so với USD.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/traiphieu_91123_BVSC09112023093402.pdf

53.  Vĩ mô: Tác động giá điện tăng 4,5% – MAS

  • Sản lượng điện thương phẩm cả nước năm 2022 đạt 268 tỷ kWh (+6% YoY). Trong đó nhiệt điện than chiếm 39% đạt 105 tỷ kWh (-11% YoY), thủy điện được hỗ trợ bởi hiệu ứng La Nina, chiếm 35% tổng sản lượng điện cả nước, đạt 95 tỷ kWh (+21% YoY). Tua bin khí đóng góp 30 tỷ kWh (+13% YoY), chiếm 11%. Điện gió ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng +179% YoY, đạt 9 tỷ kWh. Riêng mảng Điện Mặt Trời ghi nhận giảm -8% YoY, xuống còn 26 tỷ kWh.
  • Xét theo Công suất lắp đặt quốc gia đạt 79.651 MW vào cuối năm 2022, tăng +4% so với cùng kỳ. Công suất điện than tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 33% đạt 25.820 MW (+5% YoY), thủy điện chiếm 28% đạt 22.349 MW (+2% YoY), điện khí chiếm 11% đạt 8.977 MW (+26% YoY). Về công suất lắp đặt mảng năng lượng tái tạo (không gồm thủy điện) chiếm 26% đạt 20.670 MW, không thay đổi so với cùng kỳ năm ngoái.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/nganhhang_131123_MIRAE13112023134715.pdf

54.  Vĩ mô: Việt Nam trở lại danh sách giám sát ngoại hối của Mỹ – KBSV

  • Bộ Tài chính Mỹ đưa 6 quốc gia và vùng lãnh thổ vào danh sách giám sát thao túng tiền tệ, trong đó có Việt Nam: Ngày 07/11/2023, Bộ Tài chính Mỹ công bố Báo cáo bán thường niên “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ” trong kỳ đánh giá 4 quý tính đến hết tháng 6/2023. Cụ thể, Bộ Tài Chính Mỹ cho rằng Việt Nam, Trung Quốc, Đức, Malaysia, Singapore và Đài Loan là các quốc gia và vùng lãnh thổ được đưa vào danh sách theo dõi thao túng tiền tệ. Trong khi đó, Thụy Sĩ và Hàn Quốc đã được loại bỏ khỏi danh sách giám sát.
  • Việt Nam vượt qua 2 trong 3 ngưỡng tiêu chí đánh giá thao túng tiền tệ: Theo Báo cáo, thặng dư cán cân vãng lai của Việt Nam ở mức 4.7% GDP trong 4 quý tính đến tháng 6 năm 2023, vượt qua mức tối thiểu là 3% mà Bộ Tài chính Mỹ đưa ra. Thặng dư hàng hóa và dịch vụ song phương là 105 tỷ USD trong kỳ đánh giá, gấp 7 lần ngưỡng tối thiểu là 15 tỷ USD. Việt Nam tiếp tục là quốc gia xuất siêu hàng hóa sang Mỹ lớn thứ 3 sau Trung Quốc và Mexico (lần lượt đạt 294 và 145 tỷ USD). Việt Nam không vi phạm tiêu chí còn lại là can thiệp thị trường ngoại hối một chiều và kéo dài. Trong 4 quý tính đến tháng 6 năm 2023, NHNN đã mua hơn 6 tỷ USD để bổ sung dự trữ ngoại hối, tương đương 1.45% GDP.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/GSNH_91123_KBSV09112023090446.pdf

55.  Ngành Ngân hàng Báo cáo KQKD Q3/23: Thấp hơn kì vọng – VNDS

  • 04/10 NHTM trong danh mục theo dõi của VNDS báo cáo kết quả kinh doanh thấp hơn kỳ vọng, trong khi chỉ có MBB có kết quả kinh doanh cao hơn ước tính.
  • Tín dụng toàn hệ thống tăng 7,0% sv đầu năm vào Q3/23 – so với mức tăng trưởng tín dụng 11,0% sv đầu năm vào Q3/22, nhưng đã tăng đáng kể từ mức 4,48% vào cuối T8/23.
  • Chất lượng tài sản của các ngân hàng tiếp tục suy giảm, với tỷ lệ NPL toàn ngành duy trì xu hướng tăng lên mức 2,24% từ 2,11% vào cuối Q2/23.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/BCNganh_131123_VNDS13112023153109.pdf

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

– Link room telegram miễn phí: https://t.me/cknuocmam
– Đăng kí dịch vụ tư vấn: https://langtubuonnuocmam.com/dich-vu

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN